Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố thái bình theo chuẩn nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
________________
________________

PHẠM VĂN KHOA

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH
THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. PHAN VĂN KHA

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tác giả đề tài “Quản lý phát triển đội ngũ giáo
viên tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Bình theo chuẩn nghề nghiệp” xin chân
thành cảm ơn:
Lãnh đạo trường Đại học Giáo dục – Đại học Quóc gia Hà Nội; lãnh đạo,
giảng viên các Phòng, Khoa của trường Đại học Giáo dục; các giảng viên, các nhà
khoa học đã tham gia quản lý, trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn, tạo điều kiện cho
tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT, lãnh đạo và chuyên viên các phòng ban chuyên môn
của Sở GD&ĐT Thái Bình; lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT Thành phố Thái
Bình; CBQL, GV, NV các trường Tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố Thái


Bình đã nhiệt tình cung cấp tư liệu, cung cấp thông tin và góp ý cho tác giả để hoàn
thành luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Phan Văn Kha,
người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên
cứu, thực hiện và hoàn thiện luận văn.
Do kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của bản thân tác giả còn nhiều hạn
chế, chắc chắn bản Luận văn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được
sự chia sẻ, góp ý của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để bản Luận văn được
hoàn thiện hơn. Tác giả đề tài hứa sẽ tiếp tục phấn đấu học tập, nghiên cứu để
không phụ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp
và những người thân trong gia đình, nhằm đóng góp một phần nhỏ công sức của
mình cho sự phát triển của sự nghiệp GD&ĐT.
Một lần nữa tác giả xin được trân trọng cảm ơn!
Thái Bình, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Phạm Văn Khoa

i


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BCH

Ban Chấp hành

CBQL

Cán bộ quản lý


CBGV

Cán bộ giáo viên

CCG

Cần cố gắng



Cao đẳng

CĐSP

Cao đẳng sư phạm

CNH - HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CNTT

Công nghệ thông tin

CSVC

Cơ sở vật chất

CTHĐĐ


Chưa thực hiện đầy đủ

CTTH

Chương trình tiểu học

ĐĐT

Đúng độ tuổi

ĐHSP

Đại học sư phạm



Giáo dục

GD-ĐT

Giáo dục - Đào tạo

GDTX

Giáo dục thường xuyên

GV

Giáo viên


GVTH

Giáo viên tiểu học

HĐND

Hội đồng nhân dân

HS

Học sinh

KT-XH

Kinh tế - xã hội

MN

Mầm non

NNL

Nguồn nhân lực

PCGDTH - XMC

Phổ cập giáo dục tiểu học xoá mù chữ

PTCS


Phổ thông cơ sở

PTDTNT

Phổ thông dân tộc nội trú

PTTH

Phổ thông trung học

QLGD

Quản lý giáo dục

TH

Tiểu học

THĐĐ

Thực hiện đầy đủ

ii


TNTP

Thiếu niên tiền phong

THCS


Trung học cơ sở

TTCN-XD

Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng

THSP

Trung học sư phạm

UBND

Uỷ ban nhân dân

iii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ................................................................................................................... i
Danh mục kí hiệu chữ viết tắt .....................................................................................ii
Mục lục ....................................................................................................................... iv
Danh mục các bảng ...................................................................................................vii
Danh mục các sơ đồ ................................................................................................... ix
Danh mục các biểu đồ ................................................................................................ ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO
VIÊN TIỂU HỌC THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP ............................................6
1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................................... 6
1.1.1. Quản lý, quản lý giáo dục .................................................................................6

1.1.2. Phát triển .........................................................................................................13
1.1.3. Đội ngũ giáo viên tiểu học ..............................................................................13
1.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học .......................................................................14
1.2.1. Vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên tiểu học...................................................14
1.2.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ............................................................18
1.3. Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ..........................................................................20
1.3.1. Phát triển số lượng ..........................................................................................21
1.3.2. Nâng cao chất lượng .......................................................................................21
1.3.3. Điều chỉnh cơ cấu đội ngũ...............................................................................22
1.3.4. Phát triển giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học hiện
nay ............................................................................................................................. 23
1.4. Vận dụng lý thuyết phát triển nguồn nhân lực trong quản lý phát triển đội ngũ giáo
viên tiểu học ........................................................................................................................24
1.4.1. Quản lý phát triển nguồn nhân lực ......................................................................... 45
1.4.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực ........................................................................... 24
1.4.1.2. Quản lý phát triển nguồn nhân lực ............................................................... 24
1.4.2. Vận dụng lý thuyết phát triển nguồn nhân lực trong quản lý phát triển đội ngũ
giáo viên tiểu học ...................................................................................................... 50
1.4.2.1.Nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học .............................................. 51

iv


1.4.2.2. Xây dựng quy hoạch phát triển giáo viên tiểu học .................................29
1.4.2.3. Tuyển dụng giáo viên mới ...........................................................................30
1.4.2. 4. Sử dụng đội ngũ giáo viên ..........................................................................30
1.4.2.5. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên .............................................31
1.4.2.6. Thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên...............................32
1.4.2.7. Xây dựng đội ngũ giáo viên thành tập thể đoàn kết, hợp tác .......................57
Tiểu kết chương 1......................................................................................................35

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC VÀ QUẢN LÝ
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THÁI
BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH ......................................................................................35
2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu và thực trạng giáo dục tiểu học thành phố Thái Bình
giai đoạn 2008-2015 ...........................................................................................................36
2.1.1. Địa lý và dân cư ..............................................................................................36
2.1.2. Kinh tế - xã hội ................................................................................................36
2.1.3. Giáo dục thành phố Thái Bình ........................................................................37
2.1.4. Mạng lưới trường, lớp tiểu học ......................................................................37
2.1.5. Qui mô học sinh tiểu học ................................................................................44
2.1.6. Chất lượng giáo dục tiểu học ..........................................................................45
2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học thành phố Thái Bình ....................................48
2.2.1. Số lượng ..........................................................................................................48
2.2.2. Cơ cấu .............................................................................................................49
2.2.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ...................................51
2.2.4. Đánh giá chung về đội ngũ giáo viên tiểu học thành phố Thái Bình hiện
nay .............................................................................................................................57
2.3. Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học thành phố Thái
Bình ....................................................................................................................................59
2.3.1. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học...............................59
2.3.2. Tuyển dụng giáo viên tiểu học ........................................................................61
2.3.3. Sử dụng giáo viên tiểu học ..............................................................................63
2.3.4. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học. ..............................................65
2.3.5. Thực hiện một số chế độ chính sách đối với GVTH.......................................69

v


2.3.5. 1. Chế độ chính sách đối với GVTH ...............................................................69
2.3.5.2. Chính sách khuyến khích đào tạo bồi dưỡng ...............................................69

Tiểu kết chương 2......................................................................................................73
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH THEO CHUẨN
NGHỀ NGHIỆP ......................................................................................................74
3.1. Định hướng và một số yêu cầu trong phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học thành
phố Thái Bình đến theo chuẩn nghề nghiệp .....................................................................74
3.1.1. Định hướng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ..........................................74
3.1.2. Một số yêu cầu đối với công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
thành phố Thái Bình ...........................................................................................................75
3.1.3. Nhu cầu giáo viên tiểu học thành phố Thái Bình đến năm 2020 ....................77
3.2. Một số biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học thành phố Thái
Bình đến năm 2020 theo chuẩn nghề nghiệp ....................................................................78
3.2.1. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học thành phố Thái
Bình đến 2020 trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. ............................78
3.2.2. Phân loại và sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên tiểu học hiện có ............82
3.2.3. Quản lý đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học đạt chuẩn và
trên chuẩn .................................................................................................................86
3.2.4. Hoàn thiện một số chính sách, chế độ đãi ngộ đối với giáo viên tiểu học trên
địa bàn thành phố ......................................................................................................89
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp ..................................91
Tiểu kết chương 3......................................................................................................94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................95
1. Kết luận ...........................................................................................................................95
2. Một số khuyến nghị ........................................................................................................96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................99
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 102

vi



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Thống kê kết quả học sinh hoàn thành chương trình tiểu học .....................40
Bảng 2: Thống kê kết quả xét tốt nghiệp THCS .......................................................40
Bảng 3: Thống kê số lượng trường học, phòng học và điểm trường lẻ từ năm học
2008-2009 đến năm học 2014 - 2015........................................................................44
Bảng 4: Quy mô học sinh Tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Bình giai đoạn
2008-2015..................................................................................................................45
Bảng 6: Thống kê học sinh đạt giải trong các kỳ khảo sát học sinh giỏi cấp thành
phố, cấp tỉnh từ năm học 2008-2009 đến 2014-2015 ...............................................48
Bảng 7: Thống kê số lượng và tỷ lệ giáo viên theo giới tính năm học 2014-2015 ..49
Bảng 8: Phân loại trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên tiểu học thành phố Thái
Bình từ năm học 2008-2009 đến năm học 2012-2013 ..............................................51
Bảng 9: Bảng tổng hợp tỷ lệ trình độ GV trong 7 năm gần đây ...............................52
Bảng 10: Thố ng kê triǹ h đô ̣ đào ta ̣o và năng l ực ứng du ̣ng CNTT của đô ̣i ngũ
CBGV, nhân viên bậc Tiểu học thành phố Thái Bình năm học 2014-2015 .............53
Bảng 11: Tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên tiểu học theo các yêu cầu của chuẩn
GVTH (Nguồn: Phòng GD&ĐT Thành phố Thái Bình) ..........................................54
Bảng 12: Tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên tiểu học theo các lĩnh vực của chuẩn
GVTH (Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Thái Bình) ...........................................54
Bảng 13: Kết quả xin ý kiến CBQL giáo dục Thành phố Thái Bình về công tác xây
dựng kế hoạch phát triển GVTH ...............................................................................59
Bảng 14: Kết quả xin ý kiến CBQL giáo dục và giáo viên tiểu học Thành phố Thái
Bình về công tác tuyển dụng giáo viên tiểu học .......................................................62
Bảng 15: Kết quả xin ý kiến CBQL giáo dục và giáo viên tiểu học Thành phố Thái
Bình về công tác sử dụng giáo viên tiểu học ............................................................63
Bảng 16: Kết quả xin ý kiến CBQL giáo dục và giáo viên tiểu học Thành phố Thái
Bình về tính hiệu quả của một số hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
tiểu học ......................................................................................................................65
Bảng 17: Kết quả xin ý kiến CBQL giáo dục và giáo viên tiểu học Thành phố Thái
Bình về công tác quản lý quản lý đào tạo bồi dưỡng như sau: .................................67

Bảng 18: Thống kê số lượng giáo viên đi đào tạo nâng chuẩn .................................68

vii


Bảng 19: Kết quả xin ý kiến CBQL giáo dục và giáo viên tiểu học Thành phố Thái
Bình về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học ...........................................69
Bảng 20: Kết quả xin ý kiến CBQL giáo dục và giáo viên tiểu học Thành phố Thái
Bình về tính cần thiết của một số nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học .70
Bảng 21: Kết quả xin ý kiến CBQL giáo dục và giáo viên tiểu học Thành phố Thái
Bình về tính hiệu quả của một số chế độ, chính sách đối với giáo viên tiểu học .....71
Bảng 22: Tổng hợp kiểm chứng mức độ cần thiết của các giải pháp .......................92
Bảng 23: Tổng hợp kiểm chứng mức độ khả thi của các giải pháp ..........................92

viii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Mô hình về quản lý .......................................................................................8
Sơ đồ 2: Quản lý nguồn nhân lực (Human Resources Management) .......................28

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: So sánh số học sinh, học sinh nữ, học sinh dân tộc bậc tiểu học thành phố
Thái Bình giai đoạn 2008 -2015................................................................................45
Biểu đồ 2: Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh tiểu học (thực hiện đầy đủ, thực
hiện chưa đầy đủ) từ năm học 2008 - 2009 đến 2014-2015 .....................................46
Biểu đồ 3: Kết quả xếp loại học lực của học sinh tiểu học thành phố Thái Bình từ
năm học 2008-2009 đến 2014-2015..........................................................................47

ix



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI, con người được coi là vị trí trung tâm, là nguồn lực vô tận, là
nhân tố quyết định mục tiêu của sự phát triển xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã thực
sự quan tâm đến nguồn lực con người, xem nguồn lực con người là nhân tố quyết
định sự phát triển bền vững của đất nước. Từ quan điểm đó, Nghị quyết Hội nghị
Trung ương lần thứ 2 của BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII đã
khẳng định: " Thực sự coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển
kinh tế - xã hội" [2, 29].
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục nhấn
mạnh: "Phát triển GD-ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự
nghiệp CNH-HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người-yếu tố cơ bản để
phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" [8,108].
Trong GD-ĐT, giáo viên là lực lượng rất quan trọng trong các trường học.
Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đội ngũ giáo viên cần phải đáp ứng
được những yêu cầu cao về phẩm chất và năng lực chuyên môn sư phạm. Chính vì
vậy, cần phải có sự nghiên cứu một cách nghiêm túc để xây dựng được một hệ
thống lý luận, tập hợp được các kinh nghiệm nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho
việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên ngày càng tốt hơn.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiểu học là bậc học có ý nghĩa quan trọng,
là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành phát triển toàn diện nhân
cách của con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn
bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Đội ngũ giáo viên tiểu học phải hội tụ được một
cách đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, trình độ sư phạm, trình độ
chuyên môn... để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tiểu học nói riêng và mục tiêu giáo
dục phổ thông nói chung.
Thực tiễn quản lý giáo dục tiểu học ở Thành phố Thái Bình cho thấy đội ngũ
giáo viên tiểu học Thành phố Thái Bình trong những năm qua tuy đã đáp ứng được

yêu cầu về số lượng và bước đầu đã có sự tiến bộ về chất lượng, nhưng trước yêu
cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới, trước yêu cầu của thay sách giáo
khoa phổ thông thì vấn đề trên vẫn còn có những bất cập. Đó là:

1


Sự phân bố giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố chưa hợp lý. Một số
vùng thuận lợi, giáo viên thừa. Trong khi đó một số xã khó khăn tình trạng thiếu
giáo viên tiếp tục diễn ra. Sở dĩ có tình trạng trên là do các cơ quan tuyển dụng giáo
viên căn cứ số lớp, số giáo viên toàn thành phố để tính biên chế và công tác quản lý,
điều động giáo viên chưa hợp lý.
Một bộ phận giáo viên tiểu học do được đào tạo cấp tốc, trình độ kiến thức
phổ thông hạn chế nên nghiệp vụ sư phạm không vững vàng, trình độ chuyên môn
yếu, chưa hội tụ đủ uy tín với học sinh. Do lịch sử để lại nên hiện nay thành phố
Thái Bình vẫn tiếp tục phải sử dụng một số lượng giáo viên như thế. Trong khi đó,
hàng năm một số lượng không nhỏ giáo viên tiểu học có trình độ cao (Cao đẳng và
Đại học tiểu học) lại không được tuyển dụng do không có chỉ tiêu biên chế. Đây là
điều mâu thuẫn đòi hỏi Thành phố Thái Bình phải giải quyết để tạo tiền đề nâng cao
chất lượng giáo dục tiểu học trên địa bàn thành phố. Cũng do trình độ đào tạo như
vậy nên một bộ phận giáo viên tiểu học không theo kịp với yêu cầu đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông hiện nay.
Một vấn đề cần đặt ra nữa đó là tình trạng "già hoá" đội ngũ giáo viên tiểu
học trong tương lai 10 năm tới. Nguyên nhân là do trước đây do công tác tuyển
dụng giáo viên tiểu học với tốc độ nhanh nên những năm gần đây, tỉnh không cho
phép tuyển thêm giáo viên trẻ, được đào tạo bài bản chính quy do đã đủ giáo viên.
Đây là vấn đề đã và đang gây ra sự lãng phí chất xám trên địa bàn thành phố.
Trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam từ nay đến 2020, ngành GDĐT rất coi trọng đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên ở các cấp
học, bậc học. Những năm gần đây, có nhiều cuốn sách chuyên khảo, đề tài nghiên
cứu các cấp, luận án tiến sỹ, bài viết đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành

của một số tác giả đã bàn về vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên nói chung và đội
ngũ giáo viên tiểu học nói riêng. Trong các công trình khoa học, các tác giả đã đề
cập đến vai trò của đội ngũ nhà giáo, đến yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu và
đề xuất một số giải pháp để thực hiện phát triển đội ngũ này. Có thể kể đến một số
công trình khoa học như:
- Sự phát triển đội ngũ nhân viên của các tác giả KENJONES và
REID [35, Tr.564].

2


- Lãnh đạo và quản lý nhân viên nhằm đạt thành tích cao hơn của
Max Sawatzki [25, Tr.173].
- Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI của tác
giả Trần Khánh Đức có đề cập đến phát triển đội ngũ nhà giáo [27].
- Đã có nhiều luận văn nghiên cứu về đề tài xây dựng và phát triển đội ngũ
giáo viên, ở các cấp học, các cơ sở giáo dục, các địa bàn khác nhau như:
+ Nguyễn Thị Lệ Chung (Luận văn Thạc sĩ QLGD, Đại học Quốc gia Hà
Nội
Nhìn chung, tác giả đã góp phần bổ sung nhằm hoàn thiện cơ sở lý luận về
vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường phổ thông. Các công
trình khoa học của các tác giả nói trên đều mang tính đặc thù ở từng địa phương,
từng bậc học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên,
cho đến nay chưa có công trình nào đề cập một cách hệ thống và đi sâu vào nghiên
cứu xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học thành phố Thái Bình đến
năm 2020 theo chuẩn nghề nghiệp.
Các cấp quản lý giáo dục thành phố Thái Bình đã thấm nhuần Nghị quyết
Trung ương 3 khóa VIII, Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng về tiếp tục đổi
mới công tác cán bộ, Nghị quyết Trung ương 6 khóa IX, Nghị quyết 11 của Bộ
Chính trị khóa IX, Nghị quyết Đảng bộ thành phố Thái Bình lần thứ XIV, kế hoạch

số 79-KH/TU ngày 11-8-2004 của Thành phố uỷ Thành phố Thái Bình thực hiện
chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao
chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tuy nhiên, việc tìm hiểu,
phân tích đánh giá và xây dựng các biện pháp cho việc phát triển đội ngũ giáo viên
chưa được nghiên cứu với tư cách như một đề tài khoa học. Các đánh giá chủ yếu
dựa trên thực tiễn và kinh nghiệm, chưa được xây dựng hoàn chỉnh trên cơ sở lý
luận khoa học nên hiệu quả chưa cao.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, cần thiết phải có những giải pháp quản
lý mang tính chiến lược và các biện pháp cụ thể để phát triển đội ngũ giáo viên tiểu
học của thành phố Thái Bình. Mục tiêu cuối cùng của việc làm trên là tạo ra được
một đội ngũ giáo viên trong các trường tiểu học phát triển đủ về số lượng, chuẩn
hoá và đồng bộ về trình độ chuyên môn, cân đối giữa các trường, có sự kế thừa để

3


đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới giáo dục, góp phần nâng cao
hiệu quả và chất lượng giáo dục tiểu học của thành phố Thái Bình trong những năm
sắp tới.
Nhận thức được điều này, nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của địa
phương tác giả chọn đề tài: “Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa
bàn thành phố Thái Bình theo chuẩn nghề nghiệp”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vấn đề có liên quan, đề tài đề
xuất một số biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên bậc tiểu học thành
phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình theo chuẩn nghề nghiệp. Trên cơ sở đó, góp phần
tham mưu cho các cấp quản lý trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên tiểu học đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, nâng cao
chất lượng dạy học tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh
Thái Bình.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học
theo chuẩn nghề nghiệp.
- Đánh giá thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên bậc Tiểu học của
thành phố Thái Bình, Tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học tại
thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình theo chuẩn nghề nghiệp.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Phát triển đội ngũ giáo viên bậc Tiểu học thành phố Thái Bình- Tỉnh Thái
Bình.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong phạm vi quản lý phát triển
đội ngũ giáo viên bậc Tiểu học ở thành phố Thái Bình - Tỉnh Thái Bình theo chuẩn
nghề nghiệp trong bối cảnh đổi mới.

4


Về đánh giá thực trạng giáo dục Tiểu học và đội ngũ giáo viên bậc Tiểu học ở
thành phố Thái Bình -Tỉnh Thái Bình xin được giới hạn trong giai đoạn 2008 - 2015
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Vì sao phải quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ?
- Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học cần bắt đầu từ đâu ?
- Phải làm như thế nào để quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo
chuẩn nghề nghiệp trong bối cảnh đổi mới.
7. Giả thuyết khoa học
Đội ngũ giáo viên bậc Tiểu học thành phố Thái Bình- Tỉnh Thái Bình sẽ phát

triển một cách hài hoà trên cả 3 phương diện cơ bản: quy mô, cơ cấu và chất lượng,
nếu có một số giải pháp đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế của các trường
trong thành phố, tiếp cận theo chuẩn nghề nghiệp và lý thuyết phát triển nguồn nhân
lực.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên
bậc Tiểu học ở cả nước nói chung và của tỉnh Thái Bình nói riêng.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứ u lý luâ ̣n : phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các tài
liệu khoa học để tổng quan cơ sở lý luận của đề tài;
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
+ Khảo sát bằng câu hỏi: Hỏi cán bộ quản lý các cấp Sở GD, Phòng GD&ĐT,
các trường tiểu học và giáo viên tiểu học trên địa bàn về thực trạng đội ngũ và phát
triển đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn. Về tính cấp thiết và khả thi của các giải
pháp đề xuất.
+ Tổng kết khái niệm thực tiễn thông qua báo cáo hàng năm của Sở GD,
Phòng GD và các trường về phát triển đội ngũ giáo viên
+ Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia về các vấn đề lý luận,
thực tiễn, đề xuất giải pháp thông qua trao đổi, toạ đàm, phỏng vấn trực tiếp.
+ Phương pháp thống kê: Để thống kê và xử lý dữ liệu thu được trong khảo sát.
- Nhóm các phương pháp khác
10. Nội dung
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung Luận văn được kết cấu 3 chương:

5


Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo
chuẩn nghề nghiệp

Chương II: Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học của thành phố
Thái Bình, tỉnh Thái Bình
Chương III: Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở thành phố
Thái Bình, tỉnh Thái Bình theo chuẩn nghề nghiệp
Chƣơng 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO CHUẨN
NGHỀ NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Quản lý, quản lý giáo dục
- Quản lý
Từ điển Anh Việt - Viện Ngôn ngữ học định nghĩa: Quản lý (management)
có nghĩa là điều hành, điều khiển, tổ chức một công việc, một tổ chức, một tập thể...
theo yêu cầu nhất định [28, 1060]
Theo từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học: "Quản lý là trông coi, giữ gìn
theo những yêu cầu nhất định; Là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những
yêu cầu nhất định" [29, 800]
“Quản lý” là từ Hán Việt được ghép giữa từ “quản” và từ “lý”. “quản” là
sự trông coi, chăm sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái ổn định. “lý” là sự sửa sang, sắp
xếp, làm cho nó phát triển. Như vậy, “quản lý” là trông coi, chăm sóc, sửa sang làm
cho nó ổn định và phát triển.
Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước của Học viện Chính quốc gia Hồ
Chí Minh chỉ rõ: “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội
và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt
tới mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý” [16, 8].
Trong lịch sử nhân loại có nhiều danh nhân nổi tiếng đã đề cập đến vấn đề
quản lý, chức năng quản lý, đặc trưng của quản lý... ở từng góc độ khác nhau.
C.Mác cũng đã nói đến tới sự cần thiết của quản lý, coi quản lý là một đặc
điểm vốn có, bất biến về mặt lịch sử của đời sống xã hội. Ông viết: "Bất cứ lao
động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn


6


u yờu cu phi cú mt s ch o iu hũa nhng hot ng cỏ nhõn. S ch
o ú phi l nhng chc nng chung, tc l nhng chc nng phỏt sinh t s
khỏc nhau gia s vn ng chung ca c th sn xut vi nhng vn ng cỏ nhõn
ca nhng khớ quan c lp hp thnh c th sn xut ú. Mt nhc s c tu thỡ
t iu khin ly mỡnh, nhng mt dn nhc thỡ cn phi cú mt nhc trng".
Hot ng ca con ngi ngy cng a dng, phc tp nờn qun lý cng a
dng, phc tp v phong phỳ. Chớnh s a dng, phc tp v phong phỳ ú cho nờn
cú nhiu quan nim khỏc nhau v khỏi nim qun lý. Di õy l mt s quan nim
ch yu.
Cỏc quan nim ca cỏc tỏc gi nc ngoi v qun lý.
Harold Koontz, Cyril Odonnell v Heinz Weihrich cho rng: Qun lý l
hot ng m bo s phi hp gia n lc cỏc cỏ nhõn nhm m bo mc tiờu
qun lý trong iu kin chi phớ thi gian, cụng sc, ti lc, vt lc ớt nht t c
kt qu cao nht [14, 33].
Cỏc quan nim ca cỏc tỏc gi trong nc v qun lý
Theo tỏc gi Nguyn Bỏ Dng: Hot ng qun lý l s tỏc ng qua li
mt cỏch tớch cc gia ch th qun lý v i tng qun lý qua con ng t
chc, l s tỏc ng iu khin, iu chnh tõm lý v hnh ng ca cỏc i tng
qun lý, lónh o cựng hng vo hon thnh nhng mc tiờu nht nh ca tp th
v xó hi [17, 55]
Theo tỏc gi Nguyn Ngc Quang: "Qun lý l nhng tỏc ng cú nh
hng, cú k hoch ca ch th qun lý n i tng b qun lý trong t chc
vn hnh t chc, nhm t mc ớch nht nh" [18, 5]
Theo Phan Vn Kha, Quản lý là một tập hợp các hoạt động lập kế
hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các quá trình tự nhiên, xã hội, khoa học, kỹ
thuật và công nghệ đề chúng phát triển hợp quy luật, các nguồn lực (hiện hữu và

tiềm năng) vật chất và tinh thần, hệ thống tổ chức và các thành viên thuộc hệ thống,
các hoạt động để đạt đ-ợc các mục đích đã định.
i tng qun lý khụng thun tỳy l con ngi, tp th ngi, t chc nh
mt s ý kin, m chỳng rt a dng. ối t-ợng của quản lý, tr-ớc hết bao gồm các
hệ thống kinh tế - xã hội và sự vận hành của các hệ thống; Các tổ chức, cơ quan, đơn
vị và hoạt động của chúng; Con ng-ời và các hoạt động của con ng-ời; các nguồn
lực vật chất và phi vật chất; Các quá trình phát triển tự nhiên, xã hội, mụi trng,

7


kinh tế, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, c nhng yu t vt cht v phi vt cht.
Trong phạm vi nhà tr-ờng, phạm vi các đối t-ợng quản lý bao gồm: đào tạo, nghiên
cứu khoa học và dịch vụ trong nội bộ nhà tr-ờng và dịch vụ xã hội, vi cỏc hot
ng c th (nh hot ng dy hc, hot ng giỏo dc), qun lý c s vt cht
v phng tin dy hc, qun lý ti chớnh, ..) [Phan Vn Kha, Qun lý nh nc
v giỏo dc, NXB i hc Quc gia H Ni, 2007]
Trờn c s phõn tớch cỏc ý kin ca cỏc nh khoa hc v qun lý thỡ hin nay
cỏc nh nghiờn cu thng nht qun lý l mt quỏ trỡnh tỏc ng cú ch nh, hng
ớch ca ch th qun lý lờn i tng qun lý nhm to ra cỏc hot ng hng ti
t mc ớch chung ca t chc di s tỏc ng ca mụi trng.
Cỏc khỏi nim trờn õy, tuy khỏc nhau v cỏch din t, song chỳng cú chung
nhng nột c trng c bn ch yu sau õy:
- Hot ng qun lý c tin hnh trong mt t chc hay mt nhúm xó
hi.
- Hot ng qun lý l nhng tỏc ng cú tớnh hng ớch.
- Hot ng qun lý l nhng tỏc ng phi hp n lc ca cỏc cỏ nhõn, t
chc nhm thc hin mc tiờu ca t chc.
Hot ng qun lý cú th biu din qua s sau:
Cụng c

qun lý

Ch th
Qun lý

Mụi trng
qun lý

Mc tiờu
Qun lý

i tng
Qun lý

Phng phỏp
Qun lý

S 1: Mụ hỡnh v qun lý
Nh vy, qun lý l s tỏc ng liờn tc cú t chc, cú nh hng ca ch
th qun lý lờn i tng qun lý bng mt h thng lut l, cỏc chớnh sỏch, cỏc

8


nguyờn tc, cỏc phng phỏp v bin phỏp c th nhm to ra mụi trng v iu
kin cho s phỏt trin ca i tng.
Qun lý th hin vic t chc, iu hnh, tp hp con ngi, cụng c,
phng tin, ti chớnh..., kt hp cỏc yu t ú vi nhau nhm t mc tiờu nh
trc. Vi ý ngha ú, chỳng ta cú th khng nh thờm rng qun lý khụng ch l
khoa hc, ngh thut thỳc y s phỏt trin xó hi m cũn ũi hi s khụn khộo,

linh hot, mm do, sỏng to, nhy cm v tinh t rt cao;
Các chủ thể QL thực hiện quản lý các đối t-ợng thông qua các chức năng cơ
bản. Quản lý của mỗi hệ thống có thể phân thành 2 cấp, bao gồm: quản lý nhà n-ớc
và quản lý tác nghiệp tại các cơ sở. Chủ thể quản lý nhà n-ớc (NN): các cơ quan
quản lý NN và các nhà quản lý tại các cơ quan quản lý nhà n-ớc. Đó là chủ thể duy
nhất quản lý xã hội, toàn dân, toàn diện và bằng pháp luật với bộ máy Nhà n-ớc
gồm 3 quyền: lập pháp, hành pháp, t- pháp. Đó là điểm khác cơ bản giữa Nhà n-ớc
với các chủ thể quản lý khác: Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các
tổ chức xã hội.
Hiện nay đang tồn tại một số cách phân loại các chức năng của quản lý. Tuỳ
theo mục đích và đặc thù về công việc, cấu trúc tổ chức của đơn vị mà các chủ thể
quản lý có thể lựa chọn cách phân loại chức năng quản lý cho phù hợp. Ví dụ phân
loại bảy (7) chức năng quản lý, bao gồm: 1). Dự đoán; 2). Kế hoạch hoá; 3). Tổ
chức; 4). Động viên; 5). Điều chỉnh; 6). Kiểm tra; 7). Đánh giá (Trích theo Hồ Văn
Vĩnh, Chủ biên. Giáo trình khoa học quản lý. Giáo trình dùng cho hệ cử nhân chính
trị. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, tr. 55 - 63). Có tác giả chia các chức
năng quản lí ra làm 5 loại.
Tác giả Phan Văn Kha cho rằng, để thuận lợi trong công tác quản lí và
nghiên cứu phục vụ quản lí trong các lĩnh vực có thể sử dụng cách phân loại 4 chức
năng quản lí bao gồm: Lập kế hoạch hoá; tổ chức; chỉ đạo, lãnh đạo và kiểm tra,
đánh giá (Hình 2).

9


Môi tr-ờng bên ngoài

Lập

kế


Tổ chức

hoạch

Kiểm tra

Lãnh đạo

Hình 2 : Bản chất quá trình quản lý
Nguồn: Phan Vn Kha, Qun lý nh nc v giỏo dc, NXB i hc Quc gia H
Ni, 2007
Bản chất và nội hàm của các chức năng quản lý đ-ợc thể hiện d-ới đây [Phan
Vn Kha, Qun lý nh nc v giỏo dc, NXB i hc Quc gia H Ni, 2007]:
Lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng quản lý, có ý
nghĩa quyết đinh tới sự tồn tại và phát triển của mỗi hệ thống nói chung và các hoạt
động cụ thể nói riêng. Kế hoạch là văn bản, trong đó xác định những mục tiêu, các
hoạt động, các qui định, cách thức và b-ớc đi cụ thể trong một thời hạn nhất định,
trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân trong tổ chức, phân bổ thời gian thực hiện và
các điều kiện để triển khai các hoạt động nhằm đạt đ-ợc những mục tiêu đề ra. Có

10


thể hiểu lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu, hệ thống các hoạt động,
thi gian thc hin v các điều kiện đảm bảo thực hiện đ-ợc các mục tiêu đó.
Tổ chức là quá trình xác định cấu trúc tổ chức của hệ thống theo các đơn vị
trực thuộc với các chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị và cá nhân rõ ràng và cơ
chế phối hợp nhằm đảm bảo thực thi các chức năng, nhiệm vụ h-ớng tới mục tiêu
chung của toàn hệ thống, đồng thời tổ chức triển khai các công việc, hoạt động cụ

thể (phân bổ công việc và quyền hành và các nguồn lực cần thiết cho các thành
viên, tổ chức thực hiện các công việc đ-ợc phân công) nhằm đạt đ-ợc các mục tiêu
của các hoạt động một cách có hiệu quả.
Lãnh đạo, chỉ đạo là điều hành, điều khiển, tác động, huy động và giúp đỡ
những cán bộ d-ới quyền thực hiện những nhiệm vụ đ-ợc phân công nhằm thực hiện
đ-ợc các mục tiêu của hệ thống. Trong công tác chỉ đạo cần đặc biệt quan tâm và
th-ơng xuyên bám sát kế hoạch tổng thể và kế hoạch cụ thể, chi tiết thực hiện từng
nhóm công việc, công việc có trong kế hoạch tổng thể. Trong công tác chỉ đạo, các
nhà quản lý cần tạo mọi điều kiện, huy động các nguồn lực trong điều kiện cho
phép, trong khuôn khổ kế hoạch đã đ-ợc phê duyệt, hỗ trợ các thủ tục hành chính và
cơ chế giúp đội ngũ d-ới quyền thực hiện tốt các nhiệm vụ đ-ợc phân công.
Kiểm tra là xem xét quá trình hoạt động hệ thống, những kết quả đạt đ-ợc và
đánh giá phù hợp so với kế hoạch đã đ-ợc phê duyệt và mục tiêu đề ra. Tr-ớc đây,
kiểm tra đ-ợc hiểu theo nghĩa hẹp hơn, là việc tìm lỗi và đ-a ra ph-ơng án khắc
phục, hệ thống OTK trong các doanh nghiệp đ-ợc thành lập để thực hiện chức năng
này. Ngày nay, kiểm tra, kiểm soát chất l-ợng đ-ợc hiểu theo nghĩa rộng hơn,
h-ớng vào việc phòng ngừa là chính, bao gồm kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh quá
trình đảm bảo đạt đ-ợc kết quả đàu ra của hệ thống theo mục tiêu đã đ-ợc xác
định. Mục đích của kiểm tra là giám sát sao cho hệ thống vận hành theo đúng kế
hoạch, theo đúng những chuẩn mực quy định, lấy phòng ngừa là chính, phát hiện
kịp thời những sai lệch, sai sót nảy sinh trong suốt quá trình vận hành của hệ thống,
xác định nguyên nhân và tìm ra những biện pháp điều chỉnh, khắc phục và sửa chữa
kịp thời.

11


- Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành trên nền tảng của khoa
học quản lý nói chung. Cũng giống như khái niệm quản lý, khái niệm QLGD

cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Ở đây tác giả chỉ đề cập tới khái niệm
QLGD trong phạm vi quản lý một hệ thống giáo dục mà hạt
nhân của hệ thống là các cơ sở trường học.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là điều
hành phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ theo yêu cầu
phát triển của xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên,
công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người. Cho nên quản
lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân” [1].
Những khái niệm về QLGD tuy có những cách diễn đạt khác nhau
nhưng nhìn chung đều là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với
quy luật khách quan của chủ thể quản lý ở các cấp lên đối tượng quản lý
nhằm đưa hoạt động giáo dục của từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt
tới mục tiêu đã định.
Trong quản lý giáo dục chủ thể quản lý ở các cấp chính là bộ máy quản
lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương, còn đối tượng quản lý chính là
nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động thực hiện chức năngcủa
giáo dục đào tạo. Có thể hiểu một cách cụ thể là:
- Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có kế hoạch, có ý tưởng, có
mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý.
- Quản lý giáo dục là sự tác động lên tập thể GV, HS và các lực lượng
giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng phối hợp tác
động tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường để đạt mục đích đã
định.
Trên cơ sở lý luận chung ta thấy rằng cốt lõi của nội dung QLGD là hoạt
động dạy học của GV và hoạt động của HS nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc
hình thành nhân cách của học sinh.

12



1.1.2. Phát triển
Theo từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học phát triển có nghĩa là: "Biến
đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến
phức tạp" [29, 769].
Theo từ điển Anh Việt - Viện Ngôn ngữ học thì "phát triển" (develop) có
nghĩa là: "Làm cho ai/cái gì tăng trưởng dần dần; trở nên hoặc làm cho trưởng
thành hơn, tiến triển hơn hoặc có tổ chức hơn”. [28, 476].
Từ điển triết học: "Phát triển là một quá trình vận động từ thấp đến cao, từ
đơn giản đến phức tạp, theo đó cái cũ biến mất và cái mới ra đời. Đối với sự phát
triển, nét đặc trưng là hình thức xoáy trôn ốc. Mọi quá trình riêng lẻ đều có sự khởi
đầu và kết thúc. Trong khuynh hướng, ngay từ đầu đã chứa đựng sự kết thúc của
phát triển, còn việc hoàn thành một chu kỳ phát triển lại đặt cơ sở cho một chu kỳ
mới, trong đó không tránh khỏi sự lặp lại một số đặc điểm của chu kỳ đầu tiên. Phát
triển là một quá trình nội tại: bước chuyển từ thấp lên cao xảy ra bởi vì trong cái
thấp đã chứa đựng dưới sự tiềm tàng những khuynh hướng dẫn đến cái cao là cái
thấp đã phát triển. Đồng thời, chỉ ở một mức độ phát triển khá cao thì những mầm
mống của cái cao chứa đựng trong cái thấp mới bộc lộ ra và lần đầu tiên mới trở
nên dễ hiểu”...
Nói một cách khái quát, phát triển là sự vận động đi lên của mọi sự vật và
hiện tượng tuân theo những quy luật nội tại khách quan của chúng.
Từ những khái niệm trên, tác giả cho rằng phát triển bao gồm 3 yếu tố là:
tăng cường số lượng, điều chỉnh cơ cấu và nâng cao chất lượng.
1.1.3. Đội ngũ giáo viên tiểu học
- Giáo viên: Theo Từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học, giáo viên là:
“Người dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương ” [29, 395].
Luật Giáo dục (2005) qui định tại điều 70, mục 1, chương IV: "Nhà giáo là
người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, các cơ sở giáo dục
khác”
Cũng trong Luật Giáo dục 2005 tại điều 70, mục 1, chương IV ghi: "Nhà
giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề

nghiệp gọi là giáo viên”.

13


- Đội ngũ: Từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học nêu khái niệm: “Đội
ngũ là tập hợp một số đông người, cùng chức năng nghề nghiệp thành một lực
lượng ” [29, 328].
Khái niệm đội ngũ dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách khá rộng rãi
như: đội ngũ trí thức, đội ngũ thanh niên xung phong, đội ngũ giáo viên…
Tuy nhiên, ở một nghĩa chung nhất chúng ta hiểu: Đội ngũ là tập hợp một số
đông người, hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể
cùng nghề nghiệp hoặc khác nghề, nhưng có chung mục đích xác định; họ làm việc
theo kế hoạch và gắn bó với nhau về lợi ích vật chất và tinh thần cụ thể.
Như vậy, khái niệm về đội ngũ có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, nhưng
đều thống nhất: Đó là một nhóm người, một tổ chức, tập hợp thành một lực lượng
để thực hiện mục đích nhất định.
Từ những khái niệm trên cho thấy rõ: Đội ngũ giáo viên tiểu học là tập
hợp những nhà giáo giảng dạy trong các trường, các cơ sở giáo dục bậc tiểu học.
Đối tượng giảng dạy, giáo dục của họ là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi.
1.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
1.2.1. Vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói
riêng
Đội ngũ giáo viên là những người lao động có nghiệp vụ sư phạm được xã
hội phân công làm nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ. Vị trí của đội ngũ này ngày càng
được xã hội đánh giá cao. Trong bài phát biểu nhân dịp về thăm trường Đại học sư
phạm thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 31-08-1998 đồng chí Tổng Bí thư Lê
Khả Phiêu đã nhấn mạnh: “Đội ngũ giáo viên là lực lượng cốt cán biến các mục
tiêu giáo dục thành hiện thực. Đây là nói vai trò của người thầy, vị trí của người
thầy trong sự nghiệp trồng người, cả xã hội cùng chăm lo sự nghiệp trồng người,

mà trồng người thì thầy giáo giữ vai trò quyết định. Xã hội tôn vinh thầy giáo,
nhưng tôn vinh thì chưa đủ mà xã hội phải coi trọng sự nghiệp đào tạo và bồi
dưỡng thầy giáo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thầy giáo đảm đương sứ mệnh vinh
quang đó” (Trích bài phát biểu của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam khoá
VIII Lê Khả Phiêu tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội - 8/1998)

14


Giáo viên là người lao động trí óc chuyên nghiệp, đòi hỏi tính khoa học,
tính nghệ thuật và tính sáng tạo. Người giáo viên không chỉ làm việc ở nơi công sở
mà còn ở tại gia đình, không chỉ trong giờ hành chính mà còn còn cả ngoài giờ.
Do đó nghề giáo đòi hỏi người giáo viên phải tự học tập suốt đời.
Trước hết nghề giáo phải đảm bảo tính khoa học: Muốn dạy học và giáo dục
có hiệu quả, người giáo viên phải có kiến thức khoa học của từng bộ môn. Ngoài ra
còn phải có các kiến thức khoa học giáo dục, nắm vững các quy luật phát triển tâm
sinh lý của học sinh để hình thành nhân cách cho các em theo mục tiêu của cấp học.
Nghề giáo còn đòi hỏi phải có tính nghệ thuật: Bởi vì nghề giáo luôn phải có
mối quan hệ “liên nhân cách”, phải tổ chức ứng xử giữa con người với con người
nên nghề này đòi hỏi người giáo viên phải khéo ứng xử sư phạm, biết vận dụng các
phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục. Khi tiến hành giáo dục người giáo
viên phải dựa vào tình huống và con người cụ thể để có phương pháp giáo dục thích
hợp và hiệu quả nhất.
Mỗi học sinh là một nhân cách đang hình thành và phát triển. Sự phát triển
đó chứa đầy biến động. Vì thế lao động của người giáo viên không cho phép dập
khuôn máy móc mà đòi hỏi phải có nội dung phong phú, cách thức tiến hành sáng
tạo ở từng tình huống sư phạm.
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo trong nhà
trường. Chất lượng của quá trình đó thể hiện chủ yếu ở chất lượng của sản phẩm
giáo dục. Đó chính là trình độ phát triển nhân cách của học sinh sau khi kết thúc

một quá trình đào tạo (Kết thúc bậc học, lớp học, giai đoạn học tập...).
Chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung và ở từng học sinh nói riêng là kết
quả tổng hợp của rất nhiều yếu tố: nguồn lực đầu tư, môi trường học tập, trình độ
quản lý, phẩm chất và năng lực đội ngũ giáo viên... Tuy vậy, giáo viên vẫn luôn là
người làm việc trực tiếp với học sinh, là người điều khiển quá trình dạy học, là yếu
tố chủ đạo trong quá trình giáo dục. Thông qua việc sử dụng các phương pháp,
phương tiện giáo dục thích hợp và thông qua chính nhân cách của mình giáo viên
trực tiếp tác động lên nhân cách của học sinh. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII
đã chỉ ra rằng: "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã
hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, tài” [2, 40]. Lực lượng giáo viên vừa là

15


×