Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỷ lệ 150000 phục vụ công tác phân hạng thích nghi đất đai và định hướng phát triển nông nghiệp huyện định hóa tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.01 KB, 81 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THỊ HẢO
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI TỶ LỆ 1:50000
PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÂN HẠNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI VÀ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐỊNH HÓA
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên - năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THỊ HẢO
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI TỶ LỆ 1:50000
PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÂN HẠNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI VÀ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐỊNH HÓA
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Lớp

: K45 - QLĐĐ - N02

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2013 – 2017


Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Trương Thành Nam

Thái Nguyên - năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập
của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng
lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với những kiến thức khoa học. Qua
đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm
việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này.
Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm và Ban
chủ nhiệm khoa Khoa Quản lý Tài nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu đề
tài:“Nghiên cứu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỷ lệ 1:50000 phục vụ công
tác phân hạng thích nghi đất đai và định hướng phát triển nông nghiệp
huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên”.
Trong suốt quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy
cô giáo và anh chị nơi em thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm,
Ban chủ nhiệm khoa Khoa Quản lý Tài nguyên, các thầy, cô giáo bộ môn và
đặc biệt là thầy giáo Ths.Trương Thành Nam người đã trực tiếp hướng dẫn
em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Do trình độ có hạn mặc dù đã rất cố
gắng song bản khóa luận tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến
đóng góp của bạn bè để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm
Sinh viên
Bùi Thị Hảo


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của huyện
Định Hoá năm 2016 ..................................................................................... 38
Bảng 4.2: Số lượng vật nuôi của huyện Định Hóa ........................................ 39
Bảng 4.3: Tình hình dân số và lao động của huyện ....................................... 40
Bảng 4.4: Cơ cấu sử dụng các loại đất chính huyện Định Hóa...................... 43
Bảng 4.5: Hiện trạng sử dụng các loại đất theo đơn vị hành chính................ 44
Bảng 4.6: Các loại đất huyện Định Hóa........................................................ 47
Bảng 4.7: Kết quả phân cấp yếu tố thổ nhưỡng ............................................ 48
Bảng 4.8: Phân cấp các chỉ tiêu độ cao huyện Định Hóa .............................. 50
Bảng 4.9:Bảng kết quả phân cấp chỉ tiêu độ cao huyện Định Hóa ........ 50
Bảng 4.10: Phân cấp chỉ tiêu về độ dốc huyện Định Hóa ............................. 52
Bảng 4.11: Kết quả phân cấp chỉ tiêu về độ dốc huyện Định Hóa ................ 52
Bảng 4.12 : Phân cấp các chỉ tiêu về chế độ tưới huyện Định Hóa .............. 54
Bảng 4.13: Kết quả phân cấp các chỉ tiêu về chế độ tưới huyện Định Hóa .. 54
Bảng 4.14: Tổng hợp phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 56
Bảng 4.15: Tổng hợp phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 60


iii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Quy trình đánh giá đất theo FAO .................................................. 11
Hình 2.2: Các bước xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ..................................... 15
Hình 2.3: Quan hệ giữa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính ................. 24
Hình 2.4. Mô hình chồng xếp bản đồ trong GIS ........................................... 25
Hình 4.1: Sơ đồ vị trí huyện Định Hóa trong tỉnh Thái Nguyên.................... 33
Hình 4.2: Qui trình xây dựng bản đồ ĐVĐĐ huyện Định Hóa ..................... 45
Hình 4.3 . Quy trình chồng xếp bản đồ đơn vị đất đai huyện Định Hóa ........ 57
Hình 4.4: Bảng thuộc tính của bản đồ đơn vị đất đai huyện Định Hóa.......... 59


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ

Tiếng Anh

viết tắt
FAO

Food and Agriculture

Tiếng Việt
Tổ chức nông lương thế giới

Organization
LE

Lan Evaluation


Đánh giá đất

LUT

Land user Types

Loại hình sử dụng đất

LMU

Land Mapping Unit

Đơn vị bản đồ đất đai

GIS

Geographical Information

Hệ thống thông tin địa lý

System
TNMT

Tài nguyên và môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân


UNESCO United Nations Educational

Tổ chức Giáo dục, Khoa học

Scientific and Cultural

và Văn hoá của Liên Hợp

Organization.

Quốc


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iv
MỤC LỤC ..................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3.Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong việc học tập và nghiên cứu khoa học .............................. 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ......................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4

2.1. Tổng quan về công tác đánh giá đất ......................................................... 4
2.1.1. Tầm quan trọng của công tác đánh giá đất ............................................ 4
2.1.2. Tình hình nghiên cứu đánh giá đất của các nước trên thế giới............... 4
2.1.3. Các chương trình nghiên cứu đánh giá đất ở Việt Nam......................... 8
2.1.4. Phương pháp đánh giá đất theo FAO .................................................. 10
2.2. Thành lập bản đồ đơn vị đất đai ............................................................. 15
2.2.1. Một số khái niệm ................................................................................ 15
2.2.2. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ........................................... 15
2.2.3. Ý nghĩa của việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ................................ 17
2.2.4. Một số kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trong quá trình đánh giá
đất Việt Nam theo chỉ dẫn của FAO ............................................................. 18


vi

2.3. Hệ thống thông tin địa lý và cơ sở ứng dụng cho việc xây dựng bản đồ
đơn vị đất đai................................................................................................ 21
2.3.1. Giới thiệu về hệ thống thông tin địa lý ................................................ 21
2.3.2. Các thành phần và chức năng của hệ thống thông tin địa lý ................ 22
2.3.3. Cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý ......................................... 22
2.3.4. Chồng xếp bản đồ ............................................................................... 25
2.4. Tình hình ứng dụng GIS ........................................................................ 27
2.4.1. Tình hình ứng dụng GIS trên thế giới ................................................. 27
2.4.2.Tình hình ứng dụng GIS tại Việt Nam ................................................ 28
2.5. Giới thiệu một số phần mềm GIS được sử dụng .................................... 29
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 30
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 30
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 30
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 30

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 30
3.2.1. Địa điểm ............................................................................................. 30
3.2.2. Thời gian ............................................................................................ 30
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 30
3.3.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Định Hóa ....... 30
3.3.2. Ứng dụng cụng nghệ GIS trong xây bản đồ đơn vị đất đai .................. 30
3.4. Phương pháp thành lập bản đồ đơn vị đất đai ........................................ 31
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 31
3.4.2. Phương pháp tham vấn ....................................................................... 31
3.4.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ............................................. 31
3.4.4. Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ..................................... 32
3.4.5. Phương pháp chồng xếp bản đồ bằng công nghệ GIS ......................... 32


vii

3.4.6. Phương pháp phân tích, đánh giá, trình bày kết quả ............................ 32
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 33
4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu .............. 33
4.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 33
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 38
4.1.3. Thực trạng quản lý và sử dụng đất ...................................................... 42
4.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ............................................................. 45
4.2.1. Xác định các bước xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ............................. 45
4.2.2. Xác định các chỉ tiêu phân cấp........................................................... 46
4.2.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng phương pháp chồng xếp bản đồ 56
4.3. Mô tả các đơn vị đất đai huyện Định Hóa .............................................. 60
4.3.1. Mô tả các đơn vị bản đồ đất đai (LMU) theo các loại đất.................... 60
4.3.2. Nhận xét các đơn vị đất đai................................................................. 62
4.3.3. Ý nghĩa của việc đánh giá các đơn vị đất đai và xây dựng bản đồ đơn vị

đất đai huyện Định Hóa ................................................................................ 63
4.4. Đề xuất các phương án cải tạo và sử dụng có hiệu quả cho từng đơn vị
bản đồ đất đai ............................................................................................... 63
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................ 65
5.1. Kết luận ................................................................................................. 65
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 67
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là sản phẩm tự nhiên mà tạo hoá đã ban tặng cho loài người,
trải qua hàng triệu năm với những biến động thăng trầm của thiên nhiên, của
lịch sử xã hội loài người. Đất đai đã trở thành tài nguyên vô cùng quý giá, là
nơi tạo ra hầu hết của cải vật chất phục vụ cho cuộc sống hàng tỷ người trên
trái đất. Mặt khác đất đai có những tính chất đặc trưng nên nó được coi là một
tư liệu sản xuất nhưng lại khác với các tư liệu sản xuất khác vì đất đai có hình
dáng tự nhiên, không thể di dời được hay biến đổi nó theo ý muốn chủ quan
của con người. Trong nông nghiệp nó là một tư liệu sản xuất đặc biệt không
thể thay thế.
Hiện nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành khoa học công
nghệ đã trở thành một nhu cầu thiết yếu đối mọi lĩnh vực sản xuất và đời
sống. Ngành quản lý đất đai đã ứng dụng rất nhiều khoa học kỹ thuật tiên tiến
vào từng khâu trong công tác quản lý của mình và đem lại hiệu quả rất cao và
một trong những khoa học ứng dụng tương đối phổ biến là xây dựng Bản đồ
đơn vị đất đai (xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về đặc tính đất đai) bằng

hệ thống thông tin địa lý (GIS) một trong những khâu quan trọng trong công
tác đánh giá đất đai nhằm phân hạng thích nghi đất đai phục vụ cho quy hoạch
sử dụng đất hợp lý trên cơ sở sinh thái và phát triển bền vững.
Định Hoá là một huyện miền núi nằm ở phía Tây - Tây Bắc của tỉnh
Thái Nguyên, có quốc lộ 254 chạy qua và cách thành phố Thái Nguyên 50km.
Huyện có đặc điểm về địa chất và khí hậu rất đặc trưng, địa hình nhiều phức
tạp đồi núi có độ dốc cao, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn. Là một trong
những huyện miền núi của tỉnh nên điều kiện dân trí thấp dẫn tới việc ứng
dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp vẫn ở mức thấp... Bắt


2

nguồn từ những thực tại trên cho thấy hiệu quả sử dụng đất của huyện Định
Hóa còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực thành
lập bản đồ Đơn vị đất đai tại địa phương là hết sức cần thiết, làm cơ sở để so
sánh các yêu cầu sử dụng đất trong từng loại hình nhằm sử dụng đất hiệu quả
về kinh tế, xã hội và môi trường; giúp cho việc xây dựng phương án quy
hoạch sử dụng đất có hiệu quả cao tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp bền
vững ở huyện Định Hóa nói riêng và cả nước nói chung.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
khoa Quản lý Tài nguyên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo: ThS. Trương Thành Nam, em tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỷ lệ 1:50000 phục
vụ công tác phân hạng thích nghi đất đai và định hướng phát triển nông
nghiệp huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỷ lệ 1:50000 phục vụ công
tác phân hạng thích nghi đất đai và định hướng phát triển nông nghiệp huyện

Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định quy mô diện tích và sự phân bố các đơn vị đất đai và mô tả
được các đơn vị đất đai đó trên bản đồ đơn vị đất đai được thành lập cho
huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên.
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.


3

1.3.Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong việc học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên thu thập được những kinh nghiệm và kiến thức thực tế,
củng cố và hoàn thiện kiến thức đã học.
- Nâng cao kỹ năng sử dụng và tích hợp các phần mềm tin học ứng dụng.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Quá trình tìm hiểu thực tế và nghiên cứu thành lập bản đồ đơn vị đất đai
bằng ứng dụng công nghệ GIS tạo thuận lợi cho công tác quản lý đất đai tại địa
phương và làm căn cứ để xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về công tác đánh giá đất
2.1.1. Tầm quan trọng của công tác đánh giá đất
Đất đai đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. C.Mac đã
nhấn mạnh "Lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất xã hội".

Đất đai là cội nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm và vật chất khác cho
con người. Để sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đang là
một vấn đề cấp bách đặt ra cho các nhà khoa học.
Khoa học đánh giá đất đai ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của
khoa học nông nghiệp và các lĩnh vực khoa học khác. Đánh giá đất đai là một
phần quan trọng của việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên và cũng là cơ sở để định
hướng sử dụng đất hợp lý, bền vững trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Đánh giá
đất đai từ lâu đã được các nhà khoa học ở nhiều quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế
quan tâm nghiên cứu, những kết quả đánh giá đất đó được tổng kết và khái quát
chung trong khuôn khổ hoạt động của các tổ chức liên hợp quốc như: FAO,
UNESCO... và được coi như tài sản tri thức chung của nhân loại.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu đánh giá đất của các nước trên thế giới
Hiện nay, tổng diện tích đất trồng trọt của toàn thế giới khoảng 1,5 tỷ
ha (xấp xỉ 10% tổng diện tích tự nhiên của trái đất). Trong nhiều năm qua,
theo kết quả đánh giá của "Chương trình môi trường của Liên hợp quốc" cho
thấy: 1,2 tỷ ha đất đang bị thoái hoá ở mức trung bình hoặc nghiêm trọng do
những hoạt động của con người (WB 1992). Cho đến những năm đầu của thế
kỷ 21 này vẫn còn gần 1/10 dân số thế giới thiếu ăn và bị đe doạ, hàng năm
mức sản xuất so với yêu cầu sử dụng lương thực trên thế giới vẫn thiếu hụt từ


5

150 - 200 triệu tấn. Trong khi đó, hiện tại vẫn có từ 6 - 7 triệu ha đất nông
nghiệp bị loại bỏ do xói mòn và thoái hóa.
Vấn đề sử dụng hợp lý đất đai, cải tạo và bảo vệ tài nguyên đất đang
được nhiều nước đặt thành nội dung chính trong chương trình bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên. Sử dụng đất trên cơ sở điều tra, nghiên cứu để nắm số
lượng và chất lượng đất. Đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất hợp lý là
yêu cầu không thể thiếu được của các chủ sử dụng đất.

Hiện nay, có nhiều quan điểm, nhiều trường phái đánh giá đất đai khác
nhau đang thịnh hành ở một số nước trên thế giới. Trong đó đáng chú ý là các
trường phái sau đây:
* Phương pháp đánh giá đất đai ở Liên Xô cũ
Phân loại đất đai ở Liên Xô dựa vào quy luật và tiến trình phát triển thổ
nhưỡng trên các vùng lãnh thổ khác nhau. Cơ sở phân loại đất được đặt trên
mối liên hệ tương hỗ của các yếu tố: mẫu chất, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật và
tác động của con người. Hệ thống phân loại đất này đó được sử dụng rộng rãi
trong các cuộc điều tra đất ở Liên Xô, các nước Đông Âu và một vài nước
khác thuộc Châu Á, Châu Phi.
Việc phân hạng và đánh giá đất được tiến hành theo các bước:
• Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính
chất tự nhiên).
• Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai (yếu tố được xem xét kết hợp
với khí hậu, độ ẩm, địa hình).
• Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu đánh giá khả năng sản xuất hiện tại
của đất đai).
Tóm lại, phương pháp đánh giá đất ở Liên Xô cũ mới chỉ quan tâm đến
khía cạnh tự nhiên của đối tượng đất đai, chưa xem xét đầy đủ đến khía cạnh
kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất (PGS.TS Đào Châu Thu và cs, 1998) [12].


6

* Phương pháp đánh giá đất đai ở Bungargi
Đánh giá đất được tiến hành theo từng loại cây trồng (lúa mỳ, khoai
tây,...). Đối với mỗi loại cây trồng, người ta tiến hành xác định tính chất có
ảnh hưởng đến năng suất cây trồng (thành phần cơ giới, mức độ mùn, độ dầy
tầng mùn, độ dầy tầng đất và tính chất lý hóa học của đất). Trên cơ sở đó, xác
định các yêu cầu thích hợp cho từng loại cây trồng bằng cách xây dựng các

thang điểm đánh giá với mức tối ưu là 100 điểm (Lê Quang Vịnh, 1998) [17].
* Phương pháp đánh giá đất đai ở Anh
Ở Anh có 2 phương pháp đánh giá đất đai đó là dựa vào sức sản xuất
tiềm năng của đất hoặc dựa vào sức sản xuất thực tế của đất.
Theo phương pháp đánh giá đất đai dựa vào sức sản xuất tiềm năng của
đất thỡ việc đánh giá đất dựa vào sức sản xuất tiềm năng của đất phụ thuộc
vào 3 nhóm yếu tố chính là:
• Nhóm các yếu tố tự nhiên của đất.
• Nhóm các yếu tố đòi hỏi các biện pháp đầu tư lớn mới khắc phục
được (các công trình tưới tiêu, rửa mặn...).
• Nhóm các yếu tố đòi hỏi người sử dụng đất thực hiện các biện pháp
thông thường hàng năm như cải tạo độ chua, cung cấp chất dinh dưỡng cho
đất để khắc phục đất.
Theo phương pháp đánh giá đất đai dựa vào sức sản xuất thực tế của
đất thì việc đánh giá đất đai căn cứ vào năng suất thực tế trên đất, bằng cách
lấy năng suất trung bình nhiều năm ở loại đất tốt nhất hoặc đất trung bình để
so sánh với năng suất thực tế trên đất cần xác định. Tuy nhiên, khi đánh giá
đất đai theo phương pháp này còn gặp nhiều khó khăn vì năng suất của cây
trồng còn phụ thuộc vào loại cây được chọn và khả năng đầu tư của người sử
dụng đất (Lê Quang Vịnh, 1998) [17].


7

* Phương pháp đánh giá đất đai ở Hoa Kỳ
Năm 1964, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đề xuất hệ thống phân
loại đất đai theo tiềm năng. Cơ sở đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai dựa vào
các yếu tố hạn chế trong sử dụng đất. Chúng được phân chia làm 2 nhóm sau:
• Nhóm những yếu tố hạn chế tạm thời có khả năng khắc phục được bằng
các biện pháp cải tạo trong quản lý đất đai như độ phì, thành phần dinh dưỡng.

• Nhóm yếu tố hạn chế vĩnh viễn bao gồm những hạn chế không dễ
dàng thay đổi và cải tạo được như độ dốc, độ dày tầng đất, lũ lụt và khí hậu
khắc nghiệt và những trở ngại về tưới, tiêu.
Đánh giá phân loại về mức độ khả năng sử dụng đất đai chủ yếu được
xác định dựa trên cơ sở những yếu tố nào, có mức độ hạn chế lớn và khả năng
chi phối mạnh đến sử dụng là yếu tố quyết định mức độ thích hợp, mà không
cần tính đến những khả năng thuận lợi của các yếu tố khác trong đất. Đánh
giá khả năng sử dụng đất đó chia đất đai trong lãnh thổ Hoa Kỳ ra thành 8
nhóm khác nhau, trong đó:
• Bốn nhóm đầu (từ 1 đến 4) là thích hợp cho sản xuất nông nghiệp
• Bốn nhóm sau (từ 5 đến 8) là những nhóm không thích hợp cho sản
xuất nông nghiệp được dùng vào các mục đích sử dụng khác.
Hệ thống phân loại đất đai của USA đó đánh giá được những yếu tố
hạn chế bất lợi của đất để có biện pháp bảo vệ đất trên cơ sở duy trì và sử
dụng đất bền vững. Đây chính là điểm mạnh của phương pháp.
Nhận xét chung về các phương pháp đánh giá đất trên thế giới
Các phương pháp trên tiêu biểu cho những xu hướng đánh giá đất đai
đang được áp dụng trên thế giới. Bên cạnh sự khác nhau về mục đích, phương
thức, phương pháp và hệ thống phân vị thì các trường phái đánh giá đất đó có
một số điểm giống nhau như sau:


8

- Xác định đối tượng đánh giá đất đai là toàn bộ tài nguyên đất của
vùng lãnh thổ nghiên cứu.
- Quan niệm đất đai là một thể tự nhiên bao gồm thổ nhưỡng và các
yếu tố khác như địa hình, mẫu chất, khá hậu, thủy văn, thảm thực vật, động
vật... Đánh giá đất đai gắn với loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo nghĩa
rộng, bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi.

- Hệ thống phân vị khép kín cho phép đánh giá từ khái quát đến chi tiết,
trên quy mô lãnh thổ quốc gia, vùng, các đơn vị hành chính và cơ sở sản xuất.
2.1.3. Các chương trình nghiên cứu đánh giá đất ở Việt Nam
Trong quá trình sản xuất, từ lâu nông dân Việt Nam không chỉ tích lũy
được những kinh nghiệm nhận biết phân loại đất đai mà còn đánh giá đất với
các khái niệm “tứ hạng điền, lục hạng thổ”.
Ở miền Nam, trong giai đoạn (1954 - 1975) đã có một số công trình
nghiên cứu về đất và lập bản đồ đất của MoormanE.R (1958, 1959, 1960),
Thái Công Tụng, Moorman E.R (1958), Trương Đình Pho (1960, 1961),
Nguyễn Hoài Văn (1960)... Các công trình trên đã xác định được hầu hết các
loại đất chính phân bố trên địa bàn Việt Nam về nguồn gốc phát sinh, tính
chất lý, hóa học, hiện trạng và khả năng sử dụng đất (Phạm Quang Khánh và
cs, 1/1994) [7].
Tuy nhiên, những nghiên cứu đánh giá đất ở Việt Nam mới chỉ thực sự
bắt đầu ở những năm đầu thập kỷ 70, thời kỳ này công tác đánh giá đất đai
chủ yếu tập trung vào việc phân hạng đất lúa trong phạm vi Hợp tác xã. Bùi
Quang Toản, Vũ Cao Thái, Đinh Văn Thỉnh, Nguyễn Văn Thân, đã thực hiện
cộng tác nghiên cứu đánh giá đất và phân hạng đất ở 23 huyện, 286 HTX và 9
vùng chuyên canh. Kết quả bước đầu đã thực hiện công tác tổ chức lại sản
xuất (Bùi Quang Toản, 1986) [13]. Từ các kết quả nghiên cứu đó, Bùi Quang
Toản đã đề xuất quy trình phân hạng đất đai áp dụng cho các HTX và các


9

vùng chuyên canh gồm 4 bước trong đó các yếu tố chất lượng đất được chia
thành yếu tố thuận và yếu tố nghịch, đất đai được chia thành 4 hạng: rất tốt,
tốt, trung bình và kém. Quy trình này đã được áp dụng trong một thời gian dài
ở nhiều nơi. Tuy nhiên, khía cạnh kinh tế, xã hội và sự tác động tới môi
trường vẫn chưa được nghiên cứu sâu. Năm 1983, Tổng cục Quản lý ruộng

đất đã ban hành “Dự thảo phương pháp phân hạng đất lúa nước cấp huyện”.
Theo phương pháp này, đất được chia thành 8 hạng, chủ yếu dựa vào năng
suất cây trồng, ngoài ra còn sử dụng các chỉ tiêu như độ dày tầng canh tác, địa
hình, thành phần cơ giới, độ nhiễm mặn, nhiễm phèn (Tổng cục quản lý ruộng
đất, 1992) [14].
Vào những năm đầu thập kỷ 90, việc nghiên cứu, ứng dụng phương
pháp phân loại đất thích hợp của FAO đã được triển khai rộng rãi: Trung tâm
nghiên cứu Tài nguyên Tổng cục Quản lý ruộng đất đã thí điểm đánh giá đất
trên địa bàn xã Tứ Quận - Huyện Yên Sơn - Tuyên Quang theo phương pháp
phân loại đất thích hợp của FAO. Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã
xây dựng đề cương, phương pháp luận “Đánh giá các loại hình sử dụng đất
làm cơ sở cho việc lập các dự án phát triển cây trồng” trên cơ sở đề cương
đánh giá đất của FAO và triển khai xây dựng bản đồ đơn vị đất và bản đồ
thích nghi các tỷ lệ 1/1.000, 1/25.000, 1/50.000, 1/100.000 ở nhiều vùng trong
cả nước. Nhiều công trình đã được công bố như công trình đánh giá đất đai
toàn quốc của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp được tiến hành trong 2
năm 1993 – 1994 (Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 1993-1994) [15].
Đánh giá vùng Tây Bắc của Lê Thái Bạt (1995); vùng Tây Nguyên của
Phạm Dương Ưng - Nguyễn Khang - Đỗ Đình Đài (1995); vùng đồng bằng
sông Cửu Long của Nguyễn Văn Nhân (1995, 1996); vùng Đông Nam Bộ của
Phạm Quang Khách (1995); vùng đồng bằng sông Hồng của Nguyễn Công
Pho (1995) (Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp) [16].


10

2.1.4. Phương pháp đánh giá đất theo FAO
Đánh giá phân hạng đất đai cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để các
nhà quy hoạch xem xét, lựa chọn và đưa ra quyết định sử dụng đất đai. Những
thông tin, tư liệu đầy đủ và toàn diện cả về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

và môi trường trong đánh giá đất giúp cho các phương án quy hoạch sử dụng
đất đai hoàn toàn khả thi bởi đã lường trước được những thuận lợi và khó
khăn, đề xuất được những giải pháp phù hợp nhằm sử dụng đất hợp lý và đạt
hiệu quả cao. Năm 1972, tổ chức Nông nghiệp và lương thực của Liên hợp
quốc (FAO) đã phác thảo được đề cương đánh giá đất và được các chuyên gia
đầu ngành bổ sung biên soạn. Sau đó được BlinKman và Smyth soạn thảo lại
và in ấn năm 1973. Năm 1975, tại hội nghị Rome, những ý kiến đóng góp cho
bản dự thảo năm 1973 đã được các chuyên gia hàng đầu về đánh giá đất đai
của FAO (K.J.Beek, J.Berema, P.J.Mabiler, G.A.Smyth...) biên soạn lại để
hình thành nội dung phương pháp đánh giá đất đai đầu tiên của tổ chức FAO
công bố năm 1976 (A Framework for Land Evaluation, 1976). Tài liệu này
được thử nghiệm ban đầu ở các nước đang phát triển và tiếp tục được bổ
sung, hoàn thiện vào các năm sau đó để áp dụng đánh giá đất cho từng đối
tượng chuyên biệt cụ thể như:
- Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ mưa (Land Evaluation for
Rainfed agriculture, 1983)
- Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp có tưới (Land Evaluation for
Irrigated agriculture, 1985)
- Đánh giá đất đai cho trồng trọt đồng cỏ quảng canh (Land Evaluation
for Extensive Grazing agriculture, 1989)
- Đánh giá đất đai cho phát triển nông nghiệp (Land Evaluation for
Development agriculture, 1990)


11

- Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử
dụng đất (FAO 1992).
Các tài liệu này được coi như cẩm nang cho nhiều nước trên thế giới
nghiên cứu vận dụng, thử nghiệm và được coi là phương tiện tốt nhất để đánh

giá đất đai phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp.
2.1.4.1. Quy trình đánh giá đất của FAO
Theo FAO (1976) "Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu
những tính chất vốn có của khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất
đai mà loại sử dụng đất yêu cầu phải có”. Trong tài liệu "Đánh giá đất vì sự
nghiệp phát triển" (FAO 1986) đã chỉ dẫn các bước thực hiện đánh giá đất và
quy hoạch sử dụng đất.
Xác
định
loại
hình

Xác
định

Thu
thập

mục
tiêu

tài
liệu

sử
dụng
đất

Xác
định

đơn

Đánh
giá
khả
năng
thích



Xác

hiện
trạng

định
LUT
thích

KTXH-

hợp

Quy
hoạch
sử
dụng
đất

hợp


vị
đất

Hình 2.1. Quy trình đánh giá đất theo FAO

Áp
dụng
của
việc
đánh
giá
đất


12

Cả quy trình đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất gồm 9 bước.
Trong đó, bước 7 là bước chuyển tiếp giữa đánh giá đất đai và quy hoạch sử
dụng đất. Cuối cùng là việc áp dụng đánh giá đất để triển khai thực hiện vào
sản xuất cho vùng nghiên cứu.
2.1.4.2. Nguyên tắc đánh giá đất theo FAO
Nguyên tắc đánh giá đất đai của tổ chức FAO là đánh giá đất đai phải
gắn với loại hình sử dụng xác định có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và
đầu tư cần thiết. Đánh giá đất liên quan chặt chẽ với các yếu tố môi trường tự
nhiên của đất và các điều kiện kinh tế xã hội.
Để tiến hành đánh giá đất trên quan điểm thích hợp và bền vững, FAO
đưa ra 6 nguyên tắc đánh giá đất đó là:
- Các loại hình sử dụng đất được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu
phát triển, hoàn cảnh và đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng

nghiên cứu.
- Các loại hình sử dụng đất cần được mô tả và định rõ các thuộc tính về
kỹ thuật, kinh tế, xã hội.
- Đánh giá đất đai cần sự so sánh của hai hay nhiều loại hình sử dụng đất.
- Khả năng thích hợp của đất đai cần đặt trên cơ sở sử dụng đất bền vững.
- Đánh giá khả năng thích hợp đất đai bao gồm cả sự so sánh về năng
suất (lợi ích) thu được và đầu tư (chi phí) cần thiết của loại sử dụng đất.
- Đánh giá đất đai đòi hỏi một phương pháp tổng hợp đa ngành.
2.1.4.3. Mục đích đánh giá đất đai theo FAO
Đánh giá đất đai nhằm tăng cường nhận thức và hiểu biết phương pháp
đánh giá đất đai trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm tăng
cường lương thực cho một số nước trên thế giới và giữ gìn nguồn tài nguyên
đất không bị thoái hoá, sử dụng đất đai được lâu bền.


13

2.1.4.4. Yêu cầu trong đánh giá đất theo FAO
- Thu thập được những thông tin phù hợp về tự nhiên, kinh tế - xã hội
của khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất với các mục tiêu sử dụng
khác nhau theo mục đích và nhu cầu của con người.
- Phải xác định được mức độ chi tiết đánh giá đất theo quy mô và phạm
vi quy hoạch là toàn quốc, tỉnh, huyện hoặc cơ sở sản xuất.
Tuỳ theo mục tiêu, quá trình đánh giá phân hạng đất có thể tiến hành
theo phương pháp 2 bước hoặc phương pháp song song.
- Phương pháp 2 bước: Gồm có đánh giá đất tự nhiên (bước thứ nhất),
tiếp theo là phân tích kinh tế xã hội (bước thứ 2).
- Phương pháp song song: Các bước đánh giá đất tự nhiên cùng đồng
thời với phân tích kinh tế xã hội. Phương pháp này thường được đề nghị để

đánh giá chi tiết và bán chi tiết.
Trong thực tế sự khác nhau giữa 2 phương pháp không thật rõ nét nên khi
áp dụng cần lựa chọn phương pháp thích hợp tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể.
Có 2 phương pháp đánh giá phân loại đất thích hợp:
- Phân hạng định tính: kết quả được trình bày trong phạm vi tính chất
mà không có sự đánh giá riêng biệt ở đầu vào và đầu ra.
- Phân hạng định lượng: kết quả được trình bày bằng số. Nếu kết quả
chỉ đề cập đến số lượng đầu tư chi phí ở đầu vào và khối lượng sản xuất ở đầu
ra thì đó là phân hạng định lượng thông thường, còn nếu kết quả đề cập tới
chi phí, giá thành ở đầu vào và giá cả, lợi nhuận ở đầu ra thì đó là phân hạng
thích hợp kinh tế. Kiểu đánh giá này cho biết tổng hợp trực quan nhiều khía
cạnh về lợi nhuận, xã hội, môi trường cũng như về mặt kinh tế.
Trong đánh giá đất cần sử dụng cả hai thể loại phân hạng thích hợp đất
đai định tính và định lượng.


14

Trong đánh giá đất đai, FAO đã đưa ra những khái niệm về loại hình sử
dụng đất và đơn vị đất đai. Đánh giá đất đai có mối liên quan giữa các đơn vị
đất đai với các loại hình sử dụng đất đai cụ thể, các loại hình sử dụng đất đai
được coi như một đối tượng dùng trong đánh giá đất đai.
Loại hình sử dụng đất (Land Use Types hoặc Land Utilization Types LUTs) là một cây trồng, một tổ hợp cây trồng hoặc phương thức canh tác trên
một vạt đất với những phương thức quản lý trong điều kiện kinh tế - xã hội và
kỹ thuật được xác định.
Ưu điểm của phương pháp đánh giá đất theo FAO
- Phương pháp đánh giá đất theo FAO là sự kết hợp hài hòa giữa hai
trường phái đánh giá đất của Liên Xô (cũ) và của Mỹ. Phương pháp đánh giá
đất theo FAO đã đưa ra các chỉ dẫn thích hợp về đất đai cho từng loại hình sử
dụng đất cụ thể trong sản xuất, kết quả đánh giá được thể hiện một cách cụ

thể đối với các yếu tố đánh giá.
- Khắc phục được những chủ quan trong đánh giá đất: Trong các
phương pháp đánh giá đất đai của Liên Xô và Hoa Kỳ đều thiếu những giới
hạn phân chia giá trị cho các tiêu chuẩn phân loại sử dụng riêng rẽ, điều này
sẽ không tránh khỏi dẫn đến ý thức chủ quan trong đánh giá. Phương pháp
của FAO đã xác định được khá rõ các giới hạn về giá trị của các yếu tố đánh
giá nên kết quả đánh giá mang tính khách quan và rõ ràng hơn so với 2
phương pháp trên.
- Phương pháp đánh giá đất theo FAO ngoài việc đề cập đến các chỉ
tiêu về điều kiện tự nhiên đối với đất đai còn đề cập đến các chỉ tiêu kinh tế,
xã hội có liên quan đến khả năng sử dụng và khả năng sinh lợi của đất, do đó
kết quả đánh giá đất mang tính thực tiễn cao hơn.
- Việc nhấn mạnh các yếu tố hạn chế trong sử dụng đất có tính đến
các vấn đề môi trường và đánh giá riêng rẽ, chi tiết đối với từng loại hình sử


15

dụng đất cho phép phương pháp đánh giá đất của FAO đánh giá các yếu tố
được rõ ràng hơn và có ý nghĩa trong việc tăng cường bảo vệ môi trường sinh
thái trên những vùng đất dễ bị suy thoái.
Tóm lại, phương pháp đánh giá đất của FAO là sự so sánh giữa yêu cầu
sử dụng đất với chất lượng của đất gắn với việc phân tích các khía cạch kinh
tế - xã hội và môi trường để lựa chọn ra phương án sử dụng đất tốt nhất.
2.2. Thành lập bản đồ đơn vị đất đai
2.2.1. Một số khái niệm
Theo FAO: Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit- LMU) là một
khoanh, vạt đất được xác định cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc
tính và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất cho từng loại hình sử
dụng đất, có cùng một điều kiện quản lý đất và cùng một khả năng sản xuất,

cải tạo đất. Mỗi đơn vị đất đai có chất lượng riêng và nó có khả năng thích
hợp với một loại hình sử đất nhất định (FAO, 1983). Tập hợp các đơn vị bản
đồ đất đai trong khu vực, vùng đánh giá đất được thể hiện bằng bản đồ đơn vị
đất đai (Nguyễn Văn Thông, 2002) [11].
- Các đặc tính của đất: là các thuộc tính của đất có tác động riêng biệt,
khác biệt ảnh hưởng đến tính thích hợp của đất đối với các loại hình sử dụng
đất riêng biệt. Các đặc tính đất đai là các đặc thù của đất, có ảnh hưởng đến sử
dụng đất theo các cách riêng biệt.
- Tính chất đất đai: là các thuộc tính của đất có thể đo đếm, ước tính được.
2.2.2. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
2. Điều tra,
3. Xây dựng
1.Lựa chọn và
4. Mô tả
tổng
hợp,
xây
bản
đồ
đơn
phân cấp chỉ
bản đồ đơn
dựng các bản
vị đất đai
tiêu xây dựng
vị đất đai
đồ
bản đồ đơn vị
đất đai
đơn tính

Hình 2.2: Các bước xây dựng bản đồ đơn vị đất đai


16

Bước 1: Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
- Cơ sở lựa chọn chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phụ thuộc vào
phạm vi chương trình đánh giá đất đai, mối quan hệ giữa yêu cầu đánh giá đất
với tỷ lệ bản đồ cần có.
- Việc phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai dựa vào yêu
cầu, mục đích của chương trình đánh giá đất kết hợp với nguồn tài liệu sẵn có
hoặc bổ sung thêm để lựa chọn chỉ tiêu phân cấp phù hợp với mục đích, yêu
cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp đất đai.
Kết thúc bước 1 giúp chúng ta xác định được các chỉ tiêu để xây dựng
bản đồ đơn vị đất đai cho vùng nghiên cứu phù hợp với yêu cầu của đề tài đó
đặt ra.
Bước 2: Xây dựng các bản đồ đơn tính
Bản đồ đơn tính là bản đồ thể hiện đặc tính, tính chất khác nhau của
đất. Sau khi lựa chọn xác định được các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất
đai kết hợp với việc thu thập tài liệu, điều tra, khảo sát thực địa, tiến hành xây
dựng bản đồ đơn tính (mỗi chỉ tiêu được thể hiện bằng một bản đồ đơn tính).
Trong hệ thống thông tin địa lý (GIS) thì các dữ liệu để xây dựng các
bản đồ đơn tính được thể hiện trên cơ sở kỹ thuật số hóa bản đồ (Digital Map)
Bước 3: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Các bản đồ đơn tính được chồng ghép trên hệ toạ độ chung để tạo thành
đơn vị đất đai. Về cách thức có thể chồng ghép bản đồ bằng tay (phương pháp
thủ công) hoặc bằng kỹ thuật máy vi tính theo công nghệ GIS.
Tuy nhiên trong thực tế, khi xây dựng bản đồ đơn vị đất đai còn gặp
nhiều hạn chế. Trong khi làm bản đồ khó thể hiện hết được các điều kiện thực
tế của đơn vị đất đai nhất là ở bản đồ tỷ lệ nhỏ, vì vậy khi xác định và xây

dựng bản đồ đơn vị đất đai cần tuân thủ các yêu cầu sau:


×