Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Ôn tập vi sinh Thú Y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.92 KB, 6 trang )

Câu 1: Vẽ hình và mô tả sơ lược thành phần cấu tạo chính tế bào vi khuẩn
Hầu hết nhưng bào quan hiện diện trong tế bào chân hạch thì lại không có trong tế
bào sơ hạch. Tế bào không có màng nhân và cũng không có các cấu trúc có màng
khác như mạng nội chất, hệ Golgi, tiêu thể, peroxisom và ty thể (các chức năng của ty
thể được thực hiện ở mặt trong màn của tế bào vi khuẩn). Ở các vi khuẩn quang tổng
hợp, có những phiến hay túi chứa diệp lục tố mà không phải là các lạp có màng bao
riêng biệt.
Từ lâu người ta nghĩ rằng tế bào sơ hạch không có nhiễm sắc. Hiện nay, với kính
hiển vi điện tử người ta biết rằng mỗi tế bào sơ hạch có một phân tử AND to, mặc dù
nó không liên kết chặt chẽ với protein như AND ở tế bào chân hạc, nó vẫn được xem là
nhiểm sắc thể. Tế bào vi khuẩn thường có các AND nhỏ, độc lập được gọi là Plasmid.
Nhiễm sắc thể của tế bào sơ hạch và plasmid có kiến trúc vòng kín.
Như nhiễm sắc thể của tế bào chân hạch, nhiễm sắc thể của tế bào sơ hạch có
amng các gen kiểm soát cá đặc điểm di truyền của tế bào và cá hoạt động thông
thường của nó. Sự tổng hợp protein được thực hiên trên ribô thể, một bào quan quan
trọng trong tế bào chất ở cả tế bào sơ hạch và chân hạch. Tuy nhiên ribô thể của tế
bào sơ hạch hơi nhỏ hơn của tế bào chân hạch.
Một số tế bào vi khuẩn có tơ mà quen gọi là chiên mao. Những chiên mao này
không có vi ống và cấu trúc cũng như sự cử động hoàn toàn khác chiên mao của tế
bào chân hạch. Chiên mao của vi khuẩn chỉ được cấu tạo bởi một loại protein
flagellin xếp theo đường xoắn. Sự cử động của vi khuẩn là do sự quay tròn
của cá sợi protein này và đẩy tế bào đi tới; sự đổi hướng di chuyển là nhờ sự đảo
ngược chiều quay một cách tạm tời của các sợi protein của chiên mao.
Vách tế bào của hầu hết vi khẩn được cấu tạo bởi murein gồm một đường đa liên
kết với cá nhánh acid amin, chỉ được tìm thấy ở tế bào vi khuẩn.
Câu 2: Thành phần cấu tạo thành tb vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn
Gram âm
Vi khuẩn Gram dương (Gr+)
Vách tế bào của vi khuẩn Gr+
 Gồm nhiều lớp Peptidoglycan tạo
thành mạng lưới 3 chiều, liên kết rộng rãi


và vững chắc
 Acid Teichoic được tập hợp lại nhờ
glycerol gắn với D – Alanine và Photphat
 Lớp bao bên ngoài có thể là
Polysaccharide hoặc Polypeptid. Các lớp
bên ngoài giữ vai trò kháng nguyên thân
đặc hiệu

Vi khuẩn Gram âm (Gr-)
Vách tế bào của vi khuẩn Gr Chỉ gồm một lớp Peptidoglycan nên
mỏng và dễ bị phá vỡ bởi lực cơ học
 Bên ngoài còn các lớp Lipoprotein,
Pretein, Liposaccharid.
Các lớp này là nội độc tố của vi khuẩn
gây bệnh và đồng thời là kháng nguyên
thân
 Polysaccharide ngoài cùng: quyết định
tính kháng nguyên thân
 Polysaccharid ngoài cùng: quyết định
tính kháng nguyên
 Protein: quyết định tính miễn dịch
 Lipid: độc tính của nội độc tố


Câu 3 : Vai trò của vách tế bào vi khuẩn trong phương pháp nhuộm Gram
Việc phân biệt hai loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm là do nhà vi khuẩn học
Christian Gram người Đan Mạch (1889).
Muốn nhuộm Gram trước hết người ta nhuộm tiêu bản đã được cố định bằng Cristal
Violet (tím tinh thể) sau đó xử lý bằng dung dịch Lugol, sau đó tẩy màu bằng cồn hoặc
Aceton. Cuối cùng nhuộm lại bằng Fuchsine hay Safranin.

Vi khuẩn được gọi là vi khuẩn Gr+ nếu không bị tẩy màu khi xử lý bằng cồn hay
Acetone tức là vẫn giữ màu tím của Cristal Violet, còn vi khuẩn được coi là Gr- thì
ngược lại sẽ bị mất màu tím của thuốc nhuộm thứ nhất và sau đó sẽ bắt màu của
thuốc nhuộm thứ hai tức màu hồng của Fuchsine hoặc Safranin.
Giả thuyết hoá học: Cho rằng cấu trúc hoá học trong tế bào vi khuẩn Gr+ có
những chất đặc biệt mà ở vi khuẩn Gr- không có hoặc có rất ít, đó là Protein kiềm,
muối Magie và Acid Nucleic. Khi nhỏ Cristal Violet rồi xử lý bằng Lugol, các chất trên
thấm vào trong tế bào và tạo với các chất đặc biệt có trong tế bào thành một phức
hợp tím tinh thể - iod (Protein Ribonucleat Magie Iod Pararosanillin). Chất này cố định
thuốc nhuộm trong tế bào, thuốc nhuộm này bền vững và không bị hoà tan trong cồn
hoặc Acetone, vì thế khi tẩy màu, vi khuẩn Gram dương vẫn giữ được màu tím của
Cristal Violet, cuối cùng khi nhỏ Fuchsine, do tế bào đã nhuộm màu tím nên không bắt
màu hồng của Fuchsine nữa.
Trái lại, ở các vi khuẩn Gr-, phức hợp trên không hình thành, không cố định được
thuốc nhuộm, vì thế bước tẩy màu đã làm vi khuẩn mất màu, do đó khi nhỏ Fuchsine
vào thì vi khuẩn sẽ bắt màu hồng của Funshine.
Giả thuyết về cấu trúc vách tế bào: Tính chất bắt màu Gram là do tính thấm của
vách tế bào quyết định, tính thấm này ở các vi khuẩn Gram âm, nó cho phép cồn và
Acetone lôi kéo được thuốc đã nhuộm trong tế bào ra ngoài.
Do sự khác nhau của các thành phần trong vách tế bào giữa vi khuẩn Gr+ và vi
khuẩn Gr-, nên có thể đây kà nguyên mà tính chất nhuộm màu của chúng khác nhau.
Vách tế bào của vi khuẩn Gr+ dày, gồm nhiều lớp Peptidoglycan và vững chắc hơn
vách tế bào của vi khuẩn Gr- nên phức hợp tím tinh thể - Iod không bị thấm ra ngoài,
do vậy không mất màu sau khi vi khuẩn đã bị tẩy màu bằng cồn và các vi khuẩn Gr+
vẫn giữ được màu tím, còn các vi khuẩn Gr- đã mất màu tím sau khi tẩy bằng cồn.
Câu 4: Vẽ hình và mô tả cấu tạo bào tử
 Lỏi: chưa màng bào tử, bào tử chất, bộ máy tổng hợp protein và hệ thống tạo năng
lượn… chứa Acid Dipicolinic, Ca, ít nước.
 Vách (wall): bao quanh lỏim chưa Peptidoglycan bất thường có nhiều sợ chéo, là
chìa khoá của sự nảy mầm, dễ bị Lysozym phá huỷ.

 Áo (Coat): cấu tạo bở Protein giống Karetin giúp chống lại các tác nhân hoá học diệt
khuẩn.
 Exosporium: lớp Liporotein chứa vài giọt đường.
Câu 9 : Phân biệt vi sinh vật tự dưỡng và dị tưởng đối với nguồn thức ăn
carbon
Năng lượng cho tế bào
Cấu tử của tế bào
VSV quang tự dưỡng
Ánh sáng
CO2
VSV quang dị dưỡng
Ánh sáng
CHC
≠ cây trồng
VSV hoá tự dưỡng
HC VC, H2, NH3, NO2-, Fe2+,
CO2
≠ động vật
H2S
VSV hoá dị dưỡng
HCHC
HCHC


Câu 5 : Đối tượng của ngành vi sinh vật học
Vi sinh vật học là khoa học nghiên cứu về các đặc điểm sinh học cẩu cá vi sinh vật.
Đó là các sinh vật có kích thước hiển vi và siêu hiển vi. Các nhóm đối tượng chính của
vi sinh vật học có thể chia làm cá nhóm sau :
 Vi khuẩn (Bacteria): có kích thước rất nhỏ, đường kính khoảng 0,5 – 1 µm, thuộc
nhóm vi sinh vật sơ hạch. Vi khuẩn phân bố khắp nơi, có thể tìm thấy chúng ở sông

hồ, biển sau, trên núi, trong không khí,…
 Nấm (Fungi): có kích thước lớn hơn vi khuẩn, thuộc nhóm vi sinh vật chân hạch.
Nấm được hia thành hai nhóm nhỏ là nấm men (yeast) và nấm sợi (Filamentous
Fungi).
 Nấm men là nấm đơn bào có hình bầu dục, đường kính 3 – 10 µm, sinh sản bằng
cách nảy chồi.
 Nấm sợi là nấm đa bào, sợi nấm có vách ngăn ngang hoặc không, sinh sản vô tính
bằng bào tử.
 Xạ khuẩn (Antinomycestes): có kích thước lớn hơn vi khuẩn và nhỏ hơn nấm. Sợ
xạ khuẩn phân nhánh phức tạp. Khuẩn lac xạ khuẩn phát triển trên môi trường thạch
theo những vân sậm nhạt xen kẻ nhau đặc sắc. Xạ khuẩn sinh sản bằng bào tử, có rất
nhiều loài xạ khuẩn sản xuất ra kháng sinh.
 Rong (Tảo, Algae): Có kích thước tương đương với nấm, rong có thể đơn bào sống
riêng lẻ hoặc sôgs thành tộc đoàn, cơ thể đa bào hình sợ. Đa số tảo thuộc nhóm vi
sinh vật chân hạch, ngoại trừ tảo (Cyanophyla) thuộc nhóm sơ hạch. Rong sinh sản
bằng cách phân đốt.
 Nguyên sinh động vật (Protozoa): rất đa dạng, kích cỡ thay đổi từ 20 – 200 µm
đường kính, là vi sinh vật chân hạch và đơn bào, cơ thể sống thành tộc đoàn, thí dụ
như ở dạ cỏ của loài nhai lại. Nguyên sinh đọng vật rất phong phú về chủng loại.
Rickettsia, Chlamydia và Mycoplasma là những vi khuẩn ký sinh nội bào bắt bào.
 Rickttsia là những vi sinh vật nhỏ hơn vi khuẩn nhưng lớn hnư virus, chúng ký sinh
bắt buộc giống như virus và có rất nhiều đặc điểm của virus hơn (có cấu trúc của tế
bào nhưng thiếu một số enzyme hô hấp và năng lượn) có thể quan sát dưới kính hiển
vi quang học, kích thước 0,25 – 1 µm. Là tác nhân gây bệnh quan trong ở gia súc, gia
cầm.
 Mycoplasma có những đặc điểm như Rickettsia nhưng bé hơn (khoảng 150 nm) là
tác nhân gây bệnh quan trọng.
 Virus: có kích thước nhỏ nhất, chui lọt qua màng lọc vi khuẩn (2 – 20 µm), chỉ nhìn
thấy được dưới kính hiển vi điện tử, virus tiến hoa rất kém, không được xem là vi sinh
vật – không có khả năng tự sinh sản và dinh dưỡng độc lập (ký sinh bắt buộc) vì – một

số virus có thể kết tinh giống như hoá chất (kết tính thành tinh thể và thẩm thấu qua
lớp agar).
Câu 7: Đặc tính hình thể của tế bào vi khuẩn
Vi khuẩn (Bacteria) là những sinh vật đơn bào, hạ đẳng, không có màng nhân
(Prokaryote), chúng có cấu trúc và hoạt động đơn giản hơ nhiều so với các tế bào có
màng nhân (Eukaryote). Tuy nhiên có một số chức năng của vách tế bào và sự vận
chuyển di truyền của vi khuẩn thì phức tạp không kém các sinh vật phát triển.
Vi khuẩn có kích thước thay đổi tuỳ loài, kích thước của vi khuẩn tính bằng
micromet.
Bằng các phương pháp nhuộm và soi kính hiển vi, có thể xác định được hình thái và
kích thước của các vi khuẩn.
Vi khuẩn có hình thái riêng, đặc tính sinh vật riêng biệt, chúng có khả năng gây
bệnh cho người, động vật và thực vật, một số có khả năng tiết chất kháng sinh
(Bacillus subtilis). Đa số vi khuẩn sống hoại sinh trong tự nhiên.


Câu 8: Thành phần vo cơ và hữu cơ của tế bào vi khuẩn
Nước và muối khoáng
 Nước chiểm khoảng 70 – 90% khối lượng cơ thể vi sinh vật
 Nước tự do: là phần nước tham gia vào các quá trình trao đổi chất của vi sinh vật.
Phần này chiếm đa phần
 Nước kết hợp: là phần nước kết hợp với các hợp chất hữu cơ khác (protein, lipid,
carbohydrate)
 Muối khoáng chiểm 2 -5 % khối lượng khô của tế bào. Thường tồn tại dưới dạng
Sulphate, Photphate, Carbonate, Clorua,… Trong tế bào chúng ở dạng ion như: Mg++,
Ca++, K+, Na+,… HSO4-, SO4-, HCO3-, Cl-,…
 Sự hiện diện của các ion nhằm duy trì độ pH và áp suất thẩm thấu thích hợp cho vi
sinh vật
Chất hữu cỡ
Chất hữu cơ trong tế bào vi sinh vật chủ yếu cấu tạo bở các nguyên tố C, H, O, N, P, S,

… riêng bốn nguyên tố CHON chiếm đến 90 – 97% chết khô tế bào. Đó là nguyên tố
chủ chốt tạo nên protein, acid nucleic, lipid, carbohydrate. Protein cấu tạo bởi các
nguyên tố : CHONS. Ngoài ra còn có P, Fe, Zn, Cu, Mn, Ca,… Protein được tạo thành từ
các acid amin. Acid nucleic (ADN&ARN) cấu tạo bởi N (1 – 6%), P (9 – 10%), phần còn
lại là CHO.
Câu 10: Nguồn thức ăn đạm và khoáng cho vi khuẩn
Nguồn thức ăn nitơ của vi sinh vật
 Nguồn nitơ dễ hấo thu nhất là NH3, NH4+
 Muối nitrat là nguồn nitơ cho tảo, nấm sợi
 Nitơ tự do trong không khí có thể chuyển hoá thành NH3 nhờ enzyme nitrogenase
của vi sinh vật cố định N
 Vi sinh vật có thể đồng hoá N trong thức ăn hữu cơ: Nguồn N hữu cơ thường sử dụng
nuối cấy vi sinh vật peptone
Nguồn acid amin có 3 nhóm vi sinh vật:
 Nhóm tự dưỡng acid amin: tổng hợp được acid amin từ NH4, không cần cung cấp
bất kỳ loại acid amin nào
 Nhóm dị dưỡng acid amin: phải cung cấp một hoặc nhiều acid amin mà chúng cần.
Chúng không tổng hợp đực các acid amin này
 Nhóm vi sinh vạt không có acid amin vẫn phát triển được, có thì phát triển tốt hơn
 Acid amin không thay thế là các acid amin mà các vi sinh vật không tổng hợp được,
phải cung cấp để chúng phát triển
 Đa số môi trường nuôi cấy vi khuẩn có thành phần: (pepton: 5g, cao thịt: 3g, NaCl:
8g) 1 lít nước
 Các acid amin dãy D, vi sinh vật không hấp thu được
Nguồn thức ăn khoáng của vi sinh vật
Các chất khoáng cần có mặt trong môi trường nuôi cấy vi sinh vật là: P, S, Mg, Ca, Na,
K, Cl. P thường chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các nguyên tố khoáng của tế bào vi sinh
vật (đến 50% tổng số khoáng chất), P có mặt trong cấu tạo nhiều thành phần quan
trọng của tế bào như acid nucleic, phosphoprotein, phospholipids, nhiều coenzyme
quan trọng như ADP, ATP, NAD, NADP, flavin,… ). Người ta thường sử dụng nguồn

phosphate vô cơ như KH2PO4, K2HPO4,… để bổ sung vào môi tường nuôi cấy.


Câu 11: Sơ lược các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi khuẩn
Độ pH môi trường
 Vi khuẩn ưa acid : pH 0,1 – 5,4
 Vi khuẩn ưa trung tính : pH 5,4 – 8,5
 Vi khuẩn ưa kiềm: pH 8,5 – 11,5
 Thay đổi pH làm biến tính enzyme và cá protein khác và ảnh hưởng đến hoạt động
trao đổi ion của màng tế bào
 Nhiều vi khuẩn sản xuất acid là chất trung gian sẽ tác động vào chính sự tăng
trưởng của chúng
Nhiệt độ
 Vi khuẩn ưa lạnh: 15 -20 độ C. Ở đât, nước lạnh, nước biển, không có trong cơ thể
con người
 Vi khuẩn ưa ấm: 25 – 40 độ C. Đa số gây bệnh người và động vật. Vi khuẩn hoại sinh
 Vi khuẩn ưa nóng: 50 – 60 độ C. Vi khuẩn suối nước nóng, phân ủ
Oxy
 Vi khuẩn thiếu khí: cần O2 để tăng trưởng
 Vi khuẩn vi hiếu khí
 Vi khuẩn kỵ khí tuỳ nghi
 Vi khuẩn ky khí dung nạp O2, cần O2 để sống nhưng không dùng đến biến dưỡng
 Vi khuẩn kỵ khí: sống trong điều kiện không có O 2, khi có O2, vi khuẩn chết do tác
dụng độc của:
 Superoxide (O2): một dạng hoạt động và độc của O2
 O2- (- - (superoixide dismutase) - ->) O2 và H2O2
 Hydrogen peroxide (H2O2) (- - (catalase) - ->) H2O và O2
 Vi khuẩn kỵ khí không có 2 enzyme này nên bị ngộ độc
Độ ẩm
 Nước cần cho hoạt động biến dưỡng của tế bào

 Thiếu thước => loại nước khỏi tế bào: trao đổi chất giảm làm cho tế bào chết.
 Cầu khuẩn Gr- chết trong môi trường thiếu nước vài giờ. Steptococus chịu được
hàng tuần
 Nha bào chịu đựng khô hạn tốt hơn tế bào sinh trưởng
 Đông khô tế bào giữ được thời gian dài (hàm lượng nước trong tế bào < 14%)
Bức xạ
 Ánh sáng - -> biến đổi hoá học - -> tổn thương sinh học cho tế bào
 Mức gây hại tuỳ thuộc mức năng lượng trong lượng tử của ánh sáng hấp thu
 Mức năng lượn trong lượng tử lệ thuộc gián tiếp vào chiều dài bước sóng
 Các tia có bước sóng khác 1000 nm: Ánh sáng mặt trời, tia UV, tia X, tia rama, tia vũ
trụ gây biến đổi lớn
 Các tia có bước sóng lớn hơn không ảnh hưởng


Câu 12: Vẽ hình và giải thích đường cong tăng trưởng của vi sinh vật
Sự tăng trưởng mật số của vi sinh vật theo thời gian được biểu diễn bằng một đồ thị
với trục tung là log của một số mật số vi sinh vật/1ml môi trường và trục hoành là thời
gian nuôi cấy (h). Đồ thị dạng hình chữ S gọi là đường cong tăng trưởng của vi sinh
vật. Có thể chia đường cong tăng trưởng ra làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn chậm (lag phase): bắt đầu từ gia đoạn vi khuẩn sống trong điều kiện
không hoàn hảo của môi trường cũ được nuôi cấy song môi trường mới. Vi khuẩn thích
ứng dần với môi trường thành lập những enzyme cần cho sự biến dưỡng, tổng hợp
nguyên sinh chất, tích luỹ những chất cần cho tế bào mới. Đây là thời kỳ hoạt động
mạnh nhất của vi khuẩn mặc dù dẫn số (mật độ) không gia tăng.
Giai đoạn này dài hay ngắn tuỳ theo trạng thái của vi khuẩn. Nếu vi khuẩn thiếu
dinh dưỡng trong môi trường cũ thì gia đoạn này sẽ dài. Nếu vi khuẩn sẵn sàng sinh
sản trong môi trường cũ thì giai đoạn này sẽ ngắn.
Giai đoạn lũ thừa (exponential phase)
Vật liệu cần cho tế bào mới đã được tổng hợp, tế bào bắt đầu phân chia với tốc độ
mạnh, mật độ tế bào tăng theo cấp số nhân (thải ra môi trường cồn, CO2, acid hữu cơ

- -> ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng). Mật số vi khuẩn gia tăng cho đến khi
dưỡng chất trong môi trường cạn kiệt và độc tố tích tụ trong môi trường cao là do các
phản ứng biến dưỡng thải ra.
Giai đoạn ổn định (stationary phase): chất dinh dưỡng cạn, chất đọc tố tích tụ
cao, pH thay đổ làm tỉ suất tăng trưởng giảm. Số lượng vi khuẩn chết tương đương với
số sinh sản mới.
Giai đoạn chết (death phase): sau thời kỳ ổn định, thời gian thay đổi tuỳ thuộc vi
khuẩn và điều kiện môi trường, tỉ suất chết tăng dần đến một mức độ cố định.
(Nếu tiếp tục theo dõi các giai đoạn: giai đoạn chậm - -> giai đoạn luỹ thừa - -> giai
đoạn ổn định - -> giai đoạn tử vong thì có các tình huống xảy ra)
Thông thường khi số tế bào chết, tỉ số chết giảm rõ rêt vì số tế bào sống sót sẽ tồn
tại trong một thời gian nữa với chất dinh dưỡng do những tế bào chết thoái hoá thải
ra.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×