Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Lựa chọn mô hình và trình bày giả thuyết trong NCKH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.43 KB, 9 trang )

Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH
Giáo viên hướng dẫn: ĐÀO DUY HUÂN
Nhóm học viên thực hiện: PHAN THỊ ÚT CHÂU – ĐỖ NGỌC QUÍ – NGUYỄN
DUY QUANG
Chuyên đề 6: LỰA CHỌN MÔ HÌNH - GIẢ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU
I.

Lời mở đầu

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra hoặc thử
nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức, đạt được từ các thí nghiệm nghiên cứu
khoa học để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, để
sang tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn.
Phương pháp nghiên cứu khoa học là các cách thức nhận thức của nhà nghiên cứu
về các hoạt động của thế giới tự nhiên, xã hội, kinh tế, … bao gồm những ý tưởng tiếp cận,
những quy trình, các thao tác cụ thể mà nhà nghiên cứu tác động vào đối tượng nghiên cứu
để làm bộc lộ bản chất của đối tượng đó và tìm ra chính sách, giải pháp thúc đẩy sự vật phát
triển.
Trong phương pháp nghiên cứu khoa học, cách thức lựa chọn mô hình và lập giả
thuyết nghiên cứu là một trong những bước cơ bản để xây dựng đề cương nghiên cứu hoàn
chỉnh. Do đó, nắm vững ý nghĩa, vai trò và cách sử dụng để áp dụng trong nghiên cứu khoa
học, góp phần phát triển, nâng cao kỹ năng về phương pháp luận và hoàn thiện các bước
thực hiện đề cương nghiên cứu.
Một đề tài nghiên cứu định lượng, đề cương được thiết lập dựa trên 7 bước nghiên
cứu. Trong đó, cách thức lựa chọn mô hình và giả thuyết trong nghiên cứu là những bước
đầu tiên trong lập đề cương nghiên cứu.
II. Mô hình nghiên cứu
1. Khái niệm
Mô hình nghiên cứu là phạm trù cần thiết trong nghiên cứu định tính và định lượng.
Mô hình nghiên cứu thể hiện mối quan hệ có tính hệ thống giữa các yếu tố (biến) trong
phạm vi nghiên cứu. Mối quan hệ này cần được phát hiện và/hoặc kiểm chứng. Tùy vào đề


tài nghiên cứu mà chúng ta sử dụng mô hình nghiên cứu phù hợp.
2. Các thành phần
Một mô hình nghiên cứu gồm 2 thành phần cơ bản, bao gồm: (1) các biến nghiên
cứu và (2) các mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu (được thể hiện qua các giả thuyết
nghiên cứu).
Đối với một nghiên cứu hành vi (xã hội học) thuật ngữ mô hình nghiên cứu là chỉ
mối quan hệ giữa các nhân tố (biến nghiên cứu) với nhau như thế nào dựa trên các lý thuyết
kinh tế, quản trị, tâm lý xã hội…
Một mô hình nghiên cứu cơ bản (đơn giản) có thể được biểu diễn như sau:


Yếu
Yếutốtố11
Yếu
Yếutốtố22
Yếu
Yếutốtố33

Biến chịu
tác động

Yếu
Yếutốtố44
Yếu
Yếutốtố55
Trong mô hình nghiên cứu này thiết lập mối quan hệ giữa 05 yếu tố với một yếu tố
chịu tác động nào đó (gọi là biến phụ thuộc), tùy vào mô hình nghiên cứu có thể có nhiều
quan hệ nhân quả hơn nữa.
Ví dụ: Xây dựng mô hình nghiên cứu cơ bản các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn trường Đại học Tây Đô để học như sau:

Địa điểm thuận lợi
Thời gian
Học phí

Quyết định chọn trường Tây
Đô

Chất lượng
Cơ sở vật chất

 Các biến trong nghiên cứu
Biến số là những đại lượng hay những đặc tính có thể thay đổi từ người này sang
người khác hay từ thời điểm này sang thời điểm khác.
Nếu biến số thể hiện một đại lượng nó được gọi là biến số định lượng. Biến số định
lượng nhằm thể hiện một đại lượng và có giá trị là những con số và phải luôn luôn đi kèm
theo đơn vị.
Trong mô hình nghiên cứu nêu trên, các biến nghiên cứu được hiểu là yếu tố và biến
chịu tác động. Có 2 loại biến nghiên cứu: (1) biến độc lập (biến giải thích), (2) biến phụ
thuộc (biến được giải thích, biến mục tiêu), trong một nghiên cứu có thể có nhiều biến phụ
thuộc và độc lập khác nhau.
Biến độc lập: là các biến nghiên cứu không chịu sự tác động của các biến khác, nó
dung để giải thích cho biến phụ thuộc.
2


Biến phụ thuộc: là biến nghiên cứu chịu sự tác động của biến khác (thông qua các
lý thuyết được thiết lâp).
Khái niệm thế nào là biến độc lập và biến phụ thuộc được xác định thông qua quan
hệ giữa các biến với nhau. Trong một mô hình nghiên cứu có thể có 1 biến vừa là biến độc
lập, vừa là biến phụ thuộc, điều đó phụ thuộc vào quan hệ giữa các biến với nhau. Về mặt

biểu diễn biến phụ thuộc được biểu diễn bởi đầu mũi tên, biến độc lập được biểu diễn bởi
gốc mũi tên.
Ví dụ:
Giới tính
Nghề nghiệp

Mức chi tiêu
cho thời trang

Thu nhập

Biến độc lập

Biến phụ thuộc

Biến trung gian: là một biến giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, không thay đổi
lớn về mức độ ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.
Biến quan sát: là các khía cạnh có thể trực tiếp khảo sát đối tượng điều tra được.
Trên thực tế các biến quan sát là các câu hỏi trong bảng hỏi điều tra. Mỗi một câu hỏi điều
tra sẽ khảo sát đối tương điều tra về một khía cạnh nào đó mà họ có thể trả lời một cách rõ
ràng.
Biến tiềm ẩn: đối với các dạng hành vi nghiên cứu nói chung thì các biến nghiên
cứu thường không thể xác định được 1 cách trực tiếp mà phải thông qua nhiều khía cạnh
khác nhau.
Ví dụ: để xác định tính “tin cậy” của một sản phẩm, dịch vụ nào đó, nhà nghiên cứu
có thể phải xác định thông qua nhiều khía cạnh khác nhau như: sản phẩm đáp ứng được kỳ
vọng về độ bền, công ty có uy tín trên thị trường, hành vi của nhân viên là đáng tin cậy,…,
thông qua nhiều khía cạnh này nhà nghiên cứu mới đưa ra được khái niệm về tin cậy. Việc
đánh giá những yếu tố tiềm ẩn thong qua các khía cạnh có thể khảo sát được gọi là biến tiềm
ẩn (nó không thể trực tiếp đánh giá được mà phải thông qua nhiều khía cạnh khác nhau).

Biến kiểm soát: là một biến không thay đổi lớn về mức độ ảnh hưởng đến biến phụ
thuộc.
Trong một mô hình nghiên cứu (xét cho các dạng nghiên cứu hành vi) thì các yếu tố
là chính các biến tiềm ẩn. Đối với biến phụ thuộc có thể là biến tiềm ẩn cũng có thể là
không.
Ví dụ: đề xuất 06 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du học của sinh viên
Gia đình
Bạn bè
Chi Phí

Quyết định đi du học của sinh
viên

Ngôn ngữ
Truyền thông quảng cáo
Dịch vụ đại học

3


3. Vai trò của việc xây dựng mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu giúp:
- Xác định các yếu tố/lĩnh vực, hay các biến cần thu thập thông tin để phân tích đánh
giá chủ đề nghiên cứu.
- Xác định mối quan hệ cần phân tích/kiểm định giữa các “biến”, để hiểu vai trò các
biến trong chủ đề nghiên cứu.
- Thông qua mô hình nghiên cứu để xác định biến phụ thuộc. Đó chính là yếu tố mục
tiêu của chủ đề nghiên cứu.
Ngoài ra, dù nghiên cứu định tính hay nghiên cứu định lượng, chúng ta đều cần phải
xây dựng mô hình nghiên cứu để làm cho việc nghiên cứu đảm bảo tính logic. Khi xây dựng

mô hình nghiên cứu cần phải làm rõ các biến: biến độc lập, biến lệ thuộc, biến trung gian,
biến quan sát... Để làm cơ sở thiết lập bảng câu hỏi khảo sát, điều tra, phỏng vấn. Mỗi biến
có vai trò quan trọng trong nghiên cứu, do đó, cần liệt kê đầy đủ, chính xác các biến.
4. Một số quy tắc kinh nghiệm xây dựng mô hình nghiên cứu
Để thiết lập được mô hình nghiên cứu, chúng ta cần trả lời các câu hỏi sau đây:
- Yếu tố trọng tâm mà mình sẽ quan tâm là yếu tố nào?
- Có những yếu tố nào tác động tới sự thay đổi của yếu tố trọng tâm?
- Mối quan hệ của các yếu tố đó tới yếu tố trọng tâm (biến phụ thuộc) là gì?
- Thể hiện các yếu tố (các biến) và mối quan hệ của chúng như thế nào?
Thiết lập được mô hình nghiên cứu, chúng ta xác định được mục tiêu nghiên cứu một
cách rõ ràng. Mục tiêu nghiên cứu đó sẽ liên quan đến những câu hỏi nào cần giải đáp. Từ
các câu hỏi nghiên cứu đó chúng ta có thể dựa vào các lý thuyết, các công trình nghiên cứu
đi trước để thiết lập một mô hình nghiên cứu có thể giúp đánh giá, trả lời được các câu hỏi
nghiên cứu.
Các biến nghiên cứu sẽ được thiết lập thông qua lý thuyết hoặc xây dựng qua chu
trình phát triển thang đo của Churchill (1979). Khi xây dựng các biến nghiên cứu từ các
nghiên cứu khác, nhà nghiên cứu sẽ kế thừa bộ câu hỏi được sử dụng trước đó và tiến hành
đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với nghiên cứu của mình.
Đối với các nghiên cứu khoa học việc đưa ra một biến quan sát cho một nhân tố nào
đó phải thể hiện được:
4


(1) Đối với việc kế thừa phải kế thừa từ các nghiên cứu tương đồng đảm bảo tính
khoa học (thông qua công bố quốc tế).
(2) Đối với biến mới không kế thừa từ nghiên cứu khác nó phải được thể hiện qua
việc xây dựng thong qua một chu trình mang tính khoa học (chu trình của Churchill là chu
trình phổ biến nhất, nhưng không phải là duy nhất).
Một số quy tắc kinh nghiệm để xây dựng các biến quan sát cho một nhân tố:
- Một nhân tố phải được xây dựng tối thiểu bởi 3 biến quan sát.

- Mỗi một biến quan sát chỉ thể hiện một khía cạnh duy nhất, không thể hiện nhiều
khía cạnh trên một biến quan sát sẽ dẫn đến hiện tượng lưỡng lự khi trả lời.
- Thông thường một nhân tố được xây dựng từ 4-6 biến quan sát.
Lưu ý: Một số nghiên cứu gặp phải sẽ thấy một “nhân tố” có rất nhiều biến quan sát
(20-30 biến). Bản chất đó là dạng thang đo đa hướng hay khái niệm nghiên cứu bậc cao,
chúng là dạng “nhân tố của nhân tố”.
Ví dụ: Đánh giá chất lượng dịch vụ Parasuraman xây dựng trên 5 nhân tố là:
(1)

Sự tin cậy

(2)

Khả năng đáp ứng

(3)

Năng lực phục vụ

(4)

Đồng cảm

(5)

Phương tiện hữu hình.

Năm nhân tố này được đánh giá qua 22 biến quan sát khác nhau. Yếu tố chất lượng
được đánh giá tổng hợp qua 5 nhân tố, tức là nó đánh giá gián tiếp qua 2 lần. Đây là một
dạng khái niệm về thang đo đa hướng (nhiều hơn 1 nhân tố và là dạng khái niệm bậc cao).


 Tóm lại:
Mô hình nghiên cứu, các biến số là các phạm trù cần thiết trong nghiên cứu định tính
và định lượng để đảm bảo cho công việc nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu thể hiện mối quan
hệ có tính hệ thống giữa các yếu tố, biến số là những đại lượng hay những đặc tính có thể
thay đổi từ người này sang người khác hay từ thời điểm này sang thời điểm khác. Mọi
nghiên cứu đều được thể hiện qua các mô hình, khung và các biến nghiên cứu. Nếu xây
dựng khung và biến tốt thì sẽ là đường dẫn đến thành công trong nghiên cứu đề tài. Tùy vào
đề tài nghiên cứu mà chúng ta sử dụng mô hình nghiên cứu, biến số phù hợp.
III.

Trình bày giả thuyết trong nghiên cứu khoa học:
1. Khái niệm:

Hiện nay, có nhiều cách trình bày về khái niệm giả thuyết, tùy vào giác độ nghiên
cứu mà người nghiên cứu trình bày nội hàm hay ngoại diên của khái niệm khác nhau. Một
số khái niệm giả thuyết được hiểu như sau:
- Giả thuyết nghiên cứu là một dạng dự báo được hình thành như là một tuyên bố
mà bạn đề nghị để dẫn tới câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.
- Giả thuyết nghiên cứu là một phát biểu về mối liên hệ giữa các biến (biến độc lập
và phụ thuộc) (mối liên hệ nhân quả), nhà khoa học sẽ đi kiểm định giả thuyết này qua quá
trình nghiên cứu.
5


- Giả thuyết nghiên cứu là câu trả lời giả định cho câu hỏi nghiên cứu.
- Giả thuyết không phải là sự quan sát, mô tả hiện tượng sự vật mà phải được kiểm
chứng bằng các cơ sở lý luận hoặc thực nghiệm.
- Giả thuyết đặt ra dựa trên sự quan sát, kiến thức vốn có, các nguyên lý, kinh
nghiệm trước đây hoặc dựa vào nguồn tài liệu tham khảo, kết quả nghiên cứu tương tự trước

đây để phát triển ngyên lý chung hay bằng chứng để giải thích, chứng minh câu hỏi nghiên
cứu. Xét về bản chất logic, giả thuyết được đặt ra từ việc xem xét bản chất riêng, chung của
sự vật và mối quan hệ của chúng hay gọi là quá trình suy luận. Quá trình suy luận là cơ sở
hình thành giả thuyết khoa học.
- Giả thuyết được thiết lập sau phần nghiên cứu tài liệu tham khảo nhưng trước
phần nghiên cứu đề tài. Vì giả thuyết dựa trên cơ sở và những đề xuất của tài liệu nghiên
cứu trước, toàn bộ nghiên cứu được xác định trên cơ sở giả thuyết.
Tất cả các lĩnh vực của đề tài đều bị ảnh hưởng bởi giả thuyết, bao gồm đối
tượng nghiên cứu (mẫu), công cụ đo lường, thiết kế, quy trình, kỹ thuật phân tích dữ liệu và
kết luận. Tuy nhiên, không phải tất cả giả thuyết đều có giá trị như nhau, do đó, cần có một
số tiêu chuẩn để đánh giá giá trị các giả thuyết.
Cần phân biệt giữa khái niệm giả thiết và giả thuyết:
- Giả thiết là một điều kiện giả định trong quan sát hoặc thực nghiệm, mang tính
quy ước của người nghiên cứu và có thể không tồn tại hoặc không phải lúc nào cũng tồn tại
trong thực tế.
- Giả thuyết là câu trả lời sơ bộ, cần chứng minh vào câu hỏi nghiên cứu của đề tài.
Điểm khác nhau cơ bản của giả thuyết và giả thiết là giữa cái cần chứng minh, cần
kiểm nghiệm trong nghiên cứu và cái được cho sẵn, thừa nhận và không cần quan tâm đến
việc chứng minh tính đúng sai của nó.
2. Đặc điểm
Giả thuyết có 04 đặc tính như sau:
- Phải theo một nguyên lý chung và không thay đổi trong suốt quá trình nghiên cứu.
- Phải phù hợp với điều kiện thực tế và cơ sở lý thuyết.
- Càng đơn giản càng tốt.
- Có thể được kiểm nghiệm và mang tính khả thi.
Ngoài ra, một giả thuyết tốt phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Phải có tham khảo tài liệu, thu thập thông tin.
- Phải có mối quan hệ nhân – quả.
- Có thể thực nghiệm để thu thập số liệu.
3. Phân loại giả thuyết

Các giả thuyết có thể được phân loại thành giả thuyết nghiên cứu và giả thuyết
thống kê.
- Giả thuyết nghiên cứu: được nêu thành các giả thuyết mang tính tuyên bố, nêu lên
sự liên hệ kỳ vọng giữa các biến hay mối liên hệ mà các nhà nghiên cứu mong đợi được
chứng minh thông qua việc thu thập và phân tích các dữ liệu. Bao gồm:
6


+ Giả thuyết phi định hướng: Chỉ ra một cách đơn giản rằng sự liên hệ hay khác
nhau tồn tại.
Ví dụ: Mức chi tiêu cho thời trang của nữ và nam là khác nhau?
+ Giả thuyết có định hướng: Chỉ ra bản chất của sự liên hệ hay sự khác nhau.
Ví dụ: Mức chi tiêu cho thời trang của nữ cao hơn so với nam?
- Giả thuyết thống kê: được nêu thành các giả thuyết vô hiệu, cho thấy rằng không
có mối quan hệ giữa các biến và nếu có bất kỳ mối quan hệ nào thì đó là mối quan hệ ngẫu
nhiên, không phải là mối quan hệ thật sự, được dùng để xác định các mối quan hệ quan sát
được có phải là ngẫu nhiên hay không. Tuy nhiên, ít khi diễn tả sự kỳ vọng thật sự của
người nghiên cứu dựa trên cơ sở sự xem xét một cách logic kết quả của nghiên cứu.
Giải pháp khắc phục:
- Nêu hai giả thuyết: (1) nêu giả thuyết nghiên cứu để diễn tả sự mong đợi thực sự
của nghiên cứu về kết quả của đề tài và (2) nêu giả thuyết thống kê cho phép thực hiện kiểm
tra thống kê chính xác.
- Hoặc là: nêu giả thuyết nghiên cứu, phân tích dữ liệu giả sử đã có giả thuyết vô
hiệu, sau đó thực hiện các kết luận về giả thuyết nghiên cứu dựa trên việc kiểm tra giả
thuyết vô hiệu.
4. Vai trò của giả thuyết trong nghiên cứu khoa học
Sở dĩ cần phải có giả thuyết trong nghiên cứu khoa học là vì đi tìm kiếm những điều
chưa biết. Cái khó khăn là làm cách nào để tìm kiếm những điều chưa biết? Bằng trải
nghiệm khoa học, các nhà nghiên cứu đã tìm ra giải pháp đưa ra một phương án “giả định”
về cái chưa biết. Phương án giả định đó được gọi là giả thuyết.

Nhờ có phương án giả định đã đặt ra, mà người nghiên cứu có được hướng tìm
kiếm. Có thể giả thuyết bị đánh đổ, khi đó người nghiên cứu phải đặt một giả thuyết khác
thay thế. Công việc diễn ra liên tục như thế, cho đến khi đạt được kết quả cuối cùng.
5. Cấu trúc của một giả thuyết
Có 2 cấu trúc cơ bản gồm:
(1) Cấu trúc có mối quan hệ “nhân – quả”: cấu trúc của một giả thuyết có chứa
nhiều “biến quan sát” và chúng có mối quan hệ với nhau. Khi làm thay đổi một biến nào đó,
kết quả sẽ làm thay đổi biến còn lại và thường sử dụng từ ướm thử “có thể”.
Ví dụ: Công nghệ hiện đại có thể làm tăng năng suất lao động.
Mối quan hệ trong giả thuyết là ảnh hưởng quan hệ giữa công nghệ và tăng năng
suất lao động. Nguyên nhân là công nghệ hiện đại và kết quả là tăng năng suất lao động.
(2) Cấu trúc “Nếu vậy thì”: cấu trúc này như là sự tiên đoán và dựa trên đó để xây
dựng thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết.
- “Nếu” (hệ quả hoặc nguyên nhân) có liên quan tới (nguyên nhân hoặc hệ quả).
- “Vậy thì” nguyên nhân đó có thể hay ảnh hưởng đến hệ quả.
Ví dụ: Nếu công nghệ có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, vậy thì trang thiết bị
công nghệ hiện đại có thể làm gia tăng năng suất lao động của công ty.
6. Một số lưu ý về giả thuyết
7


a. Cách đặt giả thuyết
Cách đặt giả thuyết là phải đặt như thế nào để có thể thực hiện kiểm chứng đúng
hay sai giả thuyết đó:
 Giả thuyết này có thể tiến hành thực nghiệm hay không?
 Các biến hay các yếu tố nào cần được nghiên cứu?
 Phương pháp thí nghiệm nào ( khảo sát, điều tra, bảng câu hỏi…) được sử dụng
trong nghiên cứu?
 Chỉ tiêu nào cần đo đạc suốt trong quá trình thực hiện?
 Phương pháp xử lý số liệu nào mà người nghiên cứu dùng để bác bỏ hay chấp

nhận giả thuyết?
b. Các tiêu chí cần thỏa mãn cho một giả thuyết
Một giả thuyết hợp lý cần thỏa mãn các tiêu chí sau:
- Giả thuyết đưa ra phải phù hợp và dựa trên quan sát hay cơ sở lý thuyết hiện tại
nhưng ý tưởng trong giả thuyết là phần lý thuyết chưa được chấp nhận.
- Giả thuyết đặt ra có thể làm sự tiên đoán để thể hiện khả năng đúng hay sai.
- Giả thuyết đặt ra có thể làm thí nghiệm để thu thập số liệu, để kiểm chứng hay
chứng minh giả thuyết (đúng hay sai).
c. Kiểm chứng giả thuyết qua so sánh giữa dự đoán và kết quả thực tế
Thông thường chúng ta cần vận dụng kiến thức để tiên đoán mối quan hệ giữa biến
độc lập và biến phụ thuộc.
Ví dụ: Các giải thuyết ảnh hưởng đến quyết định đi du học của sinh viên
 Giả thuyết H1: “Gia đình và bạn bè” có thể ảnh hưởng tích cực đến quyết định đi du
học.
 Giả thuyết H2: “Tài chính” có thể ảnh hưởng tích cực đến quyết định đi du học.
 Giả thuyết H3: “Truyền thông, quảng bá” có thể ảnh hưởng tích cực đến quyết định
đi du học.
 Giả thuyết H4: “Ngôn ngữ” có thể ảnh hưởng tích cực đến quyết định đi du học.
 Giả thuyết H5: “Học bổng” có thể ảnh hưởng tích cực đến quyết định đi du học.
Giả thuyết

H1: Gia đình
và bạn bè

Kiểm chứng giả thuyết
1. Bạn sẵn sàng học tập ở nơi xa gia đình
2. Bạn có tham khảo ý kiến gia đình trước khi quyết định đi du học
3. Ý kiến của các thành viên trong gia đình có ảnh hưởng đến quyết định
đi du học của bạn
4. Trong trường hợp là bạn thân thì chính nơi mà bạn thân đang du học

ảnh hưởng đến địa điểm du học của bạn
5. Ý kiến của bạn bè có ảnh hưởng như thế nào đến quyết định đi du học
của bạn
8


1. Thu nhập hàng tháng của gia đình có ảnh hưởng đến quyết định đi du
học của bạn
2. Nếu tài chính không phải là vấn đề đáng lo ngại bạn có nghĩ đến
H2: Tài chính quyết định đi du học
3. Chi phí chương trình học là quan tâm hàng đầu của bạn khi quyết
định đi du
4. Bạn sẽ vay vốn nếu quyết định đi du học
1. Bạn lựa chọn trường nổi tiếng để đi du học
H3: Truyền 2. Mạng xã hội là kênh truyền thông chính bạn lựa chọn để tiềm kiếm
thông, quảng thông tin cho quyết định đi du học

3. Bạn sẽ chọn du học tại trường được quảng bá rộng rãi trên các
phương tiện truyền thông
1. Bạn muốn đi du học để thực hành/ nâng cao trình độ ngoại ngữ
H4: Ngôn ngữ 2. Bạn sẵn sàng học ngoại ngữ để đi du học
3. Nếu khả năng ngoại ngữ không cao bạn có muốn đi du học
1. Học bổng có ảnh hưởng đến quyết định đi du học của bạn
H5: Học bổng 2. Bạn có đang săn học bổng để đi du học
3. Nếu không có học bổng bạn có đi du học
 Tóm lại:
Câu hỏi hay giả thuyết đặt ra dựa trên sự quan sát, kiến thức vốn có, các nguyên lý,
kinh nghiệm trước đây hoặc dựa vào nguồn tài liệu tham khảo, kết quả nghiên cứu tương tự
trước đây để phát triển nguyên lý chung hay bằng chứng để giải thích, chứng minh câu hỏi
nghiên cứu. Xét về bản chất logic, giả thuyết được đặt ra từ việc xem xét bản chất riêng,

chung của sự vật và mối quan hệ của chúng hay gọi là quá trình suy luận. Quá trình suy luận
là cơ sở hình thành giả thuyết khoa học./.

9



×