Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống sắn mới tại huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI VĂN NAM

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG SẮN MỚI
TẠI HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - NĂM 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI VĂN NAM

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG SẮN MỚI
TẠI HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng

2. PGS.TS. Hà Thị Thúy

THÁI NGUYÊN - NĂM 2015




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn này đã được cảm ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước khoa
và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài./.

Tác giả

Bùi Văn Nam


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo, các phòng ban và các đơn vị trong cũng như ngoài trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng –
Khoa Nông học thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, truyền thụ những kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn
Nhân dịp này tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Nông học, Phòng
quản lý Sau Đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, UBND xã Cao
Phong, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong
thời gian tiến hành đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè,
đồng nghiệp đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Bùi Văn Nam


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................II
MỤC LỤC ................................................................................................................. III
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................ VI
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... VII
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... IX
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... IX
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................... 2
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI......................................................................................... 2

3.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất ........................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 3
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI..................................................................... 3

1.1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 3

1.1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 3
1.2. NGUỒN GỐC, SỰ PHÂN BỐ CỦA CÂY SẮN ................................................ 4

1.2.1. Nguồn gốc ................................................................................................ 4
1.2.2. Sự phân bố ................................................................................................ 5
1.3. GIÁ TRỊ CỦA CÂY SẮN ................................................................................... 5

1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn tại Việt Nam .................................... 10
1.4.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn tại tỉnh Vĩnh Phúc ........................... 13
1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CHỌN TẠO GIỐNG SẮN TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM......................................................................................................... 15

1.5.1. Tình hình nghiên cứu, chon tạo giống sắn trên thế giới ........................ 15
1.5.2. Tình hình nghiên cứu, chon tạo giống sắn ở Việt Nam ......................... 19


iv

1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THỜI VỤ TRỒNG, THU HOẠCH SẮN TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ...................................................................................... 21

1.6.1. Thời vụ trồng sắn và thu hoạch trên thế giới ......................................... 21
1.6.2. Thời vụ trồng sắn, thời vụ thu hoạch ở Việt Nam ................................. 23
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 25
2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 25
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 25

2.2.1.Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các giống sắn tham gia
thí nghiệm. ........................................................................................................ 25
2.2.2.Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến các yếu tố cấu thành

năng suất và năng suất, chất lượng của các giống sắn tham gia thí nghiệm .......... 25
2.2.3.Đánh giá hiệu quả kinh tế của thời điểm thu hoạch đối với các giống sắn
tham gia thí nghiệm .......................................................................................... 25
2.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ................................................... 25

2.3.1. Địa điểm nghiên cứu……………………………………….. ............... .25
2.3.2. Thời gian thực hiện ................................................................................ 26
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 26

2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................... 26
2.4.2. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm ................................................................ 26
2.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi ................................. 27
2.4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của thời điểm thu hoạch đối với các giống
sắn tham gia thí nghiệm .................................................................................. 30
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .................................................................. 30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN .................................... 31
3.1. TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG SẮN THAM GIA
THÍ NGHIỆM TẠI HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2014 ...................... 31

3.1.1. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của các giống sắn .................... 31
3.1.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống sắn............................. 32
3.1.3. Tốc độ ra lá của các giống sắn ............................................................... 34
3.1.4. Tuổi thọ lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm ............................... 36


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện

luận văn này đã được cảm ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước khoa
và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài./.

Tác giả

Bùi Văn Nam


vi

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

CIAT

: Trung tâm Quốc tế nông nghiệp nhiệt đới

DBV

: Dải bảo vệ

FAO

: Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hiệp Quốc

IITA

: Viện quốc tế nông nghiệp nhiệt đới

NL


: Nhắc lại

NSCK

: Năng suất củ khô

NSCT

: Năng suất củ tươi

NSSVH

: Năng suất sinh vật học

NSTB

: Năng suất tinh bột

NSTL

: Năng suất thân lá

TB

: Trung bình

TLCK

: Tỷ lệ chất khô


TLTB

: Tỷ lệ tinh bột


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Thành phần hoá học trong củ sắn tươi .............................................. 5
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới giai đoạn
2003 - 2013 ......................................................................................... 7
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của một số châu trồng sắn
chính trên thế giới năm 2013 .............................................................. 9
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Việt Nam giai đoạn
2003 - 2013 ....................................................................................... 11
Bảng 1.5: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn ở một số vùng của Việt
Nam năm 2013 .................................................................................. 12
Bảng 1.6. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng sắn tỉnh Vĩnh Phúc
trong 5 năm (giai đoạn 2009 – 2013) ............................................... 14
Bảng 2.1: Tên giống và cơ quan tuyển chọn ban đầu của các giống sắn
tham gia thí nghiệm .......................................................................... 25
Bảng 3.1: Tỷ lệ mọc mầm, thời gian mọc mầm và thời gian kết thúc
mọc mầm của các giống sắn tham gia thí nghiệm ............................ 31
Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống sắn tham gia
thí nghiệm ......................................................................................... 33
Bảng 3.3: Tốc độ ra lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm ....................... 35
Bảng 3.4: Tuổi thọ lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm ......................... 37
Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các giống sắn tham gia thí nghiệm ....... 38

Bảng 3.6: Chiều dài củ ở các tháng thu hoạch sau trồng của các giống
sắn tham gia thí nghiệm .................................................................... 41
Bảng 3.7: Đường kính củ ở các tháng thu hoạch sau trồng của các giống
sắn tham gia thí nghiệm .................................................................... 42
Bảng 3.8: Tổng số củ/gốc ở các tháng thu hoạch sau trồng của các
giống sắn tham gia thí nghiệm.......................................................... 42


viii

Bảng 3.9: Khối lượng củ/gốc ở các tháng thu hoạch sau trồng của các
giống sắn tham gia thí nghiệm.......................................................... 44
Bảng 3.10: Khối lượng thân lá/gốc tại các tháng thu hoạch sau trồng
của các giống sắn tham gia thí nghiệm ............................................. 45
Bảng 3.11: Năng suất củ tươi tại các tháng thu hoạch sau trồng của các
giống sắn tham gia thí nghiệm.......................................................... 47
Bảng 3.12: Năng suất thân lá tại các tháng thu hoạch sau trồng của các
giống sắn tham gia thí nghiệm.......................................................... 49
Bảng 3.13: Năng suất sinh vật học của các giống sắn tham gia thí
nghiệm tại các tháng thu hoạch ........................................................ 50
Bảng 3.14: Hệ số thu hoạch tại các tháng thu hoạch sau trồng của các
giống sắn tham gia thí nghiệm.......................................................... 52
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch sau trồng đến tỷ lệ vỏ
gỗ của các giống tham gia thí nghiệm .............................................. 53
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch sau trồng đến tỷ lệ vỏ
thịt của các giống tham gia thí nghiệm ............................................. 54
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch sau trồng đến tỷ lệ thịt
củ của các giống tham gia thí nghiệm .............................................. 55
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch sau trồng đến tỷ lệ chất khô
của các giống sắn tham gia thí nghiệm ............................................. 56

Bảng 3.19: Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch sau trồng đến tỷ lệ tinh bột
của các giống sắn tham gia thí nghiệm ............................................. 57
Bảng 3.20: Năng suất củ khô ở các tháng thu hoạch sau trồng của các
giống sắn tham gia thí nghiệm.......................................................... 59
Bảng 3.21: Năng suất tinh bột ở các tháng thu hoạch sau trồng của các
giống sắn tham gia thí nghiệm.......................................................... 61
Bảng 3.22: Hiệu quả kinh tế ở các tháng thu hoạch sau trồng của các
giống sắn tham gia thí nghiệm.......................................................... 63


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Năng suất củ tươi tại các tháng thu hoạch sau trồng của các
giống sắn tham gia thí nghiệm ....................................................... 48
Hình 3.2. Năng suất thân lá tại các tháng thu hoạch sau trồng của các
giống sắn tham gia thí nghiệm ....................................................... 49
Hình 3.3. Biểu đồ Năng suất sinh vật học tại các tháng thu hoạch sau
trồng của các giống sắn tham gia thí nghiệm................................. 51
Hình 3.4. Năng suất củ khô tại các tháng thu hoạch sau trồng của các
giống sắn tham gia thí nghiệm ....................................................... 60
Hình 3.5. Năng suất tinh bột tại các tháng thu hoạch sau trồng của các
giống sắn tham gia thí nghiệm ....................................................... 62
Hình 3.6. Tỷ lệ chất khô tại các tháng thu hoạch sau trồng của các giống
sắn tham gia thí nghiệm ................................................................. 56
Hình 3.7. Tỷ lệ tinh bột tại các tháng thu hoạch sau trồng của các giống
sắn tham gia thí nghiệm ................................................................. 58



ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo, các phòng ban và các đơn vị trong cũng như ngoài trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng –
Khoa Nông học thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, truyền thụ những kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn
Nhân dịp này tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Nông học, Phòng
quản lý Sau Đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, UBND xã Cao
Phong, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong
thời gian tiến hành đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè,
đồng nghiệp đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Bùi Văn Nam


2

không ngừng được nâng cao, sắn đã trở thành cây hàng hóa xuất khẩu của
nhiều tỉnh. Tuy nhiên năng suất, sản lượng sắn ở một số nơi cũng như huyện
Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc chưa cao do người dân vẫn quan niệm về cây sắn là
cây dễ trồng, thích ứng rộng, lại không đòi hỏi cao về kỹ thuật chăm sóc nên
chưa chú ý đầu tư thâm canh đặc biệt là vẫn sử dụng những giống địa phương

truyền thống có năng suất thấp. Do vậy để chọn được giống sắn mới có năng
suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái nhằm tăng năng suất, sản
lượng và tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống người dân góp phần thực
hiện thắng lợi mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Sông
Lô, tỉnh Vĩnh Phúc là cần thiết, nên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống sắn mới tại
huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Chọn được giống sắn có năng suất, chất lượng cao, thích hợp với điều kiện
sinh thái của huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
- Xác định được thời điểm thu hoạch thích hợp đối với giống sắn mới
nhằm đạt năng suất và chất lượng cao.
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở khoa học khẳng định được một số
giống sắn có năng suất cao, chất lượng tốt và thời điểm thu hoạch thích hợp
với điều kiện canh tác tại xã Cao Phong, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất
Tìm ra các giống sắn mới có năng suất, chất lượng cao và thời điểm thu
hoạch thích hợp đưa vào sản xuất đại trà đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện nay
của người trồng sắn tại tỉnh Vĩnh Phúc.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI


1.1.1. Cơ sở lý luận
Để đánh giá các giống sắn cần dựa vào các đặc điểm sinh trưởng và phát
triển, các yếu tố cấu thành năng suất: số lượng củ/gốc; chiều cao cây; tổng số
lá; tuổi thọ trung bình của lá; khả năng phân cành, chỉ số diện tích lá, tỷ lệ
chất khô, chỉ số thu hoạch, năng suất củ khô, năng suất sinh học, năng suất
tinh bột... trong đó năng suất sinh học, chỉ số thu hoạch được coi là chỉ tiêu
chính để chọn lọc.
Sắn là loại cây trồng có khả năng thích ứng rộng, song việc chọn lọc
được một số giống sắn mới có khả năng cho năng suất cao ở tất cả các vùng
sinh thái nông nghiệp quả là một vấn đề khó khăn. Do yếu tố môi trường thay
đổi đã tạo nên sự tương tác gen với môi trường, trong đó tính trạng năng suất
củ tươi dưới tác động của môi trường khác nhau (khí hậu, đất đai, điều kiện
canh tác...) thì năng suất củ tươi sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nên việc đánh giá
năng suất của các dòng ưu tú vào các giai đoạn cuối của chọn lọc là cơ hội để
xác định được giống thích hợp nhất cho từng vùng sản xuất.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc là một huyện trung du miền núi với tổng
diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 6.270,70 ha, trong đó; diện tích cây sắn
là 580 ha, năng suất là 14,70 tấn/ha, sản lượng 8.580 tấn (Niên giám thông kê
tỉnh Vĩnh Phúc, 2013) [14]. Cây Sắn là một trong những loài cây lương thực
dễ trồng, có khả năng thích ứng với những vùng đất nghèo, không có yêu cầu
cao về điều kiện sinh thái, phân bón, chăm sóc và đã được người dân ở xã Cao
Phong, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc trồng từ rất lâu và trở thành cây lương
thực, thực phẩm quan trọng đối với thu nhập, đời sống nhân dân.


4

Năng suất cũng như sản lượng sắn ở một số nơi cũng như huyện Sông Lô

tỉnh Vĩnh Phúc còn chưa cao, thấp hơn năng suất bình quân chung của cả nước,
một mặt do người dân chưa quan tâm, đầu tư thâm canh cũng như vẫn sử dụng
những giống địa phương truyền thống nhất có tiềm năng, năng suất và chất
lượng thấp như: giống sắn lá tre, giống sắn xanh Vĩnh Phú. Do vậy để nâng cao
đời sống, thu nhập cho người nông dân, phục vụ cho chiến lược phát triển sắn
bền vững ở huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc rất cần có một số giống sắn mới có
năng suất cao, chất lượng tốt thay thế cho các giống địa phương.
1.2. NGUỒN GỐC, SỰ PHÂN BỐ CỦA CÂY SẮN

1.2.1. Nguồn gốc
Cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng chứng minh về nguồn gốc phát
sinh của cây sắn. Một số công trình nghiên cứu gần đây của nhiều tác giả kết
luận rằng cây sắn có nguồn gốc phức tạp và có 4 Trung tâm phát sinh chính
đó là Braxin có 2 Trung tâm còn lại là Mexico và Bolivia. Sắn đã được trồng
cách đây khoảng 3.000 - 7.000 năm (Reichel Dolmantoff 1957 và 1965;
Rouse và Cruxent, 1963) [9].
Cây sắn được du nhập vào châu Á khoảng giữa thế kỷ XVII theo 2 con
đường: Thứ nhất là vào Srilanca năm 1876 rồi sang ấn Độ năm 1794 sau đó
sang Trung Quốc, Myanmar và một số nước châu Á khác. Thứ hai là từ châu
Mỹ la tinh đưa vào Philippin bởi thực dân Tây Ban Nha sau đó đem trồng ở
Inđônesia và một số nước châu Á khác.
Ở Việt Nam cây sắn được du nhập vào khoảng giữa thế kỷ 18 (Phạm
Văn Biên, 1991) [1], đến nay cây sắn đã trở thành một trong năm loại cây
lương thực quan trọng nhất. Năm 2013, diện tích trồng sắn tại Việt Nam là
544,1 ngàn ha với sản lượng đạt 9,7 triệu tấn (Tổng cục thống kê 2013) [11].


5

1.2.2. Sự phân bố

Trên thế giới, sắn được trồng rộng rãi ở 300 Vĩ Bắc đến 300 Vĩ Nam và
được trồng ở trên 100 nước nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc ba châu lục lớn là
châu Phi, châu Mỹ và châu Á (Trần Ngọc Ngoạn, 2007) [9];
Ở Việt Nam cây sắn được trồng tập trung nhiều nhất ở vùng Trung du và
miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây
Nguyên và vùng Đông Nam bộ.
1.3. GIÁ TRỊ CỦA CÂY SẮN

Sắn là một cây trồng có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp,
lương thực thực phẩm và thức ăn gia súc. Sắn củ tươi giàu tinh bột, chứa
nhiều gluxit khó tiêu, nghèo các chất béo, muối khoáng, vitamin và đạm.
Bảng 1.1: Thành phần hoá học trong củ sắn tươi
Thành phần

Hàm lượng

Tỷ lệ chất khô (%)

30- 40

Hàm lượng tinh bột (%)

27-36

Đường tổng số (% FW)

0,5- 2,5

Đạm tổng số (%FW)


0,5- 2,0

Chất xơ (%FW)

1,0

Chất béo (%FW)

0,5

Chất khoáng (%FW)

0,5- 1,5

Vitamin A (mg/100gFW)

17

Vitamin C (mg/100gFW)

50

Năng lượng (KJ/100g)

607

Amylose (%)

15-29


Christopher Wheatley, Gregory J.Scott, Rupert Best and Siert Wiersema 1995[16].


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................II
MỤC LỤC ................................................................................................................. III
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................ VI
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... VII
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... IX
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... IX
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................... 2
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI......................................................................................... 2

3.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất ........................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 3
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI..................................................................... 3

1.1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 3
1.1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 3
1.2. NGUỒN GỐC, SỰ PHÂN BỐ CỦA CÂY SẮN ................................................ 4

1.2.1. Nguồn gốc ................................................................................................ 4
1.2.2. Sự phân bố ................................................................................................ 5
1.3. GIÁ TRỊ CỦA CÂY SẮN ................................................................................... 5


1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn tại Việt Nam .................................... 10
1.4.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn tại tỉnh Vĩnh Phúc ........................... 13
1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CHỌN TẠO GIỐNG SẮN TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM......................................................................................................... 15

1.5.1. Tình hình nghiên cứu, chon tạo giống sắn trên thế giới ........................ 15
1.5.2. Tình hình nghiên cứu, chon tạo giống sắn ở Việt Nam ......................... 19


7

chất đạm, canxi, caroten, vitamin B1, C. nhưng cần chú ý để làm giảm hàm
lượng HCN. Lá sắn đắng không nên luộc ăn mà nên muối dưa hoặc phơi khô
để làm bột lá sắn phối hợp với các bột khác làm bánh thì hàm lượng HCN còn
lại không đáng kể.
1.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẮN

1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới
Hiện nay, cây sắn được trồng tại trên 100 nước nhiệt đới trên toàn thế
giới với quy mô canh tác, năng suất, sản lượng rất khác nhau và được tập
trung ở một số châu lục như sau:
- Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới được thể hiện ở bảng 1.2.
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới giai đoạn
2003 - 2013
DiÖn tÝch

N¨ng suÊt

S¶n l−îng


( triÖu ha)

( TÊn/ha)

(TriÖu tÊn)

2003

17,59

10,79

189,99

2004

18,51

10,94

202.64

2005

18,69

10,87

203,34


2006

20,50

10,90

224,00

2007

18,39

12,16

223,75

2008

21,94

12,87

238,45

2009

18,83

12,47


235,04

2010

18,56

12,40

230,26

2011

19,64

12,83

252,20

2012

20,66

12,88

262,58

2013

20,73


13,35

276,72

N¨m

(Nguồn : FAOSTAT, 2014) [11]


8

Qua số liệu bảng 1.2 ta thấy từ năm 2003 đến năm 2013 diện tích, năng
suất cũng như sản lượng sắn trên thế giới đã tăng lên đáng kể, cụ thể:
+ Năm 2003 diện tích mới chỉ có 17,59 triệu ha, năng suất là 10,79
tấn/ha và sản lượng đạt 189,99 triệu tấn
+ Năm 2013 diện tích đã tăng lên 20,73 triệu ha, năng suất đạt 13,35
tấn/ha và sản lượng đạt 276,72 triệu tấn. Diện tích trồng sắn trên toàn thế giới
năm 2013 tăng 17,85% (3,14 triệu ha), năng suất tăng 23,73% (2,56 tấn/ha) và
sản lượng tăng 45,65% (86,73 triệu tấn) so với năm 2003.
- Trên thế giới sắn chủ yếu được trồng ở 3 châu lục là châu Phi, Châu Mỹ,
châu Á. Trong đó: Năm 2013 châu Phí có diện sắn và sản lượng sắn nhiều nhất
với diện tích là 14,18 triệu ha, sản lượng đạt 157,99 triệu tấn; sau đó là châu Á có
diện tích là 4,18 triệu ha và sản lượng đạt 88,22 triệu tấn; tiếp đến châu Mỹ diện
tích 2,35 triệu ha và sản lượng 30,25 triệu tấn. ( Bảng 1.3)
Theo Viện Nghiên cứu chiến lược Lương thực Quốc tế và Trung tâm
Khoai tây Quốc tế đã tính toán nhiều mặt và dự báo tình hình sản xuất và tiêu
thụ sắn toàn cầu với tầm nhìn đến năm 2020 (Trần Ngọc Ngoạn, 2007)[9].
Năm 2020 sản lượng sắn toàn cầu ước đạt 275,10 triệu tấn, trong đó sản xuất
sắn chủ yếu ở các nước đang phát triển là 274,7 triệu tấn, các nước đã phát

triển khoảng 0,40 triệu tấn. Mức tiêu thụ sắn ở các nước đang phát triển dự
báo đạt 254,60 triệu tấn, các nước đã phát triển là 20,5 triệu tấn. Khối lượng
sản phẩm sắn toàn cầu sử dụng làm lương thực thực phẩm dự báo nhu cầu là
176,3 triệu tấn và thức ăn gia súc 53,4 triệu tấn. Tốc độ tăng hàng năm của
nhu cầu sử dụng sản phẩm sắn làm lương thực, thực phẩm và thức ăn gia súc
đạt tương ứng là 1,98% và 0,95%. Châu Phi vẫn là khu vực dẫn đầu về nhu
cầu sản lượng sắn toàn cầu với dự báo năm 2020 sẽ đạt 168,6 triệu tấn. Trong
đó, khối lượng sản phẩm được sử dụng làm lương thực thực phẩm là 77,2%,
làm thức ăn gia súc là 4,4%. Châu Mỹ La tinh ước tốc độ tiêu thụ sản phẩm
sắn tăng hàng năm là 1,3%, châu Phi là 2,44% và châu Á là 0,84 - 0,96%


9

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của một số châu lục trồng
sắn chính trên thế giới năm 2013
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

Toàn thế giới


20,73

13,35

276,72

Châu Phi

14,18

11,14

157,99

Nigeria

3,85

14,03

54,00

Cộng hòa Congo

2,20

7,50

16,50


Angola

1,17

14,05

16,41

Tanzania

0,95

5,68

5,40

Ghana

0,87

16,72

14,55

Mozambique

0,78

12,82


10,00

Châu Mỹ

2,35

12,86

30,25

Brazil

1,53

13,91

21,23

Colombia

0,23

10,72

2,48

Paraguay

0,18


16,00

2,80

Peru

0,10

12,10

1,18

Cuba

0,09

5,89

0,51

Châu Á

4,18

21,10

88,22

Thái Lan


1,39

21,82

30,23

Indonesia

1,07

22,46

23,94

Việt Nam

0,54

17,90

9,74

Campuchia

0,35

22,86

8,00


Trung Quốc

0,29

16,09

4,59

Ấn Độ

0,21

34,96

7,24

Vùng trồng

Nguồn: FAOSTAT, 2014 [10]


10

1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn tại Việt Nam
Cây sắn được du nhập vào Việt Nam trong khoảng giữa thế kỷ 18 (Phạm
Văn Biên, 1991)[1]. Hiện chưa có tài liệu chắc chắn về nơi trồng và năm
trồng đầu tiên. Song đã từ lâu cây sắn trở thành cây có củ đứng hàng đầu về
diện tích và sản lượng trong số các cây có củ ở nước ta.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với dân số trên 90 triệu người. Trong
năm 2013 có khoảng 7,8% là hộ nghèo, cận nghèo. Cây sắn là nguồn thu nhập

quan trọng của các hộ nông dân nghèo, cận nghèo. Ở miền Bắc, sắn được
trồng trên vùng đồi, núi có độ dốc < 150 với diện tích khá lớn nhưng không
tập trung, sản phẩm của sắn chủ yếu là sắn lát phơi khô hoặc tiêu thụ tươi,
chăn nuôi và một phần làm lương thực. Cây sắn là một trong 4 cây lương thực
chính, có vai trò quan trọng trong chiến lược an toàn lương thực quốc gia sau
lúa và ngô. Ở miền Bắc, sắn là nguồn lương thực và thức ăn gia súc quan
trọng của các nông hộ sản xuất nhỏ. Cây sắn được trồng ở trung du với diện
tích khá lớn, nhưng chưa tập trung, sản phẩm chủ yếu là sắn lát phơi khô hoặc
tiêu thụ tươi. Từ năm 2003 đến nay, một số tỉnh miền Bắc như Yên Bái, Vĩnh
Phúc, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Kạn, Tuyên Quang cây sắn đã chuyển từ cây
lương thực thực phẩm sang cây công nghiệp.
- Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn của Việt Nam trong những năm gần
đây có những bước tiến đáng kể. Tại Việt Nam sắn được canh tác phổ biến ở
hầu hết các tỉnh của các vùng sinh thái nông nghiệp. Diện tích, năng suất và
sản lượng sắn của Việt Nam trong những năm gần đây đều tăng lên đáng kể
và được thể hiện qua bảng 1.4.
Cũng qua số liệu bảng 1.4 chúng tôi thấy diện tích, năng suất cũng như
sản lượng sắn Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2013 đã tăng lên đáng kể:
+ Diện tích: năm 2003 diện tích là 372,7 nghìn ha nhưng đến năm 2013
đã tăng lên 544,1 nghìn ha tăng 45,99%, tương đương tăng 171,4 nghìn ha


iv

1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THỜI VỤ TRỒNG, THU HOẠCH SẮN TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ...................................................................................... 21

1.6.1. Thời vụ trồng sắn và thu hoạch trên thế giới ......................................... 21
1.6.2. Thời vụ trồng sắn, thời vụ thu hoạch ở Việt Nam ................................. 23
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 25

2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 25
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 25

2.2.1.Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các giống sắn tham gia
thí nghiệm. ........................................................................................................ 25
2.2.2.Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất, chất lượng của các giống sắn tham gia thí nghiệm .......... 25
2.2.3.Đánh giá hiệu quả kinh tế của thời điểm thu hoạch đối với các giống sắn
tham gia thí nghiệm .......................................................................................... 25
2.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ................................................... 25

2.3.1. Địa điểm nghiên cứu……………………………………….. ............... .25
2.3.2. Thời gian thực hiện ................................................................................ 26
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 26

2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................... 26
2.4.2. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm ................................................................ 26
2.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi ................................. 27
2.4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của thời điểm thu hoạch đối với các giống
sắn tham gia thí nghiệm .................................................................................. 30
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .................................................................. 30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN .................................... 31
3.1. TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG SẮN THAM GIA
THÍ NGHIỆM TẠI HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2014 ...................... 31

3.1.1. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của các giống sắn .................... 31
3.1.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống sắn............................. 32
3.1.3. Tốc độ ra lá của các giống sắn ............................................................... 34
3.1.4. Tuổi thọ lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm ............................... 36



12

Bảng 1.5: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn ở một số vùng
của Việt Nam năm 2013
Diện tích Năng suất Sản lượng
(1.000ha) (tấn/ha) (1.000 tấn)

Vùng trồng sắn
Trong cả nước

544,1

17,90

9.742,2

Trung du và miền núi phía Bắc

117,20

11,92

1.397,50

Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung

170,40

17,71


3.017,90

Tây nguyên

144,50

17,06

2.465,10

92,20

26,40

2.433,80

17,7

33,59

594,5

Đông Nam bộ
Vùng khác

(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2014)[11]
Qua số liệu bảng 1.5 ta thấy cả nước ta hiện nay có 4 vùng trồng sắn
chính với diện tích, năng suất, sản lượng sắn ở mỗi vùng có sự khác biệt:
+ Về diện tích: diện tích trồng sắn ở Bắc trung bộ và Duyên hải miền

Trung là vùng có diện tích trồng sắn cao nhất 170,4 nghìn ha, tiếp theo là
vùng Tây nguyên 144,5 nghìn ha; vùng Trung du và miền núi phía Bắc là
117,2 nghìn ha.
+ Về năng suất: Năng suất sắn cao nhất ở vùng Đông Nam bộ đạt 26,40
tấn/ha; tiếp đến là vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung năng suất đạt
17,71 tấn/ha; vùng Tây Nguyên năng suất đạt 17,06 tấn/ha.
+ Về sản lượng: Sản lượng sắn thì vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền
Trung đạt sản lượng cao nhất đạt 3.017,9 nghìn tấn, tiếp theo là vùng Tây
nguyên đạt 2.465,1 nghìn tấn và vùng Đông Nam bộ đạt 2.433,8 nghìn tấn.
Ở Việt Nam đã từ lâu cây sắn đã trở thành cây có củ đứng hàng đầu về
diện tích và sản lượng so với các cây có củ khác. Năm 2013, diện tích trồng


13

sắn của cả nước khoảng 544,1 nghìn ha; Năng suất hiện nay đạt 17,9 tấn/ha,
đứng khoảng thứ 10 trong số các quốc gia năng suất cao của thế giới; tổng sản
lượng đạt 9,7 triệu tấn. Trong đó: 30% sản lượng thu được phục vụ nhu cầu
tiêu dùng trong nước làm lương thực, nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi,
công nghiệp dược phẩm, làm nguyên liệu sản xuất xăng sinh học, cồn công
nghiệp, v.v... 70% được xuất khẩu dưới dạng tinh bột hoặc sắn lát khô. Xuất
khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của nước ta đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Thái
Lan và đã có mặt ở các quốc gia trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Hàn
Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Myanmar, Nhật Bản, v.v…xuất khẩu sắn và các sản
phẩm từ sắn đạt 3,1 triệu tấn với kim ngạch 1,1 tỷ USD, giảm 25,7% về lượng
và giảm 18,6% về kim ngạch so với năm 2012 và hiện Trung Quốc là thị
trường nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam (chiếm
85,6%) đạt 946,4 triệu USD. Ngoài ra, do khủng hoảng kinh tế thế giới và sự
trì trệ của ngành Ethanol tại Trung Quốc, các nhà máy sản xuất cồn tại đây đã
đóng cửa gần 70%, một số còn lại giảm công suất nên nhu cầu nhập khẩu sắn

cũng sụt giảm mạnh; giá xuất khẩu sắn của Việt Nam hiện đang giảm, thêm
vào đó lượng tồn kho sắn lại cao trong khi nguồn cung từ các thị trường xuất
khẩu khác (như Thái Lan và Indonesia) đang rất lớn, giá cả cạnh tranh cũng là
nguyên nhân của sự sụt giảm xuất khẩu sắn sang thị trường Trung Quốc nói
riêng và thị trường thế giới nói chung. Bởi thế, yêu cầu cấp thiết hiện nay là
phải chủ động được thị trường và đặc biệt ưu tiên chính từ thị trường nội địa.
1.4.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn tại tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là một tỉnh Trung du thuộc vùng miền núi và trung du Bắc
Bộ,tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 123.650,05 ha. Nhưng lại có đầy đủ 3
vùng địa hình là: Đồng bằng, trung du, miền núi; Vĩnh Phúc nằm trong vùng
nhiệt đới gió mùa, có đầy đủ các đặc điểm khí hậu thời tiết của vùng trung du
miền núi Bắc bộ; Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,5 - 250C, nhiệt độ


14

cao nhất 38,50C; Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.400 đến 1.600 mm và
phân bố không đều thường tập trung vào chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10,
chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Năm 2009 toàn tỉnh có tổng diện tích đất
nông nghiệp là 50.366 ha trong đó diện tích đất trồng sắn là 2.000 ha, chiếm
3,97 % tổng diện tích đất nông nghiệp; năm 2013 diện tích đất sản xuất nông
nghiệp 50.015 ha trong đó diện tích đất trồng sắn là 1.940 ha, chiếm 3,89 %
tổng số diện tích đất nông nghiệp của tỉnh.
- Tình hình sản xuất sắn của tỉnh Vĩnh Phúc trong 5 năm gần đây (từ
năm 2009 – 2013) được thể hiện ở bảng 1.6.
Bảng 1.6. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng sắn tỉnh Vĩnh Phúc
trong 5 năm (giai đoạn 2009 – 2013)
Chỉ tiêu
Địa danh


Diện tích
(ha)

Sản lượng
(tấn)

Năng suất
(tấn/ha)

2009

2013

2009

2013

2009

2013

TP Vĩnh Yên

20

10

12,70

13,00


300

70

TX Phúc Yên

100

160

7,20

10,68

700

1.750

Huyện Lập Thạch

800

750

12,20

12,00

9.400


9.070

Huyện Sông Lô

600

580

12,01

14,70

7.000

8.580

Huyện Tam Dương

200

150

12,20

12,18

2.500

1.840


Huyện Tam Đảo

200

270

11,05

10,00

2.600

2.680

Huyện Bình Xuyên

70

10

13,36

12,85

900

170

Huyện Vĩnh Tường


10

10

12,50

15,00

200

50

-

-

-

-

-

-

2.000

1.940

11,80


12,45 23.600

24.210

Huyện Yên Lạc
Tổng số

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013[14]


×