Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG CHUYỀN TUYỂN NỮ TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.88 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



LÊ THỊ NGỌC TUYẾT

“NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC
CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG CHUYỀN TUYỂN NỮ
TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



LÊ THỊ NGỌC TUYẾT

“NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC
CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG CHUYỀN TUYỂN NỮ
TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN”

Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số: 60140103



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Trần Hồng Quang

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Tác giả

Lê thị Ngọc Tuyết


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn chân thành nhất, tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Quý
thầy cô, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, Trường Đại Học Thể Dục Thể
Thao Tp.HCM, đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô HLV, cùng tất cả các VĐV
đội tuyển Bóng chuyền Nữ Tân Bình đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thu thập
số liệu hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Thầy hướng dẫn: TS. Trần
Hồng Quang đã tận tình động viên, giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình hoàn thành luận văn này.

Tác giả luận văn

Lê Thị Ngọc Tuyết


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................................4
1.1 Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu...............................4
1.1.1 Khái niệm Thể lực..........................................................................4
1.1.2 Khái niệm về tố chất thể lực..........................................................5
1.1.3 Khái niệm về huấn luyện thể lực...................................................5
1.2 Đặc điểm hoạt động các môn bóng........................................................10
1.2.1. Đặc điểm chung về môn bóng chuyền.......................................10
1.2.2. Đặc điểm bóng chuyền hiện đại..................................................11
1.3 Đào tạo vận động viên bóng chuyền......................................................14
1.3.1. Đào tạo VĐV theo hệ thống........................................................14
1.3.2. Đào tạo VĐV bóng chuyền Việt Nam........................................19
1.3.3. Đánh giá quá trình huấn luyện..................................................23
1.4. Đặc điểm các tố chất thể lực..................................................................26
1.4.1 Các tố chất thế lực........................................................................26
1.4.2 Huấn luyện các tố chất thể lực....................................................27
1.4.3 Phát triển tố chất thể lực cho Vân động viên bóng chuyền......34
1.5. Đặc điểm tâm - Sinh lý lứa tuổi trưởng thành...................................35
1.5.1. Hệ thần kinh................................................................................35
1.5.2. Hệ vận động.................................................................................36
1.5.3. Hệ tuần hoàn................................................................................36
1.5.4. Hệ hô hấp.....................................................................................36
1.5.5. Đặc điểm tâm lý...........................................................................37

1.6 Đặc điểm giải phẫu - sinh lý phụ nữ......................................................38
1.6.1 Đặc điểm phát triển về hình thái, chức năng của cơ thể nữ....38
1.6.2 Khả năng vận động của phụ Nữ và chu kỳ kinh nguyệt...........39
1.7 Các công trình nghiên cứu có liên quan................................................40
CHƯƠNG II


PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU......................................41
2.1 Phương pháp nghiên cứu........................................................................41
2.1.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu ............................41
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn.............................................................41
2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm................................................41
2.1.4. Phương pháp toán thống kê......................................................50
2.2. Tổ chức nghiên cứu................................................................................53
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................53
2.2.2. Khách thể nghiên cứu.................................................................53
2.2.3 Kế hoạch nghiên cứu....................................................................53
2.2.4.Địa điểm nghiên cứu....................................................................54
2.2.5 Trang thiết bị - dụng cụ nghiên cứu .........................................54
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN...............................................55
3.1 Nghiên cứu xây dựng hệ thống test đánh giá thể lực các vận động viên
Nữ đội tuyển Bóng chuyền nữ Tân Bình Thành Phố.................................55
3.1.1 Nghiên cứu tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá thể lực VĐV nữ đội
tuyển Bóng chuyền nữ Tân Bình Thành Phố......................................55
3.1.2 Phỏng vấn lựa chọn chỉ tiêu đánh giá thể lực VĐV nữ đội tuyển
Bóng chuyền nữ Tân Bình Thành Phố................................................59
3.1.3 Bàn luận về lựa chọn chỉ tiêu đánh giá thể lực VĐV đội tuyển
bóng chuyền nữ Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh.........................63
3.2 Đánh giá thực trạng thể lực của vận động viên đội tuyển Bóng chuyền

nữ Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh........................................................65
3.2.1 Thực trạng thể lực của vận động viên đội tuyển Bóng chuyền
nữ Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh................................................65
3.2.2 Bàn luận về thực trạng thể lực của vận động viên đội tuyển
Bóng chuyền nữ Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh.........................68
3.3 Đánh giá sự phát triển thể lực của các vận động viên đội tuyển Bóng
chuyền nữ Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện...70
3.3.1 Lập thang điểm và bảng phân loại đánh giá thể lực sau một
năm tập luyện của vận động viên đội tuyển Bóng chuyền nữ Tân
Bình Thành phố Hồ Chí Minh.............................................................70


3.3.2 Đánh giá nhịp tăng trưởng các tố chất thể lực sau một năm
tập luyện của vận động viên đội tuyển Bóng chuyền nữ Tân Bình
Thành phố Hồ Chí Minh.....................................................................72
3.3.3 Bàn luận về sự phát triển thể lực của vận động viên đội tuyển
Bóng chuyền Nữ Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập
luyện........................................................................................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................80
KẾT LUẬN ..................................................................................................80
KIẾN NGHỊ:..................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
CLB
HLV
HLTT

HL
HLSN
TDTT
VĐV
TĐTL
LVĐ
SN
SM
SB
XPC

THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT
Câu Lạc Bộ
Huấn luyện viên
Huấn luyện thể thao
Huấn luyện
Huấn luyện sức nhanh
Thể dục Thể Thao
Vận động viên
Trình độ tập luyện
Lượng vận động
Sức nhanh
Sức mạnh
Sức bền
Xuất phát cao


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng


Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Lứa tuổi đưa vào đào tạo môn bóng chuyền.

17

Bảng 2.1

Shuttle run test

45

Bảng 3.1

Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá thể lực VĐV
bóng chuyền tuyển nữ Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh

61

Bảng 3.2

Kết quả kiểm định Wilconxon giữa 2 lần phỏng vấn test

62


Bảng 3.3

Kết quả kiểm tra thực trạng thể lực của vận động viên
đội tuyển Bóng chuyền nữ Tân Bình Thành phố Hồ
Chí Minh.

65

Bảng 3.4

Kết quả kiểm tra thể lực đội bóng chuyền nữ Long An.

68

Bảng 3.5

Bảng điểm phân loại tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá thể
lực của VĐV đội tuyển Bóng chuyền nữ Tân Bình
Thành phố Hồ Chí Minh.

71

Bảng 3.6

Bảng điểm đánh giá các chỉ tiêu thể lực của VĐV đội
tuyển Bóng Chuyền Nữ Tân Bình Thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn ban đầu

Sau
71


Bảng 3.7

Bảng điểm đánh giá các chỉ tiêu thể lực của VĐV đội
tuyển Bóng Chuyền Nữ Tân Bình Thành phố Hồ Chí
Minh sau một năm tập luyện

Sau
71

Bảng 3.8

Nhịp tăng trưởng các test đánh giá sức mạnh của vận
động viên đội tuyển Bóng chuyền nữ Tân Bình Thành
phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện.

72

Bảng 3.9

Nhịp tăng trưởng các test đánh giá sức nhanh – sức
bền của vận động viên đội tuyển Bóng chuyền nữ Tân
Bình Thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện.

Sau
77

Bảng 3.10

Nhịp tăng trưởng các test đánh giá linh hoạt – mềm

dẻo của vận động viên đội tuyển Bóng chuyền nữ Tân
Bình Thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện.

Sau
77

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


STT

Tên bảng

Trang

Biểu đồ 3.1

Trình độ khác thể trả lời phỏng vấn.

60

Biểu đồ 3.2

Thâm niên công tác khách thể trả lời phỏng vấn

60

Nhịp tăng tưởng các chỉ tiêu thể lực của vận động
Biểu đồ 3.3


viên đội tuyển Bóng chuyền nữ Tân Bình Thành phố Sau 76
Hồ Chí Minh qua một năm tập tập luyện


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bóng chuyền ra đời năm 1890 do ông William G. Morgan sáng lập,
ông là một giáo viên giáo dục thể chất ở Mỹ.Từ lúc ra đời tới nay thì Bóng
chuyền ngày một phát triển và thay đổi, đến nay đã đạt đến một trình độ rất
cao cả về kỷ- chiến thuật, luật thi đấu ....Nó giúp phát triển các tố chất của
con người, thu hút được rất nhiều người tập luyện và thi đấu trên toàn thế
giới. Vì vậy môn Bóng chuyền đã được đưa vào hệ thống thi đấu Olympic,
giải vô địch thế giới, giải vô địch các châu lục, đại hội thể dục thể thao châu
Á, Đông nam Á ...
Ở Việt Nam, Bóng chuyền được du nhập vào từ khoảng những năm
40- 50, từ đó phát triển rộng ra thành phong trào tập luyện trong cả nước. Sau
1975, phong trào tập luyện Bóng chuyền trên cả nước ngày càng phát triển từ
phong trào cho đến các hoạt động thi đấu đỉnh cao, xuất hiện nhiều đội bóng
và các vận động viên nổi tiếng trước đây như: Đội Quân đoàn 4, Seprodex,
Dệt Thành Công ...Các VĐV như: Trần Minh Khang, Cao xuân Thái, Lê
Hồng Hảo và hiện nay như: Ngô Văn Kiều, Từ Thanh Thuận.. Hiện tại ở
nước ta thì Bóng chuyền được tổ chức thi đấu theo hai cấp khác nhau là: Giải
vô địch quốc gia ( đội mạnh ) và giải hạng A. Ngoài ra còn có các giải như :
giải cúp Hùng Vương, cúp VTV, Siêu cúp, Giải trẻ quốc gia, giải trẻ CLB ,
các giải Quốc tế như: Vô địch Châu Á, Sea Games, Vô địch Đông Nam Á ....
Trong thời gian gần đây, Bóng chuyền Việt Nam đã được cải thiện và
đã đạt một số kết quả khả ở các giải quốc tế, đặc biệt trong khu vực Đông
Nam Á như: Đội tuyển nữ đoạt huy chương bạc tại các kỳ Sea Games, đội
nam đạt huy chương bạc tại Sea Games 24. Đây là những bước tiến dài của

nền Bóng chuyền Việt Nam trong những năm gần đây.
Riêng tại Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh, phong trào Bóng chuyền đã
phát triển từ trước 1975. Hiện nay số lượng người tham gia tập luyện đông,
số lượng các sân bóng ngày một nhiều. Hàng năm thành phố tổ chức nhiều


2

hoạt động thi đấu như: Giải vô địch thành phố, giải công nhân viên chức, giải
ngành, giải Thành Phố mở rộng .... Trong thi đấu các giải toàn quốc thì đội
Bóng chuyền nữ Thành Phố cũng đạt được những thành tích như: Vô địch
giải A toàn quốc 2010 và thăng hạng đội mạnh và gần đây nhất là đội cũng
tham gia đại hội thể dục thể thao toàn quốc 2014 và thi đấu hạng đội mạnh.
Với mục đích đảm bảo cho sự phát triển của đội Bóng chuyền Tân Bình thành
phố Hồ Chí Minh , bộ môn Bóng chuyền Thành Phố và Sở Văn Hóa – Thể
Thao & Du Lịch Thành Phố đã có nhiều kế hoạch nhằm ổn định và phát
triển cho bộ môn.
Đào tạo vận động viên trẻ cho thể thao thành tích cao nói chung và cho
bóng chuyền nói riêng là một quá trình huấn luyện hệ thống nhiều nhiều năm.
Một trong những yếu tố mang tích chất nền tảng cho sự thành công trong
công tác đào tạo vận động viên bóng chuyền là phải xây dựng được hệ thống
nền tảng về thể lực.
Bóng chuyền là một môn thể thao tập thể, đối kháng không trực tiếp.
Với bóng chuyền hiện đại ngày nay thì yếu tố thể lực đóng vai trò hết sức
quan trọng, đòi hỏi phải phát triển toàn diện các tố chất thể lực: Sức nhanh,
sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động. Trên cơ sở đó
nâng cao hiệu quả kỹ chiến thuật giúp vận động viên đạt thành tích tối ưu của
mình, huấn luyện viên điều chỉnh kế hoạch huấn luyện và tuyển chọn chính
xác các tài năng bóng chuyền trẻ phù hợp với các giai đoạn đào tạo theo nhóm
tuổi.

Để đảm bảo cho công tác này, vấn đề kiểm tra đánh giá trình độ tập
luyện của vận động viên, trong đó có thể lực là một nhiệm vụ hết sức quan
trọng,được tiến hành một cách hệ thống, khoa học nhằm có thông chính xác
về hiệu quả huấn luyện để kịp thời điều chỉnh quá trình huấn luyện.
Đánh giá trình độ tập luyện của VĐV ở nhiều môn thể thao khác nhau
đã được nhiều tác giả trong và ngoà nước quan tâm nghiên cứu như: Novicov


3

A.D – Matveev, Aulic I.V, Harre.D, Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, Trịnh
Trung Hiếu, Lê Nguyệt Nga, Nguyễn Xuân Truyền, Chung Tấn Phong,
Huỳnh Trọng Khải, Hồ Thị Hoài Vy...v.v.
Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu trong lĩnh vực này tại đội
bóng Tân Bình thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Với mong muốn đóng góp
một phần nhỏ công sức vào sự phát triển bóng chuyền Việt Nam nói chung
và Bóng chuyền TP.HCM nói riêng, làm tăng thêm tài liệu tham khảo, có
đầy đủ cơ sở khoa học giúp các HLV, các nhà chuyên môn tham khảo trong
quá trình huấn luyện VĐV bóng chuyên, là những lý do đó, đề tài đi vào
nghiên cứu: “Nghiên cứu đánh giá sự phát triển thể lực của vận động viên
bóng chuyền tuyển nữ Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh sau một năm
tập luyện”.
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá sự phát triển thể lực của các vận động
đội tuyển Bóng chuyền nữ Tân Bình Thành Phố Hồ Chí Minh sau một năm
tập luyện. Qua đó góp phần nâng cao khả năng thi đấu đỉnh cao và thành tích
cho các vận động viên đội tuyển Bóng chuyền Tân Bình Thành Phố.
Để giải quyết mục đích trên, đề tài tiến hành giải quyết 03 nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu xậy dựng hệ thống test đánh giá thể lực các

vận động viên nữ đội tuyển Bóng chuyền nữ Tân Bình Thành Phố HCM.
Nhiệm vụ 2:Đánh giá thực trạng thể lực của vận động viên đội tuyển
Bóng chuyền nữ Tân Bình Thành Phố.
Nhiệm vụ 3: Đánh giá sự phát triển thể lực của các vận động viên đội
tuyển Bóng chuyền nữ Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập
luyện.


4

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Khái niệm Thể lực:
Từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 1996 của nhà xuất bản Từ điển Đà
Nẵng khái niệm, “Thể lực là sức lực của con người”[33].
Theo Nguyễn Mạnh Liên: Thể lực là một nội dung nằm trong định
nghĩa chung về sức khỏe”. Tác giả cho rằng, để đánh giá thể lực, cần có các
chỉ tiêu về hình thái, giải phẫu và sinh lý con người trong đó có hai chỉ tiêu
cơ bản là chiều cao đứng và cân nặng [27], Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khái
niệm sức khỏe như sau: “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái về thể chất,
tinh thần và xã hội chứ không phải đơn thuần là không bệnh tật, cho phép
mọi người thích ứng nhanh chóng với các biến đổi của môi trường, giữ được
lâu dài khả năng lao động và lao động có kết quả sức khỏe gồm có sức khỏe
cá nhân, sức khỏe gia đình, sức khỏe cộng đồng và sức khỏe xã hội. Sức khỏe
phụ thuộc vào môi trường sống, quá trình nuôi dưỡng, quá trình rèn luyện,
những vấn đề chung của từng nước và cộng đồng thế giới.... Như vậy, thể lực
là một yếu tố tạo nên sức khỏe [22],
Theo Aulic I.A, năng lực thể lực là tiềm năng của vận động viên, để đạt
được những thành tích nhất định trong môn thể thao được lựa chọn và năng

lực thể lực được biểu hiện theo các thông số sư phạm như sức nhanh, sức
mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động.
Như vậy, có thể nhận thấy ở những gốc độ khác nhau khái niệm thể lực
được các tác giả đề cập đến không hoàn toàn giống nhau. Từ các kết quả
phân tích trên đây có thể hiểu: Thể lực là năng lực tự nhiên của con người,
được phát triển, hoàn thiện dưới tác động của lượng vận động và bộc lộ ra
bên ngoài cơ thể cao hay thấp.
1.1.2 Khái niệm về tố chất thể lực


5

Thể thao thành tích cao thể hiện sự khát vọng vươn lên khả năng cao
nhất của con người. Vì vậy, tiềm năng của con người đó đang được khai thác
triệt để nhằm đạt thành tích thể thao cao nhất trong cuộc thi đấu. Các hiểu
biết về đạo đức ý chí, kỹ thuật và thể lực của VĐV là những yếu tố quyết định
đến thành tích thể thao. Trong khả năng hoạt động thể lực, đặc biệt là thể lực
chung và chuyên môn giữ vai trò nền tảng.
Huấn luyện thể lực phải căn cứ và yếu tố hiểu biết đạo đức, ý chí, kỹ
thuật và chiến thuật và thể lực chung trong đó thể lực là một trong những
nhân tố quan trọng nhất, quyết định hiệu quả hoạt động của con người. Theo
quan điểm của tác giả Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn thì: Tố chất thể lực
là những đặc điểm, một phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người
và thường được chia thành 5 loại cơ bản: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả
năng phối hợp vận động và độ dẻo [35]. Theo quan điểm của tác giả Lưu
Quang Hiệp và Phạm Thị Uyên thì, tố chất thể lực là hoạt động thể lực có thể
phát triển các mặt khác nhau của năng lực hoạt động thể lực và có 4 tố chất
vận động chủ yếu: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo [18].
Vì vậy huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao là vấn đề được quan tâm
đặc biệt của các nhà khoa học, các chuyên gia, các huấn luyện viên.

1.1.3 Khái niệm về huấn luyện thể lực:
Huấn luyện thể lực là tiền đề để nâng cao thành tích thể thao. Song về
mặt bản chất, mức độ phát triển các tốt chất thể lực phụ thuộc vào trạng thái
chức năng cấu tạo của nhiều cơ quan và hệ thống cơ thể. Quá trình tập luyện
để phát triển các tốt chất thể lực còn chính là quá trình hoàn thiện các hệ
thống chức năng giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động thể lực.
Mặt khác huấn luyện thể lực cho VĐV là quá trình giáo dục chuyên
môn, chủ yếu bằng hệ thống các bài tập nhằm hoàn thiện các năng lực thể
chất, đảm bảo cho VĐV đạt thành tích cao nhất trong huấn luyện thi đấu.


6

Quá trình huấn luyện phải căn cứ vào đặc điểm đối tượng, lứa tuổi của VĐV
và đặc thù môn thể thao, mà sử dụng các biện pháp, phương tiện phù hợp. Có
như vậy huấn luyện thể lực mới đạt hiệu quả cao.
Huấn luyện thể lực là một quá trình liên tục, thường xuyên và theo kế
hoạch lên cơ thể của VĐV, quá trình này tác động sâu sắc tới hệ thần kinh, hệ
tim mạch, cơ bắp cũng như với cơ quan nội tạng của con người. Tất nhiên
muốn có thành tích xuất sắc trong một môn thể thao nào đó, trước tiên cần
phải có tốt chất phát triển thể lực phù hợp với môn thể thao đó. Song các mặt
khác không được coi nhẹ như: Kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý, ý chí...
Tố chất thể lực thông thường được chia thành 5 loại cơ bản: Sức nhanh,
sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và mền dẻo. Nhưng trong
thực tiễn huấn luyện các tố chất thể lực trên thường không biểu thị đơn lẻ mà
chúng còn có mối quan hệ tương tác lẫn nhau [ 17,35]. Ví dụ: Bài tập chạy
dẫn bóng tốc độ và bất thường liên tục. Đây là bài tập biểu thị sức bền tốc độ
nhưng nó lại chứa cả khả năng phối hợp vận động tác, phản xạ và khả năng
xử lý thông tin của thần kinh.
Thực tế huấn luyện hiện nay tồn tại rất nhiều quan điểm về huấn luyện

thể lực cho VĐV. Song có tác giả cho rằng. Qua trình huấn luyện thể lực cho
VĐV là việc hướng đến củng cố các hệ thống cơ quan của cơ thể nâng cao
khả năng chức phận của chúng, đồng thời là việc phát triển các tốt chất vận
động ( sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mền dẻo, khéo léo) [15,17,26,35].
Như đã trình bày ở trên, quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV bao gồm:
Huấn luyện thể lực là phát triển toàn diện các tố chất thể lực cũng như khả
năng chức phận của cơ thể không đặc trưng cho một hoạt động riêng biệt
nào và nó tạo điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của quá trình huấn
luyện thể lực chuyên môn.


7

Huấn luyện thể lực chuyên môn là quá trình giáo dục nhằm phát triển
và hoàn thiện những năng lực lực thể chất tương ứng với đặc điểm môn thể
thao chuyên sâu, có nhiệm vụ phát triển đến mức tối đa những năng lực đó
của VĐV.
Huấn luyện thể lực chuyên môn hướng đến củng cố và nâng cao khả
năng làm việc của các cơ quan chức phận, các tố chất thể lực phù hợp với
đòi hỏi môn thể lực lựa chọn.
Huấn luyện thể lực chung là nền tảng cho việc nâng cao thể lực
chuyên môn. Tuy nhiên, theo quan điểm thể thao hiện đại đó không phải là
quá trình huấn luyện chung mà xuất phát từ yêu cầu của huấn luyện thể lực
chuyên môn để chọn lựa chọn phương tiện và phương pháp phù hợp.
Huấn luyện thể lực chuyên môn cần thiết phải chia làm 2 phần:


Huấn luyện chuyên môn cơ sở:
Được hình thành và phát triển trên nền tảng của thể lực chung. Thể lực


chuyên môn của VĐV sẽ cao hơn trên cơ sở nâng cao thể lực chung cho VĐV.
Như vậy có thể nói riêng huấn luyện thể lực chung là nền tảng, còn
việc lựa chọn biện pháp thích hợp mang lại những đặc trưng của môn thể thao,
tiền đề hình thành các tố chất thể lực chuyên môn sau này.
Việc hình thể lực chuyên môn cơ sở của các môn thể thao không chu kỳ
tương đối khó khăn. Ở đây có 2 cách lựa chọn:
+ Thứ nhất: Bằng cách lặp lại nhiều lần các hoạt động chính đặc trưng
của môn thể thao lựa chọn.
+ Thứ hai: Sự lặp lại nguyên vẹn của các bài tập thi đấu của môn thể
thao đó.
Nếu là chọn và thực hiện không đúng những bài tập hình thành và phát
triển các tố chất thể lực chuyên môn cơ sở sẽ dẫn đến sai lầm chuyên môn
trong các cơ quan chức phận, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc phát triển


8

thành tích thể thao của VĐV [15,17,26]. Chính vì vậy các bài tập được chọn
làm phương tiện giáo dục tố chất thể lực chuyên môn cơ sở còn phải được
thực hiện với cường độ cao. Mặt khác, khối lượng thực hiện các bài tập để
giáo dục các bài tập tố chất thể lực chuyên môn cơ sở phải tính toán tới việc
sử dụng khối lượng và cường độ bài tập mang những nét đặc trưng của môn
thể thao tương ứng phù hợp.


Huấn luyện chuyên môn cơ bản:

Mục đích chính là việc nâng cao đến mức cần thiết sự phát triển của
các tố chất vận động và khả năng chức phận của các cơ quan nội tạng,
trước những đòi hỏi của môn thể thao lựa chọn. Sự phát triển các tố chất vận

động chuyên môn bản phụ thuộc chủ yếu vào các bài tập đặc thù của môn thể
thao. Các bài tập đó được thực hiện trong những điều kiện giảm nhẹ hoặc tăng
cường thêm độ khó.
Nguyên tắc chung trong lựa chọn bài tập nhằm giáo dục các tố chất thể
lực chuyên môn cơ bản là các bài tập phải được thực hiện với cường độ
tương đương với thi đấu. Quá trình huấn luyện của VĐV kéo dài, thông
thường từ một đến nhiều tháng nghĩa là nó diễn ra trong thời kỳ chuẩn bị và
trong suốt thời kỳ thi đấu của mỗi chu kỳ huấn luyện. Giáo dục tố chất thể
lực cần thiết phải tuân thủ những quy định riêng với những phương pháp và
biện pháp giáo dục riêng.
Có những quan điểm cho rằng. Huấn luyện thể lực chuyên môn luôn
phải gắn liền với các hoạt động kỹ thuật. Điều này chưa hoàn toàn chính xác,
bởi việc giáo dục phát triển các tố chất thể lực cho chuyên môn cho VĐV các
môn thể thao phải là một quá trình huấn luyện với các phương pháp huấn
luyện đa dạng và nhiều phương tiện khác nhau có tính đến đặc thù của môn
thể thao và có sự kết hợp đủ của yếu tố kỹ thuật – chiến thuật của nó.


9

Qua tham khảo các nguồn tư liệu, các công trình nghiên cứu khoa học
của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực lý luận về phương pháp huấn luyện thể
thao trong nước như. Lê Văn Lẫm, Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn... cho thấy
các nhà khoa học đều cho rằng. Quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV là
hướng đến việc củng cố và nâng cao khả năng chức phận của hệ thống cơ
quan thông qua lượng vận động thể lực (các bài thể chất) và như vậy, đồng
thời đó tác động đến quá trình phát triển đến tố chất vận động. Đây có thể coi
là quan điểm có xu hướng sư phạm trong quá trình giáo dục các tố chất vận
động [35].
Dưới góc độ y sinh học, các tác giả Lưu Quang Hiệp, Trịnh Hùng

Thanh cho rằng: Huấn luyện thể lực chung chuyên môn trong huấn luyện thể
thao là những biến đổi thích nghi về mặt sinh học ( cấu trúc và chức năng)
diễn ra trong cơ thể VĐV dưới tác động của tập luyện được biểu hiện ở năng
lực hoạt động cao hay thấp [17,32].
Dưới góc độ tâm lý, tác giả Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem cho rằng:
Quá trình chuẩn bị thể lực chung và chuyên và chuyên môn cho VĐV là quá
trình giải quyết những khó khăn liên quan đến việc thực hiện các hành động
kỹ thuật, là sự phù hợp những yếu tố tâm lý trong hoạt tập luyện và thi đấu
cho VĐV [44].
Tổng hợp các ý kiến trên chứng tỏ. Quá trình chuẩn bị thể lực chuyên
môn của VĐV là sự tác động có hướng đích của lượng vận động (bài tập thể
chất) lên của VĐV là sự tác động có hướng đích của lượng vận động mà biểu
hiện bên ngoài là VĐV nhằm hình thành, phát triển khả năng vận động mà
biểu hiện bên ngoài là hoàn thiện các năng lực thể chất (Sức nhanh, sức mạnh, sức
bền, khả năng phối hợp vận động và độ dẻo), là ở việc nâng cao khả năng hoạt
động của các cơ quan chức phận tương ứng với năng lực vận động của VĐV, phù


10

hợp với thực tiễn huấn luyện, người ta còn chia ra một số tố chất thể lực có tính
hỗn hợp: Sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ, sức mạnh bền...
1.2 Đặc điểm hoạt động các môn bóng
1.2.1. Đặc điểm chung về môn bóng chuyền:
Bóng chuyền là môn thể thao tập thể mang tính chất đối kháng không
trực tiếp, thi đấu giữa hai đội chơi trên sân có lưới phân cách ở giữa. Trận đấu
được tổ chức thi đấu trên sân có kích thước 18m x 9m giữa hai đội.
Quá trình thi đấu hình thành hai đội hai bên sân, gồm 6 người, có lưới
và vạch ngăn giữa sân. Số lần chạm bóng của mỗi đội không quá 3 lần, thời
gian thi đấu không hạn chế. Đội thắng 3 ván trước là đội thắng trận, số điểm

thắng tối thiểu ở 4 ván đầu là 25, ván 5 là 15.
Từ năm 1999 FIVB chính thức áp dụng luật thi đấu bóng chuyền mới,
với nhiều thay đổi đã mang lại cho môn bóng chuyền nhiều thay đổi trong
hình thức và hoạt động thi đấu.
Hoạt động thi đấu trong môn bóng chuyền là hoạt động không có chu
kỳ, các tình huống diễn ra trên sân thay đổi liên tục giữa hai mặt tấn công và
phòng thủ. Các kỹ thuật tùy theo tình huống thi đấu cụ thể trên sân mang
tính chất đối lập nhau và hình thành một hệ thống liên hoàn giữa tấn công và
phòng thủ.
Ví dụ: Phát bóng – đỡ chuyền một, đập – chắn, đập phòng thủ hàng
sau…
Một đặc trưng rất quan trọng của bóng chuyền là vị trí các VĐV trong
quá trình thi đấu luôn có sự thứ tự xoay vòng đến các khu vực quy định theo
chiều kim đồng hồ. Các VĐV hàng sau không được tấn công hay chắn bóng
trên vạch 3m, nghĩa là các VĐV phải thi đấu cả hàng trước cũng như hàng sau
trong tấn công cũng như phòng thủ. Do vậy yêu cầu năng lực toàn diện và tấn


11

công và phòng thủ của các VĐV ảnh hưởng đến hiệu quả thành tích thi đấu
của toàn đội.
Bóng chuyền là môn thể thao thi đấu trên một diện tích sân nhỏ, có số
lượng VĐV nhiều nhất, khoảng cách di chuyển của các VĐV ngắn, tốc độ
đường bóng bay trong sân ngắn, biến hóa rất nhanh.
Ví dụ: Tốc độ của đường bóng đập có thể đạt đến 28-30m/s, tốc độ của
đường nhảy phát 30m/s…
Thời gian thi đấu bóng chuyền không hạn chế, tốc độ thi đấu nhanh, hệ
thống tính điểm trực tiếp, thông thường các trận đấu căng thẳng ở trình độ cao
điểm cách biệt thắng thua chỉ từ 4-5 điểm, có hiệp có những điểm cuối đến

40:42.
Như vậy để đáp ứng yêu cầu thi đấu, các VĐV bóng chuyền không
đơn thuần là tổng hợp các động tác tấn công và phòng thủ, mà còn phải
tập những hành động được hợp nhất vào một hệ thống linh hoạt duy nhất
bởi mục đích chung.
1.2.2. Đặc điểm bóng chuyền hiện đại:
Bóng chuyền là môn thể thao có kỹ chiến thuật đa dạng phức tạp, yêu
cầu cao các yếu tố về thể lực, tâm lý… Theo giáo sư Ngô Trung Lượng
(Trung Quốc): Bóng chuyền hiện nay đòi hỏi toàn diện với phương châm
“nhanh - cao - biến hóa - linh hoạt”. Do vậy, muốn đạt đến đỉnh cao VĐV
bóng chuyền phải có hình thái tốt, các tố chất thể lực đáp ứng thi đấu là khả
năng linh hoạt, tốc độ, sức bật và khéo léo [18].
Bóng chuyền thế giới hiện nay đã có những biến đổi nhanh, từ năm
2000 đến nay trình độ thi đấu các đội bóng trên thế giới ngày càng gần nhau.
Thành công của bóng chuyền nữ Trung Quốc, Nga… Sự tiến bộ ổn định của
các đội bóng khu vực châu Mỹ như: Mỹ, Braxin, Achentina… cho thấy bóng


12

chuyền đỉnh cao thế giới phát triển theo xu hướng chung, các trường phái và
khu vực không còn chênh lệch nữa.
Phan Hồng Minh và cộng sự (2005) tổng kết một số điểm nổi bật trong
xu hướng phát triển bóng chuyền hiện đại như sau:
- Theo qui luật và xu hướng phát triển bóng chuyền những năm cuối thế
kỷ 20 và sang hế kỷ 21 thì tính tranh đua đạt thành tích cao nhất ngày càng
căng thẳng gây go quyết liệt, các cuộc thi đấu yêu cầu cường độ lớn hơn với
trình độ thể lực của VĐV ngày càng cao. Điều đó thể hiện không chỉ ở sức bật
cực kỳ tốt mà yêu cầu cao hơn về phản ứng nhanh nhẹn, có tính phối hợp và
tính kỹ xảo biến hóa rất cao. Xu hướng chung phát triển bóng chuyền hiện

nay là toàn diện, cao nhanh, biến hóa, linh hoạt [15].
- Nhìn chung, các VĐV châu Âu có chiều cao đứng và chiều cao với
tay tốt lại thêm năng lực sức bật tốt (Nga, CHLB Đức, Ý, Hà Lan…), các
VĐV Mỹ La tinh điển hình là Cu Ba cả nam và nữ đều có sức bật tuyệt vời
nên đã giành được các vị trí hàng đầu thế giới trong thời gian dài trong lịch sử
các giải bóng chuyền thế giới. Vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 các VĐV
châu Á, điển hình là VĐV nữ Trung Quốc đã đuổi kịp các nước châu Âu và
châu Mỹ khi tập trung phát triển theo hướng chiều cao đứng đồng thời tăng
sức bật và năng lực linh hoạt [15].
- Tấn công ở tầm cao đa dạng và biến hóa, thể hiện bằng phương pháp
tận dụng khả năng linh hoạt khéo léo trên cả chiều dài và chiều sâu của lưới..
- Chuyền bóng: Trên cơ sở là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động tấn công và phản công của toàn đội, VĐV chuyền bóng giữ vai trò tổ
chức, phát động, điều chỉnh nhịp độ trận đấu. Để tăng tốc độ trong các hoạt
động phối hợp tấn công, tạo yếu tố bất ngờ, gây khó khăn cho phòng thủ
đối phương.


13

- Đập bóng: Là kỹ thuật mang lại hiệu quả cao nhất trong thi đấu bóng
chuyền. Hiện nay xu hướng tấn công mạnh, tầm cao của các VĐV tấn công có
ưu thế về tố chất thân thể, năng lực sức mạnh tốt mang lại ưu thế cho các đội
bóng châu Âu và Mỹ, các VĐV viên châu Á hiện nay như đội bóng chuyền
nữ Trung Quốc cũng có nhiều VĐV rất cao. Chiếm lĩnh không gian trên lưới,
áp đảo đối phương bằng các quả đập mạnh từ nhiều hướng cả trước lẫn sau,
đã mang lại bóng chuyền một sức sống và hấp dẫn mới.
Trên cơ sở tận dụng chiếm lĩnh không gian và thời gian, bóng chuyền
hiện đại đã chuyển từ mô hình toàn diện sang xu hướng nhanh và biến hóa
linh hoạt.

Mục đích chiến thuật biến hóa theo hướng nhanh là để chủ động chiếm
lĩnh không gian, thời gian tấn công xa, gần suốt chiều dài 9m dọc theo lưới
và cả không gian bên ngoài 2 cọc giới hạn. Mô hình hệ thống chiến thuật
không gian, thời gian biến hóa linh hoạt dựa trên cơ sở trình độ chuẩn bị
hoàn hảo về kỹ - chiến thuật cá nhân, khả năng sáng tạo và điều khiển bóng
chuẩn xác [18].
Tốc độ trước hết luôn sẵn sàng tốc độ: Tốc độ là một trong những nhân
tố cấu thành thành tích thể thao, phát huy được tốc độ chính là giành được
quyền chủ động trong thi đấu.
Nắm vững và tinh thông – kỹ chiến thuật.
+ Chiến thuật tấn công (tấn công nhanh, tấn công biên…)
+ Chiến thuật phòng thủ (phòng thủ trên lưới và phòng thủ hàng sau, …).
Kỹ thuật là cơ sở của chiến thuật, nhưng chiến thuật phải nhằm vận
dụng và phát huy hiệu quả các động tác kỹ thuật. VĐV cấp cao cần có kỹ
thuật toàn diện, điêu luyện và chuẩn xác để có thể thích ứng và đạt hiệu quả
trong mọi tình huống thi đấu, hình thức chiến thuật. [10], [11]


14

LVĐ trong thi đấu bóng chuyền: Khối lượng vận động trong thi đấu
bóng chuyền rất lớn, các VĐV phải di chuyển liên tục trên đoạn ngắn, thực
hiện trung bình từ 100 – 200 lần đập bóng và chắn bóng. VĐV chuyền hai có
số lần chạm bóng từ 100 đến 150 lần. Trung bình trong một trận đấu mỗi
VĐV bóng chuyền phải thực hiện 250 – 300 hành động. Trong đó bật nhảy
chiếm tỷ lệ 50- 60%, di chuyển tốc độ cao chiếm 27 – 30 %, các động tác lăn
ngã chiếm 12 – 16%
Với cách tính điểm trực tiếp của luật thi đấu bóng chuyền như hiện nay,
trận thi đấu bóng chuyền diễn ra nhanh hơn, căng thẳng và quyết liệt, thời
gian thi đấu bóng chuyền ngắn hơn.

Để giành được ưu thế không gian – thời gian, nhanh, căng thẳng và
quyết liệt, VĐV bóng chuyền ngoài trình độ thể lực toàn diện, còn phải phát
triển tố chất nổi trội như, linh hoạt nhanh nhẹn, sức mạnh bộc phát nhanh, sức
bền di động biến hướng… Do đó yêu cầu tính linh hoạt trong bóng chuyền là
rất cao, chúng ta cần khảo sát và nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết để
không ngừng nâng cao năng lực này cho VĐV bóng chuyền [24].
1.3 Đào tạo vận động viên bóng chuyền.
1.3.1 Đào tạo VĐV theo hệ thống.
Hệ thống đào tạo vận động viên tài năng chính là điều khiển quá trình
sư phạm nhằm hoàn thiện thể thao, tiến hành được nhờ các tri thức khoa học
tự nhiên và xã hội, khoa học số lượng hóa, khoa học thông tin, khoa học về
kỹ thuật, để từ đó tác động một cách có hệ thống tới chức năng chức phận
tâm - sinh lý của vận động viên được đào tạo, làm họ phát triển hết mức
tiềm năng thể chất của mình. Qua huấn luyện hệ thống, khoa học và tự họ
tiếp nhận các tác động đó một cách chủ động và tích cực để đạt thành tích
thể thao cao nhất thể hiện trong các cuộc thi đấu. Lê Bửu- Dương Nghiệp
Chí- Nguyễn Hiệp, 1983 [4],Trịnh Trung Hiếu- Nguyễn Sĩ Hà, 1994 [14],


15

Bùi Huy Châm, Hà Mạnh Thư,1989 )
Đó cũng là một hệ thống nhiều năm chuẩn bị cho vận động viên theo
kế hoạch khoa học, gồm các tác động sư phạm có chủ đích, được tố chức
từ bên ngoài và từ bản thân vận động viên, nhằm phát huy tiềm năng chủ
quan, làm vận động viên phát triển đúng yêu cầu môn thể thao, phát triển
nhân cách toàn diện cá nhân bằng sử dụng tổng hợp sức mạnh các phương
tiện tác động, theo nguyên lý phù hợp và thích nghi không ngừng, thể hiện
bằng lượng vận động nâng cao không giới hạn, xét về giá trị tuyệt đối và
hiệu quả theo khả năng chịu đựng của từng cá nhân.

Sự khác biệt chuyên môn của từng môn thể thao dẫn đến quá trình
huấn rèn luyện thể thao hiện đại phải khoa học, tuân theo trọng điểm cần
thiết, tìm được đặc trưng riêng và chung trong từng môn về hình thái, tố
chất thể lực, tâm lý. Khi đào tạo vận động viên tài năng phải tuân theo đặc
trưng từng loại môn và từng môn để quyết định nội dung của nó, trong đó
thể lực khá nổi bật.
Như vậy, nâng cao thành tích thể thao, yêu cầu phát triển từng nhân tố
cấu thành thành tích cao nhất của nó, kể cả thể lực, phải phù hợp với từng
môn thể thao cụ thể. Hê thống đào tạo nhiều năm liên tuc, không ngừng
và khoa học bắt đầu từ nhỏ. Nhiều tác giả chú ý đặc biệt đến độ tuổi và đặc
điểm về hình thái, tâm sinh lý . Hệ thống đào tạo là hệ thống, trong đó các
trọng điểm và các nhân tố có mối liên hệ thống nhất theo nguyên lý hệ
thống điều khiển biểu hiện bằng các mô hình, các quy trình (Matveev L.P.,
(1977), Phan Hồng Minh,(1991), Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn,(1993).
Nội hàm của nó là trình tự xác định các tiêu chuẩn đầu vào và đầu ra cho
một sản phẩm trong mối liên hệ chính thể hữu cơ thống nhất mà tính chất
của hệ thống đó phải thể hiện tính thời gian, tính tiêu chuẩn, tính hệ thống
và tính dao động sinh học. Thời gian của hệ thống đào tạo tài năng thể
thao gắn liền với quá trình phát triển dậy thì đến trưởng thành của con


×