Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

BÁO cáo kết QUẢ KHẢO sát nhóm DPTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ NHU CẦU HỌC TIẾNG ANH CỦA
SINH VIÊN VIỆT NAM TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đề tài nhóm: khảo sát về việc học tiếng anh của sinh viên

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Ngọc Miên
Nhóm sinh viên thực hiện : DPTT sáng thứ năm E302

Thành viên nhóm
1. Lý Thị Bình Dương
2. Nguyễn Hoàng Phong
3. Phùng Thế Duy
4. Phan Tiến Thành
5. Mai Tiến Trung


Mục Lục
Chƣơng 1: giới thiệu vấn đề
1.1: Bối cảnh nghiên cứu
1.2: Mục tiêu nghiên cứu
1.3: Câu hỏi nghiên cứu
1.4: Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.5: Phương pháp nghiên cứu
Chương 2. Kết quả của cuộc khảo sát
2.1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu
2.1.1 Cơ cấu sinh viên theo giới tính
2.1.2: Cơ cấu sinh viên theo trường
2.2: Kết quả


2.2.1: Trình độ tiếng anh của sinh viên hiện tại
2.1.2: Khóa học sinh viên quan tâm
2.1.3: Môi trường học tập tiếng anh, học phí, phương tiện và các yếu tố liên quan
khác
Chƣơng 3: Hạn chế, suy diễn thống kê và kết luận
3.1: Phần hạn chế của đề tài
3.2: Suy diễn thống kê
3.3: Kết luận


BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Chương 1. Giới thiệu vấn đề
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Hiện nay thế giới đang bước vào thời kì kinh tế tri thức. Xã hội mới phồn vinh ở
thế kỉ XXI phải là một xã hội của tri thức và dựa vào tri thức, vào tư duy sáng tạo của con
người. Trong khi thế giới đang trên đà phát triển và trong trạng thái bùng nổ công nghệ
thông tin toàn cầu, các quốc gia đang trên con đường đón đầu để vươn lên tầm cao trí tuệ
thế giới. Do vậy để có thể vươn lên hội nhập vào cộng đồng thế giới chúng ta phải học hỏi
kinh nghiệm của các nước tiên tiến đồng thời biết áp dụng những kinh nghiệm đó một
cách sáng tạo. Tìm ra được phương thức phát triển phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện
của đất nước. Cùng với đó giới trẻ hiện nay đặc biệt chính là lực lượng đông đảo sinh
viên trong các trường đại học cũng như các trường đào tạo nghề chính là những mầm non
sẽ vươn lên và hội nhập quốc tế. khi đất nước đang trên đà phát triển theo hướng CNHHĐH cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin toàn cầu. Khi nhu cầu việc làm của sinh
viên tăng cao, đồng nghĩa với khả năng hội nhập phải thật tốt, có đầy đủ kiến thức cũng
như các kĩ năng chuyên môn cần thiết. ,bên cạnh đó với sự đầu tư kinh doanh của các
doanh nghiệp đa quốc gia và xuyên quốc gia. Việc trang bị cho bản thân một kiến thức
ngoại ngữ thật tốt đặc biệt là tiếng anh-ngôn ngữ chung của thế giới là điều vô cùng quan
trọng.
Nhận thấy tầm quan trọng của tiếng anh đối với sinh viên trong quá trình hội nhập
kinh tế hiện nay. Nhóm chúng tôi- nhóm sinh viên trường Đại học Kinh Tế TP.HCM đã

tiến hành một cuộc khảo sát thực tế để tìm hiểu về nhu cầu học tập tiếng anh tại trường
hay bên ngoài của các sinh viên.
1.2: Mục tiêu nghiên cứu
Ngoại ngữ có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự
phát triển của đất nước. Nói chung không những vì biết ngoại ngữ là yêu cầu tất yếu của
lao động có kĩ thật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ thường xuyên được đổi


mới mà biết ngoại ngữ còn là một năng lực cần thiết đối với người Việt Nam hiện đại. Để
tiếp cận tri thức, nuôi dưỡng hiểu biết ngang tầm thời đại thì ngôn ngữ chính là rào cản
nhưng cũng chính là lợi thế cho mỗi cá nhân phát triển. Do vậy tìm ra điểm mạnh để tiếp
tục phát huy, điểm yếu để khắc phục sửa đổi thành điểm mạnh trong tiếng anh là mục
đích mà nhóm chúng tôi muốn tìm hiểu, nghiên cứu để cải thiện một cách tốt nhất cho các
sinh viên tại các trường đại học công và tư cũng như các trường đào tạo nghề khác.
1.3: Câu hỏi nghiên cứu
Từ đó, bài nghiên cứu đưa ra các câu hỏi cho nghiên cứu sau:
-

Sinh viên cảm thấy mức độ tiếng anh của bản thân như thế nào?

-

Sinh viên cảm thấy cần cải thiện những kĩ năng gì?

-

Sinh viên thấy việc học tiếng anh là điều cần thiết hay không?

1.4: Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của cuộc nghiên cứu là việc học và khả năng tiếng anh của sinh viên tại

các trường Đại Học
Đối tượng khảo sát là Sinh viên của tất cả các trường đại học trong khu vực TP. HCM,
mẫu là 120 phiiếu, trong đó có 67 nam và 63 nữ.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: các trường đại học tại TP. HCM (chọn ngẫu nhiên).
- Phạm vi thời gian: tháng 9/2017
- Phạm vi nội dung: Nhu cầu học tập tiếng anh tại trường học, các trung tâm cùng các
yếu tố cơ bản khác của sinh viên TP.HCM
1.5 Phương pháp nghiên cứu
* Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập và xử lý dữ liệu từ bản khảo sát.


Trong đó hai biến định lượng bao gồm: thời gian sinh viên dành cho việc tự học tại nhà,
điểm thi Toeic đầu ra của từng trường ĐH.
- Phương pháp khảo sát: phỏng vấn trực tiếp theo bản hỏi tại các trường Đại Học đã chọn
ngẫu nhiên tại HCM
- Thời gian khảo sát: từ 17/08/2017 đến 24/08/2017
- Thời gian xử lý dữ liệu: từ 25/08/2017 đến 02/09/2017
- Nội dung xử lý: tính tỉ lệ, thống kê mô tả các tiêu chí khảo sát.


Chương 2. Kết quả của cuộc khảo sát
2.1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu
2.1.1 Cơ cấu sinh viên theo giới tính.
Bảng 2.1: cơ cấu nghiên cứu
sinh viên theo giới tính.

GIỚI TÍNH


Nam

48.5%
51.5%

Nữ

Giới tính

Tỷ lệ (%)

Nam

51.5

Nữ

48.5

Tổng cộng

100

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nghiên cứu sinh viên theo giới tính
Nhận xét: Khảo sát ngẫu nhiên một mẫu gồm 130 sinh viên, kết quả trong đó có 67 nam
sinh viên chiếm tỷ lệ 51.5% và 63 sinh viên nữ chiếm tỷ lệ 48.5%. Từ đó đưa ra kết luận
không có sự chênh lệch quá lớn trong tỷ lệ giới tính giữa nam nữ của mẫu khảo sát.


2.1.2: Cơ cấu sinh viên theo trường:

Bảng 2.2: Cơ cấu sinh viên theo

Trƣờng Đại Học
Trường

Tỷ lệ (%)

Đại Học Luật
TPHCM

ĐH kinh tế

63.9

Đại Học Bách
Khoa TPHCM

ĐH Luật

6.9

Trường Đại
Học Khác

ĐH Bách Khoa

6.9

Trường ĐH Khác


22.3

Đại Học Kinh Tế
TPHCM
22.3%
6.9%
6.9%

63.9%

trƣờng học

Biểu đồ 2.2: cơ cấu sinh viên theo trƣờng học
Mẫu khảo sát cho thấy số lượng sinh viên đang học tại các trường đại học trong
khu vực thành phố HCM thì chiếm đa số là sinh viên trường ĐH kinh tế TPHCM với tỷ lệ
63.9%, ĐH luật và ĐH Bách Khoa TPHCM đều chiếm tỷ lệ là 6.9%, sinh viên trường ĐH
khác chiếm 22.3%.
2.2: Kết quả
2.2.1: Trình độ tiếng anh của sinh viên hiện tại


Bảng 2.3: cơ cấu trình độ tiếng
của sinh viên

CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ TIẾNG
ANH CỦA SINH VIÊN
43.8

Trình độ


Tỷ lệ (%)

Rất tệ

30.8

30.8

16.9

Trung bình

43.8

Khá

16.9

Tốt

8.5

8.5

Rất tệ

Trung bình

Khá


Tốt

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu trình độ tiếng anh của sinh viên
Nhìn vào cơ cấu trình độ tiếng anh hiện tại của sinh viên tại các trường ĐH, cụ thể
chiếm tỷ trọng lớn nhất là 43.8% với các sinh viên có trình độ tiếng anh ở tại mức trung
bình, trình độ khá chỉ chiếm 16.9% và tại mức loại tốt thì tỷ lệ chỉ chiếm 8.5% tức là chỉ
có 11 sinh viên có trình độ tiếng anh tốt trong số 130 sinh viên tại khu vực TP HCM. Đặc
biệt có tới 30.8% tỷ lệ sinh viên có trình độ tiếng anh ở mức tệ. Từ biểu đồ chúng ta thấy
rằng trình độ ngoại ngữ (tiếng anh) của sinh viên khu vực TPHCM còn chưa tốt, cần nỗ
lực học tập thêm và cải tiến phương thức học tập của bản thân để cải thiện kĩ năng cũng
như trình độ ngoại ngữ.


Bảng 2.4: Mức độ khó khăn

KHÓ KHĂN TRONG VIỆC
HỌC TIẾNG ANH

Tỷ lệ(%)

26.2

24.6
22.3
14.6

12.3

Ngữ pháp Phát âm Từ vựng


trong học tiếng anh của sinh viên

Nghe

Khác

Ngữ pháp

14.6

Phát âm

22.3

Từ vựng

24.6

Nghe

26.2

Khác

12.3

Biểu đồ 2.4: Mức độ khó khăn trong học
tiếng anh của sinh viên

Khi khảo sát về khó khăn trong việc học tiếng anh của sinh viên thì nhận thấy rằng

sinh viên gặp khó khăn nhiều nhất trong các phần phát âm, từ vựng và nghe. Trong đó tỷ
lệ khó khăn cao nhất mà sinh viên gặp phải là nghe (26.2%), tiếp đến là 24,6% trong phần
từ vựng, phần phát âm là 22,3%. Ngoài ra cũng có không ít những sinh viên gặp phải khó
khăn trong phần ngữ pháp (14.6%) và các kĩ năng khác bao gồm tất cả cấc phần kĩ năng
là 12.3%. Theo khảo sát thì đa số sinh viên có kĩ năng nghe kém nguyên nhân chính là do
thiếu vốn từ vựng, thêm vào đó là việc phát âm sai, không chuẩn dẫn tới khi nghe giảng
viên giao tiếp bằng tiếng anh thường không hình dung ra được từ ngữ đó. Thêm vào đó
khi nghe các bài tiếng anh đều do ngôn ngữ bản xứ và tốc độ nói tiếng anh khá nhanh dẫn
đến nhiều sinh viên gặp phải khó khăn trong kĩ năng này.
Từ việc gặp khó khăn trong các kĩ năng trên dẫn đến khi hỏi về kĩ năng mà sinh viên
cần cải thiện, nhiều sinh viên đã lựa chọn về kĩ năng nghe và nói. Đây là hai kĩ năng quan
trong vô cùng cần thiết cho việc giao tiếp tiếng anh cho công việc cũng như các vấn đề
khác. Đồng thời cũng cho thấy rằng, sinh viên quan tâm nhiều đến việc học tiếng anh để
giao tiếp vì tỷ lệ sinh viên muốn cải thiện ở phần nghe chiếm đến 33.1% và ở phần nói là
35.4% trong khi mong muốn cải thiện kĩ năng đọc và viết hay cả đọc và viết đều chiếm tỷ
lệ khá nhỏ với tỷ lệ lần lượt là 13.1%; 9.2%; 9.2%. Dưới đây là bảng cũng như biểu đồ
thể hiện cơ cấu kĩ năng mà các sinh viên mong muốn có thể cải thiện.


Bảng 2.5: cơ cấu kĩ năng cần cải
thiện của sinh viên
Kĩ năng

Tỷ lệ (%)

Nghe

33.1

Nói


35.4

Đọc

13.1

Viết

9.2

Khác

9.2

KĨ NĂNG CẦN CẢI THIỆN
CỦA SINH VIÊN
33.1

35.4

13.1

Nghe

Nói

Đọc

9.2


9.2

Viết

Khác

Bảng 2.5: Cơ cấu kĩ năng cần cải thiện
2.1.2: Khóa học sinh viên quan tâm
Bảng 2.6: Cơ cấu khóa học
Sinh viên quan tâm

KHÓA HỌC
Khóa học

Tỷ lệ (%)

Toeic

46.9

Ielts

11.5%
7.7%

33.8

Toeic
46.9%


Ielts
Toefl

Toefl

7.7

Khác

11.5

33.8%

Khác

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu khóa học


Bảng 2.7: Tỷ lệ điểm thi Toeic
cho tốt nghiệp
Điểm

Tỷ lệ (%)

350-450

11.5

ĐIỂM THI TOEIC

12.3% 11.5%
19.3%

450-500

19.3
56.9%

≥500

56.9

Khác

12.3
Biểu đồ 2.7: cơ cấu điểm Toeic cần tốt nghiệp

Từ việc gặp khó khăn trong các kĩ năng khi học tiếng anh của sinh viên cùng mong
muốn được cải thiện. nhóm chúng tôi cũng đã khảo sát số sinh viên trên về khóa học tiếng
anh mà họ quan tâm từ đó có nhận xét rằng: Đa số các sinh viên đều quan tâm nhiều đến
khóa học Toeic, với tỷ trọng là 49.6%, khóa học quan tâm thứ 2 của sinh viên là ielts với
tỷ trọng là 33.8%. Ngoài ra cũng có khá nhiều sinh viên quan tâm đến khóa học Toefl là
7.7 %, các khóa học khác hay tất cả các khóa học trên có 11.5% sinh viên quan tâm.
Chứng chỉ Toeic tại các trường ĐH đưa ra cho sinh viên tốt nghiệp chiếm đa số là
từ 500 điểm trở lên với tỷ lệ là 56.5% . Tại mức điểm 450-500 chiếm tỷ lệ thứ hai là
19.1%, 11.5% là tỷ lệ cho điểm thi đầu ra là 350-450, còn lại với mức điểm số khác chiếm
13%. Từ đó cho thấy rằng, hiện nay tại các trường ĐH cũng đang tính cực cải tiến phương
thức giáo dục, áp dụng các chương trình tiên tiên quốc tế đẩy mạnh giáo dục về ngoại ngữ
đặc biệt là tiếng anh. Chứng chỉ Toeic được coi như một chứng chỉ bắt buộc trong tiêu
chuẩn để sinh viên tốt nghiệp.



2.1.3: Môi trường học tập tiếng anh, học phí, phương tiện và các yếu tố liên quan
khác

Bảng 2.8: Cơ cấu môi trƣờng
học
Tỷ lệ
(%)
Trung tâm

16.2

Nhà

25.4

MÔI TRƯỜNG HỌC TIẾNG
ANH
41.5
25.4

Nhóm-CLB

9.2

Tự học

41.5


Khác

7.7

16.2
9.2

7.7

Biểu đồ 2.8:Cơ cấu môi trƣờng học tiếng anh của sinh viên

Đa số các sinh viên giành thời gian cho việc tự học tỷ trọng này chiếm 41.5%. Học
tại trung tâm chiếm tỷ lệ là 16.2%, tại nhà là 25.4%, ngoài ra cũng không ít sinh viên có
tham gia các hoạt động học nhóm, câu lạc bộ tiếng anh tỷ lệ này chiếm 9.2%, các sinh
viên vừa tự học tại nhà, đồng thời tham gia các hoạt động hội nhóm, vừa học trung tâm và
tham gia các câu lạc bộ tại trung tâm chiếm 7.7% trong cơ cấu mẫu khảo sát.


Bảng 2.9: Cơ cấu môi trƣờng
học có lợi đối với sinh viên
Môi
trường

Tỷ lệ (%)

Tự học

26.9

Trung tâm


26.9

Hội nhóm

28.5

khác

17.7

MÔI TRƢỜNG HỌC CÓ LỢI
HƠN ĐỐI VỚI SINH VIÊN
26.9

28.5

26.9

17.7

Tự Học

Trung tâm

Hội nhóm

Khác

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu môi trƣờng học có lợi đối

với sinh viên

Từ số liệu thống kê cho thấy rằng, sinh viên cảm thấy việc tự học và học tại trung
tâm đều là môi trường có lợi. Giúp cải thiện khả năng học tiếng anh ( chiếm tỷ lệ ở mức
26.9%). Việc tự học sẽ giúp cho nhiều sinh viên chủ động hơn trong việc sắp xếp thời
gian của mình, chủ động hơn trong việc học tập để nâng cao trình độ ngoại ngữ. Bên canh
đó việc học tại trung tâm cũng làm cho nhiều sinh viên tiến bộ hơn trong việc học tiếng
anh. Do sinh viên thấy rằng việc học tại trung tâm, các bạn sẽ được hướng dẫn một cách
tận tình, được học tập nhiều kĩ năng, được chỉnh sửa lại cách phát âm, cách đọc, được
tham gia nhiều hoạt động giao tiếp tiếng anh mà trung tâm đưa ra,… Ngoài ra tỷ lệ sinh
viên cho rằng việc học tiếng anh qua môi trường hội nhóm mang lại lợi ích cho kĩ năng
tiếng anh tốt hơn.Vì đây là môi trường giao tiếp tốt, rèn luyện kĩ năng cho bản thân, dễ
dàng học hỏi kinh nghiệm trao đổi phương pháp học tập, giúp đỡ lẫn nhau.


Bảng 2.10 : tỷ lệ phƣơng
tiện học tiếng anh
Tỷ lệ (%)
Máy tính

PHƢƠNG TIỆN HỌC TIẾNG
ANH

31.5

39.2
31.5

Điện thoại


39.2

Radio

8.5
8.5

Sách

10

Khác

10.8

Máy tính

Điện
thoại

radio

10

10.8

sách

Khác


Biểu đồ 2.10: cơ cấu phƣơng tiện học tiếng anh

Từ bảng 2.10 và biểu đồ ta nhận thấy rằng đa số các sinh viên hiện nay đều học
tiếng anh bằng điện thoại, với tỷ lệ là 39.2% đồng thời tỷ lệ sinh viên học bằng máy tính
cũng chiếm đa số 31,5%, ngoài ra 8.5% học tiếng anh qua đài, radio, một số khác thì đọc
sách. Các phương tiện còn lại chiếm 10.8%.


Bảng 2.11: Học phí

BIỂU ĐỒ BIỂU THỊ MỨC HỌC
PHÍ ĐỐI VỚI SINH VIÊN
Học phí

Tỷ lệ (%)

Thấp

5.4

Phù hợp

37.7

Quá cao

56.9

56.9


37.7

5.4

Thấp

Phù hợp

Quá cao

Biểu đồ 2.11: Cơ cấu mức học phí

Khi tiến hành khảo sát, 16.2% sinh viên khi tham gia học tại các trung tâm tiếng
anh và các sinh viên còn lại đang có nhu cầu hay đang tìm hiểu sẽ đến với trung tâm tiếng
anh cho biết rằng để quyết định có nên đi học tiếng anh tại trung tâm thì việc họ quan tâm
đầu tiên là học phí. Do vậy khi tham gia ý kiến đã có nhiều sinh viên cho biết rằng mức
học phí tại các trung tâm là quá cao, tỷ lệ ý kiến này là 56.9%, và 37.7% sinh viên cho
rằng mức học phí tại trung tâm là phù hợp.Tuy nhiên có 5.4% trong số các sinh viên cảm
thấy mức học phí tại trung tâm là thấp.


Bảng 2.12: các yếu tố ảnh
hƣởng
Tỷ lệ (%)
Gia đình

8.5

38.5


Giáo viên
Việt Nam

16.2

Giáo viên
nước ngoài

38.5

Tự học

30

Khác

YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TIẾP THU TIẾNG
ANH

6.9

30
16.2
8.5

Gia đình giáo viên
Việt Nam

6.9


Giáo
viên
nước
ngoài

Tự Học

Khác

Biểu đồ 2.12: các yếu tố ảnh hƣởng đến khả
năng tiếp thu tiếng anh

Sau khi nghiên cứu về mức học phí. Các sinh viên cũng cho biết rằng, họ mong
muốn và cảm thấy khả năng tiếp thu tiếng anh của bản thân sẽ tốt hơn nếu được học tiếng
anh với các giảng viên nước ngoài tỷ lệ cho thấy điều này chiếm 38.5%. Đồng thời 30%
cho thấy nhiều sinh viên thấy rằng khả năng tiếp thu sẽ tốt khi mà chính sinh viên tự học.
Tức giành nhiều thời gian của bản thân cho việc tự học tiếng anh. Ngoài ra cũng có nhiều
sinh viên có ý kiến cho rằng, nếu học với giảng viên nước ngoài. Khi họ chỉ dùng ngôn
ngữ bản địa tức tiếng anh trong giảng dạy. Nhiều sinh viên bị mất căn bản sẽ nghe không
hiểu những gì giảng viên dạy dẫn đến khả năng tiếp thu bị hạn chế. Do vậy 16.2% sinh
viên nghĩ rằng học với giảng viên Việt Nam sẽ giúp cho nhiều sinh viên mất căn bản có
khả năng tiếp thu tốt hơn. Một số ít sinh viên cũng cho rằng gia đình cũng là yếu tố giúp
cho khả năng tiếp thu tiếng anh tốt hơn con số 8.5% lựa chọn điều này, 6.9% số sinh viên
có ý kiến khác.


Bảng 2.13: Cơ cấu thời gian cho
việc tự học tiếng anh tại nhà
Thời gian


Tỷ lệ (%)

THỜI GIAN CHO VIỆC TỰ
HỌC TẠI NHÀ
<1H

<1h

1H-3H

>3H

Không học

29.2
10%

1h-3h

44.6

29.2%

16.2%

>3h

16.2
44.6%


Không học

10

Bảng 2.13: Cơ cấu thời gian cho việc tự học
tiếng anh tại nhà
Từ biểu đồ cũng như bảng số liệu 2.13 cho thấy, đa phần sinh viên giành thời gian cho
việc học tiếng anh tại nhà từ 1-3 giờ/ngày là 44.6%, 29.2% sinh viên chỉ học dưới 1
giờ/ngày, trên 3 giờ chỉ chiếm 16.2% ngoài ra 10% sinh viên không giành thời gian cho
việc tự học tiếng anh.
Bảng 2.14: Hiệu quả
Tỷ lệ (%)

HIỆU QUẢ HỌC TẠI TRUNG
TÂM




64.6

Không

35.4

Không

35.4%
64.6%


Biểu đồ 2.14: Cơ cấu đánh giá hiệu quả tại trung tâm


Liệu học tiếng anh tại trung tâm có mang lại hiệu quả? 64.6% sinh viên cho biết họ
tiếng anh tại trung tâm mang lại hiệu quả cho họ. Tuy nhiên 35.4% sinh viên lại cho rằng
học tại trung tâm không mang lại hiệu quả. Biểu đồ 2.14 biểu diễn cho hai số liệu này.

Bảng 2.15: Mục đích
Mục đích

Tỷ lệ (%)

Du lịch

6.2

Công việc

46.9

MỤC ĐÍCH HỌC TIẾNG ANH
CỦA SINH VIÊN
46.9

25.4

Giao tiếp

25.4


Sở thích

12.3

khác

9.2

12.3
6.2

Du lịch

Công
việc

Giao
tiếp

Sở thích

9.2

Khác

Biểu đồ 2.15: Cơ cấu mục đích cho việc học tiếng
anh

Mục đích để sinh viên học tiếng anh là gì? Trả lời cho câu hỏi này 46.9% sinh viên

mong muốn có công việc tốt cho tương lai. Và trong thời kì hội nhập. để có thể có công
việc tốt họ cần phải có ngôn ngữ thật tốt đó cũng là yêu cầu mà nhiều công ty cũng như
các doanh nghiệp lựa chọn nhân viên.25.4% sinh viên học tiếng anh là để có thể giao tiếp
tốt hơn với người nước ngoài. 12.3% thì do có sở thích đới với ngôn ngữ này, 6.2% cho
việc đi du lịch vì họ muốn tìm hiểu bản sắc vân hóa dân tộc của nhiều quốc gia. Còn lại
9.2% là cho các ý kiến khác như giao tiếp và du lịch, sở thích và công việc.


Bảng 2.16: Suy nghĩ về học
tiếng anh của sinh viên
Tỷ lệ (%)

SUY NGHĨ CỦA SINH VIÊN VỀ
HỌC TIẾNG ANH
cần thiết

Cần thiết

71.5%

Không cần
thiết

4.6

Xu thế

13.8

không cần thiết


xu thế

khác

10.1%
13.8%
4.6%
71.5%

khác

10.1

Biểu đồ 2.16: Cơ cấu suy nghĩ của sinh viên
về việc học tiếng anh

Nhiều sinh viên (71.5%) cho rằng, trong thời kì hiện nay, việc học tiếng anh là vô
cùng cần thiết để có thể hội nhập vào nền kinh tế trong tương lai. 13.8% cho rằng học
tiếng anh là theo xu thế, đuổi theo thời đại, 4.6% sinh viên cho rằng việc học tiếng anh là
không cần thiết, ngoài ra nhiều sinh viên vẫn chưa đưa ra được ý kiến cho câu hỏi này
(10.1%).


Chương 3: Hạn chế, suy diễn thống kê và kết luận
3.1: Phần hạn chế của đề tài
Bài nghiên cứu còn có nhiều hạn chế như:
- Tổng mẫu khảo sát nhỏ chưa đủ lớn, trong khi quy mô chọn không gian khảo sát khá
rộng, trong khi khảo sát còn nhiều sinh viên e ngại, xấu hổ trong quá trình hợp tác
điều tra thực trạng học nên không trả lời đúng với thực tế.

- Nội dung khảo sát chưa đầy đủ, còn nhiều thiếu sót.
3.2: Suy diễn thống kê
Từ việc khảo sát mẫu sinh viên tại các trường ĐH khu vực TP.HCM, cùng độ tin cậy là
95% nhóm chúng tôi thấy rằng:
Tổng thể về trình độ tiếng anh của sinh Viên Việt Nam hiện nay còn rất thấp. Cần
nỗ lực học tập thêm và cải tiến phương thức học tập của bản thân để cải thiện kĩ năng
cũng như trình độ ngoại ngữ. Về thời gian tự học hay học tại nhà các sinh viên cần linh
hoạt hơn, tránh để lãng phí thời gian dẫn đến hiệu quả học bị giảm sút. Nhiều sinh viên
giành ít thời gian cho việc tự học thì cần tăng số giờ tự học, chủ động tạo cho bản thân
khoảng không gian cũng như thời gian tốt nhất để phát triển toàn diện tiềm năng với loại
ngôn ngữ này.
Ngoài ra nhiều sinh viên gặp khó khăn trong việc học tiếng anh, giao tiếp tiếng anh
còn kém, nhiều kĩ năng tiếng anh đặc biệt là nghe và nói ( yếu tố quan trọng trong giao
tiếp) cần được cải thiện.
Khảo sát cũng cho thấy tuy rằng hầu hết sinh viên đều có thái độ tích cực đối với
việc học tiếng anh, hiểu được tầm quan trọng của nó nhưng do trình độ còn hạn chế và
một phần chịu ảnh hưởng của cách dạy truyền thống và việc học từ cấp dưới nhưng chỉ
thiên về ngữ pháp trong khi hiện nay chứng chỉ TOEIC được đề ra làm tiêu chuẩn để sinh
viên tốtt nghiệp lại có đến 50% là về kỹ năng nghe nên trong quá trình học gặp nhiều khó
khăn. Sinh viên đa phần đến với môn học TA không phải vì lý do ngoại vi – xem TA là
môn học bắt buộc phải học- mà chủ yếu là vì động cơ mang tính phương tiện như tìm
kiếm được công việc tốt sau khi ra trường hay nâng cao địa vị xã hội hay vì động cơ mang
tính hội nhập như muốn đi du lịch nước ngoài, muốn giao tiếp, tìm hiểu văn hóa các nước
khác,… Những động cơ này chưa thực sự cấp thiết để dẫn dắt sinh viên đến việc học tiếng
anh chăm chỉ và tự giác để đạt kết quả như nhà trường mong muốn. Thêm vào đó, những
động cơ này còn chịu ảnh hưởng từ nhiều phía bao gồm chính bản thân sinh viên và yếu
tố bên ngoài khác như: Giảng viên, gia đình, môi trường học tiếng anh, trang thiết bị cho


việc tự học tiếng anh,…. Trong các nhân tố đó thì giảng viên là nhân tố có ảnh hưởng lớn

hơn cả đối với sự hứng thú học cũng như kết quả học tiếng anh của sinh viên…Với trình
độ ngoại ngữ như vậy, rõ ràng là nguồn nhân lực mà các trường đại học của Việt Nam
cung cấp cho thị trường lao động chưa thể đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao về trình
độ ngoại ngữ để hoạt động trong một nền kinh tế tri thức.
3.3: Kết luận:
Từ việc phân tích những yếu tố ảnh hưởng, nhằm phát huy động cơ tích cực cũng như
khuyến khích sinh viên phát huy tinh thần tự học nhóm chúng tôi đưa ra một số ý kiến
sau:
* Đối với sinh viên:
Xác định mục tiêu, lập kế hoạch, vạch ra định hướng học tập ngay từ đầu khóa học
để thấy được những gì cần phải đạt được trong quá trình học.
Thay đổi phương pháp học tập hiện tại, chủ động hơn trong học tập và việc sắp xếp
thời gian cho việc tự học. Nhìn nhận lại mục đích học tập tiếng anh của bản thân.
* Đối với giảng viên:
Giảng viên cần giới thiệu tầm quan trọng của tiếng anh và định hướng cho sinh
viên biết được họ cần phải làm những gì để hoàn thành tốt khóa học.
Trong quá trình học, bố trí lớp học cho sinh viên có cơ hội tiếp xúc với nhiều bạn
khác trong lớp, tránh tình trạng sinh viên thụ động, ngồi cùng một vị trí trong nhiều
buổi học. Có thể yêu cầu sinh viên ngồi ở những vị trí khác nhau trên lớp và giải thích
rõ mục đích của việc bố trí sinh viên trong lớp học. Việc ngồi ở những vị trí khác nhau
trong lớp học sẽ mang lại cho SV một số thuận lợi sau:
- Giúp sinh viên nâng cao khả năng giao tiếp, giảm sự tự ti, tăng tính tự tin của
bản thân.
- Giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc, học hỏi các ưu điểm với những sinh viên khác
trong lớp.


Thường xuyên lồng ghép các hoạt động tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái cho
sinh viên, giúp sinh viên tiếp thu bài tốt hơn như sử dụng các trò chơi, phim ảnh, hay
cho sinh viên học theo nhóm, theo cặp,… .

Linh hoạt lồng ghép các giáo trình khác bên cạnh giáo trình chính để thỏa mãn
được sự chênh lệch về trình độ trình độ của các sinh viên.
Ngoài ra nên khuyến khích và khen ngợi và tạo niềm tin cho sinh viên. Những lời
khuyến khích và khen ngợi có thể tác động mạnh mẽ tới động lực học của sinh viên .
Sự khen ngợi dành cho những nỗ lực và những tiến bộ đạt được có thể tạo cho sinh
viên sự tự tin để cố gắng hơn nữa. Tăng cường kiểm tra để đánh giá mức độ sinh viên
đã đạt được sau nửa và cuối khóa học
* Đối với nhà trường:
Nhiều sinh viên là ở tỉnh, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn,
do vậy trình độ tiếng anh của các sinh viên là không đồng đều. Nhằm giúp GV đáp ứng
được trình độ chênh lệch về tiếng anh của sinh viên tốt hơn, ngay từ đầu mỗi khóa học,
nhà trường nên bài có kiểm tra đầu vào để xếp lớp cho SV. Do tình trạng sinh viên có
trình độ không đồng đều và rất chênh lệch khiến việc giảng dạy gặp rất nhiều khó
khăn, rất khó để thỏa mãn tất cả sinh viên khi chương trình giảng dạy quá dễ với một
số sinh viên trong khi lại quá sức với một số khác. Giảng viên không thể đáp ứng các
yêu cầu khác nhau này một cách có hiệu quả với tình trạng này.
Có các giáo trình phù hợp cho các sinh viên có trình độ khác nhau. Giáo trình hiện
tại chỉ phù hợp cho một nhóm nhỏ sinh viên và bất cập với đại đa số còn lại. Lý do vì
tình trạng chênh lệch khá lớn về trình độ tiếng anh giữa các sinh viên với nhau, giáo
trình chỉ nhắm cho một đối tượng nhất định nên không thể thỏa mãn nhu cầu của tất cả
sinh viên. Vì vậy mà đa số sinh viên bỏ tiết khi đã đến lớp được một thời gian.
Cải tiến trang thiết bị dạy và học như máy vi tính, CD và tạo điều kiện cho SV
không chuyên được tiếp xúc với những người bản ngữ để nâng cao sự hứng thú với
việc học tiếng anh.


>>> Tất cả những giải pháp vừa nêu nếu được thực hiện đồng bộ và triệt để chắc
chắn sẽ dẫn đến kết quả tất yếu là sự nâng cao năng lực tiếng Anh của sinh viên, nguồn
nhân lực chất lượng cao hết sức quan trọng của mọi quốc gia, nhằm đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao về nhân lực phục vụ quá trình hội nhập kinh tế của đất nước.

PHIẾU KHẢO SÁT VỀ VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------Chào các bạn,
Chúng tôi là nhóm nghiên cứu đến từ trường đại học Kinh Tế TPHCM. Hiện nay, đối với
hầu hết người Việt, tiếng anh là ngôn ngữ quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp. Vậy
bạn là sinh viên Việt Nam bạn có suy nghĩ gì về việc học tiếng anh của bản thân? Hiện tại
chúng tôi đang tiến hành một cuộc khảo sát về nhu cầu của sinh viên đối với nhu cầu học
tiếng anh của mình. Để giúp cho bài khảo sát của chúng tôi được hoàn thiện và thành
công tốt đẹp mong mọi người cho ý kiến. Xin chân thành cảm ơn.

Câu 1: Giới tính của bạn:
o Nam
o Nữ
Câu 2: Hiện tại bạn đang là sinh viên trường Đại Học:
o A. Đại học kinh tế TP.HCM
o B. Đại học luật TP.HCM
o C. Đại học bách khoa TP.HCM
o D. Trường Đại Học khác
Câu 3: Trình độ tiếng anh của bạn hiện tại như thế nào? ( đánh giá theo 4 kĩ năng: nghe,
nói, đọc, viết.)
o A. Rất tệ
o B. Trung bình
o C. Khá


o D. Tốt
Câu 4: Khó khăn trong việc học tiếng anh của bạn là gì?
o A. Ngữ pháp
o B. Phát âm
o C. Từ vựng
o D. nghe

o E. Khác
Câu 5: Kĩ năng bạn cần cải thiện là:
o A. Nghe
o B. Nói
o C. Đọc
o D. Viết
o E. Khác
Câu 6: Bạn quan tâm đến khóa học nào?
o A. TOEIC
o B. IELTS
o C. TOEFL
o D. Khác

Câu 7 : Trường bạn có yêu cầu điểm đầu ra của Toeic để tốt nghiệp là bao nhiêu?
o A. Từ 350 điểm trở lên
o B. Từ 450 điểm trở lên
o C. Từ 500 điểm trở lên
o D. Khác
Câu 8: Hiện tại bạn có đang học tiếng anh tại:
o A. Trung tâm
o B. Nhà


o C. Học nhóm, câu lạc bộ
o D. Tự học
o E. Khác
Câu 9: Bạn thấy việc môi trường học như thế nào có lợi hơn cho bạn?
o A. Tự học
o B. Trung tâm
o C. câu lạc bộ, hội, nhóm

o D. khác
Câu 10: Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc tự học tại nhà?
o A. dưới 1 giờ
o B. 1 đến 3 giờ
o C. trên 3 giờ
o D. không học
Câu 11: Phương tiện học tiếng anh của bạn là gì?
o A. Máy tính
o B. Điện thoại
o C. Radio
o D. Sách, báo, tạp chí nước ngoài
o E. Các thiết bị hỗ trợ học tập khác
Câu 12: Bạn cảm thấy học tiếng anh tại trung tâm có hiệu quả?
o A. Có
o B. Không
Câu 13: Bạn cảm thấy học phí tại các trung tâm như thế nào?
o A. Quá Thấp
o B. Phù hợp
o C. Quá cao
Câu 14: Bạn cảm thấy khả năng tiếp thu tiếng anh tốt hơn bởi:


×