Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG KHOA học CÔNG NGHỆ vào NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.74 KB, 4 trang )

BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀO NÔNG NGHIỆP:

Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển
nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống
của nông dân.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông
nghiệp công nghệ cao, hàng hóa lớn; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa
học, công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo
đảm phát triển bền vững, an ninh lương thực quốc gia và vệ sinh an toàn
thực phẩm. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng khu vực
nông nghiệp bình quân khoảng 2,5 - 3,0%/năm.
Sử dụng công nghệ trong các khâu: cải tạo môi trường nông
nghiệp, ươm giống,nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến, kiểm
định chất lượng sản phẩm.
1.

Cải tạo môi trường nông nghiệp:
 Bảo vệ và sử dụng linh hoạt, hiệu quả đất trồng.
 Khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất, phát triển các vùng sản xuất
quy mô lớn áp dụng công nghệ sinh học và hóa học phù hợp với quy mô
và điều kiện của từng vùng, đặc điểm của từng sản phẩm.


Coi bảo vệ và phát triển rừng, môi trường xanh là một giải pháp quan
trọng tạo việc làm và nâng cao thu nhập: Sản xuất và sử dụng phân vi
sinh, hữu cơ,áp dụng mô hình sử dụng và cải tạo đất,..

2.

Ươm giống,nuôi trồng, chăm sóc:


 Áp dụng rộng rãi các loại giống mới và kỹ thuật nuôi trồng có năng suất,
chất lượng, hiệu quả cao và thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng
công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.
 Áp dụng mô hình công nghệ nuôi trồng tiên tiến: Bộ lọc nước thải sạch,
chăm sóc vật nuôi với công nghệ cao, hệ thống tưới tiêu năng suất và
hợp lý phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của đất.

3.

Thu hoạch và chế biến, kiểm định chất lượng sản phẩm .
 Đưa khoa học công nghệ vào khâu sản xuất và chế biến, bảo đảm các
tiêu chuẩn theo yêu cầu xuất khẩu, có khả năng tham gia hiệu quả vào
chuỗi giá trị toàn cầu.Sử dụng khâu chế biến quy mô hiện đại, kiểm định
và đóng gói kỹ càng: Sử dụng dây chuyền máy móc công nghệ cao


trong chế biến, đóng gói,chuyên gia và máy kiểm định chất lượng sản
phẩm.
 Tổ chức lại sản xuất, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị, ưu tiên chất
lượng và an toàn thực phẩm: Gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông
sản trên cơ sở phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng giữa hộ
gia đình với các tổ chức hợp tác và doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh và bảo đảm hài hoà lợi ích của các chủ thể tham
gia.
4.

Tri thức công nghệ:
 Khuyến khích liên kết giữa hộ nông dân sản xuất với tổ chức tín dụng,
tổ chức khoa học, công nghệ và doanh nghiệp.
 Tư vấn và đào tạo cho người nông dân sử dụng công nghệ trong sản

xuất, khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất
là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất và quản lý. Hỗ
trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm, nông dân ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

5.

Các yếu tố khác:
 Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại và thu hút
mạnh doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp,
công nghiệp, dịch vụ tại địa bàn nông thôn. Đồng thời đẩy mạnh đào tạo
nghề với các hình thức đa dạng, phù hợp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động nông thôn. Tập trung giải quyết tình trạng du canh, du cư, di cư tự
do.
 Thực hiện tốt các chính sách phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công
bằng xã hội và nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn nông thôn.
Tập trung làm tốt công tác nâng cao dân trí, chăm sóc sức khoẻ, giải
quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh,
trật tự và bảo vệ môi trường. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và
tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Giữ gìn và phát huy truyền
thống, tập quán tốt đẹp của làng quê Việt Nam.

6.

ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đô th ị

 TS. Trần Văn Khởi - Quyền Giám đốc TTKNQG đã tổng kết một số giải
pháp phát triển nông nghiệp đô thị như: Ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất nông nghiệp gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trên cơ



sở hình thành các HTX kiểu mới vùng ngoại thành; Đề xuất loại hình
công nghệ cao vào từng nhóm đối tượng, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội của vùng sản xuất; Nông nghiệp đô thị cần được quy hoạch rõ ràng,
cụ thể để tạo ra các vùng sản xuất tập trung, thực hiện chỉ dẫn địa lý, tạo
dựng cơ sở hạ tầng, nguồn nước tưới tiêu, xử lý môi trường…; Nâng cao
năng lực và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khuyến nông theo
hướng phát triển công nghệ cao như cung cấp kiến thức về giống cây,
con, kỹ thuật nuôi trồng, bảo vệ thực vật, phòng tránh dịch bệnh, công
nghệ sau thu hoạch, quảng bá sản phẩm, đặc biệt củng cố và nâng cao
năng lực hoạt động của hệ thống khuyến nông các cấp, tại vùng nông
nghiệp ngoại thành; Sản xuất nông nghiệp cùng với quản lý, kiểm soát
nguồn tài nguyên, môi trường, đặc biệt điều kiện môi trường để phục vụ
cho sinh hoạt của người dân và hạn chế ảnh hưởng xấu đến sản xuất
nông nghiệp; Xây dựng và thực thi chính sách (kể cả trung ương và địa
phương) để hỗ trợ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp đô thị như: hạ tầng sản
xuất, tín dụng, cơ giới hóa tự động hóa, xây dựng và chứng nhận chất
lượng, thương hiệu nông sản, hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp, hình
thành hợp tác xã kiểu mới, đất đai…/
7.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, giải pháp để ứng phó
biến đối khí hậu
 à một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, mỗi năm thiệt hại
hàng nghìn tỷ đồng do hậu quả của biến đổi khí hậu, Việt Nam coi ứng
phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn.
 Tại những vùng khô hạn, thiếu nước ngọt, các giống cây trồng có khả
năng chịu hạn tốt như tỏi, nho, thanh long… được đưa vào trồng đại trà.
Cùng với đó là các vật nuôi thích ứng với những vùng khô hạn như: cừu,

dê… Tại những khu vực bị xâm nhập mặn khu vực ven biển, nông dân
áp dụng giải pháp trồng rừng đước kết hợp nuôi tôm sinh thái giúp tăng
thu nhập ổn định, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, giảm khí thải
nhà kính.
 Cùng với đó, một số tổ chức khoa học trong và ngoài nước đã chuyển
giao các giải pháp, mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững, thích ứng
với biến đổi khí hậu như: Chăn nuôi lợn trên đệm lót sinh học, sản xuất
nông nghiệp khép kín không rác thải, thâm canh lúa cải tiến, cải tiến kỹ
thuật sử dụng phân bón, kỹ thuật trồng ngô xen đậu xanh thích ứng hạn,
ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm trồng dưa hấu, trồng nấm rơm và trồng rau
trên giàn…


 Một số công nghệ tiên tiến được phát triển phục vụ sản xuất như: công
nghệ mô hom nhân giống cây lâm nghiệp, công nghệ sản xuất rau an
toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, công nghệ tưới nước tiết kiệm cho cây
trồng, công nghệ che phủ nilon cho một số cây trồng, công nghệ thuỷ
canh sản xuất rau trong nhà lưới, công nghệ nuôi gà, heo lạnh, công
nghệ di truyền tạo cá rô phi đơn tính, công nghệ nuôi siêu thâm canh cá
tra, công nghệ chiếu xạ bảo quản thanh long, …
8.

Ứng dụng Công nghệ thông tin(CNTT) vào nông nghiệp:
 Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào nông nghiệp (NN) được
xem là đem lại những hiệu quả thiết thực và ngày càng thể hiện được ưu
thế vượt trội so với sản xuất NN truyền thống.
 Đến nay, nhiều mô hình, giải pháp ứng dụng CNTT trong ngành NN
Việt Nam đã được triển khai và đem lại hiệu quả tích cực như: sàn giao
dịch nông sản, hệ thống thông tin NN, giải pháp ứng dụng CNTT trong
chăn nuôi và hệ thống giám sát môi trường NN.

 bà Nguyễn Thị Thanh Thủy cho rằng, cần khuyến khích các DN thành
lập trung tâm, viện nghiên cứu, tham gia thực hiện các nhiệm vụ có hỗ
trợ từ ngân sách nhà nước như các đơn vị nghiên cứu độc lập; hình
thành mối liên kết chặt chẽ giữa DN liên kết với các tổ chức công nghệ
để thúc đẩy quá trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ. Đặc
biệt, yếu tố quan trọng nhất để phát triển NN CNC là thị trường. Bên
cạnh đó cần tăng cường đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại để
giúp DN tiếp cận với thị trường, định hướng sản xuất DN cho phù hợp
với nhu cầu thị trường”, bà Thủy nhấn mạnh.

 Tài liệu tham khảo:
1.
2.
3.

( website cổng thông tin
điện tử Bộ Nông nghiệp và phát triể nông thôn)
/> />


×