Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Khảo sát thực trạng và nhu cầu ghép thận của bệnh nhân đang chạy thận tại các đơn vị chạy thận khu vực nội thành Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.15 MB, 87 trang )

BỘ Y TẾ
TRUNG TÂM ĐIỀU PHỐI QUỐC GIA
VỀ GHÉP BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
----- *****-----

BÁO CÁO
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU GHÉP THẬN
CỦA BỆNH NHÂN ĐANG CHẠY THẬN TẠI CÁC ĐƠN
VỊ CHẠY THẬN NHÂN TẠO KHU VỰC NỘI THÀNH
HÀ NỘI

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: THS. NGUYỄN HOÀNG PHÚC

Hà Nội, Năm 2016


BỘ Y TẾ
TRUNG TÂM ĐIỀU PHỐI QUỐC GIA
VỀ GHÉP BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
----- *****-----

BÁO CÁO
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU GHÉP THẬN
CỦA BỆNH NHÂN ĐANG CHẠY THẬN TẠI CÁC ĐƠN
VỊ CHẠY THẬN NHÂN TẠO KHU VỰC NỘI THÀNH
HÀ NỘI


Chủ nhiệm đề tài

Cơ quan quản lý đề tài
Giám đốc

Ths.Nguyễn Hoàng Phúc

GS.TS. Trịnh Hồng Sơn

Hà Nội, Năm 2016


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
CẤP CƠ SỞ
2. Tên đề tài: Khảo sát thực trạng và nhu cầu ghép thận của bệnh nhân
đang chạy thận tại các đơn vị chạy thận khu vực nội thành Hà Nội.
3. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Hoàng Phúc
4. Thư ký đề tài: CN. Nguyễn Hải Yến
5. Cơ quan quản lý đề tài: Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ
thể người.
6. Danh sách thành viên thực hiện chính:
-

CN. Nguyễn Tiến Thành

-

Ths. Cao Tiến Sỹ

-


Ths. Nguyễn Thị Phương Hạnh

-

Ths. Nguyễn Tiến Dũng

-

Ths. Nguyễn Ngọc Tùng

-

CN. Bế Nam Trung

-

CN. Nguyễn Thị Vui

-

KS. Lê Ngọc Luân

-

CNCĐ. Nguyễn Minh Hải

7. Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 09/2016 đến tháng 12/2016

1



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................. 5
DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................... 6
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ 6
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... 7
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 8
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ......................................................................... 10
1.1.Phương pháp ĐTCTNT .......................................................................... 10
1.1.1. Tìm hiểu về phương pháp ĐTCTNT ........................................... 10
1.1.2. Lợi ích của phương pháp ĐTCTNT mang lại ............................ 15
1.1.3. Những bất cập chưa được giải quyết của phương pháp ĐTCTNT
16
1.2.Tình hình áp dụng phương pháp ĐTCTNT ......................................... 17
1.2.1. Tình hình áp dụng phương pháp ĐTCTNT trên thế giới .......... 17
1.2.2. Tình hình áp dụng phương pháp ĐTCTNT tại Việt Nam ......... 18
1.2.3. Tình hình sử dụng phương pháp ĐTCTNT tại các cơ sở y tế khu
vực NTHN................................................................................................. 19
1.3.Ghép thận cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo .................................... 22
1.3.1. Tìm hiểu về phương pháp ghép thận cho bệnh nhân suy thận . 22
1.3.2. Tình hình ghép thận cho bệnh nhân suy thận tại Việt Nam ..... 23
1.3.3. Ghép thận từ người cho sống ...................................................... 24
1.3.4. Ghép thận từ người cho chết não ............................................... 27
1.3.5. Ghép thận từ người cho chết ngừng tim .................................... 29
1.3.6. Lợi ích của ghép thận .................................................................. 29
1.3.7. Khó khăn cản trở phát triển ghép thận....................................... 30
1.4.Danh sách chờ ghép Quốc gia ................................................................ 32
1.4.1. Định nghĩa Danh sách chờ ghép Quốc gia ................................ 32
1.4.2. Cơ sở pháp lý của Danh sách chờ ghép Quốc gia...................... 34

1.4.3. Thực trạng hoạt động, quản lý và sử dụng DSCGQG ............... 35
1.5.Danh sách đăng ký hiến tặng mô, tạng ................................................. 36
1.5.1. Định nghĩa Danh sách đăng ký hiến tặng mô, tạng .................. 36
1.5.2. Cơ sở pháp lý của Danh sách đăng ký hiến tặng mô, tạng........ 38
1.5.3. Thực hiện hoạt động, quản lý và sử dụng DSĐKHTMT ........... 39
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 40
2.1.Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 40
2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................... 40
2.3.Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 40
2.4.Các bước thực hiện nghiên cứu ............................................................. 40
2.4.1. Xây dựng bộ câu hỏi khảo sát, phỏng vấn.................................. 40
2.4.2. Tham khảo ý kiến chuyên gia, chỉnh sửa bộ câu hỏi khảo sát,
phỏng vấn ................................................................................................. 41
2.4.3. Khảo sát thực nghiệm, hoàn thiện bộ câu hỏi khảo sát, phỏng vấn
41
2.4.4. Tập huấn, hướng dẫn khảo sát, thu thập số liệu và phỏng vấn
chuyên sâu ................................................................................................ 41
2


2.4.5. Khảo sát đối tượng nghiên cứu ................................................... 42
2.4.6. Phỏng vấn chuyên sâu đối tượng nghiên cứu ............................ 42
2.5.Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 42
2.5.1. Công cụ định lượng ..................................................................... 42
2.5.2. Công cụ định tính ........................................................................ 42
2.5.3. Nội dung bộ câu hỏi phỏng vấn cán bộ cơ sở chạy thận nhân tạo43
2.5.4. Nội dung bộ câu hỏi khảo sát bệnh nhân chạy thận nhân tạo . 43
2.5.5. Nội dung thông tin lưu trữ của người đăng ký vào DSCGQG .. 44
2.6.Phương pháp xử lý, phân tích số liệu và viết báo cáo chuyên đề ....... 44
Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 46

3.1.Thực trạng hoạt động của các Cơ sở y tế chạy thận nhân tạo tại khu vực
NTHN ............................................................................................................. 46
3.1.1. Hoạt động của đơn vị thận nhân tạo tại các Cơ sở y tế khu vực
NTHN 46
3.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực kĩ thuật của ĐVCT ............. 46
3.1.3. Mô hình tổ chức, Ngân sách hoạt động của ĐVCT ................... 49
3.1.4. Những yếu tố thuận lợi trong hoạt động của ĐVCT ................. 50
3.1.5. Khó khăn cần giải quyết trong hoạt động của ĐVCT ................ 51
3.1.6. Đề xuất của các ĐVCT ................................................................ 52
3.2.Thực trạng của bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại các Cơ sở y tế khu
vực NTHN ...................................................................................................... 52
3.2.1. Thực trạng bệnh tật của BNCTNT ............................................. 52
3.2.2. Ảnh hưởng về mặt sức khỏe khi người bệnh đi chạy thận nhân tạo
54
3.2.3. Ảnh hưởng các mặt phi sức khỏe khi người bệnh phải ĐTCTNT55
3.2.4. Vai trò của BHYT với người bệnh chạy thận nhân tạo ............. 57
3.2.5. Tư vấn của nhân viên y tế về ghép thận với BNCTNT .............. 59
3.3.Nhu cầu ghép thận của bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại các Cơ sở y tế
khu vực NTHN............................................................................................... 59
3.3.1. Bệnh nhân chạy thận có chỉ định ghép thận tại các Cơ sở y tế khu
vực NTHN................................................................................................. 59
3.3.2. Nhu cầu ghép thận của bệnh nhân chạy thận ........................... 60
3.3.3. Khả năng chi trả chi phí thực hiện ghép thận của bệnh nhân chạy
thận 61
3.3.4. Nguyện vọng được BHYT chi trả chi phí ghép thận.................. 62
Chương IV: BÀN LUẬN .............................................................................. 64
4.1.Bàn luận về thực trạng hoạt động của các Cơ sở y tế chạy thận nhân tạo
tại khu vực NTHN ......................................................................................... 64
4.2.Bàn luận về thực trạng của bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại các Cơ sở
y tế khu vực NTHN ....................................................................................... 64

4.2.1. Người bệnh suy thận mạn ........................................................... 64
4.2.2. Gánh nặng với gia đình khi có bệnh nhân phải chạy thận ....... 65
4.2.3. Áp lực của bệnh nhân chạy thận lên ngành y tế........................ 66
4.2.4. Công tác xã hội đối với bệnh nhân suy thận .............................. 66
4.2.5. Vai trò của BHYT với cuộc sống người bệnh chạy thận ........... 67
3


4.3.Bàn luận về tình trạng bệnh nhân chạy thận có chỉ định ghép thận tại
các Cơ sở y tế khu vực NTHN ...................................................................... 67
4.3.1. Bệnh nhân có chỉ định ghép thận ............................................... 67
4.4.Bàn luận về nhu cầu ghép thận của bệnh nhân chạy thận tại các Cơ sở y
tế khu vực NTHN .......................................................................................... 68
4.5.Bàn luận về khả năng thực hiện ghép thận của bệnh nhân chạy thận tại
các Cơ sở y tế khu vực NTHN ...................................................................... 68
4.5.1. Nguồn thận hiến để có thể ghép thận ......................................... 68
4.5.2. Khả năng chi trả chi phí ghép và chăm sóc sau ghép thận ....... 69
4.5.3. Sự cần thiết tham gia thanh toán của BHYT ............................. 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 71
1. Kết luận .................................................................................................... 71
2. Kiến nghị .................................................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74
A. Tài liệu tiếng Việt .................................................................................... 74
B. Tài liệu tiếng Anh .................................................................................... 75
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 76
1. Mẫu phiếu khảo sát dành cho các cơ sở đủ điều kiện chạy thận nhân tạo
76
2. Mẫu phiếu khảo sát dành cho người đang chạy thận nhân tạo ............ 80
3. Thông tin lưu trữ của người đăng ký vào DSCGQG trên phần mềm “Hệ
thống Quản lý và Điều phối ghép tạng Quốc gia”...................................... 84


4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ý Nghĩa

Thuật ngữ
BYT

Bộ Y tế

BHYT

Bảo hiểm y tế

BNCTNT

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo

DSCGQG

Danh sách chờ ghép Quốc gia

DSĐKHTMT

Danh sách đăng ký hiến tặng mô, tạng

ĐVCT


Đơn vị chạy thận

ĐTCTNT

Điều trị chạy thận nhân tạo

ESRD

Bệnh suy thận hoặc suy thận giai đoạn cuối

HN

Hà Nội

NTHN

Nội thành Hà Nội

N

Chỉ số “Số lượng”

TTĐPQGVGBPCTN

Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ
thể người

TTĐPGTQG

Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia


VN

Việt Nam

VNĐ

Việt Nam Đồng

5


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Cấu trúc bộ lọc sợi rỗng ....................................................................... 12
Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình lọc máu bằng thận nhân tạo ....................................... 13

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Danh sách đơn vị và số máy chạy thận nhân tạo tại Hà Nội ................ 19
Bảng 2: Số máy chạy thận của mỗi ĐVCT tại Hà Nội........................................ 20
Bảng 3: Cấp bệnh viện có ĐVCT tại Hà Nội ...................................................... 21
Bảng 4: Đơn vị chạy thận thuộc bệnh viện các khu vực ..................................... 22
Bảng 5: Danh sách đơn vị ghép thận và năm ghép đầu tiên (n=17) .................. 22
Bảng 6: Thống kê số ca ghép thận tại Việt Nam đến ngày 31/12/2016 .............. 24
Bảng 7: Thống kê số ca ghép thận từ người cho sống ở Việt Nam giai đoạn 2013
– 2016 .................................................................................................................. 27
Bảng 8: Thống kê số ca ghép thận từ người cho chết não ở Việt Nam giai đoạn
2013 – 2016 ......................................................................................................... 28
Bảng 9: Danh sách thông tin lưu trữ của DSCGQG .......................................... 32
Bảng 10: Tình hình hoạt động các cơ sở chạy thận Hà Nội (n =19) ................. 46
Bảng 11: Số cán bộ đang làm việc tại các cơ sở chạy thận khảo sát ................. 47

Bảng 12: Số giường bệnh chạy thận tại các cơ sở chạy thận khảo sát .............. 47
Bảng 13: Tỷ lệ bác sỹ trên giường bệnh tại các cơ sở chạy thận khảo sát......... 48
Bảng 14: Tỷ lệ bác sỹ trên điều dưỡng tại các cơ sở chạy thận khảo sát .......... 49
Bảng 15: Mô hình tổ chức hoạt động của các ĐVCT khảo sát .......................... 49
Bảng 16: Các nguồn kinh phí hoạt động của ĐVCT khảo sát (n = 12) ............. 50
Bảng 17: Số bệnh nhân đang chạy thận tại các đơn vị....................................... 53
Bảng 18: Tuổi bệnh nhóm nhân chạy thận nhân tạo khảo sát (n = 300) ........... 53
Bảng 19: Giới tính nhóm bệnh nhân chạy thận nhân tạo khảo sát (n = 300) .... 54
Bảng 20: Nghề nghiệp nhóm bệnh nhân chạy thận nhân tạo khảo sát (n=300) 54
Bảng 21: Khoảng thời gian đã chạy thận nhân tạo (n=300) ............................. 54
Bảng 22: Tần suất chạy thận nhân tạo trên tuần (n=300) ................................. 55
Bảng 23: Số lần đã ghép thận của bệnh nhân chạy thận nhân tạo (n=300) ...... 55
Bảng 24: Bệnh nhân tự đến nơi chạy thận nhân tạo (n=300) ............................ 55
Bảng 25: Phương tiện đi đến nơi chạy thận nhân tạo (n=300) .......................... 56
Bảng 26: Khoảng cách đi đến nơi chạy thận nhân tạo (n=300) ........................ 56
Bảng 27: Chi phí phát sinh kèm theo khi đi chạy thận nhân tạo (n=300) ......... 56
Bảng 28: Dùng thêm thuốc ngoài danh mục bác sĩ kê (n=300) ......................... 57
Bảng 29: Đánh giá về chi phí chạy thận (n=300) .............................................. 57
Bảng 30: Bệnh nhân chạy thận có BHYT hay không (n=300) ........................... 58
Bảng 31: Các loại BHYT bệnh nhân chạy thận đang có (n=300) ...................... 58
Bảng 32: Vai trò của BHYT giải quyết khó khăn của bệnh nhân chạy thận
(n=300)................................................................................................................ 58
Bảng 33: Bác sĩ có tư vấn ghép thận cho bệnh nhân chạy thận (n=300) .......... 59
Bảng 34: Ông bà sẽ liên hệ đơn vị nào nếu muốn ghép thận (n=300) ............... 59
6


Bảng 35: Có chỉ định ghép thận đầy đủ trong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân chạy
thận (n=300) ....................................................................................................... 60
Bảng 36: Nguyện vọng được ghép thận của bệnh nhân (n=300) ....................... 60

Bảng 37: Nguồn thận bệnh nhân muốn nhận ghép (n=300) .............................. 60
Bảng 38: Sức khỏe sau khi ghép thận xong có tốt lên không (n=300) ............... 61
Bảng 39: Chi phí ghép thận ở Việt Nam hiện nay (n=300) ................................ 61
Bảng 40: Khả năng chi trả cho một ca ghép thận (n=300) ................................ 62
Bảng 41: Mong muốn BHYT chi trả phí ghép thận (n=300) .............................. 62
Bảng 42: Đánh giá về tính hợp lý của chính sách BHYT (n=300) ..................... 63
Bảng 43: Chính sách BHYT có cần thay đổi, bổ sung (n=300) ......................... 63

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Lọc máu bằng máy thận nhân tạo.......................................................... 13
Hình 2: Hình ảnh graft động tĩnh mạch .............................................................. 16
Hình 3: Mẫu 01 Đơn đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não .......... 37
Hình 4: Mẫu 02 Đơn đăng ký hiến tặng mô, tạng khi còn sống ......................... 38

7


ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận mạn là quá trình suy giảm chức năng thận. Đây thường là biến
chứng của một bệnh nghiêm trọng. Không giống như suy thận cấp, tình trạng
xảy ra một cách nhanh chóng và bất ngờ, suy thận mạn diễn ra từ từ, trong vài
tuần, vài tháng, hoặc vài năm, thận dần dần ngừng làm việc và dẫn tới giai đoạn
cuối. Bệnh tiến triển chậm và thường không xuất hiện triệu chứng cho tới khi đã
ở tình trạng nguy hiểm gây hại cho người bệnh. Suy thận mạn ở giai đoạn cuối
xảy ra khi quả thận đang làm việc ở mức dưới 10% công suất so với công suất
vốn có của nó. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ cần chạy thận hoặc ghép thận để
có thể tiếp tục sống. Theo thống kê sơ bộ năm 2006 của ngành y tế khi xây dựng
Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Việt Nam có
khoảng 6.000 người bị suy thận mạn cần được ghép thận. Theo PGS.TS Nguyễn
Quốc Anh - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ tại buổi lễ kỷ niệm Ngày

thận Thế giới và giới thiệu các kỹ thuật lọc máu hiện đại, được tổ chức sáng
12/3/2015 tại Hà Nội, mặc dù chưa có thống kê chính thức tuy nhiên theo ước
tính của hội Thận học Việt Nam có khoảng 05 triệu người bị suy thận (chiếm
6,73% dân số Việt Nam) trong đó những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần
lọc máu chiếm 0.09% dân số, chỉ 10% trong số đó được lọc máu, 90% còn lại
đều tử vong và hàng năm có khoảng 8.000 ca bệnh mới.
Điều trị chạy thận cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có hai
phương pháp là: Chạy thận nhân tạo và Lọc màng bụng. Chạy thận nhân tạo là
kỹ thuật thẩm phân máu nhờ hai nguyên lý: khuếch tán và siêu lọc. Khuếch tán
đóng vai trò quan trọng nhất trong chạy thận nhân tạo nhưng không giống chức
năng của thận. Siêu lọc tuy ít đóng vai trò quan trọng trong chạy thận nhân tạo
nhưng lại giống với chức năng thận người. Lọc màng bụng là kỹ thuật lọc máu
cho những bệnh nhân suy thận, có thể thực hiện tại nhà nhờ đó, người bệnh đi
học, đi làm bình thường mà không phải bỏ học, nghỉ việc để đến bệnh viện chạy
thận nhân tạo, kĩ thuật Lọc màng bụng được áp dụng giúp người dân được tiếp
cận sử dụng dịch vụ dễ dàng ngay tại tuyến y tế cơ sở hoặc tại nhà, giúp giảm
quá tải tình trạng chạy thận nhân tạo ở các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến
tỉnh. Cả nước hiện có 28 trung tâm lọc màng bụng tại Việt Nam, đặc biệt là 3
trung tâm lớn tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện 115,
các trung tâm lọc màng bụng chuẩn thực hiện áp dụng tiêu chí điều trị theo các
các nước trong khu vực như Hong Kong, Thái Lan.
Ghép thận là phương pháp điều trị cuối cùng và hiệu quả cho người bệnh
suy thận mạn giai đoạn cuối bằng cách lấy thận của người hiến để ghép cho
người bệnh suy thận. Ghép thận được cố GS. TS Tôn Thất Tùng đề cập đến từ
những năm 70 của thế kỷ XX, tuy nhiên do hoàn cảnh của chiến tranh nên chúng
ta chỉ thực hiện được một số nội dung làm tiền đề cho việc ghép tạng mà khởi
đầu là công tác đào tạo cán bộ, xây dựng dự án mang tính định hướng, thực hiện
ghép thận, ghép gan thực nghiệm, triển khai các cơ sở lọc máu bằng thận nhân
tạo, phát triển kỹ thuật cắt gan, xây dựng môn huyết học, môn sinh lý bệnh học,
miễn dịch học... Sau một thời gian chuẩn bị ngày 4/6/1992 tại Bệnh viện Quân

8


Y 103 dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của ngành ngoại khoa, ghép
tạng Việt Nam được đánh dấu bằng ca ghép thận đầu tiên được thực hiện, từ thời
điểm đó đến hết ngày 31/12/2016 theo tổng hợp của Trung tâm Điều phối Quốc
gia về ghép bộ phận cơ thể người (TTĐPQGVGBPCTN) cả nước đã thực hiện
ghép 2.106 ca ghép thận thành công, trong đó có 1.999 ca ghép thận từ người
hiến thận khi còn sống, 106 ca ghép thận từ người hiến thận sau khi chết, chết
não và 01 ca ghép thận từ người hiến thận chết ngừng tim, cũng theo
TTĐPQGVGBPCTN hiện cả nước có 17 Trung tâm ghép thận đủ các điều kiện
tiêu chuẩn ghép thận được BYT cấp phép hoạt động.
Theo các nghiên cứu trên thế giới ghép thận là phương pháp điều trị tối ưu,
hiệu quả và ít tốn kém nhất đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, tuy nhiên
tại Việt Nam lựa chọn phương pháp điều trị ghép thận cho bệnh nhân suy thận
mạn giai đoạn cuối lại gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn không phải bởi trình độ
khoa học, kĩ thuật hay điều kiện cơ sở vật chất, khi trình độ ghép thận của nước
ta đã phát triển rất nhanh và tương đương với khu vực và thế giới, khó khăn
trước hết là nguồn thận hiến để ghép, tiếp sau là khó khăn về khả năng chi trả
chi phí ca ghép cùng điều trị chăm sóc sau ghép của người bệnh suy thận mạn
trong bối cảnh Bảo hiểm y tế chưa thực hiện chi trả bảo hiểm người chi phí ghép
thận nói riêng và ghép tạng nói chung. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài
này nhằm mục đích: Từ việc khảo sát thực trạng và nhu cầu ghép thận của
bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo, đánh giá khả năng thực ghép thận thay
thế cho bệnh nhận, từ đó đề xuất, kiến nghị những giải pháp để đáp ứng nhu
cầu ghép thận thay thế của bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tại các Cơ sở
y tế khu vực nội thành Hà Nội.

9



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Phương pháp ĐTCTNT
1.1.1. Tìm hiểu về phương pháp ĐTCTNT
Thận là một tạng (cơ quan) trong hệ tiết niệu, có hai quả, có nhiều chức
năng, được tìm thấy trong một số loại động vật có xương sống và không xương
sống. Chúng là một bộ phận quan trọng của hệ tiết niệu và cũng có chức năng
hằng định nội môi như điều chỉnh các chất điện phân, duy trì sự ổn định axitbazơ, và điều chỉnh huyết áp. Các quả thận đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên
trong cơ thể, và các chất thải theo niệu quản được dẫn đến bàng quang để thải ra
ngoài. Khi Thận bị tổn thương lâu ngày không điều trì sẽ dẫn đến suy thận mạn.
Suy thận mạn hay còn gọi là bệnh thận mạn, là quá trình suy giảm chức
năng thận dưới mức bình thường. Khi mắc bệnh suy thận mạn, thận không thể
loại bỏ các chất thải cũng như mất chức năng kiểm soát lượng nước của cơ thể,
lượng muối trong máu và canxi. Các chất thải sẽ tồn đọng trong cơ thể và gây
hại cho người bệnh, nếu không được lọc máu bằng máy chạy thận nhân tạo có
thể dẫn đến tử vong.
Chạy thận nhân tạo là phương pháp điều trị cho bệnh nhân suy thận mạn
giai đoạn cuối là quá trình làm cân bằng các chất hóa học (điện giải) trong máu
và lọc các chất cặn bã và dịch thừa ra khỏi máu, bằng cách rút máu ra khỏi cơ
thể, đi vào dây dẫn, qua màng lọc của máy chạy thận, màng lọc sẽ làm sạch máu
và máu sau khi được làm sạch sẽ trả về cơ thể, phương pháp điều trị này hiện
nay chỉ được thực hiện tại trung tâm chạy thận nhân tạo.
Năm 1861 các nhà hóa học áp dụng kỹ thuật thẩm phân (dialysis) để lấy
các chất hòa tan ra khỏi dung dịch. Dung dịch sinh học đầu tiên được dùng để
thử nghiệm thẩm phân vào năm 1800 là nước tiểu để rút ure ra khỏi nước tiểu.
Phải mất gần một thế kỷ sau để phương pháp thẩm phân chuyển được từ phòng
nghiên cứu hóa học sang y học lâm sàng. Trong thời gian đó có hai phát hiện
quan trọng khác, không liên quan với nghiên cứu thẩm phân, đó là phát hiện ra
heparin và tạo ra được màng cellophane để dùng trong công nghiệp đóng gói
thịt. Các phát hiện này đã được các nhà khoa học như Abel, Thalheimer, và

Kolff ứng dụng để đưa thẩm phân vào lâm sàng. Lúc đầu là lọc máu để điều trị
ngộ độc đường tiêu hóa, về sau là lọc máu để điều trị cho các bệnh nhân suy
thận cấp và suy thận mạn mà ngày nay được biết đến rộng rãi với tên gọi chạy
thận nhân tạo.
Năm 1960, bệnh nhân đầu tiên bị suy thận mạn được lọc máu chu kỳ ở
Seatle, Washington. Năm 1972, tại hội nghị chính phủ Hoa Kỳ các thầy thuốc đã
trình diễn lọc máu cho một bệnh nhân bị suy thận mạn trước các nhà lập pháp.
Thử nghiệm lâm sàng này làm cho các thành viên chính phủ tin chắc lọc máu
(chạy thận nhân tạo) là một phương pháp điều trị có hiệu quả. Ngày nay nhờ có
phương pháp lọc máu bằng thận nhân tạo mà bệnh nhân tử vong do suy thận cấp
từ 70-80% trước khi có thận nhân tạo, giảm xuống còn trên dưới 10%, và các

10


bệnh nhân suy thận mạn được kéo dài đời sống thêm tới 20 năm hoặc hơn, chất
lượng cuộc sống của họ ngày càng tốt hơn.
A. Nguyên lý hoạt động lọc máu:
Chạy thận nhân tạo là phương pháp lọc máu ngoài cơ thể, bằng cách tạo
một vòng tuần hoàn ngoài cơ thể, dẫn máu ra bộ lọc để lọc các sản phẩm cặn
chuyển hóa và nước dư thừa, rồi máu được dẫn trở lại cơ thể. Quá trình lọc máu
bằng thận nhân tạo dựa trên hai cơ chế cơ bản là khuyếch tán riêng phần và siêu
lọc, thêm vào đó cơ chế dòng đối lưu làm tăng khả năng lọc các chất trong quá
trình lọc.
Siêu lọc là hiện tượng nước di chuyển từ khoang có áp lực thủy tĩnh cao
sang khoang có áp lực thủy tĩnh thấp qua màng bán thấm. Trong thận nhân tạo,
áp lực thủy tĩnh trong khoang máu cao hơn khoang dịch do bơm máu và bơm
dịch tạo ra, làm nước từ khoang máu di chuyển sang khoang dịch đồng thời kéo
theo các chất hòa tan.
Khuyếch tán riêng phần là hiện tượng các chất hòa tan di chuyển từ nơi có

nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp qua màng bán thấm. Các chất như ure,
creatinin, kali và các phân tử có trọng lượng phân tử thấp, có nồng độ cao trong
máu sẽ khuyếch tán từ khoang máu sang khoang dịch lọc do chênh lệch nồng độ
riêng phần.
Cơ chế dòng đối lưu: nếu máu và dịch lọc ở hai phía của màng bán thấm
không di chuyển, thì sau một thời gian do cơ chế khuyếch tán, các chất hòa tan ở
hai phía của màng bán thấm có xu hướng cân bằng về nồng độ, hiện tượng này
làm giảm tốc độ khuyếch tán và do đó làm giảm hiệu quả lọc. Người ta cho máu
và dịch lọc chảy ngược chiều nhau ở hai phía của màng bán thấm để làm giảm
hiện tượng cân bằng nồng độ trên, làm tăng hiệu quả lọc, được gọi là dòng đối
lưu.
Để tiến hành lọc máu bằng chạy thận nhân tạo, người ta phải thiết lập hệ
thống tuần hoàn ngoài cơ thể, gồm đường dẫn máu ra khỏi cơ thể đến bộ lọc
được gọi là đường động mạch, máu qua bộ lọc nhân tạo, đường dẫn máu từ bộ
lọc trở lại cơ thể gọi là đường tĩnh mạch. Do dẫn máu ra vòng tuần hoàn ngoài
cơ thể, nên cần phải dùng heparin để chống đông.
B. Phương tiện kỹ thuật để thực hiện ĐTCTNT:
Bộ lọc nhân tạo: bao gồm một màng bán thấm (màng lọc), được làm bằng
chất liệu tự nhiên (màng cenllulo), chất liệu bán tổng hợp (cenllulo trùng hợp,
cenllulo tổng hợp), chất liệu tổng hợp (polyacrylonitrile, polysulfone,
polymethylmethacrylat, polycarbonat, polyamid). Có nhiều kiểu bộ lọc khác
nhau như bộ lọc tấm, bộ lọc cuộn, bộ lọc sợi rỗng. Hiện nay bộ lọc sợi rỗng
được dùng phổ biến, vì nó cần lượng máu mồi ít, chỉ 60-90 ml so với 100-120ml
của bộ lọc tấm. Màng lọc có diện tích khác nhau từ 0,4-1,6 m2, trung bình
1,2±0,3 m2, tùy theo diện tích cơ thể bệnh nhân mà chọn loại màng lọc có diện
tích thích hợp. Bộ lọc sợi rỗng được cấu tạo bởi 10000-15000 ống mao dẫn, mỗi
ống có đường kính 200-300 mm, các sợi mao dẫn có các lỗ lọc. Máu được dẫn
11



vào đầu trên của bộ lọc, rồi chảy trong các ống sợi rỗng (sợi mao dẫn) xuống
đầu dưới bộ lọc. Dịch lọc chảy bên ngoài các sợi rỗng từ dưới lên trên, ngược
chiều với chiều dòng máu. Tốc độ dòng máu trong vòng tuần hoàn ngoài cơ thể
trung bình 250 ml/ph, tốc độ dòng dịch lọc trung bình 500-800 ml/ph. Tốc độ
dòng máu và dòng dịch được điều chỉnh do bơm máu và bơm dịch.

Sơ đồ 1: Cấu trúc bộ lọc sợi rỗng
Dịch lọc: có hai loại dịch lọc được sử dụng, dịch lọc acetat và dịch lọc
bicarbonat. Dịch acetat có ưu điểm là dễ pha dịch, giá thành rẻ, nhưng có nhược
điểm hay gây tụt huyết áp và có một số bệnh nhân không dung nạp. Dịch
bicarbonat khắc phục được nhược điểm của dịch acetat, nhưng pha dịch phức
tạp và giá thành đắt. Một kỳ lọc máu 4 giờ cho mỗi bệnh nhân, cần khoảng 120
lít nước tinh khiết để pha dịch lọc. Nước phải được xử lý để không có vi khuẩn,
được loại bỏ các ion và làm mềm. Thông thường nước pha dịch lọc được xử lý
theo nguyên lý thẩm thấu ngược RO (reverse osmolarity). Nước được pha với
dịch lọc theo một tỉ lệ nhất định và được làm ấm lên 37oC.
Máy thận nhân tạo gồm 4 bộ phận cơ bản: hệ thống vòng tuần hoàn ngoài
cơ thể; hệ thống pha trộn và dẫn dịch lọc; hệ thống kiểm soát siêu lọc tự động;
hệ thống riêng của các thế hệ máy. Trong hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể có
dây dẫn máu, bộ lọc, bơm máu, bơm heparin, các bộ phận thông báo các thông
số như áp lực dòng máu động mạch, dòng máu tĩnh mạch, tốc độ bơm heparin,
báo động có khí trong dòng máu. Hệ thống dịch lọc bao gồm thiết bị pha loãng
dịch lọc đậm đặc thành dịch lọc chuẩn, thiết bị kiểm tra độ dẫn điện (gián tiếp
đánh giá độ thẩm thấu của dịch lọc), thiết bị kiểm tra nhiệt độ dịch lọc, tốc độ
dòng dịch lọc, phát hiện dò máu, thiết bị bẫy khí, thiết bị hâm nóng dịch lọc.
Với các bệnh nhân lọc máu chu kỳ, mỗi tuần cần lọc 12 giờ, thường chia
làm ba kỳ lọc, mỗi kỳ 4 giờ. Phương pháp lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ
chỉ thay thế được cho chức năng bài tiết của thận, không thay thế được cho chức
năng nội tiết của thận. Do đó, vẫn phải kết hợp với phương pháp điều trị bảo tồn
12



bao gồm: điều chỉnh huyết áp, điều chỉnh thiếu máu, điều chỉnh thiếu hụt
calcitriol, điều chỉnh chế độ ăn.

Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình lọc máu bằng thận nhân tạo

Hình 1: Lọc máu bằng máy thận nhân tạo
C. Chỉ định bệnh nhân phải lọc máu bằng thận nhân tạo:
Chỉ định thận nhân tạo cấp trong các trường hợp suy thận cấp hoặc đợt suy
sụp cấp tính chức năng thận của suy thận mạn có các yếu tố sau:
- Kali máu ³6,5 mmol/l.
- Ure máu ³30 mmol/l.
13


- Độ pH máu £7,2.
- Quá tải thể tích đe dọa phù phổi cấp.
Lọc máu bằng thận nhân tạo cấp cũng được chỉ định trong nhiễm độc cấp
một số chất, như bacbiturat, kim loại nặng, để loại chất độc ra khỏi máu bệnh
nhân.
Thận nhân tạo chu kỳ được chỉ định khi suy thận giai đoạn cuối, mức lọc
cầu thận <15 ml/ph.
D. Chống chỉ định lọc máu bằng thận nhân tạo với bệnh nhân:
Thận nhân tạo được chống chỉ định thực hiện trong một số trường hợp
người bệnh có các biểu hiện lâm sàng sau:
- Bệnh nhân có bệnh tim mạch nặng có thể bị rối loạn huyết động khi tiến
hành thận nhân tạo.
- Bệnh nhân đang trong tình trạng trụy tim mạch, sốc.
- Nhồi máu cơ tim cấp, rối loạn nhịp tim nặng.

- Bệnh nhân có rối loạn đông máu không cho phép sử dụng heparin.
- Các bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối.
- Các bệnh nhân không làm được cầu nối động-tĩnh mạch
E. Các biến chứng thường gặp trong khi lọc máu bằng thận nhân tạo:
Hạ huyết áp (20-30%): hạ huyết áp trong kỳ lọc máu có thể do thay đổi tốc
độ lọc thất thường, tốc độ bơm máu cao, siêu lọc quá mức do đặt mục tiêu đạt
“trọng lượng khô” thấp, bệnh nhân bị giảm khả năng co mạch do dùng thuốc hạ
huyết áp, có bệnh lý tim mạch hoặc dùng thuốc gây giảm sức bóp cơ tim như
thuốc chẹn beta giao cảm, bệnh cơ tim thiếu máu, suy tim, tràn dịch màng ngoài
tim, nhồi máu cơ tim cấp, rối loạn nhịp tim, sử dụng dịch lọc acetat, nhiệt độ
dịch lọc cao.
Buồn nôn và nôn (5-15%): thường liên quan đến tụt huyết áp, là triệu
chứng sớm của hội chứng mất cân bằng thẩm thấu.
Chuột rút (5-20%): thường liên quan đến tụt huyết áp, rút nước quá mức,
dịch lọc có nồng độ natri thấp.
Đau đầu (5%): thường liên quan với tụt huyết áp, hoặc là triệu chứng sớm
của hội chứng mất cân bằng thẩm thấu.
Đau ngực (2-5%): gặp khi có hội chứng sử dụng bộ lọc lần đầu, hoặc thiếu
máu cơ tim.
Đau lưng (2-5%): gặp trong hội chứng sử dụng bộ lọc lần đầu
Sốt và ớn lạnh (<1%): do có chí nhiệt tố hoặc độc tố vi khuẩn xâm nhập
vào máu do sử dụng nước pha dịch lọc không đạt tiêu chuẩn
Ngứa (5%): thường do dị ứng với một số chất có trong dịch lọc
14


F. Các biến chứng ít gặp nhưng nặng khi lọc máu bằng thận nhân tạo:
Hội chứng mất cân bằng thẩm thấu: là biến chứng hệ thần kinh xảy ra trong
hoặc ngay sau lọc máu, thường xảy ra trong 3-4 kỳ lọc đầu. Do nồng độ ure máu
quá cao, rút ure nhanh làm ure trong tế bào chưa kịp khuyếch tán ra ngoại bào,

gây ra chênh lệch áp lực thẩm thấu giữa nội bào và ngoại bào, áp lực thẩm thấu
nội bào cao làm nước vào tế bào gây ra phù tế bào, đặc biệt tế bào não. Biểu
hiện lâm sàng là đau đầu, buồn nôn và nôn, ý thức u ám, có thể co giật, hôn mê.
Để đề phòng hội chứng mất cân bằng do thẩm thấu cần hạ nồng độ ure máu từ
từ, rút ngắn thời gian lọc trong một vài kỳ lọc đầu khi nồng độ ure máu quá cao.
Hội chứng xa sút trí tuệ do lọc máu: hội chứng này không xảy ra trong kỳ
lọc mà tiến triển dần ở các bệnh nhân lọc máu kéo dài do tích lũy nhôm ở hệ
thần kinh trung ương.
Hội chứng sử dụng bộ lọc lần đầu, bao gồm týp A và týp B. Týp A là týp dị
ứng, có thể dị ứng với các chất bảo quản và khử trùng bộ lọc như ethylenoxid,
màng lọc AN69 gây hoạt hóa hệ bradykinin, dung dịch lọc bị nhiễm vi khuẩn
hoặc độc tố vi khuẩn, đôi khi dị ứng với heparin. Týp B là týp phản ứng không
đặc hiệu với màng lọc, thường gặp hơn týp A nhưng ít nặng hơn týp A. Biểu
hiện tức ngực, đau lưng. Nguyên nhân chưa rõ nhưng có thể do hoạt hóa bổ thể.
Hội chứng không dung nạp dịch lọc acetat.
Hội chứng ép tim do tràn dịch hoặc tràn máu khoang màng ngoài tim.
Chảy máu cấp hoặc rối loạn đông máu: có thể gặp chảy máu não, chảy máu
đường tiêu hóa, do sử dụng heparin trong quá trình lọc máu.
Ngoài ra có thể gặp các biến chứng co giật, tan máu cấp, tắc mạch do khí
Đường vào mạch máu: có thể gặp nhiễm khuẩn lỗ thông động-tĩnh mạch,
huyết khối lỗ thông động tĩnh mạch.
Những bệnh nhân lọc máu kéo dài có thể gặp nhiễm chất dạng tinh bột do
lắng đọng b2-microglobulin.
1.1.2. Lợi ích của phương pháp ĐTCTNT mang lại
Thứ nhất bệnh nhân có chỉ định phải chạy thận nhân nếu không được
ĐTCTNT hoặc lọc màng bụng thường xuyên hoặc ghép thận thay thế thì bệnh
nhân đó sẽ không thể sống bình thường được.
Thứ hai phương pháp ĐTCTNT được thực hiện tại các cơ sở y tế, được
thực hiện bởi những nhân viên y tến nên các điều kiện về vô trùng, vô khuẩn tốt
hơn, hạn chế được những tai biến, nếu có những biến trứng xảy ra sẽ được nhân

viên y tế có chuyên môn xử lý ngay.
Thứ ba số lần chạy thận trong tuần thường không quá nhiều, thông thường
03 lần / 01 tuần, người bệnh có lịch trình cố định để chủ động sắp xếp công việc.
Thứ tư người bệnh không cần mua sắm thêm bất kỳ trang thiết bị y tế nào
tại nhà mà chỉ sử dụng thêm thuốc kê theo đơn uống tại nhà.
15


Thứ năm theo Luật Bảo hiểm Y tế số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật BHYT số 25/2008/QH12 chạy thận nhân tạo đã được đưa vào
danh mục được BHYT chi trả, cùng theo Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg sửa
đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002
của Thủ tướng chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo đã đưa đối
tượng bệnh nhân chạy thận nhân tạo (BNCTNT) vào nhóm đối tượng được
hưởng chế độ BHYT về khám, chữa bệnh cho người nghèo.
1.1.3. Những bất cập chưa được giải quyết của phương pháp ĐTCTNT
Phương pháp khám chữa bệnh nào cũng nảy sinh những bất cập và phương
pháp ĐTCTNT cũng không phải là ngoại lệ, dưới đây là một số bất cập chưa
giải quyết được của phương pháp chạy thận nhân tạo:
Chỉ tiến hành tại một số cơ sở y tế nhất định, đây là khó khăn rất lớn với
những bệnh nhân sinh sống tại vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, mặc dù rất cố
gắng mở rộng các đơn vị y tế có thể chạy thận tuy nhiên đến nay mới chỉ có một
số tuyến cơ sở y tế cấp quận, huyện tại hai thành phố lớn Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh áp dụng được phương pháp chạy thận nhân tạo. Vì vậy mới hình
thành nên nhiều xóm trọ nơi những bệnh nhân chạy thận tại các tỉnh xa về lưu
trú để đều đặn tuần 03 lần đến các bệnh viện lớn như: Bạch Mai, Việt Đức,
Thanh Nhàn, Chợ Rẫy, Nhân dân 115… để chạy thận nhân tạo.
Cần phải có đường lấy máu vĩnh viễn ở cách tay, người bệnh khi chạy
thận nhân tạo sẽ phải tiến hành làm phẫu thuật nối thông động tĩnh mạch
(Arteriovenous Fistulas-AVF) để có một đường vào mạch máu cho quá trình lọc

máu, phẫu thuật này sẽ làm trước khi người bệnh chạy thận lần đầu vài tuần, có
hai phương pháp là: Tạo lỗ dò từ động mạch qua tĩnh mạch và Ống nối nhân tạo
(graft ) đặt dưới da từ động mạch qua tĩnh mạch. Sau đó khi mỗi lần chạy thận
cán BYT sẽ kết nối bằng cách luồn hai kim vào đường lấy máu, hai kim này
được nối vào màng lọc trong đó, một kim sẽ rút máu ra để lọc và kim còn lại sẽ
trả máu sạch về cơ thể, như hình minh họa bên dưới.

Hình 2: Hình ảnh graft động tĩnh mạch
16


Chế độ ăn nghiêm ngặt, hạn chế đưa nước vào cơ thể là yêu cầu đầu tiên
trong sinh hoạt mà người chạy thận nhân tạo phải tuân thủ, do chạy thận nhân
tạo dùng màng lọc chỉ lọc sạch máu chứ không thể thay thế chức năng nội thận
nên chế độ ăn uống cần kiêng khem đầy đủ như ăn nhạt, uống ít nước để làm
giảm áp lực thời gian cần lọc tăng lên cho máu.
Thường xuất hiện một trong các triệu chứng phổ biến như nhức đầu, nôn
ói, chuột rút, mệt mỏi… Là những triệu chứng thường thấy ở những bệnh nhân
phải sử dụng phương pháp ĐTCTNT, thực tế những triệu chứng xuất hiện trên ít
ảnh hưởng đến tính mãng người bệnh nhưng lại để lại những tổn hại nhất định
về mặt tâm lý của BNCTNT.
Thời gian biểu đến bệnh viện chạy thận phải chính xác trong mọi hoàn
cảnh thời gian, không gian dù mưa, nắng người bệnh suy thận phải đúng giờ,
đúng ngày đến tại cơ sở chạy thận nhân tạo một tuần ba lần để chạy thận.
Không thể giải quyết triệt để các vấn đề về chức năng thận nội tiết như
thiếu máu, loãng xương… Do nguyên lý hoạt động của máy lọc thận nhân tạo là
lọc chất thải độc hại trong máu của bệnh ra khỏi cơ thể bệnh nhân, tuy nhiên
máy lọc thận không thể phân biết thế nào là chất độc hại hay các chất tốt cho cơ
thể như các chất dinh dưỡng canxi, sắt, vitamin… để giữ lại mà có thể bị thải
loại khỏi cơ thể cùng các chất độc hai trong máu trong quá trình lọc máu dẫn

đến người bệnh chạy thận nhân tạo thường bị thiếu máu, loãng xương… Đó là
các chức năng nội thận mà máy chạy thận không thể thay thế được.
1.2. Tình hình áp dụng phương pháp ĐTCTNT
1.2.1. Tình hình áp dụng phương pháp ĐTCTNT trên thế giới
Trong vòng hai thập kỷ vừa qua, trên toàn thế giới đã gia tăng 165% ca lọc
máu đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Đây là con số đáng báo động
đến tình trạng sức khỏe của mỗi người và cho thấy mức độ nguy hiểm của bệnh
suy thận ngày càng tăng lên.
Theo một số nghiên cứu tại Mỹ, tỷ lệ điều trị bằng phương pháp lọc máu
cho bệnh nhân suy thận đang gia tăng nhanh hơn nhiều lần so với tốc độ tăng
trưởng dân số ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Những phát hiện này đã được
trình bày ở Hội nghị do Hội Thận học Mỹ tổ chức từ 5 đến ngày 10 tháng 11
năm 2013 tại Trung tâm Hội nghị Thế giới Georgia, Atlanta, Hoa Kỳ nhằm mục
đích nhấn mãnh tầm quan trọng của việc phát hiện và điều trị sớm bệnh thận.
Hiện nay, tỷ lệ các bệnh mãn tính trên toàn cầu đang tăng lên rất nhanh,
báo trước hệ quả là bệnh suy thận hoặc suy thận giai đoạn cuối (ESRD) cũng
tăng theo. Những sự thay đổi này đã trở thành gánh nặng toàn cầu vì phương
pháp điều trị ESRD không bao giờ được xác định trước.
Để báo cáo chính xác quá trình điều trị ESRD ở cấp độ toàn cầu và khu vực
từ giữa năm 1990 đến năm 2010, tiến sĩ Bernadette Thomas (Đại học
Washington, Seattle) cùng các đồng nghiệp đã kiểm tra dữ liệu, tìm hiểu nguyên
17


nhân gây bệnh trên toàn cầu. Họ cũng phân tích dữ liệu từ hồ sơ ESRD trong
những năm 1990, 2010 ở 23 quốc gia cung cấp 100% điều kiện chữa trị suy thận
bằng phương pháp lọc máu và 138 quốc gia chỉ nhận được một phần phương
pháp điều trị suy thận bằng cách lọc máu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
- Trong vòng hai thập kỷ vừa qua, trên toàn thế giới đã gia tăng 165% ca lọc
máu đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.

- Tỷ lệ điều trị ESRD bằng phương pháp chạy thận nhân tạo hay lọc máu đã
tăng lên 134% sau khi điều chỉnh lại mức tăng trưởng dân số và lão hóa
(145% ở phụ nữ so với 123% ở nam giới).
- Đối với các quốc gia có dân số không được tiếp cận với phương pháp lọc
máu, tỷ lệ này đã tăng 102% (116% đối với nữ và 90% đối với nam).
- Năm khu vực trên thế giới không có sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ lọc máu
bao gồm: Châu Đại Dương, Nam Á, trung tâm tiểu vùng Sahara châu Phi,
Đông Âu và vùng nhiệt đới châu Mỹ Latin.
Kết quả cho thấy sự gia tăng trong điều trị lọc máu nổi bật hơn so với tỷ lệ
tăng trưởng dân số ở một số khu vực trên thế giới: "Điều này nhằm nhấn mãnh
sự cần thiết và quan trọng để phát hiện bệnh thận mãn tính và điều trị sớm nhằm
ngăn ngừa ESRD”, các nhà nghiên cứu cho biết.
1.2.2. Tình hình áp dụng phương pháp ĐTCTNT tại Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Hội Thận học Việt Nam, tính đến cuối năm 2016
nước ta có khoảng 7 triệu người bị bệnh thận mãn tính, chiếm khoảng 7,49%
dân số. Trong đó, có khoảng 800.000 bệnh nhân ở tình trạng suy thận mạn giai
đoạn cuối cần điều trị thay thế nhưng chỉ có 10% bệnh nhân được điều trị lọc
máu. Trên thực tế, tỷ lệ này có thể cao hơn và ngày càng gia tăng.
Cũng theo các thống kê mới nhất của BYT, tính đến hết năm 2016 tại hầu
khắp 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đều có tối thiểu một ĐVCT nhân tạo tại
bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh với hàng ngàn máy chạy thận nhân tạo, tuy nhiên
cũng mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu lọc máu của người bệnh. Do phần
lớn số lượng ĐVCT nhân tạo cùng trang thiết bị lọc máu tập trung tại các thành
phố lớn, các vùng nông thôn nhất là khu vực miền núi, biên giới số lượng ĐVCT
nhân tạo, trang thiết bị lọc máu là rất hạn chế, cộng với tâm lý người bệnh muốn
về điều trị tại các cơ sở y tế tuyến trung ương đã làm gia tăng áp lực quá tải cho
các ĐVCT nhân tạo tuyến trên, như bệnh viện Bạch Mai một trong những
ĐVCT nhân tạo lớn nhất cả nước với hàng trăm máy chạy thận hoạt động 3 ca
liên tục 24/24 giờ nhưng vẫn không phục vụ đủ nhu cầu chạy thận nhân tạo của
bệnh nhân suy thận. Việc phải đi lại xa nơi sinh sống để ĐTCTNT càng làm cho

khó khăn người bệnh chạy thận tăng cao dẫn tới việc hình thành những xóm trọ
nghèo chạy thận quanh các ĐVCT nhân tạo lớn như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh
viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ rẫy, Bệnh viện
Nhân dân 115…

18


Đặc biệt ngày 20/07/2016 vừa qua lần đầu tiên tại Việt Nam, trạm y tế
tuyến xã, phường đầu tiên đã thực hiện chạy thận nhân tạo thành công cho bệnh
nhân có nhu cầu chạy thận nhân tạo tại địa phương. Đơn vị thực hiện thành tựu
nổi bật đó là tại Trạm y tế phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ
Chí Minh với 02 máy chạy thận hoạt động tất cả các ngày trong năm để điều trị
cho bệnh nhân suy thận mạn cần chạy thận trên địa bàn phường.
1.2.3. Tình hình sử dụng phương pháp ĐTCTNT tại các cơ sở y tế khu vực
NTHN
Theo báo cáo tổng hợp của Sở Y tế Hà Nội, trên địa bàn toàn thành phố có
tất cả 20 cơ sở y tế có thành lập ĐVCT nhân tạo, tuy nhiên vào đầu năm 2016 do
số lượng bệnh nhân đến sử dụng dịch vụ ít nên Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã
tạm dừng hoạt động của ĐVCT nhân tạo, vì vậy đến cuối năm 2016, trên địa bàn
toàn thành phố Hà Nội hiện có tất cả 19 đơn vị y tế có ĐVCT nhân tạo đang
hoạt động, cụ thể thông tin tại bảng 1 bên dưới.
Bảng 1: Danh sách đơn vị và số máy chạy thận nhân tạo tại Hà Nội
TT
Tên
Địa chỉ
Điện thoại
Số máy
Bệnh viện Việt
40 Tràng Thi, Hoàn

1.
04 3825 3535
30
Đức
Kiếm, Hà Nội
Bệnh viện Quân 261 – Phùng Hưng – Hà
2.
04.33566.713
33
Y 103
Đông – Hà Nội
Bệnh viện Sait
12 – Chu Văn An – Ba
3.
04.38233.069
20
paul
Đình – Hà Nội
Bệnh viện Hồng Số 55 - Yên Ninh - Ba
4.
04.39275.568
02
Ngọc
Đình - Hà Nội
Ngõ 84 Phố Chùa
Bệnh viện Giao
Láng,Láng
5.
04.37664751
27

thông vận tải
Thượng,Đống Đa,Hà
Nội
Bệnh viện Hữu
Số 1 Trần Khánh Dư –
0439722231
6.
27
Nghị
Hai Bà Trưng – Hà Nội 0439722232
38 Tân Xuân – Xuân
Bệnh viện Nam
04.38386 009
7.
Đỉnh – Từ Liêm – Hà
08
Thăng Long
04.37576 318
Nội
Bệnh viện Đa
458 Minh Khai, Hai Bà
8.
Khoa Quốc Tế
04.3974 3556
09
Trưng, Hà Nội
Vinmec
70, Nguyễn Chí Thanh,
Bệnh viện Thận
0437 732 265

9.
Phường Láng Thượng,
94
Hà Nội
0437 755 261
Quận Đống Đa, Hà Nội
Bệnh viện Trung 1 Trần Thánh Tông,
10. ương Quân đội
Bạch Đằng, Hai Bà
093 207 63 27
22
108
Trưng, Hà Nội
11. Bệnh viện Bạch
78 Giải Phóng, Phương 844 3869 3731
95
19


Mai
12.
13.
14.
15.

16.

17.

18.


19.

Bệnh viện 198
Bộ công an
Bệnh viện E
Trung ương
Bệnh viện Thanh
Nhàn
Bệnh viện Đống
Đa
Bệnh viện đa
khoa huyện Ba

Bệnh viện đa
khoa huyện Quốc
Oai
Bệnh viện đa
khoa Hà Đông

Mai, Đống Đa, Hà Nội
Số 9 Trần Bình- Mai
Dịch- Cầu Giấy – Hà
Nội
87 Trần Cung, Nghĩa
Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
42 Thanh Nhàn, Hai Bà
Trưng, Hà Nội
12 Nguyễn Lương
Bằng, Quang Trung,

Đống Đa, Hà Nội
Quốc lộ 32, Ba Vì, Hà
Nội
Tỉnh lộ 80, Thị trấn
Quốc Oai, huyện Quốc
Oai, Hà Nội
2 Bế Văn Đàn, Quang
Trung, Hà Đông, Hà
Nội
1A, Ngọc Hồi, Thanh
Trì, Hà Nội

04.38373747
04.37685313

Không
cung
cấp

0437543832

95

04.3971.5114

64

04.3511.5035

24


04 3386 3139

14

04 3384 3112

05

04 3382 4216

30

Bệnh viện đa
04 3861 5320
khoa Nông
28
nghiệp
Tổng số máy chạy thận nhân tạo tại 18 ĐVCT là:
627
(Nguồn: Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, khảo sát 2016)

Theo ghi nhận từ các báo cáo ngành y tế Hà Nội, trên địa bàn thành phố
hiện có khoảng 599 máy chạy thận của 19 ĐVCT nhân tạo đang hoạt động điều
trị cho bệnh nhân suy mô, tạng, trong đó các ĐVCT thuộc các cơ sở y tế tuyến
trung ương, hoạt động chuyên về điều trị các bệnh liên quan đến thận như: Bệnh
viện Bạch Mai, Bệnh viện Thận Hà Nội, Bệnh viện E Trung ương, Bệnh viện
Thanh Nhàn. Trong quá trình tìm hiểu các tài liệu, thông tin liên quan và thực
hiện khảo sát trực tiếp của TTĐPQGVGBPCTN thì cũng không ghi nhận được
số lượng máy chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện 198 Bộ công an, theo giải thích

của cán bộ đầu mối Bệnh viện 198 Bộ công an khi làm việc với đoàn khảo sát
Trung tâm: “Vì lý do bảo mật của đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nên không thể
cung cấp thông tin cơ sở vật chất liên quan của bệnh viện, trong đó có thông tin
số lượng máy chạy thận nhân tạo”.
TT
1.
2.
3.
4.

Bảng 2: Số máy chạy thận của mỗi ĐVCT tại Hà Nội
Tên
n
Bệnh viện Việt Đức
30
Bệnh viện Quân Y 103
33
Bệnh viện Sait paul
20
Bệnh viện Hồng Ngọc
02
20

%
4.8
5.3
3.2
0.3



5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.

Bệnh viện Giao thông vận tải
27
4.3
Bệnh viện Hữu Nghị
27
4.3
Bệnh viện Nam Thăng Long
08
1.3
Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec
09
1.4
Bệnh viện Thận Hà Nội
94

15.0
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
22
3.5
Bệnh viện Bạch Mai
95
15.2
Bệnh viện 198 Bộ công an
Không cung cấp
0.0
Bệnh viện E Trung ương
95
15.2
Bệnh viện Thanh Nhàn
64
10.2
Bệnh viện Đống Đa
24
3.8
Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì
14
2.2
Bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai
05
0.8
Bệnh viện đa khoa Hà Đông
30
4.8
Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp
28

4.5
Tổng:
599
100.0
(Nguồn: Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, khảo sát 2016)

Hà Nội là thủ đô, trung tâm chính trí, kinh tế, văn hóa xã hội của cả nước,
nơi có nhiều cơ quan, tổ chức đóng trụ sở, điều đó giải thích là một trong nhiều
nguyên nhân tỷ lệ các cơ sở y tế có ĐVCT nhân tạo tại Hà Nội thuộc tuyến đầu
của các bộ, ban ngành và trung ương chiến hơn nửa với tỷ lệ lên tới 52.7%,
15.8% là các cơ sở y tế cấp thành phố, 21.1% cơ sở y tế thuộc cấp quận, huyện.
Đặc biệt trong số các cơ sở y tế có ĐVCT nhân tạo tại Hà Nội đã có sự tham gia
của các cơ sở y tế tư nhân với 02 cơ sở y tế chiếm 10.5%, chi tiết tại Bảng 3 bên
dưới.
Bảng 3: Cấp bệnh viện có ĐVCT tại Hà Nội
TT
Cấp
n
%
1
Trung ương
4
21.1
2
Bộ ban ngành
6
31.6
3
Thành phố
3

15.8
4
Quận, huyện
4
21.1
5
Tư nhân, cổ phần
2
10.5
Tổng:
19
100.0
(Nguồn: Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, khảo sát 2016)
Thành phố Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện bao gồm:
12 quận nội thành, 01 thị xã và 17 huyện ngoại thành, là một trong những thủ đô
có diện tích tự nhiên lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, cũng là thực trạng chung
của ngành y tế Việt Nam trong việc phân bố cơ sở khám chữa bệnh, chỉ 15.8%
ĐVCT nhân tạo có trụ sở hoạt động tại các huyện, thị xã ngoại thành Hà Nội,
84.2% còn lại có trụ sở hoạt động tại khu vực nội thành, đặc biệt 100% ĐVCT
thuộc cơ sở y tế tuyến đầu của các bộ, ban ngành và trung ương đều đặt trụ sở
hoạt động tại khu vực NTHN.
21


Bảng 4: Đơn vị chạy thận thuộc bệnh viện các khu vực
TT
Cấp
n
%
1

Nội thành
16
84.2
2
Ngoại thành
3
15.8
Tổng:
19
100.0
(Nguồn: Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, khảo sát 2016)
1.3. Ghép thận cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo
1.3.1. Tìm hiểu về phương pháp ghép thận cho bệnh nhân suy thận
Năm 1902 tại Viên (Áo), Emerich Ullmann là người đầu tiên thông báo kết
quả lấy thận chó ghép sang cừu. Cùng năm Alexis Carrel đã thực hiện nhiều
trường hợp ghép thận và được nhận giải thưởng Nobel năm 1912 về công trình
ghép tạng thực nghiệm.
Sau đó cùng với những thành tựu về miễn dịch học, sinh học phân tử, giải
phẫu, sinh lý, gây mê hồi sức và việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong chẩn
đoán điều trị và theo dõi bệnh nhân. Phẫu thuật ghép tạng nói chung và đặc biệt
là ghép thận trong nửa cuối thế kỷ XX càng ngày càng đạt được những kết quả
đáng khích lệ mang lại cuộc sống có chất lượng cho những người suy thận.
Năm 1954 ca ghép thận trên người được tiến hành cho cặp anh em song
sinh ở Boston. Do Josep Murray và Jonh Merril thực hiện. Trên thế giới, hiện
nay những nước có số lượng ghép thận trong một năm lớn là Mỹ ghép khoảng
10.000 ca thận/năm, Pháp 2.000 ca thận/năm...
Ở châu Á ca ghép thận đầu tiên được thực hiện vào năm 1964 tại Nhật bản,
hàng năm toàn châu Á ghép thận khoảng 8.000 ca. Trong đó một số nước có số
bệnh nhân ghép thận nhiều là Trung Quốc, Nhật bản, Ấn độ...
Ở Việt nam năm 1992 tại Viện Quân Y 103 - Học Viện Quân Y đã thực

hiện ca ghép thận đầu tiên thành công với sự tham gia của các bệnh viện Việt
Đức, Chợ Rẫy, Trung ương Huế, Bạch Mai, Hữu nghị và bệnh viện Trung ương
Quân đội 108. Vào các năm 2000, 2001, 2002 lần lượt các bệnh viện Việt Đức,
Trung Ương Huế và bệnh viện Nhân dân Gia Định, Viện Nhi trung ương.... cũng
tiến hành những ca ghép thận đầu tiên.
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Bảng 5: Danh sách đơn vị ghép thận và năm ghép đầu tiên (n=17)
Đơn vị
Năm ghép đầu
Tạng đã ghép
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
08/2001
Thận, Tim, Gan
Bệnh viện Bạch Mai
11/2005
Thận
Bệnh viện Nhi Trung Ương
05/2004
Thận
Thận, Gan, Tim,
Bệnh viện Quân y 103

06/1992
Thận – Tụy, Phổi
Bệnh viện 198 - Bộ Công an
10/2008
Thận
Bệnh viện Xanh Pôn
12/2013
Thận
Bệnh viện Trung ương Huế
07/2001
Thận, Tim – Phổi
Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng
03/2006
Thận
22


Bệnh viện Chợ Rẫy
12/1992
Thận, Gan
Bệnh viện Nhi đồng 2
06/2004
Thận
Bệnh viện Nhân dân 115
02/2004
Thận
Bệnh viện Nhân dân Gia Định
22/01/2002
Thận
Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang

04/2007
Thận
Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ
25/06/2015
Thận
Bệnh viện Đa khoa Trung ương
18/09/2015
Thận
Thái Nguyên
16. Bệnh viện Đa khoa quốc tế
06/2016
Thận, Gan
Vinmec
17. Bệnh viện TW Quân đội 108
24.12.2016
Thận
(Nguồn: Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, thống kê 2016)
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.

Tính đến hết năm 2016 Việt Nam đó có tổng cộng 17 cơ sở y tế có đầy đủ
điều kiện được BYT cấp phép thực hiện ghép tạng, ngoài ra Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Nghệ An đã thực hiện thành công 02 ca ghép thận năm 2014, tuy nhiên năm
đó Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An không tiến hành ghép thận tiếp cũng như
xin BYT cấp phép thực hiện ghép tạng.

1.3.2. Tình hình ghép thận cho bệnh nhân suy thận tại Việt Nam
Năm 1902 tại Viên (Áo), Emerich Ullmann là người dầu tiên thông báo kết
quả lấy thận từ chó ghép sang cừu. Cùng năm Alexis Carrel đã thực hiện nhiều
trường hợp ghép thận và được nhận giải thưởng Nobel năm 1912 về công trình
ghép tạng thực nghiệm. Sau đó cùng với những thành tựu về miễn dịch học,
sinh học phân tử, giải phẫu, sinh lý, gây mê hồi sức và việc ứng dụng công nghệ
hiện đại trong chẩn đoán điều trị và theo dõi bệnh nhân.
Phẫu thuật ghép tạng nói chung và đặc biệt là ghép thận trong nửa cuối thế
kỷ XX càng ngày càng đạt được những kết quả đáng khích lệ mang lại cuộc
sống có chất lượng cho những người suy thận. Năm 1954 ca ghép thận trên
người được tiến hành cho cặp anh em song sinh ở Boston. Do Josep Murray và
Jonh Merril thực hiện.
Trên thế giới hiện nay, Mỹ là một trong những nước có số lượng ghép thận
hàng năm lớn với khoảng 10.000 ca/năm, ngoài ra có thể kể đến Pháp với
khoảng 2.000 ca ghép thận/năm. Ở châu Á ca ghép thận đầu tiên được thực hiện
vào năm 1964 tại Nhật bản, hàng năm toàn châu Á ghép thận khoảng 8.000 ca.
Có một số nước có kết quả ghép thận nhiều là Trung Quốc, Nhật bản, Ấn độ...
Ở Việt Nam năm 1992, Viện Quân Y 103 - Học Viện Quân Y đã thực hiện
thành công ca ghép thận đầu tiên, sau đó lần lượt là các bệnh viện Việt Đức,
Chợ Rẫy, Trung ương Huế, Bạch Mai, bệnh viện Nhân dân Gia Định, Viện Nhi
trung ương.... cũng tiến hành những ca ghép thận đầu tiên.
Đến năm 2010, một bước ngoặt đã đến với ngành ghép tạng Việt Nam.
Ngày 11/02/2010 tại bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công ca ghép thận
đầu tiên tài Việt Nam với thận ghép từ người cho chết não, sau đó lần lượt ngày
22/05/2010 bệnh viện Việt Đức thực hiện ghép gan đầu tiên, ngày 17/06/2010
23


×