BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ KIỂM TOÁN CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM
TOÁN ĐỘC LẬP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60340301
TP. Hồ Chí Minh tháng năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ KIỂM TOÁN CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM
TOÁN ĐỘC LẬP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN PHƯỚC
TP. Hồ Chí Minh tháng năm 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
dịch vụ kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại thành phố Hồ
Chí Minh” là công trình của việc học tập và nghiên cứu thật sự nghiêm túc của bản
thân. Những kết quả nêu ra trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được
công bố trước đây. Các số liệu trong luận văn nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng,
được tổng hợp từ những nguồn thông tin đáng tin cậy.
TP. Hồ Chí Minh, tháng năm 2017
HỌC VIÊN THỰC HIỆN LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Phương Thảo
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi đến quý Thầy Cô ở khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng;
Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Công nghệ
Tp.HCM; tất cả quý Thầy Cô đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền
đạt vốn kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Tôi chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Phước đã tận tâm hướng dẫn tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn. Nếu không có những lời hướng dẫn tận tình
của thầy thì tôi rất khó hoàn thiện được luận văn này.
Mặc dù, tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
luận văn. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh nghiệm trong
nghiên cứu nên đề tài luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để luận văn của
tôi được hoàn thiện hơn nữa.
TP. Hồ Chí Minh, tháng
năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thị Phương Thảo
iii
TÓM TẮT
Hiện nay ở Việt Nam, hoạt động kiểm toán nhìn chung đã được đổi mới, tuy
nhiên vẫn còn mang tính kinh nghiệm và chưa đảm bảo tính thống nhất. Do vậy,
chất lượng dịch vụ kiểm toán còn nhiều hạn chế, độ tin cậy không cao. Chất lượng
dịch vụ kiểm toán cũng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đề cập
trong các giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, các bài viết đăng tạp chí,…nhưng
đến nay số lượng vẫn còn khá khiêm tốn và còn nhiều điểm khá khác biệt.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT và
đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến CLKT để từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao CLKT là hết sức cần thiết, đặc biệt là ở TP. Hồ Chí Minh trung tâm kinh tế của Việt Nam, nơi tập trung rất nhiều các công ty sử dụng cũng
như cung cấp các dịch vụ kiểm toán thì việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởngđến
chất lượng dịch vụ này lại càng cấp thiết.
Tổng hợp các lý luận, thừa kế kết quả từ các nghiên cứu trước đây có liên quan trực
tiếp và gián tiếp đến đề tài, tác giả bước đầu hình thành nên các thang đo lựa chọn
các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ kiểm toán của các công ty kiểm toán
độc lập nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh gồm 05 nhân tố: (1) Quy mô công
ty, (2) Giá phí kiểm toán, (3) Kiểm soát chất lượng từ bên trong, (4) Năng lực
chuyên môn, (5) Đạo đức nghề nghiệp.
Trong 5 nhân tố này thì nhân tố có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến chất lượng
dịch vụ kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại thành phố Hồ
Chí Minh là quy mô công ty (β= 0,352), tiếp đến là nhân tố giá phí kiểm toán
(β=0,312), kiểm soát chất lượng từ bên trong (β=0,272), năng lực chuyên môn
(β=0,264), và cuối cùng là đạo đức nghề nghiệp (β = 0,214).
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp có tác động trực tiếp
đến các nhân tố ảnh hưởng chất lượng dịch vụ kiểm toán của các công ty kiểm toán
độc lập nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí
iv
ABSTRACT
At present, in Vietnam, auditing activities have generally been reformed, but
they are still experimental and not consistent. As a result, the quality of auditing
services is still limited and reliability is not high. The quality of auditing services
has also been studied by scientists and mentioned in scientific curricula, research
topics, magazine articles, etc., but the numbers are still relatively modest and There
are many differences.
Prior to that situation, the study of factors affecting quality audit and
assessing the impact of these factors on quality audit to develop solutions to
improve quality audit is very necessary, especially In TP. Ho Chi Minh - the
economic center of Vietnam, where many companies use and provides audit
services, the study of the factors affecting the quality of this service is more urgent.
Synthesizing the theories, inheriting the results from the previous studies
directly and indirectly related to the topic, the author initially formed the scale of
selection factors affect the quality of service. Auditing of small and medium
independent auditing firms in Ho Chi Minh City consists of 5 factors: (1) firm size,
(2) auditing fee, (3) internal quality control, (4) professional competence, (5)
professional ethics.
Among these five factors, the most significant influence on the quality of
auditing services of small and medium independent auditing firms in Ho Chi Minh
City was the firm size (β = 0.352), followed by The cost factor (β = 0,312), intrinsic
quality control (β = 0.272), professional competence (β = 0.264), and finally
professional ethics (β = 0.214) .
From the above results, the author has proposed some solutions that have
direct impact on the factors affecting the quality of auditing services of small and
medium independent audit firms in Ho Chi Minh City.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii
TÓM TẮT ............................................................................................................................. iii
ABSTRACT.......................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................................. v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .............................................................................................. xi
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1.
Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2.
Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
3.
Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 2
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2
5.
Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 2
6.
Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................................... 3
7.
Kết cấu đề tài ............................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................................... 5
1.1.
Đề tài nghiên cứu nước ngoài ................................................................................. 5
1.2.
Các nghiên cứu trong nước ..................................................................................... 7
1.3.
Nhận xét về các công trình nghiên cứu ................................................................... 9
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ..................................................................................................... 11
CHƯƠNG 2.
2.1.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................. 12
Tổng quan dịch vụ kiểm toán ................................................................................ 12
2.1.1.
Khái niệm chất lượng dịch vụ và đặc điểm của dịch vụ ................................ 12
2.1.1.1.
Khái niệm về chất lượng dịch vụ ............................................................ 12
2.1.1.2.
Đặc điểm chất lượng dịch vụ .................................................................. 14
2.1.1.3.
Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng.... 16
2.1.2.
Chất lượng dịch vụ kiểm toán ........................................................................ 17
2.1.3.
Phân loại kiểmtoán......................................................................................... 18
2.1.4.
Đặc điểm của kiểm toán................................................................................. 21
2.2.
Kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán ................................................................... 22
2.2.1.
toán
Trách nhiệm của các đơn vị trong việc kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm
....................................................................................................................... 22
vi
2.2.2.
Nội dung kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán ........................................ 24
2.2.3.
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng kiểm toán ................................................... 25
2.3.
Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng dịch vụ kiểm toán .......................................... 28
2.3.1.
Quy mô của DNKT ........................................................................................ 28
2.3.2.
Giá phí kiểm toán ........................................................................................... 29
2.3.3.
Kiểm soát chất lượng từ bên trong................................................................. 30
2.3.4.
Đạo đức nghề nghiệp ..................................................................................... 31
2.3.5.
Năng lực chuyên môn .................................................................................... 33
2.4.
Mô hình nghiên cứu .............................................................................................. 35
2.5.
Lý thuyết nền......................................................................................................... 36
2.5.1.
Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) ............................................................... 36
2.5.1.1.
2.5.2.
Lý thuyết hành vi dự định (TPB) ................................................................... 37
2.5.2.1.
CHƯƠNG 3.
3.1.
Nội dung lý thuyết .................................................................................. 36
Nội dung lý thuyết .................................................................................. 37
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 39
Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................... 39
3.1.1.
Nguồn dữ liệu ................................................................................................ 39
3.1.2.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 39
3.1.3.
Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 39
3.2.
Nghiên cứu sơ bộ .................................................................................................. 42
3.2.1.
Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 42
3.2.2.
Kết quả nghiên cứu định tính và điều chỉnh thang đo ................................... 42
3.2.3.
Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát....................................................................... 42
3.3.
Nghiên cứu chính thức .......................................................................................... 46
3.3.1.
Mẫu và phương pháp chọn mẫu..................................................................... 46
3.3.2.
Thu thập dữ liệu ............................................................................................. 46
3.3.3.
Xử lý và phân tích dữ liệu.............................................................................. 46
3.3.3.1.
Phân tích mô tả ....................................................................................... 46
3.3.3.2.
Kiểm định và đánh giá thang đo ............................................................. 46
3.3.3.3.
Phân tích hồi quy bội .............................................................................. 48
3.3.3.4. Xây dựng giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh
49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................................... 50
CHƯƠNG 4.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 51
vii
4.1. Thực trạng chất lượng dịch vụ kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán nhỏ và
vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................ 51
4.2.
Phân tích và đánh giá độ tin cậy của thang đo: ..................................................... 53
4.2.1.
Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach's alpha:.......................... 54
4.2.1.1. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Giá phí
kiểm toán” ................................................................................................................ 54
4.2.1.2. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Kiểm soát
chất lượng từ bên trong” .......................................................................................... 55
4.2.1.3. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Đạo đức
nghề nghiệp” ............................................................................................................ 56
4.2.1.4. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Năng lực
chuyên môn kiểm toán viên” ................................................................................... 56
4.2.1.5. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Quy mô
doanh nghiệp kiểm toán” ......................................................................................... 57
4.2.2.
Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................. 59
4.2.2.1.
Phân tích khám phá EFA cho biến độc lập ............................................. 59
4.2.2.2. Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc “Chất lượng dịch vụ kiểm
toán của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại TP.HCM” .......................... 62
4.3.
Phân tích hồi quy................................................................................................... 63
4.3.1.
4.4.
Phương trình hồi quy tuyến tính .................................................................... 63
Kiểm định các giả thiết cần thiết trong mô hình phân tích hồi quy ...................... 66
4.4.1.
Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy. ................................ 66
4.4.2.
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ............................................................. 67
4.4.3.
Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư .................................................. 67
4.4.4.
Kiểm định về tính độc lập của phần dư ......................................................... 68
4.5.
Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội ........................................................... 68
4.5.1.
Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi ................... 69
4.5.2.
Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn ....................................... 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................................... 72
CHƯƠNG 5.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 73
5.1.
Kết luận ................................................................................................................. 73
5.2.
Kiến nghị về phía các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán .................................. 73
5.2.1.
Quy mô công ty.............................................................................................. 73
5.2.2.
Giá phí kiểm toán ........................................................................................... 74
5.2.3.
Kiểm soát chất lượng từ bên trong................................................................. 75
5.2.4.
Năng lực chuyên môn .................................................................................... 76
5.2.5.
Đạo đức nghề nghiệp ..................................................................................... 78
viii
5.3.
Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ............................................... 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DN
Doanh nghiệp
KTV
Kiểm toán viên
BCTC
Báo cáo tài chính
KT
Kiểm toán
KTĐL
Kiểm toán độc lập
TP HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
CLKT
Chất lượng kiểm toán
TTCK
Thị trường chứng khoán
DNKT
Doanh nghiệp kiểm toán
CMKiT
Chuẩn mực kiểm toán
VAS
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
KSCL
Kiểm soát chất lượng
NHTM
Ngân hàng thương mại
CTKT
Chất lượng kiểm toán
BCKT
Báo cáo kiểm toán
GPKT
Giá phí kiểm toán
KSCLBT
Kiểm soát chất lượng từ bên trong
DDNN
Đạo đức nghề nghiệp
NLCM
Năng lực chuyên môn
QM
Quy mô
UBCKNN
Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước
x
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Sự khác biệt giữa các loại hình kiểm toán theo chức năng ........................................ 19
Bảng 2.2: Sự khác biệt giữa các loại hình kiểm toán theo chủ thể ............................................. 21
Bảng 3.1 Thang đo hiệu chỉnh sau nghiên cứu định tính ........................................................... 43
Bảng 4.1. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Giá phí kiểm toán” ............................................... 55
Bảng 4.2. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Kiểm soát chất lượng từ bên trong” .................... 55
Bảng 4.3. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Đạo đức nghề nghiệp” ......................................... 56
Bảng 4.4. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Năng lực chuyên môn kiểm toán viên” ............... 57
Bảng 4.5. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Quy mô doanh nghiệp kiểm toán” ....................... 57
Bảng 4.6. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Chất lượng dịch vụ kiểm toán của các công ty
kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại TP.HCM” ............................................................................... 58
Bảng 4.7: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần .................................................... 60
Bảng 4.8:Bảng phương sai trích ................................................................................................. 60
Bảng 4.9. Ma trận xoay ............................................................................................................... 61
Bảng 4.10: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần .................................................. 62
Bảng 4.11: Phương sai trích........................................................................................................ 63
Bảng 4.12: Kiểm tra độ phù hợp của mô hình ............................................................................ 64
Bảng 4.13: Bảng phân tích ANOVA .......................................................................................... 65
Bảng 4.14: Bảng kết quả hồi quy................................................................................................ 65
Bảng 4.15: Kết quả chạy Durbin-Watson ................................................................................... 68
Bảng 5.1: Bảng xắp sếp thứ tự quan trọng theo hệ số Beta của các yếu tố ................................ 73
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA) ................................................................................ 36
Hình 2.2. Mô hình lý thuyết hành vi dự định TPB ..................................................................... 37
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................................. 41
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy ...................................... 69
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa .............................................................. 70
Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa ........................................................... 71
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động kiểm toán đã có lịch sử phát triển lâu dài và gắn liền với quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của loài người. Để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của xã
hội, những lĩnh vực và loại hình kiểm toán khác nhau đã lần lượt hình thành, trong
đó hoạt động KTĐL là một trong những hoạt động rất phát triển trong nền kinh tế
thị trường.
Hiện nay ở Việt Nam, hoạt động kiểm toán nhìn chung đã được đổi mới, tuy
nhiên vẫn còn mang tính kinh nghiệm và chưa đảm bảo tính thống nhất. Do vậy,
chất lượng dịch vụ kiểm toán còn nhiều hạn chế, độ tin cậy không cao. Nhiều rủi ro
lớn thực tế đã xảy ra nhưcác vụ bê bối tài chính liên quan đến kiểm toán như Gỗ
Trường Thành, Vinashin, Bông Bạch Tuyết, Dược Viễn Đông,…ảnh hưởng lớn
đến sự tín nhiệm của xã hội đối với nghề nghiệp kiểm toán.. Điều đó làm mất lòng
tin của các nhà đầu tư cũng như các đối tượng sử dụng thông tin qua kiểm toán để
đưa ra các quyết định kinh tế mà những hiện tượng này xảy ra một phần là do
những hạn chế còn tồn tại trong chất lượng các cuộc kiểm toán.
Chất lượng dịch vụ kiểm toán cũng được các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu và đề cập trong các giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, các bài viết đăng
tạp chí,…nhưng đến nay số lượng vẫn còn khá khiêm tốn và còn nhiều điểm khá
khác biệt.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT và
đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến CLKT để từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao CLKT là hết sức cần thiết, đặc biệt là ở TP. Hồ Chí Minh trung tâm kinh tế của Việt Nam, nơi tập trung rất nhiều các công ty sử dụng cũng
như cung cấp các dịch vụ kiểm toán thì việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởngđến
chất lượng dịch vụ này lại càng cấp thiết.
2
Chính vì những lý do nêu trên tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng dịch vụ kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại
thành phố Hồ Chí Minh” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán của các công
ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa.
+ Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến đến chất lượng dịch vụ
kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa.
+ Đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán của các công
ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán của các công
ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng dịch vụ kiểm toán của các
công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh thế nào?
- Các giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán của các
công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán
của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Đề tài nghiên tại các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại
thành phố Hồ Chí Minh.
+ Về thời gian khảo sát được tiến hành từ tháng 06/2016 đến tháng 12/2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng hỗn hợp kết hợp giữa phương pháp định tính với định lượng.
3
- Để giải quyết vấn đề: xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
kiểm toán, tác giả sử dụng phương pháp so sánh, tiếp cận hệ thống các lý thuyết nền
về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán của các công ty kiểm
toán độc lập nhỏ và vừa. Từ đó, áp dụng phương pháp tư duy, tổng hợp để chọn ra
một quan điểm phù hợp các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ kiểm toán của
các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán
của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh, luận văn
sử dụng phương pháp nghiên cứu suy diễn – định tính. Do hiện nay các nghiên cứu
trực tiếp về xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán của
các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa chưa có nên luận văn phải thừa kế những
kết quả của các nghiên cứu khác trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài đồng
thời suy diễn thêm một số nhân tố sao cho phù hợp với đặc điểm các công ty kiểm
toán độc lập nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh để nhận diện các yếu tố ảnh
hưởng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán tại các các công ty kiểm
toán độc lập nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Để đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch
vụ kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí
Minh. Luận văn sử dụng phương pháp định lượng thu thập dữ liệu thông qua điều
tra chọn mẫu, sử dụng các kỹ thuật thống kê mô tả, phân tích hệ số tương quan và
phân tích phương sai (ANOVA), sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá
(EFA) để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất và thứ hai. Luận văn sử dụng phương
pháp chọn mẫu khảo sát thuận tiện và lấy ý kiến chuyên gia để thực hiện khảo sát.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Về mặt lý thuyết: Hệ thống hóa các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và
vừa.
- Về mặt thực hành: thông qua kết quả xác định mức độ ảnh hưởng đến chất
lượng dịch vụ kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa, từ đó đề
4
xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán của các công ty kiểm toán
độc lập nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo, luâ ̣n văn gồ m 5 chương
sau:
-
Chương 1: Tổ ng quan nghiên cứu.
-
Chương 2: Cơ sở lý thuyế t
-
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
-
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
-
Chương 5: Kết luận và kiến nghi.̣
5
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Đề tài nghiên cứu nước ngoài
Tính đến nay, các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm
toán là không nhiều, chủ yếu là do các nhà nghiên cứu nước ngoài thực hiện. Theo
tìm hiểu của tác giả, trong nước ít có một nghiên cứu chính thức nào về chủ đề này,
mà chỉ được đề cập trong các nghiên cứu về kiểm toán BCTC và các vấn đề có liên
quan. Trong các nghiên cứu từ nước ngoài, với quan điểm chất lượng kiểm toán
được hiểu là khả năng KTV phát hiện và báo cáo về những sai phạm trọng yếu
trong việc trình bày và công bố các BCTC của các khách hàng được kiểm toán
(quan điểm của DeAgelo (1981), Palmrose, Z. (1988), Bradshaw (2001) và đa số
các nghiên cứu khoa học về kiểm toán). Theo đó, khi đánh giá về các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng kiểm toán, kết quả chỉ ra rằng, khả năng các KTV phát hiện
được các sai phạm trọng yếu phụ thuộc vào nhiều nhân tố, đặc biệt là năng lực nghề
nghiệp của KTV; còn khả năng báo cáo sai phạm phụ thuộc vào tính độc lập của
KTV (trong đó có sức ép từ phía khách hàng được kiểm toán…) (Lam and Chang,
1994). Nhiều nghiên cứu điển hình khác ở nước ngoài về các nhân tố ảnh hưởng tới
chất lượng kiểm toán được thực hiện bởi Mock & Samet (1982); Schroeder và cộng
sự (1986); Sutton & Lampe (1990); Carcello và cộng sự (1992), Aldhizer và cộng
sự (1995); Davis (1995); Behn và cộng sự (1997); Sucher và cộng sự (1998); Behn
và cộng sự (1999); Pandit (1999); Chen và cộng sự (2001); Francis, 2004; Augus
Duff, (2004); Kym Boon (2007), Kym Boon và cộng sự (2008)… cũng đưa ra các
kết luận về các nhân tố riêng rẽ hoặc từng nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
kiểm toán.
Defond và Jambalvo, 1993 trong nghiên cứu về các nhân tố tác động đến
chất lượng dịch vụ kiểm toán đã đưa ra quan điểm chất lượng kiểm toán phụ thuộc
vào phí kiểm toán cũng đã được đưa ra. Nghiên cứu này cho rằng, phí kiểm toán
cao sẽ tạo thêm giá trị để KTV phát hiện các lỗi quản lý hoặc các sai phạm bất
thường trong BCTC.
6
Francis và Wilson 1988, Becker và các cộng sự 1998 đã khảo sát các công ty
sử dụng và cung cấp dịch vụ kiểm toán trong nghiên cứu về chất lượng dịch vụ kế
toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty kiểm toán có nhiều khách hàng hơn
sẽ thúc đẩy họ giữ gìn danh tiếng hơn và do vậy sẽ cung cấp chất lượng kiểm toán
tốt hơn.
Trong kết quả nghiên cứu “Dimentions of audit quality” của Angus Duff,
University of Paisley (2004), các nhân tố quyết định tới chất lượng kiểm toán
BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK được xem xét theo khía cạnh
chuyên môn (technical) và dịch vụ (service). Kết quả chỉ ra rằng, các nhân tố thuộc
các KTV/nhóm kiểm toán (như tính độc lập, năng lực, kinh nghiệm) và các nhân tố
thuộc về công ty kiểm toán (như danh tiếng, qui mô, khả năng đáp ứng, dịch vụ phi
kiểm toán) đều có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng kiểm toán.
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán
“Compulsory audit tendering and audit quality evidence from Australian local
government” của Kym Boon, đại học Macquarie (2007), cùng một nghiên cứu mở
rộng với nhan đề “Audit service quality in compulsorry audit tendering- Preparer
perceptions and satisfaction”, đã xác định 14 nhân tố thuộc về KTV và công ty kiểm
toán như kinh nghiệm, khả năng chuyên sâu, ý thức, cam kết chất lượng của công
ty, qui mô công ty,…đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này tới
chất lượng kiểm toán, qua đó đưa đến một kết luận quan trọng, nếu các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng kiểm toán được đảm bảo thì cũng đảm bảo sự hài lòng của
người sử dụng đối với chất lượng kiểm toán.
Nghiên cứu của Jong Hag Choi và cộng sự (2010), “Audit Office Size, Audit
Quality, and Audit Pricing” (A Journal of Practice & Theory, Vol. 29, No.1, May,
pp 73-79). Nghiên cứu này điều tra về mối quan hệ của quy mô của DNKT và giá
phí kiểm toán đến CLKT. Tác giả đã sử dụng dữ liệu khảo sát được thu thập từ một
mẫu lớn khách hàng của các DNKT từ năm 2000-2005. Kết quả khảo sát cho thấy
quy mô của DNKT có ảnh hưởng đáng kể đến CLKT và giá phí kiểm toán. Bên
7
cạnh đó, nghiên cứu cũng cho rằng giá phí kiểm toán phụ thuộc vào quy mô công ty
khách hàng, tính phức tạp và rủi ro của quá trình kiểm toán.
Bài báo “Nghiên cứu kinh nghiệm về kiểm toán độc lập của Serbia”, (Biljana
Jovković; Snežana Ljubisavljević; Vladimir Obradović, ECONOMIC ANNALS,
Volume LVII, No. 194 / July – September 2012, UDC: 3.33 ISSN: 0013-3264,
DOI:10.2298/EKA1294041J). Bài báo đã nghiên cứu về các vấn đề như: Các dịch
vụ tổ chức kiểm toán độc lập cung cấp dịch vụ kiểm toán; Các lý do cần thiết phải
kiểm toán độc lập; Các cơ quan có ảnh hưởng đến chất lượng của kiểm toán độc
lập; Các lợi ích kinh tế của kiểm toán độc lập và những hạn chế vốn có của kiểm
toán độc lập. Từ đó, nhóm tác giả cũng đưa ra các gợi ý để bổ sung trong lý thuyết
và thực hành kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC nói riêng cũng
như nâng cao nhận thức của các nhà quản lý ngân hàng về vai trò và tầm quan trọng
của kiểm toán độc lập BCTC
Bài báo “Những yếu tố quyết định chất lượng kiểm toán độc lập của ngân
hàng” (José Alves Dantas và Otavio Ribeiro de Medeiros – R. Cont. Fin. – USP,
São Paulo, v. 26, n. 67, p. 43-56, jan./fev./mar./abr. 2015). Nhóm tác giả đã nghiên
cứu để xác định các yếu tố quyết định chất lượng cuộc kiểm toán độc lập đối với
các tổ chức ngân hàng ở Bazil như việc đo lường chất lượng kiểm toán; Chất lượng
thực sự và chất lượng được cảm nhận; Chất lượng KTV; Chất lượng thông tin;
Trách nhiệm của KTV đối với lợi ích của quản lý; Các chuyên gia kiểm toán; Độ
dài của hợp đồng giữa KTV và các tổ chức tài chính; Sự hiện diện của Ủy ban kiểm
toán; Các phương pháp luận để đo lường chất lượng kiểm toán như mô hình tính
toán chất lượng kiểm toán Proxy...
1.2. Các nghiên cứu trong nước
Luận án Tiến sĩ “Định hướng phát triển ngành KTĐL ở Việt Nam đến năm
2015” (Lê Hoài Phương, 2006). Tác giả Lê Hoài Phương đã đi sâu vào việc phân
tích thực trạng môi trường hoạt động, thực trạng xây dựng và lựa chọn chiến lược
hoạt động của ngành KTĐL ở nước ta. Tác giả cũng chỉ rõ những thành tựu và một
8
số hạn chế của ngành dưới ba phương diện: quản lý nhà nước, phương diện xã hội
và phương diện doanh nghiệp.
Công trình nghiên cứu: “Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
KTĐL ở Việt Nam” - Đặng Đức Sơn & cộng sự (2011) – Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp cơ sở, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Công trình nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh hoạt động KTĐL Việt
Nam bước vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu, môi trường cạnh tranh trong
ngành Kiểm toán ngày càng cao đòi hỏi các DNKT Việt Nam cần có những
động thái tích cực để có thể có đủ NLCT nhằm đạt mục tiêu tồn tại và phát triển
bền vững.
Luận án Tiến sĩ: “Xây dựng cơ chế KSCL cho hoạt động KTĐL tại Việt
Nam” - Trần Khánh Lâm (2011) - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Đây là một
trong những nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực kiểm soát CLKT tại Việt Nam.
Nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh tại Việt Nam và trên thế giới phát sinh
nhiều sự kiện gây mất lòng tin đối với hoạt động kiểm toán như: Sự kiện Bông Bạch
Tuyết, Dược Viễn Đông, Vinashin... tại Việt Nam, Enron và Worldcom tại Mỹ,
Parmalat ở Châu Âu. Theo các Tác giả, một trong những nguyên nhân chủ yếu do
thiếu cơ chế và thực thi về kiểm soát của cơ quan quản lý về CLKT. Trên cơ sở hệ
thống hóa các vấn đề lý luận kết hợp với kinh nghiệm tại các quốc gia có nền
KTĐL phát triển, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng Tác giả đã thực hiện để
khảo sát các KTV và BGĐ của các DNKT, để đưa ra các giải pháp xây dựng cơ
chế KSCL phù hợp với đặc điểm riêng của Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc luân chuyển KTV đến chất lượng hoạt
động kiểm toán BCTC tại VN” - Lâm Huỳnh Phương (2013) - Trường Đại học
Kinh tế TP.HCM.
Luận văn nghiên cứu mối quan hệ tuyến tính giữa CLKT BCTC (được đại
diện bằng giá trị DA) và biến nhiệm kỳ của KTV, các biến kiểm soát như loại KTV,
tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty năm đó, tốc độ tăng trưởng về quy mô và dòng
tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm nghiên cứu. Số liệu dùng
9
để phân tích được thu thập từ BCTC của 39 công ty hiện đang niêm yết trên Sàn
chứng khoán TP.HCM (HoSE) và Hà Nội (HNX) từ năm 2000 đến năm 2012 và
được tổng hợp vào phần mềm Excel, sau đó được phân tích thống kê bằng phần
mềm SPSS. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy nhiệm kỳ kiểm
toán không có mối quan hệ với CLKT. Bên cạnh đó, kết quả kiểm chứng về khoản
thời gian luân chuyển 3 năm là chưa phù hợp cũng được tác giả chứng minh. Do
vậy, tác giả kiến nghị tăng thời gian luân chuyển KTV lên ít nhất là 5 năm nhằm tận
dụng những am hiểu của KTV về khách hàng, qua đó nâng cao CLKT.
Luận án Tiến sĩ:“Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các
doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh
tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế” – Phan Văn Dũng (2016). Tác giả đã
khám phá các nhân tố CLKT, NLCT và đo lường mức độ tác động của các nhân tố
CLKT đến NLCT của DNKT; Qua đó, đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm góp
phần nâng cao CLKT, NLCT của các DNKT Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết
của DNKT Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Về các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành liên quan trực tiếp đến
hướng nghiên cứu của luận án như: “Nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài
chính của kiểm toán độc lập đối với ngân hàng thương mại Việt Nam trong xu thế
hội nhập”, Nguyễn Thị Minh Tâm, Tạp chí Kiểm toán, số 8, 2010, tr 57-61; “Một số
giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán đối với ngân hàng thương mại, Trương
Đức Thành, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, số 7, 2013, Tr 29-32…Những bài báo
trên đây chỉ đề cập đến một vài khía cạnh cụ thể trong kiểm toán báo cáo tài chính
tại các NHTM, không mang tính toàn diện như mục tiêu nghiên cứu trong luận án
của tác giả
1.3. Nhận xét về các công trình nghiên cứu
Qua các nghiên cứu nước ngoài và ta ̣i Viê ̣t Nam, các tác giả đã hệ thống quá
trình nghiên cứu về kiểm toán báo cáo tài chính cũng như các nhân tố tác động đến
chất lượng dịch vụ kiểm toán.
10
Trong các kết quả nghiên cứu, các nhân tố được xác định có thể mang tính kế
thừa và phát triển mới, và mức độ quan trọng của các nhân tố tới chất lượng kiểm
toán có thể khác nhau, tùy thuộc vào nhận thức của đối tượng mà nhà nghiên cứu
thực hiện điều tra, khảo sát, cũng như địa điểm và bối cảnh thời gian của nghiêncứu.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán đã được bàn luận và đánh giá từ
nhiều đối tượng khác nhau, như từ chính các kiểm toán viên (chủ thể kiểm toán),
công ty khách hàng được kiểm toán (khách thể kiểm toán) hoặc từ phía những
người sử dụng kết quả kiểm toán (những người quan tâm).
Đối với các nghiên cứu ngoài nước, thì chưa có nghiên cứu nào có bằng
chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Còn đối với các nghiên cứu trong nước, mă ̣c dù
đã có những nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng dịch vụ kiểm
toán, tuy nhiên chưa có những nghiên cứu sử du ̣ng phương pháp nghiên cứu đinh
̣
lươ ̣ng với độ tin câ ̣y cao, có tính khách quan về ảnh hưởng của các nhân tố đến chất
lượng dịch vụ kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
Trên quan điểm kế thừa và tiếp tục phát triển những công trình nghiên cứu
trước đây, tác giả đã nghiên cứu theo hướng định tính kết hợp với định lượng đề tài:
“Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán của các công ty kiểm
toán độc lập nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh” nhằm góp phần nâng cao chất
lượng dịch vụ kiểm toán và mở rộng thị trường dịch vụ kiểm toán tại thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
11
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chương này trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán qua những nghiên cứu liên quan trên thế
giới và ở Việt Nam từ đó làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu và đưa ra các giả
thuyết nghiên cứu đồng thời giúp cho người đọc nắm được bức tranh toàn cảnh về
các công trình nghiên cứu của các tác giả khác đối với các vấn đề có liên quan trực
tiếp cũng như gián tiếp đến đề tài mà tác giả thực hiện. Từ các nghiên cứu trước đây
đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
kiểm toán. Ngoài ra, chương này cũng trình bày điểm khác biệt của đề tài với các
nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh
trong điều kiện hiện nay vẫn còn là một vấn đề mới, tác giả sẽ kết hợp cả phương
pháp nghiên cứu định tính là định lượng để đề tài sát hơn nữa với thực tiễn.
12
CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan dịch vụ kiểm toán
2.1.1. Khái niệm chất lượng dịch vụ và đặc điểm của dịch vụ
2.1.1.1. Khái niệm về chất lượng dịch vụ
Chất lượng là một khái niệm quen thuộc, tuy nhiên khái niệm này luôn thay
đổi và còn nhiều ý kiến chưa thống nhất.
Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, đã đưa ra khái niệm: “Chất lượng là
khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay qúa trình để đáp
ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan".
Từ khái niệm này có thể rút ra một số đặc điểm của chất lượng như sau:
o
Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì lý
do nào đó mà không được chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho dù
trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Đây là một kết
luận then chốt và là cơ sở để các nhà quản lý chất lượng hoạch định chính sách,
chiến lược kinh doanh.
o
Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn
luôn biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian,
điều kiện sử dụng.
o
Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, phải xét đến các đặc tính
có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể. Các nhu cầu này không chỉ từ
phía khách hàng mà còn từ các bên hữu quan, ví dụ: các yêu cầu mang tính pháp
chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội.
o
Chất lượng có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các qui định, tiêu
chuẩn nhưng cũng có những yêu cầu về chất lượng không thể miêu tả rõ ràng, người
sử dụng chỉ có thể cảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được trong quá trình
sử dụng.
o
Chất lượng không chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà chất
lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình.