Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------------

NGUYỄN THỊ THÙY DUNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - 2017



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------------------NGUYỄN THỊ THÙY DUNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH:

KẾ TOÁN

MÃ SỐ:



60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM NGỌC TOÀN

TP. HỒ CHÍ MINH - 2017



LỜI CAM ĐOAN
- Tên đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Kiểm toán báo cáo tài
chính của các công ty Kiểm toán độc lập tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
- Giảng viên hướng dẫn:

TS. Phạm Ngọc Toàn

- Tên học viên:

Nguyễn Thị Thùy Dung

- Địa chỉ liên lạc:

TP. Hồ Chí Minh

- Email liên lạc:



- Ngày nộp luận văn:


…/…/2017

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
Kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty Kiểm toán độc lập tại thành phố Hồ Chí
Minh” là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc không sao
chép của bất kì tác giả nào khác. Số liệu và thông tin trong đề tài đều trung thực và
được sử dụng từ các nguồn đáng tin cậy. Tài liệu tham khảo trong đề tài được ghi
nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng. Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Thùy Dung



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài. ........................................................................................ 1

2.


Mục tiêu nghiên cứu. ................................................................................... 2

3.

Câu hỏi nghiên cứu. ..................................................................................... 3

4.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. ........................................... 3

5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3

6.

Những đóng góp mới của luận văn .............................................................. 4

7.

Kết cấu luận văn. ......................................................................................... 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................... 6
1.1.

Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài.................................................. 6

1.2.


Các nghiên cứu công bố trong nước. .................................................. 10

1.3.

Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu. ....................................... 19

1.3.1. Nhận xét. .......................................................................................... 19
1.3.2. Xác định khe hổng nghiên cứu......................................................... 20


TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .....................................................................................21
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................22
2.1. Tổng quan về CTKT độc lập. ..................................................................22
2.2. CLDV và CLDV Kiểm toán BCTC. .......................................................24
2.2.1. CLDV. ...............................................................................................24
2.2.2. CLDV Kiểm toán BCTC. ..................................................................26
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến CLDV Kiểm toán BCTC. ...........................27
2.3.1. Nhân tố Quy mô CTKT. ....................................................................27
2.3.2. Nhân tố Giá phí Kiểm toán. ..............................................................28
2.3.3. Nhân tố Nhiệm kỳ KTV. ...................................................................29
2.3.4. Nhân tố Danh tiếng CTKT. ...............................................................29
2.3.5. Nhân tố Dịch vụ phi Kiểm toán. .......................................................30
2.3.6. Nhân tố Tính độc lập của KTV. ........................................................30
2.3.7. Nhân tố Năng lực KTV .....................................................................31
2.3.8. Nhân tố Mức độ chuyên sâu từng lĩnh vực Kiểm toán .....................31
2.4. Lý thuyết nền tảng. ..................................................................................32
2.4.1. Lý thuyết đại diện (Agency theory). .................................................32
2.4.2. Lý thuyết tính hợp pháp (Legitimacy theory). ..................................33
2.4.3. Lý thuyết cạnh tranh (Competition theory). ......................................34
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .....................................................................................35

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................36
3.1. Quy trình nghiên cứu chung. ...................................................................36


3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu. .......................................................... 37
3.2.1. Mô hình nghiên cứu. ......................................................................... 37
3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu. ...................................................................... 40
3.3. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................ 41
3.3.1. Đối tượng khảo sát. ........................................................................... 41
3.3.2. Thiết kế thang đo. .............................................................................. 41
3.3.3. Xây dựng bảng câu hỏi...................................................................... 51
3.4. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu. ......................................................... 52
3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu. ............................................................... 54
TÓM TẮT CHƯƠNG 3..................................................................................... 58
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ....................................................... 60
4.1. Thực trạng CLDV Kiểm toán BCTC ở các CTKT tại thành phố Hồ Chí
Minh. ....................................................................................................................... 60
4.2. Mô tả mẫu khảo sát. ................................................................................. 61
4.2.1. Mô tả đặc điểm của mẫu. .................................................................. 61
4.2.2. Mô tả thang đo. ................................................................................. 63
4.3. Phân tích và đánh giá thang đo. ............................................................... 63
4.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha...... 63
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA...................................................... 68
4.4. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu. ........................................ 71
4.4.1. Phân tích tương quan Pearson. .......................................................... 71
4.4.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội. ...................................................... 73


4.5. Bàn luận kết quả nghiên cứu. ..................................................................79
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .....................................................................................82

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................84
5.1. Kết luận. ...................................................................................................84
5.2. Khuyến nghị.............................................................................................85
5.2.1. Mở rộng Quy mô CTKT. ..................................................................85
5.2.2. Gia tăng Danh tiếng CTKT. ..............................................................89
5.2.3. Nâng cao Tính độc lập của KTV. ......................................................90
5.2.4. Nâng cao Năng lực của KTV. ...........................................................92
5.2.5. Nâng cao Mức độ chuyên sâu. ..........................................................94
5.2.6. Các kiến nghị khác. ...........................................................................96
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. .................................................98
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .....................................................................................99
KẾT LUẬN ...........................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Bảng khảo sát các đối tượng khảo sát
PHỤ LỤC 2: Danh sách công ty tham khảo sát
PHỤ LỤC 3: Bảng khảo sát ý kiến chuyên gia
PHỤ LỤC 4.A: Danh sách chuyên gia tham gia khảo sát
PHỤ LỤC 4.B: Kết quả thao luận ý kiến chuyên gia
PHỤ LỤC 5.A: Tổng hợp kết quả khảo sát


PHỤ LỤC 5.B: Thống kê mô tả thang đo
PHỤ LỤC 6: Bảng tổng phương sai trích cho biến độc lập
PHỤ LỤC 7: Phân tích nhân tố ma trận xoay
PHỤ LỤC 8: Kết quả phân tích tương quan Pearson
PHỤ LỤC 9: Biểu đồ phân tán Scatterplot
PHỤ LỤC 10: Biểu đồ Histogram
PHỤ LỤC 11: Biểu đồ P-P Plot



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Các từ viết tắt có nguồn gốc tiếng Việt
Từ viết tắt

Từ gốc

BCTC

Báo cáo tài chính

CLDV

Chất lượng dịch vụ

CTKT

Công ty Kiểm toán

KTĐL

Kiểm toán độc lập

KTV

Kiểm toán viên

2. Các từ viết tắt có nguồn gốc tiếng Anh
Từ viết tắt
ISA
VACPA


Từ gốc tiếng Anh

Từ gốc tiếng Việt

International Standards on Auditing Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế
Vietnam Association of Certified

Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề

Publics Accountants

Việt Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước. ............................................................ 13
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp căn cứ xây dựng các nhân tố. ................................................ 39
Bảng 3.2: Thang đo Quy mô. ......................................................................................... 42
Bảng 3.3: Thang đo Giá phí Kiểm toán. ........................................................................ 43
Bảng 3.4: Thang đo Nhiệm kỳ Kiểm toán. .................................................................... 44
Bảng 3.5: Thang đó Danh tiếng CTKT. ......................................................................... 45
Bảng 3.6: Thang đo Dịch vụ phi Kiểm toán. ................................................................. 46
Bảng 3.7: Thang đo Tính độc lập của KTV. .................................................................. 47
Bảng 3.8: Thang đo Năng lực KTV. .............................................................................. 48
Bảng 3.9: Thang đo Mức độ chuyên sâu........................................................................ 49
Bảng 3.10: Thang đo CLDV Kiểm toán BCTC. ............................................................ 50
Bảng 3.11: Cấu trúc bảng câu hỏi và thang đo. ............................................................. 52
Bảng 4.1: Vị trí công việc của mẫu khảo sát. ................................................................ 62
Bảng 4.2: Số năm kinh nghiệm của mẫu khảo sát. ........................................................ 62

Bảng 4.3: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số
Cronbach‘s Alpha........................................................................................................... 63
Bảng 4.4: Bảng kết quả kiểm định KMO và Barlett cho biến độc lập. ......................... 68
Bảng 4.5: Bảng kết quả kiểm định KMO và Barlett cho biến phụ thuộc. ..................... 69
Bảng 4.6: Bảng phân tích tổng phương sai trích cho biến phụ thuộc. ........................... 70
Bảng 4.7: Bảng ma trận thành phần. .............................................................................. 70
Bảng 4.8: Bảng các nhóm biến độc lập tác động lên một nhóm biến phụ thuộc. .......... 71
Bảng 4.9: Bảng đánh giá mức độ hồi quy tuyến tính bội............................................... 73
Bảng 4.10: Bảng đánh giá mức độ phù hợp trong phân tích hồi quy tuyến tính bội. .... 73
Bảng 4.11: Bảng kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy. ................... 74


Bảng 4.12: Bảng đánh giá sự đóng góp của các nhân tố ảnh hướng tới CLDV Kiểm
toán BCTC......................................................................................................................77


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu. (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp). ................................... 36
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu. (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp). ..................................... 38
Hình 4.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến CLDV Kiểm toán BCTC. (Nguồn: Tác
giả tự tổng hợp). ............................................................................................................. 79



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Kể từ năm 1991 với sự ra đời đầu tiên của hai CTKT trực thuộc Bộ tài chính là
VACO và AASC thì cho đến nay các công ty dịch vụ Kiểm toán xuất hiện càng nhiều

và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Qua 26 năm hình thành và phát triển, ngành Kiểm
toán ở Việt Nam đã khẳng định vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường
hiện nay, đóng vai trò tích cực phục vụ phát triển kinh tế.
Tính đến tháng 08/2017, theo VACPA thì ở Việt Nam có 162 công ty đủ điều kiện
cung cấp dịch vụ KTĐL. Chất lượng Kiểm toán đòi hỏi phải luôn được nâng cao để đạt
được lợi thế cạnh tranh bền vững. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và
hội nhập, CLDV Kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp KTĐL hiện nay sẽ bị ảnh
hưởng bởi nhiều nhân tố. Câu hỏi đặt ra là có những nhân tố nào ảnh hưởng đến CLDV
Kiểm toán BCTC – dịch vụ chính mà các doanh nghiệp KTĐL đang cung cấp và làm
thế nào để nâng cao chất lượng Kiểm toán BCTC, nâng cao sự phát triển của ngành
Kiểm toán ở một thành phố cực kì đông đúc và phát triển nhất cả nước như Thành phố
Hồ Chí Minh.
Theo tìm hiểu của tác giả, đã có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng KTĐL. Các nghiên cứu trước chia các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
KTĐL thành nhóm nhân tố thuộc về KTV, nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp Kiểm
toán và nhóm nhân tố bên ngoài. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về
các nhân tố ảnh hưởng đến CLDV Kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp KTĐL hiện
nay ở Thành phố Hồ Chí Minh. Và đây là một khía cạnh rất quan trọng để phát triển
CLDV Kiểm toán BCTC đang được quan tâm trong nền kinh tế hiện nay. Chính vì vậy
việc nghiên cứu về vấn đề này và cung cấp bằng chứng thực nghiệm sẽ là một yêu cầu
bức thiết.


2

Hiện nay, ở Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều CTKT độc lập cung cấp dịch vụ
Kiểm toán BCTC. Báo cáo Kiểm toán được lập ra cho công ty được Kiểm toán thấy rõ
những tồn tại, sai sót nhằm nâng cao chất lượng thông tin, cung cấp thông tin về tình
hình hoạt động cho bên thứ ba như: nhà đầu tư, khách hàng, chủ nợ, ngân hàng,...vì
những mục đích khác nhau. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh của loại dịch vụ này ngày

càng cao ở Thành phố Hồ Chí Minh thì các CTKT hầu như chỉ quan tâm đến việc giảm
giá phí để thu hút khách hàng mà quên đi việc cung cấp dịch vụ Kiểm toán BCTC có
đảm bảo chất lượng hay không, thường đưa ra loại ý kiến chấp nhận toàn phần và đưa
ra các điều kiện giới hạn trách nhiệm của CTKT. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến
các quyết định của những người sử dụng BCTC đó.
Vì những lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng dịch vụ Kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty Kiểm toán độc lập tại
Thành phố Hồ Chí Minh” để làm sáng tỏ và phản ánh tính cấp thiết của vấn đề, đồng
thời làm cơ sở đưa ra khuyến nghị nâng cao CLDV Kiểm toán BCTC của các CTKT
độc lập cũng như sự phát triển của ngành Kiểm toán hiện nay ở Thành phố Hồ Chí
Minh.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
 Mục tiêu tổng quát.
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CLDV Kiểm toán BCTC, từ đó đánh
giá mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đó đến CLDV Kiểm toán BCTC, và cuối cùng
đưa ra các giải pháp nâng cao CLDV Kiểm toán BCTC cũng như CLDV Kiểm toán
của các CTKT độc lập ở Thành phố Hồ Chí Minh.
 Mục tiêu cụ thể.
-

Xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến CLDV Kiểm toán BCTC.


3

-

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượng Kiểm toán
BCTC của các CTKT độc lập tại Thành phố Hồ Chí Minh.


3. Câu hỏi nghiên cứu.
Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đã nêu ra ở trên, câu hỏi cần nghiên cứu là:
 Các nhân tố nào ảnh hưởng đến CLDV Kiểm toán BCTC của các CTKT độc lập
tại Thành phố Hồ Chí Minh?
 Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó đến CLDV Kiểm toán BCTC của các
CTKT độc lập tại Thành phố Hồ Chí Minh?
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến CLDV Kiểm toán BCTC
của các CTKT độc lập.
 Phạm vi nghiên cứu:
-

Phạm vi thời gian: nghiên cứu thực hiện từ tháng 7/2017 đến tháng 9/2017.

-

Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên các doanh nghiệp KTĐL có cung cấp dịch
vụ Kiểm toán BCTC trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, và chỉ xem xét tác
động của các nhân tố ảnh hưởng đến CLDV Kiểm toán BCTC, không xem xét
đến các nhân tố ảnh hưởng đến các dịch vụ khác của CTKT độc lập như rà soát
BCTC, tư vấn thuế...

5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp định tính kết hợp định lượng, trong đó nghiên cứu định
lượng đóng vai trò chủ đạo. Số liệu khảo sát được xử lý bằng phần mềm thống kê
SPSS phiên bản 20.0 qua 04 bước là (1) đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số
Cronbach’s Alpha, (2) phân tích nhân tố khám phá EFA, (3) phân tích tương quan
Pearson và cuối cùng là (4) phân tích hồi quy tuyến tính bội.



4

6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn này trình bày nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới CLDV Kiểm
toán BCTC của các CTKT độc lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ việc tham khảo
những nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất một mô hình nghiên cứu mới gồm có 08
biến độc lập ảnh hưởng tới CLDV Kiểm toán BCTC của các CTKT độc lập tại Thành
phố Hồ Chí Minh. Thông qua quá trình phân tích định lượng kết quả khảo sát, tác giả
đã rút ra được 05 nhân tố có ảnh hưởng đến CLDV kiểm toán BCTC là Quy mô, Danh
tiếng CTKT, Tính độc lập của KTV, Năng lực KTV và Mức độ chuyên sâu. Mức độ
ảnh hưởng của 05 nhân tố này đến CLDV Kiểm toán BCTC của các CTKT độc lập
cũng được định lượng bằng phương trình hồi quy tuyến tính chuẩn hóa, và cùng với
các khuyến nghị mà tác giả đưa ra, các CTKT độc lập có thể xác định được nhân tố nào
quan trọng nhất, nhân tố nào ít quan trọng hơn để dành thời gian và nguồn lực tài chính
nhằm cải thiện CLDV Kiểm toán BCTC một cách hợp lý, phù hợp với tình hình và đặc
điểm của doanh nghiệp. Luận văn cũng đã làm rõ lý do cần phải nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến CLDV Kiểm toán BCTC của các CTKT độc lập tại Thành phố Hồ
Chí Minh, chứng minh được tính đúng đắn sự ảnh hưởng của 05 nhân tố kể trên đến
CLDV Kiểm toán BCTC, từ đó đưa ra một số khuyến nghị để các CTKT độc lập có thể
cải thiện loại hình dịch vụ này, cụ thể là các nhóm đề xuất sau đây: (1) Mở rộng Quy
mô CTKT, (2) Gia tăng Danh tiếng CTKT, (3) Nâng cao Tính độc lập của KTV, (4)
Nâng cao Năng lực của KTV và (5) Nâng cao Mức độ chuyên sâu. Kết quả nghiên cứu
của luận văn, cùng với các nghiên cứu trước đây, sẽ là một nguồn tham khảo cần thiết
cho các nhà hoạch định, các chuyên gia kinh tế của các CTKT độc lập nhằm cải thiện
CLDV Kiểm toán BCTC.
7. Kết cấu luận văn.
Gồm 5 chương:
-

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.



5

-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết.

-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.

-

Chương 4: Kết quả và bàn luận.

-

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Ở Việt Nam hiện nay trong hầu hết các CTKT, dịch vụ Kiểm toán BCTC hầu như
là chủ lực, mang lại doanh thu cao nhất và được thực hiện đều đặn hàng năm. Vấn đề
được quan tâm là có những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng của loại dịch vụ này
và ảnh hưởng như thế nào, tác động ra sao. Chương này tác giả sẽ trình bày các nghiên
cứu có liên quan đến vấn đề này được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực
hiện, chia thành 02 nhóm: Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài và các nghiên cứu

công bố trong nước.
1.1.

Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài.
[1] Linda Elizabeth DeAngelo (1981): “Audit size and Audit quality”. Nghiên

cứu tạm dịch là: “Quy mô Kiểm toán và chất lượng Kiểm toán”. Nghiên cứu này đề cập
đến mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp Kiểm toán và CLDV Kiểm toán. Theo
DeAngego, để tồn tại và phát triển thì CTKT phải nâng cao CLDV Kiểm toán. Ông
cho rằng CLDV Kiểm toán không độc lập với quy mô doanh nghiệp Kiểm toán, trái
với ý kiến của các CTKT nhỏ rằng quy mô của CTKT không ảnh hưởng đến chất lượng
Kiểm toán và do đó không có ý nghĩa gì trong việc lựa chọn KTV. Bằng những lập
luận chắc chắn, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, CTKT nào có số lượng khách hàng càng
nhiều (số lượng khách hàng càng nhiều thì quy mô công ty càng lớn) thì càng tăng khả
năng phát hiện các sai phạm của KTV. Như vậy, quy mô (số lượng khách hàng) của
CTKT càng lớn thì càng bị áp lực kinh tế buộc phải duy trì và nâng cao CLDV Kiểm
toán.
[2] A Ghosh, D Moon (2005): “Auditor tenure and perceptions of audit
quality”. Nghiên cứu tạm dịch là: “Nhiệm kỳ KTV và nhận thức về Chất lượng Kiểm
toán”. Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa nhiệm kỳ Kiểm toán và chất lượng Kiểm
toán bằng nhận thức của những người tham gia thị trường vốn, 03 đối tượng tiêu biểu
sử dụng BCTC được phân tích là chủ đầu tư, cơ quan đánh giá độc lập và các nhà phân


7

tích tài chính. Mẫu được dùng lấy từ danh sách các công ty giao dịch công khai hàng
năm từ năm 1990 đến năm 2000, có hợp đồng Kiểm toán với CTKT kéo dài trong ít
nhất 5 năm. Nghiên cứu đã sử dụng các phản hồi thu nhập từ hồi quy thu nhập (như là
một dấu hiệu cho nhận thức của nhà đầu tư về chất lượng thu nhập), xếp hạng của báo

cáo thu nhập (biểu hiện cho sự nhận thức của cơ quan đánh giá độc lập) và hệ số thu
nhập từ hồi quy của các dự báo lợi nhuận đồng thuận trong một năm (biểu hiện cho sự
nhận thức của các nhà phân tích tài chính về chất lượng thu nhập). Kết quả nghiên cứu
cho thấy nhiệm kỳ Kiểm toán có tác động tích cực đến chất lượng Kiểm toán.
[3] Ferdinand A. Gul và cộng sự (2007): “The Differential Effects of Auditors’
Non-audit and Audit Fees on Accrual Quality”. Nghiên cứu tạm dịch là: “Những ảnh
hưởng khác nhau của phí Kiểm toán và phi Kiểm toán trên chất lượng dồn tích”.
Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa chi phí Kiểm toán và phi Kiểm toán và chất
lượng dồn tích. Các biến phụ thuộc là mức độ tương đối của phí phi Kiểm toán đối với
phí Kiểm toán; Mức độ tuyệt đối của Kiểm toán, phi Kiểm toán với tổng số phí. Mẫu
ban đầu được chọn lựa dựa trên cơ sở dữ liệu được biên soạn bởi Standard and Poors
trong hai năm 2000 và 2001 có tổng cộng 9.025 công ty, sau 9 lần loại trừ những mẫu
không thỏa điều kiện thì còn lại 4.282 mẫu hợp lệ. Kết quả khảo sát là phí phi Kiểm
toán có tác động âm đến tính độc lập Kiểm toán khi nhiệm kỳ Kiểm toán ngắn và quy
mô công ty khách hàng nhỏ.
[4] JH Choi, C Kim, JB Kim, Y Zang (2010): “Audit office size, audit quality,
and audit pricing”. Nghiên cứu được tạm dịch là: Quy mô CTKT, chất lượng Kiểm
toán và giá phí Kiểm toán. Nội dung của nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa quy mô
công ty với chất lượng Kiểm toán và quy mô công ty với giá phí Kiểm toán. Mẫu
nghiên cứu dùng cho cả hai giả thuyết là 963 văn phòng Kiểm toán thuộc 387 CTKT
thuộc 50 tiểu bang của Hoa Kỳ trong cơ sở dữ liệu giai đoạn 2000-2005. Bằng các kết
quả hồi quy nghiên cứu đã chỉ ra rằng quy mô công ty có liên quan tích cực đến chất


8

lượng Kiểm toán, quy mô công ty càng lớn thì mức độ đảm bảo cung cấp dịch vụ càng
cao, có khả năng chống lại áp lực, giảm sai lệch của BCTC, nâng cao chất lượng
BCTC và ngược lại. Tương tự như vậy, quy mô càng lớn thì thu phí Kiểm toán càng
cao, phù hợp với quan điểm quy mô càng lớn thì chất lượng càng cao, và khoản phí

chênh lệch này được xem như là phí bảo hiểm trong thị trường dịch vụ Kiểm toán.
Ngoài ra nghiên cứu còn lưu ý các CTKT lớn như BIG 4 cần chú ý quy mô và CLDV
Kiểm toán được cung cấp ở các văn phòng chi nhánh nhỏ.
[5] T Svanstrom (2013): “Non-audit services and audit quality: evidence from
private firms”. Nghiên cứu được tạm dịch là “Dịch vụ phi Kiểm toán và chất lượng
Kiểm toán: bằng chứng từ các công ty tư nhân”. Mục đích của nghiên cứu này là để
kiểm tra mối quan hệ giữa chất lượng Kiểm toán và các dịch vụ phi Kiểm toán trong
các công ty tư nhân, một vấn đề hiếm khi được xem xét trong các nghiên cứu trước.
Rủi ro đối với tính độc lập của KTV là khác nhau trong các doanh nghiệp tư nhân so
với các công ty Nhà nước. Cũng giống như việc sử dụng cùng một kiến thức để Kiểm
toán và thực hiện dịch vụ phi Kiểm toán cho cùng một khách hàng. Do đó, hiệu quả
của việc cung cấp dịch vụ phi Kiểm toán về chất lượng Kiểm toán cũng có thể là khác
nhau. Các loại dịch vụ phi Kiểm toán được đề cập đến trong nghiên cứu này là tư vấn
và hỗ trợ các dịch vụ về Kế toán, thuế, hợp pháp và đầu tư. Mẫu được sử dụng trong
nghiên cứu này được thu thập từ một cuộc điều tra quốc gia quy mô lớn về SMEs năm
2006 ở Thụy Điển, tác giả đã gởi khảo sát đến 900 công ty trong 03 loại kích thước (19 nhân viên, 10-49 nhân viên và 50-224 nhân viên) và 03 vùng địa lý. Kết quả có 420
công ty phản hồi hợp lệ. Kết quả hồi quy cho thấy rằng CLDV phi Kiểm toán có tác
động tích cực đến chất lượng Kiểm toán.
[6] Al-Khaddash, Al Nawas, Ramadan (2013): “Factors affecting the quality
of Auditing: The Case of Jordanian Commercial Banks”. Nghiên cứu tạm dịch là:
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng Kiểm toán: Trường hợp của các Ngân hàng


9

thương mại ở Jordan. Nghiên cứu xem xét sự tác động lên chất lượng Kiểm toán của
07 nhân tố bao gồm: Hệ thống kiếm soát nội bộ của các ngân hàng, Quy mô CTKT,
Giá phí Kiểm toán, Tính độc lập KTV, Danh tiếng CTKT, Mức độ chuyên sâu trong
lĩnh vực được Kiểm toán, và Năng lực của KTV ảnh hưởng đến Chất lượng Kiểm toán.
Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là các KTV đang làm việc cho các CTKT đang thực

hiện Kiểm toán cho các ngân hàng tại Jordan và các KTV nội bộ đang làm việc trong
các ngân hàng thương mại ở Jordan; Từ đó, nghiên cứu đã đưa ra được các bằng chứng
thực nghiệm về mối tương quan tích cực của 04 nhân tố: Năng lực KTV, Danh tiếng
CTKT, Giá phí Kiểm toán, và cuối cùng là Mức độ chuyên sâu của KTV.
[7] Do Huu Hai và Ngo Sy Trung (2015): “The Factors Affect the Quality of
Financial Statements Audit in Vietnam Businesses”. Nghiên cứu tạm dịch là: các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng Kiểm toán BCTC ở các doanh nghiệp Việt Nam.
Nghiên cứu xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng Kiểm toán BCTC (CLDV
Kiểm toán BCTC). Nghiên cứu đưa ra 06 biến: (1) Môi trường pháp lý, (2) Môi trường
kinh doanh, (3) Tính độc lập, (4) Trình độ nghề nghiệp, (5) Mệ thống kiểm soát chất
lượng của CTKT và (6) Các nhân tố khác. Bảng khảo sát được gởi đến 200 KTV được
gởi trực tiếp hoặc thông qua email từ 2013-2014, nhận về 150 kết quả hợp lệ. Nghiên
cứu đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá, kiểm tra Cronbach’s Alpha
và mô hình tuyến tính hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ nghề nghiệp là một
nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng Kiểm toán trong việc lập các BCTC của
doanh nghiệp và môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh, tính độc lập, hệ thống
kiểm soát chất lượng của CTKT không ảnh hưởng đến chất lượng Kiểm toán BCTC, từ
đó thiết kế các thủ tục Kiểm toán thích hợp phát hiện gian lận và khuyến khích KTV để
tăng cường các thủ tục Kiểm toán hiệu quả để phát hiện gian lận trong Kiểm toán
BCTC.


×