Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ĐỐI VỚI SẢN LƯỢNG VÀ VIỆC LÀM Ở VIÊT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2013 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.05 KB, 12 trang )

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ĐỐI
VỚI SẢN LƯỢNG VÀ VIỆC LÀM Ở VIÊT NAM TRONG GIAI ĐOẠN
2013- 2017
PHẦN 1: LÝ THUYẾT
Chính sách tài khóa
1. Chính sách tài khóa là những nỗ lực của Chính phủ nhằm tác động lên định
hướng phát triển của nền kinh tế thông qua sự thay đổi trong kế hoạch chi
tiêu chính phủ và thuế khóa
2. Tác động
- Trong ngắn hạn, CSTK tác động đến sản lượng thực tế và lạm phát để ổn
định nền kinh tế
- Trong dài hạn, CSTK hướng đến điều chỉnh cơ cấu kinh tế và tăng trưởng
sản lượng
3. Mục tiêu
- Tăng trưởng sản lượng, thúc đẩy tăng truowbgr kinh tế.
- Tạo công ăn việc làm đầy đủ cho người lao động.
- Ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát.
- Cân bằng cán cân thương mại
II.
Tác động của chính sách tài khóa đến sản lượng và việc làm trong mô hình
AD-AS
 Xét trong nền kinh tế đóng có:
I.

Mô hình tổng cầu : AD = C + I + G
Sản lượng cân bằng khi AD=Y
Đặt
là số nhân chi tiêu trong nền kinh tế
Suy ra



Kết luận:
Giả sử nền kinh tế có mức sản lượng thấp hơn mức sản lượng tiềm năng
Y*. Lúc này nền kinh tế đang ở trong tình trạng suy thoái , thất nghiệp cao.




Các doanh nghiệp làm ăn đình trệ, không muốn đầu tư thêm, các gia đình
cũng không muốn chi tiêu thêm. Dẫn đến tổng cầu hàng hóa và dịch vụ
giảm, sản lượng của nền kinh tế thấp hơn mức sản lượng tiềm năng, người
lao động bị đẩy vào tình trạng mất việc dẫn đến thất nghiệp gia tăng.
 Lúc này Chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa đề đưa nề kinh tế về
điểm cân bằng E0 để giảm thất nghiệp và mở rộng tổng cầu AD.
1. Chính sách tài khóa lỏng
Trường hợp 1: Chính phủ tăng mức chỉ tiêu G. ( đồ thị + phân tích đồ thị)

Tổng cầu tăng:
Sản lượng cân bằng tăng:
Kết luận:
Khi chính phủ tăng chi tiêu làm tổng cầu AD tăng. Từ đó giá tăng, sản
lượng tăng và thất nghiệp giảm.
- Do giá cả thị trường tăng, các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho sản xuất
để đạt mục tiêu nâng cao lợi nhuận. Từ đó, tạo ra nhiều việc làm, làm cho tỉ
lệ thất nghiệp giảm xuống.
Trường hợp 2: Chính phủ giảm thuế . (đồ thị + phân tích đồ thị
-





-

Thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước, là một phần quan trọng
của chính sách tài khóa trong kinh tế vĩ mô.
thì tăng.
Khi đó tổng cầu tăng:
Sản lượng cân bằng tăng:

Đồ thị
-



Kết luận: Khi chính phủ giảm thuế, thu nhập dành cho tiêu dùng của người
dân tăng lên, khuyến khích các gia đình chi tiêu nhiều hơn. Các doanh
nghiệp cũng đầu tư nhiều hơn cho sản xuất. Dẫn đến tổng cầu được mở
rộng, giá cả thị trường tăng, sản lượng cân bằng tăng và việc làm tăng, thất
nghiệp giảm.
Trường hợp 3: Chính phủ đồng thời tăng chi tiêu và giảm thuế. ( đồ thị +
phân tích đồ thị)


-

Tổng cầu tăng:

-

Sản lượng cân bằng tăng:


-



Kết luận: Khi đồng thời tăng chi tiêu và giảm thuế tác động làm tổng cầu
AD tăng. Từ đó giá tăng đến mức giá cân bằng, sản lượng tăng đến mức
sản lượng cân bằng và thất nghiệp giảm
2. Chính sách tài khóa chặt
Trong tình hình nền kinh tế phát triển " quá nóng ", sản lượng của nền kinh
tế vượt quá mức sản lượng cân bằng, giá cả thị trường leo thang , xuất hiện
lạm phát.
Lúc này, chính phủ cần giảm lạm phát bằng cách cắt giảm lạm phát bằng
cách cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế để giảm mức chỉ tiêu chung (tổng cầu
AD giảm), giảm mức sản lượng và kiềm chế lạm phát.
Trường hợp 1: Chính phủ giảm chi tiêu G. ( Đồ thị + phân tích đồ thị)


-



Chi tiêu chính phủ giảm:
Khi đó tổng cầu AD giảm:
Sản lượng cân bằng giảm:
Kết luận: Trường hợp này khi Chính phủ giảm chi tiêu G làm cho tổng cầu
thu hẹp, từ đó làm cho mức sản lượng và giá cả giảm xuống. Tốc độ lạm
phát chững lại. Việc này cũng ảnh hưởng tới các doanh nghiệp, khiến họ
giảm đầu tư cho sản xuất, thất nghiệp tăng. Như vậy nền kinh tế trở về đạt
mức cân bằng tại E0.
Trường hợp 2: Chính phủ tăng thuế T. (đồ thị + phân tích đồ thị)



-

thì giảm
Khi đó tổng cầu giảm:
Sản lượng cân bằng giảm:

Trường hợp 3: Khi Chính phủ đồng thời giảm chi tiêu và tăng thuế. (đồ thị +
phân tích đồ thị)



-


-

Tổng cầu giảm:
Sản lượng cân bằng tăng:

Kết luận: Khi Chính phủ kết hợp giảm chi tiêu và tăng thuế, tương tự sẽ tác
động làm tổng cầu thu hẹp, sản lượng, giá cả giảm xuống và thất nghiệp
tăng lên.
 Xét trong nền kinh tế mở có:
T=+t.Y
IM=+MPM.Y
AD=+++--MPC.T+.Y=Y
Y0=Y’0 = (C+I+G+NX) m’’= Số nhân chi tiêu nền kinh tế mở
mt= Số nhân chi tiêu của thuế ở nền kinh tế mở

- Số nhân chi tiêu luôn có giá trị dương. Số nhân chi tiêu càng lớn, thu nhập
của nền kinh tế càng lớn
- Số nhân của thuế mang dấu (-) hàm ý thuế có tác động ngược chiều với
thu nhập và sản lượng
- Số nhân chi tiêu là đại lượng cho ta biết khi các thành phần của chi tiêu
tăng thêm 1 đơn vị thì sản lượng cân bằng tăng thêm bao nhiêu đơn vị
- Trong ngắn hạn khi nền kinh tế chưa đạt mức sản lượng tiềm năng thì chỉ
cần thay đổi nhỏ các thành phần của chi tiêu như C,I,G,X thì sản lượng cân
bằng tăng lên gấp bội nhờ tốc độ khuyech đại của số nhân
Tuy nhiên nền kinh tế phát triển, tăng trưởng, sản lượng cần bằng sản
lượng xấp xỉ sản lượng tiềm năng thì mô hình số nhân kém hiệu quả
-

PHẦN 2: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ĐỐI VỚI SẢN
LƯỢNG VÀ VIỆC LÀM Ở VIÊT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2013- 2017
Trong giai đoạn 2013-2017, trước diễn biến của tình hình kinh tế thế giới và trong
nước, Đảng ta đã kịp thời có những điều chỉnh chuyển nhiệm vụ trọng tâm phát
triển nhanh, bền vững sang ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, theo
đó chính sách tài khóa đã được điều chỉnh một cách chủ động, linh hoạt nhằm đảm
bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất kinh doanh. Trong
đó:
Chính sách thu được điều chỉnh theo hướng tăng cường tiềm lực tài chính cho
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh thông qua việc giảm bớt nghĩa vụ thuế


cho doanh nghiệp và người dân, tạo thêm nguồn lực cho doanh nghiệp tái đầu tư
mở rộng sản xuất kinh doanh.
Chính sách chi được tập trung chi cho con người, đảm bảo an sinh xã hội và xóa
đói giảm nghèo trên cơ sở chi tiết kiệm, chặt chẽ. Việc nâng cao hiệu quả phân bổ
nguồn lực đầu tư công tạo tiền đề cho tăng trưởng, phát triển đất nước cũng được

chú trọng.
Với những điều chỉnh trong chính sách tài khóa giai đoạn 2013-2017 đã góp phần
thực hiện các mục tiêu mà Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã đề ra, kinh tế vĩ mô ổn
định, lạm phát được kiểm soát. Tổng sản lượng qua các năm từ 2013 đến 2017 tăng
và tính trạng việc làm cũng khá hơn: tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ
tuổi lao động giảm dần.

(biểu đồ của tăng trưởng GDP Việt Năm trong các năm từ 2013 đến 2017
1

2013:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với
năm 2012, trong đó quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00%; quý III tăng
5,54%; quý IV tăng 6,04%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu
tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu
phục hồi. Trong bối cảnh kinh tế thế giới những năm qua có nhiều bất ổn,
sản xuất trong nước gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, Chính phủ tập trung
chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp thực hiện ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô nên đây là mức tăng hợp lý, khẳng định tính đúng đắn,
kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành.


Xét về góc độ sử dụng GDP năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 5,36% so với
năm 2012, đóng góp 3,72 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài
sản tăng 5,45%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm; chênh lệch xuất nhập khẩu
hàng hóa và dịch vụ đóng góp 0,08 điểm phần trăm do xuất siêu.
Lao động, việc làm
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính đến 01/01/2014 là 53,65 triệu
người, tăng 864,3 nghìn người so với cùng thời điểm năm trước
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2013 ước tính là 2,2%,

trong đó khu vực thành thị là 3,58%; khu vực nông thôn là 1,58% (Số liệu
của năm 2012 tương ứng là: 1,96%; 3,21%; 1,39%). Tỷ lệ thiếu việc làm của
lao động trong độ tuổi năm 2013 ước tính 2,77%, trong đó khu vực thành thị
là 1,48%; khu vực nông thôn là 3,35% (Số liệu của năm 2012 tương ứng là:
2,74%; 1,56%; 3,27%).
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 15-24 năm 2013 ước tính
6,36%, trong đó khu vực thành thị là 11,11%, tăng 1,94 điểm phần trăm so
với năm trước; khu vực nông thôn là 4,87%, tăng 0,62 điểm phần trăm. Tỷ lệ
thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên năm 2013 ước tính 1,21%, trong
đó khu vực thành thị là 2,29%, tăng 0,19 điểm phần trăm so với năm trước;
khu vực nông thôn là 0,72%, tăng 0,06 điểm phần trăm. Nhìn chung, tỷ lệ
thất nghiệp có xu hướng tăng lên do sản xuất vẫn gặp khó khăn làm ảnh
hưởng đến việc làm của người lao động.
2014:
-

2

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với
năm 2013, trong đó quý I tăng 5,06%; quý II tăng 5,34%; quý III tăng
6,07%; quý IV tăng 6,96%. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mức tăng
5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu
tích cực của nền kinh tế. Trong mức tăng 5,98% của toàn nền kinh tế, khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,49%, cao hơn mức 2,64% của năm
2013, đóng góp 0,61 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 7,14%, cao hơn nhiều mức tăng 5,43% của năm
trước, đóng góp 2,75 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,96%, đóng
góp 2,62 điểm phần trăm.



Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2014, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,20% so
với năm 2013, đóng góp 4,72 điểm phần trăm vào mức tăng chung (Tiêu
dùng cuối cùng của dân cư tăng 6,12%, cao hơn mức tăng 5,18% của năm
trước); tích lũy tài sản tăng 8,90%, đóng góp 2,90 điểm phần trăm.

-

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính đến thời điểm
01/01/2015 là 54,48 triệu người, tăng 782 nghìn người so với cùng thời điểm
năm trước.
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014
ước tính 53,0 triệu người, tăng 1,56% so với năm 2013.
Số người có việc làm trong quý I năm nay ước tính là 52526,2 nghìn người,
tăng 616,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; quý II là 52838,4 nghìn
người, tăng 436,1 nghìn người; quý III là 53258,4 nghìn người, tăng 520,7
nghìn người; quý IV là 53471,1 nghìn người, tăng 678 nghìn người.
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2014 là 2,45%,
thấp hơn mức 2,74% của năm 2012 và 2,75% của năm 2013
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2,08% (Quý I là
2,21%; quý II là 1,84%; quý III là 2,17%; quý IV là 2,1%.

3

2015:
- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với
năm 2014, trong đó quý I tăng 6,12%; quý II tăng 6,47%; quý III tăng
6,87%; quý IV tăng 7,01%. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mục tiêu
6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2014[1], cho thấy nền
kinh tế phục hồi rõ nét.

Quy mô nền kinh tế năm nay theo giá hiện hành đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng;
GDP bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương
đương 2109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014. Cơ cấu nền kinh tế năm
nay tiếp tục có sự chuyển dịch nhưng tốc độ chậm, trong đó khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17,00%; khu vực công nghiệp và xây
dựng chiếm 33,25%; khu vực dịch vụ chiếm 39,73% (thuế sản phẩm trừ trợ


cấp sản phẩm là 10,02%). Cơ cấu tương ứng của năm 2014 là: 17,70%;
33,21%; 39,04% (thuế là 10,05%).
Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2015, tiêu dùng cuối cùng tăng 9,12% so
với năm 2014, đóng góp 10,66 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy
tài sản tăng 9,04%, đóng góp 4,64 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm 8,62 điểm phần trăm của mức tăng
trưởng chung.
-

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước tính đến thời điểm
01/01/2016 là 54,61 triệu người, tăng 185 nghìn người so với cùng thời điểm
năm 2014. Đến thời điểm trên, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động
ước tính 48,19 triệu người, tăng 506,1 nghìn người so với cùng thời điểm
năm trước
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2015
ước tính 52,9 triệu người, tăng 142 nghìn người so với năm 2014.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2015 là 2,31% (Năm 2013
là 2,18%; năm 2014 là 2,10%) .Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi
giảm dần theo quý (Quý I là 2,43%; quý II là 2,42%; quý III là 2,35%; quý
IV là 2,12%) và giảm chủ yếu ở khu vực thành thị (Quý I là 3,43%; quý II là
3,53%; quý III là 3,38%, quý IV là 2,91%).
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2015 là 1,82%

(Năm 2013 là 2,75%; năm 2014 là 2,40%) . Tỷ lệ thiếu việc làm có xu
hướng giảm dần vào cuối năm (Quý I là 2,43%; quý II là 1,80%; quý III là
1,62%; quý IV là 1,66%)

4
-

2016:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với
năm 2015, trong đó quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,78%; quý III tăng
6,56%; quý IV tăng 6,68%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức
tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra,
nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, giá cả và thương mại
toàn cầu giảm, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển
diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng trưởng trên là một thành công,
khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp
được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa
phương cùng thực hiện.


-

5

-

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước năm 2016 ước tính là 54,4
triệu người, tăng 455,6 nghìn người so với năm 2015
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của cả nước năm 2016 ước tính
47,7 triệu người, tăng 275,9 nghìn người so với năm trước

Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2016
ước tính 53,3 triệu người, tăng 451,1 nghìn người so với năm 2015. Tỷ lệ lao
động trong độ tuổi đã qua đào tạo năm 2016 ước tính đạt 20,6%, cao hơn
mức 19,9% của năm trước.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2016 là 2,30% (Năm 2015
là 2,33%; năm 2014 là 2,10%
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2016 là 1,64%,
thấp hơn mức 1,89% của năm 2015 và 2,40% của năm 2014 .
2017:
- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 ước tính tăng 6,81% so với
năm 2016, trong đó quý I tăng 5,15%; quý II tăng 6,28%; quý III tăng
7,46%; quý IV tăng 7,65%. Mức tăng trưởng năm nay vượt mục tiêu đề ra
6,7% và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2016[2], khẳng định tính
kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo
quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước năm 2017 ước tính là 54,8
triệu người, tăng 394,9 nghìn người so với năm 2016
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của cả nước năm 2017 ước tính
48,2 triệu người, tăng 511 nghìn người so với năm trước
Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2017
ước tính 53,7 triệu người, tăng 416,1 nghìn người so với năm 2016. Tỷ lệ lao
động trong độ tuổi đã qua đào tạo năm 2017 ước tính đạt 21,5%, cao hơn
mức 20,6% của năm trước.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2017 là 2,24% (Năm 2016
là 2,30%; năm 2015 là 2,33
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2017 là 1,63%,
thấp hơn mức 1,66% của năm 2016 và 1,89% của năm 2015.




×