Chào b ạn!
Mình có đề cương lớp 10, đề cương ôn 11 (GV dùng làm bài soạn
ôn cho HS) , giáo án ôn 12, giáo án ôn 12 theo 5 hoạt động, đề cương 12 (mỗi tác
phẩm từ 5- 7 đề, trong đó có đề liên hệ với 11) , giáo án 5 hoạt động, tài liệu ôn HSG,
sáng kiến KN sưu tầm . Bạn nào cần có thể liên hệ nhé (tài liệu có tính chút phí café
pin thôi nhé)
Gmail:
Xin lỗi nếu làm phiền!
/>TIẾT 1 - 2 - 3
ÔN LUYỆN CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Những yêu cầu chung về đoạn văn nghị luận
- Những kiến thức cần có để thực hiện viết đoạn văn nghị luận
2. Về kĩ năng:
+ Phân tích đề, viết đoạn văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
+ Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một tư tưởng, đạo lí.
+ Biết huy động các kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để đoạn văn nghị luận
về tư tưởng, đạo lí.
3. Về thái độ: HS có ý thức tiếp thu, củng cố những kiến thức đã học, vận dụng để làm
tốt phần đọc - hiểu.
4. Định hướng góp phần hình thành năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghị luận.
- Năng lực giải quyết những tình huống có trong vấn đề nghị luận.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân vấn đề nghị luận.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về vấn đề nghị luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 12 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng
Ngữ văn 12; Bài soạn;
- Tư liệu tham khảo: Kĩ năng làm văn nghị luận
2. Chuẩn bị của học sinh:
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (Thực hiện trong bài mới)
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
1
- Mục tiêu: Những kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận xã hội
- Phương pháp: câu hỏi trắc nghiệm
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Ý nào sau đây không phù hợp với bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí:
A. Nội dung đem ra bàn luận là tư tưởng, đạo lí, đạo đức, lối sống của con người.
B. Bố cục bài viết có 3 phần, luận điểm chính xác, sáng tỏ, sinh động.
C. Lời văn cần trau chuốt, bóng bẩy, giàu hình ảnh.
D.Vận dụng một cách linh hoạt các thao tác lập luận
b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 10 phút)
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu:
+ Những yêu cầu chung về đoạn văn nghị luận
+ Những kiến thức cần có để thực hiện viết đoạn văn nghị luận
- Phương pháp/kĩ thuật: nêu vấn đề, Thảo luận nhóm với kỹ thuật Trình bày một phút.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1. Yêu cầu viết đoạn
1. Hình thức, nguyên tắc viết đoạn
- Đoạn văn thường được viết theo - Hình thức: Diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp,
những hình thức nào? Yêu cầu,
móc xích, song hành
nguyên tắc viết đoạn?
- Nguyên tắc viết đoạn văn:
+ Thụt vào đầu dòng (khoảng 2-3 ô li 1cm), Viết hoa
chữ cái đầu
+ Chấm hết đoạn.
+ Tuyệt đối không được xuống dòng.
2. Cấu trúc đoạn văn :
– Câu mở đoạn: Giới thiệu vấn đề (khoảng 2 – 4
Thảo luận nhóm: Từ cấu trúc của dòng).
bài văn nghị luận hãy hình thành
- Các câu phát triển đoạn: (12 – 16 dòng).
cấu trúc đoạn 200 chữ
+ Giải thích (Câu nói nêu lên vấn đề gì?)
+ Lí giải (Vì sao lại nói như thế?)
+ Dẫn chứng (Họ đã làm thế nào?)
Bình luận (Vấn đề đúng hay sai hay vừa đúng vừa
sai?)
+ Bác bỏ: (Hiện tượng trái ngược cần phê phán là
gì?)
- Câu kết đoạn: Rút ra bài học. (Bản thân và mọi
người cần phải làm gì?) (2 – 4 dòng)
Chú ý:
- Trong đoạn văn NLXH, bên cạnh việc cắt nghĩa, lí giải và đánh giá, khâu chứng minh rất
quan trọng.
+ Mỗi ý kiến đánh giá, lí giải cần phải gắn với thực tiễn đời sống để chứng minh thực tế.
+ Để đoạn văn sinh động: cần có những dẫn chứng thích hợp, dẫn chứng càng xác thực, cụ
2
thể càng có sức thuyết phục cao.
+ Hạn chế dẫn chứng từ tác phẩm văn học: bởi xét đến cùng, đó vẫn là sản phẩm của sự
sáng tạo, hư cấu, tưởng tượng.
+ Nên ngắn gọn, nhấn mạnh kèm thái độ, quan điểm đánh giá rõ ràng trên cơ sở lập trường
nhân văn và tinh thần vì sự tiến bộ chung.
- Khi liên hệ thực tế:
+ Cần có thái độ chân thành, nghiêm túc
+ Tránh cách nói sáo mòn, gượng ép, giả tạo.
Đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí cần có các ý : Giải thích (Là gì? Như thế nào? Biểu
hiện cụ thể?), Phân tích, chứng minh ( tại sao nói như thế?), Bình luận, Mở rộng vấn
đề, Bác bỏ ( phê phán ) những biểu hiện sai lệch, Nêu ý nghĩa ,rút ra bài học nhận thức và
hành động.
c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 30 phút )
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Kĩ năng phân tích đề, viết đoạn
- Phương pháp: Nêu vấn đề
* Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm
Nhóm 1 : Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu
thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu:
"Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm"
Định hướng trả lời
1. Giải thích:
Cuộc đời: là xã hội, là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, cuộc đời là cái khách quan là hệ
quả do con người tạo ra\
-Tâm: là cái vô hình ẩn nấp trong con người, cái khẳng định giá trị con người, cái chủ
quan do con người quyết định.
- Cuộc đời méo mó: cuộc đời không bằng phẳng, chứa đựng nhiều điều không như con
người mong muốn.\
-Tròn tự trong tâm: cái nhìn, thái độ, suy nghĩ đúng đắn của con người cần tích cực, lạc
quan trước cuộc đời cho dù hoàn cảnh như thế nào.
=> Cuộc đời thường hay méo, nên con người cần tròn ngay từ trong tâm, tránh chỉ chê
bai, oán trách.
2. Bàn luận:
- Bản chất cuộc đời là không đơn giản, không bao giờ hoàn toàn là những điều tốt đẹp,
thậm chí có vô vàn những điều “méo mó” (HS nêu dẫn chứng từ đời sống và lý giải để
thấy được bản chất thật của cuộc đời)
-Thái độ “tròn tự trong tâm” là thái độ tích cực, chủ động trước hoàn cảnh. Đây là thái độ
sống đúng, làm đúng, không gục ngã trước khó khăn, trước phi lý bất công. Thái độ “tròn
tự trong tâm” sẽ giúp ích nhiều cho cá nhân và xã hội (HS nêu dẫn chứng từ đời sống và
lý giải để thấy được khi thái độ, suy nghĩ con người tích cực thì đem lại những giá trị
gì?
)
-Trong thực tế xã hội có những cá nhân có thái độ tiêu cực trước cuộc sống:
3
- “Ta hay chê” Đây là thái độ cần phê phán (HS nêu dẫn chứng từ đời sống và lý giải )
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Con người hoàn toàn có thể thay đổi đời sống chỉ cần mỗi cá nhân chủ động, tích cực từ
trong tâm
- Câu thơ như một lời nhắc nhở, nêu lên một phương châm sống cho mỗi người trước
cuộc đời
Nhóm 2: Từ ý nghĩa bài thơ trên, anh/ chị có suy nghĩ gì về tình mẫu tử trong cuộc
sống?
Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
1. Giải thích:
“Tình mẫu tử”: Là tình cảm thiêng liêng, máu thịt của người mẹ dành cho con cái.
Tình mẫu tử là chỗ dựa vững chắc trong moi hoàn cảnh, là ngọn đèn chỉ đường cho con
đến thành công.
2. Bàn luận
+ Biểu hiện: Chăm lo cho con từng bữa ăn giấc ngủ; Dạy dỗ con nên người; sẵn sàng hi
sinh cả hạnh phúc để bảo vệ, che chở cho con; con cái lớn lên mang theo hi vọng niềm tin
của mẹ; đằng sau thành công của con là sự tần tảo của người mẹ.
+ Ý nghĩa: Tình mẹ bao la không đại dương nào đếm được; đó là trái tim chỉ biết cho đi
mà không bao giờ đòi lại; Mẹ luôn bao dung khi con mắc lỗi lầm làm tổn thương mẹ.
- Bàn luận mở rộng: Trong cuộc sống có những người đối xử tệ bạc với người mẹ của
mình. Những người đó sẽ không bao giờ trở thành con người đúng nghĩa.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức: Luôn biết ơn và ghi nhớ công lao sinh hành, dưỡng dục của mẹ
- Hành động: Phấn đấu trưởng thành khôn lớn như sự báo đáp kì vọng của mẹ; Đừng làm
mẹ phải buồn phiền để một ngày phải hối lỗi; biết trở về bên vòng tay mẹ dù có đi xa đến
đâu.
Nhóm 3:
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được
nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là chấp
nhận thực tế và tin vào chính mình.”.
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề: Có ý kiến cho rằng: Cách thích ứng tốt ....
* Thân đoạn:
- Giải thích: Thực tế là gì? Chấp nhận thực tế là gì? Tin vào chính mình là gì? Câu nói
nghĩa là gì?
+ Thực tế là trạng thái của những điều thực sự tồn tại - hiện thực, trái với ảo tưởng và
tưởng tượng. Hiểu một cách đơngiản thực tế là những gì đã và đang diễn ra
+ Chấp nhận thực tế là biết chấp nhận hiện thực, chấp nhận tình trạng hiện tại và sống
hòa hợp với nó
+ Tin vào chính mình là tin tưởng vào khả năng, sự lựa chọn của bản thân.
-> Câu nói ngắn gọn nhưng đã gợi ra một bài học về kĩ năng thích ứng với cuộc sống :
thực tế không thay đổi nên cách tốt nhất chấp nhận nó và tin vào khả năng, sự lựa chọn
của bản thân.
- Bàn luận: Vì sao lại nói như thế? Đúng hay sai? :
+ Vì cuộc sống luôn chứ đựng những điều bất ngờ không thể biết trước, không ngoại trừ
4
những điều không mog muốn xáy ra với chúng ta, nên khi ko vượt qua nghịch cảnh, khó
khăn, khả năng bản thân có giới hạn thì nên chấp nhận tình trạng hiện tại và sống hòa hợp
với nó. Vì khi đó ta sẽ thấy dễ chịu, giảm stret, đầu óc tỉnh tảo để tìm ra giải pháp. Chúng
ta sẽ chủ động đón nhận cuộc đời và tự tin trước cuộc đời
+ Cần tin vào chính mình: tin vào nghị lực, sức mạnh, khả năng, .. tiềm ẩn trong mỗi con
người . Đó là cách tốt nhất để vực lại chính mình
+ Ý kiến dó hoàn toàn đúng đắn . Nếu không chấp nhận hiện thực và tin vào chính mình
thì sau những lần vấp ngã, lỗi lầm, thất bại sẽ dễ trách móc bản thân " giá như.. nếu biết
trước thì ...Những việc ấy không những vô nghĩa mà còn khiến ta dễ rơi vào tuyệt vọng,
giày vò bản thân. Hơn nữa còn tạo nên lối sống thiếu thực tế, tạo thói quen đổ lỗi, thiếu
trách nhiệm ví hành động và lời nói của bản thân.
+PP tư tưởng trái ngược. Tuy nhiên cũng cần Lên án những kẻ thụ động, há miệng chờ
sung hoặc những kẻ e dè, sợ hãi, lẩn trốn cuộc đời , buông xuôi
* Kết đoạn: Có thể nói ý kiến trên rất thấm thía. Nó đã giúp cho mỗi con người có được
nhận thức sâu sắc hơn về kĩ năng thích ứng với cuộc sống. Chúng ta hãy ....để luôn vui
vẻ, hạnh phúc và trưởng thành.
d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 4 phút )
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài,
có sự vận dụng và mở rộng kiến thức
- Phương pháp: kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:
Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu ngạn ngữ Hi Lạp:
“Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”.
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút )
- Hoàn thành bài thu hoạch theo yêu cầu
- Chuẩn bị bài …..
TIẾT 4 – 5- 6
ÔN LUYỆN CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Những yêu cầu chung về đoạn văn nghị luận
- Những kiến thức cần có để thực hiện viết đoạn văn nghị luận
2. Về kĩ năng:
+ Phân tích đề, viết đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
5
+ Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một hiện tượng đời sống
+ Biết huy động các kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để đoạn văn nghị luận
hiện tượng đời sống
3. Về thái độ: HS có ý thức tiếp thu, củng cố những kiến thức đã học, vận dụng để làm
tốt phần đọc - hiểu.
4. Định hướng góp phần hình thành năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghị luận.
- Năng lực giải quyết những tình huống có trong vấn đề nghị luận.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân vấn đề nghị luận.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về vấn đề nghị luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 12 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng
Ngữ văn 12; Bài soạn;
- Tư liệu tham khảo: Kĩ năng làm văn nghị luận
2. Chuẩn bị của học sinh:
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (Thực hiện trong bài mới)
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Những kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận xã hội
- Phương pháp: câu hỏi trắc nghiệm
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Câu 1: Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc đề nghị luận về một sự việc, hiện
tượng đời sống?
A. Suy nghĩ về tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó.
B. Suy nghĩ của em về những con người không chịu thua số phận.
C. Suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Có chí thì nên”.
D. Suy nghĩ em về “Bệnh ngôi sao” của một số nhân vật nổi tiếng hiện nay.
Câu 2: Sự khác nhau chủ yếu của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
và nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí là:
A. Khác nhau về nội dung nghị luận.
B. Khác nhau về sự vận dụng thao tác.
C. Khác nhau về cấu trúc bài viết.
D. Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt.
Câu 3: Trước một sự việc, hiện tượng đời sống cần nghị luận thì thường yêu cầu người
viết không cần phải:
A. Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá của mình với sự việc, hiện tượng đó.
B. Bày tỏ thái độ, tình cảm của mình với sự việc, hiện tượng đó.
C. Nêu tư tưởng, quan điểm, suy nghĩ của mình về sự việc, hiện tượng đó.
D. Kể diễn biến sự việc đó một cách có hệ thống.
b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 10 phút)
6
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu:
+ Những yêu cầu chung về đoạn văn nghị luận
+ Những kiến thức cần có để thực hiện viết đoạn văn nghị luận
- Phương pháp/kĩ thuật: nêu vấn đề, Thảo luận nhóm với kỹ thuật Trình bày một phút.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
I. Kiến thức cơ bản:
HS làm việc cá nhân:
Phân loại :
Phân loại các hiện tượng đời
- Các hiện tượng tích cực trong đời sống: tương thân
sống thường gặp?
tương ái, tự học thành tài…
- Các hiện tượng tiêu cực trong đời sống: ô nhiễm môi
trường, thực phẩm bẩn, tai nạn giao thông, gian lân
trong thi cử…
- Các hiện tượng hai mặt: đam mê thần tượng, du học
rồi ở lại nước ngoài, mạng xã hội…
Cấu trúc chung của đoạn văn hiện tượng đời sống
MỞ
Nêu
hiện + Dẫn dắt vào hiện
Thảo luận nhóm: Từ cấu trúc
ĐOẠN tượng
đời tượng.
của bài văn nghị luận hãy hình
sống
+ Nêu thái độ đánh giá
thành cấu trúc đoạn 200 chữ
(1- 2 câu)
về hiện tượng (phê
phán hay ca ngợi)
- Giải thích hiện tượng (nếu cần)
( Hiện tượng XH đó là gì? Hiện
tượng đó ntn)
- Nêu rõ thực trạng, các biểu hiện cụ
thể của hiện tượng trong đời sống (Nó
như thế nào? Tích cực - tác dụng/ tiêu
THÂN cực - tác hại)
ĐOẠN - Nêu nguyên nhân dẫn đến thực
trạng trên (Nguyên nhân khách quan
6 - 8 và chủ quan; Nguyên nhân sâu xa và
câu
trực tiếp).
- Nêu thái độ đánh giá, nhận định về
mặt đúng – sai, lợi – hại, kết quả –
hậu quả, biểu dương – phê phán.
- Biện pháp khắc phục hậu quả hoặc
phát huy kết quả. (Cần phải làm gì?)
KẾT
Bài học nhận - Đưa ra nhận thức
ĐOẠN thức và hành đúng đắn về vấn đề
(12 động
vừa bàn luận
câu)
- Hành động: rút ra
hành động cụ thể
7
(Bản thân và mọi
người cần phải làm
gì?)
Chú ý:
Trên đây chỉ là dàn ý chung cho đoạn văn bàn về hiện tượng đời sống. Tùy vào từng đề thi
cụ thể, các em cần linh hoạt khi làm bài. Có những đề thi không nhất thiết phải triển khai
đầy đủ các bước, có thể nhấn mạnh vấn đề đang bàn luận.
Ví dụ : Đề bài yêu cầu anh/ chị hãy bình luận về nguyên nhân và giải pháp để khắc phục
hiện tượng trên. Thì chúng ta cần làm rõ nguyên nhân và đề xuất được những giải pháp
đúng đắn, thuyết phục người đọc. Những luận điểm phụ chỉ là tiền đề để triển khai luận
điểm chính. Tránh viết chung chung, dàn trải.
c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 30 phút )
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Kĩ năng phân tích đề, viết đoạn
- Phương pháp: Nêu vấn đề
* Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm
Nhóm 1, 2: Đề 1: Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
của mình về trào lưu “Like là làm”được đề cập trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu.
* Giải thích:
- Hiện tượng “Like là làm” là một hình thức “câu” like người đăng bài viết ra yêu cầu
đủ số like (hoặc share) nhất định sẽ thực hiện một hành động nào đó như: châm xăng
tự đốt, mặc đồ lót, nhảy xuống và uống hết một ca nước sông, mặc quần áo con gái đi
ra đường…
* Thực trạng:
- Gần đây trào lưu “Like là làm” đang gây cơn sốt trong giới trẻ, mở đầu trào lưu này
là sự việc một chàng trai có tài khoản Facebook N.T đăng chia sẻ: “Bức hình này đủ
40.000 like sẽ đổ xăng từ trên người xuống, lấy hộp quẹt tự đốt người rồi nhảy cầu
Tân Hóa! Đủ like sẽ làm, tôi nói là làm. Share mạnh để có cái hay hấp dẫn mà xem”.
Bài viết thu hút gần 100.000 like, “nói là làm”, tối ngày 20/9, N.T này có mặt tại cầu
Tân Hóa (TP.HCM) thực hiện thử thách. Được biết, sau khi tẩm xăng đốt, do kịp thời
nhảy xuống dòng kênh ngay cạnh nên N.T chỉ bị bỏng nhẹ….
* Nguyên nhân:
- Do sự lệch lạc trong suy nghĩ của giới trẻ, muốn thể hiện bản thân, chơi ngông,
nhanh chóng được nổi tiếng hoặc thiếu tự tin, thếu bản lĩnh ngoài thực tế dẫn đến sống
ảo…
- Do đám đông vô cảm, vô tâm, vô tình, like không chỉ là ủng hộ mà châm dầu vào
lửa, thách thức để xem thử mày làm thế nào? Có dám không? Có giữ lời hứa không?...
* Hậu quả (tác hại):
- Ảnh hưởng đến tính mạng, tình cảm, danh dự, nhân cách, trí tuệ, tài sản.
- Sống ảo dễ tiếp xúc với thông tin không lành mạnh, dễ bị kẻ xấu lợi dụng.
- Tốn thời gian, công sức vào những việc vô bổ…
* Giải pháp:
8
- Luôn làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh, không sống ảo, có bản lĩnh, có ý chí,
nghị lực; luôn lạc quan và hướng tới những điều tích cực, tốt đẹp trong cuộc sống.
- Cha mẹ nên quan tâm hơn đến con mình:
+ Luôn gần gũi, chia sẻ, động viên giúp đỡ con trong cuộc sống.
+ Sát sao với con để kịp thời uốn nắn những biểu hiện tiêu cực.
+ Quản lí giám sát các nội dung trên mạng xã hội để xử lí nghiêm khắc những hành vi
nguy hiểm.
- Nhà trường và các cơ quan đoàn thể vào cuộc;
+ Bằng những hành động thiết thực cụ thể để thanh niên có những sân chơi bổ ích, lí
thú, lành mạnh để cống hiến sức trẻ cho quê hương, đất nước.
+ Tuyên truyền về pháp luật và giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng xử lí tình huống,
cách thức sử dụng mạng xã hội hiệu quả.
* Bài học:
- Mạng xã hội không xấu, không có hại mà phải biết dùng mạng xã hội đúng cách, biết
chọn lọc những trang bổ ích, coi đó là phương tiện kết nối với bạn bè để cuộc sống tốt
đẹp hơn.
- Không sống ảo, giành thời gian để giúp đỡ những người xung quanh.
- Học tập rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội,
Nhóm 3, 4: Đề 2: hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
của anh/chị về vấn đề thực phẩm bẩn trong xã hội ngày nay.
- Giải thích và nêu thực trạng:
+ Thực phẩm bẩn là những loại thức ăn không hợp vệ sinh an toàn thực phẩm; là những
thực phẩm chứa các chất độc hại, tác động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con
người.
+ Thực trạng: Vấn đề thực phẩm bẩn là một hiện tượng phổ biến, đang diễn ra
từng ngày: thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu; làm đổ ruốc bằng hóa chất… Tuy
là vấn đề không còn mới mẻ, lạ lẫm với bất cứ người nào nhưng ngày càng ở mức báo
động cao gây ra những ảnh hưởng xấu về sức khỏe con người.
- Hậu quả: gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống: Bệnh tật
nguy hiểm: viêm màng não, bệnh ung thư… gây tâm lí hoang mang cho xã hội. Thực
phẩm bẩn có giá bán rẻ hơn thực phẩm sạch, gây lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng đến
cá nhân , doanh nghiệp làm ăn chân chính, gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.
- Nguyên nhân: Kinh doanh, sản xuất thực phẩm bẩn mang lại lợi nhuận cao; tâm lí
dùng và tiêu thụ hàng rẻ, đặc biệt là hàng có xuất xứ Trung Quốc của người Việt Nam;
do thái độ độc ác, ích kỉ của những người sản xuất thực phẩm chỉ nghĩ đến lợi ích cá
nhân...
- Giải pháp: Nâng cao ý thức, tuyên truyền về nhận thức của người sản xuất trong xã hội
về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo sức khỏe của xã hội; tăng cường kiểm
soát, ra những quy định xử phạt các cơ quan sản xuất thực phẩm bẩn nghiêm minh từ nhà
nước; mỗi cá nhân cần tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cho mình và gia đình
d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 4 phút )
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
9
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài,
có sự vận dụng và mở rộng kiến thức
- Phương pháp: kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:
- Tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng những hiện tượng đời sống đáng chú
ý và thực hành phân tích đề, lập dàn ý.
- Hoàn thành bài văn trên cơ sở đã lập dàn ý với hai đề trên.
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút )
- Hoàn thành bài thu hoạch theo yêu cầu
- Chuẩn bị bài …..
10