Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Đánh giá thực trạng công tác Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.82 KB, 67 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Lâm Nghiệp.
Được sự nhiệt tình giảng dạy của các Thầy, Cô trong trường nói chung, trong
ngành Quản lý đất đai nói riêng đã trang bị cho em những kiến thức về cơ bản
về chuyên môn cũng như cuộc sống, tạo cho em hành trang vững chắc trong
công tác sau này.
Xuất phát từ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm
ơn các thầy cô. Đặc biệt để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng
nỗ lực của bản thân, còn có sự quan tâm giúp đỡ trực tiếp của cô giáo - ThS.
Nguyễn Thị Ngọc Bích, các thầy, cô trong Viện Quản lý đất đai và PTNT, cùng
các cán bộ Phòng địa chính xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất,TP. Hà Nội đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này theo đúng nội
dung và kế hoạch được giao.
Khóa luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong
nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các Thầy, các Cô và các bạn, để bài khóa
luận được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình
của các Thầy, Cô giáo, cán bộ Phòng địa chính xã Phùng Xá, huyện Thạch
Thất,TP. Hà Nội. Kính chúc các Thầy, các Cô và toàn thể các anh chị tại phòng
địa chính xã Phùng Xá luôn luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và đạt được nhiều
thành công trong công tác cũng như trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hải

1


MỤC L
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i


MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT...................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..............................................................................viiiY
PHẦN 1. MỞ ĐẦU...........................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..............................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................2
2.1.1. Mục tiêu tổng quát...................................................................................2
2.1.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGIÊN CỨU............................................3
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI. . .3
2.1.1.Khái niệm về đất đai.................................................................................3
2.1.2.Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai....................................................3
2.1.3. Mục đích của quản lý nhà nước về đất đai..............................................4
2.1.4.Công cụ quản lý nhà nước về đất đai.......................................................4
2.1.5. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai.................................................5
2.1.6. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai.....................................................6
2.2. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI..............................................................................7
2.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM.....8
2.3.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai ở một số nước trên thế giới........9
2.3.2. Tình hình quản lý đất đai ở Việt Nam..................................................11
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
ĐAI TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC VÀ HUYỆN THẠCH THẤT.................15
2.4.1. Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước...............15
2.4.2. Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Thạch Thất.........20
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................26
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU......................................................................26
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU...................................................................26


2


3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................................26
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................26
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................27
3.5.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp.........................27
3.5.2. Phương pháp so sánh.............................................................................27
3.5.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu..........................27
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................28
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI.......................................28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................28
4.1.2. Các nguồn tài nguyên............................................................................29
4.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Phùng Xá..............................30
4.1.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã Phùng Xá
.........................................................................................................................34
4.2. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CỦA XÃ
PHÙNG XÁ....................................................................................................36
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Phùng Xá.........................37
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp của xã Phùng Xá...................39
4.2.3. Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng....................................................41
4.3. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÙNG
XÁ GIAI ĐOẠN 2014 - 2016.........................................................................41
4.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÙNG XÁ........43
4.4.1. Ban hành quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực
hiện văn bản đó...............................................................................................43
4.4.2. Công tác khảo sát đo đạc thành lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.....................................................44

4.4.3. Công tác lập và quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất....45
4.4.4. Công tác thống kê, kiểm kê đẩt đai.......................................................46
4.4.5. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất................................................................47
4.4.6. Công tác quản lý,thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định
của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.......................50
4.4.7. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất....................................51
3


4.4.8. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý
sử dụng đất......................................................................................................52
4.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT
ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÙNG XÁ.........................................................54
4.5.1. Kết quả đạt được...................................................................................54
4.5.2. Những tồn tại, hạn chế..........................................................................55
4.6. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ
CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI...........................55
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................57
5.1. KẾT LUẬN..............................................................................................57
5.2. KIẾN NGHỊ.............................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................59

4


DANH MỤC VIẾT TẮT
BC-CP
CKK
CN-TTCN

CN-TTCN-XD
CP
CT
GCN
GCNQSDĐ
GTSX
HĐND
NĐ-CP
QĐ-BTC
QH-KHSDĐ
TT-BTNMT
UBND
VPĐK

Báo cáo-Chính Phủ
Cơ kim khí
Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp-Xây dựng
Chính phủ
Chỉ thị
Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giá trị sản xuất
Hội đồng nhân dân
Nghị định-Chính phủ
Quyết định- Bộ tài chính
Quy hoạch- Kế hoạch sử dụng đất
Thông tư-Bộ Tài nguyên và Môi trường
Ủy ban nhân dân
Văn phòng đăng ký


5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Biến động diện tích đất nông nghiệp cả nước năm 2015................16
Bảng 2.2. Biến động diện tích đất phi nông nghiệp năm 2015......................18
Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thạch Thất năm 2015.....................20
Bảng 4.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã Phùng Xá năm 2014 2016.................................................................................................................30
Bảng 4.2. Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp... của xã Phùng Xá năm 2014 2016.................................................................................................................31
Bảng 4.3. Tình hình dân số và lao động Phùng Xá năm 2014- 2016..............33
Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Phùng Xá.........................38
Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp xã Phùng Xá...................39
Bảng 4.6: Tình hình biến động sử dụng đất đai xã Phùng Xá... giai đoạn 20142016.................................................................................................................41
Bảng 4.7. Kết quả thống kê bản đồ của xã Phùng Xá.....................................44
Bảng 4.8: Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai xã Phùng Xá năm 2016............46
Bảng 4.9. Tổng hợp hồ sơ địa chính xã Phùng Xá tính đến năm 2016...........48
Bảng 4.10. Tình hình công tác kê khai đăng ký cấp GCNQSD đất ở xã Phùng Xá
năm 2016.........................................................................................................48
Bảng 4.11. Tình hình công tác kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ nông nghiệp xã
Phùng Xá năm 2016........................................................................................49
Bảng 4.12: Bảng tổng hợp các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai của xã
Phùng Xá năm 2015-2016...............................................................................50
Bảng 4.13. Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai của
xã Phùng Xá năm 2014 – 2016.......................................................................53

6


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ cơ cấu hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam năm 2015...15
Biểu đồ 4.1. Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất xã Phùng Xá năm 2016..............37
Biểu đồ 4.2. Biểu đồ diện tích các loại đất nông nghiệp xã Phùng Xá năm 2016
.........................................................................................................................37
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ diện tích các loại đất phi nông nghiệp xã Phùng Xá năm
2016.................................................................................................................39

7


PHẦN1.MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản
xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được của ngành sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là các
nguồn lợi tự nhiên như khí hậu, thời tiết, nước, không khí, khoáng sản nằm
trong lòng đất, sinh vật sống trên bề mặt trái đất thậm chí cả sinh vật sống
trong lòng đất.Đồng thời đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị
trí cố định trong không gian. Chính vì vậy, đất đai cần được quản lý một cách
hợp lý, sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững.
Từ năm 1945 khi thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
cho đến nay, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Nhà nước ta luôn quan tâm thích
đáng đến vấn đề đất đai và đã ban hành, đổi mới Luật đất đai: Luật đất đai
1988, Luật đất đai năm 1993; Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật
đất đai 1993 năm 1998, năm 2001; Luật đất đai năm 2003; đặc biệt Luật đất
đai 2013 chính thức có hiệu lực ngày 01/7/2014 đã từng bước đưa pháp luật
đất đai phù hợp với thực tế quản lý và sử dụng đất. Các văn bản dưới luật đi
kèm đã giúp rất nhiều cho việc nắm chắc, quản lý chặt chẽ quỹ đất đai của
quốc gia cũng như phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong
thời kỳ đổi mới.

Công tác quản lý nhà nước về đất đai với 15 nội dung được ghi nhận tại
điều 22 của Luật đất đai năm 2013, đây là cơ sở pháp lý để nhà nước nắm
chắc, quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên của quốc gia cũng như để người sử
dụng đất yên tâm sử dụng và khai thác tiềm năng từ đất mang lại.
Phùng Xá là một xã phát triển thuộc huyện Thạch Thất, thành phố Hà
Nội. Những năm trở lại đây, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và
đang diễn ra mạnh mẽ. Việc sử dụng đất có nhiều thay đổi làm ảnh hưởng đến
công tác quản lý của nhà nước về đất đai. Vì vậy, việc đánh giá tình hình quản
lý và sử dụng đất trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay. Cùng với tốc độ gia tăng
dân số nhu cầu về đất đai gia tăng, gây sức ép lớn đến quỹ đất cho các ngành
kinh tế nói riêng và quỹ đất đai nói chung. Điều này đòi hỏi UBND xã Phùng
Xá phải có những chính sách về quản lý, sử dụng đất đai phù hợp nhằm khai
thác hiệu quả quỹ đất, đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý.
1


Nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Phùng
Xá giúp chúng ta có cái nhìn chi tiết về tình hình quản lý, sử dụng đất, cơ cấu
đất đai của từng loại đất, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường
công tác quản lý Nhà nước về đai đai.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, được sự phân công của Việnquản
lý đất đai và PTNT –Đại họcLâm nghiệp Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của
Cô giáo –ThS.Nguyễn Thị Ngọc Bích, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá thực trạng công tác Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã
Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2016”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá một số nội dung công tác quản lý Nhà nước về đất
đai trên địa bàn xã Phùng Xá để đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường,
nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa bàn nghiên

cứu.
Tìm hiểu, phân tích về kết quả công tác quản lý hành chính ở địa phương
dựa trên những hệ thống chỉ tiêu đánh giá
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Trang bị kiến thức thực tế về công tác quản lý hành chính nhà nước về
đất đai ở địa phương.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất,
thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2016.
Đánh giá được một số nội dung công tác quản lý nhà nước về đất đai trên
địa bàn xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội giai đoạn 20142016.
Chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và những nhân tố ảnh hưởng đến công
tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã.
Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý
Nhà nước về đất đai tại xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
-Về không gian: Xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
-Về thời gian:Kết quả nghiên cứu sử dụng số liệu từ năm 2014 – 2016.
2


PHẦN2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
2.1.1.Khái niệm về đất đai
Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được nêu ra trong Hội nghị quốc tế về
Môi trường ở Riode Janerio, Brazil, năm 1993như sau: “ Đất đai là một diện
tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường
sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng,
dạng địa hình, mặt nước (sông suối hồ, đầm lầy,…) các lớp trầm tích sát bề
mặt cùng với các mạch nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn
thực vật và động vật, trạng thái của sinh vật.”

Năm 1993, Luật đất đai được ban hành lấy hiến pháp năm 1992 làm nền
tảng. Hiến pháp năm 1992 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Nhà
nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật,
đảm bảo sử dụng đất đứng mục đích và có hiệu quả”. Tiếp theo, Luật đất đai
2003 ra đời quy định: “ Đất đai là tài nguyên của quốc gia vô cùng quý giá,
là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần sản xuất hàng đầu của môi trường
sống, là điạ bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.” Cho đến khi Luật đất đai 2013 ra đời thay
thế, sửa đổi bổ sung cho Luật đất đai 1993,2003.
Như vậy, đất đai được hiểu như sau: “Đất đai là một tư liệu sản xuất gắn
liền với hoạt động của con người. Con người tác động vào đất đai nhằm thu
được sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống. Tác động này có thể trực
tiếp hoặc gián tiếp và làm thay đổi tính chất của đất đai có thể chuyển đất
hoang thành đất sử dụng được hoặc chuyển mục đích sử dụng”
2.1.2.Khái niệmquản lý nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước là hoạt động thi hành pháp luật của nhà nước, là sự tác
động có tổ chức và sự điều chỉnh bằng pháp luật nhà nước đối với các quá
trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các
mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm
vụ trong công cuộc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc.
Quản lý hành chính nhà nước về đất đai là một lĩnh vực quản lý của Nhà
nước, là hoạt động của của cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền. Ở
mỗi chế độ chính trị khác nhau và tại mỗi thời điểm lĩnh sử khác nhau mà nhà
3


nước có chính sách quản lý đất đai khác nhau, tuy vậy quản lý nhà nước về
đất đai đều chung mục đích là thâu tóm toàn bộ quyền lực quản lý tài nguyên
đất, để đưa ra quyết định sử dụng và tổ chức thực hiện, kiểm tra thanh tra về
đất đai. Thông qua đất đai để điều chỉnh, chi phối các hoạt động khác của xã

hội. (Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Giáo trình Quản lý nhà nước về đất đaiTrường đại học Nông Lâm Thái Nguyên).
Từsự phân tích quản lý nhà nước đối với đất đai như trên, có thể đưa ra
khái niệm quản lý nhà nước về đất đai như sau: “Quản lý nhà nước về đất đai
là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực
hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai, đó là các hoạt
động nắm chắc tình hình sử dụng đất, phân phối và phân phối lại quỹ đất
theo quy hoạch, kế hoạch, kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất,
điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.”
2.1.3.Mục đích của quản lý nhà nước về đất đai
Theo tác giả Nguyễn Khắc Thái Sơn trong “ Giáo trình Quản lý Nhà
nước về đất đai, (2007) ” thì mục đích quản lý nhà nước về đất đai dựa trên
cơ sở ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai nhằm tạo ra cơ sở pháp
lý để đảm bảo quyền sở hữu Nhà nước về đất đai (quyền giao đất, cho thuê
đất, thu hồi đất, hướng dẫn thanh tra xử lý vi phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất…) và bảo vệ các quyền lợi các lợi ích hợp pháp của người
sử dụng đất, góp phần giải quyết tốt mọi tranh chấp đất đai, tạo cơ sở vững
chắc cho việc tính thuế đất và thuế bất động sản.
Ngoài ra, còn phát triển và quản lý tốt thị trường bất động sản bao gồm
cả hệ thống thế chấp quyền sử dụng đất đai và quyền sở hữu bất động sản;
Bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước đối với đất đai, đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất; Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc
gia; Tăng cường hiệu quả sử dụng đất; Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi
trường.
2.1.4.Công cụ quản lý nhà nước về đất đai
Để phù hợp với các phương pháp quản lý, nhà nước đã sử dụng các công
cụ thích hợp để đạt được mục tiêu quản lý bao gồm: công cụ chính sách và
pháp luật đất đai, công cụ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai, công cụ tài
chính.

4



2.1.4.1. Công cụ chính sách và pháp luật về đất đai
Chính sách và pháp luật đất đai là công cụ quan trọng nhất để quản lý
nhà nước về đất đai bởi vì nó tác động vào ý chí của con người và điều chỉnh
hành vi của con người, vạch ra phương hướng phát triển và duy trì trật tự kỷ
cương cần thiết cho quản lý à sử dụng đất đai trong xã hội.
2.1.4.2.Công cụ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai
Công cụ quy hoạch và ké hoạch sử dụng đất là công cụ quan trọng và
không thể thiếu được trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, nó là cơ sở
đảm bảo cho việc quản lý thống nhất của nhà nước đối với đất đai, cân đối
quỹ đất đai của từng vùng, ngành, địa phương để đạt được mục tiêu phát triển
kinh tế đặt ra. Đảm bảo đất đai được phân phối, sử dụng công bằng, hợp lý,
tiết kiệm và hiệu quả.
2.1.4.3.Công cụ tài chính
Thông qua các công cụ tài chính, nhà nước thực hiện quyền bình đẳng
giữa các đối tượng sử dụng đất, kết hợp hài hòa các lợi ích, các đối tượng sử
dụng đất để thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm, tăng nguồn ngân sách cho nhà
nước. Sử dụng công cụ tài chính trong quản lý nhà nước về đất đai là việc nhà
nước phối hợp các lợi ích kinh tế từ các mối quan hệ kinh tế gắn liền với đất
đai để tác động đến các chủ thể sử dụng đất, đạt được mục tiêu quản lý.
2.1.5. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai
Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai là những tư tưởng chủ đạo có
tính chất bắt buộc mà các cơ quan quản lý hành chính nhà nước và các chủ
thể sử dụng đất phải tuân theo trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai.
Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai không phải là ý chí chủ quan của
nhà nước mà còn phải xuất phát từ các quy luật kinh tế, chính trị- xã hội và tự
nhiên khách quan chi phối.
Cho nên để đạt được mục tiêu mà nhà nước đặt ra, hoạt động quản lý nhà
nước về đất đai phải được tiến hành dựa vào các nguyên tắc:

+ Bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước về đất đai;
+ Bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử
dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng;

5


+Tiết kiệm hiệu quả trong công việc xây dựng các phương án quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất, có tính khả thi cao. Quản lý và giám sát việc thực hiện
các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.1.6. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý Nhà nước về đất đai là nhu cầu khách quan, là công cụ bảo vệ
và điều tiết các lợi ích gắn liền với đất đai và quan trọng nhất là bảo vệ chế độ
sở hữu đất đai. Nhiệm vụ này cần được đổi mới một cách cụ thể, phù hợp để
đáp ứng yêu cầu quản lý và tương xứng với điều kiện Chính trị - Kinh tế - Xã
hội của đất nước trong từng giai đoạn. Chính vì vậy mà tại Điều 22 Luật Đất
Đai 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật đất đai quy định rõ 15 nội dung của công tác
quản lý nhà nước về đất đai như sau :
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra
xây dựng giá đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.

7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy
định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
6


13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
quản lý và sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
2.2. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
Cơ sở khoa học và các căn cứ pháp lý của công tác quản lý Nhà nước về
đất đai được thể hiện thông qua các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành,
cụ thể là:
- Luật đất đai 2013 số 45/2013/QH13
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật đất đai.
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
về giá đất.
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
về thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở, và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.
- Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về bản đồ địa chính.
- Thông tư 26/2014/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 15/07/2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về quy trình và định mức kinh
tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường.

7


- Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi Trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
- Thông tư 29/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có hiệu lực
từ ngày 17/07/2014.
- Thông tư 30/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi
đất. Có hiệu lực từ ngày 17/07/2014.
- Thông tư 34/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai.
- Thông tư 36/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng điều chỉnh bảng giá đất, định
giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.

- Thông tư 37/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Quyết định 1989/QĐ-BTC ngày 14/08/2014 về đính chính thông tư số
76/TT-BCT
- Thông tư 76/2014/TT-BTC ngày 16/06/2014 Hướng dẫn một số điều
của Nghị định 45/2014/NĐ-CP
- Thông tư 77/2014/TT-BCT ngày 16/06/2014 Hướng dẫn một số điều
của Nghị định 47/2014/NĐ-CP
- Nghị định 102/2015/NĐ-CP ngày 11/10/2015 Về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai.
2.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
Quản lý nhà nước về đất đai là nhu cầu khách quan là công cụ bảo
vệ và điều tiết các lợi ích gắn liền với đất đai, và quan trọng nhất là bảo
vệ chế độ sở hữu về đất đai của các nước trên thế giới cũng như ở Việt
Nam. Nhiệm vụ này cần được đổi mới một cách cụ thể và phù hợp để đáp
ứng các yêu cầu quản lý và tương xứng với điều kiện chính trị, kinh tế, xã
hội của đất nước trong từng giai đoạn.Công tác xây dựng và hoàn thiện
chính sách pháp luật về đất đai là nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý đất
đai qua các thời kỳ luôn là vấn đề cấp thiết của các quốc gia.
8


2.3.1.Tình hình quản lý nhà nước về đất đai ở một số nước trên thế giới
2.3.1.1. Tình hình công tác quản lý đất đai ở Thụy Điển
Ở Thuỵ Điển, phần lớn đất đai thuộc sở hữu tư nhân nhưng việc quản lý
và sử dụng đất đai là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Vì vậy, toàn bộ
pháp luật và chính sách đất đai luôn đặt ra vấn đề hàng đầu là có sự cân bằng
giữa lợi ích riêng của chủ sử dụng đất và lợi ích chung của Nhà nước.
Bộ Luật đất đai của Thụy Điển là một văn bản pháp luật được xếp vào
loại hoàn chỉnh nhất, nó tập hợp và giải quyết các mối quan hệ dất đai và hoạt

động của toàn xã hội với 36 đạo luật khác nhau.
Các hoạt động cụ thể về quản lý sử dụng đất như quy hoạch sử dụng đất,
đăng ký dất đai, bất động sản và thông tin địa chính đều được quản lý bởi
ngân hàng dữ liệu đất đai và đều được luật hoá. Pháp luật và chính sách đất
đai ở Thuỵ Điển về cơ bản dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về đất đai và kinh
tế thị trường, có sự giám sát chung của xã hội.
Pháp luật và chính sách đất đai ở Thuỵ Điển từ năm 1970 trở lại đây gắn
liền với việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật bất động sản tư
nhân. Quy định các vật cố định gắn liền với bất động sản, quy định việc mua
bán đất đai, việc thế chấp, quy định về hoa lợi và các hoạt động khác như vấn
đề bồi thường, quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, đăng ký quyền sở hữu đất
đai và hệ thống đăng ký…
2.3.1.2. Tình hình công tác quản lý đất đai ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc đang thi hành chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về đất
đai, đó là chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể của quần chúng lao
động. Mọi đơn vị, cá nhân không được xâm chiếm, mua bán hoặc chuyển
nhượng phi pháp đất đai. Vì lợi ích công cộng, Nhà nước có thể tiến hành
trưng dụng theo pháp luật đối với đất đai thuộc sở hữu tập thể và thực hiện
chế độ quản chế mục đích sử dụng đất.
Nhà nước thực hiện chế độ bồi thường đối với đất bị trưng dụng theo
mục đích sử dụng đất trưng dụng. Tiền bồi thường đối với đất canh tác bằng 6
đến 10 lần sản lượng bình quân hàng năm của 3 năm liên tiếp trước đó khi bị
trưng dụng. Tiêu chuẩn hỗ trợ định cư cho mỗi nhân khẩu nông nghiệp bằng
từ 4 đến 6 lần giá trị sản lượng bình quân của đất canh tác/đầu người thuộc
đất bị trưng dụng, cao nhất không vượt quá 15 lần sản lượng bình quân của
đất bị trưng dụng 3 năm trước đó. Đồng thời nghiêm cấm tuyệt đối việc xâm
9


phạm, lạm dụng tiền đề bù đất trưng dụng và các loại tiền khác liên quan đến

đất bị trưng dụng để sử dụng vào mục đích khác.
2.3.1.3. Tình hình công tác quản lý đất đai ở Pháp
Các chính sách quản lý đất đai ở Cộng hoà Pháp được xây dựng trên một
số nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch không gian, bao gồm cả chỉ đạo quản lý sử
dụng đất đai và hình thành các công cụ quản lý đất đai.
Nguyên tắc đầu tiên là phân biệt rõ ràng không gian công cộng và không
gian tư nhân. Không gian công cộng gồm đất đai, tài sản trên đất thuộc sở hữu
Nhà nước và tập thể địa phương. Tài sản công cộng được đảm bảo lợi ích
công cộng có đặc điểm là không thể chuyển nhượng, tức là không mua, bán
được. Không gian công cộng gồm các công sở, trường học, bệnh viện, nhà
văn hoá, bảo tàng ...
Không gian tư nhân song song tồn tại với không gian công cộng và đảm
bảo lợi ích song hành. Quyền sở hữu tài sản là bất khả xâm phạm và thiêng
liêng, không ai có quyền buộc người khác phải nhường quyền sở hữu của
mình. Chỉ có lợi ích công cộng mới có thể yêu cầu lợi ích tư nhân nhường chỗ
và trong trường hợp đó, lợi ích công cộng phải thực hiện bồi thường một cách
công bằng và tiên quyết với lợi ích tư nhân.
2.3.1.3. Tình hình công tác quản lý đất đai ở Australia
Australia có lịch sử hình thành từ thuộc địa của Anh, nhờ vậy Australia
có được cơ sở và hệ thống pháp luật quản lý xã hội nói chung và quản lý đất
đai nói riêng từ rất sớm. Luật đất đai của Australia quy định đất đai của quốc
gia là đất thuộc sở hữu Nhà nước và đất thuộc sở hữu tư nhân. Australia công
nhận Nhà nước và tư nhân có quyền sở hữu đất đai và bất động sản trên mặt
đất. Phạm vi sở hữu đất đai theo luật định là tính từ tâm trái đất trở lên, nhưng
thông thường Nhà nước có quyền bảo tồn đất ở từng độ sâu nhất định, nơi có
những mỏ khoáng sản quý như vàng, bạc, thiếc, than, dầu mỏ …( theo sắc
luật về đất đai khoáng sản năm 1993).
Luật đất đai Australia bảo hộ tuyệt đối quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở
hữu đất đai. Chủ sở hữu có quyền cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp, thừa kế
theo di chúc mà không có sự cản trở nào, kể cả việc tích luỹ đất đai. Tuy

nhiên, luật cũng quy định Nhà nước có quyền trưng thu đất tư nhân để sử
dụng vào mục đích công cộng, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và việc trưng
thu đó gắn liền với việc Nhà nước phải thực hiện bồi thường thoả đáng.
10


2.3.2. Tình hình quản lý đất đai ở Việt Nam
2.3.2.1. Công tác quản lý đất đai ở Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945
Hoạt động quản lý đất đai ở nước ta qua các giai đoạn lịch sử khác nhau
trong suốt chiều dài lịch sử, mỗi giai đoạn lại có những đặc thù riêng
Trong thời kỳ đầu, sở hữu ruộng đất duy nhất thuộc về nhà vua, đến giai
đoạn giữa và cuối thì chính sách ruộng đất phát triển hơn, đã xuất hiện các
chính sách cho ruộng công, ruộng tư...
Dưới thời nhà Lê Nhà vua đã ban hành chính sách “ lộc điền” và “ quân
điền”, đồng thời tiến hành thống kê đất đai,lập sổ địa bạ nhằm phân phối lại
ruộng đất công cho nhân dân.Đặc biệt trong giai đoạn này, Bộ luật đầu tiên ở
nước ta được ban hành là “Luật Hồng Đức” (1481). Trong đó có 60 điều nói
về Luật đất đai. Tinh thần chính của luật là điều chỉnh quan hệ đất đai và triệt
để bảo vệ đất công, tuyên bố đất đai là tài sản của Nhà nước.Mặc dù vậy quá
trình tư hữu về ruộng đất vẫn diễn ra trong xã hội và dần chiếm ưu thế.
Thời kì nhà Nguyễn ( 1802- 1884): Thời kì này Gia Long,nhà Nguyễn
(1806) đã hoàn thành công tác đo đạc lập sổ địa bạ còn dở từ thời nhà Lê cho
18000 xã từ Mục Nam Quan tới Mũi Cà Mau. Nguyễn Ánh còn cho ban hành
luật Gia Long, có 14 điều nói về Luật đất đai.Trong đó xác định quyền sở hữu
tối thượng của Nhà vua đối với ruộng đất và chia ra ruộng đất công quản, đất
tư quản. Thuế đất được xác định cụ thể được thu triệt để cho ngân sách quốc
gia. Đến thời vua Minh mạng thực hiện chế độ hạn điền lần thứ hai, thành
công trong chính sách khai khẩn đất hoang nhà Nguyễn đã đặt hệ thống chính
quyền sở hữu từ Trung ương tới địa phương, ra sức bảo vệ chế độ sở hữu
ruộng đất công.

Đến năm 1844, Nhà nước đã chấp nhận quyền cầm cố đất công một cách
có thời hạn của các làng xã. Sau này Nhà vua đã ban hành nhiều quy định
củng cố quyền tư hữu ruộng đất và đảm bảo quyền thu thuế ruộng đất.
+ Thời thuộc Pháp: Thực dân Pháp thực hiện chia cắt nước ta thành 3 kỳ
để dễ bề cai trị là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, ở mỗi kỳ áp dụng một chế độ
chính trị và sử dụng chế độ quẩn lý đất đai khác nhau. Cùng với bọn thực dân
và tư bản Pháp, giai cấp địa chủ phong kiến cũng ra sức bóc lột nhân dân,
ruộng đất được tích tụ cao vào tay chúng. Quyền sở hữu của bọn thực dân
phong kiến được pháp luật của chính quyền bảo hộ bảo vệ.
11


Trong thời kì trước cách mạng tháng 8 năm 1945 với hình thức sở hữu
Nhà nước về đất đai đóng vai trò chủ đạo,xuyên suốt qua các giai đoạn lịch
sử.Tuy nhiên cùng song song với chế độ sở hữu Nhà nước còn có chế độ sở
hữu công xã tồn tại dai dẳng qua các thời đại.Ngoài ra, còn tồn tại chế độ sở
hữu tư nhân về đất đai.
2.3.2.2. Công tác quản lý đất đai ở Việt Nam sau cách mạng tháng Tám
năm 1945
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Nhà nướcViệt Nam dân chủ cộng hòa
ra đời, ngành Địa chính được duy trì.
Trong cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp, chính phủ đã có nhiều
chính sách sử dụng đất hoang, đất vắng chủ, đất tịch thu từ bọn thực dân việt
gian phản động. Từ năm 1950, người cày được giảm tô khi canh tác trên đất
vắng chủ.
Ngày 14/2/1953, Quốc hội thông qua luật cải cách ruộng đất, đánh đổ
hoàn toàn chế độ phong kiến thực dân. Triệt để thực hiện khẩu hiệu “ Người
cày có ruộng”.
Ngày 03/07/1958 cơ quan Quản lý đất đai được thành lập,đó là Sở địa
chính thuộc Bộ tài chính với chức năng chủ yếu là quản lý ruộng đất để thu

thuế nông nghiệp.
Từ 1959, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng hình thức kinh tế
tập thể, Hiến pháp 1959 ra đời quy định 3 hình thức sở hữu ruộng đất là: Sở
hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân.
Ngày 14/12/1959 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 404/TTg cho
phép thành lập Cục đo đạc và bản đồ trực thuộc phủ Thủ tướng để nắm chắc
địa hình và tài nguyên đất.
Ngày 9/12/1960 Chính phủ ban hành NĐ số 70/NĐ-CP về việc chuyển
ngành Địa chính từ Bộ tài chính sang Bộ nông nghiệp và đổi tên thành ngành
Quản lý ruộng đất.
-Giai đoạn 1980-1991: Hiến pháp 1980 quy định toàn bộ đất đai và tài
nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý
bằng pháp luật và quy hoạch. Thời kì này chúng ta chưa có một hệ thống tổ
chức quản lý đất đai đủ mạnh, chưa có quy hoạch sử dụng đất toàn quốc. Nhà
nước mới quan tâm chủ yếu tới đất nông nghiệp nên việc giao đất diễn ra tùy
12


tiện.Để khắc phục tình trạng đó, hàng loạt các văn bản pháp luật của Nhà
nước về đất đai được ra đời nhằm tăng cường về công tác quản lý, sử dụng
đất.
+ Quyết định 201/CP ngày 01/07/1981 của Chính phủ về công tác quản
lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trên cả nước.
+ Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công
tác đo đạc bản đồ giải thửa nhằm nắm chắc quỹ đất trong cả nước để làm cơ
sở lập hồ sơ địa chính.
+ Chỉ thị 100/CT-TW ngày 13/4/1981 của ban bí thư TW Đảng về việc
khoán sản phẩm đến nhóm người lao động và người lao động trong nhóm
HTX nông nghiệp.
Ngày 08/01/1988 Nhà nước ban hành Luật Đất đai đầu tiên. Tiếp đó là

một dấu mốc quan trọng trong phát triển nông nghiệp là Nghị quyết 10/NQTW ngày 05/04/1988 của Bộ chính trị về việc giao đất cho hộ gia đình, cá
nhân sử dụng ổn định lâu dài.Đây là việc làm cụ thể nhằm khẳng định việc
chuyển biến từ một nền nông nghiệp sản xuất tự cung tự cấp sang hướng sản
xuất hàng hóa.
Giai đoạn 1992 đến nay: Hiến pháp 1992 ra đời quy định “ Đất đai thuộc
sở hữu toàn dân. Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch
và theo pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà
nước giao đất cho các tổ chức cá nhân sử dụng ổn định lâu dài…”
Năm 1993, Luật Đất đai được ban hành lấy hiến pháp năm 1992 làm nền
tảng. Điểm nổi bật của luật 1993 là cho phép người sử dụng đất có 5 quyền:
Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp,thừa kế. Ngoài ra Nhà nước
còn có một loạt các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, đây là
cơ sở pháp lý giúp người dân thực sự yên tâm đầu tư phát triển sản xuất trên
mảnh đất được giao. Điều 13 Luật Đất đai 1993 còn nêu ra 7 nội dung quản lý
Nhà nước về đất đai.Tiếp theo Luật Đất đai 1993 là Luật sửa đổi bổ sung một
số điều Luật Đất đai 1998 và 2001 để hoàn thiện dần chế độ pháp lý về quản
lý và sử dụng đất.
Luật Đất đai 2003 ra đời ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành ngày
01/7/2004 và một loạt các văn bản dưới luật hướng dẫn việc thi hành Luật Đất
đai 2003 như: Nghị định 181, Nghị định 187, Nghị định 188….
13


Trong giai đoạn hiện nay gắn với quá trình đổi mới đất nước, Đảng và
Nhà nước ta đã xây dựng ngày càng củng cố và hoàn thiện chế độ sở hữu toàn
dân đối với đất đai, đảm bảo việc quản lý,sử dụng đất có hiệu quả và bền
vững. Điều này đã được thể hiện qua Luật Đất đai năm 2013 ra đời ngày
29/11/2013 và có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2014 để thực hiện Luật Đất đai
2013, Chính phủ đã ban hành 3 nghị định hướng dẫn và quy định cụ thể việc
thực hiện: Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật Đất đai 2013, Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày
15-5-2014 quy định về giá đất, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014
quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Như vậy,
Luật Đất đai 2013 và 3 nghị định hướng dẫn thi hành ra đời là điều kiện rất tốt
để luật đi vào cuộc sống một cách thuận lợi, dễ dàng; đồng thời giúp cho
người sử dụng đất yên tâm, cũng như thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của
mình.
Nước ta tồn tại một hình thức sở hữu đất đai duy nhất: Sở hữu toàn dân
với Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực
hiện quyền làm chủ của mình bằng việc được nhà nước trao cho QSDĐ. Nhà
nước thực hiện quyền sở hữu của mình bằng việc xác lập các chế độ pháp lý
về quản lý và sử dụng đất của cơ quan quyền lực dựa trên những đặc điểm
thực tiễn của đất nước qua các giai đoạn. Ngoài ra hệ thống các cơ quan
chuyên môn của các cấp thực hiện việc giám sát việc quản lý và sử dụng đất
theo quy hoạch và theo pháp luật.
Cơ sở khoa học của hoạt động quản lý và sử dụng đất này được Nhà
nước thể hiện thông qua một loạt các văn bản pháp luật do Nhà nước ban
hành.Hiến pháp 1980 ra đời quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước thống nhất quản lý”. Điều này tiếp tục được khẳng định lại trong Hiến
pháp 1992, Luật Đất đai 1998,1993, Luật sửa đổi năm 1998 và 2001, Luật đất
đai 2003 sửa đổi và bổ sung năm 2009. Luật đất đai năm 2013 chính thức có
hiệu lực ngày 01/7/2014 đã từng bước đưa pháp luật đất đai phù hợp với thực
tế quản lý và sử dụng đất, đây là cơ sở pháp lý để Nhà nước nắm chắc , quản
lý chặt chẽ nguồn tài nguyên của quốc gia cũng như để người sử dụng đất yên
tâm sử dụng và khai thác tiềm năng từ đất mang lại.

14


2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG

ĐẤT ĐAI TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC VÀ HUYỆN THẠCH THẤT
2.4.1. Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước
Thực hiện theo Điều 34 Luật đất đai 2013 về thống kê, kiểm kê đất đai
ngày 01/8/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban Chỉ thị 21/CT-TTg kiểm kê đất
đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 trên địa bàn cả nước.Năm
2016, Bộ tài nguyên môi trường Ban hành Quyết định số 2712/QĐ-BTNMT
ngày 25 tháng 11 năm 2016 về hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam. Trong đó
nêu rõ tổng diện tích đất, diện tích các loại đất theo mục đích sử dụng, diện
tích đất được giao cho các đối tượng khác nhau quản lý, sử dụng. Đây là quy
hoạch tạo cơ sở pháp lý và khoa học cho quá trình quản lý và sử dụng đất đai
hợp lý, tiết kiệm, đúng mục đích.
2.4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất đai ở Việt Nam tính đến năm 2015
Theo nhóm đất sử dụng, tổng diện tích tự nhiên của cả nước là
33.123.077 ha, trong đó 31.000.035 ha đất đã được sử dụng vào các mục đích
nông nghiệp và phi nông nghiệp, chiếm 93,59% tổng diện tích tự nhiên; còn
2.123.042 ha đất chưa được sử dụng vào các mục đích, chiếm 6,41% tổng
diện tích tự nhiên. Trong đó, nhóm đất nông nghiệp có diện tích là 27.302.206
ha, chiếm 82,43% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 87,07% tổng diện tích đất
đã sử dụng; nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích là 3.697.829 ha, chiếm
11,16% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 11,93% tổng diện tích đất đã sử
dụng; nhóm đất chưa sử dụng có diện tích là 2.123.042 ha, chiếm 6,41 % tổng
diện tích tự nhiên cả nước.
11.16

6.41

Đất nông nghiệp
Đất phi nông
nghiệp
Đất chưa sử dụng

82.43

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ cơ cấu hiện trạng sử dụng đất
ở Việt Nam năm 2015
15


Theo các loại đối tượng sử dụng, quản lý, diện tích đất đã được giao cho
các loại đối tượng sử dụng là 26.802.054 ha, chiếm 80,92% tổng diện tích tự
nhiên. Trong đó, hộ gia đình và cá nhân đang sử dụng 15.894.447 ha, chiếm
47,99% tổng diện tích tự nhiên, bằng 59,30% diện tích đất của các đối tượng
sử dụng; các tổ chức trong nước đang sử dụng 10.518.593 ha, chiếm 31,76%
tổng diện tích tự nhiên và bằng 39,25% diện tích đất đã giao cho các đối
tượng sử dụng; tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài sử dụng 45.717 ha,
chiếm 0,17% diện tích đất đã giao cho các đối tượng sử dụng; cộng đồng dân
cư và cơ sở tôn giáo đang sử dụng là 343.294 ha, chiếm 1,28% diện tích đất
đã giao cho các đối tượng sử dụng. Diện tích đất giao cho các đối tượng để
quản lý là 6.321.023 ha, chiếm 19,08% tổng diện tích tự nhiên của cả nước.
2.4.1.2. Tình hình biến động đất đai ở Việt Nam trong năm 2015
Theo báo cáo thống kê diện tích đất đai năm 2015 của các địa phương,
tổng diện đất tích tự nhiên của cả nước là 33.123.077 ha, tăng so với số liệu
kiểm kê đất đai năm 2014 là 21 ha. Trong đó, có 11/63 tỉnh, thành phố có diện
tích tự nhiên thay đổi so với số liệu năm 2014 do có sự điều chỉnh địa giới
hành chính cho đúng theo bản đồ địa giới 364/CT.
- Diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước tăng 21.166 ha.
Bảng 2.1. Biến động diện tích đất nông nghiệp cả nước năm 2015

STT

Loại đất


1

Đất nông nghiệp

27.302.206

27.281.040

So sánh
diện tích
năm 2015
với năm
2014 (ha)
21.166

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

11.530.160

11.505.435

24.725

1.2
1.3

Đất trồng lúa

Đất lâm nghiệp

4.143.096
14.923.560

4.146.326
14.927.587

-3.230
-4.027

1.4

Đất nuôi trồng thủy sản

797.759

798.537

-778

1.5

Đất làm muối

17.505

17.517

-12


1.6

Đất nông nghiệp khác

33.223

31.964

-1.259

Diện tích
thống kê
năm
2015(ha)

Diện tích
kiểmkê năm
2014(ha)

(Nguồn: Bộ tài nguyên và Môi trường 2015)

16


Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, diện tích đất sản xuất nông nghiệp
tăng 24.725 ha, trong đó diện tích đất trồng cây lâu năm tăng 29.471 ha và
diện tích đất trồng cây hàng năm giảm 4.746 ha.
Diện tích đất trồng cây lâu năm cả nước tăng 29.471 ha chủ yếu do hiện
nay việc trồng các loại cây lâu năm (đặc biệt là keo lá tràm) đem lại thu nhập

kinh tế cao, ổn định đời sống nên người dân sử dụng đất đồi, đất rừng, chuyển
từ cây hàng năm hiệu quả thấp sang để trồng cây lâu năm.
Đất trồng cây hàng năm có diện tích đất lúa giảm 3.230 ha và có sự biến
động ở hầu hết các tỉnh. Diện tích đất trồng lúa giảm là do nhiều diện tích đất
trồng lúa kém hiệu quả, năng suất thấp đã được chuyển qua đất trồng cây lâu
năm, cây hàng năm…; mặt khác quá trình đô thị hóa, phát triển nhanh các
công trình công cộng, trụ sở cơ quan, các công trình sự nghiệp cũng làm giảm
diện tích đất lúa chuyển sang loại đất khác. Một số tỉnh có diện tích đất trồng
lúa tăng là do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm,
đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản sang trồng lúa.
Diện tích đất lâm nghiệp của cả nước giảm 4.027 ha, trong đó giảm chủ
yếu ở đất rừng sản xuất (6.023 ha), đất rừng phòng hộ tăng (46 ha), đất rừng
đặc dụng tăng (1.949 ha). Giảm diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu do đất lâm
nghiệp chuyển sang các loại: đất trồng cây lâu năm, đất sản xuất kinh doanh,
đất có mục đích công cộng, đất giao thông,…Một số tỉnh tăng diện tích đất
lâm nghiệp do việc trồng rừng đem lại giá trị kinh tế lớn nên các địa phuơng
đẩy mạnh phong trào trồng rừng, phát triển kinh tế vườn.
- Diện tích đất phi nông nghiệp tăng 14.239 ha
Diện tích đất phi nông nghiệp tăng chủ yếu là đất chuyên dùng (10.664
ha), đất ở (3.317 ha). Hiện nay, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh cùng với
việc xây dựng mới các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hình thành các
khu du lịch, các khu vui chơi giải trí, phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi…
đã làm cho diện tích đất chuyên dùng tăng rất lớn để đảm bảo cho mục tiêu
phát triển kinh tế, xã hội; mặt khác do chuyển từ đất nông nghiệp, đất chưa sử
dụng và các loại đất phi nông nghiệp khác sang xây dựng các công trình như
giao thông, thủy lợi, cơ sở giáo dục – đào tạo và đất sản xuất kinh doanh phi
nông nghiệp, đất ở…

17



Bảng2.2. Biến động diện tích đất phi nông nghiệp năm 2015
STT
2
2.1
2.2

Loại đất

Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất chuyên dùng
Đất có mục đích công
2.3
cộng
Đất sản xuất, kinh doanh
2.4
phi nông nghiệp
2.5 Đất cơ sở tôn giáo
2.6 Đất cơ sở tín ngưỡng
Đất làm nghĩa trang,
2.7
nghĩa địa, nhà tang lễ
Đất sông, ngòi, kênh,
2.8
rạch, suối
Đất có mặt nước chuyên
2.9
dùng
Đất phi nông nghiệp

2.10
khác

Diện tích
thống kê năm
2015 (ha)
3.697.829
698.611
1.839.161

Diện tích
So sánh diện
kiểm kê năm tích năm 2015
2014 (ha)
với năm 2014
3.683.590
14.239
695.293
3.317
1.828.497
10.664

1.187.029

1.181.066

5.963

261.452


258.982

2.469

11.720
6.622

11.523
6.548

197
73

103.578

103.201

377

745.083

745.498

-416

241.886

241.850

37


51.169

51.179

-11

(Nguồn: Bộ tài nguyên và Môi trường 2015)
- Diện tích đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng giảm 35.384 ha. Trong đó, đất đồi núi chưa
sử dụng giảm 34.139 ha, đất bằng chưa sử dụng giảm 1.272 ha, đất núi đá
không có rừng cây tăng 27 ha. Diện tích đất chưa sử dụng giảm do đưa vào sử
dụng cho các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp phù hợp với nhu cầu
phát triển kinh tế – xã hội, với điều kiện thực tế của từng địa phương.
2.4.1.3. Công tác khảo sát đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Là một trong những công tác đang được tiến hành và thu được một số
thành tựu đáng kể. Đó là lĩnh vực đo đạc bản đồ, hệ thống ảnh hàng không,
ảnh vệ tinh bao phủ khắp cả nước đã thực hiện được trên 80% diện tích, đáp
ứng đo vẽ bản đồ địa hình tỉ lệ 1/50.000 trùm phủ cả nước và 1/25.000 trùm
phủ các khu vực kinh tế trọng điểm với hơn 50% khối lượng công nghệ đã
được hoàn thành. Hệ quy chiếu quốc gia VN-2000, hệ thống các điểm tọa độ,
độ cao Nhà nước đã hoàn thành và bàn giao lưới tọa độ hạng III cho tất cả các
18


×