Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 123

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.76 KB, 32 trang )

CHƯƠNG 4
1. Hệ nhiệt động nào sau đây là hệ kín?
a. Phản ứng đốt cháy metan bằng oxi được thực hiện trong bình kín cách nhiệt.
b. Phản ứng được thực hiện như trên nhưng bình kín không cách nhiệt.
c. Phản ứng như trên nhưng được đốt cháy trong không khí.
d. Phản ứng hòa tan kẽm trong cốc đựng dung dịch HCl để hở.
2. Phát biểu nào sau đây là sai?
a. Hệ cô lập: hệ không trao đổi chất, không trao đổi năng lượng với môi trường và có thể
tích không đổi.
b. Hệ kín: hệ không trao đổi chất nhưng có trao đổi năng lượng với môi trường, thể tích có
thể thay đổi.
c. Hệ đoạn nhiệt: hệ không trao đổi chất, không trao đổi năng lượng với môi trường.
d. Hệ hở: hệ trao đổi chất và năng lượng với môi trường.
3. Phát biểu nào sau đây là đúng?
a. Biến thiên của hàm trạng thái chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu.
b. Biến thiên của hàm trạng thái chỉ phụ thuộc vào trạng thái cuối.
c. Biến thiên của hàm trạng thái chỉ phụ thuộc vào cách tiến hành quá trình.
d. Biến thiên của hàm trạng thái phụ thuộc vào trạng thái đầu, trạng thái cuối và cách
tiến hành quá trình.
4. Phát biểu nào sau đây là sai?
a. Nội năng và entanpi là hai hàm trạng thái.
b. Thế đẳng áp và thế đẳng tích là hai hàm trạng thái.
c. Nhiệt và công là hai hàm trạng thái.
d. Entropi là hàm trạng thái.
5. Với một phản ứng hóa học, biến thiên entanpi của hệ bằng đúng biến thiên nội
năng của hệ khi:
a. Hệ phản ứng chỉ bao gồm chất rắn và chất lỏng.
b. Hệ phản ứng có tổng số mol khí không đổi trong suốt quá trình phản ứng.
c. Phản ứng tiến hành trong chân không.
d. a, b, c đều đúng.



6. Cho biết phát biểu nào sau đây là đúng?
a. Phản ứng tỏa nhiệt luôn luôn tự xảy ra.
b. Một quá trình trong đó entropi của hệ giảm luôn luôn không tự xảy ra.
c. Phản ứng thu nhiệt luôn luôn không tự xảy ra.
d. Một phản ứng tỏa nhiệt kèm theo sự tăng entropi của hệ luôn luôn tự xảy ra.
7. Cho các chất: I 2 (r), H 2 (k), H 2 O(l), CH 4 (k)
Entropi được xếp tăng dần theo dãy nào sau đây?
a. I 2 < H 2 < H 2 O < CH 4
b. H 2 < H 2 O < CH 4 < I 2
c. H 2 O < CH 4 < H 2 < I 2
d. I 2 < H 2 O < H 2 < CH 4
8. Khi một phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì kết luận về giá trị nhiệt động nào
sau đây là
đúng:
a. G phản ứng = 0
b. G o phản ứng = 0
c. H phản ứng = 0
d. H o phản ứng = 0
9. Cho các phản ứng sau:
H 2 O(l) H 2 O(r) S 1
N 2 (k) + 3H 2 (k) → 2NH 3 (k) S 2
C 2 H 2 (k) + 2H 2 (k) → C 2 H 6 (k) S 3
Phát biểu nào sau đây là đúng?
a. S1 >0, S2<0, S3<0
b. S1<0, S2<0, S3>0
c. Cả ba đều âm.
d. Cả ba đều dương.
10. Phản ứng xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào sẽ có:
a. H<0, S?0



b. H<0, S<0
c. H>0, S<0
d. H>0, S>0
11. Trong điều kiện đẳng áp, đẳng nhiệt, cho các phản ứng có đặc điểm như sau:
(1) H>0, S<0
(2) H<0, S>0
(3) H>0, S>0, nhiệt độ rất thấp.
(4) H>0, S>0, H<TS
Trong các trường hợp trên, trường hợp có phản ứng tự xảy ra là:
a. 1
b. 2 và 4
c. 3 và 4
d. 3

12. Cho phản ứng Fe(r) + S(r) → FeS(r), H<0.
Xác định độ thay đổi entropi của phản ứng biết rằng ở nhiệt độ càng cao, phản ứng càng xảy
ra mãnh liệt.
a. S>0
b. S<0
c. S=0
d. Không xác định được.
13. Trộn lẫn 1 mol khí He (0 o C, 1 atm) với 1 mol khí Ne (0 o C, 1 atm) thu được hỗn hợp khí
He,
Ne (0 o C, 1 atm). Quá trình này có:
a. H=0, S>0, G<0
b. H=0, S<0, G>0
c. H=0, S=0, G=0
d. H<0, S>0, G<0

14. Phản ứng ½ N 2 (k) + 3/2H 2 (k) → NH 3 (k) có hiệu ứng nhiệt H. Các phản ứng:
N 2 (k) + 3H 2 (k) → 2NH 3 (k) H 1


3/2N 2 (k) + 9/2H 2 (k) → 3NH 3 (k) H 2
2N 2 (k) + 6H 2 (k) → 4NH 3 (k) H 3
Các hiệu ứng nhiệt tương ứng là:
a. H 1 =2H , H 2 =3H , H 3 =4H
b. H 1 = H 2 = H 3 =H
c. H 1 =1/2H , H 2 =3/2H , H 3 =2H
d. H 1 =1/3H , H 2 =2/3H , H 3 =1/2H
15. Ở điều kiện tiêu chuẩn, Ca có bền trong khí CO hay không? Cho biết:

Ca + CO → CaO + C
H o 298,tt kcal/mol 0 -26,4 -151,9 0
S o 298 cal/mol. o K 10 47,2 1,4 9,5
a. Không bền.
b. Bền.
c. Chưa đủ dữ liệu để kết luận.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
16. Lưu huỳnh thoi và lưu huỳnh đơn tà là 2 dạng thù hình của lưu huỳnh:

S(thoi) S(đơn tà)
H o tt (kJ mol -1 ) 0 0,3
S o (J mol -1 K -1 ) 31,88 32,55
Hỏi ở 25 o C, lưu huỳnh thoi bền hơn lưu huỳnh đơn tà. Coi H, S không thay đổi theo nhiệt
độ, lưu huỳnh đơn tà bền hơn lưu huỳnh thoi khi:
a. T > 447,8 o K
b. T < 447,8 o K
c. T = 447,8 o K

d. T = 447,8 o C
17. Phát biểu nào sau đây là đúng?

a. G o của một phản ứng là đại lượng không đổi, trái lại G của phản ứng lại thay đổi và


bằng G o tại trạng thái cân bằng.
b. Cả G o và G của phản ứng đều không đổi trong suốt qúa trình phản ứng.
c. G o của một phản ứng là đại lượng không đổi nếu phản ứng được tiến hành trong điều
kiện tiêu chuẩn, G của phản ứng là đại lượng không đổi nếu phản ứng được tiến hành
trong điều kiện không tiêu chuẩn.
d. G o của một phản ứng là đại lượng không đổi, trái lại G của phản ứng lại thay đổi
và bằng 0 tại trạng thái cân bằng.
18. Dãy nào sau đây đều gồm các hàm trạng thái?
a. H, U, Q, S, G
b. H, W, S, U, P
c. H, U, W, S, G
d. Q p , Q v , S, G, P
19. Phát biểu nào sau đây là sai?
a. Công do hệ tác động lên môi trường có dấu dương.
b. Nhiệt môi trường hấp thụ từ hệ có dấu âm.
c. Công môi trường tác động lên hệ có dấu dương.
d. Nhiệt hệ hấp thụ từ môi trường có dấu dương.
20. Trường hợp nào dưới đây có nhiệt phản ứng đẳng áp bằng nhiệt phản ứng đẳng tích?
a. C 2 H 2 (k) + 2H 2 (k) → C 2 H 6 (k)
b. Fe 2 O 3 (tt) + 3CO(k) → 2Fe(tt) + 3CO 2 (k)
c. NH 4 Cl(tt) → NH 3 (k) + HCl(k)
d. C 2 H 4 (k) + 3O 2 (k) → 2CO 2 (k) + 2H 2 O(l)
21. Ba phản ứng đầu đều được thực hiện ở 1 atm, 298 o K, phản ứng cuối được thực hiện ở 1
atm,

273 o K, hỏi nhiệt của phản ứng nào bằng nhiệt đốt cháy chuẩn của CH 3 COOH(l)?
a. CH 3 CH 2 OH(l)+ O 2 (k) → CH 3 COOH(l) + H 2 O(l)
b. 2C(gr) + 2H 2 (k) + O 2 (k) → CH 3 COOH(l)
c. CH 3 COOH(l) + 2O 2 (k) → 2CO 2 (k) + 2H 2 O(k)
d. CH 3 COOH(l) + 2O 2 (k) → 2CO 2 (k) + 2H 2 O(k)
22. Các phản ứng sau đều được thực hiện ở 1 atm, 298 o K, nhiệt của phản ứng nào sau đây
bằng


nhiệt tạo thành chuẩn của NH 4 NO 3 (tt)?
a. HNO 3 (l) + NH 3 (k) → NH 4 NO 3 (tt)
b. N 2 O(k) + 2H 2 O(k) → NH 4 NO 3 (tt)
c. N 2 (k) + 1/2O 2 (k) + 2H 2 O(k) → NH 4 NO 3 (tt)
d. N 2 (k) + 2/3O 2 (k) + 2H 2 (k) → NH 4 NO 3 (tt)
23. Sự biến thiên entropi của phản ứng nào là số dương?
a. NH 3 (k) + HCl(k) → NH 4 Cl(tt)
b. CaCO 3 (tt) → CaO(tt) + CO 2 (k)
c. N 2 (k) + 3H 2 (k) → 2NH 3 (k)
d. 2H 2 (k) + O 2 (k) → 2H 2 O(l)
24. Trong các quá trình sau, quá trình nào có S < 0?

a. Brom lỏng hóa hơi ở nhiệt độ phòng.
b. Đun nóng khí H 2 từ 60 o C đến 80 o C.
c. Hòa tan đường vào nước.
d. Giữ nguyên nhiệt độ, nén không khí từ 1 atm đến 5 atm.
25. Cho ba phản ứng sau với nhiệt đẳng áp như sau:
A → C H 1
C → D H 2
B → D H 3
Hỏi nhiệt đẳng áp của phản ứng sau: B → A

a. H = H 1 + H 2 + H 3
b. H = -H 1 - H 2 + H 3
c. H = -H 1 + H 2 - H 3
d. H = H 1 - H 2 - H 3
26. Từ các dữ kiện sau:
2Al(r) + 3/2 O 2 (k) → Al 2 O 3 (r) H o = -1601 kJ
2Fe(r) + 3/2 O 2 (k) → Fe 2 O 3 (r) H o = -281 kJ
Hỏi biến thiên entanpi tiêu chuẩn của phản ứng sau:
2Al(r) + Fe 2 O 3 (r) → Al 2 O 3 (r) + 2Fe(r)


a. 1320 kJ b. -1320 kJ c. 1882 kJ d. -1882 kJ
27. Từ các dữ kiện sau:
C(gr) + O 2 (k) → CO 2 (k) H o = -393,5 kJ
H 2 (k) + 1/2O 2 (k) → H 2 O(l) H o = -285,8 kJ
2C 2 H 6 (k) + 7O 2 (k) → 4CO 2 (k) + 6H 2 O(l) H o = -3119,6kJ
Hỏi biến thiên entanpi tiêu chuẩn của phản ứng sau:
2C(gr) + 3H 2 (k) → C 2 H 6 (k)

a. 2440,3 kJ b. -3798,9 kJ c. 1475,2 kJ d. -84,6 kJ
28. Biết nhiệt của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:
N 2 (k) + O 2 (k) → 2NO(k) H o = 180,8 kJ
Nhiệt tạo thành mol tiêu chuẩn của khí nitơ oxit là:
a. 180,8 kJ mol -1 c. 90,4 kJ mol -1
b. -180,8 kJ mol -1 d. -90,4 kJ mol -1
29. Từ các dữ kiện sau:
C(gr) + O 2 (k) → CO 2 (k) H o = -393,5 kJ
2H 2 O(l) → 2H 2 (k) + O 2 (k) H o = 571,6 kJ
2C 2 H 6 (k) + 7O 2 (k) → 4CO 2 (k) + 6H 2 O(l) H o =-3119,6 kJ
Phát biểu nào sau đây là sai:

a. Entanpi tạo thành mol tiêu chuẩn của nước lỏng là - 285,8 kJ mol -1 .
b. Entanpi tạo thành mol tiêu chuẩn của khí CO 2 là -393,5 kJ mol -1 .
c. Entanpi đốt cháy mol tiêu chuẩn của khí etan là -3119,6 kJ mol -1 .
d. Entanpi tạo thành mol tiêu chuẩn của khí etan là -84,6 kJ mol -1 .
30. Ở 25 o C, 1atm, 27 g bột nhôm tác dụng với một lượng vừa đủ khí oxi tỏa ra nhiệt lượng
834,9
kJ
Nhiệt tạo thành mol tiêu chuẩn của nhôm oxit là:

a. 834,9 kJ mol -1 c.-834,9 kJ mol -1
b. 1669,8 kJ mol -1 d.-1669,8 kJ mol -1


31. A → B là phản ứng thu nhiệt.
Kết luận nào sau đây là đúng?
a. Phản ứng không xảy ra tự phát ở mọi nhiệt độ.
b. Phản ứng xảy ra tự phát ở nhiệt độ thấp.
c. Phản ứng tự phát xảy ra ở nhiệt độ cao nếu entropi của hệ phản ứng tăng.
d. Phản ứng xảy ra tự phát ở mọi nhiệt độ.
32. Trong các trường hợp sau đây, tính tự phát của phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ?
a. H > 0, S < 0 c. H < 0, S > 0
b. H > 0, S > 0 d. H > 0, S = 0
33. Cho biết:
H 2 O 2 (l) → H 2 O(l) + O 2 (k) H o = -98,2 kJ
Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào là đúng?
a. S o > 0, G o > 0, phản ứng không tự phát xảy ra ở nhiệt độ thường.
b. S o > 0, G o < 0, phản ứng tự phát xảy ra ở nhiệt độ thường.
c. S o < 0, G o < 0, phản ứng không tự phát xảy ra ở nhiệt độ thường.
d. S o < 0, G o < 0, phản ứng tự phát xảy ra ở nhiệt độ thường.
34. Phản ứng CaCO 3 (r) → CaO(r) + CO 2 (k) là phản ứng thu nhiệt mạnh. Dấu của ba đại

lượng
H, S, G của phản ứng ở 25 o C, 1 atm là:
a. H o < 0, S o < 0, G o < 0
b. H o < 0, S o > 0, G o > 0
c. H o > 0, S o > 0, G o < 0
d. H o > 0, S o > 0, G o > 0
35. Tính G o của phản ứng sau:

2Mg(r) + CO 2 (k) → 2MgO(r) + C(gr)
H o tt (kJ mol -1 ) 0 -393,5 -601,8 0
S o (J mol -1 K -1 ) 32,5 213,6 26,8 5,7
a. -144,6 kJ mol -1 c. 64541 kJ mol -1
b. -744,7 kJ mol -1 d. 63445 kJ mol -1


36. Cho phản ứng sau: N 2 O 4 (k) 2NO 2 (k)
H o tt (kJ mol -1 ) 9,66 33,85
S o (J mol -1 K -1 ) 304,3 240,5
Phát biểu nào sau đây là đúng?
a. Phản ứng tự xảy ra theo chiều thuận.
b. Phản ứng tự xảy ra theo chiều nghịch.
c. Phản ứng đạt cân bằng.
d. a, b, c đều sai.
37. Cho phản ứng C 2 H 2 (k) + 2H 2 (k) → C 2 H 6 (k)
H o tt (kJ mol -1 ) 227 0 -84,7
S o (J mol -1 K -1 ) 201 131 229,5
Tại 25 o C, 1 atm, hãy cho biết phát biểu nào sau đây là hợp lí?
a. Cả H o và S o đều thuận lợi cho sự tự phát của phản ứng.

b. H o thuận lợi nhưng S o không thuận lợi cho sự tự phát của phản ứng.

c. S o thuận lợi nhưng H o không thuận lợi cho sự tự phát của phản ứng.
d. Cả H o và S o đều không thuận lợi cho sự tự phát của phản ứng.
38. Cho phản ứng: N2(k) + O2(k) → 2NO(l)
H o tt (kJ mol -1 ) 0 0 90,25
S o (J mol -1 K -1 ) 191,5 205 210,7
Tính G o của phản ứng, cho biết phản ứng có tự xảy ra không?
a. G o = 173,1 kJ, phản ứng tự xảy ra.
b. G o = 173,1 kJ, phản ứng không tự xảy ra.
c. G o = 145,5 kJ, phản ứng tự xảy ra.
d. G o = 145,5 kJ, phản ứng không tự xảy ra.
39. Phản ứng 3O 2 (k) 2O 3 (k) có H o = 284,4 kJ và S o = -139,8 J K -1 . Biết rằng H, S
ít biến
đổi theo nhiệt độ. Phát biểu nào sau đây phù hợp với quá trình phản ứng?
a. Ở nhiệt độ cao, phản ứng tự phát diễn ra theo chiều thuận.
b. Ở nhiệt độ thấp, phản ứng tự phát diễn ra theo chiều thuận.


c. Phản ứng tự phát diễn ra theo chiều thuận ở mọi nhiệt độ.
d. Phản ứng tự phát diễn ra theo chiều nghịch ở mọi nhiệt độ.
40. Lưu huỳnh thoi và lưu huỳnh đơn tà là 2 dạng thù hình của lưu huỳnh:

S(thoi) S(đơn tà)
H o tt (kJ mol -1 ) 0 0,3
S o (J mol -1 K -1 ) 31,9 32,6
Hỏi ở 25 o C, dạng thù hình nào bền hơn?
a. Lưu huỳnh thoi c. Cả 2 dạng lưu huỳnh
b. Lưu huỳnh đơn tà d. Không có dạng nào.
41. Ở câu 23, nếu H, S ít biến đổi theo nhiệt độ thì tại nhiệt độ nào 2 dạng thù hình cân
bằng
nhau?

a. 0,428 o K b. 428,6 o K c. 155,6 o C d. b và c đúng
42. Cho phản ứng 2H 2 (k) + CO(k) → CH 3 OH(l).
Biết H o 298 = -128,12 kJ, S o 298 = -332,29 J K -1 và G o 298 = -29,1 kJ. Hãy cho biết
nhiệt độ mà
phản ứng đổi chiều nếu H, S ít biến đổi theo nhiệt độ.
a. T > 0,38 o K c. T > 385,6 o K
b. T < 0,38 o K d. T < 385,6 o K
43. Nhiệt độ đông đặc của nước là 0 o C. Ở -10 o C, H o , S o , G o tương ứng là:
a. H o > 0, S o < 0, G o > 0
b. H o < 0, S o < 0, G o < 0
c. H o > 0, S o > 0, G o > 0
d. H o < 0, S o > 0, G o < 0
44. Pentan-1- ol có entanpi hóa hơi là 55,5 kJ mol -1 , entropi hóa hơi là 148 J mol -1 K -1 .
Nhiệt độ sôi
của pentan-1- ol khoảng:
a. 100 o C b. 0,375 o K c. 102 o C d. 25 o C
45. Xét phản ứng: NO(k) + 1/2O 2 (k) → NO 2 (k), H o 298 = -7,4 Kcal


Phản ứng được thực hiện trong bình kín có thể tích không đổi, sau đp phản ứng được đưa về
nhiệt độ ban đầu. Hệ như thế là:
a. Hệ cô lập
b. Hệ kín và đồng thể
c. Hệ kín và dị thể
d. Hệ cô lập và đồng thể
46. Phản ứng thu nhiệt:
a. Không thể xảy ra ở mọi giá trị nhiệt độ
b. Có thể xảy ra ở nhiệt độ thấp
c. Có thể xảy ra ở nhiệt độ cao nếu biến thiên entropi của nó dương
d. Có thể xảy ra ở nhiệt độ cao nếu biến thiên entropi của nó âm

47. Để một phản ứng luôn xảy ra ở mọi điều kiện thi phản ứng đó phải có:
a. H < 0, S > 0
b. H > 0, S > 0
c. H < 0, S < 0
d. H > 0, S < 0
48. H của một quá trình hóa học khi chuyển từ trạng thái 1 lên trạng thái 2 bằng những cách
khác nhau có đặc điểm:
a. Thay đổi theo cách tiến hành quá trình
b. Không thay đổi theo cách tiến hànhh quá trình
c. Có thể cho ta biết chiều tự diễn biến của phản ứng ở nhiệt độ thấp
d. b và c đúng
49. Giả sử H, S không phụ thuộc nhiệt độ. Ở nhiệt độ T 1 , thế đẳng áp của phản ứng là G
1,ở
nhiệt độ T 2 , thế đẳng áp của phản ứng là G 2 . Vậy S của phản ứng trên được tính bằng
biểu
thức:
a. S = (G 1 - G 2 )/ (T 1 - T 2 )
b. S = (G 1 - G 2 )/ (T 2 - T 1 )
c. S = (G 1 + G 2 )/ (T 1 + T 2 )
d. S = (G 1 - G 2 )/ (T 1 + T 2 )


CHƯƠNG 5
1. Với một phản ứng thuận nghịch có G < 0, phát biểu nào sau đây là phù hợp với hệ cân
bằng?
a. Độ lớn của hằng số cân bằng < 1
b. Độ lớn của hằng số cân bằng > 1
c. Phản ứng đang ở đang ở trạng thái cân bằng.
d. Tại cân bằng, nồng độ các tác chất trội hơn.
2. Phát biểu nào sau đây là đúng?

a. Một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu ta thay đổi bất kỳ một yếu tố nào xác định điều
kiện cân bằng (áp suất, nồng độ, nhiệt độ) thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều
chống lại sự thay đổi đó.
b. Khi nhiệt độ của một hệ cân bằng tăng, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều tỏa nhiệt và
ngược lại.

c. Khi áp suất của hệ cân bằng giảm, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều giảm số phân tử
khí.
d. Khi thêm một lượng tác chất hay sản phẩm vào hệ cân bằng, cân bằng sẽ chuyển dịch theo
hướng gia tăng thêm lượng chất đó.
3. Phản ứng thuận nghịch là:
a. Phản ứng có thể xảy ra đồng thời theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện phản
ứng.
b. Phản ứng xảy ra đồng thời theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện phản
ứng.
c. Phản ứng tự xảy ra cho đến khi hết chất phản ứng.
d. Tất cả đều đúng.
4. Cho phản ứng thuận nghịch sau:
H 2 O H 2 + ½O 2
Khi tăng nhiệt độ, giá trị hằng số cân bằng của phản ứng tăng.
Phát biểu nào sau là đúng?
a. Phản ứng có H o >0


b. Phản ứng có H o <0
c. Phản ứng có H o =0
d. Không dự đoán được H o của phản ứng.
5. Xét cân bằng: 2NO 2 (k) N 2 O 4 (k), H o < 0

(nâu) (không màu)

Màu nâu của NO 2 sẽ đậm nhất khi:
a. Đun nóng lên 373 o K
b. Làm lạnh đến 0 o C.
c. Tăng áp suất.
d. Giữ ở 298 o K.
6. Cho phản ứng:
4HCl(k) + O 2 (k) 2Cl 2 (k) + 2H 2 O(k).
Trong điều kiện nào thì cân bằng sẽ chuyển dịch về bên trái?
a. Giảm áp suất hệ phản ứng.
b. Tăng nồng độ O 2 .
c. Giảm thể tích hệ phản ứng xuống 2 lần.
d. Giảm nồng độ Cl 2 .
7. Xét phản ứng CaCO 3 (r) CaO(r) + CO 2 (k)
Độ biến đổi G của phản ứng là:
a.

b.

c.
d.
8. Phản ứng nào sau đây có K p = K c ?
a. C(gr) + CO 2 (k) 2CO(k)
b. 4CuO(tt) 2Cu 2 O(tt) + O 2 (k)
c. 2NO(k) + O 2 (k) 2NO 2 (k)


d. N 2 (k) + O 2 (k) 2NO(k)
9. Chọn câu trả lời đúng cho cân bằng sau ở cùng nhiệt độ:
N 2 (k) + 3H 2 (k) 2NH 3 (k)


a. K p = K c c. K c = K p (RT) 2
b. K p = K c (RT) 2 d. K c = K p (RT) -2
10. NH 4 Cl bị nhiệt phân trong một bình kín ở nhiệt độ không đổi theo phản ứng sau:

NH 4 Cl(tt) NH 3 (k) + HCl(k)

Khi hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm một lượng nhỏ NH 4 Cl vào hệ thì câu trả lời nào sau
đây là đúng?
a. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
b. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
c. Cân bằng không chuyển dịch.
d. Không dự đoán được sự chuyển dịch của cân bằng.
11. Với một phản ứng thuận nghịch, để làm thay đổi độ lớn của hằng số cân bằng ta có thể:
a. Thay đổi áp suất khí.
b. Thay đổi nhiệt độ.
c. Thay đổi nồng độ các chất.
d. Thay đổi chất xúc tác.
12. Cho phản ứng thuận nghịch sau:

2Cu(r) + O 2 (k) 2CuO(r)
Hằng số cân bằng K p của phản ứng được viết như sau:
a. c.
b. d.
13. Hai phản ứng thuận nghịch sau đây xảy ra ở cùng nhiệt độ với các hằng số cân bằng:

2NO(k) + O 2 (k) 2NO 2 (k) K p1


2NO 2 (k) 2NO(k) + O 2 (k) K p2
Phát biểu nào sau đây là đúng?

a. Hằng số K p1 là nghịch đảo của hằng số K p2
b. Hằng số K p2 là nghịch đảo của hằng số K p1
c. Hằng số K p1 bằng hằng số K p2
d. Cả a và b đều đúng.
14. Hai phản ứng thuận nghịch sau đây xảy ra ở cùng nhiệt độ với các hằng số cân bằng:

2H 2 (k) + O 2 (k) 2H 2 O(k) K p1
H 2 (k) + ½O 2 (k) H 2 O(k) K p2
Mối liên hệ giữa K p1 và K p2 là như sau:
a. K p2 = ½ K p1 c. K p2 = 1/K p1
b. K p2 = 2 K p1 d. K p2 = (K p1 ) 1/2
15. Cho ba phản ứng thuận nghịch sau xảy ra ở cùng một nhiệt độ với các hằng số cân bằng
tương ứng:
2CO(k) + O 2 (k) 2CO 2 (k) K c1
H 2 (k) + ½O 2 (k) H 2 O(k) K c2
CO(k) + H 2 O(k) CO 2 (k) + H 2 (k) K c3
Mối liên hệ giữa K c3 với K c1 và K c2 là:
a. c.
b. d.

16. Cho 2 phản ứng thuận nghịch sau xảy ra ở 1000 o C với các hằng số cân bằng tương ứng:
CO 2 (k) CO(k) + ½O 2 (k) K c = 9,1×10 -12
H 2 O(k) H 2 (k) + ½O 2 (k) K c = 7,1×10 -12
Vậy phản ứng sau ở 1000 o C có giá trị K c bằng:

CO 2 (k) + H 2 (k) CO(k) + H 2 O(k)

a. 1,28 c. 2,56



b. 16,2×10 -12 d. 2,0×10 -12
17. Ở 300 o C, phản ứng tổng hợp ammoniac có hằng số cân bằng K c = 9,5
N 2 (k) + 3H 2 (k) 2NH 3 (k)

Hằng số cân bằng K p của phản ứng ở 300 o C là:
a. 4,3×10 -3 c. 2,1×10 4
b. 4,1×10 -7 d. 2,1×10 8
18. Cho phản ứng thuận nghịch sau:

CO 2 (k) + H 2 (k) CO(k) + H 2 O(k)
H o = 41,166 kJ và S o = 42,076 J K -1 . Vậy giá trị K p của phản ứng là:
a. 1,04×10 5 c. 1,55×10 2
b. 9,59×10 -6 d. 9,89×10 -1
19. Phản ứng phân hủy hidropeoxit có đặc điểm:

H 2 O 2 (l) H 2 O(l) + ½O 2 (k)

H o = -98,2 kJ và S o = 70,1 J K -1 . Vậy giá trị K p của phản ứng có giá trị bằng:
a. 2,06×10 17 c. 4,83×10 -18
b. 1,33×10 -21 d. 7,50×10 20
20. Tại 900 o K, phản ứng sau đạt cân bằng:
CO 2 (k) + H 2 (k) CO(k) + H 2 O(k) K c = 0,64
Nồng độ đầu của CO 2 và H 2 đều bằng 0,1 M. Tại cân bằng, nồng độ của CO 2 , H 2 , CO và
H 2 O lần lượt là:

a. 0,045 M; 0,045 M; 0,055 M; 0,055 M
b. 0,055 M; 0,055 M; 0,045 M; 0,045 M
c. 0,020 M; 0,020 M; 0,080 M; 0,080 M
d. 0,080 M; 0,080 M; 0,020 M; 0,020 M
21. Tại một nhiệt độ nào đó, phản ứng thuận nghịch sau đạt cân bằng:



CO 2 (k) + H 2 (k) CO(k) + H 2 O(k) K c = 9/4
Nồng độ đầu của CO 2 , H 2 , CO và H 2 O đều bằng 1 M. Vậy khi cân bằng, nồng độ của CO
là:
a. 0,2 c. 2,40
b. 0,8 d. 1,20

22. Trộn 1 mol khí CO với 3 mol hơi nước trong một bình phản ứng dung tích 1 lít:

CO(k) + H 2 O(k) H 2 (k) + CO 2 (k)

Tại cân bằng số mol khí CO 2 thu được là 0,75 mol. Phát biểu nào sau đây là đúng?
a. K c = 1, K p = 1 c. K c = 2, K p = 1
b. K c = 1, K p = 2 d. K c = 2, K p = 2
23. Khi đun nóng, hidro iodur bị phân hủy. Tại một nhiệt độ nào đó phản ứng đạt cân bằng:

2HI(k) H 2 (k) + I 2 (k) K c = 1/64

Vậy %HI bị phân hủy tại nhiệt độ đó là:
a. 10% c. 30%
b. 20% d. 40%
24. Ở một nhiệt độ, phản ứng thuận nghịch sau đây có hằng số cân bằng K c = 1,2

N 2 (k) + 3H 2 (k) 2NH 3 (k)

Tại một thời điểm nào đó, nồng độ mol của từng chất lần lượt là [N 2 ] = 0,1 M, [H 2 ] = 1 M,
[NH 3 ] = 0,2 M.
Phát biểu nào sau đây là đúng ứng với thời điểm này?
a. Q c = 2, chiều nghịch đang diễn tiến ưu thế.

b. Q c = 2, chiều thuận đang diễn tiến ưu thế.
c. Q c = 0,4, chiều nghịch đang diễn tiến ưu thế.


d. Q c = 0,4, chiều thuận đang diễn tiến ưu thế.
25. Ở một nhiệt độ xác định, phản ứng thuận nghịch sau có hằng số cân bằng K c = 4.

A+BC+D

Tại một thời điểm nào đó, nồng độ của từng chất là [A] = [B] = [C] = 0,2 M; [D] = 0,4 M.
Phát biểu nào sau đây là đúng ứng với thời điểm này?
a. Phản ứng đang ở trạng thái cân bằng.
b. Chiều thuận của phản ứng diễn tiến ưu thế.
c. Chiều nghịch của phản ứng đang diễn tiến ưu thế.
d. Không biết được diễn tiến của phản ứng.
26. Phản ứng thuận nghịch sau đây xảy ra ở 300 o C:

2SO 3 (k) 2SO 2 (k) + O 2 (k) K c = 1,6×10 -10

Tại một thời điểm nào đó, nồng độ của từng chất là [SO 3 ] = [SO 2 ] = 0,1 M, [O 2 ] = 0,01 M.
Phát biểu nào sau đây là đúng ứng với thời điểm này?

a. Phản ứng đang ở trạng thái cân bằng.
b. Phản ứng diễn tiến ưu thế theo chiều nghịch để đạt cân bằng.
c. Nồng độ SO 2 của và O 2 phải giảm đáng kể để phản ứng đạt cân bằng.
d. Cả b và c đều đúng.
27. Cho phản ứng thuận nghịch sau:

N 2 (k) + O 2 (k) 2NO(k) H o > 0


Để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, biện pháp nào sau đây cần làm?
a. Tăng áp suất
b. Giảm áp suất
c. Tăng nhiệt độ


d. Giảm nhiệt độ
28. Cho phản ứng thuận nghịch sau:

N 2 (k) + 3H 2 (k) 2NH 3 (k) H o < 0
Để thu được nhiều NH 3 , các biện pháp nào sau đây cần làm?
a. Dùng áp suất cao, nhiệt độ cao.
b. Dùng áp suất thấp, nhiệt độ cao.
c. Dùng áp suất cao, nhiệt độ thấp.
d. Dùng áp suất thấp, nhiệt độ thấp.
29. Có hệ hỗn hợp 3 chất khí sau đây đang ở trạng thái cân bằng trong xi lanh:
N 2 (k) + 3H 2 (k) 2NH 3 (k) H o < 0

Dự đoán xem cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nào nếu dùng piston để giảm thể tích
hỗn hợp một nửa mà vẫn giữ cho nhiệt độ của hệ không đổi?
a. Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận.
b. Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch.
c. Không ảnh hưởng đến cân bằng.
d. Không dự đoán được.
30. Cho cân bằng sau:

2SO 3 (k) 2SO 2 (k) + O 2 (k) H o > 0

Phát biểu nào sau đây là đúng?
a. Khi thêm khí SO 2 vào hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

b. Khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
c. Khi giảm áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
d. Khi tăng áp suất kèm theo giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
31. Chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào đến cân bằng hóa học:
a. Không làm ảnh hưởng đến cân bằng
b. Làm cân bằng dịch theo chiều phản ứng nghịch


c. Làm cân bằng dịch theo chiều phản ứng thuận
d. Làm tăng hằng số cân bằng của phản ứng
32. Kết luận nào sau đây là đúng khi một phản ứng thuận nghịch có G o < 0:
a. Hằng số cân bằng của phản ứng lớn hơn 0
b. Hằng số cân bằng của phản ứng lớn hơn 1
c. Hằng số cân bằng của phản ứng nhỏ hơn 1
d. Hằng số cân bằng của phản ứng nhỏ hơn 0

CHƯƠNG 6
1. Biểu thức nào dưới đây là định nghĩa của vận tốc phản ứng?
2SO 2 (k) + O 2 (k) → 2SO 3 (k)
a. v = d[SO 2 ]/2dt
b. v = -d[SO 2 ]/2dt
c. v = d[SO 2 ]/dt
d. v = d[SO 3 ]/dt
2. Phát biểu nào sau đây là sai?
a. Tại nhiệt độ xác định, vận tốc phản ứng ở mỗi thời điểm tỷ lệ thuận với tích số nồng độ
các tác chất (với số mũ thích hợp).
aA + bB → cC + dD v = k[A] m [B] n
b. Với các phản ứng đơn giản (xảy ra một giai đoạn), số mũ nồng độ đúng bằng hệ số tỷ
lượng. Với các phản ứng phức tạp (qua nhiều giai đoạn), số mũ nồng độ có thể khác với
hệ số tỷ lượng.

c. Số mũ chứa trong biểu thức vận tốc được gọi là bậc tổng quát của phản ứng.
d. Phân tử số của phản ứng là số tiểu phân tham gia vào một giai đoạn cơ bản của phản ứng.
3. Lý do nào được coi là nguyên nhân chủ yếu làm cho vận tốc phản ứng tăng lên khi tăng nhiệt
độ?
a. Tần số va chạm giữa các phân tử tăng.
b. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng giảm.
c. Năng lượng tự do của phản ứng giảm.
d. Số tiểu phân phản ứng có đủ năng lượng hoạt hóa tăng.


4. Khi khảo sát phản ứng 2NO 2 → 2NO + O 2 tại một nhiệt độ xác định, ngưới ta nhận thấy đồ
thị
nghịch đảo nồng độ mol của NO 2 theo thời gian là một đường thẳng có độ dốc dương.
Vậy bậc động học của phản ứng là:
a. Bậc không b. Bậc nhất
c. Bậc hai d. Bậc phân số
5. Để thay đổi giá trị của hằng số vận tốc phản ứng ta có thể thực hiện biện pháp nào sau đây?
a. Thay đổi áp suất khí.
b. Thay đồi nồng độ tác chất.
c. Thêm chất xúc tác.
d. Thay đổi nhiệt độ.
6. Chất xúc tác ảnh ưởng đến vận tốc phản ứng là do:
a. Làm tăng entanpi của phản ứng.
b. Làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
c. Làm tăng năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
d. Làm giảm entanpi của phản ứng.
7. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng:

a. Giảm khi đưa vào chất xúc tác.
b. Là năng lượng tối thiểu cần cho phản ứng xảy ra.

c. Giảm xuống khi tăng nhiệt độ.
d. Dây chuyền thường có giá trị rất lớn.
8. Phát biểu nào sau đây là phù hợp với chất xúc tác?
a. Làm cho biến thiên năng lượng tự do của hệ phản ứng trở nên âm hơn.
b. Làm tăng vận tốc phản ứng do có khả năng làm cho phản ứng đi theo một cơ chế
khác có năng lượng hoạt hóa phản ứng thấp hơn
c. Làm tăng vận tốc phản ứng do có tác dụng làm tăng vận tốc chuyển động của các phân tử.
d. Làm cho hiệu suất của phản ứng theo chiều thuận tăng lên.
9. Chất xúc tác không có tác dụng làm thay đổi:
a. Cơ chế của phản ứng.


b. Tính tự phát của phản ứng.
c. Vận tốc của phản ứng.
d. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
10. Đồ thị sau đây cho biết biến thiên thế năng của một hệ phản ứng, tên của những vị trí được
đánh số là:

a. Xúc tác – Chất trung gian – Phức chất hoạt động – Sản phẩm.
b. Tác chất – Phức chất hoạt động – Chất trung gian – Sản phẩm.
c. Tác chất – Phức chất hoạt động – Chất trung gian – Xúc tác.
d. Tác chất – Chất trung gian – Phức chất hoạt động – Sản phẩm.
11. Phương trình nào đúng với phương trình vận tốc của phản ứng sau?
2NO + 2H 2 → 2H 2 O + N 2
a. v = k[NO] 2 [H 2 ] 2 c. v = k[NO] 2 [H 2 ]
b. v = k[NO][H 2 ] d. v = k[NO][H 2 ] 2
Biết rằng khi tăng nồng độ NO lên gấp đôi thì vận tốc phản ứng tăng 4 lần, còn khi tăng nồng
độ H 2 lên gấp đôi thì vận tốc phản ứng tăng 2 lần.
12. Bậc phản ứng ở câu 1 ứng với giá trị nào sau đây?
a. 1 b. 2 c. 3 d. 4

13. Phản ứng 2NO + 2H 2 → 2H 2 O + N 2 trải qua các giai đoạn sau:
2NO N 2 O 2 (nhanh)
N 2 O 2 + H 2 → N 2 + H 2 O 2 (chậm)
H 2 O 2 + H 2 → 2 H 2 O (nhanh)
Hỏi ở mỗi giai đoạn cơ bản, phân tử số bằng giá trị nào sau đây?

a. 1 b. 2 c. 3 d. 4
14. Cho phản ứng 2A + B → C
Phát biểu nào sau đây có thể chấp nhận được?
a. v = k[A] 2 [B] b. v = k[A] 2 c. v = k[C]
d. v = k[A] m [B] n ; m,n được xác định từ thực nghiệm.
15. Cho phản ứng 2H 2 S + O 2 → 2S + 2H 2 O


Phát biểu nào sau đây là đúng?
a. Bậc tổng quát của phản ứng là 3
b. Phương trình động học của phản ứng là v = k[H 2 S] 2 [O 2 ]
c. Phương trình động học của phản ứng là v = k[H 2 S][O 2 ]
d. Chưa đủ dữ kiện để kết luận về bậc phản ứng và phương trình động học.
16. Cho phản ứng 2NO + O 2 → 2NO 2
Biểu thức thực nghiệm của vận tốc phản ứng là v = k[NO] 2 [O 2 ].
Phát biểu nào sau đây là đúng?
a. Phản ứng bậc một đối với NO và bậc một đối với O 2 .
b. Phản ứng có bậc tổng quát là 3.
c. Khi giảm nồng độ của NO hai lần, vận tốc phản ứng giảm hai lần.
d. Khi tăng nồng độ của NO ba lần, vận tốc phản ứng tăng ba lần.
17. Cho phản ứng đơn giản CO(k) + Cl 2 (k) COCl 2 (k). Ở nhiệt độ không đổi, nếu nồng độ CO
tăng 0,3 M lên 1,2 M, nồng độ Cl 2 tăng từ 0,2 M lên 0,6 M thì tốc độ phản ứng thuận thay
đổi:
a. Tăng 3 lần

b. Tăng 4 lần
c. Tăng 7 lần
d. Tăng 12 lần
18. Phản ứng A +B → C + D có các đặc điểm sau:
C A không đổi, C B tăng gấp đôi, vận tốc v tăng gấp đôi
C A , C B đều tăng gấp đôi, vận tốc v tăng gấp 8 lần
Cả hai thí nghiệm đều ở cùng nhiệt độ, biểu thức vận tốc v theo các nồng độ A, B là:
a. v = k. C A . C B
b. v = k. C A . C B 2
c. v = k. C A 2 . C B
d. v = k. C A 2 . C B 2
19. Chọn đáp án đúng. Cho phản ứng 2A(k) + B(k) → C(k). Biểu thúc vận tốc phản ứng là:
a. v = k. C A 2 . C B
b. v = k. C C


c. v = k. C A m . C B n , m và n là những giá trị tìm được từ thực nghiệm
d. v = k. C A m . C B n , m và n là những giá trị tìm được từ phương trình phản ứng
20. Chọn câu trả lời đầu đủ nhất:
Để tăng tốc độ của phản ứng dị thể có sự tham gia của các chất rắn ta có thể dùng những biện
pháp nào sau đây:
1. Tăng nhiệt độ
2. Dùng xúc tác

3. Tăng nồng độ các chất phản ứng
4. Giảm nồng độ các sản phẩm phản ứng trên bế mặt chất rắn
5. Nghiền nhỏ các chất phản ứng rắn
a. Tất cả các biện pháp trên
b. Các biện pháp 1,2,3,5
c. Các biện pháp 1,2,3

d. Các biện pháp 1,2,3,4
21. Chọn phát biểu đúng, đối với phản ứng một chiều, vận tốc phản ứng sẽ:
a. Không đổi theo thời gian
b. Giảm dần theo thời gian cho đến khi bằng một hằng số khác 0
c. Tăng dần theo thời gian
d. Giảm dần theo thời gian cho đến khi bằng 0
22. Khi khảo sát phản ứng 2C 4 H 6 → C 8 H 12 tại 500 o K người ta thu được các dữ kiện sau:
Thí
nghiệm

Nồng độ đầu
C 4 H 6 (M)

Vận tốc phản
ứng (M s -1 )


1
2
1,6×10 -2
8,0×10 -3

3,58×10 -6
8,96×10 -7

Bậc phản ứng đối với C 4 H 6 là:
a. 0 b. 1 c. 2 d. 3
23. Khi khảo sát phản ứng 2NO + Cl 2 → 2NOCl tại 10 o C, người ta thu được các dữ kiện:
Thí
nghiệm


Nồng độ đầu
(M)

Vận tốc phản
ứng (M s -1 )

NO Cl 2
1
2
3
0,1
0,1
0,2
0,1
0,2
0,2


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×