Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Quản trị dự án chương 12 thuê ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.71 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC


BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN QUẢN TRỊ DỰ ÁN
CHƯƠNG 12:
QUẢN LÝ MỐI QUAN HỆ ĐA PHƯƠNG

GVHD:

Phan Thị Thu Hương

Học viên: Phạm Minh Trí

Thành phố Hồ Chí Minh, 2017

1


Mục lục
BÀI LÀM ...................................................................................................................................................... 3
Phần trả lời câu hỏi ....................................................................................................................................... 3
1. Tại sao các công ty thuê ngoài các công việc của dự án? ..................................................................... 3
2. Những kinh nghiệm tốt nhất mà các doanh nghiệp đã thực hiện thuê ngoài công việc của dự án là gì?
.................................................................................................................................................................. 4
3. Thuật ngữ "leo thang" đề cập đến cái gì, và tại sao nó là cần thiết để dự án thành công? .................... 4
4. Tại sao cách tiếp cận đàm phán nguyên tắc được khuyến nghị trong đàm phán các thỏa thuận của dự
án? ............................................................................................................................................................. 5
5. Từ viết tắt BATNA đề cập đến cái gì, và tại sao nó quan trọng nếu bạn muốn trở thành một nhà
thương thuyết thành công? ........................................................................................................................ 6


6. Người quản lý dự án có thể tác động đến kỳ vọng và nhận thức của khách hàng như thế nào? ........... 7
Phần bài tập ................................................................................................................................................... 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................... 15

2


BÀI LÀM

Phần trả lời câu hỏi
1. Tại sao các công ty thuê ngoài các công việc của dự án?
“Trong nền kinh tế toàn cầu, khả năng tạo ra và duy trì sự hợp tác hiệu quả mang lại cho
các công ty một sức cạnh tranh đáng kể. Một đối tác tốt sẽ trở thành một tài sản quan
trọng của công ty – đó là lợi thế hợp tác của công ty”Rossabeth Moss Kanter, giáo sư
trường Kinh doanh Harvard.
Rất hiếm khi tìm được các dự án quan trọng được hoàn thành hoàn toàn bởi chính nguồn
lực từ bên trong công ty. Thuê ngoài hoặc ký hợp đồng các công việc quan trọng của dự
án với các công ty khác là phổ biến.
Thuật ngữ thuê ngoài thường được áp dụng cho việc chuyển giao các chức năng hoặc quy
trình kinh doanh (ví dụ như hỗ trợ khách hàng, CNTT, kế toán) cho các công ty khác,
thường là các công ty nước ngoài.
Ví dụ: khi bạn gọi nhà cung cấp dịch vụ Internet để giải quyết vấn đề kỹ thuật, bạn có thể
nói chuyện với một kỹ thuật viên ở Bangalore, Ấn Độ hoặc Bucharest, Romania. Thuê
ngoài bây giờ đang được áp dụng đối với một số công việc quan trọng của dự án. Chẳng
hạn, HP và Dell hợp tác chặt chẽ với các nhà sản xuất ổ cứng để phát triển máy tính xách
tay thế hệ tiếp theo. Toyota và DaimlerChrysler hợp tác với các nhà cung cấp để phát
triển các nền tảng ô tô mới.
Những ưu điểm của công việc thuê ngoài công việc của dự án là rất nhiều, một số lợi
ích tiêu biểu như:
1. Giảm chi phí. Các công ty có thể đảm bảo giá cả cạnh tranh cho các dịch vụ được ký

hợp đồng nếu công việc có thể được thuê ngoài. Hơn nữa, chi phí đầu vào được cắt giảm
đáng kể vì công ty không còn phải duy trì tất cả các công việc/dịch vụ nội bộ mà ấn định
chi phí thuê ngoài cho các công ty khác thực hiện với chi phí thấp hơn.
2. Hoàn thành dự án nhanh hơn. Không chỉ có thể làm việc được thực hiện rẻ hơn, nó
cũng có thể được thực hiện nhanh hơn. Ví dụ: bằng cách ký hợp đồng với nhà khai thác
3


máy xúc, công ty có thể hoàn thành công việc trong bốn giờ làm việc thay vì sẽ mất bốn
ngày để hoàn thành.
3. Trình độ chuyên môn cao. Công ty không còn phải theo đuổi cho kịp với tiến bộ
công nghệ nữa. Thay vào đó, nó có thể tập trung vào phát triển năng lực cốt lõi của mình
và thuê các công ty chuyên nghiệp để làm các phân đoạn có liên quan của dự án.
4. Linh hoạt. Các tổ chức không còn bị hạn chế bởi nguồn lực của riêng họ nữa và có thể
theo đuổi một loạt các dự án bằng cách kết hợp các nguồn lực của họ với nguồn lực của
các công ty khác.

2. Những kinh nghiệm tốt nhất mà các doanh nghiệp đã thực hiện thuê ngoài công
việc của dự án là gì?
 Các yêu cầu và quy trình được xác định rõ ràng.
 Các hoạt động đào tạo và xây dựng đội ngũ được mở rộng.
 Quy trình quản lý xung đột tại chỗ được thiết lập tốt.
 Thường xuyên kiểm tra và cập nhật trạng thái.
 Thuê vị trí khi cần thiết.
 Các hợp đồng công bằng và hợp lý.
 Có nhiều mối quan hệ thuê ngoài dài hạn

3. Thuật ngữ "leo thang" đề cập đến cái gì, và tại sao nó là cần thiết để dự án thành
công?
Xung đột là không thể tránh khỏi đối với một dự án và những bất đồng được giải quyết

có hiệu quả có thể sẽ nâng cao hiệu suất. Tuy nhiên, xung đột chức năng có thể bùng nổ
và làm cho khả năng thành công của dự án giảm sút nghiêm trọng. Các dự án thuê ngoài
dễ bị mâu thuẫn vì mọi người không quen làm việc cùng nhau và có những giá trị và
quan điểm khác nhau.
Sự “leo thang” là cơ chế kiểm soát chính để xử lý và giải quyết các vấn đề. Nguyên tắc
cơ bản là vấn đề phải được giải quyết ở mức thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất
4


định (ví dụ: 24 giờ) hoặc "leo thang" lên cấp độ quản lý tiếp theo (có nghĩa là giải quyết
mâu thuẩn từng bước một step by step, không vượt cấp ). Khi đó, giám đốc có cùng thời
gian để giải quyết vấn đề, hoặc là vấn đề được chuyển sang cấp cao hơn kế tiếp.
Các nhà quản lý nên nhanh chóng chỉ ra cho cấp dưới những vấn đề hoặc câu hỏi mà họ
có thể đã có thể tự giải quyết.
Nếu có thể, nhân sự then chốt từ các tổ chức tương ứng được tập hợp lại để thảo luận vấn
đề có khả năng xảy ra và trách nhiệm giải quyết. Những người đang làm việc cùng nhau
cố gắng xác định vấn đề tiềm năng có thể xảy ra và thỏa thuận việc họ giải quyết thế nào.
Việc giải quyết vấn đề một cách nhanh, gọn và thực hiện step by step là cần thiết, nó giúp
cho công việc trôi chảy, không bị trễ tiến độ và dự án sẽ dễ dàng đạt được thành công.

4. Tại sao cách tiếp cận đàm phán nguyên tắc được khuyến nghị trong đàm phán
các thỏa thuận của dự án?
Nhiều người tiếp cận đàm phán như thể đó là một cuộc thi cạnh tranh. Ví dụ như khi bán
nhà, người bán lúc nào cũng muốn bán với giá càng cao càng tốt, thành công được đo
bằng lợi nhuận thu được so với bên kia, tuy nhiên điều này không đúng với quản lý dự
án. Quản lý dự án không phải là một cuộc thi!
Thứ nhất, những người làm việc trong dự án, cho dù họ đại diện cho các công ty hoặc
phòng ban khác nhau trong cùng một tổ chức, họ không phải là kẻ thù hoặc đối thủ cạnh
tranh mà là các đồng minh hoặc đối tác.
Thứ hai, mặc dù các bên trong tập hợp này có thể có các ưu tiên và tiêu chuẩn khác nhau,

nhưng họ bị ràng buộc bởi sự thành công của dự án. Nếu mâu thuẫn leo thang đến mức
các cuộc thương lượng đổ vỡ và dự án chấm dứt, thì mọi người đều thua.
Thứ ba, không giống như một cuộc trao đổi/mặc cả với một nhà cung cấp/người bán
ngoài đường phố, những người tham gia vào công việc dự án phải tiếp tục làm việc cùng
nhau.
Vì vậy khi đàm phán các thỏa thuận của dự án, chúng ta phải có nguyên tắc tiếp cận phù
hợp. Trong quá trình đàm phán các nhà đàm phán chuyên nghiệp luôn hợp nhất lợi ích cá
5


nhân với những gì tốt nhất cho dự án và đưa ra các giải pháp hiệu quả cho các vấn đề.
Đặc biệt nhấn mạnh việc phát triển các giải pháp win/win.
Các giải pháp win/win luôn làm cho 2 bên cảm thấy mình được lợi và cảm giác rằng đối
tác cũng quan tâm và tìm hiểu nhu cầu của mình, từ đó xóa dần khoảng cách và đi đến sự
thống nhất trong quá trình thực hiện dự án. Cách tiếp cận này là đàm phán nguyên tắc và
luôn được khuyến nghị sử dụng trong việc đàm phán các thỏa thuận của dự án. Đàm phàn
nguyên tắc dựa trên bốn điểm chính:
1. Tách con người ra khỏi vấn đề
2. Tập trung vào lợi ích chứ không phải vị trí
3. Đề xuất các lựa chọn để thỏa mãn lợi ích của nhau
4. Khi có thể, hãy sử dụng các tiêu chí khách quan.

5. Từ viết tắt BATNA đề cập đến cái gì, và tại sao nó quan trọng nếu bạn muốn trở
thành một nhà thương thuyết thành công?
Thỉnh thoảng khi đàm phánchúng ta có thể gặp đối tác có thái độ thắng/thua và sẽ rất khó
đểlàm việc với những người này.
Cách tốt nhất chống lại những người đàm phán bất hợp lý, thái độ thắng/thualà có. Fisher
và Ury gọi đó là BATNA “mạnh”(BATNA - Best Alternative To a Negotiated
Agreement – thay thế tốt nhất cho đàm phán thỏa thuận).
BATNA phản ánh mức độ phụ thuộc của chúng ta so với đối tác.

Ví dụ: nếu chúng ta đang đàm phán giá và thời hạn giao hàng với một đối tác, bên cạnh
đó chúng ta cũng có nhiều nhà cung cấp uy tín khác, khi đó chúng ta có một BATBA
mạnh vì có nhiều phương án thay thế và thuận lợi khi đàm phán. Ngược lại nếu chỉ có
một đối tác cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng và đúng thời hạn cho chúng ta thì
chúng ta sẽ phụ thuộc vào họ, khi đó chúng ta có một BATNA yếu. Để hạn chế điều này
chúng ta nên tìm kiếm nhiều đối tác đầu vào, đầu ra để giảm sự phụ thuộc vào họ.
Một BATNA mạnh sẽ giúp chúng ta tự tin hơn khi đàm phán. "Không có thỏa thuận nào
trừ khi chúng ta làm việc theo kịch bản win/win."
6


6. Người quản lý dự án có thể tác động đến kỳ vọng và nhận thức của khách hàng
như thế nào?
Thành công cuối cùng của dự án không phải là xác định xem dự án đã hoàn thành đúng
thời hạn, trong phạm vi ngân sách hoặc theo các yêu cầu kỹ thuật, mà chính là khách
hàng có hài lòng với những gì đã hoàn thành hay không. Sự hài lòng của khách hàng là
điểm mấu chốt.
Sự hài lòng của khách hàng là một hiện tượng phức tạp. Một cách đơn giản nhưng hiệu
quả để xem sự hài lòng của khách hàng là về những kỳ vọng đạt được. Khi khách hàng
nhận thức được kết quả là phù hợp hoặc vượt hơn mong đợi thì họ sẽ hài lòng, thậm chí
rất vui. Tuy nhiên, lợi nhuận cũng là một mối quan tâm lớn. Vượt quá mong đợi của
khách hàng thường dẫn đến chi phí bổ sung.
Ví dụ: hoàn thành một dự án xây dựng hai tuần trước thời hạn có thể liên quan đến chi
phí làm thêm đáng kể
Mô hình thỏa mãn kỳ vọng về sự hài lòng của khách hàng làm nổi bật một điểm đó
là việc hài lòng của khách hàng với một dự án không dựa trên những sự kiện và dữ
liệu khách quan mà chỉ dựa trên nhận thức và mong đợi.
Ví dụ, một khách hàng có thể không hài lòng với một dự án đã được hoàn thành trước
thời hạn và chi phí thấp hơn ngân sách cho phép nếu ông ta nghĩ rằng công việc có chất
lượng kém và nỗi lo sợ/lo ngại của ông đã không được giải quyết. Ngược lại, khách hàng

có thể rất hài lòng với một dự án đã vượt ngân sách và chậm hơn nếu ông ta cảm thấy đội
dự án bảo vệ lợi ích của mình và làm công việc tốt nhất có thể kể cả trong những trường
hợp bất lợi.
Vì vậy, người quản lý dự án cần phải chú ý đến những mong đợi và nhận thức của khách
hàng. Đưa ra những tiêu chí để đánh giá hiệu quả của dự án dựa trên nhận thức của khách
hàng về hiệu suất thực tế, mục tiêu là làm sao cho khách hàng hiểu được để họ đưa ra
một tiêu chí phù hợp để thực hiện dự án.
7


Quản lý sự mong đợi của khách hàng bắt đầu từ giai đoạn phê duyệt dự án. Có một thực
tế là khi dự án có thể hoàn thành trong 10-12 tuần nhưng nhà quản lý dự án hứa sẽ hoàn
thành trong 12-14 tuần và gia tăng cơ hội hoàn thành dự án sớm từ đó làm khách hàng
cảm thấy hài lòng hơn. Nhưng đây là một phạm trù đạo đức, các nhà quản lý dự án nên
cung cấp thông tin chính xác cho khách hàng thay vì cố tình giấu và sau đó chứng tỏ
mình có thể hoàn thành tốt hơn. Khi khách hàng biết được thì sẽ không tin tưởng vào các
nhà quản lý dự án kiểu này.
Ngoài ra khi bắt đầu triển khai dự án thì nhà quản lý dự án cần phối hợp chặt chẽ với
khách hàng để phát triển một bản mô tả rõ ràng về các mục tiêu, các tham số và các giới
hạn của công việc dự án.
Tuyên bố về phạm vi dự án là cần thiết để thiết lập sự mong đợi của khách hàng về dự án.
Điều quan trọng là tất cả các bên đều đồng ý về những gì sẽ được hoàn thành và mọi
người cùng hiểu các nội dung này một cách giống nhau. Nhà quản lý dự án cũng cần phải
chia sẻ những rủi ro đáng kể có thể làm gián đoạn việc thực hiện dự án. Khách hàng
không thích sự ngạc nhiên, và nếu họ biết trước những vấn đề tiềm ẩn thì họ sẽ chấp nhận
hậu quả.
Một khi dự án được triển khai, điều quan trọng là phải giữ khách hàng theo kịp tiến độ dự
án. Đôi lúc các nhà quản lý dự án xem khách hàng của họ như là thành viên thực tế của
nhóm dự án và đang tích cực tham gia vào các khía cạnh chính của dự án. Sự tham gia
tích cực của khách hàng cho phép khách hàng tự điều chỉnh kỳ vọng của họ phù hợp với

các quyết định và sự kiện diễn ra trong một dự án, đồng thời, sự hiện diện của khách
hàng giúp nhóm dự án tập trung vào các mục tiêu của khách hàng trong dự án.
Sự tham gia tích cực của khách hàng cũng cung cấp cơ sở vững chắc để đánh giá hiệu
quả của dự án. Khách hàng không chỉ nhìn thấy kết quả của dự án mà còn thấy được nỗ
lực của đội dự án, điều này là tích cực.

8


Phần bài tập
Câu 1. Chia thành các nhóm từ bốn đến năm học sinh. Chỉ định một nửa số nhóm vai trò
của Chủ đầu tư và một nửa vai trò của Nhà thầu.
Chủ sở hữu: Sau nhiều năm tiết kiệm, bạn sẽ thuê một nhà thầu để xây dựng "ngôi nhà
mơ ước của bạn". Mục tiêu của bạn cho dự án này là gì? Bạn có quan ngại hoặc vấn đề gì
về làm việc với một nhà thầu chung để xây dựng ngôi nhà của bạn?
Nhà thầu: Bạn chuyên xây dựng nhà riêng. Bạn sắp gặp các chủ nhân tương lai để bắt đầu
đàm phán hợp đồng xây dựng "ngôi nhà mơ ước của họ". Mục tiêu của bạn cho dự án này
là gì? Bạn có quan ngại hoặc vấn đề gì về làm việc với chủ sở hữu để xây dựng nhà của
họ?
Mỗi nhóm chủ sở hữu gặp một nhóm nhà thầu khác và chia sẻ các mục tiêu, mối quan
tâm và vấn đề của họ.
Xác định những mục tiêu, vấn đề và mối quan tâm nào là điểm chung và điểm nào
là quan trọng nhất. Thảo luận cách bạn có thể làm việc cùng nhau để thực hiện mục
tiêu của mình. Điểu gì sẽ là chìa khóa để làm việc như là đối tác của dự án này?
 Trả lời
Yêu cầu

Chủ sở hữu

Nhà thầu


Mục tiêu của Xây thô một ngôi nhà, cấu trúc 1. Hoàn thành dự án đúng thời
dự án

như sau:

hạn cam kết và theo cấu trúc yêu

1. 1 trệt + 2 lầu. Trong đó tầng trệt cầu của chủ nhà.
chia làm 2 gian, 1 gian phòng 2. Lợi nhuận yêu cầu 20%
khách phía trước và 1 bếp + khu
vực ăn uống + vệ sinh ở phía sau.
Lầu 1 và lầu 2 mỗi lầu có 2 phòng
ngủ và 1 toilet, ban công phía
ngoài.
2. Diện tích sàn xây dựng100m2,

9


tổng diện tích 300m2
3. Tổng chi phí xây dựng là 1,5 tỷ
4. Thời gian xây: 3 tháng kể từ
ngày ký hợp đồng
5. Tiêu chí kỹ thuật và vật tư theo
như hợp đồng
Những

quan 1. Nhà thầu dùng vật liệu xây 1. Chủ nhà thay đổi thiết kế làm


ngại hoặc vấn dựng không phù hợp
đề khi xây nhà

tăng thêm khối lượng công việc,

2. Công trình thi công không đảm chi phí và thời gian, hoặc có thể
bảo chất lượng

dẫn đến thay đổi vật liệu xây

3. Hoàn thành trễ tiến độ

dựng, chất lượng công trình.

4. Gây ồn ào, ô nhiễm ảnh hưởng 2. Thời tiết thay đổi làm ảnh
hàng xóm trong quá trình thi công. hưởng đến tiến độ
3. Chủ nhà chưa chuẩn bị đủ tiền,
thanh toán chậm làm trễ tiến độ

Mục tiêu chung: Hoàn thành xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật, ngân sách và thời
hạn theo như hợp đồng
Các vấn đề chung:thời gian, chi phí xây dựng, thiết kế và chất lượng công trình trong đó
thiết kế và chất lượng công trình là yếu tố quyết định. Các nhà thầu chỉ cần xây dựng
đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo chất lượng công trình cũng như vật liệu dùng để thi
công là chủ nhà đã có thể hài lòng. Các vấn đề còn lại có thể thương lượng được.
Vì vậy để thực hiện tốt dự án thì cả chủ nhà và nhà thầu đều phải trao đổi thật kỹ càng
các yêu cầu kỹ thuật, kiến trúc ngôi nhà và các vật liệu xây dựng để đảm bảo 2 bên cùng
hiểu đúng như những gì đối phương nghĩ, tránh tranh cãi khi xây dựng và làm hài lòng
đôi bên.


10


Câu 2.Tìm hiểu "thuê ngoài" trên Internet và web. Ai có quan tâm đến việc thuê
ngoài? Lợi thế của thuê ngoài là gì? Những bất lợi là gì? Liệu thuê ngoài có nghĩa là
cùng một điều với những người khác nhau không? Xu hướng tương lai trong thuê
ngoài là gì?
“Thuê ngoài”-Outsourcinglà hình thức chuyển một phần chức năng nhiệm vụ của công
ty ra gia công bên ngoài, những chức năng mà trước đây doanh nghiệp vẫn đảm nhận.
Các doanh nghiệp thường nghĩ đến việc thuê ngoài hay còn gọi là sử dụng nguồn nhân
lực bên ngoài mỗi khi doanh nghiệp muốngiảm chi phí và gia tăng chất lượng, tiết kiệm
thời gian. Ngày nay việc thuê ngoài còn được nghĩ đến khi doanh nghiệp lâm vào tình
trạng “khủng hoảng thiếu nguồn nhân lực”. Đây đang là một xu thế được các doanh
nghiệp lựa chọn để giải quyết các vấn đề về nhân sự của mình.
Lợi thế khi thuê ngoài:


Chuyên môn: nhà cung cấp outsourcing là đơn vị chuyên nghiệp nên có hệ thống đào
tạo bài bản cho nhân viên, cũng như các phòng lab để thử nghiệm giải pháp trước khi
đưa ra cho khách hàng. Họ cũng có các hệ thống giám sát về chất lượng công việc của
nhân viên và đảm bảo quy trình dịch vụ. Các dịch vụ họ cung cấp do đó có tính
chuyên nghiệp cao.



Hiệu suất: nhà cung cấp outsourcing có thể điều phối nhân lực, do đó với những nhân
lực quý hiếm, họ sẽ sử dụng triệt để. Kết quả là họ có thể tính mức phí thấp hơn là
khách hàng tự làm.




Dự phòng: là thế mạnh rõ ràng của outsourcing. Với lực lượng đông đảo, các nhà
cung cấp không khó khăn gì để đảm bảo khách hàng được phục vụ liên tục. Họ
thường có cơ chế để luôn luôn có một số nhân viên có thể thay thế lẫn nhau cho một
khách hàng. Nhiều nhà cung cấp outsourcing cẩn thận cất giữ một bản sao các tham
số hoặc cơ sở dữ liệu hệ thống của từng khách hàng, để nếu có rủi ro vật lý (cháy,
thiên tai) thì vẫn có thể khôi phục lại hệ thống. Các rủi ro về gián đoạn hoạt động do
thiếu dự phòng của doanh nghiệp do đó sẽ chuyển hết sang nhà cung cấp outsourcing.
11




Tiết kiệm chi phí: Chi phí cho dịch vụ outsourcing thường thấp hơn so với chi phí xây
dựng một cơ cấu làm việc trong doanh nghiệp. Bạn sẽ phải trả thêm khoản thuế thu
nhập cá nhân cho nhân viên, đó là chưa kể các khoản tiền đóng bảo hiểm y tế, bảo
hiểm xã hội.



Tiết kiệm chỗ ngồi làm việc: Việc tạo dựng cơ cấu tổ chức nhân sự làm việc toàn
phần trong doanh nghiệp đòi hỏi bạn phải có đủ diện tích văn phòng, các trang thiết bị
làm việc (bàn ghế, máy tính, máy fax, văn phòng phẩm, nước uống…)



Đảm bảo công việc luôn được vận hành: Nhân viên làm việc toàn thời gian của bạn
có quyền lợi nghỉ phép, nghỉ ốm, trong khi bạn cần đảm bảo khối lượng công việc
được liên thông. Bên nhận dịch vụ outsourcing của bạn đảm bảo công việc luôn luôn
được vận hành.




Tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng. Hình thức gia công bên ngoài giúp bạn
tiết kiệm được rất nhiều thời gian đồng thời đảm bảo chất lượng.

Bất lợi khi thuê ngoài:


Bảo mật: là vấn đề nhiều người thuê ngoài lo ngại nhất. Họ sợ các nhân viên
outsourcing sẽ tiết lộ thông tin của công ty ra ngoài, thậm chí cho các đối thủ.



Trách nhiệm: nhà cung cấp thiếu trách nhiệm, chậm trễ và không cung cấp nhân viên
với phẩm chất cần thiết sẽ làm gián đoạn công việc của doanh nghiệp.



Chất lượng: đây thường là vấn đề của giai đoạn chuyển tiếp từ dịch vụ nội bộ sang
outsourcing. Trong thời gian đầu (có thể kéo dài cả năm) nhân viên outsourcing chưa
nắm rõ hệ thống của doanh nhiệp, gây chậm trễ trong giải quyết sự cố hoặc sai sót,
làm việc không đạt yêu cầu.



Chi phí: thống kê chung cho thấy sử dụng outsourcing tiết kiệm hơn so với tự làm,
nhưng điều đó không có nghĩa là cứ outsourcing thì sẽ tiết kiệm chi phí. Hợp đồng
outsourcing không chặt chẽ có thể gây phát sinh chi phí lớn cho doanh nghiệp (chẳng
hạn khi phát hiện những nội dung công việc/dịch vụ khác chưa có trong hợp đồng sẽ

làm gia tăng chi phí khi thuê ngoài).
12


Đôi khi doanh nghiệp thuê ngoài cùng một việc với những đối tác khác nhau để so
sánh kết quả, chi phí và thời gian thực hiện để từ đó xác định các đối tác tiềm năng và đối
tác sẽ thay thế khi cần thiết.
Xu hướng tương lai của thuê ngoài
Trong tình hình hiện nay tại Việt Nam, thuê ngoài là chính sách doanh nghiệp nên ưu
tiên, nó giúp doanh nghiệp uyển chuyển và năng động hơn, chuyển chi phí cố định thành
chi phí biến đổi để tối thiểu hóa chi phí và rủi ro.
Với trào lưu toàn cầu hóa của kinh tế thị trường, chiến lược phát triển doanh nghiệp cần
tính kỹ đến các khâu cạnh tranh và liên kết để làm thế nào mang đến giá trị gia tăng cao
nhất cho khách hàng (trong bối cảnh ấy, khách hàng trực tiếp sẽ là các tập đoàn chuyển từ
việc quản lý cơ sở sản xuất sang sử dụng nguồn lực bên ngoài - outsourcing), tạo điều
kiện cho quá trình đi lên của doanh nghiệp ngày càng rộng mở và vững mạnh.
Câu 3. Chia thành bốn nhóm và xem lại bài tập được giáo viên của bạn cung cấp
"Hãy làm tốt nhất có thể". Hoàn thành bài tập. Chiến lược ban đầu của bạn là gì?
Nó có thay đổi không? Nếu có, tại sao? Bài tập này nói gì với bạn về khả năng hợp
tác với nhau?
Chiến lược ban đầu của nhóm là làm một chuỗi sự kiện giới thiệu các sản phẩm mới, các
máy móc thiết bị mới trong công nghệ chăm sóc sắc đẹp.
Mục tiêu là 1 sự kiện lớn vào dịp cuối năm để chào bán sản phẩm, tuy nhiên vì nguồn
nhân lực có hạn và để đánh giá hiệu quả dự án bằng cách tiếp cận/chăm sóc/khảo sát sau
khi sử dụng thì cần có các feedback của khách hàng để nhóm điều chỉnh thêm và tăng
cường hiệu quả sau khi tổ chức sự kiện.
Do đó nhóm thay đổi mục tiêu ban đầu và chia làm 4 sự kiện/chạy trong 4 tháng, thu hút
được khoảng 100 khách hàng đến tham dự/1 sự kiện và mỗi lần có khoảng 20 – 30 khách
hàng mua/sử dụng sản phẩm.
Các sự kiện diễn ra liên tục, mỗi tháng 1 sự kiện và điều này giúp cho đội dự án phối hợp

với nhau tốt hơn, các thông tin khách hàng feedback rõ ràng hơn và việc đánh giá sẽ

13


chính xác hơn, mặt khác do làm việc với nhau nhiều nên các thành viên trong đội hiểu rõ
nhau hơn từ đó công tác tổ chức và thực hiện các dự án sau này sẽ trôi chảy hơn.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Bách khoa toàn thư - />2. Báo điện tử Logictis - />TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
1. Larson and Grey (2010), “The Managerial Process fifth edition”, Project Management.

15



×