Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

CÔNG TY cổ PHẦN GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRI THỨC VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.79 KB, 36 trang )

1


PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC &
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRI THỨC VIỆT
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Giáo dục & phát triển
công nghệ Tri Thức Việt
1.1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của Công ty
- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Giáo dục & phát triển công nghệ Tri Thức Việt
- Tên tiếng Anh: Tri Thuc Viet technology development and eduction joint stock
company,.JSC
- Tên viết tắt: TRITHUCVIETEDU,.jsc
- Giấy đăng kí kinh doanh: mã số doanh nghiệp 0104032535 do sở KH&ĐT Thành
Phố Hà Nội cấp ngày 03/07/2009
- Giám đốc: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
- Địa chỉ: Số 3E3,tập thể Trường Đại Học Thương Mại, Tổ 45,Phường Mai Dịch,
Quận Cầu giấy,Thành Phố Hà Nội
- VP Tuyển Sinh: Đối diện cổng chính Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
- Điện thoại: VP 3E3: (024) 6652.2789 – Hotline: 0913.225.786
- Wedsite: /> /> />Email:
1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty
a. Vốn kinh doanh
- Vốn điều lệ: 1.900.000.000 đồng
- Tổng số cổ phần: 190.000
- Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng
- Số cổ phần được quyền chào bán: 0
Trung tâm đào tạo Tin học- Kế toán NV Xuất nhập khẩu tri thức viêt thuộc công ty CP
giáo dục & phát triển công nghệ tri thức việt. Trung tâm có ít nhất 08 năm kinh nghiệm
làm việc thực tế kết hợp với nhau cùng đồng tâm,đồng lòng với phương châm “Đo lọ
nước mắm,đếm củ dưa hành – Tiết kiệm tới từng đồng cho doanh nghiệp”. Giáo viên


2


trong trung tâm là các giáo viên tin học có kinh nghiệm lâu năm,các kế toán trưởng của
doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.
Và “ Không biết thì tìm tòi,học hỏi mà biết rồi thì giúp cho nhiều người cùng biết
nữa”. Với phương châm như vậy công ty đã tạo nên một tên tuổi của Trung tâm tin học –
kế toán Tri Thức Việt trong lĩnh vực làm và đào tạo tin học – kế toán và đã gặt hái được
những thành công nhất định trong dịch vụ của mình.
b. Lao động
Đi lên từ lĩnh vực đào tạo tin học – kế toán,đến nay Tri Thức Việt đã có 02 văn phòng
tuyển sinh và đào tạo,thiết bị giảng dạy hiện đại, đầy đủ ,đội ngũ cán bộ công nhân viên
giàu kinh nghiệm gồm:
Tổng số cán bộ giảng viên chuyên môn,nhân viên,kỹ thuật: 16 người
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
1.2.1. Chức năng
Chức năng và nhiệm vụ của công ty được ghi trong quyết định thành lập và giấy phép
kinh doanh là:
-Phát triển và thực hiện các chương trình đào tạo nhân lực, đáp ứng nhu cầu của xã
hội.
-Tập trung vào phát triển và thực hiện chương trình nhằm đào tạo ra các Kế toán giỏi
-Tư vấn tài chính cho doanh nghiệp.
-Làm dịch vụ kế toán thuế , báo cáo tài chính cuối năm.
1.2.2. Mục đích và ngành nghề kinh doanh
• Đào tạo tin học
Tin học kế toán Tri Thức Việt với đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm trong
lĩnh vực đào tạo ,giảng dạy tin học văn phòng. Giáo trình do chính trung tâm biên soạn
ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và dễ nắm bắt đầy đủ với 3 bộ công cụ về Word, Excel và
Powerpoint.
Dạy theo phương thức dạy kèm, học viên không sợ không theo kịp. Mỗi học viên một

máy tính, một giáo trình.

3


sau khi kết thúc khóa học đảm bảo học viên sẽ thành thạo đánh máy,sử dụng máy tính,
công cụ bàn phím và các thao tác trong nội dung học đối với Microsoft Word, Microsoft
Exel, Powerpoint.
•Đào tạo kế toán
Dạy cách tính thuế, kê khai thuế, hạch toán thực tế vào sổ sách, lập BCTC.
Dạy thủ thuật kế toán,thủ thuật cân đối lãi lỗ cho doanh nghiệp.
Dạy trên chứng từ thực tế theo chế độ kế toán mới nhất.
Giảng viên hướng dẫn là những nhà quản lý tài chính, kế toán trưởng nhiều năm kinh
nghiệm, liên tục tham gia các cuộc quyết toán thuế cho các doanh nghiệp.
Mỗi khóa học từ 25 đến 40 buổi tùy theo đối tượng học viên.( Không giới hạn thời
gian thực hành trên máy tính)
Học xong khóa học có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.
Có sự hình dung rõ ràng, chi tiết về công việc kế toán.
Tự tin và làm chủ hoàn toàn phần hành kế toán, tư vấn sát sao cho Ban Giám Đốc.
•Đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu
Đến với Tri Thức Việt,học viên sẽ được trang bị kiến thức chuyên ngành thực tế mang
tính ứng dụng cao, giúp học viên nắm vững quy trình xuất nhập khẩu , hàng hóa, thị
trường có kinh nghiệm làm các chứng từ, soạn thảo văn bản và hợp đồng thương mai,…
để có thể tiến hành các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ xuất nhập khẩu ngay sau khi
kết thúc khóa học. Với phương pháp đào tạo thực tế nhất :”Cầm tay chỉ việc”, các bài
giảng đều dựa trên các chứng từ thực và kinh nghiệm làm việc thực tế hiện nay, Tri Thức
Việt cam kết sau khóa học học viên có thể nắm rõ quy trình thủ tục và làm tốt các công
việc trong nghề XNK.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty


4


Sơ đồ 1.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng đào tạoPhòng kinh doanh Phòng kỹ thuật

Ban quản lý

Phòng tin

Phòng kế toán

DV kế toán

Bộ phận tuyển sinh

Phòng dịch vụ

Dịch vụ tin học

(Nguồn: Phòng kinh doanh của Công ty)
1.5.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty
+ Giám đốc
-


Công ty có một giám đốc,giám đốc làm nhiệm vụ là người quản lý, điều hành xây dựng
chiến lược kinh doanh,định hướng phát triển thực hiện các mối liên hệ với đối tác,giao
nhiệm vụ cho các bộ phận theo chức năng, kiểm tra phối hợp thống nhất sự hoạt động của

-

các bộ phận trong công ty.
Các phòng ban tùy theo chức năng và nhiệm vu của mình giải quyết công việc một cách
có hiệu quả nhất theo sự chỉ đạo của giám đốc. Để đảm bảo nâng cao hiệu quả , tiết kiệm
thời gian và chi phí, các phòng ban cần phải tiến hành phối hợp một cách chặt chẽ, tương
trợ nhau trong quá trình làm việc.
+ Phòng đào tạo

5


Có chức năng bố chí phân công giảng viên, chuyên môn, nhân viên kỹ thuật hỗ trợ học
viên học tập. Tuyển sinh, và làm thẻ học khi học viên đến đăng kí, hỗ trợ học viên, mong
muốn của học viên.
+ Phòng kinh doanh
Có chức năng tiếp nhận và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động
của đơn vị, phòng kinh doanh còn có chức năng tiếp nhận các thông tin thị trường, các
chức năng phản hổi của khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ để phản ánh trực tiếp ban
quản lý nhằm không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ,đáp ứng những nhu cầu
không ngừng thay đổi của đời sống.
+ Phòng kế toán
- Tham mưu cho giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý tài chính, công tác hạch toán
lế toán trong toàn công ty theo đúng điều lệ thống kê kế toán, quy chế tài chính và pháp
luật của nhà nước.
- Tham mưu đề xuất với giám đốc ban hành các quy chế về tài chính phù hợp với

nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, định
mức chi phí tình hình tài chính tốt nhất cho công ty.
- Phản ánh trung thực tình hình tài chính của công ty và kết hợp các hoạt động khác
của công ty.
- Định kỳ lập báo cáo theo quy định lập kế hoạch thu chi ngân sách nhằm đáp ứng nhu
cầu của công ty.
- Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty tôt chức kế hoạch tài chính
và quyết định niên độ kế toán hàng năm.
- Kiểm tra,kiểm soát việc thu chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ
với khách hàng, tình hình nộp ngân sách của nhà nước.
+ Phòng kỹ thuật
Có chức năng hỗ trợ giám đốc ,các phòng ban, học viên các hoạt động kỹ thuật.
+ Phòng dịch vu
Có chức năng làm các dịch vụ tin học, kế toán, kế toán thuế, báo cáo tài chính cho các
doanh nghiệp có nhu cầu.

6


PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
GIÁO DỤC & PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRI THỨC VIỆT

2.1 . Phân tích tình hình thị trường và công tác marketing
2.1.1. Phân tich tình hình nhu cầu thị trường
Tình hình thị trường Như chúng ta đã biết, chức năng cơ bản của kế toán là cung cấp
thông tin về tình hình kinh kế, tài chính trong doanh nghiệp cho các nhà quản lý. Việc
thực hiện chức năng này có tốt hay không, trước hết phụ thuộc vào tính thường xuyên, kịp
thời và chính xác của thông tin.
Ngày nay theo đà phát triển của công nghệ thông tin, việc đưa máy vi tính vào sử dụng
trong công tác kế toán đã tương đối phổ biến. Tin học hóa công tác kế toán không chỉ giải

quyết được vấn đề xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng, thuận lợi mà nó còn làm tăng
năng suất lao động của bộ máy kế toán, tạo cơ sở để tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu quả
hoạt động kế toán.
Đối với các doanh nghiệp đã sử dụng máy vi tính thì phạm vi và việc phát huy tính
năng tác dụng của máy cũng như trình độ ứng dụng máy vào công tác kế toán rất khác
nhau, có đơn vị chỉ dùng máy vi tính phục vụ cho công tác văn phòng, hành chính để soạn
thảo văn bản hoặc chỉ ứng dụng có tính chất riêng lẻ từng công việc như : quản lý vật tư,
quản lý lao động, tiền lương... Do vậy ở các đơn vị này công việc kế toán vừa thực hiện
bằng máy, vừa thực hiện thủ công.
Vấn đề ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán ở các DNV & N mới ở bước đầu
và gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là về mặt tư tưởng, vẫn có một số nhà quản lý cho rằng
khi ứng dụng tin học vào công tác kế toán phải đầu tư rất lớn về máy móc thiết bị và về
phần mềm.
Thực tế, việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán ở các doanh nghiệp chính là
việc tổ chức công tác kế toán phù hợp với việc ứng dụng máy vi tính, và phải đạt được sự

7


gọn nhẹ của bộ máy kế toán, chứng từ cung cấp phải nhanh chóng, chính xác & lại bảo
đảm tiết kiệm chi phí hơn khi chưa ứng dụng tin học.
Đối với một doanh nghiệp có quy mô lớn, bộ máy kế toán bao gồm nhiều nhân viên
phụ trách các phần hành kế toán khác nhau, việc ứng dụng máy vi tính sẽ đòi hỏi phải vừa
chuyên nghiệp vừa thành thạo nên việc ra đời của công ty CP Giáo Dục & Phát Triển
Công Nghệ Tri Thức Việt để phục vụ nhu cầu đó
2.1.2.chính sách marketing
- Công ty thu thập thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh,công ty luôn cố gắng
làm hài lòng khách hàng và mục tiêu hàng đầu của công ty là chiếm lĩnh thị trường về
việc đào tạo tri thức nghề nghiệp từ cơ bản đến chuyên nghiệp phục vụ cho phát triển
kinh tế đất nước. Tạo điều kiện thuận lợi tìm kiếm việc làm ngay sau khi được công ty

đào tạo
Để đạt được mục tiêu đó, công tác marketing được lập kế hoạch rất cụ thể, nhắm vào
từng đối tượng, nhu cầu khách hàng, nắm bắt thông tin về thị trường kinh tế để đưa ra
chính sách hợp lý nhất cho học viên
- Kết hợp với các bộ phận công nghệ thông tin, phòng kinh doanh bán hàng,
phòng kỹ thuật, xưởng sản xuất, xây dựng trang web giới thiệu sản phẩm , tư vấn khách
hàng, thực hiện các dịch vụ mua hàng.
- Quảng cáo trên Wedsite , mua bán trực tuyến, để khách hàng có nhu cầu có thể tiếp
cận dễ dàng hơn
- Sử dụng các hình thức triết khấu linh hoạt cho các khóa học khác nhau và các
đối tượng khách hàng khác nhau.
Marketing trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các Wedsite
/> /> />2.1.3.Nhận xết về tình hình công tác marketing của công ty
Những điểm mạnh điểm yếu, cơ hội thách thức đối với công ty bao gồm:

8


Điểm mạnh:
- Các loại hình đào tạo của công ty gắn liền với nhu cầu phục vụ cho các công
ty lớn và nhỏ giúp học sớm có cơ hội việc làm , đã tạo được uy tín trên thị trường về đào
tạo giáo dục , đảm bảo chất lượng. khách hàng rất tin tưởng vào quy trình đào tạo hết sức
khoa học và chuyên nghiệp
- Công ty đã có thời gian dài làm việc lâu dài và đã có uy tín lên các hình thức
giảng dạy luôn đi sát thực tiễn với các mô hình lao động quản lý doanh nghiệp
Điểm yếu:
- Cơ sở, trang thiết bị phục vụ cho chiến lươc marketing còn so sài chưa được đầu tư
bài bản
- Về con người thì đây vẫn là mấu chốt quan trong nhất nó quyết định tới tất cả các công
việc của công ty cụ thể ở đây là chiến lược marketing cần được trau dồi kiến thức đào tạo

kỹ lưỡng hơn
Cơ hội:
- Định hướng phát triển của công ty hoạt động trong thời gian tới có nhiều thay đổi, tăng
thêm tính chủ động cho công ty để mở rộng, phát triển ra nhiều loại hình đào tạo với
nhiều ngành khác nhau , thút nhân tài cho việc phát triển công ty
Thách thức:
- Trước tình hình các loại hình đào tạo ngành nghề ngắn hạn đang mở ra ở khắp
nới và nhắm vào nhiều đối tượng khác nhau . công ty cần nâng cao uy tín giảng dạy và có
kế hoạch quảng cáo đúng đắn
2.2.Chính sách cải tiến đào tạo và tuyển dụng
- Để phục vụ cho nhu cầu của các học viên công ty CP Giáo Dục & Phát Triển Công
Nghệ Tri Thức Việt đã cải cách ra nhiều loại hình đào tạo khác nhau từ ngành học , cấp
học khác nhau đề phù hợp với mọi đối tượng mong muốn được đào tạo
- Với các loại hình đạo tạo ngành nghề chính tin học, kế toán , nghiệp vụ xuất khẩu .
Nhưng đến nay công ty đã cập nhật nhiều loại hình đào tạo khác nhau để bắt kịp với nền
kinh tế tri thức đang đà phát triển hiện nay.
- Là một công ty CP lớn hiện tại với hàng trăm khóa học với các nghành nghề như CNTTđồ họa , tiếng anh , tài chính- kế toán , cơ điện tử, nghệ thuật ….đã được đầu tư về cơ sở

9


vật chất một cách đầy đủ và chuyên nghiệp nhất . Hàng năm công ty đã giúp hàng nghìn
học viên có công ăn việc làm ổn định và đỗ vào các trường đại học uy tín tại Hà Nội và
các tỉnh thành khác
 Để cải tiến được quy trình đào tạo thì khâu quan trọng nhất vẫn là nằm ở công
tác tuyển dụng như thế nào :
 Tuyển dụng qua nội bộ nhân sự của công ty
Ưu điểm: Đây là cách thực hiện nhanh chóng, ít tốn kém về thời gian, nhân lực, do việc
giới thiệu qua chính nhân viên trong công ty sẽ rất nhanh. Ngoài ra các thông tin liên quan
việc văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ hay cụ thể công việc

cũng sẽ được mô tả đến ứng viên trước khi chúng ta phỏng vấn. Đây là cách tuyển dụng
nhân sự thông minh được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng tuy nhiên trên nền tảng doanh
nghiệp phải được đánh giá môi trường làm việc từ khá trở lên.
Về nhược điểm: Chúng ta cần tính toán đến vần đề khách quan trong công việc, vị trí này
có tầm quan trọng như thế nào? Tính bảo mật thông tin cấp độ bao nhiêu? Hãy thử tưởng
tượng quản lý một doanh nghiệp mà toàn người nhà và bạn bè của nhau thì cũng sẽ rất
phức tạp.
 Tuyển dụng qua việc đăng tin trên các trang tuyển dụng
Ưu điểm: Hiện nay theo tính toán của các đơn vị tuyển dụng, việc lao động sử dụng công
nghệ thông tin tuyển dụng đã tăng từ lên trên 80%, đây là một thuận lợi rất lớn cho các
doanh nghiệp khi các thông tin tuyển dụng được tiếp cận đến đông đảo người lao động.
Trên thị trường có khá nhiều các các trang web lớn cho đăng tin miễn phí về nhu cầu
tuyển dụng, việc đăng ký và đăng tin cũng rất dễ dàng và nhanh chóng, đây sẽ là kênh chủ
đạo của doanh nghiệp trong tương lại, vì vậy việc xây dựng chuẩn về phương thức này
cần được chú trọng. Và ngoài ra cũng có rất nhiều dịch vụ hỗ trợ tùy vào nhu cầu cũng
như mong muốn về thời gian tuyển dụng của doanh nghiệp. VD đăng tin VIP hay đăng tin
nổi bật…

10


Về nhược điểm: Đây là là một trong những cách tuyển dụng nhân sự thụ động, có nghĩa
là chúng ta không biết chính xác có bao nhiêu người đã xem, quan tâm và có ý định nộp
hồ sơ, việc này cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến kế hoạch tuyển dụng của các bạn. Thế nên
phương thức này cần phải áp dụng thêm với các phương thức khác để tăng khả năng
thành công và đúng tiến độ kế hoạch tuyển dụng của chúng ta.
 Tận dụng thế mạnh của mạng xã hội
Ưu điểm: Facebook hay Google +, Twitter… là các mạng xã hội phổ biến với lượng người
dùng vô cùng lớn và phủ rộng. Thời gian trung bình sử dụng các mạng xã hội của người
dùng tại Việt Nam rất lớn chính vì vậy đây là một kênh tuyển dụng hiệu quả và cũng rất

nhanh chóng cho các doanh nghiệp. Việc sử dụng mạng xã để tuyển dụng hiện nay đang
là một xu hướng mới cho công tác tuyển dụng, về những thuận lợi thì không cần phân tích
chúng ta cũng nắm được rồi tuy nhiên cũng cần một số chú ý về cách tuyển dụng này
Về nhược điểm: Mạng xã hội là một môi trường phức tạp, việc người dùng có thể tương
tác trao đổi trực tiếp nên việc quản lý các thông tin tuyển dụng cũng cần phải được chú ý
một cách đặc biệt, không nên triển khai tràn nan không có kiểm soát sau này sẽ rất phức
tạp. Ngoài ra cũng cần chú ý đến việc nhận thực của lao động cũng như đối thủ dò xét
hoặc tung các thông tin xấu ảnh hướng đến doanh nghiệp.
Nói chung đây là một kênh hữu hiệu nhưng người dùng cũng cần thận trọng trong việc xử
dụng nó.
 Trao đổi trực tiếp với ứng viên bằng điện thoại
Ưu điểm: Về cơ bản phương pháp này khá hữu hiệu và loại được một số những nhược
điểm chính của các phương pháp trên, việc tuyển dụng nhân sự sẽ hiệu quả và nhanh hơn
do tiếp cận và có sự chọn lựa trước những nhân sự đảm bảo yêu cầu.
Tuy nhiên việc tuyển dụng qua điện thoại sẽ có những nhược điểm sau: tốn nhiều thời
gian, kinh phí hơn do công tác này cần có nhân sự riêng đảm nhận, việc gọi điện cũng sẽ
ngốn ngân sách và thời gian khá lớn. Ngoài ra còn việc để giao cho một nhân viên có thể

11


đánh giá được nhân sự cũng không phải đơn giản, hệ thống câu hỏi cũng như cách thực
hiện cần có sự nghiên cứu và nếu chưa có quy trình cụ thể chúng ta nên chỉ dùng lại ở
việc mời đến phỏng vấn trực tiếp tại công ty.
 Tuyển dụng qua các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
Về cơ bản nếu nhìn trên góc độ bề nổi thì đây là một phương pháp liên kết với các
trường CĐ, ĐH là hay do vừa quảng cáo được thương hiệu doanh nghiệp đến sinh viên,
vừa tiết kiệm được chi phí và có một nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên thực tế thì
phương thức này chỉ dành cho các vị trí có chương trình đào tạo nhân viên, tuyển thực
tập, học việc hoặc làm nhân sự nguồn chứ để có kinh nghiệm hoặc sử dụng ngay thì đây

chưa phải là cách tuyển dụng nhân sự hay. Ngoài ra chúng ta có thể nghĩ đến phương án
liên kết với một số đơn vị đào tạo nhân sự thực tế có chất lượng để tuyển dụng sẽ có hiệu
quả cao hơn.
Tóm lại, việc tuyển dụng nhân sự cần có sự linh hoạt trong cách thức, tùy vào đặc thù
doanh nghiệp, nhu cầu, yêu cầu mà chúng ta có thể kết hợp cho tối ưu và hiệu quả nhất.
Các bạn có thể xem thêm những kỹ năng tuyển dụng nhân sự cần thiết khác, sẽ giúp ích
cho bạn rất nhiều trong công việc.

 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quy trình tuyển dụng của công ty
Xác định nhu cầu tuyển dụng
Thông báo tuyển dụng

Thu hồ sơ và thi tuyển
Phỏng vấn
Quyết định tuyển dụng

12


Theo sơ đồ tuyển dụng trên ta thấy, công ty hướng tới tuyển dụng nguồn lao động
bên ngoài. Với cách tuyển dụng như vậy, công ty tuyển được những người lao động thật
sự có năng lực, có nhiểu sự lựa chọn hơn trong tuyển dụng lao động. Tuy nhiên, chi phí
cho hình thức tuyển dụng này sẽ cao, thời gian tuyển dụng kéo dài, đồng thời người được
tuyển dụng là những người mới do đó họ cần có thời gian để làm quen với môi trường
làm việc tại công ty.

2.3.Cơ cấu nhân lực giảng dạy trong công ty
Đối với Công ty Cổ phần là một công ty GIÁO DỤC & PHÁT TRIỂN CÔNG NGHÊ
TRI THỨC VIÊT
- Có quy mô vừa và nhỏ về quản lý và sản xuất vì vậy các hoạt động quản trị nhân lực ở

công ty cũng có phần hạn chế. Công ty không có phòng quản trị nhân lực riêng song
cũng có một cán bộ chuyên trách về nhân sự của công ty. Dưới đây là một số hoạt động
cơ bản về quản trị nhân lực ở công ty. Các hoạt động chủ yếu bao gồm:
- Tuyển chọn nhân lựcgiảng dạy và quản lý
- Đánh giá thực hiện công việc.
- Định mức lao động nguồn nhân lực.
- Quản trị tiền công và tiền lương.
Việc phân rõ các hoạt động này nhằm cho việc quản trị nhân lực được tốt hơn;
Giúp cho việc chọn lọc con người cũng như xây dựng tính chuyên nghiệp hóa và ý thức
tự lập cao, phát huy tính sáng tạo trong giảng dạy và học tập
Sử dụng tốt yếu tố con người ,cơ sở vật chất vốn có , tiếp cận với nhiều loại hình
truyền thông tiến tiến hiện đại để phụ vụ cho nhu cầu giảng dạy
Do nhu cầu phát triển của Công ty, ngoài việc xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật,
Công ty còn phải phát triển tất cả các nguồn lực khác, mà trong đó nguồn lực nhân sự là
một trong những yếu tố quan trọng của công ty.

13


Để hoàn thành mục tiêu cũng như muốn có được số lao động như ý thì công ty đã
hoạch định nguồn nhân sự nhằm xác định số lượng và cơ cấu lao động cần thiết.
Bảng 2.1 cơ nhân lực giảng viên theo cấp bậc
Tổng
STT

Năm

T.sĩ
Số


số

lượng
1
2

2016
2017

Th. sĩ

22
25

2
2

Số
%
9
8

lượng
20
23

%
91
92


2.3.1. Định mức lao động giảng dạy
Định mức lao động là việc xác định số lượng công việc hay số thời gian giảng dạy
nhất định và lượng thời gian làm thêm giờ .
Định mức lao động là:

- Điều kiện để tăng năng suất làm việc
- Là cơ sở để lập kế hoạch làm việc và tổ chức thời gian biểu làm việc hàng ngày
- Là cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất kỹ thuật hàng năm
- Là căn cứ trả công cho người lao động
Nhận xét: Hiện nay, công ty chưa có định mức lao động và vẫn đang trong quá trình
xây dựng. Do chưa có định mức cụ thể nên các kế hoạch lao động, trả công cho người lao
động vẫn theo phương pháp định tính, cảm quan và theo thỏa thuận trực tiếp giữa công ty
và người lao động. Điều này không đánh giá chính xác năng lực cũng như năng suất lao
động của từng cá nhân, chưa tạo ra được sự công bằng và bình đẳng thật sự trong quy chế
trả công cho người lao động trong công ty.
2.3.2. Năng suất lao động giảng dạy
Năng suất lao động giảng dạy là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng lao động.
Năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sức cạnh tranh, đặc
biệt, năng suất lao động lại phản ánh yếu tố chất lượng người được đào tạo
Năng suất lao động giảng dạy được tính theo công thức sau:
Năng suất = số giờ giảng dạy / trong 1 tháng

14


Năng suất lao động giảng dạy phản ánh năng lực tạo ra kiến thức cho người được
đào tạo , hay hiệu suất cụ thể trong quá trình giảng dạy , đo bằng số giờ , số lượng học
vien theo học. Năng suất giảng dạy được quyết định bởi nhiều nhân tố, như trình độ
thành thạo của người giảng dạy , trình độ phát triển giảng dạy phải được cải thiện liên tục
và thường xuyên . nắm bắt các kiến thức mới và tiến tiến nhất.

2.3.3.Hình thức phân công giảng dạy của công ty và Hiệp tác giảng dạy
2.3.3.1. phân công giảng dạy
-Phân công giảng dạy là sự phân chia công việc giữa những người có trình độ chuyên
môn phù hợp với từng ngành nghề đào tạo cho học viên và liên kết các chuyên môn có
liên quan tới nhau ,ví dụ như:
+ Dạy kỹ năng mềm bằng ngôn ngữ tiếng anh


Phân công làm việc theo chức năng:
-Hình thức phân công làm việc này dựa vào vai trò của người lao động trong quá trình
sản xuất . Trên cơ sở đó hình thành kết cấu cán bộ công nhân viên trong công ty. Số lượng
cán bộ công nhân viên được chia thành 3 nhóm chức năng như sau:
+Theo chức năng quản lý : bao gồm Ban Giám Đốc trưởng các phòng ban, quản đốc,
tổ trưởng sản xuất .
+ Lao động kỹ thuật chuyên bảo trì cơ sở vật chất như các Wedsite, hệ thống máy
chiếu máy in , cơ điện … trong công ty
+ Theo chức năng hoạt động tư vấn tuyển sinh, giải đáp thắc mắc về giấy tờ hồ sơ …
• Phân công làm việc theo chuyên môn nghề đào tạo:

- Đây chính là hình thức phân công lao động cơ bản phổ biến trong các doanh nghiệp
hiện nay bởi vì hình thức phân công lao động này sâu hơn, cụ thể hơn hình thức phân
công lao động theo chức năng. Th.s , Tiến sĩ , giáo sư được chia ra thành các tổ và bộ phù
với mọi hình thức đào tạo ngành nghề khác nhau làm xao sắp xếp một cách hợp lý nhất về
thời gian biểu , để đúng với tiến trình đào tạo không bị đình chệ
2.3.3.2Hiệp tác giữa người quản lý và giảng viên
Để tạo bộ cơ cấu tổ chức hoạt động hiệu quả thì sau khi phân công lao động phải tiến
hành hiệp tác lao động. Hiệp tác lao động là phối hợp công tác giữa những người quản lý
( giám đốc , phòng ban )và giữa các giáo viên giảng dạy với nhau về không gian và thời

15



gian, phân công lao động hợp lý là tiền đề cho hiệp tác lao động chặt chẽ và ngược lại,
hiệp tác lao động chặt chẽ là sự kế thừa và phát huy hiệu quả của phân công lao động


Hiệp tác về không gian:
- Là sự hiệp tác các công đoạn giảng dạy giữa người dạy và học viên . Cách xây
dựng bài giảng mà học viên có thể tiếp cận được vấn đề một cách ngắn gọn nhất.
- Hiệp tác lao động về tri thức trong bộ phận quản lý, để thực hiện từ cơ quan Tổng

Giám Đốc đến các trưởng phòng ban cụ thể tất cả phải chịu sự chỉ đạo của Tổng Giám
Đốc về những kế hoạch dự kiến để thực hiện về mọi vấn đề để đảm bảo việc duy trì hoạt
động phát triển của công ty.
- Hiệp tác lao động trong giảng dạy : như chúng ta đã biết đặc điểm sản xuất của
công ty là sản phẩm làm ra trải qua nhiều bước công việc, mỗi công đoạn được giao cho 1
hoặc 1 nhóm người phối hợp lẫn nhau để hoàn thành . Cụ thể ở đây là sự kết hợp quản lý
giảng dạy để đưa nhà những kiến thức thiết thực nhất đối với từng học viên


Hiệp tác về thời gian:
- Hiện nay công ty tổ chức ca làm việc như sau:
+ Thời gian giảng dạy của công ty được chia ra nhiều thời gian trong ngày , được

sắp xếp theo từng ca . Để học viên có thể thoải mái lựa chọn phù hợp với thời gian làm
việc của mình
+ Tổ chức ca làm việc hợp lý có ý nghĩa rất lớn đảm bảo quá trình giảng dạy
được liên tục, tận dụng được năng lực và thời gian , tạo ra nhiều cơ hội cạnh tranh lâu dài
Nhận xét: Hiện nay sự hiệp tác lao động của cán bộ nhân viên quản lý thật hợp lý và chặt
chẽ, đây cũng là điểm tốt mà công ty đang có cần phát huy và phát triển mạnh hơn nữa.

2.4.Trang bị bố trí cơ sở vật chất và tổ chức phục vụ nơi làm việc:
- Ở bất cứ công ty nào việc trang bị bố trí và tổ chức phục vụ nơi làm việc là một việc
làm hết sức cần thiết bởi vì nơi làm việc là một phần diện tích được trang bị những
phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để thực hiện quá trình lao động với hiệu suất cao
- Mỗi một nơi làm việc có những đặc điểm tính chất khác nhau nhưng điều thống nhất với
nhau ở chỗ là phải giải quyết được những vấn đề như: trang bị nơi làm việc, bố trí nơi làm
việcvà phục vụ nơi làm việc.

16


Bảng2.2 cơ sở vật chất máy móc
T

DỤNG

T
1
2
3
4
5

Số
lượng

Máy in
Máy chiếu
Máy điều hòa
Quạt trần

Thiết bị khác(máy tính

Đang

Tình trạng
sử Hư hỏng

dung

5
20
10
20
58

…)

5
18
10
19

0
2
0
1

50

8


Bảng 2.3 Thời gian khấu hao tài sản cố định
Loại tài sản

Thời gian khấu hao
Nhà cửa
6-50 năm
Máy móc thiết bị
3-15 năm
Phương tiện vận tải
6-10 năm
Thiết bị quản lý
3-10 năm
Tài sản cố định khác
3-5 năm
Hiện nay, hầu hết các tài sản của công ty vẫn đang trong thời gian khấu hao.
- Thực tế ở Công Ty Cổ phần Giáo dục & phát triển công nghệ Tri Thức Việt
+ Trang bị nơi làm việc: được bố trí máy móc rất đầy đủ, dụng cụ thiết bị cho giảng
dạy tất cả được bố trí gọn gàng ngăn nắp, đầy đủ và đảm bảo cho quá trình dạy học được
liên tục, ngoài ra nơi làm việc có đầy đủ ánh sáng, thông gió, quạt, cửa thoát hiểm rủi ro
tai nạn…rất thích hợp cho từng nơi làm việc

17


+ Bố trí nơi làm việc: trang bị được cung cấp sắp xếp gọn gàng hợp lý khoa học đảm
bảo để quá trình giảng dạy được thực hiện tốt không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của các
giáo viên và học viên
+ Phục vụ nơi làm việc: việc kiểm tra lau chùi máy móc thiết bị dụng cụ hỗ trợ giảng
dạy do bộ phận kỹ thuật chính đảm nhận

Nhận xét ưu nhược điểm về công tác tổ chức lao động của công ty:
a.Ưu điểm :
- Việc bố trí máy móc thiết bị học tập tương đối đầy đủ các lớp bố trí độc lập hợp lý
với thời gian biểu đối với các học viên
- Tổ chức và phục vụ nơi làm việc tốt, nhịp nhàng và mang tính đồng bộ
- Tạo ra các không gian tốt như, trang bị ánh sáng đầy đủ, không khí tại nơi làm việc
thoáng mát.
- Việc hiệp tác giữa các cá nhân với nhau trong công việc giảng dạy rất chặt chẽ, nhịp
nhàng và đồng bộ
-Bộ phận quản lý tương đối có tinh thần trách nhiệm cao và luôn làm việc hết khả
năng của mình
b. Nhược điểm:
- Một số ngành nghề còn có quá ít thời gian , điều kiện, cơ sở vật chất để tiếp cận thực
tế phát triển của nước ta và năng lực giảng dạy cách truyền đạt chưa cao ,Vì thế nên có
những lớp huấn luyện, bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho giảng viên
2.5. Việc quản lý chất lượng nguồn nhân lực giảng dạy tại công ty ra sao
Tuy là một công ty lớn nhưng việc quản lý nguồn nhân lực để phát triển lâu dài chưa
hẳn đạt hiệu quả quả cao
Số lượng giảng viên giảng dạy hàng năm vẫn được đào tạo tay nghề thường xuyên để
bắt kịp với sự thay đổi của khoa học kỹ thuật hiện đại nhưng Không phải giảng viên nào
cũng có thể tiếp thu được hết sau các quá trình đào tạo chuyên môn.
Việc này được thể hiện ở các con số cụ thể là cứ 100 giảng viên được đào tạo nâng
cao chất lượng tay nghề thì có 1 người không theo kịp được tiến độ hoặc 1 số chỉ nắm bắt
được 80% kiến thức giảng dạy

18


Việc chất lượng nguồn nhân lực là 1 điều tất yếu của mỗi một công ty nhưng đối với
công ty cp Giáo dục & phát triển công nghệ Tri Thức Việt điều quan trọng vẫn là tình thần

trách nhiệm , nhiệt tình với công việc đảm bảo kiến thức cơ bản và định hướng lâu dài
cho các học viên sau khi được đào tạo
* Những điều kiện đảm bảo hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
trong doanh nghiệp:
a, Cơ sở vật chất quản lý con người cho hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực trong doanh nghiệp:
* Về tổ chức: các doanh nghiệp cần tổ chức ra bộ phận hay cán bộ chuyên trách làm
công tác giám sát và đánh giá các khóa đào tạo trong các doanh nghiệp, báo cáo lên lãnh
đạo, ban giám đốc có những quyết định phát huy những mặt đạt được và hạn chế những
mặt còn tồn tại trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
* Về quản lý: Các công cụ quản lý công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là
một nội dung và quy chế liên quan đến quản lý cong tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực như: có hiệu quả, đúng mục đích các nguồn kinh phí cho đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực. Các quy chế liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giảng
viên , đội ngũ kỹ thuaath, quản lý nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực
nói chung và sau đào tạo nói riêng.
* Về cơ chế vật chất kỹ thuật: Công tác đào tạo và phát triển đòi hỏi phải tổng hợp
phân tích các số liệu, xử lý thông tin nhiều chiều vì tin cậy cần trang bị các loại thiết bị
tính toán sao chụp và in ấn như: máy vi tính, máy photocopy, máy in… công tác đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực cần quan hệ trao đổi với các tổ chức đào tạo, các cá nhân và
tổ chức khác trong và ngoài nước, vì vậy cần trang bị máy điện thoại, máy fax, telex, giàn
thu vệ tinh …
* Tổ chức và thực hiện các chương trình đào tạo tại trường cạnh doanh nghiệp là mục
tiêu cần đạt tới của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Bởi vì, với hình thức này có ưu điểm
hơn hẳn hình thức đào tạo ngoài doanh nghiệp trên các mặt: giảm chi phí đào tạo, gắn liền
được đào tạo với việc sử dụng, đảm bảo ổn định lực lượng lao động cho trường bên cạnh
doanh nghiệp.

19



* Cơ sở về con người: Đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo gồm có những người quản
lý chuyên trách, kiêm nhiệm về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần có kiến
thức xã hội như: tâm lý học, xã hội học, về quản lý, quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự,
về khoa học tính toán và tự nhiên như quy hoạch tuyến tính, mô hình toán, tin học. Đội
ngũ những người làm công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tình hình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, nắm vững thông tin về thị trường sức lao động, thị trường
đào tạo và khoa học công nghệ.
b, Kế hoạch hoá nguồn nhân lực với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
trong doanh nghiệp
+ Kế hoạch hóa nguồn nhân lực là quá trình thông qua đó các doanh nghiệp đảm bảo
được đầy đủ về số lượng và chất lượng người làm việc phù hợp với yêu cầu công việc.
+ Trên cơ sở chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế hoạch hóa nguồn
nhân lực có nhiệm vụ dự báo nhu cầu nhân lực đáp ứng các mục tiêu sản xuất kinh doanh.
Đồng thời đánh giá khả năng sẵn có về số lượng, chất lượng lao động trong hiện tại cũng
như trong thời gian sắp tới.
+ Trên cơ sở xác định sự thiếu hụt ở trên, kế hoạch hóa nguồn nhân lực đưa ra các
giải pháp:

- Tuyển dụng bao nhiêu nhân lưc và loại nào từ thị trường cụ thể ra xao
- Bố trí sắp xếp lại lực lượng nhân lực
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

C, Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với vấn đề sử dụng trong doanh nghiệp
Người được tuyển dụng sau khi tham gia các chương trình đào tạo họ được nâng
cao trình độ kỹ năng hoặc có được những kiến thức và kỹ năng mới để sẵn sàng đảm nhận
những công việc mói đòi hỏi trình độ và kỹ năng cao hơn. Tuy nhiên, khả năng đóng góp
của họ của doanh nghiệp vẫn chỉ là tiềm năng chưa được khai thác hết. Để những chi phí
bỏ ra cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thực sự có ý nghĩa đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh thì vấn đề sử dụng lao động nói chung và sử dụng sau đào tạo nói riêng

lại cực kỳ quan trọng đối với hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
trong doanh nghiệp. Nếu không làm rõ tình hình sử dụng lao động thì không thể đánh giá
được hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

20


Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực luôn là vấn đề mới mẻ và phức tạp có liên
quan đến hàng loạt vấn đề như tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi và dịch vụ tạo động lực
trong lao động lực trong lao động, cải thiện điều kiện lao động, tình hình thết bị và dây
chuyền sản xuất, những ưu thế về địa lý, thương mại vì vậy khó có chỉ tiêu nào phản ảnh
đầy đủ hiệu quả ( hay trình độ) sử dụng con người
Để đánh giá được hiệu quả sử dụng nhân lực cụ thể là giảng viên trong công ty ,
người ta thường sử dụng chỉ tiêu phản ánh năng suất kết quả làm việc .
- Thời gian và cách truyền đạt tới người nghe , để người nghe có thể hiều được
Để đánh giá hiệu quả làm việc , người ta thường sử dụng chỉ tiêu chi phí tiền
lương trên một đầu người, hoặc lợi nhuận bình quân đầu người trong năm. Chỉ tiêu số
lượng học viên đầu vào của công ty
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lại phụ thuộc vào năng suất làm
việc hay hiệu quả sử dụng trong doanh nghiệp. Do đó, kiến thức và kỹ năng của người
lao động có đóng góp được vào kết quả cần đạt được hay không
Kết quả đạt được hiệu quả ra xao doanh nghiệp lại phụ thuộc vào năng suất làm
việc hay hiệu quả sử dụng trong doanh nghiệp. Do đó kiến thức và kỹ năng của người
được đào tạo trình đọ chuyên môn có đóng góp được vào kết quả hoạt động phát của
doanh nghiệp hay không còn tuỳ thuộc vào tình hình sử dụng nhân lực trong doanh
nghiệp.
2.6.Một số ngành đạo tạo đang phát triên trong công ty
Bảng 2.4 số liệu một số các khóa học đào tạo
Ngành học


Tổng

Số lượng học viên

đào tạo

số

đào tạo trong 1 năm
2015 2016 2017

khóa

So sánh 2015-2106
Chênh

(%)

So sánh 2016-2017
Chênh lệch

202

1435

1720

1969

lệch

285

19,8

249

14.4

Tiếng anh
Quản trị -

210
235

1507
1201

1807
1409

2044
1704

300
208

16,6
17,3

237

295

13.1
20.9

điều hành
Tài chính-

120

1302

1545

1605

243

18,6

60

3.8

CNTT- đồ

(%)

họa


21


kế toán
Thể thao
Cơ khí

8
15

601
1404

777
1783

896
1920

170
379

28.2
26.9

119
137

15.3
7.7


điện tử

2.6.1 .BÀI GIÀNG Tìm hiểu loại hình đào tạo tư vẫn giải pháp tin học trong các trung
tâm trong chương trình giảng dạy
• Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, tin
học hoá công tác quản lý cho các đối tượng tại Học viện
Nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, tin học hóa công
tác quản lý được các tác giả nghiên cứu đề tài coi là một giải pháp có vị trí then chốt trong
quá trình tin học hóa công tác quản lý tại trung tâm Học viện.
Tin học hóa là một quá trình; là một loại hình ứng dụng kỹ thuật - công nghệ vào hoạt
động thực tiễn, gắn với một mô hình tổ chức nhất định. Tin học hóa về thực chất chỉ là
một giải pháp được áp dụng để nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả lao
động của con người. Vì vậy, trong quá trình tin học hóa công tác quản lý, nhân tố con
người có vai trò và ý nghĩa quan trọng nhất. Nhân tố con người quyết định quá trình tin
học hóa công tác quản lý thành công hay không thành công; mức độ thành công nhiều hay
ít. Chừng nào con người chưa nhận thức được đầy đủ và thấu đáo vai trò, tác dụng, ý
nghĩa của nhiệm vụ tin học hóa thì không chỉ trong quản lý mà trong bất cứ lĩnh vực nào
khác cũng đều không đưa lại kết quả đích thực.
Trong hoạt động quản lý, vấn đề nhân tố con người chủ yếu lại là đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý; những người giữ vai trò chủ thể của hoạt động lãnh đạo, quản lý. Vì vậy,
nâng cao nhận thức về tin học hóa cho đội ngũ này là yêu cầu đầu tiên khi có ý định tiến
hành tin học hóa công tác quản lý. Khi các chủ thể của hoạt động quản lý đã nhất quán
với chủ trương thực hiện tin học hóa công tác quản lý thì không một khách thể, đối tượng
nào của hoạt động quản lý lại tự mình có thể vận động bên ngoài các quy trình tác nghiệp
đã được tin học hóa.
Từ thực trạng vấn đề nhận thức đối với công nghệ thông tin - truyền thông của đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý tại trung tâm Học viện, các tác giả nghiên cứu đề tài cho rằng,

22



cần thực hiện các giải pháp sau để đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có sự thống nhất cao,
kể cả trong nhận thức cũng như trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ tin học hóa công
tác quản lý.
Một là, tin học hóa công tác quản lý tại trung tâm Học viện phải được xác định là
một nhiệm vụ của tất cả các cơ quan, đơn vị; của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Học viện cần đổi mới phương thức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin - truyền
thông từ thuần túy thực hiện các dự án sang gắn các dự án này với công tác quản lý tại
trung tâm Học viện. Theo đó, dù các dự án này được đầu từ bằng nguồn kinh phí nào, cơ
quan nào là chủ quản đầu tư thì cũng phải coi đó là một hoạt động chung của các đơn vị
tại trung tâm Học viện. Khi đã coi là nhiệm vụ chung thì việc triển khai thực hiện các dự
án đó được thông tin đầy đủ đến các đơn vị; thu hút sự tham gia của các đơn vị bằng cách
tập hợp ý kiến, đề xuất những vấn đề cần giải quyết. Từ phương thức triển khai này thì
các cấp lãnh đạo, quản lý tại trung tâm Học viện mới thấy được sự cần thiết phải ứng
dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong các lĩnh vực hoạt động của Học viện; sự
cần thiết phải tin học hóa trong công tác quản lý; trước hết là quản lý công tác đào tạo và
nghiên cứu khoa học. Khi vẫn tiếp tục duy trì phương thức triển khai các dự án công nghệ
thông tin - truyền thông như hiện nay thì người triển khai cứ triển khai, người sử dụng cứ
không sử dụng. Cuối cùng, tuy các dự án vẫn được thực hiện và kết thúc nhưng không
đem lại hiệu quả thiết thức; lãng phí và không tạo được sự phát triển của lĩnh vực công
nghệ thông tin - truyền thông. Việc đánh giá kết quả của các dự án công nghệ thông tin truyền thông phải là nó đã đem lại hiệu quả gì về kinh tế và xã hội trong hoạt động thực
tiễn của các mô hình tổ chức.
Hai là, tiếp tục tuyên truyền các vấn đề về phương hướng, chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước về ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin.
Trong những năm qua, nhiều văn kiện quan trọng chỉ đạo hoạt động ứng dụng công
nghệ thông tin - truyền thông của Đảng và Nhà nước đã được ban hành như Chỉ thị số
58/CT-TƯ của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2000); Luật Công nghệ
thông tin của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006); Nghị định số
64/2007/NĐ-CP của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong các

cơ quan của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, nhiều văn kiện khác liên quan đến phương

23


hướng, chủ trương, chính sách của Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông
tin - truyền thông cũng đã được ban hành. Tuy vậy, đến nay, nhiều cán bộ lãnh đạo, quản
lý chưa biết đến các văn kiện này. Đây là các văn kiện chỉ đạo rất cụ thể quá trình ứng
dụng công nghệ thông tin - truyền thông và tin học hóa các lĩnh vực hoạt động ở nước ta
trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Không tiếp cận các chủ trương
của Đảng và Nhà nước về công nghệ thông tin - truyền thông, nhất định đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý sẽ không có nhận thức đầy đủ và đúng đắn đối với quá trình tin học hóa
công tác quản lý tại trung tâm Học viện. Vì vậy, các cấp ủy đảng, người đứng đầu các đơn
vị có trách nhiệm phải quán triệt, phổ biến, tuyên truyền, giới thiệu cho mọi đối tượng
trong đơn vị. Các văn kiện liên quan đến ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin truyền thông cũng cần được phổ biến trên website của Học viện và các phương tiện
truyền thông khác.
Ba là, để tin học hóa công tác quản lý phải bắt đầu từ đổi mới lề lối làm việc của
các cơ quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh là đơn vị có lịch sử, truyền
thống hơn 60 năm. Không thể phủ nhận những thành tựu to lớn của Học viện trong nhiều
thập kỷ qua trên tất cả các phương diện. Tuy vậy, trong hoạt động quản lý thì lề lối làm
việc vẫn chưa thoát ra khỏi những nề nếp, thói quen đã được hình thành từ trong quá khứ.
Đó là lối làm việc thủ công, mang nặng tính hành chính, được hình thành từ các thế hệ
cán bộ trưởng thành trong kháng chiến chống đế quốc; trong nền sản xuất nông nghiệp; ít
nhiều còn mang cả những tàn dư của cơ chế quản lý tập trung, bao cấp. Đặc trưng cơ bản
nhất của lối làm việc thủ công trong hoạt động quản lý là trong quá trình tác nghiệp luôn
chịu sự chi phối của mối liên hệ giữa cá nhân với cá nhân con người. Trong một nền sản
xuất công nghiệp hiện đại, hoạt động quản lý không thể chỉ lệ thuộc con người, lệ thuộc
cá nhân mà quan trọng hơn nó bị chi phối bởi mối liên hệ giữa công việc với công việc;
công đoạn với công đoạn trong các quy trình tác nghiệp.

Đổi mới lề lối làm việc trước hết là làm việc có kế hoạch, làm việc theo kế hoạch;
phải khắc phục bằng được hiện tượng tùy tiện, tắc trách trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ của từng đơn vị. Có vậy mới làm cho mọi chủ thể và khách thể trong hoạt động luôn
chủ động thực hiện và hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mình. Các cuộc họp đột xuất

24


phải thực sự do tình hình thực tiễn có những biến động bất ngờ, cần phải họp bàn để ra
quyết định. Chế độ hội họp của cán bộ các cấp và các hoạt động chung của đơn vị phải
được đưa vào kế hoạch. Như vậy, người quản lý cấp trên mới thực sự tôn trọng cấp dưới
trong chỉ đạo, điều hành hoạt động của đơn vị.
Với các chế độ báo cáo định kỳ, các đơn vị cấp dưới phải tuân thủ nghiêm ngặt việc
báo cáo lên cấp trên. Nội dung báo cáo phải có số liệu cụ thể và chính xác để phản ánh
đúng tình hình thực tiễn. Hiện nay, tại trung tâm Học viện, việc thực hiện chế độ báo cáo
còn tùy tiện và lỏng lẻo. Cấp trên lại không thể trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện
nhiệm vụ của các đơn vị. Đó là những biểu hiện của hiện tượng quan liêu, xa rời thực tế
trong hoạt động quản lý.
Hoạt động quản lý thực chất là xử lý thông tin để ra quyết định. Khi những vấn đề
liên quan đến hoạt động quản lý không được thông tin đầy đủ, công khai, minh bạch với
đối tượng của hoạt động quản lý; khi cấp dưới không chấp hành đầy đủ các chế độ báo
cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên, tất yếu công tác quản lý chỉ có thể trừu tượng, chung
chung; không có hiệu quả thiết thực; năng lực quản lý không những không nâng lên mà
ngày càng suy giảm.
Đổi mới lề lối làm việc trong hoạt động quản lý còn thể hiện ở khía cạnh đổi mới
công cụ lao động quản lý. Chưa đề cập đến các đơn vị ở ngoài khu vực trung tâm Học
viện, hệ thống mạng nội bộ của Học viện đã được xây dựng hàng chục năm nay, vươn đến
tất cả các đơn vị đầu mối của Giám đốc Học viện. Tuy vậy, đến nay, trong công tác quản
lý vẫn áp dụng cách thức sử dụng văn bản in trên giấy là chủ yếu; rất tốn kém, lãng phí;
thậm chí các tài liệu này nhiều khi không đến đúng địa chỉ. Trước mắt, Giám đốc Học

viện có thể ban hành ngay quy định về việc dứt khoát thay thế các văn bản in trên giấy
bằng văn bản điện tử trên hệ thống mạng Học viện, ngoại trừ những văn bản nhất thiết
phải được in ra giấy. Quy định ấy đòi hỏi, mọi chủ thể, khách thể trong công tác quản lý
tại trung tâm Học viện phải sử dụng máy tính điện tử để cập nhật thông tin, xử lý thông
tin; để biết mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, cá nhân hoặc cơ quan, đơn vị phải tham gia
những hoạt động nào của Học viện và phải thực hiện những nhiệm vụ cụ thể nào.
Bốn là, nâng cao trình độ nhận thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông của đội ngũ cán bộ, công chức đang làm việc tại trung tâm Học viện.

25


×