Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

Phân tích mặt chất mặt lượng giá trị của hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.88 KB, 18 trang )


MỤC LỤC

I.Một số vấn đề cơ bản của chủ nghĩa C.Mac về chất và lượng giá trị hàng hóa
II. Phân tích mặt chất mặt lượng giá trị của hàng hóa
III.


LỜI NÓI ĐẦU
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng,nhân dân Việt Nam ta từng bước tiến
hành xây dựng đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa.Bước đầu ta chủ yếu phát
triển nền kinh tế tự cung tự cấp theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung.Nhưng trong
những năm gần đây Đảng và nhà nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa
tập chung sang nền kinh tế hang hóa và cho tới nay là nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN.
Và để hiểu sâu rộng hơn về vấn đề này chúng ta cùng theo dõi phần trình bày
chi tiết của đề án này.


I. Một số vấn đề cơ bản của chủ nghĩa C.Mac về chất và lượng giá trị hàng hóa
Trước khi đi vào nghiên cứu chất và lượng của giá trị hàng hóa ta cần tìm hiểu các yếu tố sau
đây:
1 : Điều kiện ra đời và sự tồn tại của sản xuất hàng hóa
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế đó là
sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa
- Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra nhằm thỏa mãn
trực tiếp nhu cầu của người sản xuất
- sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra không phải để
phục vụ nhu cầu trực tiếp của người sản xuát ra nó mà để trao đổi hoặc bán trên thị trường.



Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện sau :
a. Phân công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành nghề khác
nhau của nền sản xuất hàng hóa
Quá trình phân công lao động xã hội làm cho một sản phẩm được sản xuất ra không phải
chỉ do một người mà các sản phẩm này được tách ra thành những phần nhỏ, mỗi phần
nhỏ này do một người hoặc một dây chuyền khác nhau sản xuất. Do đó mỗi người sản
xuất chỉ tạo ra một hoăc một vài bô phận trong sản phẩm hoàn thành
“Chỉ có những sản phẩm của lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới
đối diện với nhau như hàng hóa” (C.Mac)
b.Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
Sự tách biệt này là do quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất mà khởi thủy là chế
độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở
hữu sản phẩm lao động. Những người sản xuất độc lập và đối lập được với nhau do quan
hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất chi phối, tuy nhiên họ lại phụ thuộc lẫn nhau về
sản xuất và tiêu dùng vì họ nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội


2: Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa có các đặc trưng và ưu thế sau:
 Mục đích của sản xuất hàng hóa không phải là để thỏa mãn những nhu cầu của
những người sản xuất ra chúng mà để thỏa mãn nhu cầu của người khác

 Trong sản xuất hàng hóa cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc những người sản xuất phải năng
động hơn trong quá trình sản xuất - kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật nâng cao
trình độ tay nghề của người công nhân đề đạt được sự hợp lý trong sản xuất
 Trong sản xuất hàng hóa có sự trao đổi mua bán hàng hóa trên thị trường thông qua các
quan hệ hàng hóa tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế văn hóa giữa các địa phương trong nước
và quốc tế ngày càng phát triển



II. Phân tích mặt chất mặt lượng giá trị của hàng hóa
1: Măt chất của hàng hóa
Bất kỳ hàng hóa nào cũng mang hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng của hàng hóa
Trước hết ta hiểu giá trị sử dụng là công dụng nào đó của sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu nào
đó của con người ,ví dụ điện thoại để liên lạc,ti vi để theo dõi các chương trình của truyền
hình.cơm để ăn...
Giá trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dùng.Nó là nội dung vật chất của của cải
và là một phạm trù vĩnh viễn
Gia trị hàng hóa

“Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như một quan hệ về số lượng, là một tỉ lệ về lượng mà
theo đó giá trị sử dụng loại này trao đổi với giá trị sử dụng loại khác” (C.Mác)
Giá trị của hàng hoá là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh
trong hàng hoá.


Đặc trưng của giá trị hàng hóa: gồm 3 đặc trưng
• Giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa  giá trị là thuộc tính xã
hội của hàng hóa.

• Giá trị hàng hóa là phạm trù lịch sử( chỉ tồn tại vào một thời điểm, một nơi, một giai đoạn nào
đó trong lịch sử)
• Giá trị hàng hóa là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi chỉ là hình thức
biểu hiện của giá trị
Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa quyết định tính hai mặt của bản thân hàng hóa
Lao động cụ thể
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên

môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện riêng,
phương pháp riêng, và kết quả riêng.
Đặc điểm của lao động cụ thể:
•Là phạm trù vĩnh viễn
•Lao động cụ thể tạo ra hệ thống phân công lao động xã hội
•Các lao động cụ thể tạo ra hệ thống phân công lao động xã hội
•Là nguồn gốc tạo ra của cải vật chất


Lao động trừu tượng

Lao động của người sản xuất hàng hoá, nếu coi đó là sự hao phí óc, sức thần kinh và sức cơ bắp
nói chung của con người, chứ không kể đến hình thức cụ thể của nó như thế nào, thì gọi là lao
động trừu tượng.
Đặc điểm của lao động trừu tượng:
•Tạo ra giá trị, chính là chất của giá trị
•Là phạm trù lịch sử,gắn liền với kinh tế hàng hóa
•Biểu hiện của lao động xã hội


2: Mặt lượng giá trị hàng hóa
Thời gian lao động xã hội cần thiết :
• Giá trị của hàng hoá là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá.
Vậy lượng lao động của hàng hoá được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra
hàng hoá đó và tính bằng thời gian lao động.
• Thời gian lao động XH cần thiết là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá
nào đó trong điều kiện bình thường của XH với một trình độ trang thiết bị trung bình, với
một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong XH đó.
• Thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng không cố định vì rằng trình độ thành
thạo trung bình, cường độ lao động trung bình, điều kiện trang bị kỹ thuật trung bình của

xã hội ở mỗi nước khác nhau là khác nhau và thay đổi theo sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Khi thời gian lao động xã hội cần thiết thay đổi thì lượng giá trị của hàng hóa cũng sẽ
thay đổi


Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa.
Nhân tố thư nhất: là năng suất lao động xã hội.
+ Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, nó được tính bằng số lượng sản phẩm
sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một sản
phẩm
+ Thời gian lao động xã hội cần thiết không phải là một đại lượng bất biến mà nó cũng luôn
thay đổi tỷ lệ nghịch với năng suất lạo động và tỷ lệ thuận với thời gian lao động xã hội hao
phí.
+ Năng suất lao động xã hội tăng lên, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hoá
giảm xuống, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm giảm xuống. Và ngược lại
+ Thời gian lao động xã hội cần thiết tỷ lệ thuận với lao động xã hội đã hao phí
+ Cường độ lao động tăng lên, lượng lao động hao phí trong cùng một đơn vị thời gian cũng
tăng lên, lượng sản phẩm được tạo ra cũng tăng lên tương ứng, còn lượng giá trị của một đơn vị
sản phẩm không thay đổi.


Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa.
Nhân tố thứ hai: là mức độ phức tạp của lao động.
Sản xuất hàng hóa được tạo nên bởi lạo động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản
đơn là lao động phổ thông mà một người bình thường có thể thực hiện được, còn lao động
phức tạp là bội số của lao động giản đơn, là lao động qua đào tạo, có kỷ năng,có năng suất
cao.
Cấu thành lượng giá trị hàng hóa:
Để sản xuất ra hàng hoá cần phải chi phí lao động bao gồm lao động quá khứ tồn tại
trong các yếu tố tư liệu sản xuất như máy móc, công cụ, nguyên vật liệu và lao động

sống.


III.
1: Sơ lược về lịch sử phát nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam
Thời kỳ phong kiến
- Nền sản xuất hàng hóa ở nước ta mới chỉ xuất hiện, chưa phát triển. Trong thời kỳ bao cấp
trước đổi mới, nền kinh tế hàng hóa đồng thời là nền kinh tế kế hoạch
- Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp kìm hãm sự phá triển của nền sản xuất
hàng hóa. Sự nhận thức sai lầm của nước ta thời kỳ này đã khiến nền kinh tế suy sụp, sức sản
xuất hàng hóa xuống dốc không phanh.
- Năm 1977 tăng 2,8%năm 1978 tăng 2,3 % năm 1979 giảm 2% năm 1980 giảm 1,4% bình
quân 1977-1980 chỉ tăng 0,4%/năm
Từ năm 1986 có thể chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1986 – 2000: Giai đoạn chuyển tiếp của nền kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
- Giai đoạn 2000 – 2007: đây là giai đoạn nền kinh tế hàng hóa ở nước ta phát triển mạnh
mẽ
- Giai đoạn 2007 – đến nay: kinh tế Việt Nam có dấu hiệu chững lại. Tăng trưởng GDP
giảm tốc và lạm phát kéo dài


III.
2. Thực trạng sản xuất hàng hóa ở việt nam
Nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế đi lên chủ yếu là sản xuất nhỏ, tự cung
tự cấp. Ở một số vùng núi còn mang đậm dấu ấn của kinh tế tự nhiên. Lại trải qua
nhiều năm chiến tranh, nền kinh tế nước ta không thể vươn dậy nổi một cách vững
chắc hàng hóa sản xuất ra không đủ phục vụ cho tiêu dùng của người dân. Hơn nữa
kinh tế hàng hóa ở nước ta lại có một thời gian dài hoạt động theo cơ chế của nền
kinh tế tập trung chỉ huy.



III.
3: Ưu và nhược điểm của sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
-Ưu điểm
+ Thế mạnh của nền sản xuất hàng hóa của nước ta đó là có nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ
+ Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn kiền với
truyền thống dân tộc được tích lũy qua nhiều thế hệ.
+ Giá công của nước ta lại rẻ
+ Nguyên vật liệu của nước ta rẻ
-Nhược điểm
+ Nguồn nhân lực của nước ta tuy dồi dào nhưng chất lượng thấp chủ yếu là lao động thủ
công
+ Phần lớn các doanh nghiệp đều phải tự đào tạo nghề cho công nhân => chất lượng sản
phẩm thấp, năng suất lao động không cao
+ Tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm chưa đồng đều và chưa theo một định
hướng phát triển rõ rệt.
+ Chủ yếu các doanh nghiệp VN phải nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất.
+ Nhiều sản phẩm có giá thành không ổn định là do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu.


III.

4: Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam
- Nâng cao trình độ lành nghề của người lao động Việt Nam:
- Phát triển hệ thống cơ sở đào tạo nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa
- Khuyến khích phát triển cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập, tại các doanh nghiệp và cở sở
đào tạo nghề có vốn đầu tư nước ngoài…
- Mở rộng quy mô và loại hình đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động
- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề để cung cấp lực lượng lao động trình độ cao, lao động

lành nghề
- Tăng năng lực nội sinh về khoa học công nghệ Việt Nam
- Cải tiến tổ chức và quản lý kinh tế
- Đổi mới và nâng cao hiệu suất của tư liệu lao động, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu


III.
5. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
Hành động cụ thể đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi trường như:
- Sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất
- Các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường nước, sử dụng bền vững tài nguyên nước
- Biện pháp làm giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp
Bên cạnh đó, cùng với việc tăng cường nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về tác động
của chất thải đối với môi trường, cần dành nguồn lực ưu tiên cho việc áp dụng những quy trình
sản xuất sạch hơn và công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường nhằm giảm lượng chất thải
rắn ngay từ nơi phát sinh.
Ưu tiên trong công tác bảo vệ môi trường ven biển, hải đảo; bảo vệ và phát triển rừng; bảo tồn
đa dạng sinh học; giảm nhẹ tình trạng biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của
tình trạng biến đổi khí hậu; phòng và chống thiên tai. cùng với những ưu tiên trong phát triển
kinh tế, xã hội bền vững cần lồng ghép ngay từ khâu lập quy hoạch mỗi ngành và có sự gắn kết
giữa các địa phương, các vùng, các ngành để góp phần đạt được sự phát triển bền vững trên
phạm vi toàn quốc


CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM




×