Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết côi cút giữa cảnh đời và chuyện của lý của ma văn kháng ( Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.64 KB, 107 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
----------

NGUYỄN THỊ THẤM

NHÂN VẬT THIẾU NHI QUA HAI TIỂU THUYẾT CÔI
CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI VÀ CHUYỆN CỦA LÝ CỦA
MA VĂN KHÁNG
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN NGỌC THIỆN

Thái Nguyên, 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng
Sau đại học, quý thầy cô khoa Ngữ văn - Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái
Nguyên và quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập. Đặc biệt là Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang; Ban giám hiệu, giáo viên dạy
Ngữ văn cùng toàn thể các em học sinh của trƣờng THPT Xuân Huy - huyện Yên
Sơn - tỉnh Tuyên Quang đã tận tình hợp tác giúp đỡ tôi, tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn


Ngọc Thiện - ngƣời thầy hƣớng dẫn Luận văn đã tận tình giúp đỡ tôi về tri thức,
phƣơng pháp và kinh nghiệm nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn nhà văn Ma Văn Kháng cùng bạn bè, đồng nghiệp và
ngƣời thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2014
Học viên

Nguyễn Thị Thấm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Trong
suốt quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả nghiên cứu khoa học
của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn nhƣng những nội dung nghiên cứu
của tôi không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Những trích dẫn
tài liệu đã đƣợc sử dụng trong Luận văn là đúng sự thật và đƣợc trích dẫn nguồn gốc
từ các tài liệu, tạp chí, công trình nghiên cứu đã đƣợc xuất bản, công bố. Các giải pháp
nghiên cứu nêu trong Luận văn đƣợc rút ra từ những cơ sở lý luận và nghiên cứu thực
tiễn, trong quá trình học tập và giảng dạy.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2014
Học viên

Nguyễn Thị Thấm

Xác nhận
của khoa chuyên môn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Xác nhận
của ngƣời hƣớng dẫn khoa học

/>

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GS

: Giáo sƣ

TS

: Tiến sĩ

PGS

: Phó giáo sƣ

Nxb

: Nhà xuất bản

THPT

: Trung học phổ thông

H


: Hà Nội

tr

: trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................iii
MỤC LỤC .............................................................................................................. iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 8
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 8
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 8
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 8
7. Đóng góp của luận văn ..................................................................................... 9
8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 9
NỘI DUNG ......................................................................................................... 10
CHƢƠNG 1. BỨC TRANH ĐỜI SỐNG XÃ HỘI TRONG HAI TIỂU
THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI VÀ CHUYỆN CỦA LÝ CỦA MA VĂN
KHÁNG .............................................................................................................. 10
1.1. Đề tài về đời sống thiếu nhi trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại ........ 10

1.1.1. Khái niệm về đề tài .................................................................................... 10
1.1.2. Đề tài về đời sống thiếu nhi trong hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và
Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng ...................................................................... 11
1.1.2.1. Đời sống thiếu nhi trong gia đình ........................................................... 12
1.1.2.2. Đời sống thiếu nhi trong học đường nhà trường ..................................... 20
1.1.2.3. Đời sống thiếu nhi trong các mối quan hệ xã hội khác ........................... 23
1.2. Hệ thống nhân vật trong hai tiểu thuyết viết về thiếu nhi Côi cút giữa
cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng .............................................. 27
1.2.1. Khái niệm về hệ thống nhân vật ................................................................. 27
1.2.2. Hệ thống nhân vật trong hai tiểu thuyết ..................................................... 27
1.2.2.1. Hệ thống nhân vật trẻ em ........................................................................ 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

1.2.2.2. Hệ thống nhân vật người lớn .................................................................. 31
1.3. Đặc sắc bức tranh đời sống xã hội trong hai tiểu thuyết viết về thiếu nhi
Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng ........................ 41
CHƢƠNG 2. NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NHÂN VẬT THIẾU NHI TRONG
HAI TIỂU THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI VÀ CHUYỆN CỦA LÝ
CỦA MA VĂN KHÁNG .................................................................................... 44
2.1. Khái niệm về nhân vật thiếu nhi trong văn học ........................................ 44
2.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật thiếu nhi trong hai tiểu thuyết Côi cút giữa
cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng .............................................. 44
2.2.1. Khái niệm về miêu tả .................................................................................. 44
2.2.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật thiếu nhi trong hai tiểu thuyết ...................... 45
2.2.2.1. Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật ................................................... 45
2.2.2.2. Nghệ thuật khắc họa đời sống nội tâm nhân vật ..................................... 55
CHƢƠNG 3. ĐẶC SẮC TRONG NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU QUA HAI

TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ THIẾU NHI CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI VÀ
CHUYỆN CỦA LÝ CỦA MA VĂN KHÁNG .................................................... 65
3.1. Ngôn ngữ của hai tiểu thuyết viết về thiếu nhi Côi cút giữa cảnh đời và
Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng ................................................................... 65
3.1.1. Khái niệm về ngôn ngữ nghệ thuật ............................................................. 65
3.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng trong hai tiểu thuyết ................................... 66
3.1.2.1. Ngôn ngữ dung dị, đời thường đậm đặc chất liệu dân gian và mang đậm
phong vị miền núi ................................................................................................. 66
3.1.2.2. Ngôn ngữ giàu chất thơ, chất biểu cảm ................................................... 71
3.2. Giọng điệu của hai tiểu thuyết viết về thiếu nhi Côi cút giữa cảnh đời và
Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng ................................................................... 74
3.2.1. Khái niệm về giọng điệu nghệ thuật ........................................................... 74
3.2.2. Các sắc thái giọng điệu trong hai tiểu thuyết ............................................ 76
3.2.2.1. Giọng điệu trữ tình sâu lắng, thiết tha .................................................... 76
3.2.2.2. Giọng điệu suy ngẫm, triết lí sâu xa, hướng về nhân bản, bênh vực quyền
con người ............................................................................................................. 81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

3.2.2.3. Giọng điệu thương cảm, xót xa ............................................................... 84
3.2.2.4. Giọng điệu mỉa mai, phê phán ................................................................ 88
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 97

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ma Văn Kháng (sinh ngày 1/12/1936) là nhà văn xuôi Việt Nam hiện đại nổi
tiếng trên Văn đàn. Ông đƣợc đánh giá là “một cây bút văn xuôi sung sức, một đời
văn sáng tạo” [55]. Kể từ năm 1961, khi cho ra đời truyện ngắn đầu tay Phố cụt
đăng trên báo Văn nghệ, số 136 đến nay, Ma Văn Kháng đã có một sự nghiệp văn
chƣơng đồ sộ có giá trị với trên 200 truyện ngắn, 16 cuốn tiểu thuyết, 4 truyện thiếu
nhi, một cuốn hồi ký - tự truyện, một cuốn tiểu luận và bút kí văn học. Song ở thể
loại nào ông cũng thành công và đƣợc đông đảo bạn đọc đón nhận, nhất là truyện
ngắn và tiểu thuyết.
Ở mảng truyện ngắn, Ma Văn Kháng tỏ ra là một ngòi bút khá điêu luyện về
nghề nghiệp và đã đạt đƣợc những đỉnh cao của phong độ, đem đến vinh quang cho
nhà văn ngay từ buổi đầu khởi nghiệp: Truyện ngắn Xa Phủ đƣợc Giải nhì (không có
giải nhất) trong Cuộc thi viết Truyện ngắn 1967 - 1968 của Báo Văn nghệ; Tập
truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ đƣợc Giải thƣởng của Hội đồng văn xuôi Hội Nhà
văn Việt Nam năm 1995 và Giải thƣởng Văn học Đông Nam Á (ASEAN) năm
1998; Truyện ngắn San Cha Chải đƣợc Giải thƣởng “Cây bút vàng” trong cuộc thi
viết Truyện ngắn và Ký năm 1996 - 1998 do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam
đồng tổ chức. Tập truyện ngắn Móng vuốt thời gian đƣợc Giải thƣởng của Hội Văn
học nghệ thuật các dân tộc thiểu số 2003…
Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn, Ma Văn Kháng còn rất thành công
ở thể loại tiểu thuyết và đã đoạt đƣợc nhiều giải thƣởng cao quý nhƣ: Giải thƣởng
Văn học Công nhân lần thứ 3 năm 1984 cho tiểu thuyết Mưa mùa hạ; Giải thƣởng
Hội Nhà văn Việt Nam năm 1985 cho tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn; Giải
thƣởng Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số 2001 cho tiểu thuyết Gặp gỡ ở
La Pan Tẩn; Giải thƣởng Hội nhà văn Hà Nội năm 2009 cho tiểu thuyết Một mình
một ngựa; Giải thƣởng về đề tài Nông Nghiệp 2011 với tiểu thuyết Mưa mùa hạ;
Giải thƣởng Nhà nƣớc về Văn học nghệ thuật đợt 1 năm 2001; Giải thƣởng Hồ Chí
Minh về Văn học Nghệ thuật đợt IV năm 2012 cho cụm tác phẩm: Mưa mùa hạ, Côi
cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn; Giải thƣởng đặc biệt của Hội Văn học


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2013 cho tiểu thuyết Chuyện của Lý.
Cũng trong năm 2013, nhà văn còn đoạt Giải thƣởng Hội Nhà văn Việt Nam cho
cuốn Phút giây huyền diệu, tập tiểu luận và bút kí về nghề văn 320 trang.
Nhƣng dù thành công ở thể loại nào thì các tác phẩm của Ma Văn Kháng cũng
đều tập trung vào ba đề tài lớn: Miền núi; Thiếu nhi; Đô thị và tri thức. Nói về các
tác phẩm của Ma Văn Kháng, thầy giáo ngoại ngữ Thanh Thông trong bài viết: “Vài
cảm nghĩ khiêm tốn sau khi đọc tác phẩm Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng” đã
bộc lộ sự ngƣỡng mộ và khâm phục về tài năng văn chƣơng của nhà văn nhƣ sau:
“Tác phẩm nào anh viết cũng tường tận, chi li, đằm thắm và giầu tình tiết, anh hoàn
toàn được gọi là nhà tâm lí học, giáo dục học, dân tộc học, nhân chủng học, khoa
học hình sự, một lương y có tay nghề…”. Cùng với lời nhận xét đó và những thành
tựu kể trên, Ma Văn Kháng đã tự khẳng định đƣợc tài năng và vị thế của mình trong
nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.
1.2. Lâu nay, đã có nhiều bài viết, các công trình nghiên cứu về Ma Văn Kháng và
các tác phẩm của ông. Nhƣng hầu hết là các đánh giá, nhận định chung về từng tác
phẩm cụ thể, về hình tƣợng nghệ thuật. Các công trình nghiên cứu công phu nhƣ các
luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ tuy đã hƣớng vào những khía cạnh chuyên biệt. Ví
dụ nhƣ: Kiểu nhân vật, đặc trƣng thể loại, cảm hứng nghệ thuật, phân tích đặc sắc
nghệ thuật tự sự của truyện ngắn, tiểu thuyết trên các loại đề tài: đề tài ngƣời tri
thức, hình ảnh ngƣời phụ nữ, hình tƣợng ngƣời kể chuyện trong tiểu thuyết…
Tuy nhiên, đứng về góc độ nghiên cứu, Ma Văn Kháng là nhà văn có không ít
tác phẩm viết thành công về đề tài thiếu nhi nhƣng còn ít đƣợc đề cập đến. Côi cút
giữa cảnh đời là một trong ba cuốn tiểu thuyết nằm trong cụm tác phẩm đƣợc Giải
thƣởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012 và Chuyện của Lý đoạt Giải
thƣởng đặc biệt của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số năm 2013 đều viết

về đề tài thiếu nhi rất sâu sắc nhƣng vẫn chƣa đƣợc tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá.
Với lí do đó, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học: Nhân vật
thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma
Văn Kháng. Luận văn này là một công trình nghiên cứu quy mô nhỏ để lấp vào
khoảng trống đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Đây là lần đầu tiên chúng tôi đi sâu vào khảo sát, nghiên cứu nhân vật thiếu nhi
qua hai tiểu thuyết xuất bản cách nhau 24 năm, cho thấy sự tiến triển trong cái nhìn
nghệ thuật, bút pháp cũng nhƣ phong cách tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trên cùng
một đề tài.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hơn 50 năm trong nghề cầm bút viết văn, Ma Văn Kháng là một trong những
nhà văn có nhiều đóng góp cho văn xuôi Việt Nam hiện đại thời kỳ đổi mới. Các tác
phẩm của nhà văn, đặc biệt là những tác phẩm viết về thiếu nhi đã thu hút đƣợc sự
quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học.
2.1. Những công trình nghiên cứu về tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời của Ma
Văn Kháng
Ngay từ khi ra đời, tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời (xuất bản lần đầu 1989) đã
đƣợc dƣ luận quan tâm và chú ý đến. Có rất nhiều bài viết, ý kiến về thiên truyện
đặc sắc này nhƣng đáng chú ý là: Bài viết của Văn Hồng dƣới dạng thƣ viết cho các
bạn đọc nhỏ tuổi, in ở đầu sách:“Gửi em, người bạn đọc sắp bước vào đời!”. Văn
Hồng đánh giá cao tƣ tƣởng nghệ thuật sâu sắc của tác phẩm có cái vị đắng cay và
ngọt bùi, nhận ra tấm lòng đau đớn và lời nhắn gửi của tác giả: “Đồng tiền, quyền
lực cũng nhƣ tất cả tài sản vật chất khác chung quy chỉ là phƣơng tiện. Ngƣời nào
coi đồng tiền, quyền lực là mục đích, ngƣời đó sẽ trở thành kẻ ác, giẫm đạp lên
ngƣời khác và tự phá hoại cuộc sống của chính mình! Mục đích của chúng ta cao

đẹp biết bao nhiêu, một cuộc sống có nghĩa, có tình, giàu về vật chất và tinh thần,
giàu cho tất cả mọi ngƣời, hòa bình và hữu nghị cho tất cả các dân tộc!” [24, tr. 9].
Giáo sƣ Phong Lê trong cuốn Vẫn chuyện Văn và Người đã nhận xét: “Côi cút
giữa cảnh đời - viết cho lứa tuổi thiếu nhi. Cuốn sách chất đầy những đau khổ, oan
khiên lên thân phận ba bà cháu còm cõi, bơ vơ. Nếu chỉ là đau khổ và oan khiên

thì chỉ làm nẩy ở ngƣời đọc sự uất ức, phẫn nộ. Ngƣời ta mím môi nghiến
răng. Nhƣng để làm rơi đƣợc giọt nƣớc mắt thì phải có một cái gì khác, hoặc
cao hơn sự căm giận, sự phẫn nộ. Cái đó chỉ có thể khơi gợi đƣợc ở cái thiện,
cái đẹp và tình ngƣời. Chƣa thể nói ở đây cái thiện, tình ngƣời đã thắng, đã
vƣợt lên đƣợc cái ác, đã đè bẹp đƣợc những tâm địa tối tăm. Nhƣng nó đã có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

thể tồn tại mà không bị vùi dập. Và tôi nghĩ đó là chiến thắng của tác giả...
Cuốn sách của Ma Văn Kháng đã vục vào cái sự thật tối tăm oan khổ đó nhƣ nhiều
cuốn sách khác. Nhƣng thật lạ, anh lại đƣa con ngƣời vào quỹ đạo những tình cảm
nhân hậu, tốt lành. Có thể nói đó là một hiệu quả thanh lọc, tẩy rửa. Cái hiệu quả
thanh lọc này vốn giành cho nghệ thuật; và dƣờng nhƣ cũng chỉ có một nghệ thuật
đích thực, nghệ thuật cao hơn cuộc đời mới làm nổi... Cuốn sách mạnh mẽ đẩy ta
vào giữa giòng sống hôm nay với cảm hứng lớn là cảm hứng sự thật, và khát vọng
bao trùm là khát vọng dân chủ; cũng đồng thời cho ta một sự gắn nối với văn mạch
truyền thống là chủ nghĩa nhân văn và tình thƣơng yêu con ngƣời”. Còn về nhân vật
thiếu nhi trong truyện, Giáo sƣ Phong Lê cũng nhận định: “Nhân vật bé Duy cho ta
một hình ảnh một sự chống chọi để vƣợt lên bao đau khổ, đau khổ mà không quá
tầm thƣờng với của lứa tuổi lên mƣời, mà không cƣờng điệu, giả tạo” [31, tr. 193 198 ].
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện trong bài viết: “Tiểu thuyết về đề tài dân tộc và
miền núi của Ma Văn Kháng” cho rằng: “Trong thể tài truyện vừa của văn học thiếu
nhi, Ma Văn Kháng đã góp vào đó bốn truyện hay. Tác phẩm tâm huyết về chủ đề

này của ông là tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, đƣợc tái hiện trên cơ sở thu hút
nhiều yếu tố tự truyện, đã đƣợc tổ chức SIDA (Thụy Điển) trao giải thƣởng, bởi tác
phẩm là tiếng nói xác tín và truyền cảm bảo hộ quyền sống và nhân cách con ngƣời
ngay từ khi nó vẫn còn là một đứa trẻ non nớt và vụng dại” [25, tr. 231].
PGS.TS.Vân Thanh - Tác giả cuốn sách Phác thảo Văn học thiếu nhi Việt Nam
cũng đã trích dẫn một số ý kiến của một số nhà phê bình về cuốn tiểu thuyết Côi cút
giữa cảnh đời. Tác phẩm thu hút ngay ngƣời đọc ở sự thể hiện cuộc sống thực đầy
cay đắng và cũng không thiếu chất thơ diễn ra quanh ta. “Cuốn sách thể hiện cuộc
sống nhƣ một sự toàn vẹn” “không một cuộc phiêu lƣu, không một pha đuổi bắt, nhƣ
bất cứ văn học đích thực nào. Ở đây cái hấp dẫn là do tính cách và số phận những
con ngƣời” (Văn Hồng). “Đọc Côi cút giữa cảnh đời, có trang rơi nƣớc mắt, có đoạn
muốn gào lên” (Quần Phƣơng) [50, tr. 388].
Văn Trọng, trên báo Tiền Phong số 26, ngày 30/6/2002 cho rằng: “Tôi rất thích
truyện Côi cút giữa cảnh đời của nhà văn Ma Văn Kháng bởi tác phẩm đó giúp thiếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

nhi giáp mặt với thực tế xã hội ngƣời lớn, trang bị cho các em một cái nhìn đúng về
cuộc đời, giúp các em biết phân biệt ngƣời và quỷ” [50, tr. 388].
Ma Văn Kháng - tác giả cuốn sách cũng đã tự bộc lộ cảm xúc của mình và đƣa
ra những lời nhận xét nhƣ sau: “Tác phẩm tôi yêu thích nhất là cuốn Côi cút giữa
cảnh đời, in năm 1989. Vì “cuốn sách đặt con ngƣời vào dòng đời đƣơng đại trong
một hiện thực gay gắt và không ít buồn phiền đau đớn ... Côi cút giữa cảnh đời triển
khai một cấu trúc gồm một loạt những gian truân cùng cực của ba bà cháu trong
cuộc vật lộn với thiếu thốn vật chất, mất mát tình cảm và những ức chế tinh thần.
Tôi nghĩ, văn học ta đã xây dựng khá sắc sảo hình tƣợng ngƣời vợ, ngƣời mẹ đại
diện cho ngƣời phụ nữ Việt Nam trong những cơn thăng trầm của lịch sử. Bây giờ
tôi muốn có hình ảnh của một ngƣời bà độ lƣợng, khoan dung thƣơng yêu hết mực,

hi sinh hết thảy vì con, cháu và bền bỉ, ngoan cƣờng, dũng cảm đối mặt với cái xấu,
cái ác; là hiện thân cho lẽ phải, lòng tin và sự can đảm. Trong Côi cút giữa cảnh đời
có hình bóng ngƣời mẹ kính yêu của tôi, ngƣời bà nội, bà ngoại của các con cháu
tôi”... [29, tr. 247 - 248].
Nhƣ vậy, qua ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà văn Ma Văn Kháng và ý kiến
của các độc giả về cuốn tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, chúng ta nhận thấy, điều
mẫu chốt làm nên thành công tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời - tác phẩm nghệ
thuật đích thực là ở sự xúc động và chinh phục đƣợc lòng ngƣời. Đó cũng chính là
sự trải nghiệm mọi cung bậc cuộc đời của Ma Văn Kháng.
2.2. Những công trình nghiên cứu về tác phẩm Chuyện của Lý của Ma Văn
Kháng
Tiểu thuyết Chuyện của Lý vừa mới đƣợc xuất bản năm 2013, nhƣng tại buổi
giới thiệu cuốn tiểu thuyết đã có rất nhiều ý kiến phát biểu và lí giải về sự thành
công của cuốn sách này. Tuy nhiên, Ma Văn Kháng là ngƣời đầu tiên đã tâm sự: “Số
phận con ngƣời trong chiến tranh cùng với những gian nan trong cuộc sống bất toàn
mà nó phải chịu. Đó là câu chuyện của hàng trăm cuốn tiểu thuyết ở xứ ta rồi. Thế
còn số phận của những đứa trẻ thì sao? Về đề tài này tôi đã viết cuốn tiểu thuyết Côi
cút giữa cảnh đời, trong đó trung tâm là hình ảnh một ngƣời bà của hai đứa trẻ côi
cút thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Còn về Chuyện của Lý thì rõ ràng đứa trẻ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full















×