Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

giáo án nặn cái bát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.36 KB, 3 trang )

Ngày dạy: Thứ tư ngày 09 tháng 11 năm 2017
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
GIỜ HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: NẶN CÁI BÁT
I.Mục đích yêu cầu:
1 Kiến thức :
* Trẻ 3 tuổi: Trẻ biết biết một số kỹ năng cơ bản như xoay tròn, ấn lõm để tạo
thành cái bát.
* Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết biết một số kỹ năng cơ bản như nhào đất, xoay tròn, ấn lõm
để tạo thành cái bát.
* Trẻ 5 tuổi: Trẻ sử dụng thành thạo các kĩ năng nặn như nhào đất, chia đất, xoay
tròn, ấn lõm viên đất trên bảng con để nặn cái bát
2. Kĩ năng:
- Trẻ biết sử dụng các kĩ năng nặn như: nhào đất, xoay tròn, ấn lõm viên đất trên
bảng con để nặn cái bát theo mẫu của cô
3 .Thái độ :
- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động, biết giữ gìn sản phẩm mà mình làm ra.
II .Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị cho cô :
- Một số bát thật: bát sứ, bát nhựa, bát thủy tinh
- Mẫu nặn của cô
2. Chuẩn bị cho trẻ :
- Đất nặn, bảng con đủ cho mỗi trẻ
III . Cách tiến hành :
1.Ổn định:
- Cô và các con cùng đọc bài thơ: “Cái bát xinh xinh.
- Bài thơ nói về cái gì các con?
2. Nội dung
a. Quan sát và đàm thoại mẫu:



- Cô cho trẻ xem 3 cái bát cô đã chuẩn bị sẵn để trẻ quan sát
- Các con có biết đây là cái gì không?
- Cái bát có những bộ phận gì?
- Miệng bát có dạng hình gì?
- Cái bát được dùng để làm gì?
- Cái bát do ai làm ra các con có biết không?
- Để làm được những chiếc bát đẹp như thế này, các cô chú công nhân đã phải lao
động rất vất vả. Vì vậy các con phải giữ gìn cẩn thận, không được làm vỡ.
- Cô đã nặn sẵn một vài cái bát rồi, các con cùng chuyền tay nhau quan sát nhé.
- Cô nặn cái bát có đẹp không các con?
- Các con đoán thử xem cô đã nặn cái bát này như thế nào? Cô đã sử dụng những
kỹ năng gì để nặn thành cái bát?
- Các con có thích nặn cái bát giống như thế này không?
- Vậy hôm nay chúng ta sẽ nặn những cái bát thật đẹp để tặng cho ba mẹ nhé.
b. Cô làm mẫu.
- Cô vừa nặn vừa phân tích:
- Trước khi nặn các con phải làm mềm đất, sau đó chia làm 2 phần, phần đất to làm
thân bát, phần đất nhỏ làm đế bát.
- Phần đất to cô đặt vào lòng bàn tay trái rồi úp lòng bàn tay phải lên đất rồi xoay
tròn đất (các con nhớ khép các ngón tay lại với nhau nhé), sau đó cô tiếp tục đặt
khối đất xuống bảng và tiếp tục xoay tròn.
- Từ một khối tròn cô dùng ngón tay cái ấn lõm và miết đều cho lòng bát rộng ra
đến khi thành hình cái bát.
- Khối đất nhỏ cô đặt lên bảng dùng lòng bàn tay khép lại đập bẹp để làm đế bát.
- Vậy là cô đã nặn xong cái bát rồi, bạn nào nhắc lại cách nặn cái bát cho cô nào?
- Cô cho trẻ nhắc lại kỹ năng nặn và cho trẻ làm tư thế xoay tròn, ấn lõm trên
không.
c. Trẻ thực hiện.
- Cô hỏi trẻ tư thế ngồi nặn.
- Trẻ nặn, cô đi quan sát theo dõi gợi ý và động viên trẻ kịp thời, nhắc trẻ khi nặn

phải nặn khéo léo để tạo ra sản phẩm thật đẹp.


d.Trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày.
- Trưng bày tất cả sản phẩm của trẻ lên bàn cho trẻ quan sát, nhận xét.
- Con thích sản phẩm nặn của bạn nào?
- Vì sao con thích bài của bạn?
- Bạn nặn cái bát có giống mẫu của cô không?
- Cô mời trẻ lên giới thiệu về sản phẩm nặn của mình. Cô hỏi trẻ nặn cái bát có
màu gì? Con đã nặn như thế nào?
- Cô nhận xét chung, động viên khuyến khích những trẻ yếu nặn chưa đẹp.
3. Kết thúc:
Cô cho trẻ đi vòng tròn và chơi trò chơi “Đi chợ”



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×