PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài:
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát
triển xã hội hiện tại và là người chủ tương lai của đất nước. Nghị quyết Hội nghị
lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII về công
tác thanh niên trong thời kỳ mới đã khẳng định: “Thanh niên là lượng xung kích
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay
không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới
hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa
hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn
luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một
trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Đúng như Bác Hồ đã
nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người”, vì vậy vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát
huy nhân tố và nguồn lực con người”.
Thực tiễn lịch sử 80 năm qua của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và
phong trào thanh niên của cả nước đã chứng minh rằng: ở những bước ngoặt của
lịch sử, thanh niên Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã gánh vác được những
nhiệm vụ nặng nề nhất của Tổ quốc yêu cầu và đã góp phần làm nên truyền thống
vẻ vang cho dân tộc.
Hơn hai mươi năm đổi mới và hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, những biến đổi của tình hình trong nước và
quốc tế có tác động mạnh mẽ đến thanh niên cả nước và ở mỗi địa phương. Thanh
niên đang có những thay đổi về cơ cấu xã hội, địa vị kinh tế, tư tưởng chính trị, tâm
lý, lối sống v.v... những thay đổi này diễn ra mạnh mẽ, bên cạnh những yếu tố tích
cực là những hạn chế tiêu cực. Vì vậy cần có những chính sách, giải pháp thích hợp
để phát huy, phát triển và quản lý Nhà nước về thanh niên, tạo điều kiện cho thế hệ
trẻ kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thực hiện thắng lợi sự
nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta.
2- Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
- Nghiên cứu tìm hiểu cơ sở lý luận, phương pháp luận về vấn đề thanh niên,
những quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với thanh niên.
- Điều tra, khảo sát, phân tích số liệu, đánh giá thực trạng tình hình thanh niên
xã Quốc Tuấn dự báo xu hướng phát triển thanh niên đến năm 2020.
1
- Tổng kết kinh nghiệm và mô hình thực tiễn về công tác Đoàn và phong trào
thanh niên xã Quốc Tuấn 5 năm qua.
- Đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác Đoàn và phong trào thanh niên xã
Quốc Tuấn trong những năm tới.
- Đề xuất phương hướng xây dựng văn bản chiến lược, các chính sách cần
thiết và chương trình hành động phát triển thanh niên trong giai đoạn mới.
3- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thanh niên công tác Đoàn và phong trào
thanh niên xã Quốc Tuấn 5 năm qua; cả về mặt lý luận, quan điểm, chính sách của
Đảng, Nhà nước ta đối với thanh niên và thực trạng tình hình thanh niên xã Quốc
Tuấn trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
4- Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin về nhân tố con người, vai trò
của các cơ quan quản lý, của tổ chức chính trị xã hội và hệ thống các chính sách.
- Điều tra tổng thể và điều tra xã hội học.
- Phân tích thực tiễn; tổ chức tọa đàm, hội thảo, so sánh; tổng kết đánh giá.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN.
A. Khái niệm, vị trí vai trò của Đoàn thanh niên.
I. Khái niệm:
Thanh niên là một nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù bao gồm những người ở
độ tuổi từ 15 đến 35, có mặt trong tất cả các gia cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, các
lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Có những đặc trưng về tâm lý, sinh lý,
nhận thức xã hội. Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân
tộc, trong cả hiện tại và tương lai.
II. Vị trí, vai trò:
1. MÁC, ĂNG-GHEN, LÊ-NIN: BÀN VỀ VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA THANH
NIÊN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
a- Một trong những phát hiện vĩ đại nhất của C.Mác là học thuyết về sứ mệnh
lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản hiện đại, một giai cấp đại biểu cho lực
lượng sản xuất tiên tiến và luôn luôn phát triển cùng với cuộc cách mạng khoa họckỹ thuật. Theo Mác, giai cấp vô sản chỉ được hình thành với tư cách một giai cấp
khi nó ý thức được địa vị và tương lai của nó: “... Những công nhân tiên tiến nhất
2
hoàn toàn hiểu rõ rằng, tương lai của giai cấp công nhân và do đó tương lai của
nhân loại, hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên”
[1]. Trong bối cảnh của xã hội tư bản đương thời (cuối thế kỷ XIX), Mác cho rằng
“Cần phải giải thoát cho thanh, thiếu niên khỏi sự tác động có tính chất phá hoại
của hệ thống hiện đại”[2]. Chính Mác đã gọi thanh niên là cội nguồn sự sống của
dân tộc và giai cấp công nhân là bộ xương của mỗi cơ chế dân tộc.
b- Ăng-ghen đã đề xuất tư tưởng: Thanh niên không thể đứng ngoài chính trị,
chính hiện thực cuộc sống đã, đang và sẽ cuốn hút tuổi trẻ vào đời sống chính trị.
Ngay khi mới 19-20 tuổi, trong các thư gửi cho bạn bè, ăng-ghen đã chế nhạo cái
nguyện vọng của những chàng trai, cô gái muốn sống bình lặng, muốn “giam mình
trong vương quốc của điền viên”, với thái độ “Mũ ni che tai”, bàng quan trước thời
cuộc. Với lòng hứng khởi, với niềm tin vô hạn vào tiềm năng của thế hệ trẻ ở Đức,
ông nhấn mạnh rằng, thanh niên không bao giờ thỏa mãn với lý tưởng trước đây, họ
muốn được tự do hơn trong hành động, họ khao khát lập chiến công và vì sự đổi
mới, họ sẵn sàng hiến dâng cả máu và cuộc đời mình. Thanh niên sẽ có đủ sức lực
và tài năng để giải quyết những mâu thuẫn đang nảy sinh trong đời sống của đất
nước. Điều đáng lưu ý là niềm tin ấy đã được nhen lên trong tâm trí của ăng-ghen
trong điều kiện của chế độ quân chủ chuyên chế với lưỡi lê và họng súng. Vào năm
1845, ăng-ghen đã viết rằng, chính thanh niên nước Đức đòi hỏi phải thực hiện
cuộc cách mạng trong tương lai ở nước này.
c- Mác và Ăng-ghen luôn luôn gắn thanh niên với giai cấp công nhân và đội
tiên phong chiến đấu của nó. ăng-ghen là người đầu tiên đưa ra các quan niệm như:
“đội quân xung kích quyết định của đạo quân vô sản quốc tế”, “đội hậu bị của
Đảng” để gắn với thanh niên. Vào năm 1853, khi “Đảng của Mác” đã khẳng định vị
trí của mình trên vũ đài lịch sử, trong cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại những đạo
luật đặc biệt của Bít-xmắc. ăng-ghen viết: “Chính thế hệ trẻ sẽ là nguồn bổ sung dồi
dào nhất cho Đảng”.
d- Phát triển sáng tạo những luận điểm của Mác và ăng-ghen trong điều kiện
lịch sử mới, V.I.Lê-nin đã coi thanh niên là “nguồn sinh lực chiến đấu của cách
mạng”. ông đã luận giải những nguyên nhân làm xuất hiện phong trào thanh niên,
phát hiện ra những đặc điểm của nó và xác định mối quan hệ, sự tác động qua lại
giữa các tổ chức thanh niên với các Đảng Cộng sản. Đánh giá rất cao tiềm năng
sáng tạo của tuổi trẻ, Lê-nin không nghi ngờ về khả năng hoàn thành xuất sắc
những nhiệm vụ của cách mạng mà các thế hệ trước chưa kịp hoàn thành. Ngay
cuối thế kỷ XIX, ông đã viết: “người ta quan sát thấy trong thanh niên công nhân
một khát vọng nồng cháy không gì kìm hãm được tới lý tưởng của dân chủ và
3
CNXH”.[3] Lê-nin đã sớm nhìn thấy vai trò cách mạng to lớn của thanh niên học
sinh, sinh viên. ông đã thường xuyên nhắc nhở những người bạn chiến đấu của
mình rằng phải kiên trì đấu tranh để hợp nhất phong trào học sinh, sinh viên thành
một trào lưu chung theo tinh thần của chủ nghĩa Mác cách mạng. ông cho rằng,
thành công của phong trào thanh niên chính là ở chỗ biết gắn liền nhận thức lý luận
của chủ nghĩa Mác, tri thức khoa học với sự tham gia trực tiếp của họ vào cuộc đấu
tranh chính trị của giai cấp vô sản.
2- HỒ CHỦ TỊCH: THANH NIÊN LÀ ĐỘNG LỰC CHỦ YẾU CỦA CÁCH
MẠNG, LÀ NGƯỜI CHỦ TƯƠNG LAI CỦA ĐẤT NƯỚC
Hơn nửa thế kỷ hoạt động, Hồ Chủ tịch luôn quan tâm đến lớp trẻ của dân
tộc, luôn đánh giá cao tiềm năng to lớn, vai trò, vị trí trọng yếu của thanh niên
trong sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, Người đã dành nhiều thời gian, dồn tâm lực để
gieo mầm cách mạng vào lớp người trẻ tuổi Việt Nam, không ngừng đào tạo và bồi
dưỡng hết thế hệ thanh niên này đến thế hệ thanh niên khác. Ngay từ đầu năm
1924, tấm gương hoạt động cách mạng và những bài báo của Nguyễn ái Quốc đã có
sức hấp dẫn rất lớn đối với thanh niên, cổ vũ thanh niên nước ta đứng lên làm cách
mạng. Việc thành lập tổ chức “Hội Việt Nam thanh niên cách mạng” (với hạt nhân
là cộng sản đoàn) để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam và
việc sáng lập tờ báo cách mạng mang tên “Thanh niên” đã chứng tỏ Hồ Chủ tịch có
một tầm nhìn chiến lược, khi Người biết rằng chỉ có thanh niên mới có thể “nắm
vai trò là những người châm ngòi lửa đầu tiên cho cách mạng nước ta”[4]. Trong
toàn bộ tiến trình của cách mạng Việt Nam, Hồ Chủ tịch luôn coi thanh niên là
động lực chủ yếu của cách mạng. Từ năm 1921, trong màn đêm dày đặc của chế độ
thực dân, Người đã nhận thấy vai trò ấy: “... Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người
Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách
ghê gớm, khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó
mau đến”[5]. Bộ phận ưu tú ở đây chính là lớp thanh niên đầu tiên của cách mạng
Việt Nam. Người coi “thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên
già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”, “thanh niên
là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa”, “thanh niên là
lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ” và trong mọi công
việc, thanh niên thi đua thực hiện khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có
thanh niên làm”[6]. Người đã tổng kết: “Thanh niên là một bộ phận quan trọng của
dân tộc: Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ. Dân tộc được giải phóng,
thanh niên mới được tự do. Vì vậy thanh niên phải hăng hái tham gia cuộc đấu
tranh của dân tộc”[7] ... Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản, chắc chắn
thanh niên sẽ hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ rất vẻ vang của đạo quân tiên phong
4
trong sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và
giàu mạnh.
Gắn thanh niên với vận mệnh của dân tộc, Hồ Chủ tịch, trong nhiều bài nói và
viết của mình đã luận giải một cách giản dị, thuyết phục rằng: “Thanh niên là người
chủ tương lai của nước nhà”. “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần
lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì
ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn
bị cho cái tương lai đó”[8].
Tư tưởng bao trùm của Bác đối với thanh niên và đó cũng là lời dăn của
Người đối với Đảng, với dân trước lúc đi xa: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”[9].
3- NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ
NƯỚC TA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH NIÊN
Những quan điểm về lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên của Đảng và Nhà
nước ta là sự kế thừa có tính nhất quán, liên tục, xuyên suốt tư tưởng của Đảng và
Hồ Chủ tịch ngay từ những năm tháng đầu tiên xây dựng chính quyền cách mạng
nhân dân. Sự nhất quán đó thể hiện tư tưởng trước sau như một của Đảng, Nhà
nước ta đối với chiến lược quốc gia phát triển nguồn lực thanh niên.
Bác dạy: “Kiến thiết cần có nhân tài”. Hiện nay công cuộc đổi mới đất nước
đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người là nguồn lực chủ
yếu và quyết định cho sự nghiệp cách mạng này thành công. Đất nước đang và sẽ
cần nhiều những nhà khoa học giỏi, những nhà doanh nghiệp, những nhà tư tưởng
và chính khách tầm cỡ. Để đáp ứng yêu cầu thực tế này, chúng ta phải tin cậy, tin
tưởng và dựa vào sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ cán bộ, sỹ quan, trí
thức trẻ, những danh nhân trẻ của đất nước.
a- Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều
66 nói về thanh niên : “Thanh niên được gia đình, nhà nước và xã hội tạo điều kiện
học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền
thống dân tộc, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong công
cuộc sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc”.
b- Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị khóa V về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác thanh niên chỉ rõ: “Làm tốt công tác thanh niên là bảo đảm
sự phát triển không ngừng của chế độ ta, bảo đảm hiện tại cũng như tương lai tươi
sáng của dân tộc Việt Nam”. Nghị quyết còn nhấn mạnh “Nhà nước coi thanh niên
là một bộ phận của chiến lược kinh tế-xã hội”. Tiếp theo tinh thần đó, Nghị quyết
25 Bộ Chính trị khóa VI nêu rõ: “Đảng, Nhà nước và toàn dân ta phải hết lòng bồi
5
dưỡng, phát huy tiềm năng và vai trò chủ động của thanh niên trên mọi lĩnh vực
của công cuộc đổi mới, coi đó là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược con người”.
c- Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về
công tác thanh niên trong thời kỳ mới ngày 14 tháng 1 năm 1993 đã đánh giá về
thanh niên toàn diện hơn. Nghị quyết nêu lên 5 phương hướng lớn trong chính sách
thanh niên. Đó là:
+ Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có
vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững
bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng
thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là
vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại
của cách mạng. Đúng như Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,
vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, vì vậy vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí
trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người.
Đảng đặt niềm tin sâu sắc vào thanh niên, phát huy vai trò làm chủ và tiềm
năng to lớn của thanh niên để thanh niên thực hiện được sứ mệnh lịch sử, đi đầu
trong cuộc đấu tranh chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng và bảo vệ đất nước
giàu mạnh, xã hội văn minh, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
+ Đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng và tạo mọi điều kiện cho thanh niên phấn đấu
để hình thành một thế hệ con người mới có lý tưởng cao đẹp, có ý thức trách nhiệm
công dân, có tri thức có sức khỏe và lao động giỏi, sống có văn hóa và tình nghĩa,
giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính. Cổ vũ TN Việt Nam nuôi
dưỡng hoài bão lớn, tự cường dân tộc, năng động, sáng tạo, làm chủ được khoa học
và công nghệ mới, vươn lên ngang tầm thời đại, sánh vai cùng thanh niên các nước
trên thế giới. Hình thành một lớp thanh niên nam, nữ ưu tú, vững vàng về chính trị,
kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, tiêu biểu cho thế hệ trẻ, trở thành những nhà
lãnh đạo, quản lý, kinh doanh giỏi, những chuyên gia xuất sắc trên mọi mặt hoạt
động của xã hội, những trí thức uyên bác chiếm lĩnh các đỉnh cao của khoa học,
những văn nghệ sĩ có tài năng, những người lao động có tay nghề cao.
+ Phát huy lực lượng và tiềm năng của thế hệ trẻ.
- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên là
một ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Khuyến khích thanh niên hăng say
lập nghiệp, tự tạo việc làm và giúp nhau tạo việc làm. Nhà nước tổ chức và huy
động thanh niên tham gia xây dựng các công trình, các lĩnh vực, các vùng kinh tế
quan trọng; đầu tư ngân sách thích đáng cho các chương trình giải quyết việc làm.
6
Mở rộng việc cho các gia đình vay vốn để sản xuất kinh doanh. Sửa đổi, bổ sung
những quy định về quản lý lao động và cư trú để thanh niên dễ dàng tìm việc làm.
Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lưới dạy nghề và giới thiệu việc làm
cho thanh niên.
- Đáp ứng thiết thực các yêu cầu về học tập, lao động, sinh hoạt văn hóa, du
lịch, thể dục, thể thao, xây dựng hạnh phúc gia đình cho thanh niên.
- Bồi dưỡng tài năng trẻ, giao việc cho thanh niên; sử dụng và đề bạt cán bộ
trẻ vào các vị trí xứng đáng với đức - tài của họ; nâng cao tỷ lệ cán bộ trẻ trong cơ
quan lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành.
- Tổ chức tốt việc phục hồi chức năng, chăm lo dạy nghề, dạy văn hóa, bố trí
việc làm thích hợp cho thương binh, thanh niên, thiếu niên tàn tật.
- Có chủ trương, biện pháp cụ thể thích hợp đối với hoạt động của thanh niên
dân tộc.
+ Xây dựng Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh về chính trị,
tư tưởng và tổ chức, thực sự là đội dự bị tin cậy của Đảng. Củng cố tổ chức và đổi
mới phương thức hoạt động của Đoàn, nhất là đoàn cơ sở. Đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ đoàn, nhất là cán bộ đoàn cơ sở. Đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh
niên trong các tổ chức của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, do Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh làm nòng cốt. Chăm lo xây dựng Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh và các hình thức tập hợp, giáo dục nhi đồng.
+ Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh là điều kiện phát triển của thế hệ trẻ
và cũng là nhiệm vụ của chính thanh niên,
Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách: thiết lập trật tự kỷ cương xã hội,
xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật; chống văn hóa độc hại, đồi trụy, mê
tín, dị đoan; chống nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc; chống tham nhũng, buôn lậu, làm
hàng giả và các hành vi tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Xây dựng và thực hiện các quy ước về nếp sống văn minh ở các địa bàn dân
cư, các đơn vị cơ sở, trường học, những nơi công cộng.
Xây dựng gia đình văn hóa, tăng cường trách nhiệm của gia đình trong việc
giáo dục, chăm sóc thanh, thiếu niên.
D - Để thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 của BCH Trung ương Đảng
(khóa VII), Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 145/TTg ngày 06/4/1993 về
việc thanh niên tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội. Chỉ thị nêu 6
vấn đề chủ yếu như sau:
+ Về vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên, hướng chủ yếu là thanh niên
7
tự tìm việc làm phù hợp, cùng góp vốn phát triển sản xuất, mở mang các hoạt động
dịch vụ theo các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế mà Nhà nước đã
ban hành.
+ Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông
nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Lâm nghiệp có trách nhiệm tạo điều kiện
thuận lợi cho Đoàn thanh niên tham gia tích cực vào chương trình khuyến nông,
cấp vốn đầu tư và hướng dẫn quy hoạch cho TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xây
dựng một số trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nghề nông cho thanh niên ở
các vùng kinh tế.
+ Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - TBXH, Bộ Giáo
dục-đào tạo, Bộ y tế cân đối ngân sách, trên cơ sở sắp xếp lại các cơ sở hiện có và
xác định rõ quy hoạch, cấp vốn đầu tư cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xây dựng một
số cơ sở để chữa bệnh, dạy nghề, tạo cơ sở sản xuất và tìm việc làm thích hợp cho
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em lang thang cơ nhỡ, những thanh thiếu niên
nghiện hút xì ke ma túy và các phụ nữ làm nghề mại dâm.
+ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xây dựng đề án và bàn với Uỷ ban
Kế hoạch Nhà nước, các Bộ chuyên ngành, Bộ Lao động-TBXH về việc Đoàn nhận
vốn xây dựng và thực hiện các dự án thuộc quyết định 327 về phủ xanh đất trống
đồi trọc... trên cơ sở các dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ Lao
động-TBXH cân đối ngân sách, tìm thêm nguồn vốn, hoặc trích từ quỹ quốc gia về
giải quyết việc làm dành cho Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh một số vốn để
hỗ trợ vốn ban đầu cho thanh niên lập nghiệp, giải quyết việc làm; đặc biệt là Ngân
hàng và các tổ chức tín dụng các địa phương chú trọng dành vốn cho các hộ gia
đình trẻ nghèo vay để sản xuất kinh doanh có sự bảo trợ của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh từ cấp xã trở lên.
+ Từ năm 1994, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một đầu mối để xây dựng các
chương trình, dự án phát triển KT-XH, kể cả các chương trình, dự án về khuyến
nông, xóa đói giảm nghèo, các dự án thuộc quyết định 327 và dự án thuộc nguồn
vốn giải quyết việc làm và được phân bổ vốn ngay từ đầu năm để Đoàn TN thực
hiện và quản lý các chương trình và dự án đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC THANH NIÊN
I- HỆ THỐNG CỦA CÁC TỔ CHỨC THANH NIÊN
Hiện nay ở nước ta có cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên, có 3 tổ chức
8
về thanh niên và đơn vị thanh niên xung phong.
- Uỷ ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam (là cơ quan quản lý nhà nước về
thanh niên được thành lập ở cấp Trung ương).
- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (được tổ chức theo hệ thống từ TW
đến cơ sở).
- Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (được tổ chức theo hệ thống từ TW đến
cơ sở).
- Hội Sinh viên Việt Nam (được tổ chức trong trường Đại học, Cao đẳng).
- Đơn vị thanh niên xung phong (do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp lập ra).
1- Uỷ ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam:
Ngày 13/2/1998 Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Uỷ ban Quốc gia
về Thanh niên Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức phối hợp
giải quyết những vấn đề quan trọng liên quan về thanh niên. Uỷ ban Quốc gia về
Thanh niên Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Đề xuất và kiến nghị với các cơ quan Nhà nước trong việc soạn thảo các văn
bản quy phạm pháp luật và các chính sách về thanh niên.
+ Tổ chức việc phối hợp với các cơ quan liên quan để hướng dẫn, đôn đốc,
kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc TW, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế thực hiện pháp luật và
chính sách đối với thanh niên.
+ Thực hiện các hoạt động đối ngoại về mặt Nhà nước trong lĩnh vực thanh
niên theo quy định.
- Cơ cấu tổ chức Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam bao gồm: Chủ
nhiệm; phó chủ nhiệm và các ủy viên là đại diện lãnh đạo của các bộ, ngành Trung
ương thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm theo sự phân công.
2- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đoàn là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt
động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Đoàn được xây dựng trên nguyên tắc
cơ bản là tập trung dân chủ. Hệ thống tổ chức của Đoàn có 4 cấp từ TW đến cơ sở
gồm:
+ Trung ương Đoàn
+ Tỉnh, thành Đoàn và các đơn vị tương đương.
+ Huyện, quận Đoàn và các đơn vị tương đương.
9
+ Tổ chức cơ sở Đoàn (Đoàn cơ sở và chi đoàn).
- Tổ chức cơ sở là nền tảng của Đoàn, được thành lập theo địa bàn dân cư,
trong các cơ quan, trường học, đơn vị kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng. Đơn vị
nào có từ 3 đoàn viên trở lên được thành lập chi đoàn. Chi đoàn là tổ chức tế bào
của Đoàn.
- Thanh niên Việt Nam tuổi từ 15 đến 30, không phân biệt dân tộc, tôn giáo,
thành phần xã hội; tích cực trong học tập, lao động, hoạt động xã hội và bảo vệ Tổ
quốc; thừa nhận điều lệ Đoàn đều có thể trở thành đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh.
3- Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam:
- Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là một tổ chức xã hội rộng rãi của thanh
niên và các tổ chức thanh niên Việt Nam yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Mọi
nam, nữ thanh niên Việt Nam tuổi đời từ 15 đến 35 và các tổ chức thanh niên Việt
Nam tán thành điều lệ Hội đều có thể gia nhập Hội. Hệ thống tổ chức của Hội có 4
cấp từ trung ương đến cơ sở gồm:
+ Uỷ ban Trung ương Hội.
+ Uỷ ban Hội các tỉnh, thành và tương đương.
+ Uỷ ban Hội huyện, quận và tương đương.
+ Uỷ ban Hội xã, phường và tương đương.
- Chi hội (Câu lạc bộ, đội, nhóm, tổ thanh niên) là tổ chức tế bào của Hội
được tổ chức và hoạt động không phân biệt địa bàn hành chính mà căn cứ vào nhu
cầu nghề nghiệp, hoạt động văn hóa xã hội, năng khiếu, sở thích để quy tụ thanh
niên tự nguyện tham gia vào các loại hình đó, cùng hoạt động vì lợi ích chung của
xã hội và lợi ích của từng thành viên.
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên tập thể có vai trò nòng cốt trong
mọi hoạt động của Hội.
4- Hội Sinh viên Việt Nam:
- Hội Sinh viên Việt Nam là tổ chức chính trị-xã hội của giới sinh viên Việt
Nam, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước và trong sự phối hợp chặt chẽ với
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trong đó Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có vai trò nòng cốt.
Hội Sinh viên Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội
Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Liên hiệp Sinh viên quốc tế.
- Tổ chức Hội Sinh viên được thành lập trong các trường Đại học, Cao đẳng
trong nước. Hội viên gồm những sinh viên là công dân Việt Nam đang học tập tại
các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước tán thành điều lệ Hội, tự nguyện
10
gia nhập Hội và được xem xét chấp nhận của một cấp bộ Hội.
5- Thanh niên xung phong:
- Thanh niên xung phong ra đời từ những năm 1950, trải qua cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam XHCN, thanh niên xung phong đã làm nên truyền thống vẻ vang và vinh dự
được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang.
- Trong giai đoạn hiện nay, theo quyết định số 770/TTg ngày 20/12/1994 của
Thủ tướng Chính phủ: “Thanh niên xung phong là hình thức tổ chức lực lượng
xung kích của thanh niên do Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức ra
nhằm tập hợp thanh niên xung kích thực hiện các chương trình, dự án KT-XH, giải
quyết việc làm, vừa giaó dục, rèn luyện và đào tạo nghề nghiệp cho thanh niên”.
- Thanh niên xung phong chỉ thành lập ở đơn vị thực hiện các chương trình,
dự án hoặc được giao một số nhiệm vụ trong từng thời gian, theo các hình thức:
Đội thanh niên xung phong, Tổng đội thanh niên xung phong, Trường thanh niên
xung phong, Trung tâm thanh niên xung phong dạy nghề cho các đối tượng xã hội.
- Tổ chức Đoàn các cấp được đứng ra thành lập đơn vị thanh niên xung phong
của cấp mình để thực hiện các nhiệm vụ: thực hiện chương trình, dự án của Nhà
nước về phát triển KT-XH ở các vùng có nhiều khó khăn (như miền núi, vùng sâu
vùng xa, biên giới, hải đảo), vùng đất hoang hóa ở đồng bằng, vùng bãi bồi ven
sông ven biển; thực hiện một số nhiệm vụ cần có lực lượng xung kích trong từng
thời gian ở nơi có khó khăn như khắc phục hậu quả thiên tai, vệ sinh phòng bệnh,
chữa bệnh, dạy học, phổ biến khoa học kỹ thuật..., giáo dục lao động cho các đối
tượng xã hội, góp phần giải quyết các tệ nạn xã hội (mại dâm, ma túy).
- Lực lượng thanh niên xung phong gồm các thanh niên từ 18 tuổi trở lên
không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, tự
nguyện tham gia.
II . ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA XÃ QUỐC TUẤN.
1. Vị trí địa lý:
Xã Quốc Tuấn là một xã rộng, diện tích tự nhiên 790 ha, dân số: 9375 người,
địa bàn dân cư được phân bố ở 6 thôn và 12 xóm. Phí bắc giáp xã trường thọ, phí
tây giáp xã Quang Trung, phí tây nam giáp Huyện Tiên Lãng, phía đông giáp thị
trấn An Lão và xã An Thắng. Phí Nam giáp xã Tan Viên. Địa bàn xã được bao bọc
bởi hai dòng sông Văn úc và Đa Độ, có đường quốc lộ 10, quốc lộ 5, tỉnh lộ 360 và
huyện lộ 302 chạy qua.
2. Kinh tế - Văn hóa, xã hội.
11
Kinh t ch yu l thun nụng, c s vt cht cũn nghốo nn, i sng nhõn
dõn c bn c ci thin, thu nhp bỡnh quõn u ngi 8.5 triu/ ngi/ nm.
Lng thc bỡnh quõn 5,5 t/ngi/nm. Xong vn cũn h khú khn, t l h nghốo
theo chun Quc gia mi 9,45%.
Vn húa xó hi cú nhiu chuyn bin, xó cú 03 trng hc cú nh cao tng
c ba bc hc mm non, tiu hc v trung hc c s, hng nm luụn t loi khỏ
ca huyn, 6/6 lng xõy dng lng vn húa trong ú ó cú 5/6 lang c cụng nhn
l lng vn húa. Xó cú 02 dũng h ng ký xõy dng dũng h vn húa ú l: Dũng
h thụn õu Kiờn v dũng h V H thụn ụng Nham, dũng h Phan thụn õu
Kiờn ang lm th tc ng ký xõy dng. Nhõn dõn tin tng vo s lónh o ca
ng, iu hnh ca chớnh quyn cỏc cp, nhiu chng trỡnh mc tiờu c nhõn
dõn ng tỡnh ng h.
3. An ninh quc phũng:
Cụng an, Quõn s xó lm tt cụng tỏc gi gỡn an ninh chớnh tr trt t an ton
xó hi. Din tp cỏc phng ỏn bo v ng, bo v chớnh quyn, phũng chng lt
bóo, tỡm kim cu nn.
Hng nm xó hon thnh 100% ch tiờu giao quõn. Tuyờn truyn v t chc
tt cỏc chớnh sỏch hu phng quõn i.
4. Thc trng t chc on v thanh niờn ti xó:
on thanh niờn xó Quc Tun gm 09 chi on trong ú cú 06 chi on
nụng nghip v 03 chi on giỏo dc. Tng s on viờn 150, Tng s thanh niờn
2350.
Ban chp hnh on xó gm 13 y viờn, 03 y viờn thng v, 02 cỏn b
chuyờn trỏch l Bớ th v Phú Bớ th.
Phong trào Đoàn đã hoạt động có hiệu quả nhng cha đồng
đều, một số chi đoàn việc hội họp còn rất hạn chế.
Số lợng đoàn viên mới kết nạp còn ít, số lợng đoàn viên trong toàn
xã ít so với số thanh niên trong xã hiện có. Tổ chức Đoàn cha có
nhiều các hoạt động để lôi cuốn thanh niên.
Việc thu đoàn phí của một số chi đoàn nông nghiệp còn
gặp khó khăn.
Một số đ/c cán bộ Đoàn còn phải ra ngoài làm để đảm bảo
cuộc sống, thanh niên học xong đi làm tại các Công ty, Xí nghiệp
liên doanh sáng đi sớm, tối về muộn ít có thời gian quan tâm đến
các hoạt động xã hội. Song những nơi đó không quan tâm đến họ
12
có phải đoàn viên hay không, nên không có sự dàng buộc.
Cha có chế độ quan tâm đến đội ngũ cán bộ làm công tác
đoàn, mới chỉ quan tâm theo mùa vụ, mức hởng thụ quán thấp.
III. KT QU T C TRONG 5 NM QUA:
Trong những năm qua dới sự lãnh đạo của Đảng uỷ - HĐND UBND - UBMTTQ xã, Kinh tế xã hội của xã nhà có những bớc phát
triển mới, tình hình an ninh chíh trị, trật tự an toàn xã hội luôn
ổn định. Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của xã
luôn nhận đợc sự quan tâm tạo mọi điều kiện trực tiếp của Ban
Thờng Vụ Huyện Đoàn An Lão và Đảng Uỷ, HĐND,UBND, UBMTTQ xã,
sự kết phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể. Xác định rõ vai
trò của thanh niên trong thời kỳ mới, đồng hành với thanh niên
trong thực hành nâng cao kỹ năng xã hội. Tập thể cán bộ hội viên
hội liên hiệp thanh niên xã nhà đã nỗ lực cố gắng khắc phục khó
khăn, triển khai các hoạt động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
công tác nhiệm kỳ 2006 - 2011.
A. những kết quả đạt đợc:
I. Công tác tổ chức xây dựng Hội:
Thực hiện kế hoạch công tác nhiệm kỳ, ngay sau khi Uỷ ban
Hội triển khai kế hoạch, Các chi hội các thôn, đã tổ chức triển khai
thực hiện nghị quyết đại hội và kế hoạch hoạt động. Công tác xây
dựng phát triển tổ chức Hội dần đi vào nề nếp, ổn định. Đặc
biệt hoạt động của các tổ chức Hội đã đợc nâng cao và đi sâu sát
với tình hình thực tế, chỉ đạo các chi hội rà soát hội viên thanh
niên, kiện toàn các chi hội. Duy trì chi hội học sinh lớp 9,đội văn
nghệ xung kích và đội thanh niên tình nguyện hoạt động tốt.
Hàng năm thờng xuyên tổ chức các buổi giao lu văn hóa, văn
nghệ, thể dục thể thao vào các ngày lễ lớn đặc biệt là trong dịp
hè cho thanh niên tham gia. Qua đó thu hút tập hợp đợc đông đảo
đoàn viên thanh niên tham gia.
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, thi
đua lập thành tích chào mừng Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần thứ
VI, Đại hội Đảng các cấp. Các chi hội trong toàn xã đã tích cực củng
cố phát triển hội viên, trong nhiệm kỳ đã đã kết nạp đợc 550 hội
viên và 400 hội viên đợc kết nạp vào Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh, Hội viên thanh niên tích cực tham gia viết bài tìm hiểu
13
Thăng Long Hà Nội, tìm hiểu truyền thống quân khu III.
Uỷ ban Hội xã luôn xác định công tác tuyên truyền giáo dục
chính trị t tởng cho hội viên thanh niên là nhiệm vụ quan trọng
thờng xuyên. Công tác tuyên truyền đợc Hội tập trung triển khai
thông qua các ngày lễ lớn, hội tụ đông đảo hội viên thanh niên nh
hội trại hè hàng năm, các chơng trình văn nghệ mừng Đảng, mừng
xuân, tết trồng cây. Các chơng trình sinh hoạt hè, tổng kết hè. Đặc
biệt là chào mừng đại hội Hội LHTN Việt Nam và Đại hội Đảng các cấp
Qua những chơng trình những bài học mang tính giáo dục cao đã
thực sự tạo cho hội viên thanh niên t tởng lối sống cộng đồng, tinh thần
đại đoàn kết dân tộc, ý chí tự lực tự cờng.
II- Kết quả hoạt động:
Nhiệm kỳ 2006 - 2011 Hội liên hiệp thanh niên xã cùng với các
cấp bộ hội tiếp tục triển khai có hiệu quả những chơng trình,
các cuộc vận động của Hội trong phạm vi toàn xã. Kết quả cụ thể
nh sau:
1- Cuộc vận động Thanh niên đi đầu trong xã hội học
tập:
Tổ chức Đoàn, Hội xã luôn tạo điều kiện cho các đồng chí
đoàn viên thanh niên tham gia các lớp học, tập huấn nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ công tác Đoàn - Hội - Đội cũng
nh công tác chuyên môn.
Hởng ứng các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà
Nội, Ban Thờng Vụ Đoàn, Hội LHTN xã triển khai kế hoạch phát
động cuộc thi tìm hiểu Thăng Long ngàn năm văn hiến đợc 60
bài dự thi nộp về Huyện Đoàn.
Triển khai hởng ứng cuộc thi tìm hiểu truyền thống Quân
Khu III tới đông đảo đoàn viên thanh niên, thiếu nhi kết quả thu
đợc 82 bài dự thi.
Chào mừng kỷ niệm ngày nhà giáo Việt nam 20.11 chi Đoàn
các trờng học trong xã tổ chức tuần học tốt, các giờ dạy tốt với kết
quả cao.
Các hoạt động của học sinh trờng Trung học cơ sở của xã đạt
kết quả cao, nh các hoạt động chào mừng kỷ niệm ngày nhà giáo
Việt Nam hàng năm. 100% các chi hội thanh niên học sinh lớp 9, đã
14
tổ chức các đợt thi đua học tập đăng ký tuần học tốt, ngày học
tốt, kết quả đã có hàng trăm tiết học tốt, điểm tốt. Trong 5 năm
trở lại đây số học sinh giỏi là học sinh lớp 9 ngày càng nhiều. Tỷ
lệ đỗ tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 100%. Sau khi tốt nghiệp số
học sinh đều thi vào các trờng trung học phổ thông và các trờng
nghề. Khuyến khích học sinh, thanh niên học thêm ngoại ngữ, tin
học, truy cập mạng Intenet để nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế.
2- Cuộc vận động Thanh niên làm kinh tế giỏi, tích
cực tham gia xóa đói giảm nghèo:
Hàng năm ủy ban hội liên hiệp thanh niên xã cử cán bộ hội viên,
những điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi, có mô hình phát triển
kinh tế đi tham gia tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật do
huyện và địa phơng tổ chức. Tổ chức tham quan các mô hình làm
kinh tế giỏi để triển khai cho đoàn viên thanh niên. Tổ chức Đoàn,
Hội xã đứng ra tín chấp cho 59 hộ gia đình đoàn viên thanh
niên vay vốn NHCSXH Huyện An Lão hỗ trợ đoàn viên thanh niên
vay vốn giải quyết việc làm và phát triển kinh tế gia đình, kinh
tế trang trại. Tính đến hết tháng 10 năm 2010 tổng số vốn là
642.940.000 đồng.
Động viên thanh niên đi lao động tại các nớc trong khu vực
thông qua các công ty giới thiệu việc làm.
Tổ chức Đoàn, Hội xã phối hợp với NHCSXH Huyện giải ngân
cho học sinh, sinh viên nghèo vay vốn hỗ trợ học tập.
Phối hợp với trung tâm dậy nghề của Huyện và một số trờng
đào tạo nghề t vấn, tuyên truyền trên hệ thống phát thanh của xã
định hớng cho đoàn viên thanh niên tốt nghiệp THPT năm 2010.
Xác định kinh tế là mặt trận hàng đầu, là nhân tố quyết
định mọi sự phát triển, Hội viên thanh niên xã nhà luôn cố gắng vơn lên làm giàu bản thân, tham gia xây dựng quê hơng, số lợng
thanh niên làm việc trong các nhà máy, xởng công nghiệp trên địa
bàn xã và huyện ngày càng nhiều Đây là lực lợng lao động có trình
độ văn hóa, trình độ chuyên môn đã góp phần chuyển dịch cơ
cấu lao động của huyện theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
3- Cuộc vận động Thanh niên vì cuộc sống cộng
đồng:
15
Nhiệm kỳ qua Phong trào tình nguyện tiếp tục đợc duy trì
và đẩy mạnh, đợc nhân dân, các cấp, các ngành đánh giá cao.
Thông qua hoạt động Ngày thứ 7 tình nguyện, Ngày chủ nhật
xanh,
Việc duy trì các Đội thanh niên tình nguyện tại chỗ hoạt động
có hiệu quả. Các chi Hội tổ chức đợc 80 buổi lao động tình
nguyện, kết quả dọn đợc trên 6 km bèo tây phục vụ tiêu thoát nớc
tại địa bàn thôn Đại Trang và thôn Quán Trang, phát quang đờng
làng ngõ xóm nhiều lần trong một năm vào dịp hè và các ngày lễ
tết, Tổ chức trên phạm vi toàn xã. Dọn dẹp sạch sẽ khuôn viên sân
UBND xã, khuôn viên nghĩa trang liệt sĩ, sân trờng học, sân nhà
văn hoá và các nơi công cộng khác của các thôn với tổng số hàng
nghìn lợt đoàn viên thanh niên và học sinh tham gia. Năm 2010
Tổ chức Đoàn, Hội xã và các chi Đoàn, chi Hội tích cực hởng ứng
chủ đề năm vệ sinh môi trờng của xã, tổ chức lực luợng đoàn
viên thanh niên kết hợp với cán bộ công chức xã dọn khuôn viên
UBND xã mỗi tháng một lần vào ngày cuối tháng.
Đảm nhận dọn dẹp phát quang, đắp 80 m3 bờ bao để bơm
cát vào khu vực sân vận động với 15 ngày công, tạo mặt bằng
sân vận động và đa vào sử dụng với tổng số trên 40 ngày công.
Là nơi sinh hoạt thể dục thể thao cho đoàn viên thanh niên và
học sinh trong xã.
Ra quân cổ động ngày vệ sinh môi trờng với sự tham gia
của gần 100 đoàn viên thanh niên và học sinh.
Tổ chức tốt việc tuyên truyền tốt cuộc bầu cử đại biểu Quốc
hội khóa 12.
Kết hợp với đài truyền thanh tổ chức xe tuyên truyền lu
động đến các thôn trong xã trong chiến dịch phòng trừ sâu
bệnh hại lúa vụ mùa năm 2010 đạt hiệu quả cao.
Tổ chức tốt lễ trồng cây xuân hàng năm.
Làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, trong nhiệm kỳ đã
quyên góp đợc trên 5,5 triệu đồng ủng hộ các gia đình chinh
sách có hoàn cảnh khó khăn vào dịp 27/7 hàng năm và dịp tết
cổ truyền của dân tộc.
Làm tốt công tác cổ động, đa rớc hài cốt Liệt sỹ về an táng
tại nghĩa Trang Liệt sỹ của xã với sự tham gia của đông đảo
16
đoàn viên thanh niên và các em học sinh tham gia, kết hợp với chi
hội Cựu TNXP tổ chức tốt buổi lễ thắp nến tri ân nhân ngày thơng binh liệt sỹ tại nghĩa trang liệt sỹ xã nhà với sự tham gia của
trên 400 đoàn viên thanh niên,
Hởng ứng và ra quân chiến dịch mùa hè xanh hàng năm đạt
kết quả cao. Tạo đợc không khí sôi nổi, là nôi trờng rèn luyện và
là sân chơi bổ ích cho Đoàn viên thanh niên, học sinh trong dịp
nghỉ hè tại địa phơng.
4- Cuộc vận động thanh niên vì chủ quyền Tổ quốc - Vì
cuộc sống bình yên:
Làm tốt công tác vận động thanh niên lên đờng nhập ngũ,
đảm bảo chỉ tiêu giao quân, duy trì tốt đội thanh niên xung kích
tham gia giữ gìn vệ sinh môi trờng.
Kết hợp với Hội đồng NVQS xã tổ chức đăng ký nghĩa vụ cho
nam thanh niên đến tuổi đăng ký NVQS, Sẵn sàng lên đờng
nhập ngũ đảm bảo chỉ tiêu giao. 100% thanh niên lên đờng nhập
ngũ đều là Doàn viên, từ đó khích lệ đợc thanh niên hăng hái
hơn khi lên đờng làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.
Đoàn viên thanh niên hăng hái tham gia vào các lực lợng an
ninh trật tự, dân quân tự vệ, lực lợng phòng chống bão lụt sẵn
sàng ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra.
Tuyên truyền vận động Đoàn viên thanh niên không đốt pháo
nổ trong dịp tết cổ truyền của dân tộc bảo đảm nghỉ tết an
toàn, tiết kiệm, vui vẻ.
Tổ chức tuyên truyền về luật ATGT tại các chi hội cũng nh
trong trờng học và trên đài truyền thanh xã.
Lực lợng đoàn viên thanh niên xã tham gia cổ động hởng
ứng tháng an toàn giao thông hàng năm do ban an toàn giao
thông Huyện tổ chức
5- Cuộc vận động Thanh niên sống đẹp:
Duy trì tốt các câu lạc bộ SKSSTN - VTN tại 8/8 thôn trong
toàn xã. Các câu lạc bộ sinh hoạt theo đúng quy chế hoạt động với
những nội dung phong phú hớp dẫn thu hút đợc đông đảo đoàn
viên, thanh niên, hội viên tham gia vào các hoạt động của câu lạc
bộ. Qua đó giúp đoàn viên thanh niên có thêm kỹ năng sống và
17
phòng tránh các tệ nạn xã hội.
Đoàn- Hội xã cùng với các chi đoàn, chi hội và cá câu lạc bộ
SKSS TN - VTN trong xã tổ chức giao lu các câu lạc bộ trong xã,
tuyên truyền phòng trống ma tuý, HIV, thành lập đội tuyên
truyền của xã thờng xuyên tham gia các hoạt động tuyên truyền
do Huyện Đoàn và phòng dân số KHHGĐ Huyện An Lão tổ chức.
Tổ chức cho thanh thiếu niên, nhi đồng tham quan địa chỉ
đỏ, các khu du lịch nhân dịp tổng kết hè năm Làm tốt công tác
này điển hình là Chi hội thôn Trực Trang, Thợng Trang thờng xuyên
tổ chức vào dịp hè hàng năm.
Duy trì tốt có hiệu quả đội văn nghệ xung kích đoàn viên
thanh niên của xã tích cực tham gia các hoạt động văn hoá văn
nghệ thể dục thể thao do Huyện Đoàn, ủy ban hội huyện và tổ
chức Đoàn, Hội xã tổ chức.
Đội văn nghệ xung kích của xã hoạt động tốt. Kết hợp với các
Chi đoàn, chi hội tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ chào
mừng hội nghị sơ kết các làng văn hoá hàng năm. Đặc biệt là các
chơng trình văn nghệ chào mừng lễ đón nhận bằng xếp hạng di
tích lịch sử cấp thành phố chùa Hạ Trang và chơng trình chào
mừng lễ khánh thành Đình Làng Hạ Trang. Đợc đại biểu và nhân
dân đánh giá cao.Đồng thời tham gia các buổi liên hoan văn nghệ
do cấp trên tổ chức.
Hàng năm tổ chức giải bóng chuyền, cầu lông, giao lu văn
nghệ, thu hút và tập hợp thanh niên vào các hoạt động thể dục
thể thao. Duy trì hoạt động của đội bóng chuyền, câu lạc bộ
cầu lông của xã tham gia các giải thể dục thể thao do Huyện tổ
chức. Năm 2011 tại giải bóng chuyền lễ hôị truyền thống Núi Voi,
đội bóng chuyền của xã vinh dự đạt giải nhất giải phong trào. tạo
đợc không khí sôi nổi trong thanh niên và tăng cờng giao lu học
hỏi giữa thanh niên trong toàn huyện.
III- Công tác chỉ đạo:
ủy ban hội liên hiệp thanh niên xã đã chủ động phối hợp phát
huy vai trò nòng cốt của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,
tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của ủy ban hội liên hiệp
thanh niên huyện, sự chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND,UBND, UBMTTQ xã
và phối hợp chặt chẽ với các Ban ngành đoàn thể phát huy sức trẻ và
18
tinh thần xung kích tình nguyện trong thanh niên để triển khai
có hiệu quả các cuộc vận động.
Chỉ đạo các chi hội thôn, trờng THCS xây dựng kế hoạch
thanh niên tình nguyện hàng năm và ra quân mùa hè thanh niên
tình nguyện.
Phối hợp với hội cựu thanh niên xung phong rà soát lựu lợng cự
thanh niên xung phong trong xã.
Công tác kiểm tra, hớng dẫn thi đua khen thởng, duy trì chế độ
thông tin báo cáo.
Tham gia tốt các lớp tập huấn cho các đồng chí ban chấp hành
hội LHTN các xã thị trấn và ban chấp hành các chi hội do huyện hội
tổ chức.
Đánh giá chung:
Mặc dù còn nhiều khó khăn hạn chế nhất định, song công tác
Hội liên hiệp thanh niên của xã nhiệm kỳ 2006 - 2011 tiếp tục có bớc
phát triển, chuyển biến tích cực theo chiều sâu. Các phong trào
của Hội đợc chú trọng về mặt chất lợng cũng nh hiệu quả, đã
khẳng định vị thế, uy tín của tổ chức Hội, đợc các cấp ngành
của huyện đánh giá cao.
Các chi hội đã chủ động xây dựng các chơng trình kế hoạch
thực hiện nghiêm túc các nội dung đề ra, Uỷ ban hội xã thờng xuyên
kiểm tra đôn đốc chỉ đạo kịp thời đến các tổ chức chi hội các chơng trình hoạt động đặc biệt là chơng trình chuyển giao khoa học
kỹ thuật và vay vốn phát triển kinh tế.
Các hoạt động lớn do Hội tổ chức có tính sáng tạo, mang đặc trng của Hội, việc xã hội hóa công tác thanh niên của Hội ngày càng đợc
phát huy và có hiệu quả, các phong trào thi đua tình nguyện đợc ra
sôi nổi rộng khắp các chơng trình dự án lớn của Đoàn - Hội cấp trên,
đã đợc các chi hội hởng ứng mạnh mẽ thu hút đông đảo hội tham gia.
Bên cạnh những kết quả đạt đợc vẫn còn một số tồn tại và
hạn chế nhất định đó là:
- Công tác xây dựng và phát triển tổ chức Hội cha đồng
đều, một số chi hội việc phát triển hội viên mới còn nhiều hạn chế.
- Công tác tham mu với cấp ủy Đảng, chính quyền ở
một số đơn vị còn hạn chế và cha kịp thời, chất lợng
19
ho¹t ®éng Héi t¹i mét sè th«n, cha ®îc s«i næi, cha mang
mµu s¾c cña Héi, Tû lÖ tËp hîp thanh niªn cßn thÊp, viÖc
thu hót tËp hîp thanh niªn cha ®îc thêng xuyªn.
VI. DỰ BÁO VỀ TÌNH HÌNH THANH NIÊN VÀ CÔNG TÁC THANH
NIÊN ĐẾN NĂM 2020
Theo kết quả nghiên cứu về thanh niên của Trung ương Đoàn: “Những vấn
đề của thanh niên không tách rời những vấn đề của quốc gia, dân tộc và bao giờ
cũng gắn liền với sự phát triển của xã hội, đất nước. Dự báo về thanh niên của một
quốc gia, dân tộc là dự báo về thế hệ trẻ của quốc gia, dân tộc đó, họ lớn lên trong
lòng quốc gia, mang theo trong mình những truyền thống, bản sắc dân tộc. Đồng
thời trong xu hướng phát triển mối quan hệ giữa các quốc gia, mở rộng giao lưu
quốc tế, thế hệ trẻ có nhiều cơ hội để tiếp thu những tinh hoa và hội nhập với cộng
đồng nhân loại”[10].
Qua kết quả nghiên cứu tình hình ở các phần trên, cộng với sự tham khảo ý
kiến của các đồng chí cán bộ Đoàn qua các thời kỳ, các nhà nghiên cứu về thanh
niên, có thể đưa ra một số dự báo về tình hình và phong trào thanh niên xã Quốc
Tuấn những năm tới như sau:
1- Về tổng thể, thanh niên vẫn là lực lượng xã hội to lớn, có vai trò xung
kích trong sự phát triển nhanh và lâu dài của đất nước, là đội ngũ kế thừa sự nghiệp
cách mạng của dân tộc, là nhân tố quyết định thắng lợi của qúa trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước trên quê hương Quốc Tuấn.
Do lịch sử và dân số xã Quốc Tuấn được xếp vào loại trẻ nên cơ cấu thanh
niên trong dân số và trong lao động chiếm tỷ lệ cao, bằng 31% dân số và bằng 60%
lao động từ nay đến trong vòng 10 năm nữa, sau đó có xu hướng giảm dần và đi tới
ổn định vào năm 2020. Về phương diện nguồn nhân lực trẻ từ nay đến 10 năm tới,
Quốc Tuấn vẫn dư thừa lao động trẻ, nhất là lao động trong nông nghiệp nông thôn.
Sự chuyển dịch lao động trẻ từ nông nghiệp sang công nghiệp và ra đô thị tăng. Cơ
cấu lực lượng lao động trẻ vẫn mất cân đối. Lao động trẻ có trình độ khoa học kỹ
thuật, tay nghề cao vẫn thiếu, do sự phát triển ngày càng nhanh của các khu công
nghiệp, doanh nghiệp, trang trại ở nông thôn. Đội ngũ công nhân lao động có xu
huớng tăng nhanh, nhất là người lao động trong các thành phần kinh tế. Dòng chảy
của chất xám và lao động có kỹ thuật di chuyển tự phát từ nông thôn - địa bàn dân
cư ra tỉnh rồi về thành phố và các doanh nghiệp có thu nhập cao.
Trong thế giới ngày nay, công nghệ và nguồn nhân lực có trình độ cao ngày
càng tỏ rõ ưu thế của mỗi quốc gia, là tài sản vô gía có ý nghĩa hàng đầu so với tài
20
nguyên thiên nhiên sẵn có. Nguồn nhân lực đang trở thành yếu tố chủ đạo đối với
tăng trưởng kinh tế một cách nhanh chóng và bền vững. Đầu tư phát triển nhân lực
là sự lựa chọn thông minh đúng đắn khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Trong vòng 10 đến 20 năm tới nguồn nhân lực được đào tạo xã
Quốc Tuấn muốn có điều kiện phát triển mạnh phải nhờ hệ quả của sự quan tâm
đầu tư cho giáo dục ngay từ ngày nay. Chính lớp thế hệ trẻ sẽ là người tiến hành sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên quê hương Quốc Tuấn, góp phần đưa đất
nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp trong vòng vài thập niên tới.
2- Được Đảng giáo dục, rèn luyện, nhận thức chính trị của thanh niên ngày
càng được củng cố và nâng cao, thanh niên tin tưởng vào con đường xã hội chủ
nghĩa mà Đảng, Bác Hồ, nhân dân ta lựa chọn; trung thành với với Tổ quốc, kế
thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ cha anh. Cứ mỗi thế hệ qua đi
thanh niên như được tiếp nguồn, tiến bộ trưởng thành về mọi mặt: về bản lĩnh chính
trị, lý tưởng, hoài bão, trình độ văn hóa, khoa học công nghệ, lối sống, đạo đức, thể
lực… số thanh niên phấn đấu vào Đoàn, số đoàn viên phấn đấu vào Đảng tăng lên.
Vị trí của tổ chức Đoàn và các tổ chức của thanh niên được đề cao.
Từ nhận thức, hành động của thanh niên cũng thể hiện rõ hơn sự tự nguyện,
tự giác, tự rèn luyện và phấn đấu, đặc biệt sự tôn trọng và chấp hành pháp luật cao.
Điều đó sẽ được thể hiện qua sự chủ động trong học tập, nghiên cứu nâng cao trình
độ, nắm bắt khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, hăng hái tham gia vào các hoạt
động xã hội, từ thiện.
3- Sự biến đổi sâu sắc trong đời sống của thanh niên về mọi mặt. Đó là kết
quả từ sự phát triển của nền kinh tế và ảnh hưởng của mở rộng thông tin, giao lưu
trong nước, khu vực và quốc tế. Cơ cấu xã hội nghề nghiệp có thay đổi do tác động
của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng lên của khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ, nhất là đối với các thị trấn tuyến ven biển; khu vực nông
nghiệp, nông thôn cũng được đổi mới và phát triển theo qui mô của các trang trại
vừa và nhỏ. Địa vị kinh tế, vị trí xã hội của thanh niên được tôn trọng và phát triển.
Chân dung của lớp thanh niên mới theo hướng tự do cá nhân, cá tính phát triển
mạnh. Nhiều thanh niên lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo chủ yếu để đánh giá mọi
việc; nhận thức về giá trị cũng theo hướng tiện lợi. Phong cách lao động của thanh
niên tiếp cận hơn với tác phong hiện đại; họ nhận thức được giá trị lao động nhất là
giá trị của lao động trí tuệ, nghệ thuật, năng khiếu; họ biết qúy trọng thời gian, làm
việc nhanh, gọn, chính xác, hiệu quả. Sự tài năng, năng khiếu có điều kiện bộc lộ
và được đề cao; tính năng động, sáng tạo được khuyến khích phát triển theo thiên
hướng cá nhân. Nhưng cũng xuất hiện thái độ thờ ơ, tư tưởng làm giàu vì sự thành
21
đạt của cá nhân mà coi nhẹ đạo lý, thuần phòng mỹ tục có nguy cơ nảy nở.
Sự phân hóa xã hội kéo theo sự phân hóa mạnh trong quá trình phát triển của
thanh niên trong nhận thức, trong trình độ văn hóa, mức thu nhập, mức tiêu thụ và
đặc biệt biến đổi về định hướng giá trị, lối sống. Sẽ luôn luôn xuất hiện và tồn tại
một bộ phận thanh niên ưu tú vượt hẳn lên về mọi mặt, tiêu biểu cho thế hệ trẻ. Đó
là những đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh chiếm từ 10 đến 13% tổng số thanh niên,
có nhận thức và bản lĩnh chính trị vững vàng, có hoài bão lớn và ý chí vươn lên. Số
thanh niên này như một đầu tàu vận hành làm nòng cốt trong các phong trào của
thanh niên, học sinh. Sẽ còn nhiều thanh niên ở nông thôn không có điều kiện để
học cao, một bộ phận vẫn còn gặp nhiều khó khăn trên con đường mưu sinh lập
nghiệp, mặc dù Nhà nước có chính sách giúp đỡ cho thanh niên có hoàn cảnh kinh
tế, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Trong xã hội vẫn tồn tại một bộ phận thanh niên
do những điều kiện chủ quan, khách quan ít được giáo dục, tu dưỡng nên chây lười,
ỷ lại, sống dựa vào người khác, dễ sa vào tệ nạn và tội phạm sẽ là gánh nặng cho
gia đình cho xã hội.
4- Hệ thống các nhu cầu gắn liền với lợi ích, lối sống của thanh niên, biến
đổi và phát triển theo hướng nâng cao giá trị nhân bản của TN. Những nhu cầu
chính vẫn là: việc làm và thu nhập; học tập nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp;
sinh họat văn hóa, tinh thần, vui chơi, giải trí; nhu cầu về giao tiếp tình bạn, tình
yêu, hôn nhân gia đình… đáng lưu ý là nhu cầu về đời sống tâm linh có xu hướng
tăng.
Vấn đề tình yêu, hôn nhân, xây dựng hạnh phúc gia đình của thanh niên phát
triển mạnh mẽ theo xu hướng ngày càng “thoáng hơn”. Số thanh niên yêu trước
tuổi tăng lên, ngược lại tuổi kết hôn chậm lại. Mô hình gia đình phát triển theo
hướng 1 đến 2 thế hệ, ít con, kinh tế khá.
Về sức khỏe, thể lực của thanh niên, do kết quả của đời sống kinh tế được
nâng cao, đời sống tinh thần thỏai mái hơn, hệ thống y tế phát triển; sự tăng cường
của xã hội, gia đình đối với việc chăm sóc bảo vệ trẻ em. Vì vậy thể lực, tầm vóc
của thanh thiếu niên được nâng lên so với hiện nay từ 7 đến 10%. Thanh niên ý
thức hơn trong việc rèn luyện bảo vệ sức khỏe nâng cao thể lực và tầm vóc; đặc
biệt về chiều cao, vóc dáng được nhiều thanh niên chú ý.
5- Các phong trào của Đoàn TN, Hội liên hiệp TN tiếp tục được quan tâm chỉ
đạo và phát triển rộng trong các đối tượng, các tầng lớp thanh niên. Ngày càng có
nhiều thanh niên, học sinh tự nguyện tham gia vào các hoạt động do Đoàn và Hội
liên hiệp TN tổ chức. Sự quan tâm của xã hội, của gia đình cũng được mở rộng
theo hướng vừa hỗ trợ về vật chất vừa tư vấn về phong trào. Nhưng cũng không
22
qúa lạc quan cho rằng xu hướng ấy sẽ tới mà do sự nỗ lực không ngừng vươn lên
của các cấp bộ Đoàn, của Hội liên hiệp thanh niên, của Đội Thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh. Nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn thanh niên trong giai
đoạn mới phát triển theo hướng tiếp cận với các định hướng giá trị của thanh niên.
Trước mắt 2 phong trào lớn của Đoàn TN là “thanh niên lập nghiệp” và “tuổi trẻ
giữ nước” vẫn có sức thu hút đối với thanh thiếu niên; đồng thời nó sẽ tiếp tục được
bổ sung hoàn thiện để đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa cũng như những đòi hỏi của chính thanh niên. Xu hướng cốt lõi của tư
tưởng hành động vẫn là gieo vào lòng tuổi trẻ khát vọng về ước mơ thực hiệõn hòai
bão lớn của dân tộc, khơi dậy tinh thần hăng hái, ý chí quyết tâm của thanh niên
xung kích, sáng tạo trong lao động sản xuất, học tập, công tác và chiến đấu bảo vệ
an ninh Tổ quốc. Công tác giáo dục, rèn luyện thanh niên phát triển theo hướng coi
trọng giá trị nhân cách và lối sống, tính cộng đồng và lợi ích quốc gia; những
truyền thống, bản sắc văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc được tôn trọng
phát huy, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Các mô hình về phong
trào thanh niên chuyển dần từ hình thức điển hình sang hình thức chương trình dự
án thiết thực và hiệu quả. Tính định hình của các mô hình sẽ được chọn lọc ổn định
dần để tồn tại và phát triển.
6- Các văn bản luật quy định về chế độ, chính sách được ban hành ngày càng
đầy đủ và hoàn thiện hơn giúp cho thanh niên có điều kiện phát triển toàn diện. Sẽ
không đơn phương chỉ có Đoàn, Hội làm công tác thanh niên, mà công tác quản lý
Nhà nước về thanh niên được chú trọng và phát triển. Công tác giám sát việc thực
thi pháp luật của các cơ quan, đơn vị, các tổ chức kinh tế, xã hội được thực hiện
thường xuyên hơn. Việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng thanh niên được thể hiện đầy
đủ hơn trong chương trình, kế hoạch công tác của các cấp các ngành như một
nguồn lực quan trọng đặc biệt cho sự phát triển. Vai trò của thanh niên được tôn
trọng, phát huy và có hàng loạt cơ hội phát triển, nhưng không đồng nghĩa với sự
nâng lên về uy tín của các tổ chức thanh niên trong xã hội nếu như Đoàn và Hội
không ngừng đổi mới và tích cực hoạt động để thu hút thanh niên tham gia vào tổ
chức của mình. ở đây sẽ xuất hiện sự chuyển dịch từ trạng thái phối hợp của cơ
quan Nhà nước đối với công tác thanh niên sang trạng thái trách nhiệm trên từng
lĩnh vực liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi và sự phát triển của thanh niên thuộc
chức năng nhiệm vụ quản lý của ngành. Đối với các tổ chức của thanh niên như tổ
chức Đoàn, tổ chức Hội có điều kiện tập trung vào chức năng tuyên truyền, tổ chức,
tập hợp thanh niên vào các hoạt động liên kết theo định hướng của Đoàn. Nhưng
cũng lưu ý ngăn chặn sự xuất hiện “những công chức thanh niên” làm việc nặng
theo lối hành chính, xa rời phong trào thanh niên, thiếu đi các hoạt động đáp ứng
23
nhu cầu nguyện vọng của thanh niên. Mặt khác cũng phải tránh “Nhà nước hóa
công tác thanh niên”, việc gì cũng đòi hỏi và phải ban hành chính sách, qui định
chế độ mà bỏ qua tính xung kích, năng động, sáng tạo của tổ chức Đoàn và lòng
nhiệt tình của thanh niên sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc và
nhân dân kêu gọi.
PHẦN III:
GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO
THANH NIÊN XÃ QUỐC TUẤN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020
1- Phương hướng chủ yếu trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên
những năm tới là:
- Tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, truyền thống dân tộc;
xây dựng lối sống, nếp sống văn minh lành mạnh; khơi dậy trong thanh niên hoài
bão lớn của dân tộc không cam chịu đói nghèo, lạc hậu; nêu cao tinh thần chịu
đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, ý chí tự lực, tự cường, xung phong, tình
nguyện đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - vì tương lai tươi sáng
của dân tộc và của thế hệ trẻ.
- Chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp, thể lực của
thanh niên; động viên và tổ chức thanh thiếu niên tiến quân vào lĩnh vực giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ; rèn luyện tác phong làm việc kỷ luật, hiện đại, góp
phần nhanh chóng phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ. Bồi dưỡng
hình thành một lớp thanh niên ưu tú tiêu biểu cho thế hệ trẻ, vững vàng về chính trị,
kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý, kinh
doanh giỏi, những chuyên gia xuất sắc, những người lao động lành nghề trên các
lĩnh vực. Phát huy lực lượng và tiềm năng của thanh niên thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực sự vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng, là hạt nhân đoàn kết
mọi tầng lớp thanh niên xung quanh Đảng, là nòng cốt của phong trào thanh niên;
góp phần xây dựng Đảng và chính quyền nhân dân vững mạnh. Làm tốt công tác
chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh.
2- Những giải pháp tổ chức thực hiện
2.1- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định thắng lợi của
công tác thanh niên
Trong giai đoạn mới sẽ là thời cơ thuận lợi để các cấp ủy Đảng, chính quyền,
24
các ngành, các đoàn thể nhân dân và toàn xã hội tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan
điểm, chủ trương của Đảng về công tác thanh niên. Từ trong thực tiễn thấy rằng
phong trào thanh niên luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng, qua đó để phấn đấu,
rèn luyện và trưởng thành; Đoàn đã làm tốt chức năng tập hợp quần chúng thanh
niên, bổ sung lực lượng và sức chiến đấu của Đảng. Đây không chỉ là một nhu cầu
tồn tại có tính nguyên lý về mặt lý luận mà còn là giải pháp thực tiễn cực kỳ quan
trọng để đẩy mạnh công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Trong điều kiện mới,
trước sự chuyển biến nhanh chóng của tình hình kinh tế-xã hội, cần có cách nhìn
nhận, đánh giá một cách khách quan, khoa học về thanh niên. Tiếp tục khắc phục
lối nhìn nhận phiến diện, từ những tiêu cực, hạn chế của thanh niên mà đi đến chê
bại, hạ thấp vai trò của thanh niên. Thanh niên hiện nay tuy có điều kiện thuận lợi
hơn các thế hệ trước và còn những mặt non yếu hạn chế, nhưng thời kỳ nào thanh
niên cũng đứng trước những khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Thanh niên vừa là
người chủ tương lai, đồng thời cũng là một bộ phận trong nhân dân có vai trò làm
chủ trong hiện tại. Cần tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của thanh niên, tạo ra môi
trường thuận lợi để giao nhiệm vụ và giúp cho thanh niên vượt qua khó khăn vươn
lên trong cuộc sống. Trong chương trình công tác của mỗi cấp ủy Đảng xác định rõ
hơn trách nhiệm lãnh đạo và xây dựng Đoàn thanh niên vững mạnh gắn liền với
công tác xây dựng Đảng; lãnh đạo Đảng - Đoàn các cấp chính quyền, các ngành,
đoàn thể cộng đồng trách nhiệm làm tốt công tác thanh niên. Các đảng viên trẻ phải
tham gia sinh họat và gắn liền với nhiệm vụ công tác thanh niên và là tấm gương
sáng cho đoàn viên thanh niên noi theo.
2.2- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh
quá trình xã hội hóa công tác thanh niên
Dưới sự lãnh đạo của Đảng là một thuận lợi để chỉ đạo cả hệ thống chính trị
đẩy mạnh công tác thanh niên như lời đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười: “Công tác
thanh niên không chỉ là việc của Đảng, của Đoàn, còn là việc của Nhà nước, của
mọi tổ chức, của xã hội và từng gia đình”. Để xã hội hóa công tác thanh niên cần
phải có sự phối hợp đồng bộ chặt chẽ giữa các tổ chức thanh niên với chính quyền,
các ngành ở mỗi cấp; với gia đình, nhà trường và xã hội cùng chăm lo giáo dục
thanh niên thể hiện trên các phương diện và nguồn lực của xã hội. Đó là:
- Chăm lo cho sự nghiệp Giáo dục - đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Trung
ương II khóa VIII để tạo nguồn nhân lực trẻ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Hoàn thành công tác phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù
chữ, tiến tới phổ cập trung học cơ sở. Nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô giáo
dục đào tạo; tăng cường đào tạo công nhân kỹ thuật, hướng nghiệp dạy nghề, phổ
25