Chào mừng các bạn đến
với bài thuyết trình của
nhóm 11
Đề tài: Phân tích và lấy 1 ví dụ minh họa về 1 hãng độc uyền bán
hàng thuần túy(các bạn chọn 1 hãng hàng cụ thể nhé) và chỉ rõ cách
thức mà hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận trong ngắn hạn
1.Thị trường độc quyền bán thuần túy
1.1. Khái niệm thị trường độc quyền bán thuần túy
Thị trường độc quyền bán là thị trường có duy nhất một hãng cung ứng toàn
bộ sản phẩm ngành mà không có sản phẩm thay thế.
1.2. Các đặc trưng của độc quyền bán thuần túy
- Thị trường độc quyền bán thuần túy chỉ có một hãng duy nhất đang
cung ứng toàn bộ trên thị trường.
- Sản phẩm, hàng hóa trên thị trường đó không có sản phẩm thay thế
gần gũi.
- Trên thị trường độc quyền bán, sức mạnh thuộc về người bán. Hãng có
thể điều hành đạt được mục tiêu, hay hãng độc quyền là người ấn định
về giá.
- Có sự rào cản lớn đối với việc xâm nhập thị trường của các doanh
nghiệp mới.
- Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền là đường dốc xuống về phía
bên phải, có độ dốc âm theo quy luật cầu.
1.3. Nguyên nhân dẫn tới độc quyền bán
Do
Do
đạt được kinh tế theo quy mô
dành được địa vị độc quyền nhờ chế độ bảo vệ
bản quyền: độc quyền về nhãn hàng hóa, kiểu dáng
công nghiệp, giải pháp kĩ thuật…
Do kiểm soát toàn bộ hay hầu hết các yếu tố đầu
vào cơ bản để sản xuất ra sản phẩm.
Do quy định của chính phủ cho phép một hãng nào
đó được độc quyền bán một loại hàng hóa hay dịch vụ
trên thị trường.
1.4. Đường cầu và doanh thu cận biên hãng độc quyền bán thuần túy
1.4.1. Đường cầu của thị trường độc quyền bán
- Là người sản xuất duy nhất với một loại sản phẩm, nhà độc quyền bán có sức kiểm soát toàn diện đối với
lượng sản phẩm đem ra bán. Nhưng điều này không có nghĩa là hãng đặt giá cao bao nhiêu cũng được, vì
mục đích của hãng là tố đa hóa lợi nhuận. Đặt giá cao sẽ có ít người mua và lợi nhuận thu về sẽ ít hơn.
- Vì là người duy nhất bán một loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể trên thị trường, nhà độc quyền bán đứng trước
cầu của thị trường là một đường thẳng dốc xuống về phía phải và có độ dốc âm.
=> Đường cầu tạo ra ràng buộc đối với khả năng kiếm lợi nhuận của nhà độc quyền bán bằng cách tận
dụng sức mạnh thị trường.
=> Hãng không thể bán hết sản phẩm nếu định giá quá cao.
1.4.2. So sánh đường cầu của hãng cạnh tranh hoàn hảo và
hãng độc quyền bán thuần túy
- Thị trường CTHH: Đường cầu là đường nằm ngang tai mức giá
của thị trường. Doanh nghiệp không có khả năng chi phối thị
trường và giá, là: “người chấp nhận giá”, không có sức mạnh thị
trường.
- Thị trường độc quyền bán thuần túy: Đường cầu là đường thẳng
dốc xuống về tay phải và có độ dốc âm. Doanh nghiệp có khả
năng chi phối thị trường và giá, là:”người ấn định giá”, có sức
mạnh thị trường.
1.4.3. Doanh thu cận biên của hãng độc quyền bán
- Khi đường cầu của hãng là đường tuyến tính dạng: P= a – b.Q.
- Tổng doanh thu của hãng độc quyền được tính bằng
TR = P.Q =a.Q – b.Q2
MR = TR’ = (a.Q – b.Q2)’ = a – 2bQ
AR = TR’ =(a.Q – b.Q2)/ Q= a – b.Q= P
AR = P
Đường doanh thu bình quân cũng chính là đường cầu của thị trường
Khi đường cầu dốc xuống thì giá và doanh thu bình quân luôn lớn hơn doanh thu cận biên, vì tất cả đơn vị bán ở cùng một giá. Tăng lượng bán thêm một đơn vị thì
giá bán phải giảm xuống, như vậy tất cả đơn vị bán ra đều phải giảm giá chứ không phải chỉ một đơn vị bán thêm.
2.Tối đa hoá lợi nhuận của hãng độc quyền bán thuần
tuý trong ngắn hạn
2.1 Điều kiện để tối đa hoá lợi nhuận của hãng độc quyền bán thuần
tuý trong ngắn hạn
Để tối đa hoá lợi nhuận nhà độc quyền trước hết phải xác định các
đặc điểm cầu thị trường cũng như chi phí của mình. Hiểu biết về và chi
phí là rất quan trọng đối với việc ra quyết định của ă hãng. Với những
hiểu biết này nhà độc quyền quyết định sản lượng tối đa hoá lợi
nhuận.
2.2 Lựa chọn sản lượng của hãng độc quyền bán thuần tuý
Để tối đa hoá lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền bán sẽ chọn mức sản lượng mà tại đó
doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên và quyết định sản lượng của hãng độc quyền bán.
Hãng độc quyền bán định giá đúng vào thời điểm lựa chọn cung và quyết định lượng cung của
hãng là không thể tách rời đường cầu của nó.
Đường cầu ảnh hưởng tới quyết định tối đa hoá lợi nhuận của hãng độc quyền bán
thuần tuý
Giá cả càng cao hơn chi phí cận biên thì chỉ số L càng lớn và khi đó sức mạnh độc quyền sẽ
càng lớn. Doanh nghiệp sẽ không có sức mạnh độc quyền khi L =0 hay P = MC, trường hợp
này xảy ra khi doanh nghiệp là cạnh tranh hoàn hảo.
Chỉ số Lerner cũng có thể biểu thị bằng hệ số co dãn của cầu đối với doanh nghiệp
L = -1/ EDP
Lưu ý: Sức mạnh độc quyền cao không nhất thiết kéo theo lợi
nhuận cao. Lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí bình quân so với giá.
Hãng A có thể có sức mạnh độc quyền hơn hãng B nhưng hãng B
có thể kiếm lợi nhuận hơn A vì A có chi phí bình quân cao hơn.
Đường cầu càng kém co dãn càng dốc thì hãng càng có
sức mạnh độc quyền và ngược lại.
Hãng độc quyền không kinh doanh tại miền cầu kém co
dãn vì miền cầu này đường doanh thu đi xuống.
Hãng độc quyền quyết định sản lượng tại miền cầu co dãn
vì tại đây đường doanh thu đi lên.
Nguồn gốc của sức mạnh độc quyền
Yếu tố quyết định thế lực độc quyền bán là độ co dãn của cầu theo giá của doanh
nghiệp. Độ dãn của cầu theo giá của doanh nghiệp do ê yếu tố quyết định.
-Một là độ dãn của cầu trên thị trường: độ dãn của cầu đối với doanh nghiệp ít nhất
cũng co dãn như cầu của thị trường nếu thị trường chỉ có doanh nghiệp duy nhất.
Do đó độ dãn của cầu trên thị trường giới hạn tiềm năng của thế lực độc quyền.
-Hai là số lượng các doanh nghiệp trên thị trường: số lượng câc doanh nghiệp tăng
lên thì sức mạnh độc quyền sẽ giảm đi.
-Ba là tác động qua lại của các doanh nghiệp: các doanh nghiệp có thể cạnh tranh
khốc liệt với nhau: có thể hợp tác cấu kết với nhau giảm sản lượng, tăng giá bán
để tạo sức mạnh độc quyền cao.
2. Cách thức hãng lựa chọn sản lượng và lợi nhuận trong ngắn
hạn( dịch vụ cung cấp nước sạch Hà Nội)
Trên thị trường độc quyền bán thuần túy chỉ có một người bán nhưng
có rất nhiều người mua. Để hiểu rõ hơn về độc quyền bán thuần túy.
Đây là cách thức để lựa chọn sản lượng và lợi nhuận trong ngắn hạn
của công ty cung cấp nước sạch Hà Nội.
VD: Số liệu của công ty cung cấp nước sạch Hà Nội cho 200 hộ dân
phường Mai Dịch quận Cầu Giấy
Q(nghìn m3/ngày 7
8
9
10
11
12
13
14
P(nghìn/m3)
11
10.5
10
9.5
9
8.5
8
11.5
Cảm ơn các
bạn đã theo
dõi