Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Chuyên đề 1 môn quốc phòng an ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.28 KB, 36 trang )

Chuyên đề 1
QUAN ĐIỂM, CHỦ CHƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VỀ AN NINH QUỐC GIA VÀ XÂY DỰNG THẾ TRẬN
AN NINH NHÂN DÂN TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Trong xu thế mở cửa, hội nhập hiện nay, các thế lực thù địch và các loại tội
phạm không ngừng gia tăng các hoạt động chống phá cách mạng. Chúng lợi
dụng mọi sơ hở, thiếu sót của chúng ta trong quá trình đổi mới, quá trình xây
dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
để tấn công vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vai trò quản lý xã hội của
Nhà nước. Cũng trong quá trình này, bên cạnh những vấn đề an ninh truyền
thống, thời gian vừa qua đã xuất hiện những mối đe dọa đến an ninh quốc gia từ
những vấn đề an ninh phi truyền thống. Vì vậy, Đảng ta đã xác định, để giữ
vững an ninh quốc gia, bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa, cần phải làm cho mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng
nhân dân hiểu rõ các quan điểm của Đảng về an ninh quốc gia và xây dựng thế
trận an ninh nhân dân trong tình hình hiện nay; nhận rõ các mối đe dọa an ninh
quốc gia, đặc biệt là các mối đe dọa từ an ninh phi truyền thống; đánh giá đúng
tình hình an ninh quốc gia; thấy rõ trách nhiệm của mỗi công dân trong việc
thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia…Từ đó tạo sự đồng thuận cao
trong xã hội, trước hết là trong nội bộ đảng, nội bộ các cơ quan nhà nước và nội
bộ nhân dân về những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, xây dựng thế trận
an ninh nhân dân trong tình hình hiện nay.
Chuyên đề “Quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước Việt Nam về an ninh quốc gia và xây dựng thế trận an ninh nhân
dân trong tình hình mới” tập trung giới thiệu những nhận thức mới về an ninh
quốc gia, an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống; những yếu tố tác
động đến an ninh quốc gia của Việt Nam hiện nay; những giải pháp đảm bảo an


ninh quốc gia và những nhận thức cơ bản về xây dựng nền an ninh nhân dân, thế


trận an ninh nhân dân trong tình hình hiện nay.
I. QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ AN
NINH QUỐC GIA

1. Nhận thức chung về an ninh quốc gia
a) Khái niệm an ninh quốc gia
Luật An ninh quốc gia xác định: An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển
bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc. Nội hàm của khái niệm An ninh quốc gia gồm ba yếu tố cơ bản sau:
Một là: an ninh thể chế chính trị (hay còn gọi là an ninh chính trị). Ở Việt
Nam, nói an ninh chính trị là nói đến đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam; vai trò quản lý xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, khối đại đoàn kết toàn dân tộc…
Hai là: an ninh dân cư, là đảm bảo cho mọi người dân trên mọi miền của Tổ
quốc có được một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đảm bảo lòng tin của dân đối với
Đảng và Nhà nước luôn được giữ vững…
Ba là: an ninh lãnh thổ, là giữ vững sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, không
để cho nước ngoài lấn chiếm; đấu tranh làm thất bại âm mưu đòi ly khai, tự trị của
các đối tượng chống đối ở trong nước.
An ninh quốc gia là một khái niệm quan trọng trong chính trị học, được sử
dựng rộng rãi trong đời sống chính trị quốc tế. Nội dung cơ bản của an ninh quốc
gia là lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, lợi ích quốc gia là yếu tố mở, nội dung của nó
phụ thuộc vào nhận thức của quốc gia về lợi ích cần phải bảo vệ và vị thế của quốc
gia đó trên trường quốc tế. Theo đó, nội hàm an ninh quốc gia được xác định tương
ứng với vị thế, tầm nhìn và khả năng, tiềm lực bảo vệ của quốc gia. Chính vì lẽ đó,
mặc dù có xuất phát điểm chung, nhưng quan niệm về an ninh quốc gia của mỗi
2



nước không hoàn toàn giống nhau. Với những nước lớn (như Mỹ, Nga, Trung
quốc…) tiềm lực về kinh tế và an ninh quốc phòng mạnh, có vai trò và vị thế lớn
trên trường quốc tế thì quan niệm về an ninh quốc gia được xác định tương đối
rộng, không chỉ dừng lại ở phạm vi bảo vệ lợi ích quốc gia ở bên trong lãnh thổ, mà
còn vươn đến tầm khu vực và quốc tế, thậm chí một số quốc gia còn xác định biên
giới mềm, cho rằng ở đâu có lợi ích của họ thì biên giới của họ đến đó. Với những
nước mà tiềm lực về kinh tế, an ninh quốc phòng còn hạn chế thì quan niệm về an
ninh quốc gia chủ yếu hướng vào bảo vệ các lợi ích bên trong của quốc gia, trong
đó chủ yếu là các lợi ích về chính trị.
b) An ninh phi truyền thống
Từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, đối đầu quân sự trên quy mô toàn cầu không
còn (ít ra là không còn căng thẳng như trước), uy hiếp và đe dọa quân sự trực tiếp
đối đầu vứi các nước giảm xuống, song nguy cơ đe dọa tới sự phát triển, ổn định
chính trị và an ninh xã hội, an ninh con người xuất phát từ những nhân tố phi quân
sự ngày càng gay gắt. Đó là chủ nghĩa dân tộc cực đoan; chủ nghĩa khủng bố; nguy
cơ khủng hoảng tài chính, tiền tệ; nguy cơ cạn kiệt nguồn năng lượng; vấn đề an
ninh lương thực; an ninh mạng; biến đổi khí hậu; buôn lậu ma túy; dịch bệnh
truyền nhiễm; di dân bất hợp pháp…Những hiểm họa nêu trên đã gây ra sự lo sợ và
cảm giác bất an trong xã hội, buộc các quốc gia phải quan tâm để tìm hướng giải
quyết nhằm tiếp tục đảm bảo sự ổn định và phát triển.
Tuy nhiên, các nhân tố nêu trên không phải đều mới xuất hiện sau khi chiến
tranh lạnh kết thúc, mà có nhiều nhân tố đã nảy sinh và tồn tại từ trong thời kỳ đối
đầu Đông - Tây (1946 - 1991), thậm chí một số nhân tố đã xuất hiện từ hàng trăm
năm, hàng ngàn năm trước (như chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo cực đoan, tội phạm có
tổ chức hoặc các hoạt động khủng bố…). Nhưng trong bối cảnh chiến tranh lạnh,
sự bế quan tỏa cảng giữa hai phe đối lập khiến vấn đề bên trong của mỗi quốc gia
trở thành lãnh địa riêng; đồng thời trong bối cảnh thế giới căng thẳng với nguy cơ
3



chiến tranh thường trực, thì tác động của những nhân tố này rất mờ nhạt. Trong
điều kiện toàn cầu hóa và phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ hiện nay,
các nhân tố nói trên mới có điều kiện phát triển, trở thành xu hướng phổ biến, đe
dọa đến an ninh quốc gia của các nước.
Những nhân tố nêu trên được các quốc gia trên thế giới xác định là vấn đề an
ninh phi truyền thống (Nontraditional Security) để phân biệt với các vấn đề an ninh
truyền thống. An ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống khác nhau cơ bản
trên các khía cạnh sau đây:
- An ninh truyền thống là quan niệm về an ninh quốc gia theo nghĩa hẹp, là
bảo vệ đất nước trước các mối đe dọa hoặc tấn công quân sự từ bên ngoài; hoặc
theo nghĩa rộng là bảo vệ đất nước trước các mối đe dọa cả từ bên ngoài và bên
trong. Còn an ninh phi truyền thống là nói đến những nhân tố mới xuất hiện, hoặc
mới trở thành xu hướng phổ biến trong những thập kỷ gần đây có khả năng đe dọa
đến sự sinh tồn và phát triển của nhiều quốc gia và cả cộng đồng quốc tế
- An ninh truyền thống gắn liền với lợi ích về chính trị, kinh tế, xã hội bên
trong của mỗi quốc gia. Còn an ninh phi truyền thống thì phạm vi ảnh hưởng rộng
lớn hơn, thậm chí mang tính toàn cầu, như an ninh môi trường, an ninh tài chính,
tiền tệ, an ninh văn hóa, truyền thống, phòng chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc
gia, các loại tai nạn, tệ nạn xã hội.
- An ninh truyền thống gắn liền với âm mưu, hoạt động của các cơ quan đặc
biệt nước ngoài, của các thế lực thù địch, chống phá của các loại tội phạm khác.
Còn an ninh phi truyền thống không chỉ nảy sinh từ âm mưu của địch mà còn có
nhiều mối đe dọa nảy sinh từ phía chúng ta (do những việc làm thiếu tính toán khoa
học của chúng ta trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội…)
Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, đa chiều
như hiện nay, các mối quan hệ, các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng gắn bó
chặt chẽ với nhau, thâm nhập, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, việc tách biệt đâu là
4



an ninh truyền thống và đâu là an ninh phi truyền thống chỉ mang tính tương đối
bởi sự đan xen, chồng lấn nội dung giữa chúng.
Những vấn đề an ninh phi truyền thống đã và đang đặt ra những thách thức
rất lớn đối với các quốc gia trên toàn cầu. Đòi hỏi các quốc gia phải liên kết với
nhau để cùng tìm cách đối phó với những ảnh hưởng của các mối đe dọa này. Có
thể nêu khái quát các mối đe dọa từ những vấn đề an ninh phi truyền thống trên các
khía cạnh sau đây:
- Các mối đe dọa từ thiên nhiên, như: các hiện tượng biến đổi khí hậu toàn
cầu; ô nhiễm môi trường sống, thiên tai (động đất, sóng thần, lũ lụt…) bệnh dịch
(HIV/AIDS, SARS, cúm gia cầm…). Những mối đe dọa này tuy từ thiên nhiên
nhưng lại có nguyên nhân sâu xa từ các hành động của con người.
- Các mối đe dọa do xung đột xã hội, như: xung đột tôn giáo, dân tộc; bạo
loạn; ly khai; phổ biến vũ khí hạt nhân, vũ khí giết người hàng loạt; khủng bố, tình
trạng bạo lực xã hội…
- Các mối đe dọa do hoạt động của các loại tội phạm, như: Tội phạm mạng,
tội phạm công nghệ cao; tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm về ma túy, buôn lậu,
cướp biển…
- Các mối đe dọa từ những bất cập về cơ chế, chính sách quản lý xã hội của
chính quyền các cấp, như: Khai thác tài nguyên bừa bãi dẫn đến cạn kiệt nguồn tài
nguyên thiên nhiên, đe dọa đến an ninh năng lượng; khủng hoảng kinh tế tài chính,
tiền tệ; vi phạm dân chủ, nhân quyền; bùng phát dân số dẫn đến đói nghèo…
c) Các mối đe dọa từ an ninh phi truyền thống ở Việt Nam hiện nay
Việt nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới, đều đang phải đối mặt với
những mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Tuy nhiên, do những điều kiện cụ thể
về địa lý tự nhiên và chính trị, xã hội của chúng ta mà các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống cũng có những khía cạnh khác với các nước khác trên thế giới. Trên
cơ sở thực tiễn tình hình công tác bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta trong thời
5



gian vừa qua, có thể nêu khái quát về các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đang
tồn tại ở Việt nam như sau:
Một là: Mối đe dọa từ an ninh kinh tế
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, an ninh kinh tế có vai trò
đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia. Thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế
những năm vừa qua đã chứng minh một cách sâu sắc hơn vai trò trung tâm của an
ninh kinh tế trong an ninh quốc gia. Nếu không đảm bảo được an ninh kinh tế sẽ
không thể bảo vệ được an ninh quốc gia.
Những năm qua, mặc dù được đánh giá là điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế
ở khu vực, nhưng nền kinh tế nước ta mới chỉ vừa vượt qua ngưỡng kém phát triển
để trở thành nước đang phát triển. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, khả năng tự chủ
kém, nội lực chưa cao, còn phụ thuộc vào nguồn vốn của nước ngoài. Bên cạnh đó,
năng lực điều hành, quản lý vĩ mô của chúng ta đối với nền kinh tế còn nhiều yếu
kém, bất cập. Cơ chế, chính sách còn nhiều sơ hở, tạo điều kiện cho các loại tội
phạm hoạt động gây tổn thất cho các lợi ích kinh tế của đất nước, từ đó gây mất
lòng tin của nhân dân.
Trong hợp tác quốc tế về kinh tế, chúng ta cũng còn nhiều yếu kém, tạo sơ hở
để các đối tác nước ngoài lợi dụng gây ra các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia,
như: nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa;
nguy cơ tham nhũng…
Hai là: Mối đe dọa từ an ninh xã hội
Trong quá trình chuyển đổi của nước ta hiện nay, đang phát sinh nhiểu
vấn đề bất cập bên trong chúng ta chưa thể giải quyết được. dẫn đến những
mâu thuẫn tích tụ trong lòng xã hội, tiềm ẩn nguy cơ xung đột xã hội. Chúng ta đã
thực hiện nhiều chính sách phát triển kinh tế, tôn giáo, dân tộc nhưng vẫn chưa giải
quyết được ổn thoả các vấn đề phức tạp trong tôn giáo, dân tộc, nhất là tại các vùng
chiến lược. Tình trạng khiếu kiện, đình công, lãn công diễn ra ở hầu khắp các tỉnh,
6



thành, trở thành vấn đề nóng bỏng đối với an ninh nội địa. Đến nay, ở hầu hết các
địa phương đều tổn tại các vụ khiếu kiện đông người đặc biệt phức tạp kéo dài.
Nhiều vụ không chỉ nhằm đòi quyền lợi dân sinh mà còn có yếu tố địch móc nối,
kích động, lồng ghép vào mục tiêu chính trị. Những năm qua đã xẩy ra hàng trăm
vụ lãn công, đình công với hàng nghìn người tham gia, trong đó có nơi đã có yếu tố
địch tác động như tại Mỹ Phong - Trà Vinh (năm 2010), tại Thành phố Hồ Chí
Minh (tháng 3/2011). Nhiều vụ phức tạp về trật tự xã hội không được giải quyết
thấu đáo dẫn đến hậu quả nghiêm trọng xẩy ra ở một số địa phương như: Bắc
Giang, Gia Lai, Đà Nẵng,... Xuất hiện tâm lý bạo lực trong một bộ phận nhân dân
khi xẩy ra tình huống có va chạm, tranh chấp với các cán bộ thi hành công vụ. Xu
hướng trương băng rôn, khẩu hiệu, tụ tập đông người kéo lên trụ sở chính quyền
phản đối, biểu tình đang thực sự trở thành một mối đe dọa đối với an ninh xã hội.
Điều đáng chú ý là các thế lực thù địch bên ngoài và đối tượng bên
trong đang tìm cách lợi dụng, kích động tâm lý bức xúc trong quần chúng âm mưu
làm “cách mạng màu” ở Việt Nam. Từ đầu năm 2011 đến nay, sau biến động chính
trị tại khu vực Trung Đông, Bắc Phi; nhất là các cuộc “cách mạng hoa nhài”, “cách
mạng đường phố” lật đổ chính quyển lan rộng tại 18/24 nước Bắc Phi - Trung
Đông, bọn phản động lưu vong người Việt và số phần tử chống đối trong nước
đánh giá đây là thời điểm chín muồi, cần tập hợp lực lượng.
Ở trong nước một số đối tượng đã tìm cách kích động quần chúng nhân dân
biểu tình chống đối. Chúng lợi dụng một số sự kiện phức tạp về tình hình an ninh
chủ quyền biển đảo của Việt Nam hoặc các vụ việc trong nước như lợi dụng biểu
tình phản đối chủ trương thay thế 6.700 cây xanh của Hà Nội để kích động quần
chúng nhân dân chống lại chính quyền Hà Nội và chống lại Đảng, Nhà nước. Cơ
quan an ninh đã phát hiện 35 tổ chức phản động lưu vong và 20 đối tượng chống
đối ở trong nước tán phát “Tuyên ngôn”, “Lời kêu gọi, Thông cáo kích động người
dân trong nước thực hiện “Cách mạng hoa nhài", "cách mạng hoa sen" lật đổ nhà
7



nước Việt Nam. Thời gian qua, trước những diễn biến phức tạp căng thẳng trên
biển Đông, các thế lực thù địch đã lợi dụng để kêu gọi quần chúng xuống đường
biểu tình chống Trung Quốc tập trung ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục
tiêu nhằm kích động làn sóng biểu tình chống đối Đảng, Chính phủ, sử dụng áp lực
biểu tình đường phố để lật đổ chế độ nhà nước ta như một số quốc gia Trung Đông
- Bắc Phi trong những năm qua. Chúng ta đã phối hợp lực lượng ngăn chặn, giải
quyết kịp thời đảm bảo an ninh chính trị. Tuy nhiên, trong điều kiện những diễn
biến trên biển Đông vẫn tiếp tục căng thẳng như hiện nay, mối đe doạ này vẫn đang
tồn tại, và trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đảm bảo an ninh tại các
thành phố lớn.
Ba là: Mối đe dọa từ an ninh nội bộ
Mặt trái của cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập đã tác động trực tiếp
đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên, làm nảy sinh những vấn đề phức tạp mới trong
nội bộ, đe doạ đến sự ổn định và phát triển của chế độ chính trị và nhà nước. Không
ít cán bộ, đảng viên bị lung lạc ý chí, bị tác động bởi luận điệu chiến tranh tâm lý,
phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch bộc lộ tư tưởng băn khoăn, lo lắng về
tiền đồ của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lê nin; phủ nhận thắng lợi của cách
mạng; mơ hồ mất cảnh giác, mất phương hướng, muốn Đảng ta phải “cải cách”,
“mở rộng dân chủ” Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, thậm chí ở cả cán
bộ quản lý cấp suy thoái về tư tưỏng, chính trị, đạo đức, lối sống, quan liêu, hách
dịch, xa dời quần chúng đã và đang làm giảm sút uy tín của Đảng, ảnh hưởng tiêu
cực đến hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền. Tại nhiều địa phương xuất
hiện tình trạng cán bộ cơ sở hoạt động kém hiệu quả, không nắm được tình hình,
tham nhũng, ức hiếp quần chúng. Đây là yếu tố gây mất niềm tin của quần chúng
vào Đảng, chính quyền, tạo ra các phản ứng xã hội, tạo điều kiện cho các thế lực
thù địch lợi dụng tuyên truyền, lôi kéo chống Đảng, Nhà nước.

8



Mối đe doạ “tự diễn biến” trong nội bộ ngày càng rõ nét, đã xuất hiện
nhiểu ý kiến trong một số cán bộ, đảng viên cả đương chức và nghỉ hưu không
đồng thuận với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở nhiều cấp độ khác
nhau. Họ dùng danh nghĩa góp ý cho Văn kiện Đại hội Đảng, thư ngỏ, hổi ký,... để
đưa các vấn đề gây tổn hại đến uy tín của Đảng, phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hổ Chí Minh, những thành tựu phát triển của đất nước. Trong một bộ
phận thanh niên, sinh viên, kể cả một số cán bộ trẻ nhiều triển vọng … xuất hiện
nhiểu vấn đề tư tưởng phức tạp, đã có những quan điểm lệch lạc, cho rằng sớm hay
muộn Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ, Việt Nam sẽ chuyển sang chế độ đa
nguyên, đa đảng hoặc tự viết “Đơn tự thú ", ký “Thỉnh nguyện thư” đưa lên mạng
công khai thách thức chính quyền. Một số đã bị các tổ chức phản động lưu vong
móc nối đưa đi đào tạo, huấn luyện về phương thức đấu tranh “bất bạo động” mà
thực chất là các kỹ năng tập hợp lực lượng, kích động biểu tình gây rối, thực hiện
"Cách mạng đường phố" ở Việt Nam.
Thực tế, tình trạng “suy thoái”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong
nội bộ đã và đang diễn ra âm thẩm ở mọi ngành, mọi cấp. Thời gian gần đây, nhân
tố này phát triển theo chiểu hướng ngày càng xấu, trở thành mối đe doạ trực tiếp
đến sự tổn vong của chế độ chính trị và Nhà nước xã hội chủ nghĩa, đến thịnh suy
của dân tộc nếu chúng ta không có giải pháp quyết liệt và đồng bộ để ngãn chặn,
đẩy lùi.
Bốn là: Mối đe dọa từ an ninh thông tin
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nhất là sự bùng nổ của
công nghệ thông tin toàn cầu đã cho ra đời những công cụ vô cùng tiện ích, đó là
Internet và công nghệ liên lạc không dây. Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ an ninh, các
công cụ này cũng đang trở thành hiểm họa đối với sự ổn định và phát triển bình
thường của các nước. Internet đang được coi là “chiến trường thứ 5” trong cuộc
tranh đấu vì lợi ích của con người ngoài bầu trời, mật đất, khổng gian, biến. An
9



ninh thổng tin, nhất là an ninh mạng đang thực sự trờ thành mối lo ngại đối với an
ninh quốc gia của mỗi nước, thậm chí ở ngay tại Mỹ - quốc gia có trình độ khoa
học kỹ thuật cao nhất, là quê hương của Iternet.
Đổi với Việt Nam, sự phát triển của các phương tiện thông tin và truyền thông
cùng với sự yếu kém, bất cập trong quản lý cùa ta đang là điều kiện thuận lợi cho
các thế lực thù địch, các đối tượng phản động trong và ngoài nước tiến hành các
hoat động xâm phạm an ninh quốc gia đất nước. Sự bùng nổ điện thoại di động và
Internet ở Việt Nam trong những năm gần đây đã đặt gánh nặng cho công tác quản
lý. Với 140 triệu thuê bao di động (đứng thứ 7 thế giới về số lượng thuê bao di
động) và hơn 40% dân số Việt Nam tiếp cận sử dụng dịch vụ mạng là một bài toán
cho các nhà quản lý trong việc hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh, an toàn thông
tin, cũng như phòng ngừa các hoạt động lợi dụng mạng thông tin gây tổn hại lợi ích
nhà nước, xã hội và cá nhân.
Internet và điện thoại di động đang tạo ra một “xã hội không gian ảo"
bên cạnh xã hội đang chuyển đổi cùa nước ta. Trên đó, cũng hiện hữu đầy đủ những
bất cập, hiểm hoạ đe doạ sự an toàn của cá nhân, cộng đồng và nhà nước. Hiện nay,
ta vẫn chưa có phương pháp hữu hiệu nào để quản lý, kiểm soát mạng Itemet và
thuê bao di động trả trước. Lợi dụng điểm yếu này, thời gian qua, các thế lực thù
địch lợi dụng triệt để công cụ Internet để tuyên truyền phá hoại tư tưởng, móc nối
cơ sở, thu thập tin tức tình báo.... Trên mạng Itemet xuất hiện hàng trăm website
của các tổ chức phản động lưu vong cùng hàng nghìn Blog cá nhân có nội dung
không lành mạnh. Ngày đêm 24/24h lúc nào cũng có phòng hội thoại trực tuyến các
luận điệu chống Đảng, Nhà nước, với một số lượng đông đảo học sinh, sinh viên
tham gia. Không chỉ dừng ở tuyên truyền, phá hoại tư tưởng, các đối tượng đã sử
dụng công nghệ thông tin để phối hợp, tiến hành các hành động chống đối. Nhiều
vụ kích động biểu tình, tụ tập đông người được truyền đi từ Internet và tin nhắn

10



điện thoại di động; các vụ khủng bố đe doạ tính mạng của nhiều người, gây mất ổn
định chính trị xã hội được kích nổ bằng một cuộc gọi di động.
Bên cạnh những hiểm hoạ đối với an ninh xã hội, an ninh chính trị,
Internet và điện thoại di động còn là phương tiện ẩn chứa những mối đe doạ tấn
công, nguy cơ một cuộc chiến tranh mạng đối với nước ta là có thể xẩy ra. Theo
các hãng bảo mật trên thế giới, Việt Nam là một trong 5 nước đứng đầu về tí lệ tán
phát thư rác, xếp thứ 12 thế giới về mức độ đe doạ bị tấn công bằng mã độc, đứng
thứ 33 với hệ thống máy chủ bị lợi dụng lừa đảo trực tuyến, xếp thứ 45 về mức độ
de doạ máy tính bị nhiễm phần mềm điều khiển của tin tặc. Nguy cơ này càng gia
tăng khi hiện nay nhận thức của cán bộ các cơ quan, ban ngành và nhân dân vẻ an
ninh mạng còn bất cập: 100% cơ quan chủ quản Việt Nam khi thuê thiết kế website
đều chưa quan tâm đến an toàn mạng. Với khá năng tài chính hạn chế, 100% các
website của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan ban ngành Việt Nam đang được đặt
ở những dải mạng yếu, rất dễ bị xâm nhập tấn công. Các sản phẩm công nghệ thông
tin tràn ngập thị trường nhưng chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài (60% thiết bị
viễn thông của Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ Trung Quốc; các thiết bị hiện
đại: smart phone, máy tính bảng ... đều do nước ngoài sản xuất). Trong khi đó, trình
độ phát triển khoa học công nghệ (nhất là công nghệ thông tin) của ta còn thấp, khả
năng phát hiện và kiểm soát an ninh đối với các sản phẩm, thiết bị, linh kiện công
nghệ thông tin nhập khẩu từ nước ngoài rất hạn chế. Thời gian vừa qua, chúng ta đã
phát hiện nhiều vụ chiếm đoạt, thay đổi, lấy cắp thông tin, bí mật nhà nước bằng
cách sừ dụng phần mềm gián điệp, tán phát sâu máy tính (virus), tấn công bằng mã
độc làm tê liệt mạng máy tính, gây ra tình trạng rối loạn trong hoạt động của một số
cơ quan nhà nước. Ta cũng đã nhận diện và cảnh báo được nguy cơ đe doạ an ninh
quốc gia từ không gian ảo (gián điệp điện tử), phát hiện nhiều thủ đoạn thu thập
tình báo qua lợi dụng các phương tiện thông tin hiện đại (điên thoại di động, nhất là
smart phone)... Rõ ràng, mối đe doạ từ an ninh thông tin, an ninh mạng đang trở
11



thành hiểm hoạ đối với sự ổn định và phát triển của xã hội, đe doạ đến lợi ích an
ninh đất nước.
Năm là: Mối đe dọa từ tranh chấp chủ quyền biển đảo trên biển Đông
Thời gian gần đây, tình hình tranh chấp biển Đông diễn biến hết sức
phức tạp. Các nước và các bên có liên quan ở biển Đông đều có những động thái để
tuyên bố và khẳng định chủ quyền của mình. Đặc biệt, Trung Quốc với chủ trương
“độc chiếm biển Đông" liên tiếp có những hành động khiêu khích và vi phạm
nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam. Họ ngang ngược nêu yêu sách. Chủ quyển về
“đường chữ U 9 đoạn” (hay còn gọi là “đường lưỡi bò”) chiếm hơn 80% diện tích
biển Đông. Trong vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc
thuờng xuyên tiến hành các hoạt động như cấm đánh bắt cá, gia tăng các hoạt động
khống chế và uy hiếp ngư dân Việt Nam, liên tục cho tàu hải giám, ngư chính tuần
tra... Nghiêm trọng hơn, vào tháng 5 và tháng 6/2011 tàu hải giám Trung Quốc đã
cắt cáp và thực hiện phá hoại đối với tàu Bình Minh 2 thuộc Tập đoàn Dầu khí
Quốc gia Việt Nam và tàu Viking (của Na Uy) do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt
Nam thuê trong khi hai tàu này đang tiến hành khảo sát tại phạm vi thềm lục địa và
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đặc biệt, ngày 21/6/2012, Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn kế hoạch
thành lập “Thành phố Tam Sa” bao trùm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của
Việt Nam, và một tháng sau (24/7/2012), bất chấp sự phản đối của Việt Nam và sự
lên án của dư luận quốc tế, Trung Quốc tổ chức lễ thành lập ‘Thành phố Tam Sa”
và triển khai quân đồn trú trên đảo Phú Lâm (một đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa).
Ngày 1 tháng 5 năm 2014 Trung Quốc ngang nhiên đưa dàn khoan HD 981 vào
thềm lục địa của Việt Nam, xâm phạm nghiêm trong quyền chủ quyền của Việt
Nam. Ngoài ra, Trung Quốc còn ngang nhiên ra lệnh cấm đánh bắt cá trên biển
Đông và điều đội tàu lên tới 23.000 tàu cá tiến xuống biển Đông để tận thu, vơ vét
hải sản; chào thầu 9 lô dầu khí hoàn toàn nằm trong thềm lục địa Việt Nam... Đi
12



liền với các hành động khiêu khích thông qua sử dụng các biện pháp hành chính,
dân sự, Trung Quốc tăng cường lực lượng quân sự, mua sắm mới vũ khí, trang thiết
bị cho lực lượng hải quân (nhất là Hạm đội Nam Hải trở thành hạm đội mạnh nhất
của Hải quân Trung Quốc), chạy thử tàu sân bay, tăng cường tập trận với các mục
tiêu nhạy cảm; nâng tần suất hoạt động tuần tra trên biển với số lượng tàu lớn, hiện
đại, hoạt động rộng, đồng bộ, tổng hợp, bí mật nhằm tăng khả năng kiểm soát,
khống chế hoạt động kinh tế, quân sự của các nước ở Biển Đông.
Nghiêm trọng hơn trong năm 2014 và đầu năm 2015 Trung Quốc đã ngang
nhiên đưa tàu vận tải, tàu hút cát chở vật liệu xây dựng và thi công san lấp, mở
rộng các bãi ngầm, kiên cố hóa các đảo trên Trường Sa. Những hoạt động này đã và
đang làm cho tình hình biển Đông trở nên hết sức căng thẳng và có những tác động
không nhỏ tói An ninh quốc gia Viột Nam, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe doạ an ninh
quốc gia. Trước hết, hoạt động của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng
chủ quyền biển đảo của Việt Nam, xâm phạm lợi ích của nước ta trên biển, làm cản
trở các hoạt động kinh tế bình thường cùa nước ta trên chính vùng biển của mình.
Tình hình căng thẳng trên biển Đông có thế làm nảy sinh các nguy cơ mới đe
dọa đến an ninh quốc gia của chúng ta. Trước những hoạt động ngày càng “leo
thang” của Trung Quốc trên Biển Đông, dư luận trong và ngoài nước đang ngày
một nóng lên, tạo ra áp lực không nhỏ cho Đảng, Nhà nước trong lựa chọn biện
pháp ứng xử. Trong tình thế khả năng, tiềm lực an ninh, quốc phòng của nước ta
chưa đủ mạnh, để bảo vệ được chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta rất
cần đến sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, nếu chúng ta không thận
trọng, vấn để biển Đông sẽ trở thành “điều kiện” để các nước lớn gây áp lực tác
động, hướng lái chính trị hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta, thậm chí
không loại trừ khả năng các nước lớn lợi dụng vấn đề biển Đông để thoả hiệp với
nhau nhằm chia chác lợi ích tại khu vực trong đó có chủ quyền của Việt Nam.
Sáu là: Khủng bố quốc tế
13



Từ sau sự kiện 11/9 đến nay, nguy cơ khủng bố lan rộng ra toàn thế giới, và
trở thành mối đe doạ an ninh phi truyền thống đối với tất cả các nước. Bởi chính
phủ các nước đểu nhận thức một điều sâu sắc rằng, trong thời đại ngày nay, đất
nước mình không thể được đảm bảo an toàn khi mà siêu cường thế giới, cũng là
một nước có hệ thống an ninh tốt như Mỹ đã bị khủng bố một cách thảm khốc.
Nguy cơ này càng lan rộng sau khi Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố, các
tổ chức Hồi giáo cực đoan đã tuyên bố Mỹ và đồng minh đều trở thành mục tiêu
của khủng bố; đồng thời mục tiêu này không chỉ giới hạn trên phạm vi lãnh thổ các
nước này, mà là ở tất cả mọi nơi trên toàn thế giới, miễn là nơi đó có sự hiện diện
lợi ích của Mỹ và các nước đổng minh. Từ sau tuyên bố đó, khủng bố đã trở thành
một mối đe doạ khủng khiếp đối với an ninh toàn cầu.
Đối với Việt Nam, hiện các hoạt động khủng bố quốc tế như đã diễn ra trên
thế giới chưa xẩy ra, bởi Việt Nam không phải là mục tiêu của chủ nghĩa khủng bố
(không có xung đột lợi ích), đồng thời các tổ chức khủng bố quốc tế cũng chưa có
cơ sở xã hội tại Việt Nam. Tuy nhiên, mối đe doạ khủng bố tại nước ta cũng đang
hiện hữu, bởi ở trên lãnh thổ Việt Nam đang có các mục tiêu chính trị của Mỹ và
các nước phương Tây. Thời gian qua, quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các
nước này ngày càng được tăng cường. Chúng ta đã thiết lập quan hệ đối tác chiến
lược với 13 nước, trong đó có Anh và đã nâng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ lên tầm
đối tác toàn diện. Điểu đó cho thấy sự hiện diện lợi ích cùa Mỹ và đồng minh tại
Việt Nam ngày càng lớn. Không loại trừ khả năng các tổ chức khủng bố quốc tế sẽ
tiến hành khủng bố tại Việt Nam để đánh thẳng vào các lợi ích này. Nếu chúng ta
để xẩy ra khủng bố đổi với các mục tiêu cùa Mỹ và phương Tây, hậu quả đối với an
ninh quốc gia sẽ là rất lớn, bởi sẽ trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
đầu tư của Việt Nam, làm giảm sút đầu tư nước ngoài, đổng thời phá hoại quan hệ
đối tác giữa Việt Nam với các nước chúng ta đang cần tranh thủ, nhất là với Mỹ.
Do đó, mục tiêu không để xẩy ra khủng bố, gây nổ cũng là một trong những mục
14



tiêu lớn của cổng tác an ninh trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện được điều đó,
trong đảm bảo an ninh quốc gia, chúng ta không thể coi nhẹ mối đe doạ này. Thực
tế thời gian qua cho thấy, một số tổ chức Hổi giáo quốc tế đã bắt đầu tìm cách xâm
nhập vào Việt Nam để chọn người đưa đi đào tạo giáo lý đạo Hồi ở nước ngoài,
không loại trừ bọn khủng bố lợi dụng con đường này để tìm cách xây dựng cơ sở
xã hội tại Việt Nam. Ngoài ra, cũng đã xuất hiện một số tổ chức phản động lưu
vong cử người về nước nhằm khủng bố, gây nổ tại các mục tiêu chính trị. Đáng chú
ý là đã xuất hiện một số vụ gây nổ nhằm vào mục tiêu là nhà riêng các đồng chí
lãnh đạo ban ngành tại một số địa phương có dấu hiệu khùng bố... đòi hỏi chúng ta
càng phải nâng cao nhận thức và tăng cường các mặt công tác an ninh để đối phó
với mối đe doạ khủng bố.
Bảy là: Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu toàn cầu
Sau nhiều năm bị phủ nhận vì áp lực của các kỹ nghệ khai thác nhiên
liệu hoá thạch (than và dầu hoả), biến đổi khí hậu toàn cầu đã trở thành một
vấn để “nóng” hiện nay của thế giới, ngày càng hiện rõ tính cấp bách và được xác
định là một thực tế đe doạ sự tồn tại của loài người trên trái đất có tác động trực
tiếp đến chính trị và an ninh quốc gia.
Nguyên nhân cùa tình trạng biến đổi khí hậu do trái đất bị hâm nóng vì hiệu
ứng nhà kính tăng quá mức trung bình tự nhiên khiến các sông băng trên các núi
cao và nhất là vùng quanh năm băng giá ở Bắc và Nam cực tan dần, làm mặt nước
biển dâng cao hơn, tới lúc nào đó sẽ ngập chìm và xoá khỏi bàn đổ thế giới những
hòn đảo và những vùng đất thấp cùa một số nước. Ngoài ra, thời tiết trên trái đất
cũng bị biến đổi tiêu cực, thiên tai xẩy ra thường xuyên hơn và với cường độ cao
hơn, lụt lội và hạn hán kéo dài hơn. Do biến đổi khí hậu, đất đai còn bị huỷ hoại và
sa mạc hoá, mặn hoá, xói mòn, ngập chìm. Tất cả những triệu chứng này đã bắt đầu
hiện rõ, với viễn cảnh rất đáng sợ của một hiện tượng “tị nạn môi trường” và những

15



luồng di dân khổng lồ, làm căng thẳng quan hệ giữa các nước, biến đổi mối quan hệ
chính trị giữa các quốc gia.
Việt Nam là một trong những nước chịu tác động của biến đổi khí hậu
toàn cầu mạnh nhất (đứng thứ 13 trong 16 nước chịu tác động mạnh của biến đổi
khí hậu toàn cầu trong 30 năm tới), với hậu quả trực tiếp nhất là nước biển dâng
nhấn chìm các vùng đất ven biển. Theo sự tính toán của các chuyên gia về kịch bản
nước biển dâng, dù theo giả thuyết lạc quan nhất (mặt nước biển chỉ dâng cao hơn
1 mét) hay bi quan nhất (biển dâng lên 5 mét), Việt Nam vẫn đứng hạng nhất hay
nhì trong tất cả những quốc gia sẽ bị tác động nặng nề nhất. Ở Đồng Bằng sông
Cửu Long, nhiều nơi đất chỉ cao hơn mặt biển từ lm đến l,25m nên mực nước biển
chỉ cần dâng cao thêm lm cũng đủ làm ngập chìm 40% diện tích của cả vùng này,
và trên bình diện cả nước, làm đảo lộn cuộc sống của 11% dân số (tỉ lệ cao nhất thế
giới), lấy đi của Việt Nam 10% GDP, tàn phá 13% diện tích đất nông nghiệp, 10%
các vùng đô thị và 28% các vùng ngập nước. Nếu mặt nước biển dâng cao 5m, 16%
diện tích lãnh thổ nước ta sẽ bị ngập chìm, 35% dân chúng sẽ phải di dời nơi cư trú,
mất đi 36% GDP, 24% diện tích đất nông nghiệp sẽ bị huỷ hoại. Điều nghiêm trọng
hơn hai vùng kinh tế quan trọng nhất, là hai vựa lúa sát Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
là đồng bằng Sông Hồng và Đồng Bằng sông Cửu Long thiệt hại nặng nhất. Viễn
cảnh này càng đáng lo khi một số hiện tượng đã hiển hiện ngay từ bây giờ. Hiện
nay, hiện tượng người dân Đồng bằng Sông Cửu Long đang phải đối mặt với tình
trạng nước mặn ngày càng tiến sâu vào đất liền, tác động không nhỏ đến cuộc sống
và sản xuất. Thực tế này đang diễn ra ở hầu hết các tỉnh ven biển Đồng bằng Sông
Cửu Long như Kiên Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bên Tre và Bạc Liêu.
Tại miền Trung, người dân từ lâu đã phải sông với hiện tượng biển dâng cao lấn đất
liền. Suốt dọc bờ biển từ Phong Điền đến Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), hàng trăm
làng phải “chạy sóng”, dắt díu nhau bỏ nhà, nhường lại làng cho biển. Có nơi,
người dân đã dời lui nhà cửa 800m, nhưng với tốc độ xâm thực của biển (lấn thêm
16



200m sau 10 năm), cũng chỉ vài năm nữa thôi những làng tái định cư này cũng
không còn.
Rõ ràng, biến đổi khí hậu toàn cầu đang đe doạ trực tiếp đến sự ổn định và
phát triển của quốc gia. tình trạng nước biển dâng không chỉ thu hẹp diện tích lãnh
thổ, mà khiến các lợi ích kinh tế của chúng ta cũng bị xâm hại nghiêm trọng. Bên
cạnh đó, hậu quả chính trị-xã hội kéo theo cũng rất lớn. Những cuộc di dân sẽ khiến
các vùng miền còn lại của đất nước phải gánh chịu sức ép nặng nề. Nhu cầu về chỗ
ở, việc làm, đất đai, nguồn nước, lương thực... sẽ tăng cao, làm trầm trọng thêm các
mâu thuẫn, xung đột trong xã hội, làm gia tăng nguy cơ bạo lực, thách thức sự điều
hành của Nhà nước. Thậm chí, nếu Đảng, Nhà nước không có chiến lược tổng thể
để giải quyết, ngăn ngừa hậu quả biến đổi khí hậu, thì từ bất ổn kinh tế - xã hội sẽ
chuyển hoá thành bất ổn chính trị, đe doạ trực tiếp tói sự tồn tại của chế độ chính trị
và nhà nước.
Ngoài những mối đe doạ trên, hiện nay, nước ta cũng đang phải đối mặt với
các mối đe doạ an ninh phi truyền thống khác của thế giới và khu vực. Những mối
đe doạ này đã được nhà nước ta thống nhất quan điểm trong hợp tác với các nước
ASEAN và một số nước khác (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU), đó là:
buôn bán ma tuý, buôn người, cướp biển, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh
tế quốc tế, tội phạm công nghệ cao, cạn kiệt tài nguyên, thiên tai, dịch bệnh... Việc
xác định rõ các mối đe doạ an ninh phi truyền thống là cơ sở quan trọng để chủ
động chuẩn bị lực lượng, phương tiên, biện pháp, xây dựng phương án và tăng
cường hợp tác với các nước để ứng phó, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia trong
bối cảnh hiện nay.
2. Những yếu tố tác động đến an ninh quốc gia Việt Nam hiện nay
An ninh quốc gia của chúng ta hiện đang chịu ảnh hưởng tác động của nhiều
yếu tố ở trong và ngoài nước. Có những yếu tố tác động tích cực, tạo nhiều thuận
lợi cho công tác đảm bảo an ninh quốc gia, song cũng có nhiều yếu tố tác động tiêu
17



cực, đe dọa đến vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam; đến sự vững mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa; đến hạnh
phúc của nhân dân.
a) Những yếu tố từ bên ngoài
Chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của Mỹ và các thế lực thù
địch đang thúc đẩy các yếu tố tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ ta phát triển,
tạo ra nguy cơ của một cuộc cách mạng màu, cách mạng đường phố làm thay đổi
chế độ chính trị của chúng ta.
Sau khi Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, chiến tranh lạnh kết
thúc, Mỹ và các thế lực thù địch chống chủ nghĩa xã hội ráo riết tiến hành chiến
lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ đối với các nước xã hội chủ nghĩa còn lại
trong đó có Việt Nam. Từ năm 1995, khi quan hệ Việt - Mỹ được bình thường hóa,
Mỹ đã gia tăng các hoạt động lợi dụng quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực để
thực hiện các âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam, thông qua hợp tác về kinh
tế, văn hóa xã hội để tác động chuyển hóa chúng ta về chính trị. Hoạt động của các
cơ quan đặc biệt Mỹ hiện nay đang tập trung theo các hướng cơ bản sau:
Tập trung các hoạt động phá hoại tư tưởng trong nội bộ ta, tác động tư tưởng
đa nguyên, đa đảng nhằm mục đích tạo ra các phần tử chống đối trong nội bộ; làm
suy giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân vào Đảng và Nhà
nước. Thông qua hợp tác về giáo dục, đào tạo nhằm tạo ra trong nội bộ ta một thế
hệ thanh niên có tư tưởng thân Mỹ, thích Mỹ và theo Mỹ. Tìm mọi cách tiếp cận
các dự án, thông qua việc tài trợ cho các dự án để tiếp cận, tác động nội bộ ta;
thông qua việc thực hiện các dự án để lồng ghép các quan điểm của Mỹ và phương
Tây nhằm làm chệch hướng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Can thiệp hỗ trợ các lực lượng chống đối ở trong nước lợi dụng dân chủ, nhân
quyền để chống Đảng, Nhà nước và dung túng, tiếp tay cho các đối tượng phản
động lưu vong người Việt.
18



Chiến lược biển đông của Trung quốc cũng đang đe dọa nghiêm trọng tới
an ninh quốc gia của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đường lưỡi bò 9 khúc
mà Trung Quốc đưa ra đã chiếm tới 80% diện tích biển Đông. Mưu đồ làm bá chủ
biển Đông của Trung quốc không chỉ đe dọa tới an ninh quốc gia của Việt Nam mà
còn đe dọa đến sự ổn định của cả khu vực và an ninh hàng hải quốc tế. Hiện tại
những hoạt động lấn lướt của Trung quốc trên biển Đông đã và đang đe dọa đến sự
toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, gây tình hình mất ổn định trong khu vực.
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu tuy
xảy ra đã lâu, song sự kiện này đã và đang được các thế lực thù địch lợi dụng để
tuyên truyền xuyên tạc về chủ nghĩa Mác - Lênin, về định hướng đi lên chủ nghĩa
xã hội mà Đảng ta đã xác định nhằm làm xói mòn lòng tin của cán bộ, đảng viên và
quần chúng nhân dân. Đây cũng là vấn đề chúng ta cần phải chú ý trong công tác
giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là số cán bộ trẻ, để họ có
niềm tin vững chắc vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vào
định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Các nước lớn đang điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng đặt lợi ích
của quốc gia dân tộc lên trên hết. Họ sẵn sàng mặc cả với nhau trên lợi ích quốc gia
của các nước nhỏ. Xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về sắc tộc, tôn
giáo và khủng bố trên thế giới ngày càng có xu hướng gia tăng. Cách mạng khoa
học và công nghệ phát triển với tốc độ ngày càng cao đã đẩy nhanh quá trình toàn
cầu hoá, quốc tế hoá, khu vực hoá đời sống kinh tế xã hội, làm phân hoá giàu nghèo
trong cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó các tổ chức phản động lưu vong người Việt,
các trung tâm phá hoại tư tưởng của địch cũng đang tác động mạnh vào địa bàn
trong nước, đe doạ đến an ninh quốc gia của chúng ta. Những yếu tố nêu trên đang
tác động xấu đến an ninh quốc gia và cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia của
chúng ta, đòi hỏi chúng ta phải có các chủ trương, kế hoạch chiến lược và sách lược
khôn khéo để bảo vệ các thành quả của cách mạng.
19



b) Những yếu tố ở trong nước
Bên cạnh những yếu tố tác động từ bên ngoài, ở trong nước cũng đang có
nhiều yếu tố tác động đến an ninh quốc gia và công tác đảm bảo an ninh quốc gia
của chúng ta. Trước hết là những thành công trong công cuộc đổi mới, mở cửa vừa
qua đã và đang có tác động tích cực, tạo nhiều thuận lợi cho công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia. Những thành công đó đã nâng cao
vị thế chính trị, kinh tế của Việt Nam trên trường quốc tế; củng cố lòng tin của nhân
dân đối với Đảng, Nhà nước; làm giảm thiểu những sơ hở, thiếu sót mà các thế lực
thù địch có thể lợi dụng để tuyên truyền chống phá cách mạng.
Tuy vậy, cũng còn nhiều yếu tố đang tác động xấu đến an ninh quốc gia, tạo
cơ hội để cho các loại tội phạm hoạt động gây tổn thất cho cách mạng. Đó là những
yếu kém của chúng ta trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội; những tác động xấu của
mặt trái nền kinh tế thị trường làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
thoái hóa, biến chất, luôn đặt lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm lên trên lợi ích của tập
thể, của quốc gia, dân tộc; hoạt động chống phá của các loại đối tượng cơ hội chính
trị, lợi dụng dân tộc, tôn giáo. Bên cạnh đó các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia
tăng phức tạp trên một số địa bàn, như: cờ bạc, mại dâm, ma túy...
Những yếu tố tác động xấu ở trong nước nếu không được ngăn chặn kịp thời
sẽ có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho an ninh quốc gia.
Nghiên cứu những yếu tố tác động nêu trên, cho phép chúng ta dự báo: Đất
nước ta hiện đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức. Chúng ta có nhiều cơ hội
để đẩy nhanh công cuộc đổi mới, nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo
để trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Tuy nhiên,
những nguy cơ đe dọa tới an ninh quốc gia đã được Đảng ta xác định trong Hội
nghị giữa nhiệm kỳ của Đại hội VII (nguy cơ diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ
của các thế lực thù địch; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nguy cơ tụt hậu xa
hơn nữa về kinh tế; nguy cơ tham nhũng) đến nay vẫn còn tồn tại, thậm chí có nguy
20



cơ còn trầm trọng hơn. Thêm vào đó, trong những năm vừa qua đã xuất hiện thêm
nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Trước âm mưu , hoạt động của các thế lực thù địch và những vấn đề phức tạp
trong nội bộ ta, trong những năm tới, an ninh quốc gia của chúng ta sẽ có thể xảy ra
các tình huống xấu sau đây:
Tình huống 1: Xảy ra cách mạng màu như ở một số nước Đông Âu nếu
những yếu tố tạo ra tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ không được khắc phục
kịp thời, thêm vào đó là sự can thiệp của nước ngoài. Cách mạng màu thường xảy
ra trong những điều kiện sau: Nhà nước có chế độ chính trị đa nguyên, đa đảng, có
lực lượng chính trị đối lập với chính quyền, được sự hậu thuẫn của Mỹ và phương
Tây cả về tinh thần và vật chất. Các lực lượng đối lập thống nhất được về tổ chức
và suy tôn được "thủ lĩnh"; Nhà nước có sai lầm về đường lối, chính sách; nội bộ
mâu thuẫn, mất đoàn kết; cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối
sống; nạn quan liêu, tham nhũng phát triển, tình hình chính trị mất ổn định; kinh tế
suy thoái; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn; lực lượng vũ trang (Quân đội
nhân dân, công an nhân dân) bị vô hiệu hoá hoặc ngả theo phe đối lập.
Tình huống 2: Xảy ra bạo loạn ở một hoặc nhiều vùng, bạo loạn có sự can
thiệp của nước ngoài gây chia cắt đất nước nếu chúng ta không loại trừ được các
điều kiện làm nảy sinh bạo loạn ở các vùng xung yếu về an ninh
Tình huống 3: Xảy ra xung đột vũ trang và chiến tranh nếu chúng ta giải
quyết các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ với các nước láng giềng không tốt.
Tuy nhiên, Đảng ta luôn nhấn mạnh rằng: âm mưu của các thế lực thù địch
vô cùng nguy hiểm, song chúng có thực hiện được âm mưu đó hay không điều đó
tùy thuộc vào địch thì ít mà tùy thuộc vào ta thì nhiều. Nếu Đảng ta giữ được trong
sạch, không có tham ô, tham nhũng, không có đảng viên thoái hóa, biến chất; nội
bộ đoàn kết thống nhất; nhân dân một lòng, một dạ tin theo Đảng thì dù kẻ thù có
muốn cũng không làm thay đổi được chế độ này. Còn ngược lại, nếu Đảng ta không
21



giữ được mình trong sạch, để tình trạng đảng viên thoái hóa, biến chất ngày càng
đông; tham ô, tham nhũng không được ngăn chặn; lòng tin của nhân dân đối với
Đảng ngày càng suy giảm thì kẻ thù không tấn công tự chúng ta cũng tan rã.
3. Những giải pháp cơ bản đảm bảo ANQG trong tình hình hiện nay
a) Kết hợp chặt chẽ xây dựng Đảng với bảo vệ Đảng; bảo vệ chặt chẽ an
ninh chính trị nội bộ
Vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của
cách mạng nói chung và của sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia nói riêng. Thế
nhưng hiện nay, vai trò lãnh đạo của Đảng đang là mục tiêu tấn công của các thế
lực thù địch. Chúng đang đòi xóa bỏ điều 4 trong Hiến pháp, đòi đa nguyên, đa
đảng. Thêm vào đó, trong nội bộ đảng ta những năm vừa qua đã xuất hiện nhiều
vấn đề phức tạp. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái
về tư tưởng, đạo đức, lối sống; biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngày càng
bộc lộ công khai... Do vậy, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức
đảng đang là vấn đề cấp bách nhất hiện nay.
Để thực hiện giải pháp này, trước hết chúng ta phải tập trung củng cố, xây
dựng các tổ chức đảng cơ sở; bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không
chấp nhận đa nguyên, đa đảng; xây dựng và mở rộng thiết chế dân chủ; coi trọng
công tác bảo vệ nội bộ, phòng chống nội gián; phát hiện và xử lý kịp thời những
cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật.
b) Phải đặc biệt coi trọng và làm tốt công tác bảo vệ an ninh kinh tế
Kinh tế và chính trị luôn luôn gắn liền với nhau. Sức mạnh về kinh tế sẽ
quyết định sức mạnh về an ninh, quốc phòng. Vì vậy, trong bảo vệ an ninh quốc gia
phải rất coi trọng công tác bảo vệ an ninh kinh tế. Phải bảo vệ để nền kinh tế của
đất nước ta phát triển nhanh, ổn định, bền vững và đúng định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch muốn tư nhân hóa
nền kinh tế của chúng ta để thông qua kinh tế chuyển hóa chúng ta về chính trị.
22



Phải giữ bí mật nhà nước trong lĩnh vực kinh tế và phải bảo vệ an toàn đội ngũ cán
bộ hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là những cán bộ giỏi, cán bộ ở các bộ
phận hoạch định chính sách.
c) Bảo vệ vững chắc an ninh tư tưởng văn hoá
Bảo vệ an ninh tư tưởng văn hóa là bảo vệ nền tảng tư tưởng của chế độ xã
hội chủ nghĩa, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đấu tranh
làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch và các loại tội phạm
tuyên truyền xuyên tạc nhằm mục đích phá hoại tư tưởng trong nội bộ ta.
Để bảo vệ vững chắc an ninh tư tưởng văn hóa, cần phải tổ chức tốt công tác
tuyên truyền, giáo dục, định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên; tăng cường đấu
tranh lý luận, đấu tranh tư tưởng nhằm bảo vệ và quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và chấn chỉnh trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực tư tưởng, văn
hoá, văn nghệ, thông tin tuyên truyền. Đảm bảo mọi hoạt động tuyên truyền phải
phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước.
d) Củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân
Việt Nam là một đất nước đa dân tộc, đa tôn giáo, vì vậy sức mạnh của khối
đại đoàn kết toàn dân luôn là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công trong các
phong trào cách mạng. Thế nhưng hiện nay, các thế lực thù địch đang gia tăng các
hoạt động phá hoại nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân của chúng ta. Âm mưu
của chúng muốn gây tình hình rối loạn trong nội bộ ta, buộc chúng ta phải từng
bước nhượng bộ các yêu sách về chính trị của chúng. Vì vậy, để giữ vững an ninh
quốc gia, chúng ta phải củng cố và giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân, làm thất
bại mọi âm mưu chia rẽ giữa các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp trong xã hội.
Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này, trước hết chúng ta phải nắm vững và
thực hiện tốt chính sách tôn giáo, chính sách dân tộc của Đảng; làm tốt công tác

23



vận động người Việt Nam ở nước ngoài và thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ đối
với những cán bộ, gia đình có công với cách mạng, với văn nghệ sỹ, trí thức...
đ) Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm
An ninh quốc gia luôn bị đe dọa bởi âm mưu và hoạt động chống phá của các
loại tội phạm. Do vậy, để giữ vững được an ninh quốc gia, bảo vệ được vai trò lãnh
đạo của Đảng, Nhà nước, bảo vệ được cuộc sống hạnh phúc của nhân dân và các
thành quả của cách mạng, chúng ta phải thực hiện có hiệu quả chương trình quốc
gia phòng chống tội phạm (theo NQ 09 của Chính phủ). Trước hết phải phòng ngừa
và đấu tranh với hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và bọn tội phạm
chính trị, làm thất bại âm mưu đòi đa nguyên, đa đảng để nhằm xóa bỏ vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa Việt nam. Đồng
thời phải tăng cường công tác đấu tranh với các loại tội phạm khác, đặc biệt là tội
phạm về tham nhũng, về ma túy, tội phạm có tổ chức... Đẩy lùi các tệ nạn xã hội để
giữ vững an ninh trật tự của đất nước.
e) Mở rộng hợp tác quốc tế
Xu thế chung của tình hình chính trị trên thế giới hiện nay là “vừa hợp tác,
vừa đấu tranh”. Một mặt các nước tăng cường hợp tác với nhau để cùng phát triển,
mặt khác lại luôn tìm cách để bảo vệ các lợi ích quốc gia, dân tộc của mình, đấu
tranh ngăn chặn các hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, chống đối. Không
có quốc gia nào đứng một mình, không liên kết với các quốc gia khác trong đấu
tranh phòng, chống tội phạm lại có đủ khả năng để bảo vệ độc lập, chủ quyền và
các lợi ích của quốc gia, dân tộc. Trong khi các loại tội phạm lại đang gia tăng các
hoạt động móc nối, liên kết với nhau tạo thành các tổ chức, tập đoàn tội phạm hoạt
động xuyên lục địa, xuyên quốc gia.
Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta phải củng cố và phát triển mối quan hệ tốt
với các nước láng giềng, đặc biệt là Lào và Cămpuchia. Đây là hai nước giáp biên
giới phía tây của Tổ quốc. Mối quan hệ của họ với chúng ta sẽ có ảnh hưởng, tác
24



động rất to lớn tới tình hình an ninh ở khu vực này. Đồng thời, chúng ta cần có
chính sách phù hợp trong quan hệ với các nước lớn để vừa giữ môi trường hòa
bình, ổn định cho sự phát triển, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc tranh thủ ngoại
lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Công tác tuyên
truyền đối ngoại cũng cần phải tăng cường và mở rộng để không ngừng nâng cao vị
thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
g) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực quản lí của
Nhà nước đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia
Vai trò tổ chức, lãnh đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp đối với
các hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia luôn là yếu tố quan trọng, có tính chất quyết
định hiệu quả của các hoạt động này. Trách nhiệm của các cấp ủy đảng từ Trung
ương đến các địa phương là lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối sự nghiệp bảo vệ an ninh
quốc gia, đảm bảo sự thống nhất về chính trị, tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân.
Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động bảo vệ an
ninh quốc gia, huy động tối đa các nguồn lực của đất nước để thực hiện có hiệu quả
các nhiệm vụ đặt ra.
Đảng và Nhà nước phải thường xuyên chăm lo xây dựng lực lượng công an
nhân dân ngày càng vững mạnh, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có chuyên môn
giỏi để đủ khả năng là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia.

25


×