Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Nghiên cứu thành phần cây làm thức ăn của voi châu á (elephas maximus) tại huyện định quán, huyện tân phú tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.97 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

THÁI BÌNH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN CÂY LÀM THỨC ĂN
CỦA VOI CHÂU Á (Elephas maximus) TẠI HUYỆN
ĐỊNH QUÁN, HUYỆN TÂN PHÚ TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM HỌC

Đồng Nai, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

THÁI BÌNH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN CÂY LÀM THỨC ĂN
CỦA VOI CHÂU Á (Elephas maximus) TẠI HUYỆN
ĐỊNH QUÁN, HUYỆN TÂN PHÚ TỈNH ĐỒNG NAI

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60 62 02 01



LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG BÌNH

Đồng Nai, 2017



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Trọng Bình. Các số liệu, kết quả nêu trong luận
văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lắp với bất kỳ nội dung nào đã công bố,
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội
đồng khoa học.
Đồng Nai, ngày 27 tháng 3 năm 2017
Người cam đoan

Thái Bình


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự ủng hộ và tạo điều
kiện của, Ban giám hiệu, Phong Khoa hoc & HTQT, Trường Đại học lâm nghiệp và
khoa sau đại học.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Trọng Bình, người
Thầy đã hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Văn Huy – giáo viên trường Đại Học Lâm
nghiệp, ThS. Lê Mạnh Tuấn - Viện điều tra quy hoạch rừng đã góp ý cho tôi trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
hỗ trợ của các cơ quan: Vườn Quốc gia Cát Tiên, Công ty TNHH một thành viên
lâm nghiệp La Ngà và Khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai. Đồng thời tôi
cũng nhận được sự đóng góp quý báu của các Thầy, Cô giáo và đồng nghiệp.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tời những người
bạn, người thân trong gia đình đã luôn kịp thời động viên và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiêp.
Xin trân trọng cảm ơn !
Thái Bình


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

i

LỜI CẢM ƠN

ii

MỤC LỤC

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

viii

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chƣơng 1

2

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2

1.1. Nghiên cứu về sinh cảnh Voi Châu Á trên thế giới

2

1.1.1. Đặc điểm và tình trạng

2

1.1.2. Quản lý Bảo tồn Voi hoang dã


4

1.2. Nghiên cứu về tình trạng bảo tồn và phân bố của Voi Châu Á tại Việt Nam

6

1.3. Nghiên cứu bảo tồn voi tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1990 - 2016

9

1.3.1. Chương trình bảo tồn voi

9

Chƣơng 2

14

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ- XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

14

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Vườn Quốc Gia Cát Tiên

14

2.1.1. Vị trí địa lý

14


2.1.2. Địa hình

14

2.1.3. Địa chất – Thổ nhưỡng

15

2.1.4. Khí hậu

16

2.1.5. Thủy văn

16

2.1.6. Thảm thực vật

17

2.1.7. Điều kiện kinh tế xã hội

18

2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà20
2.2.1. Vị trí địa lý

20


2.2.2. Địa hình

20

2.2.3. Khí hậu

21


iv

2.2.4. Địa chất và thổ nhưỡng

22

2.2.5. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội trong khu vực

23

2.2.6. Kinh tế - Xã hội

24

2.2.7. Đa dạng thực vật rừng

28

2.2.8. Đa dạng động vật rừng

28


Chƣơng 3

29

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

29

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

29

3.2. Nội dung nghiên cứu

29

3.3.1. Xác định các dạng sinh cảnh voi hoang dã Châu Á tại Đồng Nai.

29

3.3.2. Xác định các loài thực vật làm thức ăn cho Voi Châu Á

29

3.3.3. Đề xuất định hướng các giải pháp bảo vệ rừng khu vực có các loài cây thức
ăn của voi.

29


3.3. Phương pháp nghiên cứu

29

3.3.1. Phương pháp kế thừa:

29

3.3.2. Phương pháp chuyên ngành

29

3.3.2.1. Điều tra cây voi ăn theo tuyến voi kiếm ăn.

29

3.3.2.2. Phương pháp chuyên gia

31

3.3.2.3. Đánh giá cấu trúc rừng

31

Chƣơng 4

34

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


34

4.1. Các loài cây làm thức ăn của voi

34

4.1.1. Thành phần các loài cây làm thức ăn của voi có trên các tuyến điều tra trực
tiếp/ gián tiếp ngoài rừng

34

4.1.2. Cây thức ăn của voi do người được phỏng vấn cung cấp

37

4.1.3. Cây thức ăn của voi ghi nhận qua tài liệu hướng dẫn nuôi voi

40

4.1.4. Các loài cây thức ăn làm thuốc của voi và thuốc chữa bệnh cho voi.

44

4.1.4.1. Cây rừng voi ăn là cây thuốc chữa bệnh:

44

4.1.4.2. Cây rừng dùng báo chế thuốc chữa bệnh cho voi:

45



v

4.2. Hiện trạng tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu

46

4.3. Đặc điểm các sinh cảnh sống của Voi tại khu vực nghiên cứu

48

4.3.1. Sinh cảnh rừng gỗ cây lá rộng thường xanh/bán thường xanh

49

4.3.1.1. Sinh cảnh rừng trung bình:

49

4.3.1.2. Sinh cảnh rừng phục hồi:

54

4.3.2. Sinh cảnh rừng tre nứa và hỗn giao gỗ-nứa

59

4.3.2.1. Sinh cảnh rừng hỗn giao gỗ-nứa:


60

4.3.2.2. Sinh cảnh rừng tre nứa:

65

4.3.3. Sinh cảnh rừng trồng

67

4.3.4. Sinh cảnh đất trống, cây bụi , cây gỗ rải rác

68

4.3.5. Sinh cảnh Đất khác trong lâm nghiêp.

69

4.4. Bảo tồn, bảo vệ và phục hồi tài nguyên rừng

71

4.4.1. Cơ sở của công tác bảo tồn và phục hồi tài nguyên rừng

71

4.4.1.1. Cơ sở về mặt pháp lý

71


4.4.1.2. Cơ sở về mặt tự nhiên

72

4.4.1.3. Cơ sở về nhân lực

72

4.4.2. Định hướng các giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật rừng 73
4.4.2.1. Giải pháp tổ chức bảo vệ rừng

73

4.4.2.2. Giải pháp xây dựng hạ tầng

73

4.4.2.3. Giải pháp Bảo tồn phục hồi phát triển rừng

74

4.4.2.4. Giải pháp hoạt động cộng đồng

74

4.4.2.5. Giải pháp bảo tồn bảo vệ voi

74

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


76

Kết luận

76

Tồn tại

76

Khuyến nghị

76

TÀI LIỆU THAM KHẢO

78

PHỤ LỤC

82


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐVHD:

Động vật hoang dã


HEC:

Xung đột Voi - Người (Human- Elephant Conflict)

HST:

Hệ sinh thái

IUCN:

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên

KBTTN:

Khu bảo tồn thiên nhiên

NN&PTNT:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

TNHH MTV:

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

VQG:


Vườn quốc gia

UBND:

Ủy ban nhân dân

WWF:

Tổ chức quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã

QLRPH:

Quản lý rừng phòng hộ

KL:

Kiểm lâm

ÔTC:

Ô tiêu chuẩn

ÔDB:

Ô dạng bản

D1.3:

Đường kính ngang ngực


Hvn:

Chiều cao vút ngọn


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
hiệu
bảng
1.1

Tên bảng

Trang

Số lượng Voi tự nhiên và thuần dưỡng ở Châu Á

3

1.2

Các loài cây thức ăn cho voi theo nghiên cứu của chuyên gia

10

2.1


Dân số và mật độ dân số

23

2.2

Số hộ và số lao động

23

2.3

Thành phần dân tộc

24

2.4

Diện tích và sản lượng của một số cây trồng chính

25

4.1

Hệ thống tuyến điều tra khảo sát cây rừng voi ăn tại huyện
Định Quán và Tân Phú

35

4.2


Danh sách các loài cây voi ăn trên các tuyến điều tra

36

4.3

Thông tin phỏng vấn về cây voi ăn trong khu vực nghiên cứu

38

4.4

Danh lục các loài cây voi ăn từ công tác phỏng vấn

39

4.5

Danh sách các loài cây cho voi ăn bổ sung tại nhà

41

4.6

Tổng hợp số họ, chi, loài, dạng sống cây thức ăn voi

42

4.7


44

4.9

Nhóm bộ phận voi ăn trên các loài cây
Cây thuốc voi ăn chữa bệnh và cây bào chế thuốc chữa bệnh
cho voi
Hiện trạng tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu

4.10

Thống kê diện tích các loài sinh cảnh sống của voi

48

4.11

Tổ thành thực vật sinh cảnh rừng trung bình (ÔTC10)

49

4.12

Tổ thành thực vật sinh cảnh rừng trung bình (ÔTC11)

50

4.13


Tổ thành thực vật sinh cảnh rừng phục hồi (ÔTC3)

55

4.14

Tổ thành thực vật sinh cảnh rừng phục hồi (ÔTC8)

56

4.15

Chỉ tiêu định lượng rừng hỗn giao Tre nứa-gỗ và rừng tre nứa

59

4.16

Tổ thành thưc vật cây gỗ các ÔTC rừng hỗn giao gỗ-lồ ô

61

4.17

Tổ thành thực vật rừng hỗn giao (ÔTC4)

61

4.18


Tổ thành thực vật rừng hỗn giao (ÔTC7)

62

4.19

Tổ thành thực vật rừng hỗn giao gỗ - lồ ô (ÔTC15)

63

4.20

Tổ thành thưc vật cây gỗ các ÔTC rừng lồ ô

65

4.8

45
46


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
hình vẽ

Tên hình


Trang
13

4.1

Bản đồ vùng phân bố hoạt động voi của tỉnh Đồng Nai
Bản đồ phân bố voi ở VQG Cát Tiên và Khu BTTN Văn
hóa Đồng Nai
Bản đồ các tuyến điều tra cây voi ăn tại khu vực nghiên cứu

4.2

Cấu trúc sinh cảnh rừng trung bình

51

4.3

Phẫu đồ lát cắt dọc và ngang rừng trung bình tại OTC 11

52

4.4

Phẫu đồ Lát cắt dọc và ngang rừng phục hồi

57

4.5


Hinh ảnh sinh cảnh rừng phục hồi

57

4.6

Ảnh dấu vết Voi ăn sinh cảnh rừng hỗn giao

63

4.7

Ảnh sinh cảnh rừng hỗn giao

63

4.8

Phẫu đồ lát cắt dọc và ngang rừng hỗ giao ÔTC 02

64

4.9

Phẫu đồ Lát cắt dọc và ngang rừng tre nứa ÔTC 06

66

4.10


Hình ảnh sinh cảnh rừng tre nứa

67

4.11

Dấu vết voi ăn để lại sinh cảnh rừng tre nứa

67

4.12

Hình ảnh sinh cảnh rừng trồng

68

4.13

Vườn điều và xoài Voi kiếm ăn mùa quả chín

71

1.1
1.2

13
34


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Voi Châu á (Elephas maximus) thuộc họ có vòi (Proboscidea), bộ có vòi
(Proboscide) là loài thú lớn quý hiếm của thế giới và Việt Nam. Sách đỏ Việt Nam
2007 xếp mức [CR], Danh lục IUCN (2017) ở mức [EN], thuộc phụ lục I của Công
ước CITES, nhóm IB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP, và có tên trong Nghị định
160/2013/NĐ-CP.
Voi Châu á (Elephas maximus) đang bị đe dọa nghiêm trọng cả về số lượng
cũng như sinh cảnh sống của loài. Đây là loài ưu tiên bảo tồn đặc biệt, nhận được sự
quan tâm của các tổ chức bảo tồn trong và ngoài nước. Điều này được thể hiện
thông qua Quyết định số 763/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 20142020”. Trong đó có kế hoạch khẩn cấp đến năm 2020 để bảo tồn voi ở Việt Nam.
Sự suy giảm kích thước quần thể Voi ngoài tự nhiên có thể do nhiều nguyên
nhân như săn bắn, mất sinh cảnh, buôn bán động vật trái phép … Trong đó mất và
chia cắt sinh cảnh là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng nhất.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu thức ăn của voi sẽ giúp chúng ta năng cao hiểu
biết về sinh thái thức ăn của loài, là cơ sở khoa học giúp phục hồi các sinh cảnh bị
mất và chia cắt. Tất cả những yếu tố trên là những nguy cơ ảnh hưởng đến bảo tồn
Voi. Do vậy, để góp phần vào công tác bảo tồn Voi và hướng tới các mục tiêu hành
động Quốc gia nói trên tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài cây làm
thức ăn của Voi Châu Á (Elephas maximus) tại huyện Định Quán, Tân Phú tỉnh
Đồng Nai”. Đề tài sau khi hoàn thành sẽ là cơ sở quan trọng cho công tác bảo tồn
và phát triển các loài thực vật làm thức ăn cho Voi hoang dã trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai.


2

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Nghiên cứu về sinh cảnh Voi Châu Á trên thế giới
1.1.1. Đặc điểm và tình trạng
Bộ Voi (Proboscidea) hiện nay chỉ có một họ Voi (Elephantiae) với 2 giống:
giống Loxodonta ở Châu Phi có 2 loài (Loxodonta africana và Loxodonta cyclotis)
và giống Elephas ở Châu Á có 1 loài (Elephas maximus). Voi Châu Phi (Loxodonta
sp) có ngà ở cả Voi đực và Voi cái, tai rất lớn. Voi Châu Á (Elephas maximus) chỉ
con đực mới có ngà. (Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009 [11]).
Voi Châu Á có thân cỡ rất lớn, có thể dài tới 6m. Môi trên và mũi phát triển
kéo dài thành vòi dài chấm đất. Hai răng cửa lớn phát triển thành ngà. Voi đực có
hai ngà, mỗi ngà dài tới 150 cm, nặng 15-20 kg. Có 12 răng hàm, các răng mọc sít
nhau gần như một khối. Da dày, lông thưa, dài, cứng màu nâu xám (đôi khi trắng).
Voi Châu Á sống ở rừng thưa, rừng thứ sinh pha tre nứa, xen lẫn các trảng cỏ
trong các thung lũng hay các vùng đồi thấp. Độ cao phân bố lên tới 1500 – 1600 m
so với mặt nước biển. Thức ăn chủ yếu là cỏ, lá cây, cành cây nhỏ, măng tre nứa,
cây chuối rừng. Chu kỳ sinh sản 4-5 năm 1 lứa, mỗi lứa đẻ 1 con, thời gian mang
thai 21-22 tháng. Voi sơ sinh nặng 90-100 kg, có thể cao tới 1m. Tuổi sinh sản
khoảng 15-50 tuổi. Tuổi thọ 80-90 năm hoặc hơn. Là loài thú lớn quý hiếm, Voi
được thuần hóa để phục vụ cho đời sống: kéo gỗ, thồ hàng, dùng trong chiến trận,
nuôi trong vườn thú, làm xiếc, Ngà Voi có giá trị xuất khẩu và làm hàng mỹ nghệ.
Những nghiên cứu về loài Voi Châu Á ngoài tự nhiên chủ yếu tập trung ở lĩnh
vực điều tra, đánh giá tình trạng và xác định vùng phân bố của loài. Tiêu biểu là các
công trình: Alongkot Chukaew & Prawad Whohandee (2005) [32]; Li Zhang (2007)
[39]; Sukumar và cộng sự (2001),...Tuy nhiên, những điều tra đánh giá này mới tập
trung ở một số Quốc gia có số lượng cá thể Voi nhiều như; Sri- Lanka, Thái Lan,
Ấn Độ, CamPuchia. Do phạm vi nghiên cứu rộng (lãnh thổ toàn quốc) nên hầu như
các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc ước lượng số cá thể Voi trong từng vùng phân


3


bố, rất ít nghiên cứu mô tả được cấu trúc các quần thể loài, nghiên cứu các dạng
sinh cảnh của voi và các loài cây rừng làm thức ăn cho voi.
Theo Dự án Bảo tồn Voi Đăk Lăk thì Voi Châu Á có phân bố tự nhiên ở 13
nước Châu Á gồm: Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam; Với
tổng diện tích phân bố là 486.800km2 (Bảng 1.1).
Bảng 1.1 : Số lƣợng Voi tự nhiên và thuần dƣỡng ở Châu Á
Diện tích
TT

Quốc gia

phân bố
(km2)

Voi hoang dã

Voi nuôi dƣỡng

(cá thế)

(cá thế)

1

Bangladesh

1.800

196 – 227


100

2

Bhutan

1.500

250 – 500

-

3

Cam pu chia

40.000

400 – 600

> 500

4

Trung Quốc

2.500

200 – 250


-

5

Ấn Độ

110.000

23.900 – 32.900

3.500

6

Indonesia

105.000

1.180 – 1.557

350

7

Lào

20.000

781 – 1.202


1.100 – 1.350

8

Malaysia

45.000

2.351 – 3.066

-

9

Myanmar

115.000

4.000 – 5.300

> 5.000

10

Nepal

2.500

100 – 170


170

11

Srilanka

15.000

2.100 – 3.000

200 - 250

12

Thái Lan

25.000

3.000 – 3.700

3.500 – 4.000

13

Việt Nam

3.000

76 - 94


165

Tổng cộng

486.800

38.534 – 52.566

14.535 – 15.300

(Nguồn: Thông tin từ Santiapllai & Jackson (1990), Lair (1997), Sukumar (2003) và cập nhật từ
nhóm Chuyên gia Voi Châu Á của IUCN (IUCN/SSC Asian Elephant Specialist Group, 2004).

Theo IUCN/SSC Asian Elephant Specialist Group, 2004 [31], hiện số lượng
Voi Châu Á hoang dã còn tính khoảng từ 38.534 – 52.566 cá thể, phân bố nhiều
nhất ở Ấn Độ với khoảng từ 23.900 – 32.900 cá thể, ít nhất ở Việt Nam với khoảng


4

76 – 94 cá thể. Cũng theo số liệu này, số lượng Voi Châu Á thuần dưỡng tập trung
ở Ấn Độ, Srilanka, Bangladesh, Nepal và các nước Đông Nam Á như Myanmar,
Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia và Việt Nam. Trong đó số lượng Voi thuần
dưỡng tập trung nhiều nhất ở Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ, Lào, Campuchia, Sri
Lanka. Ngoài ra, một số lượng Voi Châu Á hiện đang được nuôi dưỡng và chăm
sóc trong các vườn thú ở nhiều quốc gia Châu Âu, Châu Mỹ. Theo thông tin của
AZA/TAG/SSP Elephant (Association of Zoo & Aquarium/Taxon Advisory Group/
Special Survival Plan), tổ chức này hiện đang nuôi giữ và chăm sóc tổng số 139 cá
thể Voi Châu Á (27 đực, 112 cái), tại 40 cơ sở của AZA [16].

1.1.2. Quản lý Bảo tồn Voi hoang dã
Hiện nay môi trường sống của Voi hoang dã đang bị suy giảm nghiêm trọng ở
các Quốc gia hiện còn loài này. Việc môi trường sống thu hẹp hoặc chia cắt, nơi
sinh sống bị mất; Nguồn thức ăn khan hiếm, nhiều loài thức ăn Voi ưa thích không
còn; Hành lang di chuyển bị chia cắt, thay đổi hay bị mất từ đó việc gặp gỡ giữa
những cá thể riêng biệt gặp khó khăn ảnh hưởng đến việc sinh sản tự nhiên của
quần thể; Nạn phá rừng làm rẫy, canh tác nông nghiệp đã hủy diệt nhiều loài thức
ăn của voi, làm thay đổi sinh cảnh của Voi.... Môi trường sống bị ảnh hưởng kéo
theo việc Voi trở lên hung dữ hơn, xung đột giữa Voi và Người xảy ra thường
xuyên và hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn, có nhiều người bị Voi giết và Voi bị
người dân xua đuổi nhiều hơn để bảo vệ mùa màng.
Các nước có voi tự nhiên đều nhận thức được việc bảo tồn Voi và vấn đề hạn
chế xung đột giữa Voi và Người. Tuy nhiên, nhiều nước không có đủ nguồn lực
thực hiện. Một số nước khác đã triển khai những nghiên cứu về Voi, nhưng chưa có
chính sách hợp lý cho Bảo tồn Voi nên tính hiệu quả chưa cao, còn nhiều vấn đề
chưa được giải quyết thỏa đáng. Vì vậy, tính cấp thiết hiện này là đòi hỏi cần có
những hỗ trợ về mặt phương pháp, kỹ thuật, tài chính từ các tổ chức Bảo tồn Quốc
tế, Chính phủ và phi Chính phủ để xây dựng chiến lược lâu dài, ổn định, bền vững
cho các nước đang phát triển như Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam.


5

Một số nước đi đầu trong công tác bảo tồn Voi đã xây dựng các trung tâm, mô
hình Bảo tồn Voi đạt những kết quả nhất định. Các nghiên cứu về Voi ở các khu
vực khác nhau ngày một hoan thiện hơn tạo cơ sở khoa học quan trọng cho công tác
bảo tồn.
- Ấn Độ: 23,900 - 32,900 cá thể. Chiếm đến 60% số lượng Voi Châu Á. Thực
trạng phân bố; một số dự đoán quần thể xác thực nhưng phần lớn thiếu chính xác
Karanth & Sunquist (1992); Sukumar (1992); Trung tâm bảo tồn và nghiên cứu

Voi(1998); Choudhury(1999); Bist (2003) [34]. Các báo cáo gần đây cho thấy ở Ấn
Độ có tỷ lệ người tử vong cao nhất trong các cuộc xung đột giữa Voi và con người,
với 200-250 người chết và khoảng 100 con Voi bị giết mỗi năm nguyên nhân chính
là môi trường sống bị chia cắt nguồn thức ăn cho Voi vì thế cũng dần biến mất theo
sự mất rừng, đặc biệt là săn bắt trái phép để lấy ngà và thực thi pháp luật rừng còn
nhiều lỗ hổng, hạn chế trong chế tài xử phạt. Tuy nhiên, hiện nay số lượng loài này
đang dần hồi phục [30]. Năm 1992 Chính phủ Ấn Độ đã thành lập 25 trung tâm Bảo
tồn Voi trong cả nước với tổng diện tích 58.000 km2 với chiến lược là Bảo tồn môi
trường sống của Voi và thiết lập các hành lang, tạo môi trường sống cho Voi. Dự án
này cũng nhằm giải quyết xung đột giữa con người-Voi và nâng cao các lợi ích của
Voi thuần hóa. Dự án Voi cũng đã thành lập tổ chức Giám sát việc giết hại Voi
bất hợp pháp (MIKE), đây là chương trình của CITES. Các nghiên cứu về Voi ở
Ấn Độ đã chú ý đến việc cần thiết nhằm gia tăng số lượng Voi đực, vì điều này liên
quan đến tính bền vững của quần thể Voi tự nhiên.
- Malaysia: Số lượng khoảng 2351 – 3066 trong đó khoảng 1251-1466 ở
Peninsula và khoảng 1100 - 1600 ở đảo Borneo. Voi của Borneo được coi như một
phân loài riêng biệt, năm 2003 sau khi các nhà khoa học kết luận có sự sai khác về
mặt di truyền của loài này. Borneo là khu vực có diện tích rừng lớn là nơi có Bảo
tồn Voi hy vọng về sự gia tăng bền vững của đàn Voi trong tương lai. Voi Borneo
được biết đến do sự di chuyển giữa Malaysia và Kalimantan một

tỉnh của

Indonesia. Trong vòng 25 năm qua đã có khoảng 500 con Voi đã được di chuyển để
làm giảm xung đột giữa người và Voi. Các giải pháp này đã tỏ ra thành công khi


6

hầu hết các con Voi sau khi di chuyển đều khỏe mạnh và đặc biệt làm giảm xung

đột giữa Voi và Người.
- Srilanka: Bảo tồn động vật hoang dã (Sri Lanka Department of Wildlife
Conservation – DWLC) là cơ quan có thẩm quyền cao và chịu trách nhiệm theo dõi
hoạt động bảo tồn Voi nói riêng và động vật hoang dã nói chung. Mặc dù vẫn còn
phải đối mặt với những vẫn đề xung đột giữa người và Voi, nhưng Chính phủ Sri
Lanka đã có chính sách hiệu quả trong việc duy trì các diện tích rừng còn lại và hệ
thống các Vườn quốc gia để duy trì Bảo tồn khoảng 4.000 – 5.000 Voi hoang dã.
Các giải pháp bảo tồn Voi ở Sri Lanka là: Sử dụng các biện pháp ngăn chặn Voi
(tiếng động, ánh sáng,…); Thiết lập một số VQG mới và tăng diện tích các khu Bảo
tồn; Thiết lập các hành lang di chuyển cho Voi; Làm giàu các sinh cảnh sống, thức
ăn của Voi Di chuyển Voi đến các khu vực có mật độ quần thể thấp; Sử dụng hàng
rào điện ngăn chặn giữa các khu vực canh tác của người dân với các vùng phân bố
Voi; Chương trình chăm sóc và Bảo tồn chuyển vị Voi; kiểm soát việc săn bắt trộm;
Bảo tồn tổng hợp gắn Bảo tồn Voi với phát triển kinh tế [16].
1.2. Nghiên cứu về tình trạng bảo tồn và phân bố của Voi Châu Á tại Việt Nam
Trước đây, Voi ở Việt Nam có vùng phân bố khá rộng từ vùng biên giới Tây
Bắc tới các tỉnh Tây Nguyên và Miền Đông Nam Bộ (Tuoc, 1991; Khoi & Tuoc,
1992; Dawson, 1996). Hiện nay Voi chỉ còn phân bố tập trung ở các tỉnh như Nghệ
An, Đắk Lắk và Đồng Nai [3].
Đắk Lắk là địa phương có số lượng cá thể Voi phân bố lớn nhất tại Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu cho thấy về Voi có tác giả Lê Hữu Thành năm 1996 [22]
đã làm đề tài nghiên cứu về một số đặc tính sinh học, sinh thái học của Voi tại vườn
quốc gia Yokdon. Đề tài mới chỉ dừng ở mức độ phỏng vấn một số người có kinh
nghiệm trong săn bắt thuần dưỡng voi và cán bộ lâm nghiệp và chủ yếu xác định
thành phần loài làm thức ăn cho Voi. Năm 2009 tác giả Bảo Huy và các cộng sự
[16] đã khảo sát, đánh giá và thống kê ở khu vực Đắk Lắk hiện có khoảng 83 - 110
cá thể Voi hoang dã đang sinh sống. Trong đó tập trung ở Vườn quốc gia Yok Đôn
7 đàn với 55 - 63 cá thể, khu rừng quản lý của Công ty Lâm nghiệp Ea H’Mơ và Ya



7

Lốp là 2 đàn 24 - 42 cá thể và ở Công ty Lâm nghiệp Chư Pă là một đàn từ 4 - 5 cá
thể. Tác giả đã xác định được số lượng cá thể theo cấp tuổi của Voi. Vùng phân bố,
số cá thể theo tuổi và sinh cảnh phân bố Voi tự nhiên và đã thiết lập được bản đồ
phân bố của Voi tại Đăk Lăk. Theo số liệu của IUCN năm 2004, số cá thể Voi
hoang dã của Việt Nam biến động từ 76 - 94 con. Như vậy với dự báo qua khảo sát
năm 2009, cho thấy ngay ở tỉnh Đăk Lăk số cá thể Voi hoang dã đã lớn hơn số Voi
trong cả nước năm 2004. Điều này có hai khả năng: i) Kết quả dự báo của IUCN có
tính tổng thể trong cả nước, trong khi đi đó kết quả lần này được khảo sát cụ thể, chi
tiết và trên cơ sở ứng dụng thống kê sinh học để dự báo số Voi cho tỉnh Đăk Lăk, ii)
Số cá thể Voi hoang dã ở Đăk Lăk có chiều hướng gia tăng được giải thích như sau:
Sinh sản tự nhiên và Voi di chuyển từ Campuchia sang Việt Nam gia tăng. Đây là
tín hiệu khá tốt cho Bảo tồn Voi tự nhiên, có nghĩa các khu vực sinh cảnh của Voi
được bảo vệ tốt trong thời gian qua như ở trong Vườn quốc gia Yok Đôn, do đó Voi
có xu hướng quay về hoặc ổn định và gia tăng bầy đàn . Công trình cũng đã nghiên
cứu và xác định được danh lục 73 loài làm thức ăn và làm thuốc của Voi nhà và Voi
rừng đây là cơ sở rất tốt cho công tác bảo tồn cũng như làm cơ sở cho các nghiên
cứu về sau đi sâu thêm về tác dụng của từng loại thức ăn.
Tỉnh Nghệ An là một trong 3 khu vực phân bố tập trung của Voi tại Việt Nam.
Tại Vườn quốc gia Pù Mát có 03 đàn Voi với khoảng 11 cá thể phân bố tập trung ở
3 khu vực. Đàn thứ nhất gồm 3 cá thể, phân bố ở phía Đông Bắc VQG và vùng rừng
thuộc Lâm trường Tương Dương; Đàn thứ 2 gồm 3 cá thể, phân bố ở vùng trung
tâm của VQG; Đàn thứ 3 gồm 5 cá thể, phân bố ở Đông Nam VQG. Tại Khu bảo
tồn thiên nhiên Pù Huống hiện còn có 1 đến 3 cá thể Voi hoạt động chủ yếu tại khu
vực xã Bắc Sơn, huyện Quỳ Hợp (Báo cáo điều tra đa dạng sinh học để làm cơ sở
xây dựng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và các tài liệu về điều tra đa dạng sinh
học hàng năm của Khu bảo tồn). Còn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, theo
thông tin từ cán bộ Hạt Kiểm lâm Quế Phong và người dân thì hiện còn 1 đàn Voi
với số lượng từ 1 đến 3 cá thể Voi. Như vậy, tại Nghệ An các thông tin về tình trạng

và phân bố của quần thể Voi mới chỉ dừng lại ở các Báo cáo khoa học và thông tin


8

từ Kiểm lâm hoặc người dân địa phương mà vẫn chưa có những nghiên cứu chi tiết
về quần thể Voi ở đây [3].
Nguyễn Mạnh Hà và cộng sự (2009) đã thực hiện chuyên đề: “Đánh giá về
sinh cảnh và thức ăn của quần thể Voi (Elephas maximus) ở KBTTN&Di tích Vĩnh
Cửu và VQG Cát Tiên” [12]. Kết quả điều tra đã ghi nhận về vùng phân bố của
quần thể Voi hoạt động trên 3 kiểu sinh cảnh chính đó là: Kiểu sinh cảnh rừng
thường xanh và bán thường xanh hỗn giao lồ ô và tre; Kiểu sinh cảnh rừng thường
xanh và vùng xen kẽ rừng bán thường xanh với diện tích đất nông nghiệp; Báo cáo
cũng đã tổng hợp được danh lục của 27 loài thực vật được Voi sử dụng làm thức ăn.
Ngoài ra báo cáo còn ghi nhận vùng phân bố của quần thể Voi hiện nay trên vùng
rộng 34.000 ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên và Văn Hóa Đồng Nai, Vườn Quốc
Gia Cát Tiên và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp La Ngà.
Giới hạn đề tài là mới chỉ chú trọng đến nghiên cứu về đặc điểm sinh thái chưa có
ghi nhận về kết quả của tập tính của Voi tại KBTTN và văn hóa Đồng Nai.
Trong hơn 20 năm trở lại đây sự suy giảm về số lượng cá thể Voi đã gây ra
hiện tượng tuyệt chủng cục bộ ở một số địa phương trên cả nước, xuất phát từ nhiều
nguyên nhân khác nhau xong hiện tượng săn bắt để lấy ngà, thịt, da, lông,… hoặc
ngăn chặn sự phá hoại mùa màng của Voi là những lý do chính. Điển hình tại Nghệ
An đã có ít nhất 8 cá thể (7 cá thể đực, 01 cá thể cái) bị bắn hoặc giết chết bằng mìn
trong và ngoài Vườn quốc gia Pù Mát. Mối xung đột giữa người và Voi tại Đồng
Nai diễn ra đầu tiên đối với quần thể Voi tại Tân Phú
Trịnh Việt Cường và cộng sự (2009) đã thực hiện chuyên đề: “Khảo sát xung
đột giữa Voi và người tại huyện Tân Phú và huyện Vĩnh Cửu – tỉnh Đồng Nai”[5].
Kết quả khảo sát đã đưa ra được một mức độ thiệt hại về kinh tế của người dân do
Voi gây ra.

Những nghiên cứu nhằm bảo vệ và khai thác tài nguyên Voi hoang dã tập
trung vào 3 lĩnh vực: (1) Điều tra đánh giá tình trạng và phân bố của loài; (2)
Nghiên cứu về sinh thái và tập tính của loài; (3) Nghiên cứu về mối xung đột giữa
người và Voi. Những điều tra đánh giá tình trạng và phân bố của loài trước đây chủ


9

yếu mới chỉ dừng lại việc ước lượng số lượng cá thể và xác định vùng phân bố, hầu
như chưa mô tả rõ cấu trúc quần thể và xác định những khu vực cư trú quan trọng.
Những nghiên cứu về sinh thái và tập tính của loài mới tập trung mô tả kiểu rừng
nơi có Voi phân bố, ghi lại những kiến thức bản địa về thuần dưỡng Voi của cộng
đồng địa phương.
1.3. Nghiên cứu bảo tồn voi tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1990 - 2016
1.3.1. Chương trình bảo tồn voi
Đàn voi ở Đồng Nai: Voi hoang dã ở Đồng Nai, sống theo bầy đàn và chúng
rất hoà đồng, đôi khi tách bầy hình thành các nhóm gồm 6-7 con do một voi cái lớn
tuổi nhất dẫn đầu. Voi không giữ lãnh thổ riêng, voi đực trưởng thành (12 tuổi)
thường tách đàn sống riêng lẻ (như chú voi đực lệch ngà ở La Ngà - 2016) hay tạo
nhóm vài con voi đực sống cạnh đàn chính. Khi có voi cái cần giao phối, con đực
mới nhập đàn trở lại tạm thời. Mọi thành viên trong đàn đều có trách nhiệm bảo vệ
và chăm sóc voi con. Voi mẹ mang thai khoảng 21-22 tháng, cho con bú 5 năm. Voi
sống 60-70 năm tuổi, nơi đẻ và nơi chết già của voi thường cũng rất ổn định.
Voi hoang dã trưởng thành mỗi ngày ăn trung bình khoảng 100-200 kg thức ăn
tự nhiên nên luôn phải vận động rộng trong vùng phân bố để kiếm thức ăn. Cây cỏ tự
nhiên voi lựa chọn là thức ăn tốt nhất cho voi, đã giúp voi tồn tại và phát triển qua
hàng triệu năm tiến hóa đến ngày nay. Những bậc thày quản tượng của Thái Lan đã
chỉ ra rằng,Voi hoang dã hàng năm đã chọn ăn trên dưới 200 loài thực trong số hàng
ngàn loài cây tự nhiên có trong khu vực sống của chúng. (“Wild elephants will eat as
many as 200 plant species during the course of a year, but their preferred staple food

is grass and bamboo (which is a kind of grass)” [41]. Voi dùng 16 đến 20 giờ mỗi
ngày để ăn các loài cỏ, tre-nứa, Cau dừa, Chuối rừng, Dây leo, cây nhỏ hay vỏ cây,
rễ, lá và cành cây nhỏ. Các loại hoa quả khác như ngô, lúa, chuối, mía, dứa, mít,
xoài,... cũng là thức ăn yêu thích của loài voi Châu Á.
Voi thường chọn sống gần các nguồn nước ngọt sạch, con trưởng thành uống
khoảng 120-200 lít nước mỗi ngày (bằng việc mỗi lần hút 10-15 lít nước vào vòi và


10

sau đó phun vào miệng để uống). Ngoài ra voi còn tắm bùn đất và hút hàng trăm lít
nước mỗi ngày phun lên mình để làm mát khi da bị nóng.
Voi thường có tập tính chỉ quay trở lại đường cũ kiếm ăn khi nguồn thức ăn
đã hồi phục hay né tránh vùng ô nhiễm mùi nước tiểu và phân thải loại chưa bị phân
hủy của một số nhóm thú lớn theo đàn như lợn, bò, trâu thường kiếm ăn. Voi cũng
thường không đến uống nước ở các suối nước bị nhiễm độc bởi nước tiểu hoặc phân
của một số loài súc vật đàn hay vật nuôi khác gây nên.
Thân voi to, nặng lên và xuống dốc khó khăn nên voi thường chọn nơi sống là
vùng rừng núi có độ dốc thấp, bằng, nhiều khe suối, đầm, ao, đầm lầy, kênh rạch có
nước chảy. Mùa mưa voi thường sống trong rừng vì cỏ cây, tre, nứa, cau, dừa, chuối
nhiều, nước nhiều. Mùa khô ở trong rừng thiếu nước, cỏ cây già cỗi voi thường dịch
chuyển xuống vùng thấp hơn nơi nhiều ao, hồ, suối nước và cây cối còn nhiều để
kiếm ăn. Nếu vùng kiếm ăn truyền thống của voi bị con người lấn chiếm lấy đất trồng
cây lương thực, rau, mía, hoa trái ….voi vẫn xuống kiếm ăn bình thường. Voi ăn hoa
trái, mía chuối của người dân chỉ thường xảy ra vào mùa khô, tạo ra xung đột.
- Năm 2009 Giáo sư Đỗ Tước nghiên cứu “Tình trạng và cấu trúc quần thể Voi
ở Vườn quốc gia Cát Tiên và Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai”
[24], ông đã nghiên cứu và đưa ra danh lục các loài thức ăn voi tại VQG Cát Tiên
thể hiện bảng 1.2 sau.
Bảng 1.2. Các loài cây thức ăn cho voi theo nghiên cứu của chuyên gia

Loài Thực vật

Stt

Họ Thực vật
Tên Khoa học

1
2
3
4
5
6
7
8

Arecaceae
Arecaceae
Arecaceae
Arecaceae
Dilleniaceae
Dilleniaceae
Dipterocarpaceae
Dipterocarpaceae

Cocos nucifera L.
Licuala bracteata Gagnep.
Calamus dioicus Lour.
Calamus dongnaiensis Pierre ex Becc
Dillenia pentagyna Roxb.

Dillenia turbinata Fin. et Gagnep.
Shorea siamensis Miq.
Shorea obtusa Wall.

Tên Việt nam
Dừa*
Mật cật
Mây cát
Mây Đồng Nai
Sổ 5 nhụy +
Sổ bông vụ +
Cẩm liên +
Cà chít +

Dạng
sống
Bui
Bui
Dlg
Dlg
Got
Got
Gol
Gol

Bộ
phận
ăn
L
Đ

T
T
R,V,Q
R,V,Q
L,R
R


11

9
10
11
12
13
14
15
16

Dipterocarpaceae
Erythropalaceae
Fabaceae
Marantaceae
Myrtaceae
Poaceae
Poaceae
Poaceae

17


Poaceae

18
19

Poaceae
Poaceae

20

Poaceae

21
22
23
24

Rubiaceae
Theaceae
Urticaceae
Zingiberaceae
25 Zingiberaceae

Dipterocarpus intricatus Dyer
Erythropalum scandens Blume
Pterocarpus macrocarpus Kurz.
Phrynium thorelii Gagnep.
Syzygium cuminii (L.) Skeels
Oryza minuta J. & C. Presl
Cynodon dactylon (L.) Pres.

Saccharum spontaneum L
Microstegium vagans (Nees ex Steud.) A.
Camus
Imperata cylindrica (L.) P. Beauv.

Dầu lông +
Dây bò khai
Dáng hương +
Lá dong
Trâm vối
Cỏ lúa
Cỏ gà
Cỏ lau

Gol

Cod

R
L, N
R, T
L
R, T
T
L, Bs
T, L, N

Cỏ rác

Cod


L, Bs

Btr
Gol
Cod
Gol
Cod
Cod

Cod
Cỏ tranh
Cỏ giác, Cỏ voi Cod

T, L, N
T,L

Le đầu lá nhỏ

Tre

L,N,Mc

Gon

Zingiber zerumbet (L.) J.E.Sm.

Nhàu lá chanh
Súm đồng nai
Lá gai bánh

Riềng đỏ

Cod

L,T
R
T,L
R,T,L,

Amomum villosum var. xanthoides (Wall.) Hu

Sa nhân

Cod

Ts,Q

Panicum sarmentosum Roxb.
Pseudoxytenanthera parvifolia (Brandis ex
Gamble) T. Q. Nguyen
Morinda citrifolia L.
Adinandra dongnaiensis Gagnep.
Boehmeria nivea (L.) Gaudich.

Gol
Bui

- Năm 1990 trong báo cáo chung về đa dạng sinh học, đến năm 1993 có cuộc
khảo sát về Voi do tổ chức WWF thực hiện.
- Năm 1996 Vườn Quốc gia Cát Tiên đã tổ chức điều tra khảo sát quần thể Voi

với sự công tác của các chuyên gia Việt Nam và chuyên gia nước ngoài.
- Năm 1999 theo báo cáo của Phạm Hữu Khánh và Polet dự đoán có 15 – 21
cá thể.
- Năm 2001, khảo sát được tiến hành một cách qui mô, chi tiết hơn. Kết quả
đánh giá về Voi của S. Varma et all ước tính 11 – 17 cá thể. Vùng sống của Voi trên
diện tích hơn 500 km2.
- Năm 2001 Quỹ bảo tồn Voi châu Á MIKE tập huấn cho cán bộ của Vườn về
giám sát săn bắt Voi bất hợp pháp, giám sát thực thi pháp luật; tiến hành một số
hoạt động như đặt các điểm muối khoáng nhân tạo ở khu vực Tà Lài, Núi Tượng;
đặt máy bẫy ảnh chụp trực tiếp ở khu vực đồi Đất Đỏ.
- Từ 2001 đến 2003 số lượng Voi ước tính 11 – 17 con, mùa khô và đầu mùa
mưa hoạt động chủ yếu ở phía Nam VQG Cát Tiên, Công ty TNHH MTV Lâm


12

nghiệp La Ngà và ở ấp 3,4,7 xã Tà Lài, huyện Tân Phú.
- Năm 2003 thông tin 05 con Voi được xác định qua dấu chân, trong đó quan
sát được 02 con tại các Tiểu khu 1, 1a, 2b, 10, 10a, 11, 12, 21, 21a, 25 Công ty
TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà.
- Từ năm 2003 và các năm tiếp theo, Chi cục Kiểm lâm xây dựng kế hoạch
tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân xã Thanh Sơn huyện Định Quán phòng tránh
Voi; phối hợp VQG Cát Tiên tổ chức các đợt tuyên truyền giáo dục người dân nhận
thức hiểu đúng đắn hơn về bảo tồn Voi nhằm tránh xung đột có thể xảy ra giữa Voi
– Người;
- Dự án Bảo vệ rừng và Phát triển nông ấp VQG Cát Tiên do Chính phủ Hà
Lan tài trợ, thực hiện từ tháng 06/2003 đến tháng 06/2006. Dự án đã có hiệu quả
nâng cao đời sống người dân các xã ven VQG Cát Tiên; tuyên truyền nâng cao ý
thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học;
Từ năm 2004 đến 2006 đàn Voi có xu hướng tách nhóm nhỏ do có Voi con ở

nhóm 4 – 6 con di chuyển mở rộng vùng kiếm ăn về phía xã Phú lý, huyện Vĩnh
Cửu tại tiểu khu 59, 59a Khu Bảo tồn TN Văn Hóa Đồng Nai.
Năm 2005 UBND tỉnh đầu tư 69.000.000đồng cho 03 đơn vị Ban QLRPH
Vĩnh An, Ban QLRPH Tân Phú, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà đầu tư
xây dựng các điểm cung cấp nước, thức ăn bổ sung cho Voi.
- Dự án Bảo tồn đa dạng sinh học khu vực Châu Á do Quỹ Voi hỗ trợ và Phát
triển của Hoa Kỳ (USAID), thực hiện từ tháng 9/2005 – 9/2008.


13

Nguồn Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai 2016

Hình 1.1: Bản đồ vùng phân bố hoạt động voi của tỉnh Đồng Nai

Nguồn Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai 2016

Hinh 1.2: Bản đồ phân bố voi ở VQG Cát Tiên
và Khu BTTN Văn hóa Đồng Nai


14

Chƣơng 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ- XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Vƣờn Quốc Gia Cát Tiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Vườn Quốc gia Cát Tiên (VQG CT) nằm ở phía nam Việt Nam, có diện tích là
71,920 ha nằm trên địa bàn 3 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước. Nằm giữa 2
vùng sinh học địa lý chuyển tiếp từ vùng cao nguyên Trường Sơn xuống vùng đồng

bằng Nam bộ, do vậy hội tụ được các luồng hệ thực vật, hệ động vật phong phú, đa
dạng, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới thường xanh của các tỉnh miền
đông Nam bộ, Việt Nam.
- Tọa độ địa lý: 11o20’50’’ – 11o50’20” độ vĩ Bắc
107o09’05” – 107o35’20” đđộ kinh Đông
- Phạm vi ranh gới:
+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc và tỉnh Bình Phước.
+ Phía Nam giáp Công ty Lâm nghiệp La Ngà (Đồng Nai).
+ Phía Đông có ranh giới là sông Đồng Nai, giáp tỉnh Lâm Đồng.
+ Phía Tây giáp với Lâm trường Vĩnh An (nay là Khu Bảo tồn thiên nhiên văn
hóa Đồng Nai).
2.1.2. Địa hình
Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm trong vùng địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên
cực Nam trung bộ đến đồng bằng Nam bộ, bao gồm các kiểm địa hình đặc trưng của
phần cuối cùng dãy Trường Sơn và địa hình vùng Đông Nam bộ, có 05 kiểu chính:
1. Kiểu địa hình núi cao, sườn dốc
Chủ yếu ở phía Bắc Vườn Quốc gia Cát Tiên. Độ cao so với mặt nước biển từ
200-600 m, độ dốc 15 – 200, có nới trên 300. Địa hình là các dạng sườn dốc, phân
bố giữa thung lũng sông, suối và dạng đỉnh bằng phẳng. Mức độ chia cắt phức tạp
và cũng là đầu nguồn của các suối nhỏ chảy ra sông Đồng Nai.
2. Kiểu địa hình trung bình sườn ít dốc


×