Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn một số biện pháp chỉ đạo có hiệu quả về giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trường mầm non huyện lang chánh, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.34 KB, 20 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị
trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào
Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản
xuất trở nên phổ biến. Cùng với sự phát triển của xã hội thì sự ô nhiễm môi
trường, sự lạm dụng hoá chất trong trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất, việc sử dụng
các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải
khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn… đang có chiều hướng gia tăng.
Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y, nhiều đồ uống giả,
không đảm bảo chất lượng đang ở mức báo động. Khi ǎn phải thực phẩm bị ô
nhiễm vi khuẩn hoặc các chất độc hại với lượng quá cao, sau một vài giờ có thể
xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như siết, nôn, đau đầu, đau
bụng, ỉa chảy và có thể dẫn đến tử vong. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già,
người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có
nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn. Đặc biệt nguồn thực phẩm kém vệ
sinh an toàn không chỉ gây nên ngộ độc cấp tính một cách ồ ạt dễ nhận thấy mà
cũng phải kể đến các bệnh mản tính gây suy kiệt sức khỏe do nhiễm và tích lũy
các chất độc hại như chì, thủy ngân, asen, thuốc bảo vệ động thực vật, phẩm màu
độc với lượng nhỏ nhưng kéo dài thời gian sử dụng, đặc biệt là các độc tố vi nấm
như anatoxin trong ngô, đậu, lạc mốc… có thể gây ung thư gan.
Từ thực trạng như hiện nay trên phạm vi cả nước vấn đề về an toàn thực
phẩm vẫn còn nhiều thách thức, các vụ ngộ độc thực phẩm với quy mô lớn xảy
ra thường xuyên ở các khu công nghiệp và các bếp ăn tập thể, ngay ở cả các
trường mầm non….
Tháng 4 hàng năm được coi là “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm” diễn ra khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Các hình thức được
triển khai trong tháng hành động này rất phong phú và đa dạng như: Thông qua
hình thức phát thanh, truyền hình, xe loa cổ động, tuyên truyền …nhằm mục
đích giúp cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm
thay đổi hành vi không đảm bảo vệ sinh và nâng cao ý thức, trách nhiệm của


người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với người tiêu dùng. Có thể nói rằng
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay là vấn đề mang tính toàn cầu,
đang được nhiều người quan tâm.
Trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ, 100% trẻ đến trường đều ăn ở
bán trú, trẻ mầm non còn non nớt, chưa chủ động, ý thức đầy đủ về dinh dưỡng
và vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó cùng với nhiệm vụ phòng chống suy dinh
dưỡng cho trẻ em, giáo dục dinh dưỡng, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm, xây dựng mô hình thực phẩm sạch, đề phòng ngộ độc thức ăn cho trẻ
ở trường mầm non là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm giúp trẻ phát
triển tốt về thể lực và trí tuệ.
1


Giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong các trường
mầm non luôn được coi trọng và được lồng ghép trong chương trình chăm sóc,
giáo dục trẻ. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng đối với trẻ, bởi
lẽ trẻ có hiểu biết đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, trẻ hiểu
thế nào là ăn đủ, ăn đúng và ăn sạch thì sẽ chủ động hơn trong ăn uống, trong
sinh hoạt và sẽ hình thành những thói quen vệ sinh, thói quen ăn uống tốt có ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể lực của trẻ, tạo tiền đề tốt cho sinh hoạt và
học tập sau này của trẻ ở các cấp học tiếp theo và ở gia đình.
Giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trẻ ở các nhà
trường, ngoài lồng ghép, tích hợp vào các giờ học, các hoạt động như: Hoạt
động ngoài trời, hoạt động chiều, giờ đón - trả trẻ....thì giáo dục thông qua hoạt
động chơi mang lại hiệu quả rất cao, hoạt động chơi ở các góc mang tính vui
chơi, tự nguyện, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ. Ở đây trẻ được
trải nghiệm hết mình, tích cực tham gia các hoạt động để khám phá, để thoả mãn
tính tò mò, trẻ có thể bắt chước tái tạo lại công việc nội trợ của người lớn, qua
đó trẻ sẽ lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực
phẩm một cách chủ động, sáng tạo và thích thú.

Thực tế việc giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ
thông qua hoạt động chơi ở các góc trong trường mầm non huyện Lang Chánh
chưa được khai thác triệt để, chưa tạo sự phong phú cho trẻ, thiếu sự sáng tạo
của giáo viên khi hướng dẫn trẻ chơi. Vấn đề này cần được chú trọng trong quá
trình chỉ đạo thực hiện tại các nhà trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm trong cuộc sống của chúng ta nói chung và đối với sự phát triển của cơ thể
trẻ nói riêng. Là lãnh đạo phụ trách bậc học tôi luôn theo dõi chỉ đạo công tác
chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý bếp ăn bán trú của tại các trường mầm non trên
địa bàn huyện, tôi luôn lo lắng, trăn trở suy nghĩ: Mình phải làm gì? Làm như
thế nào? để tìm ra biện pháp chỉ đạo đạt hiệu quả, từng bước khắc phục và bồi
dưỡng phù hợp với đặc điểm giáo dục mầm non khu vực miền núi nhằm nâng
cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, tạo niềm tin cho các cấp
Ủy Đảng, Chính quyền địa phương và các bậc phụ huynh, tôi đã chọn đề tài
“Một số biện pháp chỉ đạo có hiệu quả về giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an
toàn thực phẩm tại các trường mầm non huyện Lang Chánh - tỉnh Thanh
Hóa” với mong muốn để trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân tới
cán bộ quản lý các trường mầm non cùng các bạn đồng nghiệp để bậc học mầm
non luôn an toàn về mọi mặt.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề ra các biện pháp nhằm chỉ đạo có hiệu quả về giáo dục dinh dưỡng và vệ
sinh an toàn thực phẩm tại các trường mầm non huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh
Hóa, góp phần nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

2


3. Đối tượng nghiên cứu
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi các trường
mầm non và biện pháp nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý các trường

mầm non huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng
cơ sở lý luận của đề tài, cụ thể:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng
cơ sở thực tiễn của đề tài, cụ thể:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
4.3. Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Đối với trẻ mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ vì thế các hoạt
động chơi có vai trò rất quan trọng và được xem như một hoạt động chính trong
ngày, thông qua hoạt động chơi giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, khả năng quan sát, kỹ
năng phân biệt, so sánh, phát triển sự giao lưu qua lời nói, cử chỉ làm giàu vốn
từ cho trẻ....nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, giúp trẻ hiểu thêm về nội dung bài
học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện.
Trẻ ở độ tuổi mầm non đặc điểm tâm sinh lý của trẻ đã được phát triển
mạnh nhưng chưa hoàn thiện. Trẻ đã biết bắt chước và mô phỏng được cuộc sống
thực của người lớn. Trẻ đã biết tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các vai chơi trong
nhóm cũng như các nhóm chơi khác. Vì thế chúng ta nên tạo cơ hội cho trẻ lựa
chọn hoạt động mà trẻ ưa thích trong phạm vi có thể, để trẻ được hoạt động theo
trình tự và khả năng của mình, trẻ có điều kiện để thao tác, tự do giao tiếp, tự do
kết bạn, tự do chọn trò chơi. Có thể nói việc tổ chức hoạt động chơi càng phong
phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi và sáng tạo sự ham muốn được khám

phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh mình bấy nhiêu.
Cần phải giáo dục dinh dưỡng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ nhưng đối với
trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trẻ có khả năng tiếp nhận dễ dàng hơn, các kiến thức về
dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và thao tác với một số hoạt động nội trợ
đơn giản ở trường, lớp mầm non thông qua hoạt động chơi ở các góc giúp trẻ
hiểu thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể
khỏe mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong
3


môi trường; giúp người ta hoạt động và làm việc. Khẳng định nếu nguồn thực
phẩm không hợp vệ sinh thì sức khỏe con người sẽ bị đe dọa, vậy làm thế nào để
thực phẩm vào cơ thể chúng ta được đảm bảo vệ sinh thì chúng ta cần phải tiến
hành chế biến nó. Thông qua hoạt động góc để chúng ta hướng dẫn trẻ một số
thao tác chế biến thực phẩm đơn giản đảm bảo an toàn vệ sinh, giúp trẻ hiểu
muốn tạo môi trường an toàn phải cải thiện sắp xếp và dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ
khu vực sơ chế và chế biến thực phẩm.
2. Thực trạng
a) Thuận lợi:
- Năm học 2017 - 2018 các cấp lãnh đạo và nhân dân từ xã đến huyện
ngày càng có sự quan tâm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường
mầm non. Nền nếp, chất lượng của giáo dục mầm non Lang Chánh ổn định và
ngày càng phát triển vững chắc đã tạo được lòng tin cho lãnh đạo và nhân dân
địa phương.
- Lang Chánh là một huyện luôn luôn thực hiện các chương trình do Sở
phát động, việc thực hiện các chuyên đề cũng như thực hiện đổi mới phương
pháp giáo dục đã được truyền tải đến từng cán bộ giáo viên. 100% trường, lớp
mầm non thực hiện chương trình giáo dục mầm non từ quản lý đến giáo viên đã
nắm vững nội dung chương trình và có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện.
Môi trường hoạt động trong và ngoài lớp được chú trọng đầu tư nhiều hơn.

- Số lượng trường đạt Chuẩn quốc gia toàn huyện có 6/11 trường đạt
54,5%, huyện đã đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi năm
2013. 5/11 trường được đánh giá ngoài về kiểm định chất lượng giáo dục đạt
45,5%. Đây là điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ huy động trẻ và nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ trên địa bàn.
- Toàn huyện có 205 nhóm, lớp (68 nhóm trẻ, 137 lớp mẫu giáo) Có
733/1914 trẻ nhà trẻ đạt tỉ lệ huy động ra lớp là 38,3%. Có 2908/2935 trẻ mẫu
giáo đạt tỉ lệ huy động ra lớp là 99,1%. Trong đó có 53 lớp mẫu giáo 5 tuổi với
1007/1013 cháu đạt tỉ lệ huy động ra lớp là 99,4 %.
- Số trường tổ chức bán trú: 11/11 trường đạt 100%, số trẻ ăn bán trú
3532/3641 đạt tỷ lệ 97% (tăng 2,7% so với năm học trước).
- Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non ngày càng trẻ hoá, trình
độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao. 31/31 cán bộ quản lý có trình độ trên chuẩn, đã
được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và có bằng trung cấp lý luận chính trị. Cán bộ
giáo viên 100% đạt chuẩn, trên chuẩn đạt 74%; Khả năng ứng dụng công nghệ
thông tin của cán bộ giáo viên mầm non ngày càng tốt, các trường mầm non
ngày càng trú trọng khai thác công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục.
b) Khó khăn:
- Huyện Lang Chánh có 11 xã, thị trấn là một huyện nghèo, điều kiện kinh
tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường mầm
non đã được đầu tư, nâng cấp, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng
cao về chăm sóc giáo dục trẻ tại các trường mầm non.

4


- Điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, đã ảnh hưởng đến đời sống của nhân
dân địa phương. Do đó việc vận động nhân dân đóng góp xây dựng trường, đóng
góp cho trẻ ăn bán trú đều phải mất nhiều công sức tuyên truyền nhưng mức đóng
góp chưa cao.

- Khí hậu biến đổi thất thường, dịch bệnh gia tăng, mức ăn của trẻ thu
tăng không đáng kể dẫn đến định lượng khẩu phần ăn của trẻ chưa đảm bảo, khó
chế biến nên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe trong công tác chăm sóc giáo
dục trẻ.
- Nhiều đơn vị diện tích khu trung tâm chưa được mở rộng thêm, diện tích
trồng rau không đáng kể, số trường có vườn rau còn ít: 6/11 trường đạt 54,5%.
- Công tác chế biến trong mỗi bữa ăn và theo dõi sức khoẻ của trẻ chủ
yếu do giáo viên thực hiện (vì các trường không có biên chế nhân viên nấu ăn và
cán bộ y tế).
3. Một số biện pháp chỉ đạo có hiệu quả về giáo dục dinh dưỡng và vệ
sinh an toàn thực phẩm tại các trường mầm non huyện Lang Chánh, tỉnh
Thanh Hóa.
Biện pháp 1: Làm tốt công tác khảo sát tình hình thực tế ở địa phương
về việc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường
mầm non.
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, để có kế hoạch chỉ đạo thực
hiện tốt nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua
hoạt động chơi tại các góc cho trẻ; với thực tế, tôi đã đề ra một số tiêu chí khảo
sát 11 giáo viên trực tiếp dạy lớp mẫu giáo lớn ở 2 loại trường vùng thuận lợi,
vùng khó khăn; 55 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; Cơ sở vật chất, trang thiết bị của 11
lớp mẫu giáo lớn và trong huyện như sau:
Thời điểm khảo sát: Cuối tháng 9 năm 2017
1. Năng lực, trình độ giáo viên khi hướng dẫn trẻ tham gia hoạt động
chơi tại các góc : Khảo sát 11 giáo viên trực tiếp dạy lớp mẫu giáo lớn thông
qua dự giờ, trao đổi phỏng vấn, nghiên cứu hồ sơ sổ sách của giáo viên và quan
sát môi trường hoạt động trong lớp.
TT

NỘI DUNG


SỐ
LƯỢNG

TỈ LỆ %

1

Số giáo viên có trình độ chuẩn trở lên
Giáo viên có giấy chứng nhận kiến thức về giáo dục dinh
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giáo viên coi trọng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an
toàn thực phẩm cho trẻ thông qua hoạt động góc.
Giáo viên có ý thức trong việc làm đồ dùng đồ chơi phục
vụ hoạt động chơi tại các góc và thường xuyên thay đổi
cách trang trí, sắp xếp góc chơi để tạo hứng thú cho trẻ.

11

100

4

36,4

7

63,6

6


54,5

2
3
4

5


5
6
7

Giáo viên có phương pháp hướng dẫn trẻ hoạt động chơi tại
các góc linh hoạt, phù hợp, kích thích được tính tích cực
hoạt động và sự say mê, sáng tạo của trẻ trong khi chơi.
Giáo viên có ý tưởng sáng tạo hay khi xây dựng và tổ chức
hoạt động chơi cho trẻ tại các góc .
Số giáo viên xếp loại chung đạt khá, Tốt:

6

54,5

4

36,4

5


45,5

2. Đối với trẻ: Khảo sát 55 trẻ MG 5-6 tuổi qua việc trò chuyện, quan sát
khi trẻ tham gia các hoạt động.
TT

NỘI DUNG

1

Số trẻ chọn trò chơi với nội dung Giáo dục dinh dưỡng, vệ
sinh an toàn thực phẩm.
Số trẻ hào hứng tham gia chơi và chơi có sáng tạo.
Hiểu biết và kỹ năng của trẻ về dinh dưỡng và vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Nhận thức và kỹ năng của trẻ về vệ sinh cá nhân
Biết hợp tác trong khi chơi.
Số trẻ có ý thức bảo vệ đồ chơi và xếp gọn gàng các loại
đồ chơi sau khi chơi xong.
Số trẻ chơi một cách thành thạo ở các góc chơi được xếp
loại khá, tốt.

2
3
4
5
6
7

SỐ TRẺ

KHÁ,
TỐT

TỈ LỆ %

25

45,5

20

36,4

23

41,8

35
25

63,6
45,5

20

36,4

27

49,1


3. Trang thiết bị phục vụ hoạt động chơi: Khảo sát 11 lớp mẫu giáo lớn
tại 11 trường mầm non trên toàn huyện.
TT

NỘI DUNG

SỐ LỚP

TỈ LỆ %

1

Số lớp có đủ các góc chơi cho trẻ theo quy định (5 - 6 góc)
Số lớp có các góc đặt ở vị trí phù hợp với tính chất hoạt
động của từng góc. Sắp xếp khoa học, thuận tiện với trẻ
khi sử dụng.
Mỗi góc có ít nhất 6-8 loại đồ dùng đồ chơi phù hợp, đủ
cho trẻ chơi.
Có sử dụng nhiều loại đồ chơi sẵn có ở địa phương như:
gạo, ngô, khoai, sắn, đậu đỗ, lạc vừng, rau các loại…
Có đủ dụng cụ, trang thiết bị, mũ, tạp dề, khẩu trang… cho
trẻ sử dụng trong khi chơi
Có sách hướng dẫn nội trợ do cô và trẻ tự làm để phục vụ
trò chơi của trẻ, có chất lượng khá tốt.
Số lớp được đánh giá chung đạt khá, Tốt

11

100


4

36,4

7

63,6

5

45,5

6

54,5

3

27,3

5

45,5

2
3
4
5
6

7

6


Qua khảo sát thực tế sự hiểu biết của giáo viên, của trẻ và tình hình cơ sở
vật chất, trang thiết bị ở các lớp mẫu giáo lớn, tôi nhận thấy:
a) Về nhận thức và phương pháp của giáo viên:
- Ưu điểm: 100% giáo viên có trình độ chuẩn trở lên. Nhiệt tình trong
công tác yêu nghề, mến trẻ, tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí cao, giáo viên luôn
có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và
năng lực sư phạm.
- Hạn chế: Giáo viên chưa thực sự coi trọng nhiệm vụ giáo dục dinh dưỡng,
vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ thông qua hoạt động chơi tại các góc mà mới
chú ý rèn luyện cho trẻ ở các thời điểm khác trong ngày. Giáo viên còn lúng túng
và chưa có sự sáng tạo trong việc trang trí, sắp xếp thay đổi theo chủ đề, theo
hướng mở linh hoạt và làm đồ dùng, đồ chơi cho các góc còn hạn chế, giáo viên
chưa thực sự linh hoạt, sáng tạo trong việc hướng dẫn trẻ chơi ở các góc có lẽ vì
vậy mà góc chơi chưa hấp dẫn đối với trẻ, kỹ năng chơi của trẻ chưa phong phú.
Tỉ lệ giáo viên được xếp loại khá, tốt khi hướng dẫn trẻ chơi chưa cao.
b) Về tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động chơi:
- Ưu điểm: Với kết quả thực hiện năm học 2017 - 2018 các trường đã có
sự đầu tư tương đối đầy đủ, khuôn viên các nhà trường luôn sạch sẽ, thoáng mát,
đủ diện tích cho trẻ hoạt động, có đủ loại cây xanh bóng mát đảm bảo cho các
nhà trường đạt các tiêu chí trường học thân thiện, học sinh tích cực. Các bậc phụ
huynh quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ về nhiều mặt, luôn cùng nhà trường chăm
lo xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm, bổ sung trang thiết bị đồ dùng dạy học
đảm bảo việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, có đủ phòng
học kiên cố đảm bảo tốt cho các hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Hạn chế: Đồ dùng, đồ chơi tự làm và đồ dùng đồ chơi sử dụng từ thiên

nhiên sẵn có ở địa phương chưa nhiều. Đa số các góc chơi sắp xếp chưa khoa
học, chưa thuận tiện cho hoạt động của trẻ, chưa thu hút được sự chú ý của trẻ.
Việc làm sách để hướng dẫn trẻ thao tác, mô phỏng cách làm một số món ăn đơn
giản và trải nghiệm hiểu biết của mình chưa được chú ý và còn nhiều hạn chế, ít
sáng tạo; mới mang tính chất làm để trang trí, chưa cho trẻ trải nghiệm.
c) Về kiến thức và kỹ năng của trẻ:
- Ưu điểm: Đa số trẻ nhận biết được cần ăn uống tốt và ăn chín uống sôi,
không kén chọn thức ăn. Số trẻ nhận biết đủ 4 nhóm thực phẩm chiếm tỉ lệ cao,
nhiều trẻ gọi được tên các món ăn thông thường. Đa số trẻ nhận thức đúng và có
thói quen vệ sinh cá nhân tốt, chủ động thực hiện tốt trong buổi chơi.
- Hạn chế: Một số trẻ chưa biết hết tên các loại rau và thực phẩm khác
trong khi chơi. Đặc biệt cách chế biến các món ăn từ rau, nhiều trẻ còn lúng túng
khi kể một số cách chế biến ở mỗi loại thực phẩm.
Số trẻ chọn chơi các trò chơi có nội dung giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an
toàn thực phẩm còn ít, đặc biệt là trẻ trai. Trẻ ít hào hứng và sáng tạo khi chơi ở
các góc do kỹ năng chơi chưa có và góc chơi chưa thật sự gây hứng thú.
7


Khi chơi trò chơi bán hàng, trẻ mới chú ý đến các thao tác nêu tên thực
phẩm muốn mua, mặc cả trả tiền và mang thực phẩm về. Chưa chú ý đến cách
chọn thực phẩm sạch, chọn thực phẩm theo thực đơn cần nấu.

Hình ảnh tổ chức tái hiện lại “phiên chợ vùng cao” cho trẻ chơi
khi mua chọn rau, củ, quả.
Biện pháp 2: Làm tốt công tác tham mưu để có các văn bản chỉ đạo đến
các trường học về Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đạt
hiệu quả cao.
Huyện đã có nhiều văn bản chỉ đạo như Kế hoạch số 147/KH-UBND
ngày 04/10/2016 của Chủ tịch UBND huyện về Kế hoạch hành động triển khai

thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinhh
an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện đến năm 2020; Kế hoạch số 159/KHUBND ngày 25/9/2017 của Chủ tịch UBND huyện về Kế hoạch xây dựng mô
hình thí điểm an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện đến hết năm 2018.
Đây cũng là cơ sở để ngành giáo dục chỉ đạo tốt đến các trường học có tổ
chức ăn bán trú vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm nâng cao chất lượng sức
khỏe cho trẻ.
Vào đầu năm học, phòng Giáo dục và Đào tạo đã lên kế hoạch kiểm tra
điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ bếp ăn trong các nhà trường tổ chức ăn
bán trú để có kế hoạch sửa chữa, mua sắm, bổ sung kịp thời. Yêu cầu 100%
nhân viên nhà bếp trong các đơn vị này phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn về sức
8


khỏe, về chuyên môn theo quy định. Đồng thời, tăng cường kiểm soát chất
lượng thực phẩm đầu vào, bảo đảm rõ nguồn gốc và phải ký hợp đồng với bên
cung cấp, kiên quyết không được sử dụng các loại thực phẩm trôi nổi ngoài thị
trường, có sự kiểm tra thường xuyên đối với việc chấp hành các quy định về vệ
sinh an toàn thực phẩm của các đơn vị có bếp ăn tập thể.
Việc kiểm tra hoạt động các bếp ăn tập thể tại các trường học được ngành
chức năng thực hiện khá nền nếp. Những năm qua, các ngành liên quan đã có sự
phối hợp tích cực, hiệu quả trong việc tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực
phẩm tại các bếp ăn bán trú trên địa bàn huyện. Qua kiểm tra định kỳ và đột xuất
của Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm, phần lớn các nhà trường đã có sự quan
tâm cho công tác này, từ việc có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công
tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho đến đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất,
bổ sung, mua sắm đầy đủ các trang thiết bị, vật dụng phục vụ trong các bếp ăn
bán trú tại các trường mầm non.
Do có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
và các tầng lớp nhân dân, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện

đã dần được kiểm soát. Từ nhiều năm nay không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm
nào ở các trường học.
Tuy nhiên, trên địa bàn cũng vẫn còn một vài đơn vị trường học, nhất là ở
các điểm lẻ khu vực vùng cao chưa được đầu tư phù hợp cho xây dựng bếp ăn
một chiều đảm bảo theo yêu cầu, hầu hết vẫn sử dụng củi để đun nấu gây ô
nhiễm không khí. Việc bảo đảm nguồn thực phẩm tương đối linh hoạt, chặt chẽ
nhưng vẫn còn có đơn vị chưa làm tốt được việc này, rất khó kiểm soát về mức
độ an toàn. Có một thực tế đáng lo ngại đó là nguồn thực phẩm cung cấp cho các
trường học vẫn từ các hộ sản xuất nhỏ lẻ, việc kiểm soát chủ yếu là cảm quan,
bằng mắt thường.
Đặc biệt trong tháng 4/2018 ngành giáo dục đã tham mưu cho lãnh đạo
huyện mời Chi cục vệ sinh an toàn của tỉnh lên tập huấn 3 ngày về kiến thức vệ
sinh an toàn thực phẩm cho 287 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên có bếp
ăn bán trú, trong đó bậc học mầm non là 279 người. Qua lớp tập huấn cán bộ
giáo viên, nhân viên hiểu rõ được trách nhiệm của bản thân trong quá trình chăm
sóc giáo dục trẻ.
Cũng tại thời điểm tháng 4/2018 đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
của tỉnh lên kiểm tra 02 trường mầm non Thị Trấn và Quang Hiến, các trường thực
hiện đúng quy định và đảm bảo yêu cầu, được đoàn đánh giá cao trong vấn đề quản
lý bếp ăn bán trú. Đoàn kiểm tra có máy kiểm nghiệm nhanh về các loại thực phẩm
như thịt, rau, bí... nhưng tất cả các loại thực phẩm cung ứng đến 2 trường này đều
đảm bảo chất lượng sạch. Đây cũng là điều mà ngành giáo dục cũng như các cấp
lãnh đạo thấy yên tâm hơn đối với các trường tổ chức ăn bán trú cho trẻ mỗi ngày.

9


Đoàn kiểm tra của Chi cục VSATTP của tỉnh đang xét nghiệm nhanh mẫu
thịt và rau trong trường mầm non Thị Trấn Lang Chánh.
Vì vậy, công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh tạo sự chuyển biến sâu

sắc về nhận thức từ người quản lý, người sản xuất, kinh doanh đến chế biến
thức ăn cho trẻ. Một giải pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng nữa là tăng cường
công tác chỉ đạo từ huyện đến cơ sở; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các
ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra giám sát; có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các cấp, các ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra giám sát về an toàn thực
phẩm, phân định rõ ràng trách nhiệm của từng cấp, từng ngành nhất là trách
nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương, trách nhiệm của chính nhà trường.
Cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị, điều
quan trọng là người sản xuất và kinh doanh tự nâng cao ý thức sản xuất và kinh
doanh các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng an toàn cho người tiêu dùng không vì
lợi nhuận trước mắt mà ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Cán bộ quản lý các trường mầm non luôn có ý thức, trách nhiệm trong
việc kiểm tra, nhắc nhở nhân viên phục vụ giữ gìn vệ sinh chung khi tham gia
chế biến và phục vụ trẻ. Luôn kiểm tra việc lưu mẫu ở mỗi bữa ăn đảm bảo theo
qui định.

10


Hình ảnh nhân viên đang nấu tại bếp trường mầm non Thị Trấn Lang Chánh
Biện pháp 3: Tập trung chỉ đạo điểm ở 2 lớp mẫu giáo lớn tại 2 trường:
Mầm non Thị Trấn, mầm non Đồng Lương (Thời điểm tiến hành từ tháng
10/2017 đến tháng 02/2018)
Sau khi đưa ý tưởng và chỉ đạo cho giáo viên trực tiếp khảo sát thực tế, tôi
xây dựng kế hoạch chỉ đạo điểm và phối hợp chỉ đạo cán bộ quản lý về ý tưởng
và phân công cho giáo viên; tôi chọn 2 lớp điểm ở 2 trường mầm non: Lớp cô
Lê Thị Nga ở trường mầm non Thị Trấn và lớp cô Bùi Thị Thùy Dung ở trường
mầm non Đồng Lương.
Họp với Ban giám hiệu và 2 giáo viên của 2 trường nêu ý tưởng và phổ
biến kế hoạch thực hiện. Sau đó hàng tuần tôi cùng với chuyên môn mầm non

của phòng GDĐT trực tiếp tham gia xây dựng và bồi dưỡng phương pháp tổ
chức cho giáo viên.
Sau những ngày cùng phối hợp làm việc, chúng tôi đã rút ra được một số
cách làm có hiệu quả như sau:
a) Về cách bố trí, sắp xếp, bổ sung đồ dùng đồ chơi cho các góc chơi:
Việc thiết kế xây dựng góc hoạt động cho trẻ là rất quan trọng, thiết kế
góc hoạt động phải đạt được mục đích đó là tạo cho trẻ một môi trường học tập
tự do thoải mái, thỏa mãn những nhu cầu phát triển về nhiều mặt của trẻ. Dựa
vào số lượng trẻ và diện tích phòng học của mỗi nhóm lớp, bố trí sắp xếp các
góc hoạt động trong lớp một cách thuận tiện, khoa học và hợp lý sao cho góc
chơi tĩnh và góc chơi động cách càng xa càng tốt để tránh ảnh hưởng lẫn nhau.
Giữa các góc có lối đi thuận tiện, bố trí góc sao cho cô có thể bao quát được tất
cả các góc chơi, bao quát cả lớp.
11


Ngay từ đầu năm học chỉ đạo giáo viên phải chủ động tạo ra một số đồ
dùng, đồ chơi tự tạo phục vụ cho hoạt động học phù hợp với chủ đề, phù hợp
với trẻ của từng lớp, phù hợp với góc chơi và thường xuyên bổ sung theo chủ đề.
Tích cực tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để sưu tầm các loại
nguyên vật liệu, đồ dùng phục vụ góc chơi như: Thùng giấy, thùng xốp, bìa
catton, đĩa VCD cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, các loại thiệp mời, chai
nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp C hoa quả, vải vụn, hột hạt, vỏ hến, vỏ ngao, ống
chỉ, gom các loại sách báo cũ….
Tăng cường sử dụng các loại đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có, gần gũi
với cuộc sống của trẻ: Sử dụng các loại thực phẩm cho trẻ chơi như khoai lát
khô, khoai củ, lạc khô, vừng, đậu đỗ, gạo, sắn khô, bột mì…đóng túi hoặc bỏ
vào các rổ.
Sử dụng các loại quả thật sẵn có do phụ huynh hoặc trẻ mang đến như:
chuối, ổi, đu đủ, na, cam, bưởi, các loại quả mà gia đình trẻ trồng được để hướng

dẫn trẻ tập tỉa quả, trang trí đĩa quả, bàn tiệc, quan sát, nhận biết đặc điểm của
các loại quả, trẻ biết được dinh dưỡng có từ các loại quả và vệ sinh khi ăn uống.
Giáo viên cùng trẻ làm các loại đồ chơi: bồi quả từ giấy, nhuộm màu cho
phù hợp, làm các loại bảng cài, các loại lô tô, các đồ dùng phục vụ trò chơi như
lọ hoa từ chai nước rửa bát và nhiều loại đồ chơi từ các phế liệu như: bàn ghế, ô
tô ghép từ vỏ hộp sữa, lon bia, bếp, khay đựng thực phẩm từ vỏ hộp bánh…
Ngoài ra còn mua dao, thớt , cốc, bát đĩa đảm bảo vệ sinh và các đồ dùng
khác phục vụ cho hoạt động thực hành của trẻ.
Yêu cầu khi lựa chọn nguyên vật liệu để thiết kế đồ chơi cho trẻ phải đảm
bảo an toàn tuyệt đối, màu sắc đẹp, thu hút sự chú ý đối với trẻ, không gây độc
hại, không sắc nhọn, kích thước không quá to, hoặc quá nhỏ mà phải dễ cầm đối
với trẻ, tiện bảo quản, dễ phục hồi có tính sáng tạo từ một loại vật liệu có thể tạo
hình thành nhiều đồ chơi khác nhau và phải đảm bảo yêu cầu cung cấp kiến thức
giúp trẻ phát triển trí thông minh cho trẻ.
Sắp xếp các góc, trang trí và khai thác góc chơi theo hướng mở linh hoạt: Các
góc chơi trong lớp phải phù hợp với không gian, cắt dán các hình ảnh trang trí
phù hợp đặc điểm, tính chất từng góc chơi, tạo cho góc chơi thêm hấp hẫn và nổi
bật thu hút sự chú ý của trẻ.
Cụ thể: Góc học tập - sách bố trí ngay gần cửa lớp hoặc cửa sổ với mục
đích đảm bảo độ sáng cho trẻ khi hoạt động, vì ở góc học tập trẻ chủ yếu hoạt
động chơi với sách vở, truyện tranh…Bên cạnh góc học tập là góc nghệ thuật.
Nửa lớp phía dưới bố trí 2 góc còn lại là góc phân vai và góc xây dựng - lắp
ghép, vì đây là 2 góc chơi động trẻ có sự giao lưu đi lại. Còn góc thiên nhiên bố
trí cho giáo viên sắp xếp ở ngoài hiên, bên ngoài lớp học.
Sau khi đã bố trí sắp xếp được các góc chính, chỉ đạo giáo viên chia góc
chính ra nhiều góc nhỏ phù hợp với chủ đề giúp cho hoạt động của trẻ ở các góc
thêm phong phú và đạt hiệu quả giáo dục.

12



Phương châm của chúng tôi là trang trí ít tốn kém nhưng phải mang lại
hiệu quả sử dụng cao, làm một lần - dùng được nhiều lần và có thể thay đổi với
nhiều mục đích sử dụng.
Tóm lại: Với nguồn kinh phí có hạn của các lớp mẫu giáo khu vực miền
núi, chúng tôi đã biết khai thác thế mạnh riêng của mình đó là: nguồn đồ chơi từ
thiên nhiên dồi dào sẵn có, gần gũi đời sống của trẻ, khả năng sáng tạo của cô và
sản phẩm của chính trẻ, làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp trong giáo
dục với phụ huynh để giảm thời gian sưu tầm cho cô. Với cách làm như vậy giáo
viên đã huy động được phụ huynh tham gia tạo môi trường hoạt động cho trẻ, cô
tiết kiệm được kinh phí và công sức, trẻ hào hứng, tích cực, sáng tạo tham gia
làm đồ chơi cùng cô, cùng mẹ và thích thú khi chơi với những đồ chơi do cha
mẹ, cô giáo và chính mình làm ra.
b) Đổi mới nội dung và phương pháp hướng dẫn trẻ chơi:
Có thể tổ chức cho trẻ chơi trò chơi có nội dung giáo dục dinh dưỡng, vệ
sinh an toàn thực phẩm ở nhiều góc chơi như:
Góc phân vai: Cửa hàng thực phẩm, Nhà hàng ăn uống, chơi gia đình,
Người đầu bếp tài ba …
Góc xây dựng: Xây dựng trường MN, gia đình hoặc doanh trại bộ đội…
có bếp một chiều, có vườn rau theo ô dinh dưỡng, có mô hình VAC, có hệ thống
nước, nhà vệ sinh hợp lý, mô hình nhà ở thôn, bản xanh - sạch - đẹp…
Góc học tập - sách: Thi chọn thực phẩm theo yêu cầu; Người nội trợ tài ba…
Góc nghệ thuật: Cắm hoa, tỉa quả; Bàn ăn của bé, vẽ, tô màu về các thực
phẩm theo nhóm chất dinh dưỡng, làm bưu thiếp về hoa, quả, con vật…
Góc thiên nhiên - cát - nước: Trồng cây, gieo hạt, in khuôn các loại con
giống theo các nhóm thực phẩm, tạo mô hình VAC trên cát.
Tuỳ theo ý tưởng cô và trẻ đưa ra như: làm sách về hướng dẫn chế biến 1
món ăn, giới thiệu các thực phẩm giàu chất béo có nguồn gốc từ thực vật, thức ăn
dành cho người gầy, thức ăn dành cho người béo, hướng dẫn và giới thiệu một số
kiểu cắm hoa, bày trang trí quả, trang trí bàn ăn hoặc một số kiểu sắp xếp bếp ăn

khoa học, đẹp mắt, hướng dẫn thứ tự 1 thao tác vệ sinh cá nhân, sách giới thiệu
những ngôi nhà sàn đẹp v.v…để trẻ tìm và cắt các hình ảnh ở sách báo cho phù
hợp và sau đó nhóm trẻ thảo luận tìm cách bố cục sách hay nhất, dán tạo thành
sách có trang trí bìa, cô giáo có thể giúp trẻ ghi tên sách, trẻ có thể ghi số thứ tự
các hình ảnh nếu cần theo ý định của trẻ. Sau đó trẻ trang trí sách trên giá và cuối
buổi chơi được trình bày, giới thiệu với các nhóm chơi khác. Hoặc nhóm chơi gia
đình, nhóm chơi Người nội trợ tài ba có thể đến mua về để học cách pha nước
chanh, cách cắm hoa, tỉa quả hoặc nấu một món ăn nào đó.
Làm như vậy sách không chỉ được đặt trên giá sách ở góc sách mà còn
được dùng ở góc phân vai, góc nghệ thuật, góc xây dựng…không những giúp trẻ
có kiến thức sâu rộng về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn tạo cơ
hội cho trẻ được sáng tạo, tập diễn thuyết trước đông người, mạnh dạn nêu ý
tưởng và biết phối hợp cùng nhau làm việc, trẻ biết được sản phẩm mình làm ra
13


được ứng dụng trong cuộc sống như thế nào và càng say mê sáng tạo v.v… Có
thể làm sách theo nhóm hoặc độc lập từng trẻ.
Trò chơi “Đầu bếp giỏi”: Trẻ có thể chơi nấu ăn, nấu nhiều loại món ăn
theo thực đơn sao cho bữa ăn phải cân đối giữa 4 nhóm chất dinh dưỡng, trẻ mô
phỏng các thao tác chế biến món ăn đó theo quy trình như hướng dẫn của sách
(do góc sách cung cấp) hoặc theo kinh nghiệm, khi nấu trẻ gọi được tên món ăn,
người đi chợ cũng phải chọn các thực phẩm theo thực đơn, biết chọn thực phẩm
sạch, giàu chất dinh dưỡng.
Khi chế biến phải theo quy trình một chiều, phải tuân thủ các thao tác vệ
sinh như: mặc trang phục nhà bếp, đội mũ, rửa sạch tay với xà phòng…Khi nấu
xong trẻ biết bày đặt, trang trí bàn ăn sao cho đẹp mắt, hấp dẫn, giới thiệu tên
món ăn, tác dụng của món ăn đối với sức khoẻ hoặc có thể giới thiệu cả cách chế
biến món ăn đó. Khi ăn cũng phải tuân thủ các thao tác vệ sinh trước, trong và
sau khi ăn…Qua đó đã hình thành, rèn luyện cho trẻ những kỹ năng về thói quen

vệ sinh tốt trong chế biến, trong ăn uống và trẻ sẽ ứng dụng trong cuộc sống
thực của trẻ. Ngoài ra trẻ còn biết thêm nhiều món ăn và cách chế biến các món
ăn đó (có thể là đúng hoặc chưa thực sự đúng chúng ta vẫn chấp nhận sau đó
mới hướng dẫn, bổ sung sau, miễn là trẻ chơi say xưa, hứng thú và có sáng tạo)
Hoặc trò chơi “Thi chọn thực phẩm theo yêu cầu”: Từng đội 4-6 trẻ chơi
với nhau, chia làm 2 đội chơi, cô hoặc một trẻ làm trọng tài điều khiển trò chơi.
Sử dụng bảng cài gồm 4-5 dãy băng để giắt lô tô. Cho trẻ bật qua các
vòng tròn lên tìm thực phẩm cầu giắt vào đúng theo yêu cầu quy định ở hình ảnh
được gắn phía ngoài hàng ngang hay phía trên của hàng dọc ở bảng.
Những lần đầu cô hướng dẫn hoặc chơi cùng trẻ, các lần sau cô để trẻ tự
chơi và khuyến khích trẻ sáng tạo sau các lần chơi, đưa ra những ý tưởng chơi
mới. Cô luôn tôn trọng ý tưởng chơi của trẻ và giúp trẻ thực hiện được ý tưởng
ấy trọn vẹn hơn, thuần thục hơn.
Với cách tổ chức có kết hợp động - tĩnh như vậy đã gây được hứng thú
cho trẻ, nhiều trẻ thích chơi ở các góc, say mê sáng tạo ra nhiều trò chơi mới và
qua đó trẻ ngày càng có kiến thức sâu rộng và được rèn luyện kỹ năng thực hành
dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn.
Cách làm trên cho thấy có thể gắn kết nhiều góc chơi với nhau, nhiều nội
dung chơi với nhau trong hoạt động góc, sự phân chia giữa các góc chơi, giữa các
nội dung chơi trong góc chỉ là tương đối đối với trẻ. Trẻ có thể độc lập sáng tạo
hoặc phối hợp với nhóm bạn khi hoạt động để tạo ra sản phẩm chơi có chất lượng.
Biện pháp 4: Từ các lớp điểm được xây dựng thành công, tôi đã cho
nhân diện rộng trong toàn huyện (Thời điểm thực hiện: Từ tháng 2/2018 đến
tháng 4/2018 và tiếp tục chỉ đạo thực hiện trong năm học tiếp theo)
* Cách nhân diện rộng được thực hiện như sau:
Trực tiếp chỉ đạo hướng dẫn với giáo viên các lớp điểm, yêu cầu giáo viên
xây dựng một số hoạt động mẫu và viết báo cáo phổ biến kinh nghiệm về những
việc mình đã làm.
14



Hàng tháng tổ chức cho giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trong huyện
và ban giám hiệu các trường đi dự giờ, sinh hoạt chuyên môn vào thứ bảy mỗi
tháng 2 lần. Mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn chúng tôi xây dựng chuyên sâu vào
từng mảng nội dung để đảm bảo chất lượng.
Buổi đầu tiên chúng tôi yêu cầu giáo viên lớp điểm trưng bày đồ dùng đồ
chơi ở các góc chơi và phổ biến một số cách làm đồ dùng đồ chơi, sắp xếp, trang
trí góc chơi. Cho cán bộ quản lý các trường bạn thực hành tại chỗ một số cách
làm đồ chơi mới.
Các buổi sau, chúng tôi xây dựng một số giờ tổ chức cho trẻ hoạt động
chơi tại các góc. Yêu cầu giáo viên lớp điểm nêu ý tưởng, mục đích của mình
khi tổ chức buổi chơi. Kinh nghiệm hướng dẫn trẻ chơi ở 1 góc, nhưng phải bao
quát đựợc các hoạt động của trẻ ở góc chơi khác để giúp đỡ trẻ khi cần và đảm
bảo an toàn khi chơi cho trẻ. Đan xen các góc chơi, các nội dung chơi khi tổ
chức hoạt động chơi tại các góc nhưng vẫn phát huy được tính độc lập sáng tạo
của trẻ trong khi chơi.
Tổ chức cho cán bộ giáo viên thảo luận, quán triệt tinh thần để người tổ
chức hoạt động và người dự cùng trao đổi, nói theo ý tưởng và những suy nghĩ
của mình, tránh e dè, nể nang, hoặc tự ái. Sau đó kết luận lại những ưu điểm,
nhược điểm cần rút kinh nghiệm của buổi tổ chức hoạt động chơi và kế hoạch
triển khai tiếp theo khi về trường mình.
Với cách làm này đã phát huy chính nội lực của mỗi giáo viên, cán bộ
phòng giáo dục không cần mất nhiều thời gian chuẩn bị nội dung bồi dưỡng mà
sử dụng chính kinh nghiệm thực tế của giáo viên lớp điểm để triển khai nhân
diện rộng trên toàn huyện, từ đó sẽ có sức thuyết phục cao hơn, giáo viên dễ
hiểu hơn, hiệu quả hơn trong khi tổ chức hoạt động chơi tại các góc.
Sau khi dự thực hành ở lớp điểm, yêu cầu các trường xây dựng các hoạt
động (xem là mẫu) ở trường mình và phòng giáo dục sắp xếp lịch, phân công
cán bộ phòng cùng giáo viên cốt cán đi dự ở cơ sở, tổ chức nhận xét, đánh giá
rút kinh nghiệm với cơ sở, thống nhất về cách thực hiện tiếp theo trên cơ sở (giờ

mẫu) của từng trường để phù hợp với một số đặc điểm riêng của trường đó.
Việc bồi dưỡng tại chỗ giúp giáo viên tiếp cận dễ dàng hơn với nội dung
chuyên đề, tự tin hơn khi thực hiện, sát thực hơn với điều kiện thực hiện của
từng trường, từng lớp và có thể nhân rộng cho trẻ ở các độ tuổi nhỏ hơn.
Thời gian sau đó chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi, kiểm tra, giám sát việc
thực hiện của cơ sở kết hợp khi đi thanh, kiểm tra chuyên môn, kiểm tra các
chuyên đề, thanh tra toàn diện, kiểm tra đột xuất các trường, lớp để kịp thời rút
kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo.
Như vậy, biện pháp này không chỉ sử dụng với việc chỉ đạo xây dựng và
tổ chức hoạt động chơi tại các góc mà còn áp dụng với nhiều nội dung khác của
chuyên đề, đan xen phối hợp chỉ đạo nhiều nội dung với nhau vì vậy sau một
thời gian ngắn đa số các lớp mẫu giáo lớn trong huyện đã có sự thay đổi sáng
tạo, thu được nhiều kết quả tốt đẹp.

15


4. Kết quả sau kiểm nghiệm.
Sau gần một năm chỉ đạo thực hiện đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng và
vệ sinh an toàn thực phẩm vào tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
ở các lớp mẫu giáo lớn trong huyện, hiệu quả của các góc chơi đã có nhiều
chuyển biến. Kết quả cụ thể như sau:
Thời điểm khảo sát: Đầu tháng 3 năm 2018
1. Năng lực, trình độ giáo viên khi hướng dẫn trẻ tham gia hoạt động
chơi tại các góc : Khảo sát 11 giáo viên trực tiếp dạy lớp mẫu giáo lớn thông
qua dự giờ, trao đổi phỏng vấn, nghiên cứu hồ sơ sổ sách của giáo viên và quan
sát môi trường hoạt động trong lớp.
TT

NỘI DUNG


SỐ
LƯỢNG

TỈ LỆ %

1

Số giáo viên có trình độ chuẩn trở lên
Giáo viên có giấy chứng nhận kiến thức về giáo dục dinh
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giáo viên coi trọng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an
toàn thực phẩm cho trẻ thông qua hoạt động góc.
Giáo viên có ý thức trong việc làm đồ dùng đồ chơi phục
vụ hoạt động chơi tại các góc và thường xuyên thay đổi
cách trang trí, sắp xếp góc chơi để tạo hứng thú cho trẻ.
Giáo viên có phương pháp hướng dẫn trẻ hoạt động chơi tại
các góc linh hoạt, phù hợp, kích thích được tính tích cực
hoạt động và sự say mê, sáng tạo của trẻ trong khi chơi.
Giáo viên có ý tưởng sáng tạo hay khi xây dựng và tổ chức
hoạt động chơi cho trẻ tại các góc .
Số giáo viên xếp loại chung đạt khá, Tốt:

11

100

11

100


11

100

11

100

10

90,1

9

81,8

9

81,8

2
3
4
5
6
7

2. Đối với trẻ: Khảo sát 55 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua việc trò chuyện,
quan sát khi trẻ tham gia các hoạt động.

TT

NỘI DUNG

1

Số trẻ chọn trò chơi với nội dung Giáo dục dinh dưỡng, vệ
sinh an toàn thực phẩm.
Số trẻ hào hứng tham gia chơi và chơi có sáng tạo.
Hiểu biết và kỹ năng của trẻ về dinh dưỡng và vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Nhận thức và kỹ năng của trẻ về vệ sinh cá nhân
Biết hợp tác trong khi chơi.
Số trẻ có ý thức bảo vệ đồ chơi và xếp gọn gàng các loại
đồ chơi sau khi chơi xong.
Số trẻ chơi một cách thành thạo ở các góc chơi được xếp
loại khá, tốt.

2
3
4
5
6
7

SỐ TRẺ
KHÁ,
TỐT

TỈ LỆ %


45

81,8

45

81,8

44

80,0

52
50

94,5
90,9

43

78,2

48

87,3
16


3. Trang thiết bị phục vụ hoạt động chơi: Khảo sát 11 lớp mẫu giáo lớn

tại 11 trường mầm non trên toàn huyện.
TT

NỘI DUNG

SỐ LỚP

TỈ LỆ %

1

Số lớp có đủ các góc chơi cho trẻ theo quy định (5 - 6 góc)
Số lớp có các góc đặt ở vị trí phù hợp với tính chất hoạt
động của từng góc. Sắp xếp khoa học, thuận tiện với trẻ
khi sử dụng.
Mỗi góc có ít nhất 6-8 loại đồ dùng đồ chơi phù hợp, đủ
cho trẻ chơi.
Có sử dụng nhiều loại đồ chơi sẵn có ở địa phương như:
gạo, ngô, khoai, sắn, đậu đỗ, lạc vừng, rau các loại…
Có đủ dụng cụ, trang thiết bị, mũ, tạp dề, khẩu trang… cho
trẻ sử dụng trong khi chơi
Có sách hướng dẫn nội trợ do cô và trẻ tự làm để phục vụ
trò chơi của trẻ, có chất lượng khá tốt.
Số lớp được đánh giá chung đạt khá, Tốt

11

100

10


90,1

11

100

11

100

10

90,1

10

90,1

10

90,1

2
3
4
5
6
7


Qua khảo sát thực tế tình hình chất lượng tổ chức hoạt động chơi tại các
góc, kiểm tra theo dõi trẻ khi chơi, kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các
lớp mẫu giáo lớn trong các trường mầm non, tôi nhận thấy:
a) Về nhận thức và phương pháp của giáo viên.
100% giáo viên có trình độ chuẩn trở lên. Giáo viên đã thực sự coi trọng
nhiệm vụ Giáo dục dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ thông qua
Hoạt động góc kết hợp chú ý rèn luyện cho trẻ ở các thời điểm khác trong ngày.
Giáo viên nắm vững yêu cầu và có sự sáng tạo trong việc trang trí sắp xếp và
làm đồ dùng đồ chơi cho Góc nội trợ, giáo viên đã thực sự linh hoạt, sáng tạo
trong việc hướng dẫn trẻ chơi ở các góc chơi vì vậy nhiều góc chơi đã thu hút
được sự chú ý của trẻ, kỹ năng chơi của trẻ phong phú hơn.
b) Về kiến thức và kỹ năng của trẻ.
100% trẻ nhận biết được cần ăn uống tốt và ăn chín uống sôi, không kén
chọn thức ăn, số trẻ nhận biết đủ 4 nhóm thực phẩm chiếm tỉ lệ cao, nhiều trẻ
gọi được tên các món ăn thông thường.
Các món xào, rán, nướng nhiều trẻ kể được tới 7- 8 món. Đặc biệt công
thức làm các món ăn đơn giản và mô phỏng cách làm các món ăn này nhiều trẻ đã
tương đối thành thạo khi kể, khi thực hiện và thực hiện đúng tuần tự các thao tác.
Số trẻ chọn chơi các trò chơi có nội dung giáo dục - Vệ sinh an toàn thực
phẩm nhiều hơn, số trẻ trai tham gia tương đối nhiều. Trẻ hào hứng và sáng tạo
hơn khi chơi ở các góc do kỹ năng chơi đã phong phú, thành thạo hơn và góc
chơi hấp dẫn hơn.
Khi chơi trò chơi bán hàng, trẻ đã chú ý đến cách chọn thực phẩm sạch,
chọn thực phẩm theo thực đơn cần nấu.
17


100% trẻ nhận thức đúng và có thới quen vệ sinh cá nhân tốt, chủ động
thực hiện. Khi thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân ở các thời điểm trong ngày
hoặc mô phỏng trong khi chơi, nhiều trẻ thực hiện thành thạo và đúng theo thứ

tự các thao tác.
c) Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động chơi tại các góc: Đã
có sự đầu tư tương đối đầy đủ, đồ dùng đồ chơi tự làm và đồ dùng đồ chơi sử
dụng từ thiên nhiên sẵn có ở địa phương đã được giáo viên chú ý sử dụng và sử
dụng có hiệu quả cao. 90% các góc chơi được sắp xếp khoa học, thuận tiện hơn
cho hoạt động của trẻ, đã thu hút được sự chú ý của trẻ. Việc làm sách để hướng
dẫn trẻ thao tác, mô phỏng cách làm một số món ăn đơn giản và trải nghiệm
hiểu biết của mình đã được chú ý và có nhiều sáng tạo, số sách đã làm với nội
dung phong phú.
Năm học 2017 - 2018 đã xây dựng được 22 hoạt động thực hành (làm
mẫu) ở 11 trường. Đã kiểm tra được 15 lượt/11 trường mầm non, hơn 152 lượt
giáo viên được kiểm tra đánh giá. Số giáo viên xếp loại khá, kốt: 124 lượt người
đạt 81,6%. Tỉ lệ giáo viên được xếp loại khá, tốt về việc tổ chức hoạt động chơi
tại các góc chiếm 90,1%.
100% trẻ được giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, hơn
90% trẻ có nền nếp thói quen ăn uống, vệ sinh tốt, có kiến thức phong phú về
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
toàn huyện giảm xuống còn 6,9%, thể thấp còi giảm còn 7,2 %.
100% các trường tổ chức bán trú có hợp đồng cam kết chất lượng thực
phẩm, thực hiện lưu mẫu thực phẩm đủ thời gian quy định, trong năm không xảy
ra vụ ngộ độc thực phẩm nào trong các trường mầm non.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Qua việc chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức hoạt động chơi tại các góc, tôi nhận
thấy để thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động chơi tại các góc, vai trò chỉ đạo của
phòng Giáo dục là rất quan trọng. Cán bộ chuyên môn phòng Giáo dục và Đào
tạo cần chú ý một số điểm sau:
- Nắm bắt cụ thể, sát thực tình hình thực tiễn ở địa phương để kịp thời đưa
ra những biện pháp chỉ đạo phù hợp. Khảo sát cần có các tiêu chí cụ thể, thực
hiện trên diện rộng ở cả 3 đối tượng: khá, trung bình và yếu.

- Xây dựng và tổ chức cho trẻ hoạt động ở các góc đã tạo nên hứng thú
cho trẻ và góp phần đáng kể cho kết quả chung của chuyên đề vì vậy cần được
tiếp tục thực hiện ở thời gian tiếp theo.
- Coi trọng công tác chỉ đạo điểm, cán bộ phòng Giáo dục và Đào tạo cần
bám sát cơ sở, cùng nghiên cứu, cùng sáng tạo thực hiện, cùng rút kinh nghiệm,
tạo sự gần gũi, thân thiện và kịp thời tháo gỡ khó khăn với cơ sở.

18


+ Chỉ đạo điểm cần tập trung, chuyên sâu từng nội dung, bám sát kế
hoạch để chỉ đạo.
+ Việc sắp xếp, trang trí các góc chơi cần lưu ý tới đặc điểm, tính chất của
từng góc để bố trí cho phù hợp. Khi trang trí nên sử dụng hình thức động để khai
thác sự sáng tạo của trẻ và tiết kiệm thời gian công sức của giáo viên (sao cho
làm 1 lần, sử dụng được nhiều lần với nhiều nội dung khác nhau).
+ Nội dung chơi ở các góc cần lưu ý kết hợp trò chơi động và tĩnh, có thể
gắn kết nhiều góc chơi với nhau, nhiều nội dung chơi với nhau trong hoạt động
góc, sự phân chia giữa các góc chơi chỉ là tương đối, chủ yếu giáo viên cần
khuyến khích tính độc lập sáng tạo của trẻ, lưu ý chọn các trò chơi có nội dung
Giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ để đưa vào các chủ
điểm cho thích hợp. Với cách tổ chức như vậy sẽ gây được hứng thú cho trẻ khi
chơi, say mê sáng tạo ra nhiều trò chơi mới và qua đó trẻ ngày càng có kiến thức
sâu rộng và được rèn luyện kỹ năng thực hành dinh dưỡng và vệ sinh an toàn
thực phẩm tốt hơn.
- Tăng cường sinh hoạt chuyên môn, sử dụng thực hành (làm mẫu) và lưu
ý sử dụng các kinh nghiệm thực tế của giáo viên để phổ biến nhân diện.
- Hàng năm duy trì tốt khám sức khỏe định kỳ cho toàn thể cán bộ giáo
viên, nhân viên nấu ăn và trẻ trong toàn trường, tham gia đầy đủ các lớp chuyên
đề, tập huấn cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân viên nấu

ăn, các chương trình giao lưu về giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng, phòng
chống ngộ độc thực phẩm…..
- Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động tối đa sự ủng hộ của phụ
huynh và của mọi lực lượng trong xã hội trong việc thực hiện chuyên đề.
- Động viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc của đội ngũ
CBGV-NV, thực hiện có hiệu quả nói đi đôi với việc làm nhằm tạo niềm tin cho
chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn.
2. Kiến nghị.
Để nâng cao hiệu quả về giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm tại các trường mầm non là việc làm rất cần thiết, cấp bách và không chỉ là
nhiệm vụ riêng của Phòng Giáo dục - Đào tạo, đội ngũ nhà giáo mà còn là trách
nhiệm chung của các cấp, các ngành. Do đó tôi xin nêu một số kiến nghị sau:
2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo.
Tham mưu với lãnh đạo tổ chức cho cán bộ quản lý trường mầm non được
học tập kinh nghiệm tại các mô hình bếp bán trú chuẩn ở trong và ngoài tỉnh.
2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Tiếp tục tham mưu xây dựng mô hình bếp ăn tập thể an toàn cho trường
mầm non Thị Trấn, Lang Chánh vào cuối năm 2018.
- Chủ động xây dựng kế hoạch, kiểm tra để kịp thời điều chỉnh hành vi
không đúng khi thực hiện về giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
trong các trường mầm non.
19


- Tăng cường tổ chức hội thảo, mời chuyên gia báo cáo, sinh hoạt câu lạc
bộ cung cấp kiến thức về giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm để
giao lưu học tập kinh nghiệm.
2.3. Đối với Hiệu trưởng trường mầm non:
- Tích cực tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức về giáo dục dinh
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường ý thức trách nhiệm của người

đứng đầu trong việc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nâng cao tinh thần phê và tự phê cao. Tự kiểm tra, đánh giá một cách
khách quan những ưu, khuyết điểm trong khi thực hiện để phát huy và kịp thời điều
chỉnh cho phù hợp.
Quá trình chỉ đạo bậc học mầm non trong nhiều năm qua, tôi đã dõi theo
và nhận thấy rằng việc đưa giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
tại các trường mầm non huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa là vấn đề quan
trọng và cần thiết, đặc biệt là hướng dẫn hoạt động tại các góc chơi cho trẻ. Vì
vậy, tôi đưa ra một số biện pháp nêu trên xin được mạnh dạn trao đổi cùng các
đồng nghiệp, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
sự bổ sung, góp ý của các bạn đồng nghiệp và Hội đồng khoa học các cấp để tôi
hoàn thiện hơn trong kinh nghiệm chỉ đạo chuyên môn bậc học Mầm non huyện
Lang Chánh trong những năm tiếp theo./.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo

Lê Minh Thư

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người thực hiện

Trịnh Thị Thủy

20




×