Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học Yên Xá Thanh Trì Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.17 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HOÀNG HẢI

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN XÁ – THANH TRÌ – HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Trình

Hà Nội - 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc và
các thầy, cô giáo của Học viện Quản lý giáo dục, các thầy cô trực tiếp tham
gia giảng dạy và quản lý đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Phạm Quang
Trình đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo và các giáo viên trường tiểu học Yên Xá nơi
tôi đang công tác, đã tham gia đóng góp ý kiến, cung cấp thông tin cho tôi
trong quá trình điều tra, nghiên cứu.


Nhân dịp này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, bạn
bè và những người thân yêu trong gia đình đã tạo điều kiện cho tôi được học tập,
nghiên cứu, giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn cũng như hoàn thành khóa học này.
Do năng lực nghiên cứu còn có phần hạn chế nên luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự quan tâm, chỉ bảo của các nhà
khoa học, các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để kết quả nghiên cứu
được trọn vẹn hơn.
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Hoàng Hải


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi,
không trùng lặp với bất kỳ kết quả nghiên cứu nào đã có. Số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực. Tôi cũng xin cam đoan rằng các
kết quả trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc hoặc chỉ rõ
trong tài liệu tham khảo.

Hà Nội, tháng 11 năm 2016
TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Hoàng Hải


iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................. 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4
6. Giả thuyết khoa học ........................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
8. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC........................................................................................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................. 10
1.2.1. Quản lý................................................................................................ 10
1.2.2. Chức năng cơ bản của quản lý ............................................................. 12
1.2.3. Quản lý giáo dục ................................................................................. 15
1.2.4. Quản lý nhà trường .............................................................................. 16
1.1.5. Hoạt động dạy học............................................................................... 17
1.1.6. Quản lý hoạt động dạy học .................................................................. 20
1.2. Hoạt động dạy học ở trường tiểu học........................................................... 21
1.2.1. Cấp tiểu học trong hệ thống giáo dục Quốc dân ................................... 21
1.2.2. Mục tiêu của giáo dục tiểu học ............................................................ 21
1.2.3. Nội dung giáo dục tiểu học .................................................................. 22
1.2.4. Nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường tiểu học .......................................... 22
1.2.5. Yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học....................................................... 25

1.2.6. Đặc điểm, yêu cầu quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học ......... 27
1.3. Nội dung quản lý hoạt động dạy học tiểu học.............................................. 30
1.3.1. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên ................................................... 30


iv
1.3.2. Quản lý hoạt động học của học sinh .................................................... 36
1.3.3. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học.................................... 36
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học ở trường tiểu học ............. 37
1.4.1. Các yếu tố chủ quan ............................................................................ 37
1.4.2. Các yếu tố khách quan......................................................................... 37
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN XÁ – THANH TRÌ – HÀ NỘI ............................. 41
2.1. Khái quát về tình hình địa phương và nhà trường ..................................... 41
2.1.1. Tình hình địa phương .......................................................................... 41
2.1.2. Tình hình nhà trường ........................................................................... 42
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học ở trường Tiểu học Yên Xá ......................... 44
2.3.1. Thực trạng hoạt động giảng dạy của giáo viên ..................................... 44
2.3.2. Thực trạng hoạt động học tập của học sinh .......................................... 48
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học Yên Xá ............ 50
2.4.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của
quản lý hoạt động dạy học............................................................................. 50
2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên .................................. 51
2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh ................................... 53
2.4.4. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá .................................... 55
2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học ................. 57
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường
Tiểu học Yên Xá .................................................................................................. 59
2.5.1. Những mặt mạnh ................................................................................. 59
2.5.2. Những hạn chế .................................................................................... 60

2.5.3. Nguyên nhân thành công và tồn tại trong quản lý hoạt động dạy học
của trường tiểu học Yên Xá........................................................................... 60
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN XÁ – THANH TRÌ – HÀ NỘI ............................. 64
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ...................................................................... 64
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa......................................................... 64
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ....................................................... 64
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ...................................................... 64
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ......................................................... 65
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học Yên Xá....... 65


v
3.2.1. Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ CBQL ................... 65
3.2.2. Nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho GV........... 67
3.2.3. Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT vào DH......... 70
3.2.4. Tăng cường các điều kiện và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết
bị dạy học ..................................................................................................... 74
3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá trên cơ sở vận dụng sáng tạo
Thông tư 30/2014/TT- BGDĐT và Thông tư 22/2016/ TT- BGDĐT ............ 77
3.2.6. Quản lý tốt nề nếp học tập, thái độ học tập, đổi mới phương pháp
học tập của học sinh ...................................................................................... 81
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .................................................................. 85
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất ........ 86
3.4.1. Đối tượng khảo nghiệm ....................................................................... 86
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ........................................................................ 86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 89
1. Kết luận .......................................................................................................... 89
2. Khuyến nghị ..................................................................................................... 90
2.1. Đối với Sở GD&ĐT ............................................................................... 90

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Thanh Trì- Hà Nội .............. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 91
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung

CBQL

Cán bộ quản lý

CNTT

Công nghệ thông tin

CSVC

Cơ sở vật chất

DH

Dạy học

GDTH


Giáo dục tiểu học

GV

Giáo viên

HĐDH

Hoạt động dạy học

HS

Học sinh

HSTT

Học sinh tiến tiến

HT

Hiệu trưởng

PHHS

Phụ huynh học sinh

PPDH

Phương pháp dạy



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng hoạt động dạy học của
giáo viên ............................................................................................ 44

Bảng 2.2.

Đánh giá của học sinh về thực trạng hoạt động học tập của học
sinh .................................................................................................... 48

Bảng 2.3.

Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng hoạt động học tập của học
sinh .................................................................................................... 49

Bảng 2.4.

Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của
quản lý hoạt động dạy học .................................................................. 50

Bảng 2.5.

Thực trạng quản lí hoạt động dạy của giáo viên................................. 52

Bảng 2.6.


Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh ................................. 54

Bảng 2.7.

Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học............ 55

Bảng 2.8:

Cơ sở vật chất lớp học từ 2013 đến 2015 ............................................ 57

Bảng 3.1.

Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động
dạy học ở trường tiểu học Yên Xá – Thanh Trì – Hà Nội ................... 87


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con
người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chăm lo phát triển
Giáo dục và Đào tạo là chìa khóa để phát huy nguồn nhân lực con người, là
yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh, bền vững.
Nghị quyết số 29 Hội nghị Ban chấp hành TW8 Khóa XI về Đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: Giáo dục và đào tạo là quốc
sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư
cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương
trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu giáo dục trong giai đoạn
hiện nay được xác định là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng,

hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt
Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo
của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm
việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học
tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng
xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện
đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và
đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu
đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Trong những năm gần đây công cuộc đổi mới, cải cách giáo dục đang
diễn ra trên diện rộng, đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận. Tuy vậy, vẫn
tồn tại những hạn chế trong đó có hạn chế về công tác quản lý giáo dục và đào
tạo, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số


2

lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển
giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Hoạt động dạy học ở nhà trường phổ thông giữ vị trí trung tâm bởi nó
chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm
học; là nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn
diện của nhà trường; đồng thời, nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường.
Cùng với lịch sử phát triển của ngành giáo dục, việc nâng cao chất lượng dạy
học được coi là nhiệm vụ cơ bản, đầu tiên, quan trọng nhất của các nhà
trường, đây chính là điều kiện để mô hình của các nhà trường tồn tại và phát
triển. Thực chất công tác quản lý của nhà trường và quản lý hoat động dạy
học là công việc được tiến hành thường xuyên, liên tục qua từng giờ dạy, qua
mỗi học kỳ và từng năm học, đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất

lượng đào tạo của nhà trường đáp ứng yêu cầu mục tiêu đào tạo.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục Tiểu học có một vị trí đặc
biệt quan trọng, bởi đây là bậc học “nền móng” để xây dựng một “ngôi nhà
mới - con người mới”. Đối tượng của bậc học này là trẻ em chập chững, mới
cắp sách đến trường để học những lễ nghi, ứng xử ở nhà trường, gia đình và
xã hội; những kiến thức văn hoá và khoa học cơ bản đầu tiên. Hoạt động dạy
học ở trường tiểu học có ý nghĩa rất quan trọng với người học ở bậc học hiện
tại mà còn cả các cấp học sau. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay,
nhiều mô hình, phương pháp dạy học mới đã và đang được áp dụng tại các
nhà trường tiểu học. Điều này không những tạo ra những điểm thay đổi tích
cực trong chất lượng giáo dục ở trường tiểu học mà còn đặt ra nhiều thách
thức cho công tác quản lý giáo dục nói chung và công tác quản lý hoạt động
dạy học nói riêng.
Trường Tiểu học Yên Xá – Thanh Trì được thành lập năm 2011, qua hơn 5
năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã đạt được được nhiều thành tích


3

đáng ghi nhận trong công tác giáo dục. Công tác quản lý giáo dục đặc biệt là
quản lý hoạt động dạy học ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao
hiệu quả và chất lượng giáo dục ở nhà trường. Tuy nhiên, công tác quản lý
hoạt động dạy học ở trường tiểu học Yên Xá còn nhiều vấn đề bất cập và bộc
lộ những nhược điểm trong quá trình quản lý hoạt động dạy học từ cán bộ
quản lý cho tới các giáo viên của nhà trường, cần thiết phải tổ chức nghiên
cứu nhằm tìm kiếm các biện pháp hiệu quả để quản lý hoạt động dạy học ở
trường tiểu học Yên Xá có hiệu quả hơn nữa. Xuất phát từ những lý do trên,
đề tài Quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học Yên Xá – Thanh Trì –
Hà Nội được tác giá lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ ngành Quản lí Giáo
dục.

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động dạy học Trường Tiểu
học và thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở Trường Tiểu học Yên Xá –
Thanh Trì - Hà Nội, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở
Trường Tiểu học Yên Xá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học ở trường Tiểu học
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học trường Tiểu học Yên
Xá – Thanh Trì - Hà Nội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định, tìm hiểu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở trường
Tiểu học.
- Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học
Yên Xá – Thanh Trì – Hà Nội.


4

- Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học Yên
Xá – Thanh Trì – Hà Nội.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dụng: Nghiên cứu khung lý luận về Quản lý hoạt động dạy học
trường Tiểu học, thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học Yên
Xá và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học Yên Xá.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học ở
trường Tiểu học Yên Xá từ năm học 2011-2012 đến nay.
- Phạm vi không gian: Trường Tiểu học Yên Xá– Thanh Trì – Hà Nội.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động dạy học phù hợp với

thực tiễn và áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp thì sẽ nâng cao được
hiệu quả dạy học ở Trường Tiểu học Yên Xá – Thanh Trì – Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa... các tài liệu, các văn bản có liên quan
đến quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học nhằm xây dựng khung lí
thuyết cho đề tài.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu hỏi để khảo sát
thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học Yên Xá.
- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn CBQL và GV, nhằm thu
nhận các thông tin bổ sung cho hoạt động điều tra bằng phiếu hỏi, để rút ra
những nhận xét sâu hơn về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ở nhà trường..
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các công cụ thống kê nhằm xử lý các số liệu đã thu nhận được qua
quá trình điều tra, để làm cơ sở để phân tích và đánh giá thực trạng của đề tài.


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×