Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Nam Hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.2 MB, 21 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chúng ta đang vững bước tiến vào thế kỉ thứ XXI, thế kỉ của nền khoa
học tiên tiến và hiện đại. Vì vậy, đòi hỏi con người không chỉ có tri thức mà còn
phải tự tin, năng động, sáng tạo để theo kịp với thời đại mới, thời đại khoa học
công nghệ phát triển vượt bậc. Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến nền
giáo dục nước nhà, nhất là việc đào tạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
cho thế hệ trẻ đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, giáo dục phổ thông đã và đang từng bước đổi
mới theo hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực,
kỹ năng cần thiết cho học sinh. Một trong những kỹ năng quan trọng nhất đó là
kỹ năng sống, làm sao để học sinh có kỹ năng tốt trong mọi hoạt động học tập
và hoạt động xã hội. Đây là vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm. Nhận thức rõ
tầm quan trọng, cần thiết của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông
nói chung, học sinh Tiểu học nói riêng, giáo dục kỹ năng sống ở Tiểu học đã và
đang được triển khai thực hiện trong các nhà trường nhằm đạt mục tiêu trang
bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Tạo cơ hội
thuận lợi cho học sinh sử dụng quyền và bổn phận của mình để phát triển toàn
diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Theo UNESCO, ba thành tố hợp thành năng lực của con người là: kiến
thức, kỹ năng và thái độ. Hai yếu tố sau thuộc về kỹ năng sống, có vai trò quyết
định trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh và sự thành công của mỗi người.
Bởi vậy, kỹ năng sống sẽ là hành trang không thể thiếu đối với mỗi cá
nhân và đặc biệt là các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước.
Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ
năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc Tiểu học. Đây là một chủ trương
cần thiết và đúng đắn. Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát
triển toàn diện về đức, trí , thể, mỹ và hình thành nhân cách, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là nội dung được đông đảo phụ
huynh và dư luận quan tâm. Bởi vì, đây là một chương trình giáo dục hết sức
1




cần thiết đối với học sinh, phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay. Vì vậy, ngoài
việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn phải
giáo dục học sinh có kỹ năng sống, kỹ năng làm người để học sinh có thêm kinh
nghiệm thích ứng với môi trường, xã hội mới.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục Tiểu học là nền tảng của giáo dục phổ thông, lại là môi trường
hình thành nhân cách con người. Do đó, không chỉ quan tâm đến việc dạy chữ,
dạy kiến thức mà còn phải dạy cách sống, cách ứng xử, dạy học sinh biết tuân
thủ pháp luật, hoà nhập cuộc sống, ... Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong
học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành
và phát triển nhân cách sau này của các em.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thể quan niệm là việc tổ chức các
hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia một
cách tích cực, chủ động vào các quá trình hoạt động, qua đó hình thành hoặc
thay đổi hành vi của trẻ theo hướng tích cực nhằm góp phần phát triển nhân cách
toàn diện; giúp học sinh sống an toàn, khỏe mạnh.
Theo tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO),
kỹ năng sống của mỗi người là năng lực cá nhân để họ thực hiện đầy đủ các
chức năng, những kỹ năng đó gắn với 4 trụ cột của giáo dục:
Học để biết: gồm các kỹ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết
định vấn đề, nhận thức được hậu quả của việc làm…;
Học để làm: gồm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như kỹ năng
đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm…;
Học để làm người: gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng
thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…;
Học để chung sống: gồm các kỹ năng như giao tiếp, thương lượng, khẳng
định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông;

Có thể thấy rằng kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần
thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Về bản chất, đó là kỹ năng tự
2


quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống,
học tập và làm việc hiệu quả; là khả năng làm chủ bản thân của mỗi con người,
khả năng ứng xử phù hợp với người khác và với xã hội, khả năng ứng phó trước
các tình huống của cuộc sống.
Khi trẻ bắt đầu gia nhập cuộc sống nhà trường - đi học Tiểu học, các em
được học thêm những điều chưa hề có trong những năm đầu đời; các em phải
tiến hành hoạt động học - hoạt động có kỉ cương, nề nếp. Chuyển từ hoạt động
chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập; chắc chắn trẻ không tránh
khỏi sự bỡ ngỡ, vì thế phải chuẩn bị cho các em tâm lí chuẩn bị sẵn sàng đi học.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải được bắt đầu ngay từ những buổi
đầu các em đến trường.
2/ Cơ sở thực tiễn
Tất cả các môn học ở tiểu học đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ
trợ cho nhau. Nhiều giáo viên, nhiều trường học chỉ chú tâm hai môn Toán và
Tiếng việt nhằm đạt được mục đích sau khi học xong học sinh nắm được kiến
thức là được, chưa chú ý nhiều đến giáo dục kỹ năng cho học sinh. Việc bồi
dưỡng hình thành cho các em những phẩm chất đạo đức đâu phải đó là một bài
mẫu có sẵn, áp đặt, khuôn mẫu để học sinh thực hiện theo. Mà nhiệm vụ giáo
dục kỹ năng qua mỗi bài học là một chuẩn mực hành vi đạo đức giúp các em
nắm được những điều sơ đẳng của phép ứng xử trong cuộc sống hằng ngày. Qua
hành vi trong các hoạt động và trong các mối quan hệ xã hội. Với học sinh Tiểu
học việc bồi dưỡng cho các em cách nói năng lễ phép, giúp các em biết cách cư
xử với người trên, bạn bè trong lớp là một việc làm cần thiết.Từ đó các em có nề
nếp thói quen tốt, tạo điều kiện cho các em học tốt hơn . Đó là một công việc
đầu tiên của mỗi giáo viên. Khi nhận lớp giáo viên phải tiến hành tìm hiểu tình

hình học sinh. Điều kiện sống của các em với gia đình. Nhiều bậc phụ huynh
chưa chú ý dạy con em mình những phép ứng xử nhỏ nhất, cần thiết nhất trong
cuộc sống giao tiếp hàng ngày,khiến cho các em rất ngại nói, ngại giao tiếp.
Trong những năm trở lại đây, khi Phong trào “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” được triển khai và hưởng ứng mạnh mẽ trong các cấp
3


học, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục, các đơn vị trường học ngày càng
chú trọng tới công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.
Chính vì vậy, năm học 2016 – 2017, nhà trường chúng tôi đã chú trọng
hơn đến nội dung “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh” giúp các em ý thức
được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội, hiểu biết về thể chất, tinh
thần của bản thân, có hành vi thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp
hành đúng pháp luật. Đồng thời, loại bỏ những hành vi thói quen tiêu cực trong
các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. Với ý nghĩa và tầm
quan trọng như vậy, tôi đã nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng
cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Nam
Hồ”. Tôi mong rằng đề tài của tôi sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất
lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học đáp ứng yêu cầu
giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh. Đồng thời, rất mong được sự chia sẻ
và đóng góp ý kiến của quý vị cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
B. THỰC TRẠNG
1/ Thuận lợi:
Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có văn bản chỉ đạo về việc hướng dẫn lồng
ghép, tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học và các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở phổ thông. Đồng thời Bộ Giáo dục - Đào tạo
đã phát hành bộ sách “Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở Tiểu học” từ
lớp Một đến lớp Năm.
Phòng giáo dục - Đào tạo Đà Lạt đã có kế hoạch tập huấn cho Cán bộ và

giáo viên chủ chốt các trường, đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo trực tiếp
từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh, đó
chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng
ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm
việc, sinh hoạt theo nhóm; kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước
và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, phòng ngừa
bạo lực và các tệ nạn xã hội.

4


Nhà trường đã có kế hoạch tập huấn và triển khai đầy đủ nội dung đến
toàn thể cán bộ, giáo viên. Chỉ đạo Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh tổ
chức các hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch của ngành và Hội đồng Đội thành
phố phát động.
Đội ngũ giáo viên trẻ, năng nổ, nhiệt tình trong công việc giảng dạy.
2/ Khó khăn
*Về phía nhà trường:
Việc tổ chức các hoạt động này còn ít. Cơ sở vật chất của nhà trường
tương đối đầy đủ song chưa có phòng chức năng nên một số hoạt động còn hạn
chế.Môi trường giáo dục được quan tâm nhưng để có một môi trường thiên
nhiên gần gũi, thân thiện giúp học sinh tìm hiểu và yêu quý thiên nhiên thì chưa
đáp ứng được nhu cầu. Nguyên nhân của thực trạng trên là do áp lực về việc
truyền thụ kiến thức và tập trung vào thời gian dạy các môn chính nên quỹ thời
gian dành cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
cũng như tạo cảnh quan môi trường phù hợp cho nội dung giáo dục này còn hạn
chế.
* Về phía giáo viên:
Một bộ phận giáo viên chưa xác định đúng mục tiêu của việc giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh. Chưa chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ

chức các hoạt động giáo dục dẫn đến làm mất sự hứng thú và làm hạn chế khả
năng giao tiếp của học sinh.
Một số giáo viên còn lúng túng cả về nội dung và biện pháp. Chưa chú
trọng việc trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp và việc tự học và tự bồi dưỡng
về nội dung này còn xem nhẹ. Kỹ năng giáo dục yêu cái đẹp; sự cảm thông, sẻ
chia; khả năng kiểm soát cảm xúc; kỹ năng giao tiếp; tư duy sáng tạo;… cho học
sinh chưa được quan tâm. Nguyên nhân trên xuất phát từ thực tế quan niệm của
việc giáo dục kĩ năng cho học sinh của một bộ phận giáo viên chưa đúng mức,
còn xem nhẹ.
Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên
5


chưa đầu tư thời gian tìm tòi nghiên cứu các hình thức và phương pháp tổ chức
cho các hoạt động rèn kĩ năng sống nên chưa tạo được sự hứng thú học tập cho
học sinh.
* Về phía học sinh:
Phần lớn học sinh trong trường thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung
quanh, ứng xử cần thiết trong cuộc sống; khả năng ứng phó với các tình huống
xảy ra hàng ngày còn kém; chưa tự tin trong các hoạt động giáo dục; khả năng
diễn đạt, trình bày trước đám đông còn lúng túng; cách ứng xử với bạn bè chưa
thật sự đúng mực…Nói chung, kỹ năng sống của học sinh trong trường còn hạn
chế, chưa đạt được những kỹ năng cơ bản nhất của một học sinh bậc Tiểu học
cần phải có.
Một bộ phận học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo
thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động.
Kỹ năng giao tiếp hạn chế, vẫn còn hiện tượng nói tục, chửi bậy ở một số
học sinh.
* Về phía phụ huynh:

Phụ huynh chưa quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống cho con em mình.
Một phần vì bận công việc nên phó mặc cho nhà trường, một phần thì cho rằng
con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức không cần tham gia các hoạt động đoàn
thể, hoạt động xã hội ở nhà trường cũng như trên địa bàn dân cư. Ngoài học ở
trường cả ngày, buổi tối và thứ bảy, chủ nhật phụ huynh lại gửi con em mình đến
các lớp học năng khiếu. Bởi vậy, các em không còn thời gian tham gia vào các
hoạt động vui chơi, giải trí cũng như các hoạt động khác nhằm nâng cao kỹ năng
sống cho bản thân.
Trước khi nghiên cứu và thực hiện kinh nghiệm “Một số biện pháp chỉ
đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu
học Nam Hồ” tôi đã khảo sát và thực nghiệm ngẫu nhiên với 291 học sinh
trong trường ở tất cả các khối lớp tháng 9/2016 và thu được kết qủa như sau:

6


- Khảo sát khối lớp 1
Nội dung khảo sát:Biết chào hỏi lễ phép; Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi
Biết nói lời cảm Chưa biết nói
Biết chào hỏi lễ
Chưa biết chào
ơn, xin lỗi
lời cảm ơn, xin
phép
hỏi lễ phép
lỗi
SL
%
SL
%

SL
%
SL
%
42
23
54,7
19
45,3
18
42,8
24
57,2
- Khảo sát khối lớp 2

Tổng
số
học
sinh

Nội dung khảo sát:Thực hành thảo luận nhóm (vì các em mới làm quen
với mô hình VNEN nên tôi chọn nội dung này để khảo sát)
Chưa biết cách lắng nghe, hay làm
Biết cách lắng nghe, hợp tác
việc riêng
SL
%
SL
%
76

52
68,4
24
31,6
- Khảo sát khối lớp 3

Tổng
số
học
sinh

Nội dung khảo sát: Kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Khi vật lạ rơi vào mắt, rơi vào Xử lý trước các tình huống có nguy cơ
Tổng
mũi, rơi vào tai.
bị bắt cóc
số
Biết cách xử Chưa biết cách Biết cách xử lí tình Chưa biết cách xử
học
lí để bảo vệ xử lí để bảo vệ huống đúng để bảo lí tình huống đúng
sinh
mắt, mũi, tai
mắt, mũi, tai
vệ bản thân
để bảo vệ bản
thân
68
SL
%
SL

%
SL
%
SL
%
50
73,5
18
26,5
52
76,4
16
23,5
- Khảo sát khối lớp 4
Nội dung khảo sát:Giúp đỡ và chia sẻ
Biết giúp đỡ, chia sẻ và cảm
Chưa biết giúp đỡ, chia sẻ và cảm
thông với người khác
thông với người khác
SL
%
SL
%
27
54
23
46
- Khảo sát khối lớp 5

Tổng

số
học
sinh
50
Tổng
số
học
sinh
55

Nội dung khảo sát:Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể
Biết cách ứng xử hài hoà khá
Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi chơi
phù hợp
SL
%
SL
%
23
41,9
32
58,1

C. CÁC GIẢI PHÁP

7


Năm học 2014 - 2015 Bậc giáo dục Tiểu học thực hiện thông tư 30/2014
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cách đánh giá học sinh. TT22/ 2016 về sửa đổi

bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm
theo thông tư 30/ 2014/ TT – BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về cách đánh giá học sinh. Nắm bắt được tính ưu việt của thông
tư này là thay đổi cách đánh giá, xếp loại học sinh, tránh áp lực về điểm số. Bởi
vậy, các em có nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động tập thể do nhà
trường, Đoàn - Đội tổ chức. Và cũng xuất phát từ thực tế của đơn vị tôi công tác,
nhằm giúp học sinh phát huy năng lực cá nhân, thực hiện đầy đủ các chức năng
của bản thân trong cuộc sống hàng ngày, là Hiệu trưởng tôi đã cùng với các
đồng chí trong các Ban ngành của nhà trường tìm ra được các biện pháp thiết
thực và chỉ đạo chuyên môn thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt
hiệu quả cao. Cụ thể:
1. Chỉ đạo xây dựng trường lớp Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn - Thân
thiện
Chất lượng giáo dục là mục tiêu số 1 của nhà trường. Bên cạnh việc quản
lí tốt các hoạt động chuyên môn, việc tạo môi trường giáo dục đảm bảo xanh,
sạch, đẹp, an toàn và thân thiện là một trong những yếu tố quan trọng góp phần
thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường. Trường học Xanh,
sạch, đẹp, an toàn và thân thiện có ý nghĩa vô cùng thiết thực trong việc giáo dục
học sinh về hành vi, thái độ, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo sự lan
tỏa đến môi trường gia đình, cộng đồng các em đang sinh sống, đồng thời góp
phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ
ngay từ Tiểu học.
Năm học 2016-2017, thực hiện kế hoạch của phòng giáo dục cùng với
việc nắm bắt đặc điểm tâm lí của học sinh, tôi đã xây dựng kế hoạch “Xây dựng
trường học Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn - Thân thiện”với những nội dung chủ
yếu sau:
- Tuyên truyền, quán triệt trong cán bộ giáo viên, học sinh và trong các
cuộc họp phụ huynh về mục đích, ý nghĩa của trường học "Xanh - Sạch - ĐẹpAn toàn - Thân thiện”.
8



- Triển khai thực hiện nội dung xây dựng trường học "Xanh - Sạch - ĐẹpAn toàn - Thân thiện” qua các tiêu chí cụ thể.
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện xây dựng trường học "Xanh - Sạch Đẹp - An toàn - Thân thiện”.
- Ban chỉ đạo phân công các thành viên phụ trách cụ thể từng công việc.
Sau khi triển khai và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, chúng tôi đã chỉ
đạo các thành viên trong nhà trường bắt tay vào từng công việc cụ thể từ trang
trí lớp học theo mô hình trường Tiểu học mới (kể cả khối lớp Một); sử dụng các
giỏ hoa treo dọc hành lang, trước các lớp học tạo khuôn viên đẹp mắt; trang bị
đầy đủ các thiết bị y tế, các loại thuốc thiết yếu đảm bảo việc sơ cứu và chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh. Thường xuyên giáo dục học sinh thói quen
chào hỏi lễ phép, cư xử thân ái với bạn bè. Phát động phong trào nói lời hay, làm
việc tốt, nói không với các tai tệ nạn xã hội, tuyên truyền và phát động học sinh
thực hiện nghiêm túc Luật An toàn giao thông.
Việc xây dựng, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn được chúng tôi
tiến hành thường xuyên và luôn được sự phối hợp đồng bộ của các tổ chức đoàn
thể trong nhà trường, sự quan tâm tạo điều kiện và hỗ trợ của địa phương cũng
như phụ huynh học sinh đã góp phần đắc lực trong việc thực hiện mục tiêu giáo
dục của nhà trường.
2. Xây dựng tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên luôn là tấm gương
sáng cho học sinh noi theo.
- Tôi luôn chỉ đạo giáo viên phải quan tâm, gần gũi và nắm bắt được hoàn
cảnh cũng như tính cách của từng học sinh trong lớp ngay từ những ngày đầu
nhận lớp từ đó đề ra biện pháp giáo dục phù hợp với các em. Tạo không khí lớp
học nhẹ nhàng, thân thiện, gần gũi giữa cô - trò, giữa trò - trò. Thường xuyên
quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, ân cần chia sẻ với các em từ những công việc nhỏ
nhất.VD: nhắc nhở các em rửa tay sạch trước khi vào học, trước khi ăn, sau khi
đi vệ sinh. Giúp các em bẻ lại cổ áo, hướng dẫn các em ăn mặc gọn gàng.v.v...
giải quyết những thắc mắc của các em, động viên khen ngợi các em khi các em
hoàn thành bài tốt,…
9



- Niềm tin của học sinh đối với giáo viên Tiểu học rất cao, các em luôn
luôn nghe theo lời cô, luôn bắt chước mọi cử chỉ, lời nói của cô. Do vậy, giáo
viên phải luôn gương mẫu từ cử chỉ, lời nói, việc làm, cách ăn mặc, đi đứng, nói
năng cho học sinh noi theo.
- Đối với các nhân viên trong nhà trường cũng luôn luôn thân thiện, gần
gũi, nhắc nhở, khuyên nhủ và hướng dẫn học sinh khi thấy các em có những lời
nói, việc làm không đúng.
3. Chỉ đạo thực hiện tốt nội dung bồi dưỡng thường xuyên
- Thực hiện công văn về việc hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường
xuyên năm học 2016-2017 của Phòng giáo dục Đà Lạt, chúng tôi chỉ đạo chuyên
môn các tổ đăng kí và học tập nội dung. Chú trọng đến các MODUN như TH
39: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn học; TH40: Thực
hành giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn học; TH41: Giáo
dục kỹ năng sống qua các hoạt động giáo dục; TH42: Thực hành Giáo dục kỹ
năng sống trong một số hoạt động ngoại khóa ở tiểu học. Sau khi đăng kí nội
dung học tập chúng tôi đã chỉ đạo họp tổ chuyên môn để xây dựng kế hoạch và
triển khai học tập từng Modun, ghi chép đầy đủ các nội dung. Thực hành nội
dung các Modun trong các khối lớp để giáo viên học tập và trao đổi kinh nghiệm
.Từ việc học tập này giáo viên đã xác định đúng mục tiêu, hiểu sâu hơn nội
dung kỹ năng sống cần giáo dục và cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục
cho học sinh một cách hiệu quả, học sinh hào hứng và nhiệt tình tham gia các
hoạt động trong và ngoài giờ học.
4. Chỉ đạo thực hiện cung cấp hành vi cho học sinh thông qua các giờ
học trên lớp
- Giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ chương trình môn học, mục tiêu cần
đạt qua từng bài, xác định kỹ năng cần rèn cho học sinh. Tổ chức sinh hoạt tổ
chuyên môn đều đặn, hiệu quả. Trong buổi sinh hoạt chuyên môn đưa ra những
thắc mắc, những nội dung khó truyền đạt trong tuần và các nội dung tích hợp

giáo dục trong đó có nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh để cùng nhau

10


thống nhất đưa ra các phương pháp giáo dục phù hợp nhất, hiệu quả nhất với
từng bài dạy gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo
của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy
học và ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy, luôn tạo cho các em tính
chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu
không khí cởi mở thân thiện của lớp, của trường. Trong giờ học, giáo viên cần
tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm, trước tập thể. Phải
thường xuyên thay đổi, luân phiên nhóm trưởng, nhất là các em còn hay rụt rè,
khả năng giao tiếp kém qua đó góp phần tích lũy kỹ năng sống cho các em.Tạo
không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, sôi nổi, học sinh học tập phấn khởi
bằng những lời động viên, khen ngợi của giáo viên, các em được phát biểu dân
chủ không gò ép.
- Giáo viên cần chú ý từng việc làm, cử chỉ, lời nói của các em ở mọi lúc,
mọi nơi, ở trường, ở nhà để nhắc nhở, bảo ban các em ghi nhớ và thực hiện theo
hành vi đúng, thói quen đạo đức đã học.
VD: Học bài “ cảm ơn, xin lỗi” thì khi gặp những tình huống liên quan
đến nội dung bài học giáo viên cũng cần thể hiện lời nói thân thiết, gần gũi với
học sinh như: Cô cảm ơn em, cô xin lỗi...để giáo dục học sinh biết cảm ơn và
xin lỗi trong sinh hoạt hàng ngày.
5. Chỉ đạo rèn kỹ năng sống qua các giờ học
- Qua các giờ học trên lớp, yêu cầu giáo viên sử dụng các phương pháp
dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy được khả năng tư duy, suy luận
logic. Quán triệt mục tiêu giảng dạy môn Đạo đức, nhất là hình thành các hành
vi đạo đức ở tiết 2, rèn cho học sinh khả năng tự học, tự chăm sóc bản thân, biết

lễ phép, hiếu thảo, tự phục vụ bản thân, …
Ví dụ:
- Đối với lớp 1 để giáo dục cho học sinh kỹ năng tự giới thiệu về bản
thân; kỹ năng thể hiện trước đám đông; kỹ năng trình bày suy nghĩ và lắng nghe
tích cực, khi dạy bài đạo đức “ Em là học sinh lớp 1” giáo viên sử dụng phương
11


pháp tổ chức trò chơi hoặc tổ chức phối hợp nhóm để giúp các em biết giới
thiệu, tự giới thiệu về bản thân với các bạn trong lớp và nhớ tên các bạn trong
lớp; biết trẻ em có quyền có họ tên.
- Chú ý nhắc nhở các em thực hành đúng hành vi đã học như: Sau khi học
bài đạo đức “Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo” khi thấy học sinh chưa có cử
chỉ thể hiện đúng hành vi đạo đức như: Chưa biết cách đưa sách vở cho cô bằng
hai tay, chưa biết nói lời “ xin phép” , “thưa”, “gửi” thì giáo viên sửa lại hành vi
đúng cho các em thể hiện lễ phép với thầy cô giáo và người trên: Em đưa lại
sách vở cho cô bằng hai tay và nói thưa cô em nộp bài ạ hay xin phép cô cho em
vào lớp;….
- Đối với các lớp 2, 3, 4, 5 để giáo dục kỹ năng giao tiếp, thương lượng,
hợp tác, làm việc theo nhóm thì ngoài việc hoạt động theo nhóm, giáo viên cần
tổ chức cho các em đóng vai, báo cáo kết quả thảo luận trong các giờ Tự nhiên
và xã hội, Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học,…giúp học sinh thực hành hành vi đạo
đức cũng như kỹ năng phối hợp, hợp tác với các bạn.

Phối hợp với bạn trong giờ học nhóm
6. Tổ chức tốt nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chương trình
và các hoạt động giáo dục ngoài giờ theo từng chủ điểm trong năm
- Trong chương trình học buổi 2/ngày, một tuần mỗi lớp có một tiết giáo
dục ngoài giờ lên lớp, ngoài giờ học lí thuyết, các em sẽ được luyện tập thực
hành kỹ năng hành vi đã học dưới hình thức tổ chức trò chơi.


12


Ví dụ : Khi học nội dung giáo dục An toàn giao thông; ngoài việc học lí
thuyết các em còn được tham gia giao lưu vẽ tranh về chủ đề này.
Trong các giờ nghỉ giữa buổi nhà trường tổ chức các trò chơi dân gian để
các em có cơ hội sinh hoạt tập thể, giao lưu nhằm giúp các em mạnh dạn hơn.
Đây không chỉ là một môn học mà còn là một sân chơi bổ ích với những hiểu
biết mới lạ về cuộc sống, là môi trường để các em được giao lưu cởi mở với bạn
bè, hòa nhập được với nhiều hoàn cảnh khác nhau, giúp các em hoàn thiện kỹ
năng của bản thân, luôn tự chủ thích ứng cuộc sống, tự tin thể hiện bản thân.

Cô và trò tham gia trò chơi “gánh nước về làng”
- Ngoài ra, trong năm học nhà trường chúng tôi còn đặc biệt quan tâm đến
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các chủ điểm. Chỉ đạo cho Đoàn
-Đội đưa ra các nội dung sinh hoạt phù hợp với từng lứa tuổi, phát huy được khả
năng, năng lực của học sinh và đặc biệt là giáo dục cho học sinh tình yêu
thương, lòng biết ơn, nâng cao tinh thần và trách nhiệm của bản thân, ….
Ví dụ: Chủ điểm “Kính yêu thầy cô giáo” chào mừng ngày 20/11 ngoài
phong trào thi đua học tập chúng tôi phát động thi múa hát sân trường tạo không
khí vui tươi và rèn kỹ năng hợp tác trong tập thể cho các em.

13


Giờ sinh hoạt tập thể - Múa hát và đồng diễn thể dục
- Để rèn kỹ năng chia sẻ, cảm thông trong việc tăng cường hiệu quả giao
tiếp và ứng xử với người khác; có thái độ quan tâm và hành vi thân thiện, gần
gũi với những người cần sự giúp đỡ; lòng biết ơn với những người có công với

Tổ quốc ,trong chủ điểm “ Uống nước nhớ nguồn” chào mừng ngày 22/ 12, nhà
trường chúng tôi đã phối hợp với Hội cựu chiến binh phường 11 và tỉnh đội kể
những câu chuyện về anh bộ đội Cụ Hồ. Trong buổi nói chuyện các em đã mạnh
dạn, tự tin đưa ra những câu hỏi giao lưu với các bác trong Hội cựu chiến binh
về chủ đề .

Học sinh toàn trường nghe kể chuyện Anh bộ đội cụ Hồ ngày 22/12
Tổ chức cho các em đi quét dọn, chăm sóc tượng đài liệt sĩ của địa
phương.
14


Thăm viếng, quét dọn nghĩa trang liệt sĩ
7. Chỉ đạo Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh thông qua giờ chào cờ đầu tuần và sinh hoạt 10 phút đầu giờ
- Chỉ đạo cho Đoàn - Đội phối hợp tổ chức buổi lễ chào cờ đầu tuần theo
đúng nghi thức, nghiêm trang khi chào cờ để giáo dục học sinh lòng tự hào
mình là người Việt Nam, biết tôn kính Quốc kì , phải trân trọng giữ gìn Quốc kì ,
từ đó giáo dục học sinh yêu quý tổ quốc Việt Nam. Trong buổi lễ chào cờ ngoài
việc đánh giá và triển khai hoạt động trong tuần hay phát động các cuộc thi đua,
chúng tôi còn giáo dục học sinh sinh hoạt ngoại khóa theo chủ điểm từng tháng.
Ví dụ: Tháng An toàn giao thông, chúng tôi đưa ra những câu chuyện,
những tình huống, những câu hỏi mở về chủ đề để tuyên truyền,giáo dục học
sinh thực hiện tốt Luật an toàn giao thông và cũng để giáo dục học sinh trách
nhiệm của bản thân trong việc chấp hành luật pháp…
- Chỉ đạo Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh xây dựng nội dung
sinh hoạt Đội - Sao theo từng tuần, từng chủ điểm. Chọn và bồi dưỡng kỹ năng
tổ chức cho đội cờ đỏ để các em tham gia tổ chức sinh hoạt 10 phút đầu giờ, thể
dục giữa giờ đạt hiệu quả cao. Giúp học sinh thực hiện tốt các phong trào, các
hoạt động tập thể do nhà trường, Đoàn - Đội tổ chức như phong trào : Nhặt

được của rơi,trả người đánh mất, Vòng tay bè bạn,…Hay các phong trào thi đua

15


chào mừng các ngày lễ lớn, các phong trào rèn luyện đội viên, … đây cũng là
sân chơi bổ ích để giáo dục học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
8. Kết hợp với đoàn thanh niên phường 11 tổ chức các hoạt động giáo
dục cho học sinh trong dịp hè và các ngày lễ, tết
- Đoàn - Đội nhà trường phối hợp với đoàn thanh niên địa phương tổ
chức nhiều hoạt động có ý nghĩa nhân ngày lễ, tết trong năm để các em được
tham gia như: lao động dọn vệ sinh đường phố, thăm mẹ Việt Nam Anh hung tại
địa phương phường 11. Đó là hình thức giáo dục đạo đức cho các em có trách
nhiệm với địa phương nơi cư trú cũng như thể hiện lòng biết ơn đến các anh
hùng liệt sĩ cũng như giúp các em xác định đúng giá trị của bản thân trong cuộc
sống hàng ngày.

Thăm mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Đỗ tại phường 11.

16


9. Tư vấn cho phụ huynh hướng dẫn học sinh thực hành hành vi ở
nhà và chủ động cho con em tham gia các hoạt động xã hội
- Thống nhất cùng phụ huynh phương pháp giáo dục con em ở nhà để phụ
huynh có nhiệm vụ nhắc nhở các em thực hiện hành vi đã học đó là những kỹ
năng giao tiếp trong cuộc sống thể hiện đúng và lễ phép với người trên như: Đi
học và khi về nhà phải biết chào hỏi ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, cách chào
đúng, đủ nghe lễ phép. Vâng lời ông bà, cha mẹ, nhường nhịn em nhỏ.
- Tuyên truyền để phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ

năng sống cho học sinh. Giáo dục học sinh không những là con ngoan, trò giỏi
mà còn năng động, sáng tạo , để khi tiếp xúc với xã hội đầy những biến động các
em biết cách bảo vệ bản thân. Phân tích, động viên gia đình để họ hiểu và cho
con em họ tham gia vào các hoạt động tập thể ở trường cũng như ở địa phương
tổ chức.
D. KẾT QUẢ
1. Kết quả về các kỹ năng đã thu được
Sau một năm áp dụng các biện pháp chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học
sinh qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp kết quả mà chúng
tôi đạt được rất tốt. Học sinh ở tất cả các khối lớp đã từng bước thay đổi cả cách
xưng hô, lời nói, cử chỉ, việc làm như:
- Các em bạo dạn tự tin trong giao tiếp, nói năng lễ phép với người lớn
tuổi, các anh chị lớn biết nhường nhịn các em nhỏ, tích cực tham gia các hoạt
động trong và ngoài giờ học; các em tự tin trình bày ý kiến của mình, diễn đạt rõ
ràng, trôi chảy dễ hiểu. Bởi vậy, chất lượng giáo dục trong nhà trường được
nâng lên rõ rệt.
- Đa số các em đã biết xác định đúng những việc nên và không nên làm
trong cuộc sống hàng ngày cũng như để bảo vệ bản thân,…Biết yêu quý và tôn
trọng mọi người, đoàn kết giúp đỡ bạn bè; biết chào hỏi lễ phép với người trên.
- Các em tích cực tham gia các hoạt động do trường, Đội, Hội tổ chức như
:Hội thi văn nghệ, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, giao lưu với Hội cựu chiến binh

17


trong buổi nói chuyện về anh bộ đội cụ Hồ nhân ngày kỉ niệm 22/12; Kể chuyện
về Bác Hồ nhân ngày 26/3, cũng như các hoạt động do địa phương tổ chức.
- Đặc biệt là đối với lớp 1, sau những tháng học đầu tiên các em đã bạo
dạn hơn, tự tin hơn, mạnh dạn nói chuyện trao đổi với cô giáo và các bạn, biết
nhắc nhở bạn khi bạn thực hiện chưa đúng hành vi đã học, có ý thức tự vệ sinh

cá nhân sạch sẽ, gọn gàng, biết giữ gìn đồ dùng sách vở, sắp xếp sách vở gọn
gàng, ngăn nắp.
- Thực hiện tốt Luật an toàn giao thông. Có ý thức chăm sóc, bảo vệ hoa,
cây xung quanh trường và nơi công cộng. Phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường
chung được học sinh nhiệt tình tham gia, trên sân trường từ sáng đến chiều
không có hiện tượng xả rác bừa bãi, khu vực vệ sinh luôn được giữ gìn sạch sẽ.
Đây là một thành công lớn trong việc giáo dục học sinh của nhà trường chúng
tôi.
Thực nghiệm được tiến hành ngẫu nhiên trên 291 học sinh trong trường
của cả 5 khối lớp( lấy kết quả đến cuối tháng 5 năm 2017) như sau:
- Khảo sát khối lớp 1
Nội dung khảo sát:Biết chào hỏi lễ phép; Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi
Biết nói lời cảm Chưa biết nói
Biết chào hỏi lễ
Chưa biết chào
ơn, xin lỗi
lời cảm ơn, xin
phép
hỏi lễ phép
lỗi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
42
39

92,9
3
7,1
40
95,2
2
4,8
- Khảo sát khối lớp 2

Tổng
số
học
sinh

Tổng
số
học
sinh
76
Tổng
số
học
sinh

Nội dung khảo sát:Thực hành thảo luận nhóm
Chưa biết cách lắng nghe, hay tách
Biết cách lắng nghe, hợp tác
ra khỏi nhóm
SL
%

SL
%
74
97,3
2
2,7
- Khảo sát khối lớp 3
Nội dung khảo sát: Kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Khi vật lạ rơi vào mắt, rơi vào Xử lý trước các tình huống có nguy cơ
mũi, rơi vào tai.
bị bắt cóc
Biết cách xử Chưa biết cách Biết cách xử lí tình Chưa biết cách xử
lí để bảo vệ xử lí để bảo vệ huống đúng để bảo lí tình huống đúng
mắt, mũi, tai
mắt, mũi, tai
vệ bản thân
để bảo vệ bản
18


thân
68

SL
%
SL
67
98,5
1
- Khảo sát khối lớp 4


%
1,5

SL
66

%
97,1

SL
2

%
2,9

Nội dung khảo sát:Giúp đỡ và chia sẻ
Biết giúp đỡ, chia sẻ và cảm
Chưa biết giúp đỡ, chia sẻ và cảm
thông với người khác
thông với người khác
SL
%
SL
%
49
98
01
2
- Khảo sát khối lớp 5


Tổng
số
học
sinh
50
Tổng
số
học
sinh
55

Nội dung khảo sát:Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể
Biết cách ứng xử hài hoà khá
Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi chơi
phù hợp
SL
%
SL
%
53
96,3
2
3,7

2. Kết quả về tình cảm với các môn học
Trước đây, hầu hết các tiết học học sinh chỉ được học trong lớp. Từ khi
nhà trường triển khai áp dụng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo phương
pháp mới, giáo viên đã lựa chọn và đưa ra các phương pháp, các hình thức dạy
học ở tất cả các môn học phong phú hơn, hấp dẫn hơn. Học sinh phấn khởi, hào

hứng trong các tiết học. Kết quả học tập tất cả các môn học được nâng lên rõ rệt.
Ngoài ra, qua việc giáo dục kỹ năng sống các kỹ năng như: kỹ năng nhận
thức,kỹ năng tự tin trong giao tiếp, ứng xử của học sinh trong trường được nâng
lên rõ rệt.
E. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Có thể nói kỹ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến
kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kỹ
năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng
xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn
trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Không
những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, kỹ năng sống còn góp phần thúc đẩy sự
phát triển của xã hội.
19


Từ thực tiễn chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh trong nhà trường tôi nhận thấy:
- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua nội dung các bài học
trên lớp và các hoạt động khác trong nhà trường là giúp học sinh hình thành các
kỹ năng cơ bản trong các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
như: kỹ năng giao tiếp,kỹ năng phối hợp, kỹ năng tự tin trước đám đông, kỹ
năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định vấn đề, nhận thức được hậu
quả của việc làm,kỹ năng biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp,… Hình thành cho
học sinh sống có trách nhiệm hơn, biết cách ứng phó với các sức ép, biết cách
bảo vệ bản thân mình trong các tình huống xảy ra trong đời sống hàng ngày..
Tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở, giúp học sinh có sự hứng thú tự tin, chủ
động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Học sinh
được giáo dục kỹ năng sống xác định được bổn phận và nghĩa vụ của mình đối
với bản thân, gia đình và xã hội.

- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải là công việc “một sớm,
một chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả tâm huyết và ở
mọi lúc, mọi nơi, thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Kỹ năng sống rất
đa dạng và mang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng
một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và
đặc điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương.
- Giáo dục kỹ năng sống không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà
trường mà của cả xã hội, cộng đồng, có như vậy mới mong đào tạo ra được
những thế hệ trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt cho việc thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
Tôi mong rằng những biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục Kỹ
năng sống cho học sinh của tôi sẽ được áp dụng rộng rãi trong các trường Tiểu
học, góp phần nhỏ bé của mình trong việc đổi mới công tác quản lý trong trường
học. Với năng lực còn hạn chế nên việc nghiên cứu và thực hiện không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong Hội Đồng khoa học và các bạn đồng nghiệp
đọc và góp ý, bổ sung để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
20


2. Kiến nghị
*Với cấp trên
Chúng ta nhận thấy trong giai đoạn hiện nay, kỹ năng sống sẽ là hành
trang không thể thiếu đối với mỗi cá nhân và đặc biệt là các em học sinh - những
chủ nhân tương lai của đất nước. Bởi vậy, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
như một môn học chính nên cần tổ chức các lớp học chuyên đề để giáo viên có
nhiều kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh.
*Với nhà trường
Chỉ đạo chuyên môn thực hiện có hiệu quả nội dung giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh theo chương trình. Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong nhà
trường làm tốt nội dung giáo dục học sinh thông qua các hoạt động tập thể cũng

như chủ điểm trong năm học.
Tiếp tục tham mưu với cấp trên và chính quyền địa phương tăng cường cơ
sở vật chất, nguồn nhân lực nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của học sinh.
*Với giáo viên
Quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lồng ghép vào các môn học
trên lớp cũng như các hoạt động tập thể ở lớp, ở trường cũng như ở nhà. Chủ
động phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Đà Lạt, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Người thực hiện

Phạm Thị Thảo

21



×