Tải bản đầy đủ (.pptx) (24 trang)

Hành động và hành vi xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.38 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
(NHÓM-N05)

Giảng viên:Nguyễn Thị Anh Đào


BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 1

Chủ đề:
HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI


I.Khái niệm hành động và hành vi xã hội:
- Theo quan
điểm của M.Weber, G.Mead, T. Parsons, hành động xã hội là
cơ sở của mối quan hệ giữa con người và xã hội, đồng thời là
cơ sở nền tảng trong hoạt động của đời sống con người.


I.1/Khái niệm hành động
Định nghĩa của nhà xã hội học người Đức Max
Weber về hành động xã hội được cho là hoàn chỉnh
nhất; ông cho rằng, hành động xã hội là hành vi mà
chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định, một
hành động xã hội là một hành động của một cá
nhân mà có gắn một ý nghĩa vào hành động ấy, và
cá nhân đó tính đến hành vi của người khác, bằng
cách như vậy mà định hướng vào chuỗi hành động
đó.




- Weber đã nhấn mạnh đến động cơ bên trong chủ thể như nguyên
nhân của hành động - Một hành động mà một cá nhân không nghĩ về nó
thì không thể là một hành động xã hội. Mọi hành động không tính đến
sự tồn tại và những phản ứng có thể có từ những người khác thì không
phải là hành động xã hội. Hành động không phải là kết quả của quá trình
suy nghĩ có ý thức thì không phải là hành động xã hội.


I.2/Khái niệm hành vi xã hội
- Khái niệm hành vi xã hội và hành động xã hội là những
khái niệm thường gặp trong các tài liệu nghiên cứu về xã
hội học. Nhưng nội hàm của các khái niệm đó không phải
bao giờ cũng được làm rõ, và cũng không phải bao giờ
chúng ta cũng có cách hiểu như nhau về các khái niệm đó.
- Hành vi của con người hoàn toàn máy móc, cơ học và
không có sự tham gia của ý thức hay một yếu tố nào khác.
- Ví dụ:+Một người bị đánh-chạy đi;
+Được thưởng - vui cười;
+Bị phê bình - buồn, khóc;
... mà không hề lý giải được tại sao lại như vậy chứ
không phải thế khác. Do vậy, những hành vi chính thống
này (hành vi của con người) chỉ là những phản ứng máy
móc quan sát được sau các tác nhân.


I.3/ Phân biệt giữa hành động và hành vi
xã hội:


Do vậy, thuyết hành vi kết luận: nếu không quan sát được phản ứng thì không thể xác định được
hành vi (J.Watson).


Như vậy, hoạt động xã hội là loại hoạt động có tính đến hành vi và ảnh hưởng đến người khác trong
quá trình chủ thể hành động thực hiện hành động định hướng đến người khác.


II.Cấu trúc hành động xã hội

NHU CẦU

ĐỘNG CƠ VÀ MỤC ĐÍCH

Cấu trúc
hành động xã

CHỦ THỂ HÀNH ĐỘNG

hội
HOÀN CẢNH HOẶC MÔI TRƯỜNG HÀNH
ĐỘNG


II.1.Nhu cầu
- Thành tố đầu tiên của cấu trúc hành động xã hội, đó là cội
nguồn của hành động xã hội.
-Hành động xã hội không chỉ đơn thuần chỉ có những yếu tố
mà chúng ta quan sát, mà bao gồm cả yếu tố ý thức, định hướng
động cơ mà chúng ta khó có thể quan sát nhưng có thể ý thức

rất rõ ta gọi đó là nhu cầu, như vậy nhu cầu luôn tồn tại ở dạng
ước ao hoặc ý hướng. - Ví dụ: nhu cầu ăn, nhu
cầu mặc, nhu cầu được sưởi ấm…


II.2.Động cơ và mục đích
- Động cơ là cái xung lực thúc đẩy con người hành động để thoả mãn
nhu cầu. Nói cách khác cái gì khi được phản ánh trong đầu con người sẽ
thúc đẩy hoạt động và hướng hoạt động vào việc thoả mãn một nhu cầu
nhất định thì gọi là động cơ của hoạt động ấy. 
- Động cơ này sẽ tạo ra tính tích cực của chủ thể, tham gia vào định
hướng hoạt động, xác định mục đích của hành động hay là hướng hành
động xã hội đạt được mục đích, bởi vì việc đặt ra mục đích hành động
còn phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan của hoàn cảnh hành động. Chính
sự không khớp giữa nhận định mang tính chủ quan của chủ thể với thực
tế đã mang đến những hành động không như ý muốn. 


Ví dụ: Một học sinh đi thi đại học,mục
đích
của anh ta là có một bài thi đạt điểm cao và đỗ đại học bằng cách
anh ta quay cóp hoặc gian lận khi thi. Anh ta cho rằng với kỹ thuật
quay cóp tài tình của mình thì giám thị không thể phát hiện được,
cũng có thể anh ta cho rằng giám thị sẽ là người dễ tính,dễ thông
cảm hoặc là người quen…cho nên sẽ bỏ qua và kế hoạch anh ta
được thực hiện. Nhưng thực tế anh ta vẫn có thể bị bắt, bị lập biên
bản, thậm chí bị đình chỉ thi…Như vậy kết quả anh ta nhận được
hoàn toàn trái ngược với mục đích đặt ra.



II.3.Chủ thể hành động
- Thành tố không thể thiếu được trong cấu trúc hành động
xã hội là chủ thể hành động, đó có thể là cá nhân, nhóm xã hội,
thiết chế xã hội hay cộng đồng…
- Một cá nhân hành động đơn lẻ nếu như đảm bảo những dấu
hiệu của hành động xã hội trong những điều kiện xác định thì
vẫn có thể coi là hành động xã hội. Khi nghiên cứu chủ thể hành
động là một nhóm xã hội, thiết chế, cộng đồng…thì chúng ta có
thể nhận thấy đó là hành động hội họp, mít tinh, làm việc.. Bởi
đây là những hành động do một tập hợp cá nhân xã hội tiến
hành.


II.4.Hoàn cảnh hoặc môi trường hành động

- Đó là những điều kiện về thời gian, không

gian, vật chất và tinh thần

của hành động. Nói một cách cụ thể hành động diễn ra lúc nào, ở địa điểm nào? Bối
cảnh xã hội nào (những gì xung quanh ảnh hưởng đến hành động).
- Ví dụ: Một cô dâu mới về nhà chồng mặc dù rất đói (có nhu cầu ăn) nhưng
vẫn phải giữ ý ăn chậm, ăn vừa phải khi ngồi cùng mâm với bố, mẹ, anh, chị
chồng… Như vậy yếu tố hoàn cảnh có ảnh hưởng rất rõ tới hành động xã hội, nhiều
khi có thể gọi sự ảnh hưởng này là “ sự kiềm chế thực tế”. 
Như vậy tuỳ theo hoàn cảnh hành động mà chủ thể hành động tìm cho mình một
phương án tối ưu đạt hiệu quả cao nhất.


IV. Những yếu tố quy định hành động

1.Yếu tố sinh học.
2.Qúa trình xã hội hóa và cơ cấu xã hội.
3.Sự trao đổi xã hội.

xã hội.


1.Yếu tố sinh học
- Sinh học là toàn bộ đặc điểm về giải phẫu

và sinh lý cơ thể xuất hiện ngay khi đứa trẻ
chào đời (bẩm sinh) hoặc do thế hệ trước
truyền lại (di truyền).
- Các nhà khoa học theo quan điểm này cho
rằng yếu tố sinh học quy định hành vi con
người.Chẳng hạn một số nhà tội phạm học cho
rằng những người có xương quai hàm và xương
gò má to lớn, có những dị tật đặc biệt về mắt,
xương cánh tay dài, xương ngón tay, ngón chân
to be, bộ răng bất thường thì thường là có hành
vi phạm tội.


- Nhà nhân chủng học người mỹ William Sheldom cũng cho rằng mỗi
kiểu loại cơ thể của cá nhân có mối liên quan với dạng hành vi nhất định.
Theo ông, có ba kiểu loại cơ thể: kiểu loại tròn béo, mềm thuộc loại
khoan dung, dễ bằng lòng, dễ thân thiện; kiểu loại cơ thể lực lưỡng cơ
bắp thuộc loại có xu hướng phạm tội cao nhất vì loại cơ thể này dễ kích
động, dễ nổi nóng, dễ rơi vào trạng thái thần kinh căng thẳng; kiểu loại
cơ thể mong manh, yếu ớt, gầy thì quá nhạy cảm, dễ nản chí.



- Một số nhà khoa học khác cho rằng những yếu tố về gen di
truyền quy định một số dạng hành vi đặc biệt như: tội phạm, tự
tử… Chẳng hạn họ phát hiện ra những người đàn ông có thừa bộ
nhiễm sắc thể Y (dạng XYY) thường là những người cao hơn
trung bình và thường bị biến thái nhân cách. 
- Như vậy, mặc dù có mối liên hệ nhất định yếu tố sinh học với
một số kiểu loại hành vi nhất định nhưng yếu tố sinh học vẫn
chưẩ đủ để có thể lý giải về sự đa dạng của các hành động xã
hội của con người.


2.Qúa trình xã hội hóa và cơ cấu
xã hội
- Các nhà xã hội học cho rằng quá trình
xã hội hoá cá nhân quy định hành động
xã hội.
- Năm 1947, nhà xã hội học người Mỹ K.Davis khi phân tích
hậu quả của sự cách
ly xã hội với trẻ em chỉ ra rằng quá trình xã hội hoá sớm ở độ
tuổi trẻ em có hậu quả lâu dài đối với sự phát triển nhân cách
của con người.


 Cơ cấu xã hôi quy định hành động xã hội cuả con người:
Như ta đã biết cơ cấu xã hội được coi là một phức hợp các mối
quan hệ xã hội, vị thế xã hội và vai trò xã hội.
- Như vậy mỗi cá nhân trong xã hội tham gia nhiều nhóm xã
hội khác nhau do đó có nhiều mối quan hệ khác nhau.Nhưng

trong mỗi nhóm xã hội cá nhân chỉ giữ một địa vị xã hội khác
nhau và có một vai trò nhất định.
- Do đó cá nhân luôn có xu hướng hành động phù hợp với vị
thế, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cơ cấu xã hội.
Họ sẽ bị lúng túng trong hành động nếu như không xác định
được vai trò, vị thế của mình.
Nói cách khác, chính
cơ cấu xã hội đã tạo ra một áp lực chi phối và kiểm soát hành
động xã hội của con người trong việc thực hiện các vai trò xã
hội.
-


Ví dụ: - Một sinh viên trong giờ học chỉ có thể nghe giảng, ghi bài,

phát biểu ý kiến… nhưng không được nói chuyện riêng, đánh
bài, quấy rối… Họ luôn có xu hướng thực hiện hành động “có
thể” và khi họ thực hiện các hành động không thể, thì họ sẽ
nhận ra hành động đó sai và cần phải điều chỉnh
- Một người có trình độ,được giáo dục tốt thì họ sẽ làm
những việc tốt hay là có ích cho xã hội (ví dụ như:không trộm
cắp,các tệ nạn xã hội khác..) .Khi họ lỡ hành động một việc gì đó
không tốt thì họ sẽ nhận ra rằng điều mà họ làm như vậy là
không đúng và cần phải sửa sai.


3.Sự trao đổi xã hội
- Trao đổi xã hội cũng là một thành tố của hành động xã hội. Bởi lẽ theo
lý thuyết của nhà xã hội học ZG.Hoffman, thì chủ thể sẽ thực hiện hành
động nếu như hành động đó trong quá khứ là có lợi. Ngược lại, họ sẽ

không hành động nếu như hành động đó trong quá khứ bị thiệt thòi. Như
vậy chủ thể sẽ chỉ hành động khi họ có được lợi ích đó.
Ví dụ : Một sinh viên khi nhặt được của rơi thì
trả lại cho người mất, hành động đó đã được tuyên dương thì sinh viên đó
có xu hướng lặp lại hành động đó khi nhặt được của rơi.


- Mặt khác, cũng theo cách giải thích của Hoffman, khi chủ thể hành động họ
luôn mong muốn đạt được những phần thưởng lớn nhất so với chi phí đã bỏ ra khi
hành động. Như vậy, chính phần thưởng hay hình phạt đã quy định hành động xã
hội.
- Cũng theo thuyết trao đổi về sự lựa chọn hợp lý của Goffman cá nhân hành
động theo cách mà họ muốn người khác hài lòng về họ. Vì vậy cùng một vấn đề
nhưng các cá nhân hành động trước những người khác không giống so với khi ở một
mình. Như vậy chính thái độ, phản ứng của người khác quy định hành động của cá
nhân.
- Ví dụ: khi đến thăm bệnh nhân chúng ta hay hỏi thăm sức khoẻ của bệnh
nhân, động viên bệnh nhân chữa trị… làm như vậy để cho người bệnh thấy chúng ta
là người quan tâm đến họ. Tuy nhiên khi ở một mình, chúng ta cảm thấy bực bội vì
ít nhất cuộc viếng thăm đó đã làm chúng ta mất thời gian.


XIN
CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI!!!



×