Tải bản đầy đủ (.pptx) (42 trang)

Nghiep vu kho quy4 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.89 KB, 42 trang )

LOGO

QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ,
TÀI SẢN QUÝ TẠI QUẦY GIAO DỊCH

VỤ
VỤ KHO
KHO QUỸ
QUỸ - KHO
KHO BẠC NHÀ NƯỚC


QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ,
TÀI SẢN QUÝ TẠI QUẦY GIAO DỊCH
QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ, TÀI SẢN QUÝ
TẠI QUẦY GIAO DỊCH

1. Quầy giao dịch
2. Quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá tại quầy giao dịch


QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ,
TÀI SẢN QUÝ TẠI QUẦY GIAO DỊCH
Quầy Giao dịch
Bố trí quầy giao dịch
- Thuận tiện, an toàn cho việc luân chuyển chứng từ, xuất, nhập tiền, tài
sản giữa kho tiền và quầy giao dịch; thuận tiện cho khách hàng giao dịch
kiểm đếm tiền, tài sản.
- Ngăn cách với các bộ phận khác, với khách hàng bằng vách ngăn, cửa
ra vào phải có khóa.
- Nơi bảo quản tiền, tài sản phải kín đáo.


- Nơi giao dịch phải có nội quy quy định cụ thể.
- Các trang thiết bị tại quầy giao dịch phải đủ, đảm bảo việc bảo quản
an toàn, kiểm đếm, chọn lọc, phân loại tiền mặt chính xác.
Vào, ra quầy giao dịch
- Thủ quỹ, kiểm ngân làm việc nơi giao dịch phải mặc quần áo không
túi, không được mang túi sách, ví, cặp, tiền bạc, tài sản cá nhân khác.
Trước khi ra khỏi nơi giao dịch phải cất hết tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ
có giá vào két sắt và được khoá lại.
- Nghiêm cấm người không có nhiệm vụ vào trong quầy giao dịch.


QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ,
TÀI SẢN QUÝ TẠI QUẦY GIAO DỊCH
Quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý tại quầy giao
dịch
Thu, chi tiền mặt, giấy tờ có giá và tài sản quý
Nguyên tắc thu, chi tiền mặt, giấy tờ có giá và tài sản quý
- Mọi khoản thu, chi tiền mặt, giấy tờ có giá và tài sản quý
phải căn cứ vào chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ. Chứng từ kế
toán ngày nào phải thực hiện thu, chi ngay trong ngày đó, đồng
thời phải ghi chính xác, kịp thời vào các sổ nghiệp vụ.
- Trước khi thu, chi tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý phải
kiểm soát tính chất hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán. Khi
thu, chi phải kiểm đếm tiền chính xác.
- Yêu cầu khách hàng nhận tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý
phải kiểm đếm trước khi ra khỏi quầy chi của KBNN; Khách
hàng nộp tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý phải chứng kiến
cán bộ Kho bạc kiểm nhận.



QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ,
TÀI SẢN QUÝ TẠI QUẦY GIAO DỊCH

- Phải xé bỏ niêm phong và cắt dây buộc bó tiền trước khi chi tiền cho
khách hàng. Nghiêm cấm việc chi tiền cho khách hàng theo bó tiền còn
nguyên niêm phong.
- Trên chứng từ kế toán và bảng kê thu, chi (hoặc biên bản giao nhận)
phải có đầy đủ chữ ký của khách hàng và cán bộ Kho bạc.
- Kho bạc Nhà nước không chịu trách nhiệm đền bù số tiền mặt, giấy tờ
có giá, tài sản quý bị thiếu mất khi khách hàng đã ký tên nhận đủ trên
chứng từ kế toán và rời khỏi quầy chi.
- Không được thu vào quỹ các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
do nguyên nhân có tính chất phá hoại, tiền giả, tiền mẫu... Khi phát hiện
các trường hợp trên nhân viên thu tiền phải lập biên bản, giữ lại hiện vật và
xử lý theo quy định hiện hành.
- Các loại giấy tờ có giá nếu in thừa, thiếu, hỏng, viết sai, bị rách trong
khi sử dụng thì phải gạch chéo (X) và ghi chữ “huỷ bỏ” trên từng tờ.


QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ,
TÀI SẢN QUÝ TẠI QUẦY GIAO DỊCH
Quy trình thu, chi tiền mặt
Quy trình thu tiền mặt
- Kiểm soát số tiền bằng số với số tiền bằng chữ ghi trên chứng từ thu với số
tiền ghi trên bảng kê.
- Nhận toàn bộ số tiền khách hàng nộp cùng một lúc, gồm đủ các loại tiền
theo các bó chẵn, thếp lẻ, tờ, miếng.
- Đưa toàn bộ số tiền đã nhận qua phương tiện chuyên dùng, đồng thời dùng
mắt thường và tay để kiểm tra phát hiện tiền giả. Sau đó đếm tiền mặt theo tờ,
miếng. Đếm loại nào xong loại đó và đánh dấu theo dõi trên bảng kê phân loại

tiền.
- Kiểm tra lại toàn bộ số tiền đã kiểm đếm đúng với số tiền trên bảng kê theo
từng loại và tổng số.
- Cất toàn bộ số tiền đã kiểm đếm và đóng gói xong vào hòm, két của mình.
- Ghi sổ thu tiền theo đúng số tiền đã nhận.
- Ký tên, đóng dấu "đã thu tiền" lên chứng từ thu và bảng kê.
- Chuyển toàn bộ chứng từ thu cho kế toán; kế toán ghi sổ, ký tên, đóng dấu
và trả 01 liên chứng từ thu cho khách hàng. Cán bộ thu tiền chỉ lưu giữ bảng kê


QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ,
TÀI SẢN QUÝ TẠI QUẦY GIAO DỊCH

Quy trình chi tiền mặt
Khi chi tiền cho khách hàng, công chức chi tiền phải thực hiện
theo quy trình sau đây:
- Nhận và kiểm soát chứng từ chi tiền do kế toán chuyển sang
bằng đường nội bộ, phải đảm bảo các yếu tố: Ngày, tháng, năm; họ
tên; địa chỉ người lĩnh tiền; số tiền bằng số, bằng chữ trên chứng từ
bảo đảm khớp đúng; chứng từ có dấu và chữ ký của các thành phần
theo quy định.
- Lập bảng kê phân loại tiền chi (căn cứ vào tính chất các khoản
chi, cơ cấu loại tiền hiện có tại quỹ). Kiểm soát sự khớp đúng giữa
chứng từ chi và bảng kê về các nội dung: ngày, tháng, năm; họ tên;
địa chỉ người lĩnh tiền; tổng số tiền. Loại tiền nào không có trên
bảng kê phải gạch bỏ dòng tương ứng.


QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ,
TÀI SẢN QUÝ TẠI QUẦY GIAO DỊCH


Quy trình chi tiền mặt
- Chuẩn bị tiền mặt theo bảng kê đã lập.
- Kiểm lại tiền mặt đúng với số tiền ghi trên chứng từ chi và
bảng kê.
- Ghi sổ chi tiền của quầy chi, ký tên trên chứng từ và bảng kê.
- Đề nghị khách hàng đến nhận tiền theo chứng từ chi.
- Chi tiền cho khách hàng và chứng kiến khách hàng kiểm đếm
lại tiền.
- Đóng dấu "đã chi tiền" lên chứng từ, bảng kê, chuyển trả 01
liên chứng từ cho khách hàng (nếu có), các chứng từ còn lại
chuyển cho bộ phận kế toán theo đường nội bộ. Bộ phận chi tiền
chỉ lưu bảng kê chi tiền.


QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ,
TÀI SẢN QUÝ TẠI QUẦY GIAO DỊCH

Kiểm đếm, đóng gói, niêm phong tiền mặt
Kiểm đếm
Mọi khoản thu tiền mặt của khách hàng phải được công chức
thu tiền kiểm đếm chọn lọc từng tờ, cụ thể như sau:
- Nhận và kiểm sơ bộ tổng số tiền, đưa tất cả các loại tiền qua
phương tiện chuyên dùng để kiểm tra phát hiện tiền giả, sau đó
kiểm đếm từng tờ. Kiểm đếm tiền đủ bó trước, đếm các thếp, tờ lẻ
sau.
- Vừa kiểm đếm, vừa chọn lọc, sắp xếp riêng tiền lành, tiền
rách, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. Không để các loại tiền
đã được kiểm đếm lẫn với các loại tiền chưa kiểm đếm. Sau khi
kiểm đếm, kiểm ngân thực hiện đóng bó và niêm phong bó tiền.



QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ,
TÀI SẢN QUÝ TẠI QUẦY GIAO DỊCH
Đóng gói
Đối với tiền cotton và tiền Polyme
- Đóng thếp tiền: Cứ 100 tờ tiền c cùng mệnh giá đóng thành 1
thếp.
- Đóng bó tiền: Sắp xếp đủ 10 thếp tiền cùng mệnh giá đóng thành
1 bó.
- Đóng bao tiền: Cứ 20 bó tiền cùng mệnh giá đóng thành 1 bao.
Đối với tiền kim loại
- Cứ 20 thỏi đóng vào một túi, mỗi thỏi 50 miếng hoặc đóng vào 10
túi nhỏ, mỗi túi 100 miếng.
- Túi vải đóng tiền kim loại: Theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước


QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ,
TÀI SẢN QUÝ TẠI QUẦY GIAO DỊCH

Giao nhận tiền mặt
Giao nhận tiền mặt giữa KBNN với Ngân hàng
Phương thức giao nhận tiền mặt giữa các đơn vị Kho bạc Nhà nước với
Ngân hàng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt nam.

Giao nhận tiền mặt trong nội bộ một đơn vị Kho bạc Nhà nước
Giao nhận tiền mặt giữa thủ quỹ với người thu, chi tiền
- Thủ quỹ giao tiền mặt cho người chi tiền theo bó niêm phong, trường
hợp giao các thếp, tờ lẻ phải kiểm đếm từng tờ.

- Cuối mỗi ngày làm việc, toàn bộ tiền mặt từ người thu, người chi phải
giao lại cho Thủ quỹ. Việc giao nhận thực hiện theo bó niêm phong;
trường hợp giao các thếp, tờ lẻ phải kiểm đếm từng tờ.
Từng lần giao nhận giữa Thủ quỹ với người thu, người chi, người giao,
người nhận phải ký xác nhận trên Sổ giao nhận tiền mặt.


QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ,
TÀI SẢN QUÝ TẠI QUẦY GIAO DỊCH

Giao nhận tiền mặt
Giao nhận tiền mặt tại kho

- Đối với KBNN (tỉnh, huyện): Cuối ngày làm việc, sau khi
kiểm quỹ, Thủ quỹ phải tự mình đóng tiền mặt vào các bao, hòm
và niêm phong trước sự chứng kiến, giám sát của Giám đốc, Kế
toán trưởng, Thủ kho hoặc người được uỷ quyền, uỷ nhiệm.
+ Trường hợp bố trí Thủ kho, Thủ quỹ riêng biệt: Thủ quỹ giao
các bao, hòm đã niêm phong cho Thủ kho trước sự chứng kiến,
giám sát của Giám đốc, Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ
quyền, uỷ nhiệm). Thủ kho có trách nhiệm kiểm tra niêm phong
các bao, hòm trước khi đưa bao, hòm vào kho. Đầu giờ sáng ngày
làm việc kế tiếp, Thủ kho giao lại số bao, hòm niêm phong của
ngày hôm trước cho Thủ quỹ trước sự chứng kiến của Giám đốc,
Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền, uỷ nhiệm).


QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ,
TÀI SẢN QUÝ TẠI QUẦY GIAO DỊCH


Giao nhận tiền mặt
Giao nhận tiền mặt tại kho
+ Trường hợp bố trí Thủ kho kiêm Thủ quỹ: Giám đốc, Kế toán
trưởng (hoặc những người được uỷ quyền, uỷ nhiệm) có trách nhiệm giám
sát chặt chẽ việc đưa các bao, hòm tiền đã niêm phong vào trong kho bảo
quản, đảm bảo đúng, đủ về số lượng các bao hòm đã đóng. Đầu giờ sáng
ngày làm việc kế tiếp, Giám đốc, Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ
quyền, uỷ nhiệm) tiến hành xuất giao tiền mặt cho Thủ quỹ (Thủ kho)
theo bao, hòm nguyên niêm phong.
- Đối với phòng giao dịch: Cuối ngày làm việc, sau khi kiểm quỹ,
Trưởng phòng Giao dịch, Kế toán trưởng và Thủ quỹ (hoặc những người
được uỷ quyền, uỷ nhiệm) phải đóng tiền mặt vào các bao, hòm và ký tên
trên niêm phong bao hòm để Thủ quỹ gửi vào kho KBNN tỉnh bảo quản.


QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ,
TÀI SẢN QUÝ TẠI QUẦY GIAO DỊCH

Giao nhận tiền mặt

Việc giao nhận với Ban quản lý kho KBNN tỉnh được thực
hiện theo bao, hòm nguyên niêm phong.
Đầu giờ sáng ngày làm việc kế tiếp, Thủ quỹ nhận lại toàn bộ
hoặc một số bao, hòm đã gửi hôm trước; Trưởng phòng Giao dịch,
Kế toán trưởng (hoặc những người được uỷ quyền, uỷ nhiệm)
kiểm tra niêm phong số bao, hòm đã nhận và giao lại cho Thủ quỹ
để thực hiện giao dịch trong ngày.
Mỗi lần giao nhận tiền mặt giữa Thủ kho với Thủ quỹ hoặc
đưa tiền mặt từ quầy giao dịch (hoặc Phòng Giao dịch) vào trong
kho và ngược lại, Giám đốc, Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ

quyền, uỷ nhiệm) và Thủ kho (Thủ quỹ) phải ký trên Sổ theo dõi
tiền mặt trong kho.


QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ,
TÀI SẢN QUÝ TẠI QUẦY GIAO DỊCH

Giao nhận tiền mặt
Giao nhận tiền mặt cuối ngày từ các điểm thu về kho theo niêm
phong chưa qua kiểm đếm
Người thu tiền từ các điểm thu niêm phong bao, túi, hòm tiền mặt
trước sự chứng kiến của Giám đốc, Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ
quyền, uỷ nhiệm), Thủ quỹ và Thủ kho.
Thủ quỹ căn cứ vào chứng từ nộp và bảng kê loại tiền để nhập số
tiền của người thu tiền từ các điểm thu vào sổ quỹ.
Người thu tiền từ các điểm thu giao toàn bộ số tiền đã niêm phong
cho Thủ kho bảo quản trong kho trước sự chứng kiến của Giám đốc, Kế
toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền, uỷ nhiệm), Thủ quỹ. Thủ kho
lập Biên bản giao nhận tiền thu theo túi niêm phong, thành phần gồm:
Giám đốc, Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền, uỷ nhiệm), Thủ
quỹ, Thủ kho và Thủ quỹ bàn thu tiền. Biên bản lập thành 04 bản: 01
bản gửi kế toán, 01 bản giao Thủ quỹ bàn thu tiền, 01 bản giao Thủ quỹ,
01 bản Thủ kho lưu.


QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ,
TÀI SẢN QUÝ TẠI QUẦY GIAO DỊCH

Giao nhận tiền mặt
Đầu giờ sáng ngày làm việc kế tiếp, Thủ kho giao lại bao, hòm

niêm phong cho Người thu tiền từ các điểm thu để giao nộp cho
Thủ quỹ. Thủ quỹ có trách nhiệm kiểm đếm toàn bộ số tiền lẻ
chưa đủ bó và nhận các bó đã niêm phong trước sự chứng kiến
của Thủ quỹ bàn, Giám đốc, Kế toán trưởng hoặc người được
uỷ quyền, uỷ nhiệm. Sau khi kiểm nhận xong, Thủ quỹ lập Biên
bản kiểm đếm tiền mặt, thành phần gồm: Giám đốc, Kế toán
trưởng hoặc người được uỷ quyền, uỷ nhiệm, Thủ quỹ, Người
thu tiền từ các điểm thu. Biên bản lập thành 04 bản: 01 bản gửi
kế toán, 01 bản giao Thủ quỹ bàn thu tiền, 01 bản giao Thủ kho,
01 bản Thủ quỹ lưu.


QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ,
TÀI SẢN QUÝ TẠI QUẦY GIAO DỊCH

Giao nhận kiểm đếm, đóng gói, niêm phong giấy tờ có giá

Giao nhận
Giữa KBNN với Nhà in: Giao, nhận theo bao niêm phong,
khi nhận phải kiểm tra kỹ niêm phong.
Trong nội bộ các đơn vị KBNN: Giao, nhận theo bao, bó
niêm phong, trường hợp không đủ bó phải kiểm đếm từng tờ.
Giao nhận với Trung tâm Giao dịch chứng khoán, đại lý
phát hành: Kiểm đếm từng tờ
Giao nhận với các bàn giao dịch: Giao, nhận theo bó niêm
phong, trường hợp không đủ bó phải kiểm đếm từng tờ


QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ,
TÀI SẢN QUÝ TẠI QUẦY GIAO DỊCH


Giao nhận kiểm đếm, đóng gói, niêm phong giấy tờ có giá

Kiểm đếm, đóng gói, niêm phong
- Trước khi tiến hành kiểm đếm phải xem xét kỹ tình
trạng nguyên vẹn của bao, bó đã nhận (niêm
phong, tình trạng bao, bó), sau đó mới mở bao, bó.
- kiểm đếm số lượng tờ, kiểm tra sê ri, số thứ tự
từng tờ
- Người nào kiểm đếm người đó đóng gói, niêm
phong


QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ,
TÀI SẢN QUÝ TẠI QUẦY GIAO DỊCH
Sắp xếp, bảo quản tại quầy giao dịch
- Trong giờ làm việc, toàn bộ tiền mặt, giấy tờ có giá phải được sắp
xếp gọn gàng, ngăn nắp theo từng loại trong các hòm, két sắt và bảo quản
tại nơi làm việc ở cơ quan. Trường hợp phải ra ngoài quầy giao dịch thì
phải niêm phong két và khóa két bằng mã số, chìa định vị. Tuyệt đối
không được phép mang tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý ra ngoài trụ sở
khi không có giấy tờ hợp pháp, hợp lệ.
- Trong giờ nghỉ trưa, toàn bộ tiền mặt, giấy tờ có giá tại quầy giao
dịch trong trụ sở KBNN phải được bảo quản trong két sắt niêm phong
khóa bằng mã số, chìa định vị hoặc đưa vào hòm tôn có khóa, niêm phong
bảo quản trong kho tiền; tại các điểm giao dịch ngoài trụ sở cơ quan toàn
bộ tiền mặt, giấy tờ có giá phải được bảo quản trong két sắt niêm phong,
khóa bằng mã số, chìa định vị và bố trí cán bộ trực để bảo vệ.



QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ,
TÀI SẢN QUÝ TẠI QUẦY GIAO DỊCH

Xử lý tiền giả, tiền nghi giả
Đối với tiền giả đã có thông báo của Ngân hàng Nhà nước,
khi thu tiền của khách hàng nộp vào KBNN phát hiện có tiền giả
hoặc phát hiện tiền giả trong kho quỹ KBNN, cán bộ thu tiền
hoặc đơn vị có tiền giả phải thu giữ ngay tiền giả, đóng dấu, đục
lỗ theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời
lập Biên bản thu giữ tiền giả.
Hàng tháng, KBNN huyện chuyển toàn bộ số tiền giả thu giữ
về KBNN tỉnh, KBNN tỉnh làm thủ tục nộp vào Ngân hàng Nhà
nước tỉnh theo quy định hoặc KBNN huyện nộp trực tiếp cho
Ngân hàng trên địa bàn; Lập biên bản giao, nhận tiền giả với
Ngân hàng.


QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ,
TÀI SẢN QUÝ TẠI QUẦY GIAO DỊCH

Xử lý tiền giả, tiền nghi giả
Đối với loại tiền giả chưa có thông báo của Ngân hàng Nhà
nước (tiền giả loại mới), cán bộ phát hiện tiền giả thực hiện việc thu
giữ (nhưng không đóng dấu, bấm lỗ tiền giả), lập Biên bản thu giữ;
thông báo kịp thời cho cơ quan Công an nơi gần nhất; đồng thời
thông báo và gửi toàn bộ tiền giả loại mới trong thời hạn 02 ngày
làm việc kể từ ngày phát hiện về Ngân hàng Nhà nước tỉnh.
Đối với tiền nghi giả, cán bộ thu tiền lập Biên bản và tạm thu
tiền nghi giả. Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày tạm thu
giữ, đơn vị KBNN gửi tiền nghi giả cho Ngân hàng Nhà nước tỉnh

hoặc cơ quan Công an trên địa bàn giám định. Kết quả giám định
phải được thông báo bằng văn bản cho khách hàng có tiền nghi giả
biết.
 


QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ,
TÀI SẢN QUÝ TẠI QUẦY GIAO DỊCH

Thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
- Thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, Kho bạc
Nhà nước có trách nhiệm thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
cho các tổ chức, cá nhân và niêm yết công khai tại nơi giao dịch quy
định thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của Ngân hàng Nhà
nước


QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ,
TÀI SẢN QUÝ TẠI QUẦY GIAO DỊCH
Tiêu hủy ấn chỉ đặc biệt rách nát, hư hỏng, hết hạn sử dụng
- Các loại tín phiếu, trái phiếu, công trái, séc… do KBNN phát
hành (gọi chung là ấn chỉ đặc biệt), trong quá trình sử dụng bị hư
hỏng, rách nát hoặc hết hạn sử dụng do phát hành mẫu mới hoặc
đình chỉ phát hành, được KBNN Trung ương tổ chức tiêu hủy từng
đợt theo quy định.
- Việc tổ chức tiêu hủy ấn chỉ đặc biệt phải đảm bảo các yêu
cầu : An toàn tuyệt đối tài sản; Ấn chỉ đặc biệt sau khi tiêu hủy
không thể dung trở lại; Tiêu hủy đúng loại, đúng số lượng được

phép tiêu hủy.
- Tổng Giám đốc KBNN phải có văn bản đề nghị chi tiết số
lượng từng loại ấn chỉ đặc biệt cần tiêu hủy, địa điểm và thời gian
tổ chức tiêu hủy, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.


QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ,
TÀI SẢN QUÝ TẠI QUẦY GIAO DỊCH
Tiêu hủy ấn chỉ đặc biệt rách nát, hư hỏng, hết hạn sử dụng
- Các loại tín phiếu, trái phiếu, công trái, séc… do KBNN phát
hành (gọi chung là ấn chỉ đặc biệt), trong quá trình sử dụng bị hư
hỏng, rách nát hoặc hết hạn sử dụng do phát hành mẫu mới hoặc
đình chỉ phát hành, được KBNN Trung ương tổ chức tiêu hủy từng
đợt theo quy định.
- Việc tổ chức tiêu hủy ấn chỉ đặc biệt phải đảm bảo các yêu
cầu : An toàn tuyệt đối tài sản; Ấn chỉ đặc biệt sau khi tiêu hủy
không thể dung trở lại; Tiêu hủy đúng loại, đúng số lượng được
phép tiêu hủy.
- Tổng Giám đốc KBNN phải có văn bản đề nghị chi tiết số
lượng từng loại ấn chỉ đặc biệt cần tiêu hủy, địa điểm và thời gian
tổ chức tiêu hủy, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.


QUẢN LÝ TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ,
TÀI SẢN QUÝ TẠI QUẦY GIAO DỊCH

-

NỘI DUNG CẦN NHỚ
Quầy giao dịch

Nguyên tắc tiền mặt, giấy tờ có giá
Quy trình thu, chi tiền mặt
Giao nhận, kiểm đếm, đóng gói, niêm phong tiền mặt, giấy tờ
có giá.
Sắp xếp, bảo quản tiền mặt, giấy tờ có giá tại quầy giao dịch
Thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
Tiêu hủy ấn chỉ đặc biệt, rách nát, hư hỏng


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×