Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

báo cáo thực tập tủ điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 19 trang )

Chương I: GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1. Giới Thiệu
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI MEGA ENERGY là công ty sản
xuất chuyên nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hệ thống tủ bảng điện điều khiển hạ
thế, trung thế cho các công trình công nghiệp.
Mã số thuế: 0314372471
Địa chỉ: 25A, Nguyễn Xuân Khoát, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Thành phố
Hồ Chí Minh
Nhà Máy sản xuất: 1881 Tỉnh Lộ 8, Bình Mỹ, Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện Thoại: 0902 50 34 79 - 0919 347374 - 028 7303 0679
Email:
Website: megaenergy.com.vn
Người đại diện pháp luật: TRẦN HOÀI CHÂU – Chức Danh: Giám Đốc

2. Tầm Nhìn Hoạt Động
- Bằng uy tin, năng lực và kinh nghiệm của mình, Công ty đã trở thành đối
tác chiến lược tin cậy của nhiều công ty trong nước, góp phần phục vụ cho
sự phát triển các ngành Công nghiệp nhẹ, Điện và thiết bị điện, tự động
hóa…
- Với tiêu chí không chỉ mang đến cho khách hàng các sản phẩm tiên tiến,
chất lượng cao thông qua dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín, giá cả cạnh tranh
mà còn đóng vai trò là đối tác cho mỗi khách hàng trong việc thấu hiểu và
chia sẻ nhu cầu để việc kinh doanh thực sự hiệu quả.
3. Chức Năng Nhiêm Vụ
- Đảm bảo quá trình sản xuất thông qua việc điều khiển chức năng biến
đổi dòng điện. Hạn chế thấp nhất các rủi ro liên quan đến việc sử dung
năng lượng điện trong công sản xuất và điều khiển
- Góp phần đảm bảo quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đưa
đất nước phát triển bằng viêc đảm bảo các máy móc thiết bị điều khiển
sản suất hoạt động liên tục và luôn sản sàng hoạt động




- Cung cấp những Sản phẩm và dịch vụ tốt nhất với chất lượng vượt trội,
tiên phong trong các thị Trường mới bằng cách đẩy mạnh nghiên cứu,
phát triển và cải tiến công nghệ.
- Đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội
Đảm bảo nguồn lợi nhuận nhằm xây dựng nền tảng tăng trưởng cho
tương lai.
4. Hệ Thống Quản Lý

4.1 Chức Năng Nhiệm Vụ của Các Phòng Ban
Giám đốc:

- Là người đứng đầu công ty, nắm quyền điều hành chung , là đại diện
pháp nhân của công ty, quyết định toàn bộ hoạt động kinh doanh của
công ty . Đồng thời giám đốc cũng là người đưa ra quyết định mang tính
chiến lược cho toàn công ty, tùy theo tình hình thực tế của thị trường
Phòng thiết kế:
-

Xây dựng phương án thi công, phương án kỹ thuật cho các dự án, các
loại, các sản phẩm khác để tổ chức thực hiện trong toàn Công ty. Kiểm
tra, xác định khối lượng, chất lượng, quy cách vật tư, mức hao phí lao
động trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật được duyệt; Xây dựng phương
án thi công, phương án an toàn lao động và vệ sinh môi trường.


-

Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong quá trình

sản xuất về mặt kỹ thuật, chất lượng, tiến độ, an toàn lao động, máy móc
thiết bị và vệ sinh môi trường.

-

Quản lý, bảo quản, sửa chữa, điều động toàn bộ xe máy thiết bị thi công
trong toàn Công ty. Lập kế hoạch sửa chữa, mua sắm thiết bị máy móc
hàng quý, năm. Trực tiếp tổ chức thi công công trình do Giám đốc Công
ty quyết định.

-

Quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống
cháy nổ, mạng lưới an toàn viên, vệ sinh viên

-

Nghiên cứu xây dựng kế hoạch, phương án đổi mới công nghệ, trang
thiết bị đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Ứng dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, các sáng kiến, sáng chế vào sản xuất kinh
doanh của Công ty.

-

Đề xuất với lãnh đạo Công ty về các biện pháp tăng cường công tác quản
lý nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, áp dụng các sáng kiến cải tiến
kỹ thuật và tiến bộ KHKT vào trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Phòng giao dịch:


- Thực hiện chương trình xúc tiến bán đối với các khách hàng trọng điểm,
tập trung chăm sóc những khách hàng này, đồng thời tìm kiếm khách
hàng mới và mở rộng thị trường.
Phòng sản xuất:

- Tư vấn cho Ban Giám đốc về lựa chọn sản phẩm để sản xuất và phương
-

pháp sản xuất mỗi mặt hàng.
Xây dựng kế hoạch tiến độ, kế hoạch năng lực sản xuất
Thiết lập các cải tiến trong quá trình sản xuất
Lập kế hoạch trang bị máy móc, bố trí mặt bằng nhà xưởngviệc, chỉ dẫn
và xác định các nhiệm vụ ưu tiên
Phối hợp xây dựng các chính sách nhân sự đảm bảo nguồn lực đáp ứng
sản xuất.
theo dõi và kích thích sự nhiệt tình của nhân viên trong việc thực hiện
mục tiêu công ty
Kiểm soát chi phí sản xuất với Ra quyết định về cơ cấu tổ chức của hệ
thống sản xuất
Thiết kế nơi làm việc, phân công trách nhiệm cho mỗi hoạt động


- Sắp xếp, bố trí nhân sự phù hợp và tiếp nhận yếu tố đầu vào cho sản xuất
- Phối hợp thực hiện kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng bảo đảm sự hoạt động
-

bình thường của thiết bị máy móc.
Xây dựng các hệ thống chỉ dẫn và phân công công ngân sách cho phép
của công ty, kiểm soát định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức lao
động, báo cáo lượng tồn kho kịp thời phục vụ sản xuất.

Đảm bảo chất lượng sản phẩm (QA) và kiểm soát chất lượng sản phẩm
(QC)
Kiểm soát các quy trình thực hiện công việc

Phòng giảng dạy:
- Nhận nhiệm vụ đào tạo cho nhân viên mới
- Cập nhật khoa học công nghệ cùng phương pháp giảng dạy
- Truyền đạt kinh nghiệm kiến thức sản xuất và vận hành thiết bị
- Đảm bảo an toàn hiệu quả công việc tốt khi thực hiện công việc
- Nâng cao cập nhật khoa học ký thuật hiện đại cho nhân viên
Phòng kế toán:
- quản lý tài chính công ty. Thực hiện những công việc về nghiệp vụ
chuyên môn tài chính kế toán theo đúng qui định của Nhà nước về chuẩn
mực kế toán, nguyên tắc kế toán ….
- Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi
hình thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử
dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh và sử dụng vốn của Công ty.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu
chi tài chính việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng
tài sản, vật tư, tiền vốn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện
tượng lãng phí, vi phạm chế độ, qui định của Công ty.
- Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước với các bộ
phận liên quan khi cần thiết.
- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công

-


tác lập và theo dõi kế hoạch.
Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế độ báo cáo
tài chính, kế toán hiện hành
Thanh toán tiền lương, phụ cấp lương qua tài khoản ATM; tiền bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ, viên chức toàn trường theo bảng tính
lương hàng tháng.

5. Các Điểm Đặc Biệt Trong Bản Nội Quy Của Công Ty.
5.1 Người lao động.


- Người lao động được phân loại theo thời gian hợp đồng lao động như sau:
+ Hợp đồng không xác định thời hạn.
+ Hợp đồng xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.
+ Hợp đồng làm việc theo thời vụ hoặc theo một công việc nhất định mà
thời hạn dưới 12 tháng.

- Thời gian thử việc
+ Thời gian thử việc sẽ là 60 ngày cho Cao đẳng, Đại học, 30 ngày cho
Công nhân kỹ thuật, Trung cấp và 6 ngày cho các lao động khác.

+ Trong thời gian thử việc, mỗi bên được quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc
mà không cần thông báo trước và không bồi thường nếu việc làm không
đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận.
5.2 Thời gian làm việc.
Trừ khi có quy định khác, tổng thời gian làm việc trong tuần đối với nhân viên
trực tiếp tham gia sản xuất và làm việc theo ca là 48 giờ và đối với nhân viên
văn phòng hay theo giờ hành chính là 44 giờ.

- Giờ làm việc ban ngày:

+

Giờ làm việc bình thường từ thứ hai đến thứ bảy từ 8h sáng đến 4h
chiều, bao gồm 30 phút nghỉ trưa.

+ Ngày nghỉ hàng tuần là ngày chủ nhật.
+

Công ty có thể yêu cầu người lao động làm giờ phụ trội theo yêu cầu
công việc.

+ Giờ làm việc không áp dụng cho người đi công tác hoặc đi đào tạo.
- Giờ làm việc ban đêm:
+ Công ty có thể áp dụng lịch trình ca đêm cho người lao động căn cứ theo
lịch trình sản xuất.


+ Từ thứ hai đến thứ bảy.
 Ca 1: Từ 7h đến 15h, nghỉ giữa ca 30 phút từ 11h30 đến 12h.
 Ca 2: Từ 8h30 đến 16h30h, nghỉ giữa ca 30 phút
 Ca 2: Từ 13h đến 22h, nghỉ giữa ca 30 phút .
- Ngày nghỉ hàng tuần và ngày lễ:
+ Ngoài các ngày nghỉ hàng tuần, còn có 8 ngày nghỉ lễ theo Luật lao động
Việt Nam như sau:

 Tết Dương lịch: mồng 1 tháng 1 Dương lịch
 Tết Âm lịch: ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm âm lịch
 Ngày chiến thắng: 30/4
 Ngày Quốc tế Lao động: 1/5
 Ngày Quốc khánh: 2/9

+ Nếu các ngày lễ trên trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì Công ty sẽ cho
nghỉ bù ngày kế tiếp.
5.3 Lương bổng.

- Chính sách lương:
+ Lương của người lao động được thỏa thuận lúc tuyển dụng.
+ Lương sẽ được đánh giá ít nhất một lần trong năm phụ thuộc vào các yếu
tố sau:

 Công việc, trách nhiệm và hiệu quả.
 So sánh với các xí nghiệp tương tự tại Việt Nam.
+ Tình hình tài chính của công ty.
- Thanh toán lương:


+ Công ty sẽ trả lương cho Người lao động mỗi cuối tháng tại Công ty.
+ Nếu ngày cuối tháng nhằm vào ngày nghỉ của công ty hoặc ngày nghỉ
của ngân hàng, thì công ty sẽ trả lương vào ngày làm việc trước đó.

+ Làm việc ngoài giờ được tính từ ngày 21 dương lịch của tháng trước đến
ngày 20 dương lich của tháng hiện tại và phụ cấp làm việc ngoài giờ
được trả cùng lương với tháng hiện tại.

5.4 Hành vi vi phạm và các hình thức kỷ luật.
- Phong cách làm việc:
+ Người lao động phải sẵn sàng làm việc đúng giờ quy định.
+ Người lao động không được vắng mặt hoặc rời bỏ công việc được giao
phó mà không có lý do chính đáng.

+ Người lao động phải tập trung vào công việc của mình trong thời giờ làm

việc.

+ Người lao động phải giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ và trật tự.
+ Người lao động không được uống rượu hoặc sử dụng ma túy tại công ty.
+ Người lao động chỉ được dùng bữa tại nơi quy định.
+ Người lao động không được tổ chức tham gia cờ bạc tại công ty.
+ Người lao động không có liên quan trưc tiếp đến các hình thức phạm tội
hay các hành vi chống chính phủ.

- Đồng phục:
+ Người lao động phải mặc đồng phục của công ty trong giờ làm việc và
giữ gìn đồng phục sạch sẽ. Người lao động phải bảo vệ, tránh làm hư
hỏng mất mát đồng phục của công ty như giầy, áo, mũ nón.

+ Người lao động phải mang dụng cụ bảo hộ lao động khi làm việc và tuân
theo các quy định về an toàn hoặc chỉ thị của cấp trên.


+ Người lao động phải xuất trình thẻ nhân viên cho nhân viên bảo vệ khi
vào Công ty, và đeo thẻ khi đang ở tại công ty tránh làm hư hỏng mất
mát thẻ.

+ Công ty chấp thuận cho người lao động mặc đồng phục trên đường về
nhà. Trong trường hợp này, người lao động phải mặc đồng phục chỉnh tề
như khi ở công ty.

+ Bảo vệ quyền lợi và tài sản công ty.
+ Người lao động phải bảo vệ quyền lợi, danh tiếng, và thông tin mật của
công ty, khách hàng, bên bán hàng hoặc các bên liên quan.


+ Người lao động chỉ được sử dụng các số liệu, thông tin, bí quyết của
công ty vì mục đích kinh doanh của công ty.

+ Người lao động không được sử dụng tài sản hoặc thiết bị của công ty vào
việc riêng.

+ Người lao động không được đem tài sản của công ty ra khỏi công ty mà
không có sự cho phép của công ty.

+ Người lao động phải lưu ý bảo vệ và chống virus khi sử dụng máy tính.
Người lao động không được yêu cầu hoặc nhận bất kỳ khoản hoa hồng nào
hoặc thu lợi riêng từ phía người bán hàng hoặc người bên ngoài.

6. Các Lĩnh Vực Hoạt Động
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI MEGA ENERGY là công ty
sản xuất chuyên nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hệ thống tủ bảng điện điều
khiển hạ thế, trung thế cho các công trình công nghiệp.
Với sự đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại của các nước có nền công
nghiệp phát triển cộng với đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, chuyên môn kỹ
thuật , do vậy các sản phẩm do MEGA ENERGY sản xuất ngày càng đa dạng,
phong phú về chủng loại và chất lượng cao đã đáp ứng được nhu cầu của mọi
công trình trên khắp cả nước.
Các sản phẩm do nhà máy sản xuất như: Tủ điện công nghiệp và dân dụng, hệ
thống tủ phòng cháy chữa cháy, hệ thống tủ Rack, nhà trạm BTS và nhiều loại
sản phẩm khác đã được lắp đặt cho nhiều công trình Công nghiệp và dân dụng.


Với năng lực sẵn có của và trang thiết bị máy móc hiện đại ( máy đột dập CNC,
cắt dây CNC, phay CNC ), nhận và sản xuất các mặt hàng về cơ khí như :
- Sản xuất các loại tủ điện hạ thế

- Sản xuất tủ điện phân phối,
- Tủ điện điều khiển,
- Tủ tụ điện
- Tủ phòng cháy chữa cháy.
- Sản xuất chế tạo Vỏ tủ điện ngoài trời, trong nhà.
- Sản xuất chế tạo Vỏ tủ điện kín nước.
- Sản xuất chế tạo Vỏ tủ điện điều khiển các loại.

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ TỦ ĐIỆN
1. Khái quát:
Tủ điện được thiết kế modun hóa. Mỗi loại tủ được thiết kế theo chức năng riêng
biệt. Độ cao của từng loại tủ được chuẩn hóa. Với sự chuẩn hóa nên tủ điện rất
dễ dàng cho các nhà tư vấn, chủ đầu tư và các nhà thầu chọn lựa và sử dụng bằng
cách lắp ghép các ngăn tủ này với nhau cũng như rất dễ dàng cho việc vận hành
và kết nối mở rộng.
2. Phân loại

2.1 Phân Loại theo kiểu Vỏ Tủ : Tùy theo cấu tạo vỏ tủ , thường có hai
loại chính :
+ Tủ dạng hộp :
Vỏ tủ làm bằng các tấm tôn được nhấn vuông và hàn lại hoặc nối bu lông.
Các kiểu tủ dạng hộp gồm :

-

Kiểu treo tường (kiểu a)

-

Kiểu âm tường (kiểu b)


-

Kiểu đặt đứng trong nhà (kiểu c)

-

Kiểu đặt đứng ngoài trời (kiểu d)


a

b

c

d

Hình 2.1: Các kiểu tủ hộp.
+ Tủ ghép ( tủ có khung ) :
Vỏ tủ gồm một hay nhiều mô-đun ghép lại.
Mỗi mô-đun gồm xương tủ bằng các thanh sắt góc được hàn lại hoặc nối
bu lông và các vách tủ bằng các tấm tôn phẳng tháo lắp được (hình 2.2)

Hình 2.2: Cấu tạo tủ ghép.
Các kiểu tủ ghép:

- kiểu trong nhà ( kiểu a)



- kiểu ngoài trời (kiểu b)

a

b

Hình 2.3: Các dạng tủ ghép.
2.2 . Phân Loại theo Vách Ngăn ( Form - IEC4391 )
Tùy theo vách ngăn giữa ba bộ phận : Thiết bị đóng cắt (I), Thanh cái
(B) và Đầu ra dây (O), mà tủ có 04 dạng ( form ) chính
+ Dạng - 1 (form-1)

: Không có vách ngăn giữa ba bộ phận I, B và O

+ Dạng - 2 (form-2)

: Có vách ngăn giữa ba bộ phận I, B và O.

+ Dạng - 3 (form-3)

: Như dạng - 2 và có thêm vách ngăn giữa các thiết

bị đóng cắt ( I1, I2, I3,...).
+ Dạng - 4 (form-4)
ra dây (O1, O2, O3,...).

: Như dạng - 3 và có thêm vách ngăn giữa các đầu


Hình 2.4: Dạng tủ theo vách ngăn

2.3 . Phân Loại theo cấp bảo vệ ( IP ):
Bảng 2.1: Cấp bảo vệ IP
CẤP BẢO VỆ - IP
IP CODE – IEC 529
IP xy ( x: là số thứ nhất, y : là số thứ hai)
SỐ THỨ NHẤT - x
S Chống xâm nhập
Chống tiếp xúc với
ố của vật rắn
phần có điện bằng
0 Không được bảo vệ
Không được bảo vệ
1 Dường kính ≥50mm
Tay
2 Dường kính ≥12,5mm Tay
3 Dường kính ≥2,5mm
Ngón tay
4 Dường kính ≥1mm
Dụng cụ
5 Bảo vệ bụi bẩn
Dây
6

Bảo vệ chống bụi một
Dây
cách an toàn

SỐ THỨ HAI - y
Chống xâm nhập
Số

của nước có hại
0
Không được bảo vệ
1
Giọt đứng
2
Giọt 15o nghiêng
3
Bụi nước
4
Bắn nước
5
Vòi phun
6
Phun mạnh
7
Ngâm tạm thời
8
Ngâm liên tục

2.4. Phân Loại Theo Công Dụng ( Function ):
Theo công dụng, tủ điện có các loại sau đây:

• Tủ Điện Chính (MSB).
• Tủ Điện Phân Phối (DB).
• Tủ Đảo Nguồn (ATS).
• Tủ Điện Bù (Capacitor Panel).
• Tủ Điều Khiển (Control Panel).
• Tủ Đo Lường (Meter Panel).
3. Quy trình làm tủ điện:

Vỏ Tủ: là một trong những bộ phận không thể thiếu trong các công trình công
nghiệp và dân dụng như trạm điện, nhà máy, tòa nhà, bệnh viện, sân bay,... giúp
vận hành hệ thống điện dễ dàng và bảo quản thiết bị an toàn nâng cao tuổi thọ
thiết bị, an toàn cho người vận hành và cho hệ thống điện . dùng để chứa các thiết
bị điện như Aptomat, cầu giao, biến thế, biến áp, đồng hồ đo điện, bộ điều
khiển...vvv ở trong nhà máy cũng như các công trình dân dụng. được thiết kế và
sản xuất theo các tiêu chuẩn công nghiệp. Thường có dạng hình chữ nhật, có 1
hoặc 2 lớp cánh, mặt trước được gắn đồng hồ đo chỉ số điện năng, đèn báo tín
hiệu, bảng điều khiển, màn hình hiển thị...


Vỏ tủ điện thường có các loại sau:
1/ Vỏ tủ điện trong nhà: có chân đế, đặt trên sàn hoặc treo tường.
2/ Vỏ tủ điện ngoài trời: có chân đế cao đặt trên nền, hoặc có tai treo trên cột, có
mái dốc nước.
3/ Vỏ tủ điện đặc biệt: sử dụng vật liệu có khả năng chống ăn mòn cao (Inox),
chống nước tốt... theo yêu cầu của khách hàng.
3.1 Đặc tính Vỏ tủ điện do MEGA ENERGY cung cấp:
+ Vật liệu: Tôn đen sơn tĩnh điện hoặc thép không gỉ (Inox)
+ Kích thước chiều cao: 200 ÷ 2200mm.
+ Kích thước chiều rộng: 250mm trở lên.
+ Kích thước chiều sâu: 150 ÷ 1000mm.
+ Độ dày vật liệu: 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm.
+ Màu sắc: Tủ sơn tĩnh điện màu ghi sần. Tủ Inox màu trắng.
3.2 Quy trình sản xuất vỏ tủ điện
Thứ nhất: Chúng ta Chọn tấm tôn có kích thước phù hợp cắt theo quy cách mục
đích sử dụng rồi tiến hành kiểm tra

Hình 2.5: chọn tôn có kich thước phù hợp
Thứ hai: Đột lỗ trên máy đột tay hay máy đột CNC rồi tiến hành kiểm tra



Hinh 2.7: kiểm tra và lập trình trên may đột
Thứ ba: Mài nhẵn các lỗ làm sạch bavia rồi tiến hành kiểm tra
Thứ tư: Chấn định hình rồi kiểm tra


Hình 2.8 điều chỉnh máy chấn phù hợp với thông số chấn
Thứ năm: Hàn ghép và vệ sinh mối hàn rồi kiểm tra

Hình 2.9 : mài làm sạch bề mặt
Thứ sáu: Tẩy dầu mỡ bằng dung dịch xút
Thứ bảy: Tẩy gỉ bằng dung dịch acid
Thứ tám: Định hình bề mặt bằng hoá chất chuyên dụng
Thứ chín: Phốt phát hóa bề mặt
Thứ mười: Rửa nước, hong khô rồi tiến hành kiểm tra
Thứ mười một: Phun bột sơn tĩnh điện với màu phù hợp rồi kiểm tra
Thứ mười hai: Sấy ở nhiệt độ 190-200oC trong 10 phút
Bước cuối cùng là Lắp ráp


Hình 2.10: lăp ráp tủ điện
Kiểm tra sản phẩm lần cuối, bao gói


Hình 2.11 kiểm tra bao gói tủ bảo vệ tủ điện
4. Xác định mục tiêu đấu nối thiết bị phù hợp vơi đơn hàng

• Xác định yêu cầu: Trong bước này công ty sẽ cử kĩ sư kinh doanh cùng kĩ thuật
hỗ trợ khảo sát tìm hiểu những nhu cầu loại tủ khách hàng cần. Trao đổi về

phương án xử dụng, khả năng mở rộng, vị trí lắp đặt, vận chuyển....

• Nên phương án nhằm giải quyết những vấn đề của hệ thống điện đơn vị khách
hàng chọn lựa, tư vấn những giải pháp tối ưu nhất phù hợp về nhu cầu hiện tại
cũng như tương lai mở rộng. Một phần không thể thiếu đó là tiết kiệm chi phí
mua sắm cũng như vận hành và bảo trì sau này.

• Thiết kế mạch nguyên lý bóc tách khối lượng, chọn lựa thiết bị và báo giá theo
phương án thống nhất.

• Tiến hành kí kết hợp đồng, chuyển sang giai đoạn làm tủ điện. \
4.1 Thi Công Đấu Nối Tủ Điện
Tùy theo yêu cầu kỹ thuật mà tủ điện công nghiệp cần thiết kế, lắp ráp có nhiều
cách làm khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung thực hiện lắp đặt tủ điện công nghiệp
đều bao gồm các bước sau:
4.2. Tính toán thông số kỹ thuật để lựa chọn các thiết bị cần thiết.
Ví dụ: Nếu là tủ phân phối hạ thế thì cần xác định số lượng phụ tải, số nhánh cần
phân phối để tính toán giá trị của aptomat, dây dẫn ... Các giá trị này cần phải
cân đối giữa bài toán kỹ thuật và kinh tế, không lựa chọn giá trị thiết bị quá cao
so với cần thiết bởi sẽ ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm khi hoàn thiện.
4.3 Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị, sơ đồ nguyên lý hoạt động.
Sau khi tính toán, lựa chọn các thiết bị cần thiêt cho tủ điện công nghiệp, ta cần
lựa chọn vỏ tủ điện để chứa các thiết bị đó. Trên mặt tủ, ta sẽ gia công các lỗ để
gá lắp các thiết bị như đèn báo, đồng hồ, nút nhấn …Việc gia công các lỗ khoan
này có thể được thực hiện đột dập bằng máy CNC (Với những tủ điện yêu cao về
chính xác, độ phức tạp và tính thẩm mỹ) hoặc có thể khoan khoét bằng tay.
Khi lắp đặt thiết bị lên vỏ tủ điện công nghiệp, cần tuân theo các nguyên tắc sau:

- Các thiết bị như đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị
đặt ở phía trên cao.



- Các thiết bị điều khiển (Nút nhấn, công tắc) đặt phía dưới.
- Cần phân bố các nút nhấn, công tắc cùng điều khiển 1 thiết bị trên cùng 1 hàng
(ngang hoặc dọc ) để thuận tiện cho quá trình vận hành.
-

Chú ý: Vỏ tủ điện công nghiệp có những vị trí bị khoan khoét thông với bên
ngoài như: vị trí quạt thông gió, vị trí đấu dây vào/ ra tủ điện cần phải làm lưới
che chắn hoặc chèn đất sét chuyên dụng nhằm tránh chuột và côn trùng chui vào
làm hỏng thiết bị.

4.4 Sắp xếp các thiết bị bên trong tủ.
Việc thiết kế bố trí thiết bị trên tủ điện hợp lý, đúng cách sẽ làm cho tủ điện giảm
ảnh hưởng độ nhiễu giữa các thiết bị, tiết kiệm dây dẫn điện, tăng tính thẩm mỹ,
tăng tuổi thọ các thiết bị và vận hành ổn định hơn.. Sắp xếp thiết bị được phân
thành từng nhóm như sau:
-

Nhóm thiết bị điều khiển hay đặt cùng nhau, góc phía trên ( Các rơ le bảo vệ, rơ
le trung gian, bộ điều khiển, cảm biến).

-

Nhóm khí cụ điện đóng cắt đặt cùng 1 hàng phía dưới (Aptomat, Contactor, khởi
động từ.)

-

Aptomat tổng (Cấp nguồn cho hệ thống) đặt ở trung tâm tủ điện (hoặc đặt ở góc

cao bên trái) sao cho thuận tiện trong quá trình vận hành, thao tác.

-

Cầu đấu đặt ở phía dưới cùng để thuận tiện cho quá trình đấu dây vào / ra tủ điện

4.5 Đấu dây dẫn điện.
-

Dây dẫn giữa các thiết bị điện cần được kết nối một cách khoa học, gọn gàng.

-

Đầu cốt phải được phân màu (đỏ, vàng, xanh, đen …) và được đánh số thứ tự để
dễ dàng kiểm soát và sửa chữa sau này.

-

Dây tín hiệu và dây mạch lực nên được đi trong các ống ghen riêng biệt, càng xa
nhau càng tốt.

-

Với dây tín hiệu có độ nhạy cao (dây dẫn encoder, dây truyền thông …) thì phải
có vỏ bọc chống nhiễu.

-

Nên đấu dây phần mạch động lực trước sau đó mới tới dây phần điều khiển


-

Dây điều khiên và dây mạch lực phải đi vuông góc nhau


4.6 Cấp nguồn, chạy không tải.
sau khi đã hoàn tất việc đấu dây, ta cần kiểm tra kỹ lại hệ thống trước khi cấp
nguồn điện cho tủ điện công nghiệp. Khi cấp nguồn, để cho tủ điện làm việc không
tải nhằm phát hiện các sai sót trước khi đấu tải vào tủ điện.



×