Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố Thái Bình theo chuẩn nghề nghiệp (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.92 KB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
_____________

______________

NGUYỄN THỊ VIỆT HOA

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THÁI BÌNH
THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THÀNH VINH

HÀ NỘI - 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của
nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy
giáo, cô giáo trong Ban Giám đốc, khoa Tâm lý giáo dục, phòng Sau đại học,
phòng Quản lý khoa học, thư viện Học viện Quản lý giáo dục đã tận tình giúp
đỡ tôi trong học tập và công tác quản lý của mình, nhất là trong quá trình tiến


hành đề tài luận văn.
Đặc biệt tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Nguyễn Thành Vinh, người thầy đã hướng dẫn giúp đỡ tôi trong việc định
hướng về nội dung đề tài, phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như tận tình
giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành được luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục và
Đào tạo Thành phố Thái Bình, Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo các trường
THCS trong Thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi.
Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác là vô cùng
phong phú, sinh động và có nhiều vấn đề cần giải quyết; bản thân dù đã cố
gắng rất nhiều, song chắc chắn luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu
sót, kính mong các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp thông cảm, giúp
đỡ, đưa ra những chỉ dẫn quý báu cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Bình, ngày 08 tháng 11 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Việt Hoa


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................i
MỤC LỤC..............................................................................................................ii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .........................................................................vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học.......................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
8. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................... 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO CHUẨN
NGHỀ NGHIỆP .................................................................................................... 7
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu về vấn đề ........................................................ 7
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................................ 7
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước ......................................................................... 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................. 14
1.2.1. Quản lý, quản lý nhà trường. ................................................................. 14
1.2.2. Giáo viên, giáo viên Trung học cơ sở .................................................... 20
1.2.3. Đội ngũ ................................................................................................. 21
1.2.4. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên. ............................................................... 22
1.3. Đặc điểm, yêu cầu của giáo viên trường THCS. .......................................... 23
1.3.1. Đặc điểm. .............................................................................................. 23
1.3.2. Yêu cầu. ................................................................................................ 24
1.4. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS. ........................................................... 27
1.5. Nội dung cơ bản của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. ............... 31
1.5.1. Nâng cao nhận thức nghề nghiệp. .......................................................... 31
1.5.2. Phân loại đối tượng giáo viên theo yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp. ........... 32
1.5.3. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp............................ 33
1.5.4. Xây dựng cơ chế chính sách đối với giáo viên. ...................................... 40
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo
Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng trường THCS. ........................................... 43
1.6.1. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 43



iii
1.6.2. Các yếu tố khách quan........................................................................... 44
Kết luận chương 1 ............................................................................................... 46
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THÁI
BÌNH THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP ............................................................... 47
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo Thành phố
Thái Bình. .......................................................................................................... 47
2.1.1. Đặc điểm địa lý và phát triển kinh tế - xã hội ........................................ 47
2.1.2. Tình hình giáo dục - đào tạo. ................................................................. 47
2.1.3. Quy mô giáo dục THCS ........................................................................ 49
2.1.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên THCS Thành phố Thái Bình .................... 54
2.1.5. Thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS Thành phố Thái Bình ............ 56
2.2. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS theo chuẩn
nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố Thái Bình .................................................. 57
2.2.1. Các mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ thông qua việc bồi dưỡng
giáo viên trung học cơ sở đạt Chuẩn nghề nghiệp ........................................... 57
2.2.2. Thực hiện các nội dung bồi dưỡng giáo viên trung học phổng thông
đạt Chuẩn nghề nghiệp .................................................................................... 58
2.2.3. Thực trạng thực hiện các hình thức bồi dưỡng giáo viên đạt Chuẩn
nghề nghiệp .................................................................................................... 67
2.2.4. Thực trạng thực hiện các phương pháp bồi dưỡng giáo viên đạt
Chuẩn nghề nghiệp ......................................................................................... 68
2.2.5. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả giáo viên đạt Chuẩn nghề nghiệp ....... 69
2.2.6. Thực trạng xây dựng cơ chế chính sách đối với đội ngũ giáo viên
THCS Thành phố Thái Bình ........................................................................... 70
2.2.7. Đánh giá chung về thực trạng bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở
theo Chuẩn nghề nghiệp .................................................................................. 71

2.3. Thực trạng các biện pháp quản lí bồi dưỡng Chuẩn nghề nghiệp cho giáo
viên trung học cơ sở. .......................................................................................... 73
2.3.1. Thực trạng thực hiện các biện pháp nói chung về quản lý bồi dưỡng
Chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên trung học cơ sở........................................... 73
2.3.2. Thực trạng thực hiện các biện pháp cụ thể trong quản lý bồi dưỡng
giáo viên trung học cơ sở theo Chuẩn nghề nghiệp.......................................... 75
2.3.3. Đánh giá tổng quát về thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên trung
học cơ sở, theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng trường trung học cơ sở
Thành phố Thái Bình ...................................................................................... 84
2.3.4. Ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên
THCS theo Chuẩn nghề nghiệp ....................................................................... 85
Kết luận chương 2 ............................................................................................... 87


iv
Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THÁI BÌNH THEO
CHUẨN NGHỀ NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .......................... 88
3.1. Định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................. 88
3.1.1. Định hướng ........................................................................................... 88
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất ................................................................................ 89
3.1.3. Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua việc bồi
dưỡng theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS trên địa bàn Thành phố
Thái Bình. ....................................................................................................... 91
3.1.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất .............................................. 107
3.1.5. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp
được đề xuất. ................................................................................................ 108
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 110
1. Kết luận........................................................................................................ 110
2. Khuyến nghị ................................................................................................. 112

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 115
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BCH TW:

Ban chấp hành trung ương Đảng

BDTX:

Bồi dưỡng thường xuyên

BGDĐT:

Bộ giáo dục và đào tạo

CBQL:

Cán bộ quản lý

CNH - HĐH:

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

ĐLC:

Độ lệch chuẩn


ĐTB:

Điểm trung bình

GD:

Giáo dục

GD&ĐT:

Giáo dục và đào tạo

GD-ĐT:

Giáo dục - Đào tạo

GV:

Giáo viên

KH-CN:

Khoa học công nghệ

THCN:

Trung học chuyên nghiệp

THCS:


Trung học cơ sở

THPT:

Trung học phổ thông

TW:

Trung ương

UBND:

Ủy ban nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
Bảng 2.6:
Bảng 2.7:

Bảng 2.8:
Bảng 2.9:

Quy mô trường, lớp, học sinh ở bậc THCS của Thành phố từ
năm học 2011 - 2012 đến năm học 2015 - 2016 ................................. 49
Dân số trong độ tuổi từ 11 - 14 tuổi và số lượng học sinh THCS
Thành phố từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2015 - 2016............ 49
Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS ................................. 50
Kết quả xếp loại lực của học sinh THCS ............................................ 51
Tỷ lệ học sinh lên lớp, lưu ban, bỏ học và tốt nghiệp .......................... 51
Thống kê tình hình CSVC số phòng học, phòng làm việc, phòng
bộ môn của các trường THCS thời điểm 2012 - 2016 ......................... 53
Thống kê nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục THCS giai đoạn
2011- 2016 ......................................................................................... 54
Thống kê số lượng giáo viên trường THCS Thành phố Thái Bình. ..... 54
Thống kê số lượng giáo viên THCS năm học 2015-2016 theo từng
bộ môn ............................................................................................... 55

Bảng 2.10: Kết quả thực hiện các mục tiêu của việc bồi dưỡng GV THCS đạt
Chuẩn nghề nghiệp (theo mẫu tổng và theo các tiêu chí) .................... 57
Bảng 2.11: Các nội dung bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông đạt Chuẩn
về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (theo mẫu tổng và theo
các tiêu chí) ........................................................................................ 58
Bảng 2.12: Các nội dung bồi dưỡng GV THCS đạt Chuẩn về năng lực tìm hiểu
đối tượng và môi trường giáo dục (theo mẫu tổng và theo các tiêu
chí)..................................................................................................... 60
Bảng 2.13: Các nội dung bồi dưỡng GV THCS đạt Chuẩn về năng lực dạy
học (theo mẫu tổng và theo các tiêu chí) ............................................ 61
Bảng 2.14: Các nội dung bồi dưỡng GV THCS đạt Chuẩn về năng lực giáo
dục (theo mẫu tổng và theo các tiêu chí) ............................................ 63

Bảng 2.15: Các nội dung bồi dưỡng GV THCS đạt Chuẩn về năng lực hoạt
động chính trị - xã hội (theo mẫu tổng và theo các tiêu chí)................ 65
Bảng 2.16: Các nội dung bồi dưỡng GV THCS đạt Chuẩn về năng lực phát
triển nghề nghiệp (theo mẫu tổng và theo các tiêu chí) ....................... 66
Bảng 2.17: Kết quả thực hiện các hình thức bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn
nghề nghiệp (theo mẫu tổng và theo các tiêu chí) ............................... 67


vii
Bảng 2.18: Kết quả thực hiện các phương pháp bồi dưỡng giáo viên đạt
Chuẩn ................................................................................................ 68
Bảng 2.19: Kết quả kiểm tra đánh giá kết quả giáo viên đạt Chuẩn nghề
nghiệp (theo mẫu tổng và theo các tiêu chí)........................................ 69
Bảng 2.20: Đánh giá về việc thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo
viên .................................................................................................... 70
Bảng 2.21: Kết quả thực hiện các biện pháp quản lí bồi dưỡng Chuẩn nghề
nghiệp cho GV THCS (theo mẫu tổng và theo các tiêu chí)................ 73
Bảng 2.22: Kết quả thực hiện việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV THCS
theo Chuẩn nghề nghiệp (theo mẫu tổng và theo các tiêu chí) ............ 75
Bảng 2.23: Kết quả thực hiện xây dựng bộ máy quản lí và tổ chức bồi dưỡng
giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp (theo mẫu tổng và theo các
tiêu chí) .............................................................................................. 77
Bảng 2.24: Kết quả chỉ đạo của Hiệu trưởng trường THCS trong việc quản lí
bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp (theo mẫu tổng và
theo các tiêu chí) ................................................................................ 80
Bảng 2.25: Kết quả kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm việc bồi dưỡng
giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp (theo mẫu tổng và theo các tiêu
chí)..................................................................................................... 82
Bảng 2.26: Ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lí hoạt động bồi dưỡng
giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp ........................................... 85

Bảng 3.1:

Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các
biện pháp đề xuất. ............................................................................ 108

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mô hình về quản lý ............................................................................... 16
Sơ đồ 2.2: Các chức năng quản lý.......................................................................... 17
Sơ đồ 2.3: Quản lý đội ngũ GV.............................................................................. 19


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lí luận và thực tiễn, đội ngũ giáo viên (ĐNGV) luôn được xem là
lực lượng cốt cán của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, là nhân tố chủ đạo quyết
định việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII cũng đã xác định: “Giáo viên là nhân
tố quyết định chất lượng giáo dục”[4]. Do đó, muốn phát triển giáo dục và
đào tạo phải chăm lo xây dựng và phát triển ĐNGV. Điều đó cũng thể hiện rõ
trong Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lí giáo dục [1]. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước giai đoạn 5 năm 2011 2015: “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng
nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức”[4]. Chiến
lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 xác định:“Phát triển và nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột
phá chiến lược” và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là
giải pháp then chốt để thực hiện Chiến lược.[55]

Để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông qua việc nâng cao chất
lượng ĐNGV, Bộ giáo dục đào tạo đã ban hành Thông tư số: 30/2009/TTBGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 qui định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên vừa là căn cứ để các cấp quản lí xây dựng
ĐNGV trong giai đoạn mới, vừa giúp giáo viên tự đánh giá năng lực nghề
nghiệp của mình, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao
phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.
Thái Bình là tỉnh giàu nguồn tài nguyên khoáng sản; nằm trong vùng
ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng -


2

Quảng Ninh. Ðể phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua, Thái Bình
đã ban hành nhiều cơ chế chính sách ưu đãi, đồng thời cải cách thủ tục hành
chính, tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng. Trong
thời gian tới, để kinh tế xã hội của Tỉnh phát triển bền vững, tăng trưởng hợp
lí, trở thành tỉnh phát triển ở mức khá trong vùng Nam Đồng bằng Sông Hồng
[57], thì bên cạnh những lĩnh vực đột phá, không được xem nhẹ giáo dục và
đào tạo, cần lấy việc phát triển giáo dục và đào tạo là khâu then chốt, trong đó
lấy phát triển giáo dục phổ thông làm nền tảng nhằm thực hiện đồng bộ các
mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Hiện nay, giáo dục Thái Bình tuy đã có những bước phát triển khả
quan, đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trên nhiều lĩnh vực [57];
công tác phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông đang được đổi mới, đã được
UBND cấp tỉnh, các cơ quan quản lý giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý của các
trường phổ thông chú trọng thực hiện và thu được một số thành tựu đáng kể,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Tỉnh, song so với yêu cầu đổi mới
giáo dục vẫn còn có những bất cập. Từ thực tiễn cho thấy, một trong những bất
cập đó là năng lực của giáo viên các trường phổ thông chưa thực sự đáp ứng tốt

các yêu cầu đổi mới; chưa thực sự đáp ứng tốt theo chuẩn nghề nghiệp, tình
trạng thiếu giáo viên cục bộ, dẫn đến giáo viên dạy chéo môn, chéo ban không
đảm bảo chất lượng, giáo viên không được đào tạo theo hướng tiếp cận đổi mới,
BDTX hàng năm cho giáo viên còn mang tính hình thức...
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình hành động số
34-Ctr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thái Bình về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW; để chuẩn bị tốt cho
việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông theo Nghị quyết số
88/2014/QH13 của Quốc hội và để nâng cao chất lượng giáo dục ở Thái Bình,
thì việc đánh giá mức độ đáp ứng của giáo viên với chuẩn nghề nghiệp và có
các biện pháp nâng cao chất lượng giáo viên là “bài toán chất lượng” mà Tỉnh


3

cần tìm lời giải chứ không phải là kết quả sẵn có từ nơi khác. Tuy nhiên, vấn
đề này ở Thái Bình thì chưa thấy có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào;
chưa thấy có công trình nghiên cứu nào xây dựng được quy trình và biện pháp
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở.
Từ những lí do trên cho thấy, “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
trung học cơ sở thành phố Thái Bình theo Chuẩn nghề nghiệp” là vấn đề cấp
thiết trong cả lí luận và thực tiễn, đồng thời nhận được sự quan tâm từ nhiều
phía, không chỉ đối với các cơ quan quản lí giáo dục … mà cả đến những
người dân và phụ huynh học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá ĐNGV trung học cơ sở thành phố Thái Bình theo
Chuẩn nghề nghiệp, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV
này theo Chuẩn nghề nghiệp.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể: Đội ngũ giáo viên trung học cơ sở; Chất lượng đội ngũ

giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp. Biện pháp phát triển đội ngũ
GVTHCS trên địa bàn Thành phố Thái Bình theo chuẩn nghề nghiệp.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên trung học cơ sở thành phố Thái Bình theo Chuẩn nghề nghiệp.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, theo chuẩn nghề nghiệp, chất lượng ĐNGV trung học cơ sở ở
thành phố Thái Bình ở mức độ trung bình. Nếu đề xuất các giải pháp theo tiếp
cận chuẩn nghề nghiệp của GV và lí thuyết phát triển nguồn nhân lực, tác
động đồng bộ vào các khâu cơ bản của quá trình phát triển ĐNGV (quy
hoạch; tuyển chọn; sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng đội ngũ tổ trưởng
chuyên môn, GV cốt cán và thanh tra, kiểm tra) thì chất lượng ĐNGV trung
học cơ sở ở thành phố Thái Bình sẽ được nâng lên.


4

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển ĐNGV THCS theo Chuẩn
nghề nghiệp;
5.2. Đánh giá thực trạng chất lượng và thực trạng nâng cao chất lượng
(phát triển) ĐNGV THCS Thành phố Thái Bình theo Chuẩn nghề nghiệp;
5.3. Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng (phát triển) ĐNGV THCS
Thành phố Thái Bình theo Chuẩn nghề nghiệp.
6. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu biện pháp của các chủ thể quản lí ở cấp tỉnh và
cấp trường, đặc biệt các biện pháp của Phòng GD&ĐT đối với ĐNGV THCS.
Chủ thể của các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng (phát triển)
ĐNGV THCS thành phố Thái Bình theo Chuẩn nghề nghiệp trong luận văn
này được xem là sự phối hợp giữa những cơ quan lãnh đạo và quản lý như:
Ban Tổ chức tỉnh uỷ, Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT; Ban Tổ chức Thành uỷ; Phòng

Nội vụ, Phòng GD&ĐT; trong một chừng mực nhất định là từng Hiệu trưởng
trường THCS; nhưng vài trò chủ yếu trong thiết kế các hoạt động nâng cao
chất lượng (phát triển) đội ngũ đó là Giám đốc Sở GD&ĐT và Trưởng phòng
GD&ĐT thành phố.
Khảo sát thực trạng chất lượng và thực trạng nâng cao chất lượng
ĐNGV THCS thành phố Thái Bình theo Chuẩn nghề nghiệp tại thành phố
Thái Bình.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1.

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết để hệ thống hoá
các khái niệm, các lý thuyết có liên quan đến chất lượng ĐNGV, nâng cao
chất lượng (phát triển) ĐNGV THCS theo Chuẩn nghề nghiệp … nhằm xây
dựng cơ sở lý luận của đề tài.


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×