Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 2016 tại xã Hoàng Tân – thị xã Quảng Yên – tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 84 trang )

LỜI CẢM ƠN
Được sự cho phép của Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, bộ
môn Quản lý đất đai, tôi đã tiến hành thực hiện nghiên cứu khoa h ọc sinh
viên với đề tài: “Đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2016 t ại xã Hoàng
Tân – thị xã Quảng Yên – tỉnh Quảng Ninh”.
Để thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm h ướng dẫn
tận tình và quý báu của cô giáo hướng dẫn Đồng Thị Thanh v ề mặt chuyên
môn, cùng với sự giúp đỡ về mặt tư liệu của các cô chú, anh chị cán bộ
trong UBND xã Hoàng Tân - thị xã Quảng Yên, được sự h ỗ tr ợ của các anh
chị về mặt thời gian, đặc biệt là các cán bộ thuộc địa bàn xã Hoàng Tân.
Sau khi đã hoàn thành nghiên cứu khoa học sinh viên, tôi xin g ửi l ời
cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà trường, cảm ơn các thầy cô giáo đã
dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cơ bản để sinh viên có thể nắm bắt được các
thông tin, kiến thức trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt tôi
xin cảm ơn cô giáo Đồng Thị Thanh – người đã theo sát, hướng dẫn tôi để
hoàn thành tốt đề tài khóa luận này. Tôi cũng xin cảm ơn tới các cô chú, anh
chị trong UBND xã Hoàng Tân - thị xã Quảng Yên đã tạo điều kiện giúp tôi
hoàn thành nghiên cứu này.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và kiến thức của bản thân còn h ạn
chế không thể tránh khỏi những thiếu sót trong khi làm khóa luận, tôi
mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của các thầy cô và các bạn đ ể bài khóa
luận có thể hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2017
Người thực hiện

Mai Thị Thuần

1



2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................. i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................................... vi
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH, SƠ ĐỒ, ẢNH....................................................................vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát................................................................................................... 2
1.2.2.Mục tiêu cụ thể............................................................................................................. 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................................. 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................................4
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................................... 4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản......................................................................................... 4
2.1.2. Vai trò và sự cần thiết của xây dựng nông thôn m ới....................................5
2.1.3. Bộ tiêu chí về nông thôn mới................................................................................. 7
2.1.4. Các cơ chế, chính sách............................................................................................... 9
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN..................................................................................................... 13
2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở các nước trên thế giới ..........13
2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam....................................15
2.2.3. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn m ới ..........17
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................19
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 19
3.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của xã Hoàng Tân th ị xã

Quảng Yên................................................................................................................................ 19
3.1.2. Đánh giá tình hình thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia ............19

3


3.1.3. Kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới của xã Hoàng Tân, th ị
19
3.1.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình xây d ựng NTM
trên địa bàn xã trong những năm tới............................................................................19
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................... 19
3.2.1. Điều tra thu thập số liệu thứ cấp.....................................................................19
3.2.2. Điều tra thu thập số liệu hiện trường............................................................19
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu...........................................................................20
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................... 21
4.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CƠ BẢN CỦA XÃ...................................21
4.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................... 21
4.1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội................................................................................... 23
4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất của xã Hoàng Tân...................................................26
4.1.4. Đánh giá chung........................................................................................................... 27
4.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN M ỚI
TẠI XÃ........................................................................................................................................ 28
4.2.1. Quy hoạch.................................................................................................................... 28
4.2.2. Hạ tầng kinh tế xã hội............................................................................................ 28
4.2.3. Nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất.................................................36
4.2.4. Văn hóa - xã hôi - môi trường.............................................................................. 38
4.2.5. Nhóm xây dựng hệ thống chính trị...................................................................41
4.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI T ẠI XÃ
42
4.3.1 Kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới...........................42

4.3.2 Đánh giá kết quả huy động vốn..........................................................................44
4.3.3 Đánh giá vai trò của các tổ chức cộng đồng đ ối v ới ch ương trình xây
dựng nông thôn mới............................................................................................................ 45
4.3.4 Đánh giá sự tham gia của người dân.................................................................46

4


4.4. THUẬN LỢI KHÓ KHĂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI................................................................................................................. 46
4.4.1. Thuận lợi...................................................................................................................... 47
4.4.2. Khó khăn....................................................................................................................... 47
4.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QỦA CÔNG
TÁC TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI T ẠI XÃ
HOÀNG TÂN............................................................................................................................. 48
4.5.1. Nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.........................................................48
4.5.2. Kiến nghị, đề xuất.................................................................................................... 49
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 50
5.1. KẾT LUẬN........................................................................................................................ 50
5.2. KIẾN NGHỊ....................................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt


BGTVT

Bộ giao thông vận tải

BTCT

Bê tông cốt thép

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CN – TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHĐT

Kế hoạch đầu tư

KHKT


Khoa học kĩ thuật



Lao động

NĐ – CP

Nghị định Chính phủ

NQ – TW

Nghị quyết Trung ương

NTM

Nông thôn mới

QĐ – TTg

Quyết định Thủ tướng chính phủ

QĐ – UBND

Quyết định Ủy ban nhân dân

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


THCS

Trung học cơ sở

TT

Thông tư

UBND

Ủy ban nhân dân

6


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Cơ cấu sử dụng đất của xã Hoàng Tân....................................................23
Bảng 4.2. Hiện trạng dân số xã Hoàng Tân...............................................................24
Bảng 4.3. Bảng hiện trạng sử dụng đất.....................................................................26
Bảng 4.4. Hiện trạng cấp điện cho toàn xã...............................................................30
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư năm 2016..........................36
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện tiêu chí giáo dục năm 2016...................................38
Bảng 4.7: Tổng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới............................................44
Bảng 4.8. Vai trò của các tổ chức cộng đồng đối với ch ương trình xây d ựng
nông thôn mới........................................................................................................................ 45
Bảng 4.9. Sự tham gia của người dân trong chương trình xây dựng nông
thôn mới................................................................................................................................... 46


7


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH, SƠ ĐỒ, ẢNH
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu.......................................................................21
Hình 4.2. Biểu đồ lao động............................................................................................... 25
Hình 4.3. Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất 2010.....................................................27
Hình 4.4. Đường giao thông xã Hoàng Tân.................................................................29
Hình 4.5. Trường mầm non.............................................................................................. 31
Hình 4.6 Trường tiểu học.................................................................................................. 32
Hình 4.7. Trường trung học cơ sở.................................................................................. 32
Hình 4.8.Nhà văn hoá thôn................................................................................................ 33
Hình 4.9. Khu vui chơi thanh thiếu niên.....................................................................34
Hình 4.10. Bưu điện xã Hoàng Tân................................................................................35
Hình 4.11. Trạm y tế xã Hoàng Tân...............................................................................39

8


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sau nhiều năm thực hiện đường lối đổi
mới nền kinh tế nước ta đã thay đổi rất nhiều. Đặc biệt về nông nghiệp,
nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, đ ời sống v ật ch ất,
tinh thần của nhân dân cũng được cải thiện. Với mục tiêu công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước, hiện nay ngành nông nghiệp ít đ ược quan tâm h ơn,
đặc biệt là ở khu vực nông thôn có quy mô nhỏ, lợi ích người nông dân
đang bị xem nhẹ. Tốc độ phát triển kinh tế cao bên cạnh nh ững l ợi ích
mang lại, cũng có không ít những khó khăn cần gi ải quy ết, vấn đ ề khoảng
cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các khu vực trong cả nước, nhất là gi ữa

khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Phần lớn các hộ nông dân trên
khắp cả nước đều sử dụng phương tiện thô sơ, kĩ thuật lạc h ậu trong s ản
xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả thấp về kinh tế. Hàng loạt các vấn đề
cần giải quyết tại các địa phương để nâng cao mức sống cho người dân
như: giải quyết việc làm, cải thiện giáo dục, y tế, c ơ s ở hạ t ầng, kĩ thu ật
sản xuất nuôi trồng, công tác quản lý tại các địa phương… Trước tình hình
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nh ập kinh tế
toàn cầu, cần có những chính sách cụ thể mang tính đột phá nh ằm gi ải
quyết toàn bộ các vấn đề của nền kinh tế.
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được đặt ra
nhằm nâng cao đời sống của người dân, giúp nông dân nâng cao dân trí, có
nhận thức đúng đắn, có kiến thức và tinh thần để xây dựng quê h ương, đất
nước ngày càng phát triển. Đáp ứng yêu cầu này Ngh ị quy ết của Đ ảng v ề
nông nghiệp, nông thôn đi vào cuộc sống, đẩy nhanh tốc đ ộ CNH - HĐH
nông nghiệp nông thôn, việc cần làm trong giai đoạn hiện nay là xây d ựng
cho được các mô hình nông thôn mới đủ đáp ứng yêu cầu phát huy n ội l ực
của nông dân, nông nghiệp và nông thôn, đủ điều kiện h ội nh ập n ển kinh
tế thế giới. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp,
nông dân và nông thôn”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Bộ tiêu chí
Quốc gia về nông thôn mới” (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009)
và “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn m ới” tại Quy ết
1


định số 800/QĐ-TTg ngày 06/4/2010 nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây
dựng nông thôn mới trên cả nước
Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển
nông thôn, xã Hoàng Tân đã tiến hành xây dựng mô hình nông thôn m ới xây
dựng làng, xã có cuộc sống no đủ, văn minh, môi tr ường trong s ạch. T ừ
năm 2011, xã Hoàng Tân đã triển khai áp dụng hoạt đ ộng nông thôn m ới

của chính phủ và đạt được một số thành tựu đáng kể trong phát triển nông
nghiệp ở địa phương, nếp sống, mức sống, thu nhập tăng cao so với những
thời kỳ trước. Người dân đã áp dụng khoa học kĩ thuật vào trồng trọt chăn
nuôi. Đời sống người dân đã được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh th ần,
bộ mặt làng xã đã thay đổi rõ rệt, cảnh quan môi trường đ ược đảm b ảo
hơn. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên và trong khuôn kh ổ th ực
hiện khóa luận tôt nghiệp tại trường Đại học Lâm nghiệp do đó tôi chọn
nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2016 t ại xã Hoàng Tân – th ị xã
Quảng Yên – tỉnh Quảng Ninh”.
1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1.Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được kết quả thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2016 trên địa bàn xã Hoàng Tân – th ị
xã Quảng Yên – Tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở đề xuất giải pháp th ực hi ện
thành công chương trình
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được kết quả thực hiện các nội dung của ch ương trình xây
dựng nông thôn mới
Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện ch ương
trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Đề xuất được giải pháp góp phần thực hiện thành công ch ương trình
tại địa phương.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2



1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
19 tiêu chí về nông thôn mới được quy định trong quy ết định 491/QĐTTg ngày 16/4/2009 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn
mới.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: trên địa bàn thị xã Hoàng Tân, th ị xã
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Về thời gian nghiên cứu: giai đoạn năm 2011 - 2016

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Nông thôn
Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và có nhiều
quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng nông thôn được coi là khu
vực địa lý nơi đó cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử
dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất
nông nghiệp. Một số quan điểm khác cho rằng nông thôn là nơi có mật độ
dân số thấp hơn so với thành thị. Vùng nông thôn là vùng có dân cư làm
nông nghiệp là chủ yếu, nguồn kinh kế chính của cư dân trong vùng là sản
xuất nông nghiệp. Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình
độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn vì
cho rằng vùng nông thôn có trình độ sản xuất hàng hóa và tiếp cận thị
trường thấp hơn so với thành thị. Hay dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển
cơ sở hạ tẩng, nghĩa là cơ sở hạ tẩng của vùng nông thôn không phát triển
bằng đô thị.

Như vậy khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó thay đổi
theo thời gian và tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên
thế giới.
Đến nay, khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định tại Theo
thông tư số 54/2009/TT- BNNVPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn là:"Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội
thị các thành phố thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND
xã".
Nông nghiệp là quá trình sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung
cấp cho con người và tạo ra của cải cho xã hội.
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản
xuất nông nghiệp, sống chủ yếu bằng ruộng vườn sau đó đến ngành nghề
khác và tư liệu chính là đất đai.
2.1.1.2. Nông thôn mới
4


Trước tiên, nông thôn mới phải là nông thôn, chứ không phả là thị xã,
thị trấn hay thành phố, nông thôn mới khác với nông thôn truyền thống.
Mô hình nông thôn mới là tổng thể, những đặc điểm, cấu trúc tạo thành
một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới đáp ứng yêu cầu mới đặt ra
trong nông thôn hiện nay. Nhìn chung mô hình nông thôn mới là mô hình
cấp xã, thôn được phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, dân chủ và văn minh. Mô hình nông thôn mới được quy định bởi
các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát triển, có sự đổi mới về tổ chức, vận
hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt
kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Tiến bộ hơn so với mô hình cũ, chứa đựng
các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên toàn lãnh thổ.
Xây dựng mô hình nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao
năng lực của người dân, tạo động lực cho mọi người phát triển kinh tế, xã

hội góp phẩn thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Thay đổi cơ sở vật chất, diện mạo đời sống, văn hóa qua đó thu hẹp
khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Đây là quá trình lâu dài và liên
tục, là một trong những nội dung quan trọng cần tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo trong đường lối, chủ trương phát triển đất nước và các địa phương.
Nghị quyết 26/TQ - TW của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X
đã đề ra chủ trương xây dựng nông thôn mới phát triển kinh tế xã hội,
nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển nông nghiệp và nông thôn nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân ở nông thôn. Nghị quyết đã
xác định rõ mục tiêu:
“ Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ
cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông
thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, dân trí được nâng cao; môi trường sinh
thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của
Đảng được tăng cường”.
2.1.2. Vai trò và sự cần thiết của xây dựng nông thôn m ới
2.1.2.1. Vai trò của xây dựng nông thôn mới

5


Về kinh tế: hướng đến nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, thị
trường hội nhập. Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh,
khuyến khích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông
dân, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo và khoảng cách mức sống giữa nông
thôn và thành thị. Xây dựng các hợp tác xã theo mô hình kinh doanh đa
ngành. Hỗ trợ ứng dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản
xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn. Sản xuất hàng hóa có
chất lượng cao, mang nét đặc trưng của từng địa phương. Chú ý đến các

ngành chăm sóc cây trồng vật nuôi, trang thiết bị sản xuất, thu hoạch, chế
biến và bảo quản nông sản.
Về chính trị: Phát huy tinh thần dân chủ trên cơ sở chấp hành luật
pháp, tôn trọng đạo lý bản sắc địa phương. Tôn trọng hoạt động của đoàn
thể, các tổ chức, hiệp hội vì cộng đồng, đoàn kết xây dựng nông thôn mới.
Về văn hóa - xã hội: Chung tay xây dựng văn hóa đời sống dân cư, các
làng xã văn minh, văn hóa.
Về con người: Xây dựng hình tượng người nông dân tiêu biểu, gương
mẫu. Tích cực sản xuất, chấp hành kỉ cương, ham học hỏi, giỏi làm kinh tế
và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
Về môi trường nông thôn: Xây dựng môi trường nông thôn trong lành,
đảm bảo môi trường nước trong sạch. Các khu rừng đầu nguồn được bảo
vệ nghiêm ngặt. Chất thải phải được xử lý trước khi vào môi trường. Phát
huy tinh thần tự nguyện và chấp hành luật pháp của mỗi người dân.
2.1.2.2. Sự cần thiết của việc xây dựng nông thôn mới
Để hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, trở
thành quốc gia phát triển giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo; Nhà nước
cẩn quan tâm phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nông sản là sản phẩm
thiết yếu cho toàn xã hội và ở Việt Nam khu vực nông thôn chiếm đến 70%
dân số. Thực hiện đường lối mới của Đảng và Nhà nước trong chính sách
phát triển nông thôn, nông nghiệp được xem như mặt trận hàng đầu, chú
trọng đến các chương trình lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng
xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

6


đại hóa nông thôn, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở... Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước
đã và đang đưa nền nông nghiệp tự túc sang nền công nghiệp hàng hóa.

Nền nông nghiệp nước ta còn nhiều những hạn chế cẩn được giải
quyết để đáp ứng kịp xu thế toàn cẩu. Một số yếu tố như: nông thôn phát
triển tự phát, thiếu quy hoạch. Có khoảng 23% xã có quy hoạch nhưng
thiếu đồng bộ, tẩm nhìn ngắn, chất lượng chưa cao. Cơ chế quản lý phát
triển theo quy hoạch còn yếu. Xây dựng tự phát kiến trúc cảnh quan làng
quê bị pha tạp, lộn xộn, nét đẹp văn hóa truyền thống bị mai một. Kết cấu
hạ tẩng kinh tế xã hội còn lạc hậu, không đáp ứng được mục tiêu phát
triển lâu dài. Thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp
và dân sinh. Tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa mới đạt
25%. Giao thông chất lượng thấp, không có quy chuẩn, chủ yếu phục vụ
dân sinh, nhiều vùng giao thông chưa phục vụ tốt sản xuất, lưu thông hàng
hóa, phẩn lớn chưa đạt tiêu chuẩn quy định. Hệ thống lưới điện hạ thế
chất lượng thấp, quản lý lưới điện nông thôn còn yếu, tổn hao điện năng
cao, nông thôn phải chịu mức giá điện cao. Hệ thống các trường mẩm non,
tiểu học, trung học cơ sở ở nông thôn có tỷ lệ đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật
chất còn thấp (32%), hẩu hết các nông thôn chưa có khu thể thao theo quy
định. Tỷ lệ chợ nông thôn đạt chuẩn thấp, khoảng 77% số xã có điểm bưu
điện văn hóa theo tiêu chuẩn, 22% số thôn có điểm truy cập internet. Cả
nước còn khoảng hơn 300 nghìn nhà ở tạm.
Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống người dân còn thấp. Kinh tế
hộ phổ biến ở quy mô nhỏ. Kinh tế tập thể phát triển chậm, hầu hết các
xã có hợp tác xã nhưng chỉ hoạt động dưới hình thức, chất lượng yếu và
kém. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn cao, chênh lệch giữa nông thôn
và thành thị ngày càng lớn.
Về văn hóa - môi trường - y tế - giáo dục: tỷ lệ lao động qua đào tạo
còn thấp. Mức hưởng thụ về văn hóa của người dân còn thấp, phát sinh
nhiều vấn đề bức xúc, bản sắc văn hóa dân tộc dần bị mai một, tệ nạn xã
hội có xu hướng gia tăng. Hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển, môi
trường sống bị ô nhiễm. Số trạm y tế đạt tiêu chuẩn thấp, y tế dự phòng
7



của xã còn hạn chế.
Hệ thống chính trị tại cấp xã còn yếu về trình độ và năng lực điều
hành. Nhiều cán bộ xã chưa qua đào tạo, trình độ đại học chỉ khoảng 10%.
Vậy xây dựng nông thôn mới là một mô hình phát triển cả nông
nghiệp và nông thôn, đi sâu giải quyết nhiều lĩnh vực, có sự liên kết giữa
các lĩnh vực với nhau tạo nên khối thống nhất vững mạnh.
2.1.3. Bộ tiêu chí về nông thôn mới
2.1.3.1. Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
17/10/2016 Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định ban hành bộ tiêu chí
quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 (tại Quyết định số
1980/QĐ-TTg). Quyết định này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/12/2016 và thay thế Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 c ủa
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn
mới
Gồm có 5 nhóm với 19 tiêu chí
- Nhóm I: nhóm tiêu chí quy hoạch
- Nhóm II: Nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã h ội
- Nhóm III: Nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất
- Nhóm IV: Nhóm tiêu chí văn hóa, xã hội môi tr ường
- Nhóm V: Nhóm xây dựng hệ thống chính trị.
Bộ tiêu chí mới bổ sung thêm nhiều nội dung và chi tiết, c ụ th ể h ơn.
Ngoài ra một số nội dung tiêu chí của bộ tiêu chí sẽ giao Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với quy hoạch, điều kiện th ực tế, tình
hình sản xuất, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa ph ương.
Về tên tiêu chí, có 9 tiêu chí thay đổi. Cụ th ể tiêu chí số 1 “Quy hoạch
và thực hiện quy hoạch” được đổi thành “Quy hoạch”; tiêu chí số 7 “Ch ợ
nông thôn” được đổi thành “Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn”; tiêu chí
số 8 “Bưu điện” được đổi thành “Thông tin và truy ền thông”; tiêu chí số 12

“Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên” được đổi thành “Lao động có
việc làm”; tiêu chí số 13 “Hình thức tổ chức sản xuất” được đổi thành “T ổ
8


chức sản xuất”; tiêu chí số 14 “Giáo dục” được đổi thành “Giáo dục và đào
tạo”; tiêu chí số 17 “Môi trường” được đổi thành “Môi trường và an toàn
thực phẩm”; tiêu chí số 18 “Hệ thống tổ chức chính trị xã hội v ững m ạnh”
được đổi thành “Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật”; tiêu chí 19 “An
ninh trật tự xã hội” được đổi thành “Quốc phòng và an ninh”.
2.1.3.2. Các văn bản pháp lý
- Luật xây dựng ngày 26/11/2003.
- Luật quy hoạch số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009.
- Nghị quyết 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần th ứ 7 về vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ t ướng Chính ph ủ
về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn m ới
- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 h ướng dẫn th ực
hiện bộ tiêu cếi quốc gia về nông thôn mới
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính ph ủ
“V/v phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn m ới
giai đoạn 2010-2020”.
- Quyết định số 2933/BGTVT-KHĐT ngày 11/5/2009 của Bộ Giao thông
vận tải hướng dẫn tiêu chí nông thôn mới trong lĩnh v ực giao thông nông
thôn.
- Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 c ủa Chính ph ủ
“V/v quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô th ị”.
- Tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng nông thôn ban hành theo Thông t ư
số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng.
- Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây d ựng v ề Ban

hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây d ựng nông thôn.
- Căn cứ Thông tư số 09/2010/TT_BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng
“V/v Quy định lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý xây d ựng xã nông
thôn mới”.

9


- Thông tư số 17/2010/TT-BXD, ngày 30/09/2010 c ủa Bộ Xây d ựng v ề
việc hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây d ựng và quy
hoạch đô thị.
- Căn cứ Quyết định số 2728/QĐ-UBND ngày 11/9/2010 c ủa UBND t ỉnh
Quảng Ninh “V/v phê duyệt kế hoạch triển khai th ực hiện lập quy ho ạch
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.
2.1.4. Các cơ chế, chính sách
2.1.4.1. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
- Nội dung xây dựng nông thôn mới hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia được
qui định tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò ch ủ th ể
của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà n ước đóng vai trò đ ịnh
hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, xã đặt ra các chính sách, c ơ ch ế h ỗ
trợ và hướng dẫn. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng ng ười dân ở
thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình
mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các ch ương trình, d ự
án khác đang triển khai ở nông thôn, có bổ sung d ự án h ỗ tr ợ đ ối v ới các
lĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính sách khuy ến khích m ạnh mẽ đầu t ư
của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng l ớp dân c ư.
- Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa ph ương (xã, huy ện, t ỉnh);
có quy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở

các tiêu chuẩn kinh tế)
- Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng,
chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế
hoạch, tổ chức thực hiện; Hình thành cuộc vận động “toàn dân xây dựng nông
thôn mới" do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận
động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông
thôn mới.
2.1.4.2. Mục tiêu xây dựng NTM
10


Mục tiêu xây dựng NTM nhằm: “Xây dựng nông thôn m ới có k ết c ấu
hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình th ức t ổ ch ức
sản xuất hợp lý...; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân
trí được nâng cao; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng
được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững
chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa’.
2.1.4.3. Quan điểm, phương châm xây dựng NTM
Để thực hiện được các mục tiêu vê xây d ựng nông thôn mơi cần xác
định 11 nhiệm vụ giải pháp sau đây:
1. Tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng m ới các quy
hoạch, chương trình, đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn.
2. Phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại,
đồng thời phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và d ịch vụ ở
nông thôn.
3. Huy động các nguồn lực phát triển nhanh, đồng bộ k ết c ấu h ạ t ầng
kinh tế - xã hội nông thôn, tăng cường năng lực dự báo, phòng, ch ống gi ảm
nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường.
4. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn; t ập

trung giải quyết các vấn đề phát sinh, vướng mắc, góp phần gi ữ v ững ổn
định chính trị - xã hội và xây dựng nông thôn mới.
5. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và tăng cường h ợp
tác quốc tế về khoa học – công nghệ.
6. Nâng cao kiến thức và đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn, coi đây là mũi đột phá trong giai đo ạn t ới.
7. Tiếp tục đổi mới và phát triển các doanh nghiệp, h ợp tác xã, tổ h ợp
tác; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát tri ển nông nghi ệp,
nông thôn.
8. Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản cho nông
dân.
11


9. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương, đồng
thời rà soát, xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ th ống chính sách khuy ến
khích của tỉnh
10. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
11. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà n ước, phát huy
vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, nhất là Hội Nông
dân.
2.1.4.4. Trình tự các bước xây dựng NTM
Thông tư liên tịch số 26 của Liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; “Sổ tay xây dựng nông thôn mới”
của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự các bước
triển khai xây dựng nông thôn mới (ở cấp xã), gồm 7 bước:
Bươc 1: Thành lập hệ thống quản lý, điêu hành thực hiện Chương trình
Hiện nay, ở tỉnh ta công tác này đã cơ bản hoàn thành. Cấp Tỉnh, Cấp
Huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn m ới, t ổ ch ức ra Văn
phòng Điều phối, có cán bộ chuyên trách quản lý và hoạt động độc lập.

Cấp xã Thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý, Ban giám sát đầu tư cộng
đồng; Các Tiểu ban chỉ đạo xây dựng nông thôn m ới (Tuyên truy ền, Phát
triển sản xuất, Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, Văn hóa - xã h ội); B ố trí
cán bộ chuyên trách xây dựng nông thôn mới. Các thôn, xóm thành l ập Ban
phát triển thôn.
Bươc 2: Tổ chức tuyên truyên vận động toàn dân xây dựng nông thôn mơi
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền vận động để mọi người dân nh ận
thức sâu sắc về mục tiêu, quy mô, nội dung, ph ương pháp và cách làm đ ể
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hiểu rõ
vai trò của cộng đồng dân cư ở nông thôn là chủ th ể xây d ựng nông thôn
mới tại địa phương; Thông qua đó phát huy vai trò, t ạo s ức lan t ỏa trong
cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng lòng, chung sức xây d ựng nông thôn
mới.
Hiện nay, công tác tuyên truyền vận động toàn dân xây dựng nông thôn
mới tiến hành rộng khắp trở thành một phong trào của tỉnh và cả nước. Công
12


tác này hiện vẫn đang được tiếp tục tiến hành thường xuyên
Bươc 3: Khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí c ủa
Bộ tiêu chí quốc gia
Hiện nay, ở tỉnh ta đã cơ bản hoàn thành việc khảo sát, đánh giá nông thôn
theo 19 tiêu chí. Đang có chủ trương khảo sát đánh giá lại sau hơn 2 năm thực
hiện.
Bươc 4: Xây dựng quy hoạch nông thôn mơi của xã
Đến nay, 100% xã hoàn thành phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng
NTM; 80% số xã hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch theo Thông tư 13
của liên Bộ; 94,5% số xã đã công bố quy hoạch; 98% số xã đang triển khai
cắm mốc quy hoạch, trong đó 46% số xã đã hoàn thành việc quy hoạch.
Bươc 5: Lập ,phê duyệt đê án xây dựng nông thôn mơi c ủa xã

Hiện nay công tác này đã làm nhưng cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ
sung.
Bươc 6: Tổ chức thực hiện đê án
Ban chỉ đạo, Ban quản lý xã xây dựng kế hoạch tổ chức, thực hiện đề
án được duyệt; tổng hợp tình hình thực hiện đề án, báo cáo th ường tr ực
Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp huyện; t ổ chức tuyên truyền, phổ
biến tới cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã để thực hiện đề án.
Bươc 7: Kiểm tra, giám sát đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Chương
trình
Nội dung này cần phải tiến hành thường xuyên. Tỉnh đang chỉ đạo các
huyện, thành phố, thị xã tổ chức rà soát, đánh giá kết quả và m ức đ ộ hoàn
thành các tiêu chí ở các xã phối hợp với văn phòng đi ều ph ối Ch ương trình
nông thôn mới tỉnh thẩm tra kết quả đạt được.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở các n ước trên th ế gi ới
Hiện nay các nước trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau h ơn, việc
học tập trao đổi thông tin, kinh nghiệm ngày càng tr ở lên dễ dàng h ơn gi ữa
13


các quốc gia với nhau. Với tinh thần hội nhập cùng nhau phát tri ển thì việc
tham khảo học tập kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn các
nước trên thế giới là một yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển
của kinh tế nước ta hiện nay.
- Xây dựng nông thôn mơi ở Thái Lan:
Được sự trợ giúp mạnh mẽ của nhà nước và vốn là nước nông nghi ệp
truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả n ước đ ể
thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp. Thái Lan đã áp d ụng
một số chiến lược như tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ ch ức hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào h ọc t ập, nâng cao

trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt
động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn tăng c ường
công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân giải quy ết tốt v ấn đ ề n ợ trong
nông nghiệp, giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo v ệ rủi ro cho
nông dân.
Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa v ới
các hình thức như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh
công tác tiếp thị. Phân bổ khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp th ời ph ục hồi
những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái. Giải quyết nh ững mâu thuẫn
có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên nông - lâm, th ủy, hải s ản, đ ất đai,
đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Trong xây d ựng k ết c ấu h ạ t ầng
Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình
thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới
tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất
lúa và các loại cay trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Ch ương trình
điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm th ủy điện v ừa và nh ỏ
được triển khai rộng khắp cả nước.
Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã
tập trung vào các nội dung: cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công
nghiệp nông thôn thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên,
những ký năng truyền thống nội lực, tiềm năng trong lĩnh v ực s ản xu ất và
tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong n ước và nh ập
14


khẩu Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nh ọn nh ư s ản xu ất
hàng nông nghiệp, thủy, hải sản, phục vụ xuất khẩu, nh ất là các n ước công
nghiệp phát triển. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát
triển rất mạnh nhờ một số chính sách phát triển nông nghiệp, chính sách
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã phát động phong trào" năm an toàn

thực phẩm" và Thái Lan là bếp ăn của thế giới, đã làm cho th ực phẩm ch ế
biến được người tiêu dùng chấp nhận ngay cả đối với Nhật, Mỹ, là nh ững
thị trường khó tính.
Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn nh ư sản xu ất
hàng nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy m ạnh mẽ
công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong n ước và xu ất kh ẩu,
nhất là các nước công nghiệp phát triển. Thái Lan m ở r ộng th ị tr ường xúc
tiến mạnh đầu tư, thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh.
Chính phủ là người đại diện thương lượng với Chính phủ các n ước để các
doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong xuất kh ẩu nông sản.
Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trên
cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và s ự tr ợ giúp hi ệu qu ả
của nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhi ệm c ủa
người dân để phát triển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan
trọng đối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghi ệp tạo nền tảng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đ ất n ước.
- Xây dụng nông thôn mơi ở Hàn Quốc
Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên, một nước từng bị đô h ộ từ
cuối thế kỉ 19, xuất phát điểm là một trong những quốc gia nghèo đói. Cuối
thập kỷ 60, GDP bình quân đầu người chỉ có 85 USD, ph ần l ớn ng ười dân
không đủ ăn, 80% người dân nông thôn vẫn không có điện th ắp sáng và
phải dùng đèn dầu, ở trong những căn nhà lợp bằng lá. Lúc ấy n ền kinh tế
của Hàn Quốc phải dựa vào nông nghiệp, trong khi khắp đất n ước lũ l ụt,
hạn hán, lại xảy ra thường xuyên xã hội Hàn Quốc thời đó là một xã hội th ờ
ơ, hỗn độn và vô vọng. Mối lo lớn nhất của Chính phủ là làm sao thoát khỏi
đói nghèo.

15


Sau trận lụt năm 1969, người dân phải tu sửa lại nhà cửa và đ ường xã

mà không có sự trợ giúp của Chính phủ điều này làm Tổng th ống suy nghĩ
rất nhiều và nhận ra rằng "viện trợ của Chính ph ủ cũng là vô nghĩa n ếu
người dân không nghĩ cách tự giúp chính mình". Hơn thế nữa, khuyến khích
người dân tự hợp tác và giúp đỡ nhau là điểm mấu chốt để phát triển nông
thôn. Những ý tưởng này chính là nền tảng của phong trào xây dựng nông
thôn mới của Hàn Quốc sau này.
Từ đó đến nay, phong trào xây dựng nông thôn m ới đã thu đ ược nh ững
thành tựu to lớn. Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũ thành
cộng đồng nông thôn mới ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Khu v ực nông
thôn trở thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, t ự đ ầu t ư và t ự
phát triển đưa Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu tr ở nên giàu
có.
- Xây dựng nông thôn ở Hà Lan
Hà Lan hiện là nước phát triển ở trình độ cao, đ ạt nhi ều thành t ựu
kinh tế xã hội nổi tiếng thế giới trong đó có nền nông nghiệp phát tri ển và
xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hàng đầu trên thế gi ới nh ờ nh ững ứng
dụng công nghệ và các sáng kiến vào nông nghiệp. Các doanh nghiệp Hà
Lan có rất nhiều kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp bền v ững.
Hà Lan đã kết hợp giữa hai ngành công nghiệp và nông nghiệp. V ới sự
kết hợp này Hà Lan đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt là nông
nghiệp cây trồng trong nhà kính và yếu tố thành công này chính là h ạt
nhân nông thôn mới ở đây. Tỷ lệ sản xuất rau quả và hoa góp ph ần cung
cấp nhu cầu khổng lồ trên toàn thế giới. Các nhà quản lý và xây dựng hình
tượng nông thôn mới ở Hà Lan đã rất xuất sắc trong việc nắm bắt các thị
trường khác về hoa, cây cảnh và các sản phẩm vườn ươm. Bên cạnh hoa tulip
là loại hoa làm cho Hà Lan trên thế giới, các loại hoa khác như hoa hồng, hoa
cúc, hoa cẩm chướng cũng là đặc sản mà Hà Lan sản xuất trong các nhà máy
kính chiếm tỷ lệ lớn sản xuất hoa của thế giới
Hệ thống sản xuất và phân phốicủa nông dân Hà Lan được tổ ch ức rất
tốt ở các quy trình. Việc trồng cây trong nhà kính đại diện cho hình th ức


16


nông nghiệp nhân tạo thành công. Đây là loại hình sản xuất có sự kết h ợp
của các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp.
2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Theo đánh giá của các nhà khoa học trong nước và quốc tế, trong công
cuộc đổi mới đất nước, sở dĩ nền nông nghiệp Việt Nam phát tri ển và đã
có những thành tựu to lớn, là bởi các chính sách của Đ ảng và Nhà n ước ta
phù hợp với thực tiễn nên được người dân cả nước, nhất là nông dân
hưởng ứng và lao động sáng tạo.
Nổi bật nhất là các chính sách và sự chỉ đạo về chuyển dịch cơ cấu
sản xuất nông nghiệp ngày càng đi vào chiều sâu để nông nghi ệp t ừng
bước hiện đại hóa. Đó là việc rà soát, bổ sung quy hoạch các vùng chuyên
canh cây công nghiệp, cây ăn quả, vùng chăn nuôi gia súc, gia c ầm, phát
triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao.
Theo đó các cơ quan khoa học đã tăng cường đầu tư, nâng cao năng
lực hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công ngh ệ vào
sản xuất giống, canh tác, chăm sóc, tăng cường cơ gi ới hóa khâu s ản xu ất,
thu hoạch, phơi sấy, sơ chế, bảo quản nông sản sau thu ho ạch. Cùng v ới
các chính sách lớn để ổn định và phát triển nông nghiệp nông thôn, đầu tư
cho tam nông trong vùng, ba năm qua 2013 - 2015 đã lên t ới 100 nghìn t ỷ
đồng, gấp hai lần so với ba năm 2010 - 2012. Trong phân bố đầu t ư đã th ực
hiện tốt chủ trương hỗ trợ và xây dựng hệ thống kho, các khu b ảo qu ản,
phơi sấy, sơ chế nhằm giảm hao hụt, bảo đảm chất lượng sau thu hoạch.
Coi trọng hơn công tác khuyến nông, công tác thú y, bảo vệ th ực v ật,… tích
cực và thiết thực giúp nông dân áp dụng nhanh tiến bộ khoa học, công
nghệ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Một vấn đề lớn trong chính sách và đầu tư cho lĩnh v ực tam nông là

Nhà nước đã ban hành và thực thi các chương trình hỗ tr ợ các huy ện và các
xã nghèo, tập trung ở các vùng nông thôn ở miền núi, biển đảo, vùng đồng
bào các dân tộc thiểu số, giảm bớt sự đóng góp của nông dân và tạo điều
kiện cho người nghèo, vùng nghèo cũng được hưởng thụ những thành quả
của công cuộc đổi mới.

17


×