Tải bản đầy đủ (.ppt) (341 trang)

BÀI GIẢNG NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG VÀ PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 341 trang )

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG
VÀ PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG

Th.s Phan Phương Nam


NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN
HÀNG
II. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT NGÂN HÀNG
III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG


I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG
NGÂN HÀNG
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng và hoạt
động ngân hàng
1.2 Mô hình hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.
1.3 Khái niệm, đặc điểm hoạt động ngân hàng:


1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng và
hoạt động ngân hàng
1.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển hoạt động ngân hàng và các
ngân hàng trên thế giới:
a. Các hoạt động ngân hàng sơ khai giai đoạn trước thế kỷ V
b. Giai đoạn hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng sơ khai(giai
đoạn TK V-XVII):
c. Giai đoạn hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp (thế kỷ XVIIIcuối thế kỷ XIX).
d. Từ đầu thế kỷ 20 đến nay.




a. Các hoạt động ngân hàng sơ khai giai đoạn trước
TK V
 Bảo

quản tài sản, tiền tránh cướp bóc
 Đổi tiền cũ
⇒ Nhà thờ, quí tộc đủ điều kiện thực hiện
⇒ Xuất hiện ngân hàng kiểu cổ.


b. Giai đoạn hình thành và phát triển hệ
thống ngân hàng sơ khai(giai đoạn TK VXVII):







Các ngân hàng này đều có các hoạt động nghiệp vụ
tương tự nhau=> hệ thống ngân hàng 1 cấp
Các ngân hàng hoạt động một cách tự phát và chưa
cùng nhau tạo thành một hệ thống để cùng nhau
phát triển và có sự ràng buộc lẫn nhau.
nhà nước chưa can thiệp vào hoạt động ngân hàng
bằng hệ thống pháp luật.
Các ngân hàng này đều thuộc sở hữu tư nhân chưa
có ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước.



c. Giai đoạn hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp
(thế kỷ XVIII- cuối thế kỷ XIX).
 Các

ngân hàng vẫn thuộc sở hữu tư nhân.
 Nhà nước đã dần can thiệp vào hoạt động ngân hàng
bằng các đạo luật=> đặt ra các điều kiện làm xuất hiện 2
loại ngân hàng: Ngân hàng phát hành và ngân hàng
trung gian.
 Các ngân hàng đã có sự liên kết với nhau thành hệ thống
ngân hàng.


d.Từ đầu thế kỷ 20 đến nay.




Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ở Châu Âu, nhiều
nhà nước ban hành các đạo luật qui định chỉ cho
phép một ngân hàng duy nhất được quyền phát hành
tiền.
Một mặt, nhà nước xác lập quyền sở hữu đối với các
ngân hàng phát hành nhằm tạo nên một cơ chế kiểm
soát chặt chẽ cho việc tổ chức và hoạt động của
ngân hàng phát hành. Mặt khác, nhà nước giao cho
ngân hàng phát hành thực thi chính sách tiền tệ
quốc gia và quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh

doanh ngân hàng trong nền kinh tế.


1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng và
hoạt động ngân hàng ở Việt Nam.
a. Trước 1945:
Hệ thống tiền tệ, tín dụng  ngân hàng được thiết lập và bảo
hộ bởi thực dân Pháp thông qua Ngân hàng Đông
Dương.


b. Giai đoạn 1945- 1987
Ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký 
sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt
Nam - Ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu
tiên ở Đông Nam Á để thực hiện 5 nhiệm vụ cấp bách:
 Phát hành giấy bạc.
 Quản lý Kho bạc.
 Thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất.
 Phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ.
 Đấu tranh tiền tệ với địch ( đồng tiền Đông dương).
Thông tư số 20/VP - TH ngày 21/1/1960 của Tổng giám đốc
Ngân hàng Quốc gia ký thừa uỷ quyền Thủ Tướng chính
phủ, Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam được đổi tên thành
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phù hợp với hiến
pháp 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà


c. Giai đoạn từ 1988 đến 1990.





Hội đồng Bộ trưởng ban hành Chỉ thị số 218/CT ngày 13/7/1987 cho phép ngân
hàng thí điểm chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp.
Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/NĐ/HĐBT ngày 26/3/1988 tổ chức
lại hệ thống ngân hàng.
Tháng 5/1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài
chính ) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt
Nam từ 1 cấp sang 2 cấp


d. Giai đoạn từ 1990 đến nay:











Pháp lệnh số 37 về Ngân hàng nhà nước Việt nam
ngày 23/5/1990, có hiệu lực ngày 1/10/1990
Pháp lệnh số 38 về Ngân hàng thương mại, HTX Tín
dụng và Công ty tài chính ngày 23/5/1990, có hiệu
lực ngày 1/10/1990.

Ngày 12/12/1997 Quốc Hội ban hành hai văn bản luật
: Luật NHNNVN và Luật các TCTD thay thế cho hai
Pháp lệnh năm 1990.
Ngày 17/6/2003, Quốc Hội Khoá XI thông quan Luật
sửa đổi bổ sung một số điều Luật Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam;
Ngày 25/5/2004 Quốc Hội thông qua Luật sửa đổi bổ
sung một số điều Luật các tổ chức tín dụng.
Luật NHNN 2010.
Luật các TCTD 2010


1.2 Hệ thống NH Việt Nam hiện hành


1.3 Khái niệm, đặc điểm hoạt động ngân hàng:
 K1

đ6 Luật NHNN; k12 đ4 Luật các
TCTD 2010:”Hoạt động ngân hàng là
việc kinh doanh, cung ứng thường
xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ
sau đây:
 a) Nhận tiền gửi;
 b) Cấp tín dụng;
 c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài
khoản”.


* Đặc điểm hoạt động ngân hàng:







Một là hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh
có đối tượng kinh doanh đặc biệt là tiền tệ.
Hai là, hoạt động ngân hàng là hoạt động quan trọng,
chi phối, ảnh hưởng các lĩnh vực kinh tế-xã hội khác
và ngược lại hoạt động ngân hàng là hoạt động
mang tính “nhạy cảm” với các biến động của kinh tế
- chính trị - xã hội;
Ba là, hoạt động ngân hàng mang tính rủi ro cao;


* Đặc điểm hoạt động ngân hàng:




Bốn là, hoạt động ngân hàng mang tính liên kết thành hệ thống,
giữa các chủ thể hoạt động ngân hàng phải có sự hợp tác song
hành với cạnh tranh.
Năm là, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều
kiện, được tiến hành bởi các tổ chức tín dụng được Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép, chịu sự quản lý của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam.



II. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT NGÂN HÀNG
2.1 Khái niệm luật ngân hàng:
Luật ngân hàng là tổng hợp các qui phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà
nước tổ chức, quản lý hệ thống ngân hàng và các quan
hệ phát sinh trong quá trình hoạt động ngân hàng.


2.2 Đối tượng điều chỉnh của Luật ngân hàng:
a. Căn cứ vào nội dung điều chỉnh của Luật Ngân hàng:
 Nhóm các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Nhà
nước tổ chức hệ thống ngân hàng, quản lý nhà nước
về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, xây dựng và thực
hiện chính sách tiền tệ quốc gia, đảm bảo an toàn cho
hệ thống ngân hàng.
 Nhóm các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ
chức, lãnh đạo, điều hành nội bộ của Ngân hàng nhà
nước Việt Nam và tổ chức tín dụng.
 Nhóm các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình
hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.


2.2 Đối tượng điều chỉnh của Luật ngân hàng:
b. Căn cứ vào tích chất của các quan hệ xã hội do Luật
ngân hàng điều chỉnh, phương thức tác động của pháp
luật
 Các quan hệ tổ chức và kinh doanh ngân hàng.
 Các quan hệ quản lý nhà nước về ngân hàng:



2.3 Phương pháp điều chỉnh của Luật ngân hàng:
 Phương

pháp bình đẳng, thoả thuận
 Phương pháp hành chính mệnh lệnh
⇒ Luật ngân hàng là ngành luật giao thoa giữa ngành luật
dân sự, thương mại và ngành luật hành chính.


2.4 Nguồn của Luật ngân hàng


Nguồn của luật ngân hàng là những văn bản qui phạm
pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành hoặc phê chuẩn theo những hình thức, trình tự,
thủ tục luật định có chứa đựng các qui phạm pháp luật
ngân hàng.


III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG
3.1 Khái niệm quan hệ pháp luật ngân hàng
Quan hệ pháp luật ngân hàng là các quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình nhà nước tổ chức, quản lý hệ thống
ngân hàng và các quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt
động ngân hàng được qui phạm pháp luật ngân hàng
điều chỉnh.


3.2 Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật ngân
hàng

a.




Chủ thể:
NHNN
TCTD
Tổ chức, cá nhân là khách hàng của TCTD


b. Khách thể của quan hệ pháp luật ngân hàng:
 Khách

thể của quan hệ pháp luật ngân hàng cũng là lợi
ích mà các bên mong muốn có được, đạt được, hướng
tới khi tham gia vào quan hệ xã hội được các qui phạm
pháp luật ngân hàng điều chỉnh.


c. Nội dung quan hệ pháp luật ngân hàng:
 Nội

dung của quan hệ pháp luật ngân hàng là tổng thể
các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào quan hệ
pháp luật ngân hàng.


×