Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển công nghiệp tại nước CHDCND Lào (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.72 KB, 168 trang )

ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Lamngeun SAYASENE


iii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa …………………………………………………………………………. i
Lời cam đoan …………………………………………………………………………. ii
Mục lục ……………………………………………………………………………… iii
Danh mục các chữ viết tắt …………………………………………………………… vii
Danh mục bảng biểu ………………………………………………………………….. x
Danh mục các hình vẽ ……………………………………………………………….. xi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ............... 13
1.1. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................... 13
1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................................... 13
1.1.2. Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ...................................................... 16
1.1.3. Quan niệm về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................ 18
1.2. Các lý thuyết cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài ...................................... 19
1.2.1. Lý thuyết lợi thế sở hữu riêng có .................................................................... 19
1.2.2. Lý thuyết lợi thế nội bộ hóa ............................................................................ 20


1.2.3. Lý thuyết lợi thế địa điểm................................................................................ 21
1.2.3.1. Lý thuyết tân cổ điển..................................................................................... 21
1.2.3.2. Lý thuyết địa phương hóa ............................................................................. 22
1.2.3.3. Quan điểm thể chế ....................................................................................... 23
1.2.3.4. Phương pháp tiếp cận chi phí thông tin ......................................................... 24
1.2.3.5. Lý thuyết chu kỳ sản phẩm ........................................................................... 25
1.2.3.6. Lý thuyết động cơ chiến lược của nhà đầu tư ................................................ 26
1.2.4. Lý thuyết chiết trung của Dunning ................................................................. 28
1.3. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển công nghiệp ................... 30
1.3.1. Các đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp ............................................... 30
1.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI trong ngành công nghiệp ...................... 31
1.3.2.1. Môi trường tự nhiên ...................................................................................... 31
1.3.2.2. Môi trường chính trị, văn hóa, xã hội ............................................................ 32
1.3.2.3. Môi trường thể chế........................................................................................ 34
1.3.2.4. Môi trường kinh tế vĩ mô .............................................................................. 35
1.3.2.5. Môi trường kinh tế vi mô .............................................................................. 37
1.3.2.6. Môi trường quốc tế ....................................................................................... 39


iv

1.3.3. Tác động của thu hút FDI đến phát triển ngành công nghiệp ....................... 40
1.3.3.1. Những tác động tích cực ............................................................................... 40
1.3.3.2. Những tác động tiêu cực ............................................................................... 43
1.4. Kinh nghiệm thu hút FDI phát triển công nghiệp của các nước trên thế
giới và bài học vận dụng cho Lào ........................................................................... 44
1.4.1. Kinh nghiệm thu hút FDI của các nước trên thế giới .................................... 44
1.4.1.1. Kinh nghiệm thu hút FDI ở các quốc gia NICs .............................................. 44
1.4.1.2. Kinh nghiệm thu hút FDI ở Trung Quốc ....................................................... 47
1.4.1.3. Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Malaysia ........................ 49

1.4.1.4. Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thái Lan ........................ 50
1.4.1.5. Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam ....................... 51
1.4.2. Bài học kinh nghiệm vận dụng cho Lào ......................................................... 53
1.4.2.1. Cải thiện môi trường đầu tư .......................................................................... 54
1.4.2.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính ...................................................................... 55
1.4.2.3. Từng bước mở cửa từng lĩnh vực hợp lý, tối ưu hóa cơ cấu ĐTNN ................... 55
1.4.2.4. Mở cửa từng bước vững chắc các vùng kinh tế, khu vực trọng điểm ................... 55
1.4.2.5. Thực hiện các biện pháp khuyến khích thu hút FDI....................................... 56
1.4.2.6. Coi trọng vấn đề phát triển nguồn nhân lực ................................................... 56
1.4.2.7. Tích cực thực hiện công tác xúc tiến đầu tư .................................................. 56
1.4.2.8. Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ................................................... 57
1.4.2.9. Phát triển công nghiệp hỗ trợ ........................................................................ 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 58
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI LÀO ................................. 59
2.1. Khái quát về môi trường có ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Lào .................................................................................................. 59
2.1.1. Môi trường tự nhiên ....................................................................................... 59
2.1.2. Môi trường chính trị, văn hóa xã hội ............................................................. 61
2.1.3. Môi trường thể chế ......................................................................................... 62
2.1.4. Môi trường kinh tế vĩ mô ................................................................................ 65
2.1.5. Môi trường kinh tế vi mô ................................................................................ 71
2.1.6. Môi trường quốc tế ......................................................................................... 74
2.2. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển công nghiệp Lào 76
2.2.1. Tình hình chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Lào .............................. 76
2.2.2. Các đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Lào.................................... 78


v


2.2.3. Tình hình thu hút FDI phát triển công nghiệp Lào ....................................... 83
2.2.3.1. Quá trình phát triển ngành công nghiệp Lào .................................................. 83
2.2.3.2. Kết quả thu hút FDI trong ngành công nghiệp ............................................... 85
2.2.3.3. Công tác xét duyệt, thẩm định, cấp phép đầu tư ............................................ 91
2.2.3.4. Công tác quản lý dự án đầu tư sau cấp phép .................................................. 92
2.3. Tác động của thu hút FDI đối với phát triển công nghiệp Lào ...................... 94
2.3.1. Bổ sung vốn đầu tư cho ngành công nghiệp .................................................. 94
2.3.2. Góp phần gia tăng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp ........................... 94
2.3.3. Gia tăng sản phẩm tiêu dùng trong nước ....................................................... 96
2.3.4. Cải tiến và đổi mới công nghệ trong ngành công nghiệp ............................... 96
2.3.5. Mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa sản phẩm công nghiệp .......................... 97
2.4. Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài phát triển công nghiệp Lào ........................................................................... 99
2.4.1. Môi trường thể chế ......................................................................................... 99
2.4.1.1. Về thể chế nhận thức đối với FDI ................................................................. 99
2.4.1.2. Về hệ thống luật pháp đối với FDI .............................................................. 100
2.4.1.3. Về thực thi thể chế ...................................................................................... 101
2.4.2. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................ 102
2.4.3. Chính sách khuyến khích đối với FDI.......................................................... 103
2.4.3.1. Chính sách đất đai ....................................................................................... 103
2.4.3.2. Chính sách tín dụng .................................................................................... 105
2.4.3.3. Chính sách thuế .......................................................................................... 105
2.4.4. Chất lượng nguồn nhân lực ......................................................................... 105
2.4.5. Công nghiệp hỗ trợ ....................................................................................... 107
2.4.6. Quy mô thị trường trong nước...................................................................... 108
2.4.7. Môi trường quốc tế ....................................................................................... 108
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 110
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP LÀO .......................... 111
3.1. Quan điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển công

nghiệp Lào ............................................................................................................. 111
3.1.1. Thu hút FDI phải dựa trên hoạt động hội nhập quốc tế ............................. 111
3.1.2. Thu hút FDI dựa trên đa dạng hóa và đa phương hóa ................................ 112
3.1.3. Thu hút FDI dựa trên sự hài hòa về lợi ích giữa các bên ............................ 113
3.1.4. Thu hút FDI dựa trên sự đồng bộ, hiệu quả của bộ máy quản lý .................. 114


vi

3.1.5. Thu hút FDI dựa trên môi trường đầu tư có tính cạnh tranh ...................... 114
3.1.6. Thu hút FDI dựa trên định hướng phát triển ngành công nghiệp .................. 115
3.1.7. Thu hút FDI dựa trên định hướng phát triển vùng ..................................... 116
3.2. Định hướng và mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển công
nghiệp Lào............................................................................................................... 117
3.2.1. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Lào ........................... 117
3.2.2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp Lào ........................................... 119
3.2.3. Định hướng thu hút FDI phát triển công nghiệp Lào.................................. 120
3.2.4. Mục tiêu thu hút FDI vào ngành công nghiệp Lào ...................................... 121
3.3. Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển
công nghiệp Lào ..................................................................................................... 122
3.3.1. Hoàn thiện môi trường thể chế..................................................................... 122
3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý ....................................................................... 122
3.3.1.2. Cải thiện thủ tục hành chính........................................................................ 124
3.3.1.3. Hoàn thiện chính sách khuyến khích FDI .................................................... 127
3.3.1.4. Hoàn thiện chính sách thuế ......................................................................... 128
3.3.2. Phát triển cơ sở hạ tầng ................................................................................ 129
3.3.3. Nâng cao tính hấp dẫn của môi trường kinh tế ............................................ 135
3.3.3.1. Mở rộng thị trường tiêu thụ ......................................................................... 135
3.3.3.2. Huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân ..................................................... 137
3.3.3.3. Xây dựng chính sách tỷ giả hối đoái hợp lý................................................. 138

3.3.4. Phát triển công nghiệp hỗ trợ ....................................................................... 139
3.3.5. Phát triển nguồn nhân lực............................................................................ 139
3.3.6. Đẩy mạnh quy hoạch ngành, vùng, khu công nghiệp .................................. 142
3.3.7. Đẩy mạnh chính sách xúc tiến đầu tư .......................................................... 143
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 145
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ..................................................... 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 149
TIẾNG VIỆT ......................................................................................................... 149
TIẾNG LÀO DỊCH SANG TIẾNG VIỆT ........................................................... 151
TIẾNG ANH .......................................................................................................... 152


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

:

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông nam Á

ADB

:

Asia Devolopment Bank
Ngân hàng phát triển châu Á


BCC

:

Business Cooperation Contract
Hợp đồng hợp tác kinh doanh

BOT

:

Build – Operate – Transfer
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

BTO

:

Build- Transfer- Operate
Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh

BT

:

Build Transfer
Xây dựng - chuyển giao

BOI


:

Board of Investment
Ban đầu tư

CCN

:

Cụm công nghiệp

CSHT

:

Cơ sở hạ tầng

CNHT

:

Công nghiệp hỗ trợ

CNH

:

Công nghiệp hóa

CNH-HDH


:

Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa

DNLD

:

Doanh nghiệp liên doanh

DN

:

Doanh nghiệp

DNNN

:

Doanh nghiệp nhà nước

ĐTNN

:

Đầu tư nước ngoài

EBRD


:

European Bank for Reconstruction and Development
Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu

EPFR

:

Emerging Portfolio Fund Research
Tổ chức nghiên cức quỹ đầu tư mới nổ


viii

FDI

:

Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GSP

:

Generalized System of Preferences
Thuế quan phổ cập


GDP

:

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩn quốc gia

GI

:

Greenfield Investment
Đầu tư mới

GICS

:

Global Industry Classification Standard
Các ngành công nghiệp toàn cầu chuẩn phân loại

IMF

:

International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế

KT-XH


:

Kinh tế - xã hội

KCN

:

Khu công nghiệp

KCX

:

Khu chế xuất

KKT

:

Khu Kinh tế

LDC

:

Least developed country
Các nước tiếp giáp với biển

MNEs


:

Multinational Enterprises
Công ty đa quốc gia

M&A

:

Mergers and Acquisitions
Mua lại và sáp nhập

MFN

:

Most-Favored Nation Treatment
Tối hiệu quốc

NICs

:

Newly Industrialized Countries
Các nước công nghiệp mới

OECD

:


Organization for Economic Co-operation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế


ix

OLI

:

Ownership specific advantages – Location advantages –
Internalization advantages
Lợi thế sở hữu, lợi thế vị trí và lợi thế nội địa hóa

ODA

:

Official development Assistance
Viện trợ phát triển chính thức

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh

SXCN


:

Sản xuất công nghiệp

UNCTAD

:

United Nations Conference on Trade án Development
Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc

UNDP

:

United Nation Development Programme
Chương trình hỗ trợ phát triển Liên Hiệp Quốc

USD

:

Đồng đô la Mỹ

WB

:

World Bank
Ngân hàng thế giới


WIR

:

World Investment Report
Báo cáo đầu tư thế giới

WTO

:

World Trade Organisation
Tổ chức thương mại thế giới

VNN

:

Vốn nước ngoài

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


x


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Hệ thống giao thông đường bộ của Lào năm 2008 - 2014

71

Bảng 2.2

Số lượng lao động trong năm 2008 - 2014

72

Bảng 2.3

Một số sản phẩm thuộc công nghiệp chế biến năm 2009 - 2014

73

Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6

Số lượng dự án và vốn đăng ký FDI ở Lào giai đoạn

2000 -2015
Cơ cấu vốn FDI đăng ký theo ngành của Lào 2000-2015
Cơ cấu vốn và dự án FDI đăng ký theo quốc gia tại Lào giai đoạn
từ 1989 – 2015

77
80
82

Bảng 2.7

Cơ cấu giá trị tổng sản lượng ngành công nghiệp

84

Bảng 2.8

Cơ cấu quy mô dự án ngành công nghiệp 2000-2015

86

Bảng 2.9

Cơ cấu vốn FDI trong ngành công nghiệp năm 2000-2015

87

Bảng 2.10
Bảng 3.1


Cơ cấu số dự án theo hình thức đầu tư ngành công nghiệp
2000-2015
Mục tiêu thu hút vốn FDI vào ngành công nghiệp Lào

89
121


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên hình

Trang

Hình 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định FDI theo khung OLI

29

Hình 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của Lào giai đoạn 1985– 2015

66

Hình 2.2 Tỷ lệ lạm phát ở Lào giai đoạn 1989 - 2015

67

Hình 2.3 Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 - 2014


68

Hình 2.4 GDP trung bình đầu người giai đoạn 2005 – 2014

69

Hình 2.5 Cơ cấu dự án FDI theo ngành tại Lào 2000 – 2015

79

Hình 2.6 Số dự án, vốn FDI trong công nghiệp năm 2000-2015

85

Hình 2.7 Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp giai đoạn 2005-2014

95

Hình 2.8 Tỷ trọng công nghiệp trong GDP của nền kinh tế quốc dân

95


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thường chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội (KT-XH) đối với một quốc gia

nói chung và đối với một số ngành kinh tế nói riêng. Với tiềm năng to lớn, nhà đầu
tư nước ngoài (ĐTNN) đã góp phần bổ sung đáng kể vào tổng vốn đầu tư, tăng
trưởng kinh tế, tạo việc làm, tác động lan tỏa đến doanh nghiệp (DN) trong nước,
nâng cao năng suất, tăng cường xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của quốc gia. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển ngành kinh
tế nói riêng và tăng trưởng kinh tế dài hạn nói chung của một quốc gia nên hầu hết
các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm thu hút dòng vốn này.
Dòng chảy FDI vào quốc gia phụ thuộc vào hành vi ra quyết định lựa chọn
địa điểm của nhà ĐTNN. Khi quyết định đầu tư, họ xem xét các lợi thế của mình và
lợi thế địa điểm của nước chủ nhà. Do đó, xuất hiện nhiều nghiên cứu lý thuyết,
thực nghiệm đánh giá xu hướng dòng chảy FDI và các yếu tố ảnh hưởng đến dòng
chảy này, làm căn cứ hoạch định chính sách thu hút FDI. Tuy nhiên, tập hợp các
yếu tố ảnh hưởng, tầm quan trọng của chúng trong từng ngành không giống nhau do
động cơ của nhà ĐTNN trong mỗi ngành khác nhau và có xu hướng thay đổi trong
quá trình toàn cầu hóa kinh doanh. Vì thế, thu hút FDI luôn là thách thức lớn đối
với nước chủ nhà vì họ phải đối mặt với những khó khăn khi xác định các yếu tố
hấp dẫn quan trọng. Trong các yếu tố ảnh hưởng, yếu tố thuộc lợi thế địa điểm đối
với một ngành cụ thể của quốc gia có ý nghĩa quan trọng bởi đây là những yếu tố
mà quốc gia có thể kiểm soát để gia tăng hành vi đầu tư của nhà ĐTNN vào
quốc gia mình.
Trong định hướng và mục tiêu phát triển KT-XH nói chung và ngành công
nghiệp nói riêng của Lào, nguồn vốn FDI được xem là động lực phát triển cho
ngành, tạo sự dẫn dắt để thúc đẩy các ngành kinh tế khác của Lào phát triển. Do đó,
chính quyền Lào đã có nhiều nỗ lực trong thu hút FDI thông qua cải thiện môi
trường đầu tư theo hướng gia tăng lợi thế địa điểm đầu tư. Tuy nhiên, quy mô và


2

chất lượng các dự án FDI vào Lào chưa đáp ứng được mong đợi. Vì thế, nghiên cứu

các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến xu hướng của dòng chảy FDI trong
ngành công nghiệp tại Lào cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn này đang
cần có lời giải, làm tiền đề hoạch định chính sách thu hút FDI ở Lào là cần thiết, cấp
bách. Việc chọn đề tài “Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát
triển công nghiệp tại nước CHDCND Lào” nghiên cứu có ý nghĩa cả về lý luận lẫn
thực tiễn, với mong muốn tiếp tục đóng góp thêm về phương diện lý luận về quyết
định địa điểm FDI trong một ngành kinh tế, các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI
trong ngành công nghiệp của quốc gia cụ thể và là cơ sở tham khảo cho chính quyền
Lào xây dựng chính sách thu hút FDI hợp lý trên phương diện thực tiễn.

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Những nghiên cứu đầu tiên đã phân tích FDI như là một dòng chảy tài chính
giữa các quốc gia được thực hiện bởi Alibert (1970) [49]. Tỷ suất sinh lời vốn khác
nhau giữa các quốc gia gây ra sự dịch chuyển của dòng vốn. Công ty nước ngoài
đầu tư vào quốc gia có nguồn vốn tương đối khan hiếm, chi phí vốn tương đối cao
và họ tìm kiếm lợi nhuận bằng cách tận dụng sự khác biệt về tỷ giá giữa đồng tiền
của quốc gia mạnh và đồng tiền quốc gia yếu. Các nhà nghiên cứu sau đó đã nhận ra
những đặc trưng riêng của FDI khác với đặc trưng của danh mục ĐTNN nên tập
trung vào 03 hướng nghiên cứu chính, đó là: (1) tại sao phải thực hiện FDI thể hiện
ở lý thuyết lợi thế sở hữu (Hymer, 1976) [77]; (2) thực hiện đầu tư như thế nào thể
hiện ở lý thuyết lợi thế nội bộ hóa (Dunning, 1993) [65]; và (3) địa điểm đầu tư ở
đâu, thể hiện ở lý thuyết lợi thế địa điểm. Việc lựa chọn quốc gia nào và yếu tố nào
ảnh hưởng đến quyết định này của nhà ĐTNN được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm, nhằm giúp nhà ĐTNN có chiến lược kinh doanh tối ưu và nước chủ nhà có
chính sách thu hút FDI thích hợp.
Nghiên cứu lý thuyết về các yếu tố lợi thế địa điểm ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư được thực hiện theo nhiều cách tiếp cận khác nhau như: lý thuyết so
sánh chi phí (Weber, 1929) [115], lý thuyết tích tụ (Krugman, 1993) [83], lý thuyết



3

ưu đãi của chính phủ (Loree và Guisinger, 1995) [91]. Các lý thuyết này đã chỉ ra
tập hợp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định địa điểm FDI nhưng được xây dựng
cho những bối cảnh cụ thể và cho rằng các yếu tố ảnh hưởng phụ thuộc rất lớn vào
động cơ nhà đầu tư trong mỗi ngành, quy mô, hình thức đầu tư hay chu kỳ sản
phẩm. Dựa trên các nghiên cứu lý thuyết này, các nghiên cứu thực nghiệm về xu
hướng dòng chảy FDI vào một quốc gia, một ngành cụ thể và các yếu tố ảnh hưởng
đến dòng chảy này được thực hiện theo các hướng sau:
- Thứ nhất, các nghiên cứu thực nghiệm tiến hành kiểm tra sự ảnh hưởng
của một số yếu tố đến dòng chảy FDI vào một quốc gia, một ngành bằng cách sử
dụng các mô hình kinh tế lượng với các biến phản ánh lợi thế địa điểm như: chi phí
lao động, năng suất lao động, quy mô thị trường, tăng trưởng thị trường, chính sách
chính phủ, Cơ sở hạ tầng (CSHT), sự ổn định chính trị, vị trí địa lý. Điển hình cho
hướng nghiên cứu này như: nghiên cứu của Pusterla và Resmini (2007) [102] ở các
nước Trung và Đông Âu, nghiên cứu của Kang và Lee (2007) [86] ở Trung Quốc,
nghiên cứu của Zenegnaw (2010) [113] ở các nước châu Phi, nghiên cứu của Hyung
và cộng sự (2012) [70] ở các nền kinh tế mới nổi. Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy
sự tác động của một số yếu tố đến dòng chảy FDI ở các quốc gia nhưng một số yếu
tố được tìm thấy có ảnh hưởng ở quốc gia này lại không thấy có ảnh hưởng ở quốc
gia khác và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này tùy thuộc vào đặc điểm của một
quốc gia.
- Thứ hai, các nghiên cứu thực nghiệm thực hiện điều tra các yếu tố ảnh
hưởng đến dòng chảy FDI vào một quốc gia dựa vào khảo sát thông tin từ phía nhà
ĐTNN. Don (2007) [64] đã điều tra 05 nhóm yếu tố (chính trị/chính phủ/pháp lý;
văn hóa/xã hội; kinh tế/thị trường; tài chính và vị trí địa lý) ảnh hưởng đến dòng
chảy FDI ở Sri Lanka thông qua khảo sát 168 công ty nước ngoài cho thấy CSHT
và mạng lưới thông tin liên lạc như: khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX),
cảng biển và cảng hàng không, đường giao thông, thông tin, liên lạc, điện có ảnh

hưởng mạnh đến dòng chảy FDI ở Sri Lanka. Hasnah và cộng sự (2010) [71] điều
tra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định địa điểm của FDI tại Malaysia đã khảo sát


4

100 công ty nước ngoài đang hoạt động cho thấy: vận tải, lao động, nguyên liệu, thị
trường, pháp luật, KCN, sở hữu, các tiện ích, chính sách thuế, khí hậu và yếu tố
quốc tế ảnh hưởng đến quyết định địa điểm của nhà ĐTNN. Nguyễn Mạnh Toàn
(2010) [12] điều tra 4 nhóm nhân tố: kinh tế, tài nguyên, CSHT, cơ chế chính sách
từ 300 công ty nước ngoài ở Việt Nam cho thấy: CSHT kỹ thuật, những ưu đãi và
hỗ trợ, lợi thế về chi phí là những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng. Fawaz (2009)
[69] đã khảo sát yếu tố chi phí, thị trường, CSHT và công nghệ, chính trị và pháp lý,
văn hóa xã hội từ các công ty FDI trong ngành công nghiệp hóa dầu ở Saudi Arabia
cho thấy yếu tố chi phí, CSHT và công nghệ, chính trị và pháp lý được đánh giá khá
cao trong số các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định địa điểm. Hướng nghiên
cứu này ít được thực hiện hơn do khó khăn và tốn kém chi phí lớn trong việc tiếp
cận điều tra doanh nghiệp FDI, nhưng kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn trong
việc đề xuất giải pháp thu hút FDI hơn bởi theo các chuyên gia, quyết định địa điểm
đầu tư là quyết định của DN cho từng tình huống cụ thể, không phải là công thức
khoa học.
- Thứ ba, các nghiên cứu thực nghiệm thông qua việc phân tích xu hướng
dòng chảy FDI và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy FDI vào một địa
phương, quốc gia cụ thể dựa vào dữ liệu của nền kinh tế được thực hiện khá phổ
biến trong giai đoạn khởi đầu thu hút FDI của các nền kinh tế chuyển đổi như Trung
Quốc, Việt Nam. Một số nghiên cứu điển hình trong thời gian gần đây như: phân
tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI tại Nghệ An để đề xuất chính
sách thu hút FDI vào tỉnh này bao gồm đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, tăng cường đầu tư
CSHT, quy hoạch, phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT), nguồn nhân lực, cải cách
thủ tục hành chính (Đặng Thành Cương, 2012) [5]; phân tích thực trạng và tác động

của FDI đến nền kinh tế Việt Nam để đề xuất giải pháp thu hút và sử dụng FDI
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (Nguyễn Thị Thìn, 2012) [13].
Hướng nghiên cứu này được thực hiện phổ biến tại Việt Nam bởi sự sẵn có dữ liệu,
kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn bởi các giải pháp được đề xuất trên cơ sở
thực trạng của dòng chảy FDI và các yếu tố ảnh hưởng của từng địa phương, quốc


5

gia. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu này có hạn chế là các đánh giá, giải pháp mang
tính chất chủ quan từ phía nước chủ nhà. Do đó, hướng nghiên cứu này thường phù
hợp trong giai đoạn đầu của nền kinh tế chuyển đổi, khi đó, số lượng các nhà
ĐTNN chưa nhiều, công tác thống kê, nghiên cứu, thu thập, lưu trữ dữ liệu về FDI
còn nhiều hạn chế. Các công trình nghiên cứu về xu hướng dòng chảy FDI và thực
trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy FDI vào một quốc gia nói chung, một
ngành kinh tế nói riêng và đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút FDI thông qua
việc cải thiện các yếu tố này được xem như là những nghiên cứu tiền đề cho các
nghiên cứu theo hướng thứ nhất và hướng thứ hai.

2.2. Tình hình nghiên cứu tại Lào
Dòng vốn FDI vào Lào đã không ngừng tăng lên cả về số dự án và vốn đăng
ký kể từ năm 1988 nhưng lĩnh vực này chưa thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước. Một số ít công trình nghiên cứu FDI tại Lào như:
Bua Khăm Thip Pha Vông (2001) [3] khảo sát thực tế cho thấy Lào vẫn còn
thiếu vốn, khả năng tích luỹ nội bộ của nền kinh tế có hạn, không đủ đáp ứng nhu
cầu vốn lớn cho đầu tư phát triển. Do đó bài viết tập trung nghiên cứu nhu cầu vốn
đầu tư cho phát triển kinh tế của CHDCND Lào, phân tích và tổng kết những bài
học kinh nghiệm trong việc thu hút đầu tư và phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư
nước ngoài của các nước các nước công nghiệp mới (NICs), ASEAN và của Lào
trong thời gian qua. Từ đó, đề xuất các phương hướng và những giải pháp chủ yếu

nhằm đẩy mạnh việc thu hút nguồn FDI trong việc phát triển kinh tế CHDCND Lào.
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tìm ra
mối liên hệ khách quan giữa việc phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, tác động của FDI trong việc phát triển kinh tế CHDCND Lào, những đặc
điểm vận động của dòng đầu tư trực tiếp ở các nước Đông Nam Á.
- Xổm Xạ Ạt Unxida (2004) [20] luận giải những vấn đề lý luận của đầu tư
quốc tế, khẳng định vai trò quan trọng của FDI đối với sự phát triển kinh tế của
Lào cũng như các quốc qia đang phát triển. Bên cạnh đó tiến hành phân tích vai trò
của các giải pháp tài chính nhằm tăng cường thu hút vốn FDI, mô tả và đánh giá


Luận án đủ ở file: Luận án full











×