Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Đánh giá kết quả thực hiện các Tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại xã Hương Nộn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 94 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học,
ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các
cá nhân trong và ngoài trường.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô
giáo trong Viện Quản lí đất đai và phát triển nông thôn cùng các thầy cô giáo
trong trường Đại học Lâm nghiệp đã dạy dỗ, dìu dắt tôi trong quá trình học tập
tại trường.
Tôi xin cảm ơn cán bộ và nhân dân xã Hương Nộn, huyện Tam Nông, tỉnh
Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu
thu thập số liệu và khảo sát thực tế tại địa phương.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, chăm sóc, động viên tôi trong
quá trình học tập, tích lũy kiến thức.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths. Hoàng Thị Minh Huệ, người
đã giảng dạy, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
của mình.
Trong quá trình làm đề tài, do những hạn chế về mặt thời gian, tài liệu nên
không thể tránh khỏi thiếu xót. Kính mong các thầy, cô cùng các bạn sinh viên
đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Chử Thị Mai
1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i
MỤC LỤC............................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH...................................................................................v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU...............................................................................vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.............................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...........................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................3
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG THÔN MỚI..................................................3
2.1.1. Một số khái niệm.........................................................................................3
2.1.2. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới..................................................3
2.1.3. Nội dung xây dựng nông thôn mới..............................................................4
2.1.4. Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới...........................................................4
2.1.5. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới..........................................................5
2.1.6. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới..............................................................6
2.1.7. Căn cứ pháp lý.............................................................................................7
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN......................................................................................8
2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng mô hình nông thôn mới của một số nước trên thế
giới.........................................................................................................................8
2.2.2. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.......................................................11
2


2.2.3. Tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Phú Thọ................12
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................14
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU..........................................................................14
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.......................................................................14
3.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU............................................14
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................14

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................14
3.5.1. Kế thừa có chọn lọc số liệu và tài liệu thứ cấp..........................................14
3.5.2. Phương pháp chọn mẫu.............................................................................15
3.5.3. Phương pháp thu thập số liệu hiện trường.................................................15
3.5.4. Phương pháp nội nghiệp............................................................................16
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................17
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA XÃ HƯƠNG NỘN,
HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ...........................................................17
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................17
4.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội...........................................................................18
4.1.3. Đánh giá tiềm năng của xã........................................................................22
4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HƯƠNG NỘN TỪ NĂM 2011-2016
.............................................................................................................................22
4.2.1. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM từ năm 2011- 2016..........22
4.2.2. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã
Hương Nộn giai đoạn 2011-2016........................................................................24
4.2.3. Kết quả huy động các nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới............42
4.2.4. Đánh giá của người dân và cán bộ về chương trình xây dựng nông thôn
mới xã Hương Nộn..............................................................................................44
4.3 . ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH
THỨC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
.............................................................................................................................48
3


4.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HƯƠNG NỘN TRONG GIAI
ĐOẠN 2016-2020...............................................................................................50
4.4.1. Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.........................50

4.4.2. Các giải pháp đề xuất................................................................................52
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................55
5.1. KẾT LUẬN..................................................................................................55
5.2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................57
PHỤ LỤC...........................................................................................................59

DANH MỤC HÌNH ẢN

4


Hình 1: Trụ sở UBND xã9
Hình 2: Trụ sở HTX: (Nằm trong khuân viên của UB xã)
Hình 3: Trường mầm non: đạt chuẩn chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2013
Hình 4: Trường tiểu học: Đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2012
Hình 5: Trường THCS: Đạt chuẩn mức độ 1 năm 2013
Hình 6: Trạm y tế, đạt chuẩn Quốc gia năm 2007
Hình 7: Bưu điện
Hình 9: Chùa Phúc Thánh hoàn thành năm 2016
Hình 10: Chợ tạm Nam Thảo
Hình 11: Nhà ở dân cư
Hình 12: Hệ thống giao thông Quốc lộ, Tỉnh lộ, huyện lộ qua xã:Quốc lộ 32A
Hình 13: Giao thông trục thôn liên thôn
Hình 14: Giao thông gõ xóm nội thôn
Hình 15: Trạm biến áp

5



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BCH

Ban chấp hành

BQL

Ban quản lý

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CN_TTCN

Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KT-VH-XH


Kinh tế- văn hóa –xã hội

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NTM

Nông thôn mới

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NQ-TW

Nghị quyết- Trung ương

QĐ- TTg

Quyết định-Thủ tướng

TDTT

Thể dục thể thao


TT-BNNPTNT

Thông tư- Bộ nông nghiệp phát triển
nông thôn
Uỷ ban nhân dân

UBND

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Khung phân tích SWOT......................................................................16
Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả thực hiện 19 tiêu chí theo Chương trình mục tiêu
Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2016 xã Hương Nộn....22
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch qua các
năm......................................................................................................................24
Bảng 4.3. Bảng phỏng vấn cán bộ và người dân về tiêu chí quy hoạch..............25
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện tiêu chí điện qua các năm......................................27
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện tiêu chí trường học qua các năm............................28
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện tiêu chí bưu điện qua các năm...............................29
Bảng 4.7. Đánh giá của cán bộ và người dân về chất lượng cơ sở hạ tầng.........30
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện tiêu chí thu nhập qua các năm...............................32
Bảng 4.9. Bình quân thu nhập của xã Hương Nộn qua các năm.........................32
Bảng 4.10. Kết quả thu nhập của các nhóm hộ năm 2011 và 20169:.................33
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện tiêu chí hộ nghèo..................................................35
Bảng 4.12. Kết quả thực hiện tiêu chí cơ cấu lao động.......................................35
Bảng 4.13. Kết quả thực hiện tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất.................36
Bảng 4.14. Kết quả thực hiện tiêu chí y tế..........................................................37

Bảng 4.15. Kết quả thực hiện tiêu chí Môi trường..............................................38
Bảng 4.16. Kết quả thống kê sự đánh giá của người dân và cán bộ địa phương về
chất lượng nhóm tiêu chí văn hóa- xã hội- môi trường.......................................40
Bảng 4.17. Kết quả thực hiện tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị ở cơ sở..........41
Bảng 4.18. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng NTM xã Hương Nộn trong 6
năm( 2011-2016).................................................................................................42
Bảng 4.19. Sự hiểu biết và đóng góp của người dân trên địa bàn xã Hương Nộn.
.............................................................................................................................43
Bảng 4.20. Sự hiểu biết của người dân về chương trình NTM...........................45
7


Bảng 4.21. Bảng phân tích SWOT về xây dựng NTM của xã Hương Nộn........48
Bảng 4.22: Các nội dung cần phấn đấu để đạt NTM trong giai đoạn 2016-2020
.............................................................................................................................51

8


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước nông nghiệp với phần lớn dân cư đang sinh sống và
làm việc tại nông thôn. Nông thôn Việt Nam là khu vực rộng lớn và đông dân
nhất, đa dạng về thành phần tộc người, về văn hóa, là nơi bảo tồn, lưu giữ các
phong tục, tập quán của cộng đồng, là nơi sản xuất quan trọng, làm ra các sản
phẩm cần thiết cho cuộc sống con người. Phát triển nông nghiệp- nông dânnông thôn đã, đang và sẽ còn là mỗi quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định
đối với sự phát triển đất nước. Chính vì vậy, từ năm 2008 Đảng ta đã xác định
mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng,
văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng
kinh tế- xã hội ngày càng hiện đại”.

Thực hiện đường lối của Đảng, năm 2008, Chính phủ đã ban hành một
chương trình về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận
thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình Mục tiêu
Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đây là một chương trình mang tính tổng
hợp, sâu rộng, có nội dung toàn diện; bao gồm tất cả các lĩnh vực Kinh tế- Văn
hóa- Xã hội, Chính trị và an ninh quốc phòng nhằm nâng cao đời sống vật chất
tinh thần của người dân nông thôn và góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp
Công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh. Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐTTg phê duyệt chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng mục tiêu quốc gia giai
đoạn 2010-2020, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp
các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của cộng đồng, phát huy được
sức mạnh của xã hội.
Xã Hương Nộn là một trong ba xã được chọn là xã điểm xây dựng NTM
của huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Là xã trung du miền núi của huyện, có điều
kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tương đối thuận lợi, đất đai thổ nhưỡng tốt phù hợp
với nhiều loại cây trồng, có hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện. Sau 5 năm
triển khai thực hiện Chương trình đã đạt được một số kết quả nhất định. Hạ tầng
kinh tế xã hội có những bước thay đổi rõ rệt; đời sống nhân dân ngày càng được
1


nâng cao; an ninh, chính trị xã hội trên địa bàn luôn ổn định. Trên địa bàn đã
hoàn thành xong đạt 18/18 tiêu chí, đạt 38/38 chỉ tiêu (Tiêu chí số 7 về chợ
không thực hiện đuợc do đã đề nghị điều chỉnh không quy hoạch chợ và không
xét đánh giá tiêu chí chợ trong các tiêu chí xây dựng NTM), đạt 100%. Tuy
nhiên, khi thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM xã còn gặp khó khăn, cơ sở hạ
tầng chưa đồng bộ, trình độ dân chí chưa đều, kinh tế xã hội của địa phương tuy
đã đạt được những kết quả nhất định nhưng chưa thật sự bền vững…
Xuất phát từ những yêu cầu về phát triển NTM, để tiếp tục duy trì những
kết quả đã đạt được đồng thời xúc tiến quá trình xây dựng NTM trong giai đoạn

2016- 2020. Cần thiết phải có sự đánh giá đầy đủ về các kết quả đã đạt được
cũng như xác định các phương hướng, giải pháp để tiếp tục thúc đẩy quá trình
xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá kết quả thực hiện các Tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại xã Hương
Nộn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ” đã thực hiện.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá kết quả thực hiện các Tiêu chí xây dựng nông thôn mới làm cơ sở
đề xuất giải pháp duy trì các kết quả đạt được và xúc tiến quá trình xây dựng
nông thôn mới trong giai đọan 2016- 2020 tại xã Hương Nộn, huyện Tam Nông,
tỉnh Phú Thọ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới của xã Hương Nộn,
huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ theo bộ tiêu chí Quốc gia.
- Phân tích thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn xã Hương Nộn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất giải pháp để duy trì các kết quả đạt được và xúc tiến quá trình
thực hiện các tiêu chí trong giai đoạn 2016- 2020.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: địa bàn xã Hương Nộn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú
Thọ.
- Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu trong giai đọa từ năm 2011- 2016
2


PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG THÔN MỚI
2.1.1. Một số khái niệm
- Nông thôn: Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí

Quốc gia về nông thôn mới, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc
nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành
chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã".
- Nông thôn mới: Theo tinh thần nghị quyết 26/NQ-TW ngày 05-8-2008
của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn:
“Nông thôn mới (NTM) là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn
nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông
thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ ổn định, giàu bản sắc
văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ
vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao;
theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
2.1.2. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới
- Do kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất nông thôn còn nhiều hạn chế.
- Do sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, thiếu kiến thức trong việc
bảo quản chế, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Do đời sống người dân còn nhiều hạn chế, thu nhập của nông dân thấp, sự
đầu tư ít.
- Do kinh tế – xã hội khu vực nông thôn chủ yếu phát triển tự phát, chưa
theo quy hoạch.
- Do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp. Vì vậy, một nước công nghiệp không thể để nông nghiệp, nông thôn lạc
hậu, nông dân nghèo khó.
2.1.3. Nội dung xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới không phải chỉ nhằm xây dựng con đường,kênh
mương, trường học, hội trường… mà chính là làm cho người nông dân hiểu rõ
3



được nội dung, ý nghĩa và thúc đẩy họ tự tin, tự quyết, đưa ra sáng kiến tham gia
tích cực để xây dựng một nông thôn mới năng động hơn. Phải xác định rằng đây
không phải đề án đầu tư của Nhà nước mà là việc người dân cần làm để cuộc
sống tốt đẹp hơn, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần. Căn cứ vào điều kiện thực tế
của từng thôn về tiềm năng, lợi thế, khả năng đóng góp của dân, năng lực lãnh
đạo của cán bộ hướng dẫn để người dân bàn bạc đề xuất các nhu cầu và nội dung
hoạt động của đề án. Xét trên khía cạnh tổng thể, những nội dung sau đây cần được
xem xét trong mô hình xây dựng nông thôn mới:
- Đào tạo nâng cao năng lực phát triển cộng đồng
- Tăng cường và nâng cao mức sống của người dân
- Hỗ trợ để người dân phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ nâng cao thu
nhập.
- Xây dựng nông thôn gắn với phát triển ngành nghề nông thôn tạo việc
làm phi nông nghiệp.
- Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất.
- Xây dựng nông thôn gắn với quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường ở nông thôn
- Phát triển cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa, phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc ở nông thôn.
2.1.4. Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Trong giai đoạn 2011- 2016 thực hiện theo bộ tiêu chí của Quyết định số:
491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính Phủ về xiệc ban hành Bộ
tiêu chí Quốc gia về NTM; Quyết định số: 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 sửa đổi
một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM (phụ lục 03 kèm theo).
Trong giai đoạn 2016- 2020 thực hiện theo bộ tiêu chí của Quyết định số:
1980/Q Đ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính Phủ về xiệc ban hành Bộ
tiêu chí Quốc gia về xã NTM trong giai đoạn 2016- 2020 (phụ lục 04 kèm theo).
Nội dung Bộ tiêu chí chủ yếu vào các nhóm sau:
- Nhóm I: Quy hoạch và phát triển gồm 1 tiêu chí
- Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế- xã hội gồm 8 tiêu chí

- Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất gồm 4 tiêu chí
4


- Nhóm 4: Văn hóa- xã hội- môi trường gồm 4 tiêu chí
- Nhóm 5: Hệ thống chính trị gồm 2 tiêu chí
Theo quyết định 2540/QĐ-TTg 30-12-2016 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công
bố địa phương đạt chuẩn NTM; địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng
NTM giai đoạn 2016-2020 thì tại Điều 4 Điều kiện công nhận quy định như sau:
+ Xã đạt chuẩn nông thôn mới, phải đảm bảo các Điều kiện:
- Có đăng ký xã đạt chuẩn nông thôn mới và được Ủy ban nhân dân cấp
huyện đưa vào kế hoạch thực hiện;
- Có 100% tiêu chí thực hiện trên địa bàn xã đạt chuẩn theo quy định;
- Không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.
+ Huyện đạt chuẩn nông thôn mới, phải đảm bảo các Điều kiện:
- Có đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
đưa vào kế hoạch thực hiện;
- Có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định;
- Có 100% tiêu chí huyện nông thôn mới đạt chuẩn theo quy định;
- Không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.
2.1.5. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
Theo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới thực hiện
theo 06 nguyên tắc sau:
- Các nội dung, hoạt động của Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng
nông thôn mới phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí
Quốc gia về nông thôn mới ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16
tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính. Nhà
nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ

chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do
chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức
thực hiện.

5


- Kế thừa và lồng ghép các chương trình Mục tiêu Quốc gia, chương trình
hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn
nông thôn.
- Thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới phải gắn với kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực
hiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường
phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự
án của chương trình xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò làm chủ của
người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch,
tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá.
- Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã
hội; cấp uỷ đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây
dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện.
2.1.6. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Theo nông thôn mới gồm 4 mục tiêu:
- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn;
Nâng cao dân trí, đào tạo nông dân có trình độ sản xuất cao, có nhận thức chính
trị đúng đắn, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại.
Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất. Sản phẩm nông
nghiệp có sức cạnh tranh cao.

- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và
hiện đại, nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, khu dân cư,
…; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi
trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; an ninh trật tự được giữ vững
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng
cường, xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân- nông dân- trí
thức.

6


2.1.7. Căn cứ pháp lý
- Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
nông thôn mới;
- Căn cứ Quyết định số 491/QĐ- TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Căn cứ Quyết định số 491/QĐ- UBND ngày 18 tháng 11 năm 2009 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc ban hành abooj tiêu chí nông thôn mới
tỉnh Phú Thọ;
- Căn cứ thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC
ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết
định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020;
- Thông tư số 40/2014/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 11 năm 2014 của Bộ
Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn trình, tự thủ tục, hồ sơ xét
công nhận và công bố xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới;

- Căn cứ Kế hoạch số 759/KH-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2010 của
UBND tỉnh Phú Thọ về triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới
tỉnh Phú Thọ đến năm 2020;
- Căn cứ Kế hoạch số 399/KH-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2011 của
UBND huyện Tam Nông về triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn
mới huyện Tam Nông đến năm 2020;
- Căn cứ Quyết định số 1162/QĐ-UBND và Quyết định số 1163/QĐUBND ngày 20 tháng 9 năm 2011 của UBND huyện Tam Nông về việc phê
duyệt đề án, quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hương Nộn huyện Tam
Nông – Giai đoạn 2011-2015 định hướng đến năm 2020;
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng mô hình nông thôn mới của một số nước trên
thế giới
Trong bối cảnh nền kinh tế khu vực và thế giới phát triển như vũ bão, để
nông nghiệp và nông thôn nước ta phát triển mạnh mẽ sánh bước cùng các nước
trên thế giới thì việc tham khảo học tập kinh nghiệm phát triển nông nghiệp,
7


nông thôn của các nước trên thế giới là một yếu tố quan trọng tác động đến sự
phát triển kinh tế nước ta hiện nay.
2.2.1.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Nhật Bản
Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở tỉnh Oita (miền tây nam Nhật Bản) đã
hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, với mục tiêu phát
triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển
chung của cả nước Nhật Bản. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển,
phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” ở đây đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ.
Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều
địa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác
trên thế giới. Một số quốc gia, nhất là những quốc gia trong khu vực Đông Nam
Á đã thu được những thành công nhất định trong phát triển nông thôn của đất

nước mình nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”.
Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được những
người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều người, nhiều
khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn, nhất
là phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước mình.
2.2.1.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc
Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc
chỉ có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thôn không có
điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp bằng lá. Là
nước nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên, mối lo
lớn nhất của chính phủ khi đó là làm sao đưa đất nước thoát khỏi đói, nghèo.
Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực
vượt khó, và, hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án thí
điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát
động phong trào SU và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Bộ mặt nông thôn
Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Chỉ sau 4 năm phát động phong
trào, sản lượng lúa tăng đến mức có thể tự túc lương thực, thu nhập mỗi năm của
hộ nông dân (674 nghìn won tương đương 562 USD) cao hơn so với hộ ở thành
thị (644 nghìn won tương đương 537 USD). Sau 8 năm, các dự án phát triển kết
cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành.
8


Thắng lợi đó được Hàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn.
- Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng
nông thôn - phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “nhà nước bỏ
ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của”.
- Thứ hai, phát triển sản xuất để tăng thu nhập.
- Thứ ba, đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn Hàn Quốc, xác định
nhân tố quan trọng nhất để phát triển phong trào SU là đội ngũ cán bộ cơ sở theo

tinh thần tự nguyện và do dân bầu.
- Thứ tư, phát huy dân chủ để phát triển nông thôn.
- Thứ năm, phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng Hàn Quốc đã
thiết lập lại các hợp tác xã (HTX) kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân,
cán bộ HTX do dân bầu chọn.
- Thứ sáu, phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh
toàn dân.
Phong trào SU của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũ
thành cộng đồng nông thôn mới ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Khu vực nông
thôn trở thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự phát
triển. Phong trào SU, với mức đầu tư không lớn, đã góp phần đưa Hàn Quốc từ
một nước nông nghiệp lạc hậu trở nên giàu có.
2.2.1.3. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Thái Lan
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn
chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền
nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò
của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh
phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở
các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông
thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề
nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro
cho nông dân.
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh
tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy

9


mạnh công tác tiếp thị… từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài
nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy

thoái; giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm,
thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Trong xây dựng kết
cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các
công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp.
Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tập
trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công
nghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ
năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song
song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu.
Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng
nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp
chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công
nghiệp phát triển. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triển
rất mạnh nhờ một số chính sách sau:
- Chính sách phát triển nông nghiệp.
- Chính sách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Mở cửa thị trường khi thích hợp.
Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn ở một số nước
nêu trên cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả
của nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của
người dân để phát triển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng
đối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nền
tảng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.2.2. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Phong trào xây dựng nông thôn mới đã có bước phát triển mới, đã trở thành
phong trào chung và sâu rộng đến tất cả các địa phương trong cả nước kể từ khi
Chính phủ tổ chức hội nghị toàn quốc về xây dựng nông thôn mới và chính thức
phát động phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới".
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-Cp ngày 28/10/2008.
Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 193/QĐ-TTg "Phê duyệt công trình, rà

10


soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới", Quyết định số 800/QĐ-TTg "Phê
duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 - 2020". Các bộ ngành như: Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Xây
dựng, Tài nguyên Môi trường, Giao thông vận tải và các Bộ khác đã ban hành
nhiều thông tư liên bộ, thông tư hướng dẫn để triển khai thực hiện. Đặc biệt đã
ban hành bộ tiêu chí gồm 19 tiêu chí cụ thể về nông thôn mới, hướng dẫn chi tiết
cho các địa phương thực hiện. Thông tư liên tịch quy định việc lập, thẩm định,
phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
Trung ương đã chỉ đạo làm điểm ở một số tỉnh, rút kinh nghiệm chỉ đạo ra
diện rộng. Tập trung đầu tư ngân sách cho các địa phương nhất là những nơi làm
điểm, những địa phương có nhiều khó khăn. Trên cơ sở đó đã tạo được lòng tin
của nhân dân đối với chủ trương của Trung ương, xây dựng quyết tâm thực hiện.
Ở các địa phương đã làm tốt công tác tổ chức học tập quán triệt Nghị quyết của
Ban chấp hành Trung ương lần thứ VII (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn. Nhìn chung các địa phương đều thành lập ban chỉ đạo từ tỉnh, huyện
đến xã, thảo luận, ra Nghị quyết của cấp ủy, lập đề án xây dựng, xác định rõ mục
tiêu, yêu cầu nội dung xây dựng nông thôn mới của địa phương, trong đó tập
trung chỉ đạo vấn đề trọng tâm cốt lõi là xây dựng và thực hiện quy hoạch nông
thôn mới.
Tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình NTM, Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT Cao Đức Phát, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung
ương chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn trình bày tại Hội nghị
chỉ rõ: sau 5 năm triển khai thực hiện, chương trình đã đạt được những kết quả
rất to lớn. Nhiều địa phương đã cụ thể hóa các chính sách của Trung ương, chủ
động ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương. Hệ
thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng
nông thôn. Điều kiện sống cả về vật chất và tinh thần của nhiều khu vực dân cư

nông thôn được nâng cao rõ rệt. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng
và có chuyển biến, góp phần tích cực nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn.
Vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở nhiều nơi được phát huy,
dân chủ ở nông thôn được nâng lên về chất.
Tính đến hết tháng 11/2015, cả nước có 1.298 xã (14,5%) được công nhận
đạt chuẩn NTM; số tiêu chí bình quân/xã là 12,9 tiêu chí (tăng 8,2 tiêu chí so với
11


2010); số xã khó khăn nhưng có nỗ lực vươn lên (xuất phát điểm dưới 3 tiêu chí,
nay đã đạt được 10 tiêu chí trở lên) là 183 xã.Trong xây dựng NTM, 5 năm qua,
thu nhập của người nông dân tăng lên 1,9 lần (mục tiêu đề ra là tăng 1,5 lần); số
hộ nghèo ở nông thôn giảm mạnh, còn 8,2%. Ở cấp huyện, đã có 11 đơn vị cấp
huyện được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận đạt chuẩn
NTM là: Huyện Xuân Lộc, Thống Nhất, thị xã Long Khánh (Đồng Nai), Củ Chi,
Hóc Môn, Nhà Bè (TPHCM), Đông Triều (Quảng Ninh), Hải Hậu (Nam Định),
Đơn Dương (Lâm Đồng), Đan Phượng (TP. Hà Nội), thị xã Ngã Bảy (Hậu
Giang). Mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đã đạt 24,4 triệu
đồng/năm (tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2010). Số xã khó khăn đã nỗ lực
vươn lên, từ xuất phát điểm dưới 3 tiêu chí, nay đã đạt được 10 tiêu chí trở lên;
đã có 10 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM và có 8 huyện, thị xã
đã có tờ trình của UBND tỉnh, thành phố đề nghị xét, công nhận. Trong quá trình
triển khai thực hiện xây dựng NTM, đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay,
kinh nghiệm tốt. Cụ thể có tới 22.000 mô hình sản xuất nông lâm nghiệp tiên
tiến, hiệu quả. Đây là cơ sở để chúng ta nhân rộng, nâng cao thu nhập, đời sống
cho người dân.
2.2.3. Tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Phú Thọ.
Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới, tỉnh Phú Thọ đã huy động hơn 5.800 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng,
hỗ trợ phát triển sản xuất. Nhờ đó, kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước được

đầu tư đồng bộ, phát huy hiệu quả cao trong sản xuất, dân sinh. Thu nhập, đời
sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện. Bộ mặt nông thôn khởi
sắc, lòng tin của người dân vào Đảng, chính quyền được nâng lên.
Kết quả nổi bật tỉnh Phú Thọ đạt được sau 5 năm xây dựng nông thôn mới
là nhận thức của đa số người dân đã thay đổi. Nhân dân thực sự phát huy quyền
làm chủ theo hướng: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng
thụ”. Trong 247 xã triển khai xây dựng nông thôn mới có 17 xã đạt chuẩn nông
thôn mới, 53 xã đạt 15 -18 tiêu chí; 93 xã đạt 10 -14 tiêu chí; 84 xã từ 5 - 9 tiêu
chí; không có xã đạt dưới 5 tiêu chí. Dự kiến hết năm 2015, huyện Lâm Thao sẽ
đạt chuẩn, 19 xã đạt chuẩn và 51 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân
tiêu chí toàn tỉnh ước đạt 11,69 tiêu chí/xã.

12


Sau 5 năm xây dựng nông thôn mới, tỉnh Phú Thọ làm mới 57 km đường;
nâng cấp cải tạo 1.906 km; 597/2.880 km kênh mương được cứng hóa; 106/247
xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế; 13/13 huyện, thành, thị có đơn vị thu
gom, vận chuyển xử lý rác thải; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh
hoạt hợp vệ sinh đạt 92%...
Ông Vũ Quốc Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Phú
Thọ cho biết, tỉnh sẽ huy động khoảng 6.800 tỷ đồng cho chương trình MTQG
gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 - 2020. Cùng với đó, các đơn vị sẽ
đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động để tạo sự đồng thuận cao
trong cán bộ và người dân nông thôn. Thông qua Uỷ ban mặt trận Tổ quốc tỉnh
và các đoàn thể thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá ở khu dân cư" gắn với xây dựng nông thôn mới, quy hoạch tổng thể
phát triển nông nghiệp tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

13



PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại xã Hương Nộn, huyện Tam Nông, tỉnh
Phú Thọ.
Xã Hương Nộn nằm gần trung tâm huyện Tam Nông dọc QL 32A đoạn
đường km 72- km 76, diện tích tự nhiên là 894,85 ha. Tháng 11/2016 xã đã được
công nhận đạt chuẩn NTM 18/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí Quốc gia.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Tiến hành từ ngày 16/1-13/5/2017.
3.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới tại xã
Hương Nộn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội tại điểm nghiên cứu.
- Kết quả xây dựng nông thôn mới tại điểm nghiên cứu.
- Phân tích thuận lợi, khó khăn khi thực hiện các tiêu chí.
- Đề xuất giải pháp để duy trì các kết quả đạt được và xúc tiến quá trình
thực hiện các tiêu chí trong giai đoạn 2016-2020.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Kế thừa có chọn lọc số liệu và tài liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu và thông tin có sẵn đã được công bố
trong các báo cáo tổng kết, tạp chí của các cơ quan tổ chức phục vụ cho việc
nghiên cứu đề tài.
Nguồn số liệu đề tài được cung cấp bởi: Ban địa chính xã Hương Nộn và
các phòng ban có liên quan, các báo cáo quyết định, hồ sơ sổ sách có liên quan
của UBND xã Hương Nộn. Một số tài liệu:
- Đề án xây dựng nông thôn mới.
- Báo cáo quá trình thực hiện nông thôn mới qua từng năm.

14


- Báo cáo thuyết minh xây dựung NTM.
- Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.
- Văn bản, chính sách của nhà nước có liên quan.

3.5.2. Phương pháp chọn mẫu
+ Chọn thôn điểm: Tiêu chí chọn thôn
- Chọn ra 2 thôn đại diện có mặt bằng chung về văn hóa, kinh tế- xã hội,
môi trường; Có triển khai các hoạt động trong xây dựng NTM
- Căn cứ vào tiêu chí 2 thôn tiến hành điều tra là: khu 6 và khu 7.
+ Chọn hộ điểm: Tiêu chí chọn hộ
- Hộ được chọn là những hộ thuộc thôn điểm
- Các hộ được chọn ở các nhóm hộ khác nhau
Mỗi nhóm hộ chọn ngẫu nhiên10 hộ để phỏng vấn, khóa luận chọn 30 hộ
(15 hộ/thôn) gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau (giàu, khá, nghèo) để tiến
hành điều tra, phỏng vấn.
3.5.3. Phương pháp thu thập số liệu hiện trường
Đề tài sử dụng các công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn PRA
3.5.3.1. Thăm làng
Thăm làng để có sự hiểu biết khái quát về cơ sở vật chất, con người và tài
nguyên thiên nhiên của thôn bản để làm cơ sở cho việc thực hiện các công cụ
tiếp theo.
3.5.3.2. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn với các cán bộ địa phương và người dân theo bảng
hỏi lập sẵn (Phụ lục 03 và 04) nhằm thu thập một số thông tin sau:
+ Nội dung phỏng vấn cán bộ:
- Tìm hiểu điều kiện địa phương trước và sau khi xây dựng NTM
- Tìm hiểu sự hiểu biết, đánh giá của cán bộ về chương trình mục tiêu Quốc

gia xây dựng NTM thực hiện tại địa phương.

15


-Phỏng vấn về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế và xã hội cũng như hiện
trạng xây dựng NTM của xã.
+ Nội dung phỏng vấn người dân:
- Về điều kiện gia đình
- Sự hiểu biết, sự tham gia, tình hình thực hiện mô hình NTM
Tác động của chương trình tới đời sống người dân, đánh giá của người dân
về chương trình NTM, kế hoạch, mong muốn của người dân trong tương lai.
3.5.3.3. Phân tích SWOT
Đây là công cụ sử dụng để phân tích: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách
thức trong quá trình xây dựng NTM ở đại phương.
Sơ đồ được sử dụng các thông tin được thu thập theo nhóm:
- Nhóm 1: Các thông tin phản ánh về điểm mạnh, điểm yếu của quá trình
xây dựng NTM thời điểm hiện tại.
- Nhóm 2: Các thông tin phản ánh về cơ hội, thách thức của quá trình xây
dựng NTM trong tương lai.
Kết quả được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 3.1. Khung phân tích SWOT
Điểm mạnh
Cơ hội

Điểm yếu
Thách thức

3.5.4. Phương pháp nội nghiệp
Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê, mô tả và được tổng hợp

thông qua các bảng, biểu đồ, sơ đồ....

16


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA XÃ HƯƠNG NỘN,
HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Hương Nộn là xã trung du miền núi của huyện Tam Nông, có địa giới
hành chính như sau:
+ Phía Bắc giáp với xã Cổ Tiết và xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao.
+ Phía Nam giáp với xã Dị Nậu, huyện Tam Nông.
+ Phía Đông giáp với thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông và xã Bản
Nguyên, huyện Lâm Thao.
+ Phía Tây giáp với xã Cổ Tiết và xã Thọ Văn, huyện Tam Nông.
Địa bàn xã tương đối rộng, bao gồm cả phần đồi và đất bãi ven sông, dân
cư ở không tập trung, toàn xã phân bố thành 13 khu dân cư, gồm 09 khu vùng
đồi và 04 khu vùng bãi;
4.1.1.2. Đặc điểm về khí hậu
Hương Nộn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng mỗi năm có 4 mùa
nhưng không rõ rệt mà khái quát là 2 mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ trung bình
tháng lạnh vào mùa khô (Tháng 01 là 16ºc, tháng nóng nhất vào mùa mưa tháng
6 là 34,5ºc, mỗi năm thường ảnh hưởng từ 3-4 cơn bão, lượng mưa trung bình
1550ml- 1700ml, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu khai thác tại chỗ trên địa bàn,
nguồn nước tưới chủ yếu lấy từ trạm bơm tưới của huyện nguồn nước từ Sông
Hồng.
4.1.1.3. Tài nguyên
a) Đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên: 894,85 ha;
Trong đó:
+ Diện tích đất nông nghiệp: 544,36 ha, chiếm 60,83%.

17


×