Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Hien bao cao thuc tap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.6 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ TÂY
BAN CHỈ ĐẠO THỰC TẬP SƯ PHẠM NĂM THỨ 3
TRƯỜNG TIỂU HỌC TIÊN PHƯƠNG
***

BÁO CÁO
Thu hoạch cá nhân đợt thực tập sư phạm
(Năm thứ 3 năm học 2014-2015)
Sinh viên: Đỗ Thị Hiên
Ngày sinh: 16/04/1994
Lớp: K34C – Tiểu học
Khoa: Giáo dục Tiểu học
Trường: Cao đẳng Sư phạm Hà Nội
Số báo danh: 12C1402020035
Trường thực tập:Tiểu học Tiên Phương
Lớp thực tập: 4D
Thời gian thực tập :10 tuần (12/01/2015-04/04/2015)

Tiên Phương ,tháng 4 năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1


TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
HÀ TÂY

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


***
BÁO CÁO
Thu hoạch cá nhân đợt thực tập sư phạm năm học 2014 - 2015
- Họ và tên sinh viên thực tập: ĐỖ THỊ HIÊN - Giới tính: Nữ.
- Ngày, tháng, năm sinh: 16/04/1994
- Nơi sinh: Ngãi Cầu - An Khánh – Hoài Đức - Hà Nội
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục Tiểu học
- Lớp: K34C
- Khoa: Giáo dục Tiểu Học
- Trường: Cao đẳng Sư phạm Hà Tây
- Hệ đào tạo: Chính quy
- Khóa đào tạo: 2012- 2015
- Thực tập tại trường: Tiểu học Tiên Phương
- Lớp thực tập : 4D
- Thời gian thực tập: 10 tuần (từ 12 /01/2015 - 04 /04/ 2015)

Năm học 2014 – 2015
LỜI CẢM ƠN
2


Mở đầu bài báo cáo này cho em gửi đến các thầy cô lòng biết ơn sâu
sắc,đặc biệt là cô hướng dẫn Tống Thu Hường đã tận tình giúp đỡ em,đã
truyền đạt cho em những kinh nghiệm mới, những bài học mới và bài học hôm
nay em đã đúc kết suốt trong cuộc đời “trồng người”. Nó là hành trang giúp
chúng em vững bước trên con đường sự nghiệp trồng người. Đó là “nghề cao
quý nhất trong các nghề cao quý” như ông cha ta đã nói:
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”
Câu nói ấy đã khắc ghi sâu trong tâm trí em không biết từ lúc nào,luôn

nhắc nhở em phải luôn biết ơn,tôn trọng những người đã dẫn dắt,chỉ bảo cho
mình.
Em xin chân thành cảm ơn! Ban lãnh đạo nhà trường cùng các thầy, cô
giáo trường Cao đẳng Sư Phạm Hà Tây đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện
cho em trong thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn! Ban Chỉ đạo thực tập, Ban Giám Hiệu trường
Tiểu học Tiên Phương - Chương Mỹ - Hà Nội, các thầy, cô giáo hướng dẫn thực
tập cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường đã tận tụy giúp đỡ, hướng dẫn
và truyền đạt cho em những kinh nghiệm mới. Trường Tiểu học Tiên Phương
thực sự là nơi chúng em chập chững bước vào nghề sư phạm.
Chúng ta thường nghe câu nói : “ Đi một ngày đàng, học một sàng
khôn”. Đúng là như vậy , qua 10 tuần thực tập , tuy thời gian không dài nhưng
em đã học được rất nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô.
Người xưa đã có câu: “Một chữ cũng là thầy, Câu nói ấy đã khắc ghi
sâu trong tâm trí em không biết từ lúc nào, luôn nhắc nhở em phải luôn biết
ơn, tôn trọng những người đã dẫn dắt, chỉ bảo cho mình”.
Cuối cùng em xin kính chúc tất cả các thầy cô có thật nhiều sức khỏe,
hạnh phúc để tiếp tục dìu dắt thế hệ trẻ và cống hiến cho sự nghiệp “ trồng
người”.
Em xin chân thành cảm ơn !

3


- Sau 10 tuần thực tập tại trường Tiểu học Tiên Phương , là một giáo sinh
em đã được tìm hiểu một số vấn đề của địa phương, trường đồng thời đã tham
gia vào công tác giáo dục của trường.
Cụ thể là :
- Tìm hiểu tình hình địa phương, địa bàn trường.
- Làm công tác chủ nhiệm, công tác giảng dạy.

- Làm công tác Đoàn, Đội.
Trong quá trình thực tập tại trường, được sự giúp đỡ của nhà trường, các
thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn Tống Thu Hường, em đã thu hoạch
được một số vấn đề cụ thể sau:
PHẦN I
TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG
NƠI EM ĐẾN THỰC TẬP
I. ĐẶC ĐIỂM XÃ TIÊN PHƯƠNG.
1. Vị trí địa lí.
- Xã Tiên Phương – huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội nằm ở phía
Bắc huyện Chương Mỹ được giới hạn bởi: phía Đông giáp xã Phụng Châu, phía
Bắc giáp xã Tân Hòa huyện Quốc Oai, phía Tây giáp xã Phú Nghĩa, phía Nam
giáp thị trấn Chúc Sơn và xã Ngọc Hòa.
- Diện tích tự nhiên: thuộc vùng đất bán sơn địa với tổng diện tích đất tự
nhiên là 736ha (trong đó : ⅓ là diện tích gò đồi núi, ⅔ là diện tích đất bằng ).
- Địa hình: địa hình phức tạp do địa hình bán sơn địa, dân cư chủ yếu sinh
sống tại các vùng đất gò cao. Toàn xã có 5 thôn, bao gồm: thôn Quyết Tiến,
Đồng Nanh, Tiên Lữ, Cao Sơn, Sơn Đồng.
- Dân số: tổng dân số toàn xã có 3.829 hộ với 15.948 nhân khẩu. Điều
kiện sinh sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn , tỉ lệ hộ nghèo cao.Nghề
nghiệp chủ yếu là nghề nông và tiểu thương nhỏ lẻ.
2. Tình hình chính trị.
- Bộ máy chính quyền địa phương ổn định, bao gồm: Đảng ủy, Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban mặt trận tổ quốc, các ban ngành toàn thể.
Có 9 chi bộ trực thuộc Đảng ủy. Năm 2010 xã Tiên Phương được Chủ tịch nước
tặng thưởng đơn vị Anh hùng trong thời kì kháng chiến .
4


3. Hệ thống giáo dục.

- Có 3 trường : Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở. Tổng số học sinh
trong toàn xã hiện nay đứng thứ 3 trong toàn huyện Chương Mỹ.
4. Danh thắng du lịch.
- Có chùa Trăm Gian (hay còn gọi là Trăm Gian cổ tự) trong quần thể du
lịch tâm linh chùa Trăm Gian và chùa Trầm thuộc xã Phụng Châu.
II. ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG TIỂU HỌC TIÊN PHƯƠNG.
1. Đặc điểm chung.
1.1. Đặc điểm tình hình.
- Tên đơn vị: Trường Tiểu học Tiên Phương
- Địa chỉ: xã Tiên Phương - Chương Mỹ - Hà Nội
- Email: cl –
- Loại hình nhà trường: Công lập
1.2. Bộ máy tổ chức nhà trường
* Cơ cấu tổ chức cán bộ :
Trong đó:
+ Cán bộ quản lí: 03 đ/c ( Hiệu trưởng 01, Hiệu phó 02)
+ Tổng phụ trách Đội: 01 đ/c
+ Giáo viên văn hóa: 38 đ/c (trong biên chế 36, hợp đồng 02)
+ Giáo viên dạy các môn chuyên biệt: 10 (Bao gồm: 2 giáo viên âm nhạc,
2 mĩ thuật, 2 ngoại ngữ, 2 GD thể chất, 1 tin học)
+ Hành chính : 07 ( kế toán, thủ quỹ, thủ thư, y tế, thiết bị...)
* Chất lượng đội ngũ: 100% đạt chuẩn và trên chuẩn.
Trong đó:
+ Trình độ Đại học: 75%.
+ Trình độ Cao đẳng: 15%
+ Trình độ trung cấp: còn lại.
* Các tổ chức đoàn thể.
+ Chi bộ Đảng: Tổng số 18 đảng viên.
+ Trình độ lí luận chính trị: Cao cấp 01 đc, trung cấp 03 đc, sơ cấp 13 đc
+ Công đoàn nhà trường : Tổng số có 57 công đoàn viên.

+ Chi đoàn thanh niên: 12 đoàn viên, tuổi từ 25- 35.
+ Liên đội Nhà trường: 11 chi đội và các sao nhi đồng.
5


+ Đối với Nhà trường có: Hội Cha mẹ học sinh, Hội Phụ nữ,Hội Chữ thập đỏ
+ Đối với học sinh: tổng 1142 học sinh, đông thứ 2 của Huyện.
Trong đó:
+ Lớp 1: 263 = 7 lớp.
+ Lớp 4: 230 = 6 lớp.
+ Lớp 2: 244 = 7 lớp.
+ Lớp 5: 194 = 5 lớp.
+ Lớp 3: 211 = 6 lớp.
1.3. Những thuận lợi và khó khăn.
- Trường Tiểu học Tiên Phương nằm trên địa bàn thôn Đồng Nanh xã Tiên
Phương huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội, là địa phương có truyền thống
cách mạng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Nơi đây có Chùa
Trăm gian cổ tự đã được Bộ văn hóa xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Năm
2010 địa phương đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng Đơn vị anh hùng.
Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương anh hùng, Trường Tiểu học
Tiên Phương từ khi thành lập (1957) đến nay luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
mà Đảng và nhân dân giao cho với mục tiêu “ Nâng cao dân trí – Đào tạo nhân
lực – Bồi dưỡng nhân tài”. Trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia
mức I năm 2008.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục của những năm đã qua,
Thầy và trò nhà trường đã đón nhận những thuận lợi và gặp phải những khó
khăn sau:
a. Về thuận lợi.
- Nhà trường luôn đón nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các
ngành, thường xuyên đầu tư kinh phí xây dựng, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng

dạy học phục vụ cơ bản nhiệm vụ giáo dục
- Công tác xã hội hóa giáo dục phát triển mạnh và đều khắp trên địa bàn xã
- Trình độ giáo viên đồng đều, đại đa số giáo viên tâm huyết với nghề dạy
học, nhà trường có nề nếp dạy tốt học tốt, đủ giáo viên dạy các môn chuyên biệt
và năng khiếu
b. Về khó khăn
- Nhà trường hoạt động trên địa bàn xã có diện tích rộng, địa hình phức
tạp, dân cư đông và nhiều thành phần, Trường học vẫn còn hai điểm lẻ cách xa
khu trung tâm. Địa hình dân cư sinh sống quá rộng.
- Tỉ lệ con hộ nghèo cao, còn nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc học
hành của con em. Môi trường xã hội phức tạp còn tồn tại nhiều tệ nạn xã hội, do
đó công tác giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh hết sức khó khăn.
6


2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục
2.1 Chất lượng đội ngũ giáo viên
- Cán bộ và giáo viên trong nhà trường luôn gương mẫu thực hiện tốt mọi
chủ trương đường lối của Đảng, quy định của nhà nước, thực hiện tốt các chỉ thị
và nghị quyết của cấp trên.
- Tập thể sư phạm nhà trường sống đoàn kết thân ái, mọi thành viên luôn
gương mẫu thực hiện tốt nghĩa vụ của người công dân. Mỗi thầy cô giáo là một
tấm gương sáng về đạo đức, sáng tạo và tự học.
2.2 Về cơ sở vật chất.
- Tổng số phòng học: 31 phòng kiên cố có đủ bàn ghế 2 chỗ ngồi đạt
chuẩn, có bảng chống lóa, hệ thống ánh sáng đạt tiêu chuẩn.
- Các phòng chức năng bao gồm: Phòng hội đồng, phòng chuyên môn,
phòng Hiệu trưởng, phòng Truyền thống, phòng hoạt động Đội, phòng thiết bị,
phòng thư viện đạt chuẩn, phòng tính với 20 máy tính, phòng y tế học đường…
- Nhà trường có khu bếp 1 chiều theo quy định chuẩn về vệ sinh an toàn

thực phẩm, hiện nay tổ chức học bán trú cho học sinh tham gia đảm bảo tuyệt
đối về an toàn vệ sinh và đảm bảo sức khỏe cho học sinh.
2.3 Hoạt động của các đoàn thể.
- Tổ chức chi bộ Đảng
* Tổng số đảng viên: 18 đ/c.
+ Bí thư Chi bộ: thầy Cao Đình Quân
+ Phó Bí thư chi bộ: cô Nguyễn Thị Hương.
+ Chi ủy viên: cô Trịnh Thị Bắc.
+ 100% đảng viên liên tục được xếp loại đảng viên đủ tư cách hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ. Cho bộ nhà trường liên tục từ năm 2002 đến 2013 được
Đảng ủy xã công nhân là chi bộ trong sạch vững mạnh.
- Tổ chức Công Đoàn
+ Công đoàn nhà trường với 57 công đoàn viên. Trong quá trình hoạt động
Công đoàn thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong các lĩnh vực
như: công tác chuyên môn, chăm lo đời sống tinh thần cho giáo viên, bảo vệ
quyền lợi chính đáng cho công đoàn viên.
* Ban giám hiệu nhà trường hiện nay có 3 người:
- Thầy Hiệu trưởng: thầy Cao Đình Quân.
- Cô Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn: cô Trịnh Thị Bắc.
7


- Cô Phó hiệu trưởng phụ trách CSVC, phổ cập và bán trú: cô Nguyễn Thị
Hương.
- Chủ tịch công đoàn: cô Nguyễn Thị Hương.
- Thư kí Hội đồng: cô Doãn Minh Nguyệt.
- Bí thư Đoàn TNCS: cô Tống Thị Huệ.
- Tổng phụ trách: cô Hoàng Thị Thu.
- Tổ trưởng tổ 1: cô Tống Thị Đông.
- Tổ trưởng tổ 2: cô Doãn Minh Nguyệt.

- Tổ trưởng tổ 3: cô Nguyễn Thị Thủy.
- Tổ trưởng tổ 4: cô Phạm Thị Thanh Lộc.
- Tổ trưởng tổ 5: cô Nguyễn Thị Nhu.
- Tổ trưởng tổ hành chính: cô Vũ Thị Thủy.
4. Những bài học kinh nghiệm rút ra:
- Phải biết vận dụng và kết hợp lí luận vào thực tiễn, đi sâu tìm hiểu thực
tiễn địa phương nơi công tác, cần học tập rèn luyện nhiều hơn để nâng cao trình
độ chuyên môn có bản lĩnh vững vàng, thích nghi nhanh trong mọi hoàn cảnh để
có thể luôn hoàn thành nhanh chống và tốt nhất các nhiệm vụ.

8


PHẦN II
VỀ THỰC TẬP DẠY HỌC
I. TINH THẦN, Ý THỨC, THÁI ĐỘ VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Dạy học là một hoạt động chủ yếu, quan trọng hàng đầu trong nhà trường.
Do đó, bản thân em trong quá trình thực tập sư phạm luôn có ý thức tự giác, chủ
động học hỏi kinh nghiệm từ các thầy cô, lên kế hoạch và thực hiện đầy đủ các
yêu cầu của giáo viên hướng dẫn, có tinh thần cầu tiến, thái độ nghiêm túc tiếp
thu những kinh nghiệm được truyền đạt.
II. KẾT QUẢ CỤ THỂ.
1. Các giáo án chấm điểm
Thời gian

Môn

Tên bài

Toán


Phân số và phép chia số tự nhiên ( tr 108 )

Khoa học

Không khí bị ô nhiễm ( tr 78 )

Địa lí

Hoạt động sản xuất của người dân đồng

Tuần 20

bằng Nam Bộ ( tr 121)

Tuần 21
Tập đọc

Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa ( tr 21)

2. Các tiết dạy chấm điểm.
Tuần
Tuần
23
Tuần
25
Tuần
26

Thứ - ngày


Tiết

Môn

Tên bài

Thứ tư (11/02)

1

Toán

Phép cộng phân số

Thứ tư (04/03)

1

Toán

Luyện tập.

Thứ năm (05/03)

2

Thứ hai(09/03)

3


và câu
Tập đọc

Thứ hai(09/03)

4

Đạo đức

Luyện từ

9

Mở rộng vốn từ Dũng cảm.
Thắng biển
Tích cực tham gia các hoạt động
nhân đạo ( tiết 1 )


Thứ hai ( 16/03)
Tuần

3

Thứ ba ( 17/03)

3

Thứ tư ( 18/03)


1

27

Khoa học

Các nguồn nhiệt
Người dân và hoạt động sản xuất ở

Địa

đồng bằng duyên hải miền Trung

Luyện từ
và câu

Cách đặt câu khiến

3. Những kinh nghiệm rút ra từ hoạt động dạy học
- Sau mỗi giờ dạy, tôi đã được giáo viên hướng dẫn cùng với các bạn trong
nhóm thực tập cho những lời khuyên thật bổ ích cho tiết dạy của mình, nhờ vậy
tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm thật đáng quý như sau:
+ Trước khi lên lớp phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học, tranh ảnh để
tiết dạy thêm phong phú.
+ Khi lên lớp phải thuộc giáo án.
+ Kiến thức trong bài dạy phải khoa học để học nắm bắt được dễ dàng.
+ Cần phải hỏi đáp linh hoạt và sáng tạo cho học sinh hứng thú học tập,
cần khuyến khích học sinh liên hệ thực tế để học sinh mở rộng hiểu tiết trên cơ
sở bài học đã có.

+ Với đặc thù riêng từng bộ môn, để đạt được hiệu quả cao cần lưu ý các
phương pháp riêng của từng bộ môn, ngoài ra để cho bài giảng thêm phong phú
cần có nhiều đồ dùng trực quan.
+ Trong các tiết dạy cần phát huy tính tự giác, tích cực chủ động sáng tạo
của học sinh thông qua thái độ ân cần, nhẹ nhàng bằng các hình thức học tập
phong phú, cần tạo cho học sinh thói quen tự học sách giáo khoa để tìm ra kiến
thưc chính của bài. Thường xuyên động viên, khuyến khích học sinh bằng các
lời khen, tràng vỗ tay, các phần thưởng sau mỗi hoạt động.
Đó chính là những bài học kinh nghiệm rút ra trong thời gian thực hiện
giảng dạy, sẽ làm hành trang cho tôi trên con đường sự nghiệp mình đã chọn.
4. Về thực tập chủ nhiệm
- Gặp gỡ và trao đổi với cô giáo hướng dẫn Tống Thu Hường, nắm tình
hình của lớp về sĩ số, đội ngũ cán bộ lớp, tình hình học tập.
- Lớp có 42 học sinh , trong đó có 19 nữ, 23 nam.
- Xếp loại học kì I: 11 học sinh giỏi, 17 học sinh tiên tiến, 14 học sinh trung bình.
- Bộ máy cán bộ lớp:
+ Lớp trưởng: Nguyễn Thị Thùy Linh.
10


+ Lớp phó học tập: Vũ Thị Thủy Ngân
+ Lớp phó văn nghệ: Vũ Thị Thủy Ngân
+ Tổ trưởng tổ 1: Tống Bá Cường
+ Tổ trưởng tổ 2: Nguyễn Danh Anh Tú
+ Tổ trưởng tổ 3: Vũ Thị Thủy Ngân
5. Kế hoạch cho học sinh ngoài giờ lên lớp.
Thời gian
Nội dung hoạt động
Tuần 20 - - Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi dân gian
25

Tuần 26
Tuần 27

- Vệ sinh lớp, trường học.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 26/3.
- Duyệt văn nghệ.

Tuần 28

- Tham gia mít tinh kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

6. Ý thức, thái độ đối với công tác chủ nhiệm.
Công tác chủ nhiệm là nhiệm vụ rất quan trọng trong việc quản lí và tổ
chức lớp học. Còn giáo viên chủ nhiệm có vai trò hết sức quan trọng trong bươc
đường dẫn dắt học sinh thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đề ra. Vậy nên trong
quá trình thực tập công tác chủ nhiệm tôi luôn có ý thức tự giác, chủ động, lên
kế hoạch chi tiết, thực hiện đầy đủ yêu cầu của nhà trường, cũng như giáo viên
hướng dẫn. Có thái độ nhiệt tình trong hoạt động công tác chủ nhiêm với lớp.
7. Khả năng vận dụng các phương pháp giáo dục trong công tác chủ
nhiệm, những thành tích đạt được
Vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục trong công tác chủ nhiệm
thông qua các hoạt động như sau:
- Giờ truy bài:
+ Cho học sinh ôn bài.
+ Cho Tổ trưởng kiểm tra bài soạn của các bạn trong tổ.
+ Tổ chức cho học sinh khá giỏi lên chữa những bài tập trên bảng lớp hoặc
hướng dẫn học sinh làm bài.
- Giờ sinh hoạt:
+ Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.
11



+ Cán bộ lớp nhận xét chung.
+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương các tổ, các học sinh có thành tích, nhắc
nhở những mặt chưa tốt. Khen thưởng theo từng khoảng thời gian nhất định.
+ Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự lớp để rèn nề nếp lớp đi
vào trật tự.
+ Có sổ theo dõi riêng, có thái độ mềm mỏng, cứng rắn đối với những học
sinh cá biệt.
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
+ Đưa ra các chủ đề hoạt động theo từng tuần, từng chủ điểm
+ Đưa ra cách thực hiện và hướng dẫn học sinh thực hiện.
+ Chuẩn bị các hình thức thi thật phong phú để học sinh tham gia và có
phần thưởng động viên khích lệ.
+ Xử lí các tình huống khách quan không thiên vị đối với mỗi cá nhân học
sinh
+ Thăm hỏi gia đình học sinh, trao đổi tình hình học tập của học sinh với
cha mẹ. thăm hỏi tình hình sức khỏe, công việc, việc học tập của học sinh ở nhà,
điều kiện gia đình.
5.4. Những bài học kinh nghiệm
- Qua đợt thực tập làm công tác chủ nhiệm tôi đã rút ra được rất nhiều
điều:
+ Để làm tốt công tác chủ nhiệm của một lớp trước tiên cần nắm rõ tên, lí
lịch bản thân, điều kiện gia đình của từng học sinh để có sự lưu ý đặc biệt đối
với từng học sinh.
+ Học sinh thực hiện nề nếp tốt cần phát huy tốt công tác tự quản của học sinh.
+ Giao nhiệm vụ cụ thể cho cán sự lớp, cho học sinh hiếu động
+ Luôn đề ra các hình thức thi đua để học sinh thực hiện
+ Thường xuyên tổ chức tổng kết để đánh giá, nhận xét, báo cáo cho cha
mẹ học sinh kịp thời uốn nắn, nhắc nhở đối với học sinh vi phạm.

- Để phát huy tín tự giác, tích cực trong học tập của học sinh:
+ Kiểm tra việc học tập của học sinh, ra bài tập thường xuyên và luôn bám
sát việc thực hiện của học sinh bằng việc kiểm tra chấm, chữa bài
+Tổ chức các hình thức thi đua để học sinh phấn đấu
12


- Để phối hợp tốt với gia đình học sinh trong việc quản lí cần phải:
+ Để thường xuyên trao đổi thông tin hai chiều giữa giáo viên và phụ
huynh để cả hai cùng nắm được tình hình của học sinh.
- Để thực hiện tốt hoạt động ngoại khóa gắn kết với nhà trường cần:
+ Nắm vững các nội dung hoạt động
+ Khuyến khích học sinh tích cực, tự giác tham gia.

13


PHẦN III.
ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHẤN ĐẤU
I. MỘT SỐ THU HOẠCH LỚN QUA ĐỢT THỰC TẬP.
1. Cách quản lí học sinh
- Đối với học sinh phải dạy và dỗ, vừa kiên quyết vừa mềm dẻo, linh hoạt
xử lí kịp thời các tình huống, có kế hoạch rõ ràng, biện pháp khả thi sát thực.
- Biết động viên, khen thưởng đúng lúc, xử lí kịp thời các sai phạm, phải
điều hành ban cán sự quản lí lớp học.
- Phối hợp với giám thị, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phụ
huynh để quản lí học sinh.
2. Công tác chủ nhiệm
- Biết lên kế hoạch, dự trù các tình huống phát sinh khi thực hiện kế
hoạch.

- Nên bám sát lớp và học sinh từng ngày để kịp thời xử lí.
- Phải gần gũi, hòa đồng với học sinh để hiểu rõ hoàn cảnh, đặc điểm của
từng em.
- Phải biết tổ chực lớp, phân công đúng người, đúng việc, động viên nhắc
nhở thường xuyên.
- Có kế hoạch giáo dục học sinh cá biệt, thường xuyên liên hệ bộ phận
quản lí nắm tình hình sai phạm của học sinh.
- Tổ chức phong trào tự học, có kế hoạch thường xuyên kiểm tra tình hình
tự học của các em.
3. Giáo dục học sinh cá biệt.
- Tìm hiểu kĩ về hoàn cảnh gia đình, học lực, hạnh kiểm của các em học
sinh cá biệt ở những năm học trước, nắm được sở thích, tâm tư, tình cảm của các
em, quan hệ với gia đình, thầy cô, bạn bè trong và ngoài trường như thế nào.
- Trong công tác giáo dục học sinh cá biệt thì giáo viên chủ nhiệm phải
thật sự tâm huyết, thường xuyên quan tâm đến học sinh.
- Biết kiên trì, luôn luôn bình tĩnh, kiềm chế bực tức, nóng giận trong mọi
tình huống, không la mắng, không xúc phạm học sinh trước đám đông.

14


- Phải chuẩn mực nhưng gần gũi, thân mật, thực sự yêu thương học sinh,
có lòng vị tha.
- Luôn đặt niềm tin vào các em, tác động vào các em làm cho các em thấy
mình cũng là một thành viên trong lớp.
- Phải ghi và lưu hồ sơ thật kĩ lưỡng, không được để thất lạc dù là một tờ
kiểm điểm của học sinh.
- Thường xuyên học tập kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm khác.
4. Cách quản lí lớp chủ nhiệm.
- Lựa chọn một đội ngũ cán bộ lớp có đủ uy tín và năng lực điều

khiển tập thể lớp. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cho từng cán bộ của
lớp. Giáo viên chủ nhiệm cần bồi dưỡng các em về nhận thức, nội dung,
phương pháp công tác thông qua các hoạt động thực tiễn nhằm phát huy
năng lực tự quản, tính sáng tạo của các em.
- Cần tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng, hướng vào việc thực hiện
các nội dung giáo dục toàn diện trong nhà trường. Đặc biệt lưu ý tham gia các
hoạt động chung của nhà trường và Đoàn Thanh niên tổ chức để tạo không khí
tranh đua làm sợi dây nối kết các thành viên trong tập thể vì danh dự tập thể.
- Làm cho mỗi học sinh cảm nhận ý nghĩa của tập thể trên sự tiến bộ cuả
bản thân. Xây dựng, củng cố, duy trì và phát huy những truyền thống lành mạnh
trong lớp để học sinh tự hào về tập thể của mình. Chính truyền thống này là chất
keo gắn bó học sinh trong lớp lại với nhau.
5. Công tác giảng dạy.
- Chuẩn bị giáo án chi tiết, rõ ràng, mạch lạc.
- Rèn kĩ năng viết bảng, sử dụng lời chính xác, khoa học và giọng nói đủ
nghe rõ ràng.
- Phải trang bị cho mình sự tự tin khi nói trước đám đông, rèn luyện khả
năng diễn đạt ngôn ngữ.
6. Công tác Đoàn, Đội
- Học hỏi, đồng thời quản lí các em trong các buổi sinh hoạt tập thể giữa
giờ, các buổi sinh hoạt lớp.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh 26/3.
15


KẾT LUẬN
Sau 10 tuần thực tập, tôi thấy rõ hơn vai trò trách nhiệm của mình. Cần
luôn cố gắng hết sức để trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ sư
phạm, giữ vững tinh thần cầu tiến, ham học hỏi mọi lúc mọi nơi, khắc phục

những hạn chế của bản thân để xây dựng cho bản thân một bản lĩnh vững vàng,
một hành trang chắc chắn, là hành trang cho sự nghiệp tương lai.

16


LỜI CẢM ƠN
Được thực tập dưới mái trường Tiên Phương là một vinh dự của em .
Một lần nữa em xin gửi lời càm
ơn chân thành nhất tới quý Ban Giám hiệu nhà trường cùng các thầy
cô giáo trường Tiểu học Tiên Phương đã tạo điều kiện tốt nhất cho em cả về
giảng dạy và công tác.
Em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo hướng dẫn Tống Thu Hường đã tận
tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập.
Xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể học sinh trong trường, đặc biệt là tập
thể lớp 4E trong thời gian qua đã ủng hộ và dành tình cảm tốt đẹp nhất cho
em.
Xin kính chúc các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh của
Trường Tiểu học Tiên Phương lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, dạy tốt, học tốt.
Em xin chân thành cảm ơn!

Tiên Phương, ngày 30 tháng 03 năm 2015
NGƯỜI VIẾT
( Họ tên và chữ ký)

Đỗ Thị Hiên

17



PHẦN IV. NHẬN XÉT
I.Nhận xét của BGH nhà trường.
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.............................................................................................................................
III. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn.
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tiên Phương, ngày 30 tháng 03 năm 2015
BGH NHÀ TRƯỜNG

NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


Đỗ Thị Hiên

18



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×