Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Bước đầu nghiên cứu phân loại chi gai đầu (triumfettal ) với việc sử dụng khoá lưỡng phân và đa truy trong phân loại thực vật ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 59 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

LÊ THỊ THÚY

BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI
CHI GAI ĐẦU (TRIUMFETTA L.) VỚI VIỆC
SỬ DỤNG KHÓA LƢỠNG PHÂN VÀ ĐA TRUY
TRONG PHÂN LOẠI THỰC VẬT Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Thực vật học

Hà Nội, 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN

LÊ THỊ THÚY

BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI
CHI GAI ĐẦU (TRIUMFETTA L.) VỚI VIỆC
SỬ DỤNG KHÓA LƢỠNG PHÂN VÀ ĐA TRUY
TRONG PHÂN LOẠI THỰC VẬT Ở VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Đỗ Thị Xuyến


TS. Hà Minh Tâm

Hà Nội, 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ
của TS. Đỗ Thị Xuyến (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) và TS. Hà
Minh Tâm (Trường dại học Sư phạm Hà Nội 2). Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ phòng Thực vật – Viện Sinh thái và
Tài nguyên sinh vật cùng Bộ môn Thực vật, khoa Sinh học, trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, ĐHQGHN, ban chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu
thông minh đa dạng thực vật bậc cao có mạch Vườn Quốc gia Ba Vì” thuộc Viện
hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam VAST 04.07/13-14, đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của
nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài trường, Ban chủ nhiệm khoa Sinh _
KTNN – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; đặc biệt là sự giúp đỡ, động
viên của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!

ĐHSP Hà Nội 2, ngày 10 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Lê Thị Thúy


LỜI CAM ĐOAN


Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan:
Khóa luận “Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Gai Đầu –
Triumfetta L. với việc sử dụng khóa lưỡng phân và đa truy trong phân loại
thực vật ở Việt Nam”. là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Thị Xuyến và TS. Hà Minh Tâm. Các
kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào trước đây.
ĐHSP Hà Nội 2, ngày 10 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Lê Thị Thúy


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu .............................................................................. 3
Chƣơng 2: Đối tƣơng, phạm vi, thời gian và phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 7
2.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu ....................................................................... 7
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 7
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
3.1. Hệ thống phân loại và vị trí của chi Gai đầu – Triumfetta L. ........................... 11
3.2. Đặc điểm hình thái chi Gai đầu – Triumfetta L. ở Việt Nam ............................ 11
3.3. Khóa lưỡng phân định loại các loài thuộc chi Gai đầu – Triumfetta L. ở Việt
Nam ................................................................................................................. 14
3.4. Đặc điểm hình thái các loài thuộc chi Gai đầu – Triumfetta L. ở Việt Nam ..... 20

3.4.1. Triumfetta annua L. – Đay ké nhẵn .............................................................. 20
3.4.2. Triumfetta grandidens Hance – Gai đầu răng to .......................................... 23
3.4.3. Triumfetta pilosa Roth – Gai đầu vàng ........................................................ 26
3.4.4. Triumfetta pseudocana Sprague & Craib – Gai đầu lông ............................ 29
3.4.5. Triumfetta repens Blume – Gai đầu bò......................................................... 32
3.4.6. Triumfetta rhomboidea Jacq.- Gai đầu hình thoi ......................................... 33
3.4.7. Triumfetta rotundifolia Lamk. – Gai đầu lá tròn .......................................... 34
3.5. Bước đầu sử dụng khóa đa truy trong phân loại chi Gai đầu – Triumfetta L ở
Việt Nam .............................................................................................................35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thế giới thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Trên thế giới cũng như ở
Việt Nam đã có rất nhiều chuyên ngành khoa học nghiên cứu về thực vật. Trong đó,
chuyên ngành Phân loại thực vật đóng vai trò nền tảng. Phân loại thực vật một cách
chính xác sẽ cung cấp tài liệu cho nhiều ngành khoa học khác có liên quan như:
Sinh thái học, Sinh lí thực vật, Dược học,…
Chi Gai đầu (Triumfetta L.), thuộc họ Đay (Tiliaceae) ở Việt Nam, tuy là một
chi nhỏ, nhưng chúng thường có mặt trong các hệ sinh thái rừng thứ sinh, trảng cây
bụi. Hầu hết các loài đều được sử dụng làm thuốc, làm dây buộc,...
Để chuẩn bị cho việc nghiên cứu một cách toàn diện về phân loại chi Gai đầu
(Triumfetta L.) ở Việt Nam và góp phần cung cấp dữ liệu cho việc nhận biết, sử
dụng các loài thuộc chi này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bƣớc đầu
nghiên cứu phân loại chi Gai đầu (Triumfetta.L) với việc sử dụng khóa lƣỡng
phân và đa truy trong phân loại thực vật ở Việt Nam”.

Mục đích nghiên cứu
Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi Gai đầu (Triumfetta L.) ở
Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu họ Đay (Tiliaceae),
phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam và cho những nghiên cứu có liên
quan.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
– Ý nghĩa khoa học: Cung cấp tài liệu phục vụ cho việc viết Thực vật chí Việt
Nam về họ Đay ở Việt Nam; bổ sung kiến thức cho chuyên ngành phân loại thực
vật và cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu sau này về chi Gai đầu (Triumfetta.L) ở
Việt Nam.
– Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành ứng
dụng và sản xuất lâm nghiệp, y dược, sinh thái và tài nguyên sinh vật…
Điểm mới của đề tài
Cho đến nay đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành phân loại chi Gai
đầu (Triumfetta.L) ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống.


2

Bố cục của khóa luận: gồm 46 trang, 13 hình vẽ, 6 ảnh, được chia thành các phần
chính như sau: Mở đầu (2 trang), chương 1 (Tổng quan tài liệu: 4 trang), chương 2
(Đối tượng, phạm vi, thời gian và phương pháp nghiên cứu: 5 trang), chương 3 (Kết
quả nghiên cứu: 35 trang), kết luận và kiến nghị: 1 trang), tài liệu tham khảo: 29 tài
liệu; bảng tra tên khoa học và tên Việt Nam, phụ lục.


3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các nghiên cứu phân loại chi Gai đầu trên thế giới

Trên thế giới, chi Gai đầu được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ
lâu. Linnaeus vào năm 1753 (nhà khoa học người Thuỵ Điển) là người đầu tiên
nghiên cứu và đặt tên cho chi Gai đầu là Triumfetta. Từ đó đến nay, có khá nhiều
tác giả đã quan tâm nghiên cứu chi này, đáng chú ý như:
J. D. Hooker (1875) [21] đã nghiên cứu hệ thực vật ở Ấn Độ và công bố 9
loài thuộc chi Triumfetta có ở khu vực nghiên cứu đó là: Triumfetta tometosa Wall.;
Triumfetta glabra Herb.; Triumfetta rhomboidea Jacq.; Triumfetta rotundifolia
Lam.; Triumfetta semitriloba Linn; Triumfetta annua Linn; Triumfetta cana Blume;
Triumfetta neglecta W & A. Các loài này được xếp vào chi Triumfetta do cùng có
đặc điểm: thân có lông hình sao màu vàng nâu hay màu trắng bạc, phiến lá hình
trứng hay thuôn, quả hình cầu, có gai. Theo đó chi Triumfetta được xếp vào họ Đay
(Tiliaceae).
Bentham & Hook. F. (1888) [16] khi nghiên cứu và xây dựng hệ thống phân
loại cho ngành Hạt kín đã xếp chi Triumfetta L. vào họ Tiliaceae vì có những đặc
điểm đặc trưng sau: Thân thường có lông đơn hay hình sao. Có lá kèm hình kim hay
tam giác nhọn. Đài 5, thường có lông ở mặt ngoài, có móc nhọn ở đỉnh. Hoa mẫu 5;
bầu nhuy 4 ô, mỗi ô 2 noãn. Quả hình cầu, có gai….
C. A. Backer & R. C. Bakhuizen (1963) [14] trong khi nghiên cứu hệ thực
vật của vùng Java (thuộc Indonesia) đã xếp chi Triumfetta L. vào họ Tiliaceae. Tác
giả đã công bố 6 loài có ở vùng nghiên cứu dưới dạng khoá định loại. Đó là các loài
Triumfetta reppen; Triumfetta rhomboidea; Triumfetta suffruticosa; Triumfetta
graveolens; Triumfetta cana; Triumfetta tomentosa. Trong công trình này, tác giả
đã không nêu danh pháp của loài, hình vẽ, mẫu nghiên cứu,…
H. T. Chang & R. Miau (1989) [17] khi nghiên cứu hệ thực Trung Quốc đã
mô tả 6 loài thuộc chi Triumfetta có ở vùng nghiên cứu là: Triumfetta cana Bl.;
Triumfetta pilosa Roth; Triumfetta annua Linn; Triumfetta gradidens Hance;
Triumfetta rhomboidea Jacq.; Triumfetta procumbens Lour. Các tác giả đã xây dựng
mô tả và khóa phân loại cho 6 loài này, chủ yếu dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh



4

sản. Trong công trình này chi Triumfetta cũng được các tác giả xếp vào họ
Tiliaceae. Năm 2008, Y. Tang, G. G. Michael and D. Laurence đã tái bản và bổ
sung công trình này dưới tên gọi “Flora of China” [27] và công bố 6 loài thuộc chi
Triumfetta đó là: Triumfetta tometosa; Triumfetta grandidens; Triumfetta
rhomboidea; Triumfetta annua; Triumfetta pilosa; Triumfetta procumbens. Các tác
giả đã đưa ra bản mô tả và khu phân bố khá đầy đủ về các loài trên. Theo đó loài
Triumfetta cana Bl đã được thay đổi tên gọi dưới tên là Triumfetta tometosa.
Đến năm 1993, T. S. Liu & H. C. Lo [24] khi nghiên cứu hệ thực vật ở vùng
lãnh thổ Đài Loan đã xây dựng khóa định loại của 4 loài thuộc chi Triumfetta có
phân bố ở Đài Loan là: Triumfetta batramia; Triumfetta pilosa; Triumfetta
sẹitriloba; Triumfetta tomentosa. Các tác giả cũng đã xếp chi Triumfetta vào trong
họ Tiliaceae.
Năm 1993, C. Phengklai [25] khi nghiên cứu hệ thực vật ở Thái Lan đã xây
dựng khóa phân loại và mô tả 5 loài thực vật thuộc chi Triumfetta có phân bố ở Thái
Lan là: Triumfetta annua L.; Triumfetta pilosa Roth; Triumfetta repen (Bl.) Merr. &
Rolffe; Triumfetta batramia L. và T. semitriloba. Tác giả đã xếp chi Triumfetta vào
họ Tiliaceae. Công trình nay đã đóng góp một phần to lớn trong ngành phân loại ở
Thái Lan.
C. Bayer & K. Kubitzki (2003), [15] đã xếp chi Triumfetta trong phân họ
Tilioideae thuộc họ Bông Malvaceae. Trong các công trình này, các tác giả thường
chỉ đưa ra đặc điểm của chi Gai đầu (Triumfetta L.), khóa định loại đến chi, vị trí
của chi, nhưng không mô tả kĩ về các loài thuộc chi này. Đây là công trình hệ thống
các chi và họ thực vật bậc cao có mạch trên thế giới dựa vào sự kết hợp giữa đặc
điểm hình thái và sinh học phân tử của các taxon. Quan điểm này được gọi là quan
điểm họ Malvaceae s.l. (họ Bông theo nghĩa gọi rộng). Đây là quan điểm mới, tuy
nhiên nhiều taxon vẫn được coi là chưa chắc chắn về vị trí nên chưa được sắp xếp
vào hệ thống phân loại này.
Abdul Ghafoor (2004) [11] trong công trình “Flora of Pakistan” đã công bố

chi Triumfetta có 5 loài ở khu vực nghiên cứu là: Triumfetta annua L.; Triumfetta
pilosa Roth; Triumfetta rotundifolia Lamk; Triumfetta batramia L. và T. pentadra


5

A. Rich. Tác giả đã xếp chi Triumfetta vào họ Tiliaceae. Tuy nhiên trong công trình
này, tác giả đã không đưa ra mẫu nghiên cứu, không có hình ảnh minh họa.
1.2. Các nghiên cứu chi Triumfetta ở Việt Nam.
Người đầu tiên đề cập đến chi Gai đầu là Gagnepain - nhà thực vật người
Pháp vào năm 1907. Trong công trình này, tác giả đã lập khóa phân loại và mô tả 5
loài thuộc chi Triumfetta L. có ở Đông Dương là Triumfetta tometosa, Triumfetta
grandidens, Triumfetta rhomboidea, Triumfetta radicans, Triumfetta repens, trong
đó Việt Nam được ghi nhận có 4 loài (Triumfetta tometosa; Triumfetta rhomboidea;
Triumfetta repens; Triumfetta grandidens). Mặc dù số lượng loài chưa đầy đủ, chưa
có trích dẫn mẫu nghiên cứu… nhưng công trình nghiên cứu của Gagnepain vẫn
chiếm vị trí quan trọng trong việc phân loại chi Triumfetta ở Đông Dương nói
chung và Việt Nam nói riêng.
Trong công trình “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” của Lê Khả Kế (1971)
[8], tác giả đã đưa ra thông tin của 5 loài thuộc chi Triumfetta được cho là thường
gặp ở Việt Nam, cung cấp một số dẫn liệu về vùng phân bố, dạng sống và sinh thái
cũng như giá trị sử dụng của các loài này là Triumfetta annua L., Triumfetta
bartramia L., Triumfetta grandidens Hance, Triumfetta pilosa Roth, Triumfetta
pseudocana Sprague.
Phạm Hoàng Hộ trong công trình Cây cỏ Việt Nam của ông xuất bản năm
1991[6], (được tái bản năm 1999 [7]), tác giả đã mô tả tóm tắt một số đặc điểm
nhận biết, sinh thái, phân bố của 7 loài thuộc chi Triumfetta L. ở Việt Nam đó là:
Triumfetta annua L; Triumfetta pilosa Roth; Triumfetta pseudocana; Triumfetta
grandidens Hance; Triumfetta repen (Bl.) Merr. & Rolfe; Triumfetta batramia L;
Triumfetta rotundifolia Lamk. Cho đến nay, công trình này được coi là tài liệu có

giá trị về phân loại chi Triumfetta ở Việt Nam.
Nguyễn Tiến Bân (2003) [1] trong công trình “Danh lục các loài thực vật ở
Việt Nam” đã nêu lên 7 loài thuộc chi Triumfetta.
Đỗ Thị Xuyến, 2009 trong công trình “Chi Triumfett L. - Gai Đầu (Tiliaceae
Juss.) Ở Việt Nam” đã ghi nhận chi Gai đầu ở Việt Nam có 7 loài [11].


6

Bên cạnh các công trình mang tính phân loại trên, còn có một số công trình
nghiên cứu về giá trị sử dụng của các loài thuộc chi Gai đầu ở Việt Nam như:
Trần Đình Lý (1993) [9] đã công bố công trình “1900 loài cây có ích ở Việt
Nam. Trong đó ông đã trình bày lợi ích của 2 loài trong chi Triumfetta trong việc
chữa bệnh đó là: Triumfetta pilosa, Triumfetta rhomboidea.
Trong công trình “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi (1997) [5],
tác giả đã cung cấp những thông tin về đăc điểm, sinh thái, công dụng và nơi phân
bố của 4 loài làm thuốc thuộc chi Triumfetta ở Việt Nam đó là Triumfetta
rhomboidea Jacq; Triumfetta annua L; pilosa Roth; Triumfetta pseudocana S..
Công trình này tác giả đã cung cấp thông tin về công dụng làm thuốc của các loài
này.
Mặc dù chi Triumfetta cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu nhưng hầu hết
các công trình đều đưa ra những đặc điểm của chi này trên những khía cạnh khác
nhau. Có thể nói rằng cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách
đầy đủ và có hệ thống, cập nhật về họ Đay (Tiliaceae) nói chung và chi Gai đầu
(Triumfetta) nói riêng ở Việt Nam


7

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN

VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài thuộc chi Gai Đầu (Triumfetta) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở mẫu vật
và tài liệu.
Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Gai Đầu (Triumfetta) trên thế giới và của
Việt Nam, nhất là các chuyên khảo về phân loại thực vật.
Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc chi Gai Đầu (Triumfetta) ở Việt Nam,
hiện được lưu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh
vật (HN), phòng tiêu bản thực vật trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học
Quốc gia Hà Nội (HNU), phòng tiêu bản thực vật, Viện Dược liệu Hà Nội (HNPM).
Tổng số mẫu nghiên cứu là 57 số hiệu với 136 tiêu bản. Việc phân tích mẫu
vật được tiến hành tại phòng tiêu bản thực vật (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh
vật). Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo 43 mẫu tiêu bản ở phòng tiêu bản thực vật
thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU), 5 mẫu
tiêu bản ở Viện Sinh học nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh (HM), 2 mẫu tiêu bản ở Viện
Dược liệu (HNPM) và một số mẫu thu thập được trong khi điều tra thực địa và các
ảnh chụp mẫu vật trên internet.
2.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: Khắp cả nước
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2012 - 4/2014
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Phân tích các hệ thống phân loại cũng như vị trí của chi Gai đầu
(Triumfetta.L) trên thế giới, từ đó lựa chọn hệ thống phù hợp để sắp xếp chi và các
loài thuộc chi Gai đầu ở Việt Nam.
2.3.2. Xây dựng bản mô tả chi Gai đầu (Triumfetta.L) ở Việt Nam.
2.3.3. Xây dựng khoá lưỡng phân định loại các loài thuộc chi Gai đầu (Triumfetta
L.) ở Việt Nam.
2.3.4. Đặc điểm hình thái các loài thuộc chi Gai đầu (Triumfetta L.) ở Việt Nam



8

2.3.5. Bước đầu sử dụng khóa đa truy trong phân loại chi Gai đầu (Triumfetta L.) ở
Việt Nam.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu phân loại chi Gai đầu (Triumfetta L.) chúng tôi sử dụng các
phương pháp sau:
2.4.1. Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu về chi Gai đầu (Triumfetta L.) đã
được công bố, đặc biệt là các công trình về phân loại học. Bên cạnh đó, tìm hiểu
thêm những công trình về giá trị tài nguyên, tình trạng hiện tại của các loài Tắc kè
đá, để nhằm mục tiêu tìm hiểu về đặc điểm sinh học, sinh thái, tình trạng của loài.
2.4.2. Phương pháp Hình thái so sánh [10]: Đây là phương pháp cổ điển nhưng cho
tới nay vẫn là phương pháp chính và phổ biến nhất trên thế giới và phù hợp với điều
kiện nghiên cứu ở nước ta. Phương pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài
các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó
liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi trường.
Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với nhau trong
cùng một giai đoạn phát triển (cây trưởng thành so sánh với cây trưởng thành, nụ so
sánh với nụ, hoa so sánh với hoa...).
Để làm tốt phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh, cần tiến hành đồng thời
cả 2 công tác là ngoại nghiệp và nội nghiệp.
Công tác ngoại nghiệp: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu
thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái
tươi, quan sát về phân bố, môi trường sống và các đặc điểm khác.
Công tác nội nghiệp: Xử lý và bảo quản mẫu vật. Việc nghiên cứu các mẫu vật
khô được tiến hành tại các phòng thí nghiệm. Khi thực hiện đề tài này, tôi tiến hành
phân tích mẫu tại Phòng Thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; Khoa
Sinh-KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Phòng Tiêu bản thực vật, trường
Đại học Khoa học Tự nhiên,…. Tại đây, các mẫu vật được phân tích, chụp ảnh, vẽ
hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có), các

chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của Việt Nam và các nước lân cận) để
phân tích, so sánh và định loại.


9

Việc nghiên cứu phân loại chi Gai Đầu (Triumfetta) được tiến hành theo các
bước như sau:
Bước 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về chi Gai Đầu
(Triumfetta).Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân loại chi này
ở Việt Nam.
Bước 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Gai Đầu (Triumfetta) hiện
có.
Bước 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm mẫu,
tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan khác.
Trong khi thực hiện đề tài này, tôi đã được tham gia điều tra thực địa tại các bãi
hoang ven đường thuộc huyện Sóc Sơn (Hà Nội), Trạm đa dạng sinh học Mê Linh
(Vĩnh Phúc), VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc), VQG Cát Bà (Hải Phòng).
Bước 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của chi, xây
dựng khoá định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần danh pháp theo
luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác của đề
tài.
– Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực vật và
quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam [3], thứ tự như sau:
Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố
tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học,
năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt Nam đề
cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, loài typ
của chi, ghi chú (nếu có).
Thứ tự soạn thảo loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố

tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học,
năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt nam đề
cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam
khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. class.), mẫu vật chuẩn (Typus)
kèm theo nơi bảo quản (theo quy ước quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu
nghiên cứu, giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có).


10

– Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền
tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dưỡng (dạng sống, cành, lá...) đến cơ
quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt).
Để xây dựng bản mô tả cho một loài, chúng tôi tập hợp các số liệu đã phân
tích về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu typ (nếu có),
từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài. Bản mô tả chi được
xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong chi. Nếu bản mô tả
này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác (thường do số loài trong
chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có những ghi chú bổ sung.
– Xây dựng khoá định loại lưỡng phân: Trong phạm vi của đề tài này, chúng
tôi lựa chọn cách xây dựng khoá lưỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm được tiến hành
như sau: Từ tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập hợp đặc
điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm được chọn phải ổn định, dễ
nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon). Trong mỗi nhóm, lại tiếp
tục chọn ra cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm khác, cứ tiếp tục như
vậy đến khi phân biệt hết các taxon.
Danh pháp của các taxon được chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế hiện hành
và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam [3].



11

Tác giả phân tích mẫu tại phòng tiêu bản

Tác giả sử dụng mẫu tại phòng tiêu bản

HN

HNU

Tác giả tìm mẫu ở phòng tiêu bản HNU

Xử lý số liệu thu được

Một số công cụ hỗ trợ

Phân loại mẫu ở phòng tiêu bản HN


12

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hệ thống phân loại và vị trí của chi Gai Đầu (Triumfetta L.)
3.1.1. Về hệ thống phân loại của chi Gai Đầu (Triumfetta L.).
Sau khi phân tích các hệ thống phân loại chi Gai Đầu (Triumfetta L.) và họ
Đay (Tiliaceae), họ Bông (Malvaceae s.l.), tham khảo các công trình thực vật chí ở
các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chúng tôi thấy hệ thống phân loại Gai
Đầu (Triumfetta L.) là tương đối đồng nhất ở hầu hết các tác giả nghiên cứu. Hầu
hết các tác giả đều đưa ra hệ thống phân loại từ chi phân loại trực tiếp đến các loài
mà không qua các nhánh, phân chi.

3.1.2. Về vị trí của chi Gai Đầu (Triumfetta L.): có 2 quan điểm khác nhau:
+ Quan điểm thứ 1: cho rằng chi Triumfetta L. thuộc vào họ Bông (Malvaceae
s.l.). Đi theo quan điểm này có C. Bayer & K. Kubitzki (2003).
+ Quan điểm thứ 2: xếp chi Triumfetta L. vào họ Đay (Tiliaceae). Đi theo
quan điểm này là các tác giả như Hooker J. D. (1875), Gagnepain F. (1912),
Phengklai C., 1993., Phạm Hoàng Hộ (1999), Tang Ya, Michael G. Gilbert,
Laurence J. Don, (2008),…
Quan điểm xếp chi Triumfetta vào họ Đay (Tiliaceae) hiện được hầu hết các
tác giả nghiên cứu về chi Gai đầu - Triumfetta sử dụng để sắp xếp chi và các loài.
Việc xếp chi Gai đầu - Triumfetta vào họ Bông (Malvaceae s.l.) do một số đặc
hiện chưa được nhiều nhà khoa học nghiên cứu về họ này sử dụng do hệ thống của
họ Bông (Malvaceae s.l.) còn một số trung gian chưa khẳng định được vị trí. Vì
vậy, trong khi nghiên cứu chi Gai đầu - Triumfetta ở Việt Nam, chúng tôi dựa vào
quan điểm hầu hết các tác giả như: Hooker J. D. (1875), Gagnepain F. (1912),
Phengklai C., 1993., Phạm Hoàng Hộ (1999), Tang Ya, Michael G. Gilbert,
Laurence J. Don, (2008),… xếp chi Gai đầu - Triumfetta vào họ Đay - Tiliaceae.
Như vậy, cho đến nay chi Gai đầu - Triumfetta ở Việt Nam có 7 loài, được xếp
vào họ Đay (Tiliaceae), lớp Mộc lan (Magnoliopsida) hay còn gọi là lớp Hai lá
mầm (Dicotyledons), ngành Mộc lan (Magnoliophyta) hay còn gọi là ngành Hạt kín
(Angiospermae).


13

3.2. Đặc điểm phân loại chi Gai Đầu (Triumfetta L.) ở Việt Nam
TRIUMFETTA L. – GAI ĐẦU
L. 1753. Sp. Pl. 144; Mast. in Hook. f. 1875. Fl. Brit. Ind. 1: 394; Gagnep. 1911. Fl.
Gen. Indoch. 1: 551; id. 1945. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1: 468; H. T. Chang & R. H.
Miau, 1989. Fl. Reipubl. Pop. Sin. 49 (1): 105; T. S. Liu & H. C. Lo, 1993.Fl.
Taiwan. ed. 3: 732; C. Phengklai, 1993. Fl. Thailand, 6(1): 44; T. Ya, M. G. Gilbert

& L. J. Dorr, 2008. Fl. China, 2: 258.
3.2.1. Dạng sống
Thân cỏ 1 năm (T. annua) hay nhiều năm (T. repens), thân cỏ bò (T. repens, T.
grandidens) hoặc đứng hiếm khi thân nửa bụi (T. pilosa, T. rhomboidea), cả cây
thường có lông đơn hay lông hình sao (T. pilosa, T. rotundifolia, T. pseudocana, T.
rhomboidea), có khi gặp thân gần như nhẵn (T. grandidens), có rễ ra từ các mắt
mọc lá (T. repens) hay không (T. grandidens).
3.2.2. Lá
Đơn, thường mọc cách, nhiều khi gần như xếp xoắn trên thân; nguyên (T.
annua, T. pilosa, T. pseudocana, T. rotundifolia) hay phân 3-5 thùy chân vịt (T.
grandidens, T. repens, T. rhomboidea), đôi khi cùng cây có cả hai dạng lá, lá phía
dưới của thân chia 3-5 thùy, lá phía trên nguyên (T. grandidens, T. pseudocana);
hình gần tròn (T. rotundifolia), thuôn hình mũi giáo (T. grandidens, T. rhomboidea)
hay trứng (T. annua, T. pilosa, T. pseudocana, T. rhomboidea), hình thoi (T.
rhomboidea); chóp lá thường nhọn (T. pilosa, T. annua) hay tròn (T. rotundifolia);
gốc lá tròn, gần hình tim hay tù, hơi bất xứng (T. annua, T. rotundifolia); mép lá
luôn có răng cưa; gân gốc 3-5, thường nổi rõ ở mặt dưới, gân bên thường 2-5 cặp;
hai mặt nhẵn (T. repens), chỉ có lông trên gân (T. grandidens) hay cả có lông hai
mặt (T. pilosa, T. rhomboidea, T. annua) hay một mặt (T. pseudocana, T.
rotundifolia).


14

1

2

3


4

5

Hình 1. Một vài dạng lá của chi Gai đầu (Triumfetta L.) ở Việt Nam
1. Lá hình trứng (T. annua); 2. Lá hình trứng thuôn (T. pilosa); 3. Lá hình tròn (T.
rotudifolia); 4. Lá xẻ 3 thuỳ nông (T. rhomboidea); 5. Lá xẻ 3 thuỳ sâu (T.
grandidens)
Lá kèm: 2 cái ở mỗi lá, thường nhỏ, hình chỉ hay hình kim (T. rotundifolia, T.
rhomboidea, T. annua) hay hình tam giác (T. repens, T. annua, T. pilosa, T.
pseudocana), sớm rụng.
3.2.3. Cụm hoa: Hình xim, ở nách lá hay đỉnh cành, cuống cụm hoa rất ngắn, số
lượng hoa trên cụm hoa thay đổi từ vài hoa đến nhiều hoa.

1

2

Hình 2. Một số vị trí cụm hoa (quả) của chi Gai đầu (Triumfetta L.) ở Việt Nam
1. Cụm quả ở nách lá (T. grandidens); 2. Cụm hoa ở đỉnh cành (T. rhomboidea)
3.2.4. Hoa: Hoa: lưỡng tính, màu vàng hay da cam. Lá bắc hoa thường rất hẹp. Nụ
hình thuôn dài. Bao hoa mẫu 5.


15

1

2


Hình 3. Sơ đồ cấu tạo hoa của chi Gai đầu (Triumfetta L.) ở Việt Nam
Lá đài: 5, rời nhau, thuôn dài hay mũi giáo thuôn hẹp (T. pilosa), mặt ngoài
có lông, mặt trong nhẵn, mép đài phía đỉnh thường uốn cong vào, có 1 gai nhọn ở
đỉnh; gai có thể dạng móc (T. annua, T. rotundifolia) hay thẳng (T. rhomboidea).
Tràng: 5, khi non dính nhau một phần ở gốc, khi già rời nhau hoàn toàn, hình
thuôn (T. annua, T. pilosa), trứng ngược (T. pseudocana, T. grandidens, T.
rotundifolia, T. repens, T. rhomboidea) hay hình thìa (T. rhomboidea, T.
pseudocana), luôn luôn ngắn hơn đài, thường nhẵn và chỉ có lông ở gốc, hiếm khi
có lông trên bề mặt (T. repens, T. grandidens).
Trụ nhị nhuỵ: tồn tại, thường nạc, rất ngắn.
Bộ nhị: nhiều, chỉ nhị rời nhau, mảnh, nhẵn, số lượng nhị thay đổi có thể là 8-10
(T. pilosa, T. annua, T. grandidens, T. pseudocana, T. rhomboidea), hay lớn hơn 15
(T. repen, rotundifolia); bao phấn đính lưng, gần hình cầu, mở theo một đường nứt
dọc. Nhị lép không có.
Bộ nhụy: Bầu trên, thường 3-5 ô, mỗi ô 2 noãn. Vòi nhuỵ mảnh, nguyên.
Núm nhuỵ có rãnh tạo 3-5 thùy (T. pseudocana).


16

1

2

3

Hình 4. Một số vị trí cụm hoa (quả) của chi Gai đầu (Triumfetta L.) ở Việt Nam
1. Đài hoa với gai ở đỉnh; 2. Cánh hoa hình thìa; 3. Cấu tạo bộ nhụy
3.2.5. Quả và hạt


1

2

3

Hình 5. Một số dạng quả và quả của chi Gai đầu (Triumfetta L.) ở Việt Nam
1. Quả có gai móc (T. pilosa); 2. cắt ngang quả (T. pilosa); 3. Hạt (T. pseudocana)
Quả nang mở bằng van (T. pilosa, T. annua) hay không mở (T. grandiden, T.
pseudocana, T. repen, T. rhomboidea, T. rotundifolia), không có cánh, không phân
thùy, thường hình cầu, ít khi hình bầu dục, trứng, thường có gai và lông hay có gai
nhưng không lông (T. annua, T. repens). Gai có lông dày (T. grandiden, T. pilosa,
T. pseudocana, T. rhomboidea) hay gần như không lông (T. annua, T. rotundifolia,
T. repens); gai cong như móc (T. pilosa, T. rhomboidea, T. annua) hay gai thẳng (T.
repens), hay thẳng khi non và cong khi già (T. pseudocana), gai dài 4-7 mm (T.
pilosa, T. annua, T. pseudocana) hay chỉ dài 1-2 mm (T. rhomboidea, T.
rotundifolia), 2-3 mm (T. grandiden). Hạt nhỏ, gần hình trứng hay hình thận, màu
đen. Gai là đặc điểm quan trọng trong việc nhận dạng các loài. Sau đây là đặc điểm
một số dạng gai trên quả.


17

Hạt thường 2 trong mỗi ô, thường hình thận hay hình trứng ngược, màu nâuđen, rốn hạt nhỏ.

1

2

3


4

Hình 6. Một số dạng gai trên quả của chi Gai đầu (Triumfetta L.) ở Việt Nam
1-3. Gai móc (1. T. annua, 2. T. pilosa, T. rhomboidea); 4. Gai thẳng (T.
pseudocana).
Typus: T. lappula L.
Chi này có khoảng 150-160 loài, phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới, đặc biệt ở các nước nhiệt đới Châu Á, Nam Thái Bình Dương, Châu Phi. Việt
Nam có 7 loài.


18

3.3. Khóa lƣỡng phân định loại các loài thuộc chi Gai đầu (Triumfetta) ở Việt
Nam
1A. Số lượng nhị nhỏ hơn hay bằng 10
2A. Gai trên quả có lông
3A. Thân cỏ bò, thân non và phiến lá không có lông, tràng có lông rải rác ở 2
mặt ................................................................................... 2. T. grandidens
3B. Thân cỏ đứng hay thân nửa bụi, thân non và phiến lá có lông đơn cứng và
lông hình sao, tràng không lông
4A. Gai trên quả cong như móc khi non.
5A. Quả chín mở bằng van, gai trên quả dài 3-5 mm ...........3. T. pilosa
5B. Quả chín không mở, gai trên quả dài 1-2 mm ...... 6. T. rhomboidea
4B. Gai trên quả thẳng khi non ...................................... 5 T. pseudocana
2B. Gai trên quả không có lông ..................................................... 1. T. annua
1B. Số lượng nhị lớn hơn 15
6A. Lá kèm hình tam giác; cánh hoa có lông trên bề mặt; quả có gai thẳng, trên
gai có lông ..................................................................................... 5. T. repens

6B. Lá kèm hình kim; cánh hoa không có lông trên bề mặt; quả có gai cong như
móc, trên gai không có lông...................................................... 7. T. rotundifolia
3.4. Đặc điểm các loài thuộc chi Gai đầu – Triumfetta L. ở Việt Nam
3.4.1. Triumfetta annua L. - Đay ké nhẵn
L. 1767. Mant. Pl. 1: 73; Mast. in Hook. f. 1875. Fl. Brit. Ind. 1: 396; Gagnep.
1945. Suppl. Fl. Gen. Indoch. H. T. Chang & R. H. Miau, 1989. Fl. Reipubl. Pop.
Sin. 49 (1): 108; Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1: 659; id. 1999. l. c. 1: 488; C.
Phengklai, 1993. Fl. Thailand, 6(1): 45. f. 28; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Sp.
Vietn. 2: 568; T. Ya, M. G. Gilbert & L. J. Dorr, 2008. Fl. China, 2: 259.
- Triumfetta trichoclada Link ex DC. 1824. Prodr. 1: 507.
- Triumfetta suffruticosa Merr. 1936. Ling. Sci. Journ. 15: 423.
- Gai đầu nhất niên.
Cây thân cỏ 1 năm, mọc đứng thành bụi, cao 50-70 cm, cành non có lông màu
vàng nâu, khi trưởng thành gần như không lông. Lá có hình trứng hay trứng thuôn;


19

kích thước 3-7 × 3-5cm, chất giấy; cuống lá mảnh, dài 1,5-7,5cm, có lông đơn rải
rác; lá nguyên, không phân thùy; gốc lá tròn hay gần hình tim, hơi bất xứng; gân
gốc 3, 2 gân bên chạy đến nửa chiều dài của lá, gân phụ 5 cặp; mặt trên có lông dày
đặc, mặt dưới có lông rải rác gần như nhẵn; chóp lá nhọn gần như không có đuôi.
Lá kèm hình tam giác hay hình kim. Cụm hoa hình xim, thường có 3 hoa ở nách lá,
cuống cụm hoa ngắn, có lông. Nụ hoa gần như không có lông. Hoa lưỡng tính. Lá
đài 5, mặt ngoài có lông, mặt trong nhẵn, ở đỉnh có lông ngắn, mảnh, rải rác, có gai
nhỏ hình móc ở đỉnh. Tràng 5, hình thuôn, cao gần bằng đài, nhẵn, màu vàng cam.
Cột nhị nhuỵ tồn tại. Nhị 10, chỉ nhị mảnh; bao phấn gần hình cầu, đính lưng. Bầu 4
ô, mỗi ô 2 noãn. Quả nang mở, gần hình cầu, đường kính 1,5-2 cm (kể cả gai),
không lông, có gai; gai dài 3-7 mm, nhẵn, uốn cong ở đỉnh. Hạt 2 mỗi ô màu nâu
đen. (hình 7 ảnh 1).

Loc. class.: As. et Afr. trop.
Sinh học và sinh thái: Cây ưa sáng. Mọc rải rác trên các bãi hoang, ven đường,
trảng cỏ hay trảng cây bụi, ở độ cao 400-1.900m. Mùa hoa quả vào tháng 9-12.
Phân bố: Loài gặp ở một vài điểm nhưng không phổ biến: Lai Châu (Phong Thổ),
Lào Cai (Sapa), Hà Giang, Thừa Thiên - Huế (Huế), khu vực Tây Nguyên. Còn có ở
Ấn Độ, Butan, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Thái Lan, Nepal, Pakistan và các
nước Châu Phi.
Mẫu nghiên cứu: ĐẮK LẮK, N. T.Nhàn 644 (HN); T. Đ. Lý 837 (HN).
Giá trị sử dụng: Vỏ thân cho sợi, lá được dùng làm thuốc trị bệnh mụn nhọt sưng
độc và dao chém xuất huyết [5].


20

Hình 7. Triumfetta annua L.
Cành bên mang quả
(Hình vẽ theo Phengklai, 1993)


×