Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỐ PHẦN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HOÀNG NGỌC MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.35 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Viện Kinh tế và Quản lý
---------o0o---------

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP:

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HOÀNG NGỌC MINH
Họ và tên sinh viên

:

Nguyễn Thị Thu Hà

Lớp
Người hướng dẫn

:
:

QTKD-K1
ThS. Nguyễn Ngọc Diệp

HÀ NỘI - 2015


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệp


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….…1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỐ PHẦN THIẾT BỊ........................................................2
CÔNG NGHIỆP HOÀNG NGỌC MINH.......................................................................................2
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.............................................................................2
1.1.1.Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp..........................................................................2
1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển...............................................................................2
1.2.Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp:................................................................................................3
1.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp..................................................................................3
1.2.2. Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại....................................................................................................3
1.3. Công nghệ sản xuất gia công của một số hàng hóa hoặc dịch vụ chủ yếu:..........................................3
1.3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gia công.....................................................................................3

Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ : Chậu rửa đôi inox.......................................................................4
1.3.2. Nội dung cơ bản của các bước công việc trong quy trình gia công...............................................4
1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp.......................................................5
1.4.1. Hình thức tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp...................................................................................5
1.4.2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp:...............................................................................................5
1.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:.............................................................................................................................5
1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức.......................................................................................................................5

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức......................................................................................................5
1.5.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý:..................................................................6

PHẦN 2...........................................................................................................................................8
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỐ PHẦN THIẾT BỊ CÔNG
NGHIỆP HOÀNG NGỌC MINH...................................................................................................8
2.1.Phân tich tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing................................................................8
2.1.1.Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong những năm gần đây....................................8


Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà

Lớp: QTKD –K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệp

Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2013 so với năm 2012 thì tình hình tiêu thụ sản phẩm từ tăng
49.788 chiếc đạt 15,2 %. Trong đó sản phẩm chậu rửa Inox đơn tăng cao nhất so với các sản phẩm
khác từ 47,1 % năm 2013 so với 2012 lên 86,6 % năm 2014 so với năm 2012. Ngoài ra các sản phẩm
đều tăng, như bếp đơn tăng từ 7,9% lên 19,1% năm 2014 so với năm 2012..........................................8
2.1.2. Chính sách sản phẩm - thị trường...................................................................................................8
2.1.3. Chính sách giá.................................................................................................................................9
2.1.4. Chính sách phân phối......................................................................................................................9
2.1.5. Chính sách xúc tiến bán hàng......................................................................................................10
2.1.6. Công tác thu thập thông tin marketing:.......................................................................................11
2.1.7. Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp...............................................................................11
2.1.8. Nhận xết về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của doanh nghiệp...................................12
2.2. Phân tích công tác lao động, tiền lương...............................................................................................13
2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp...............................................................................................13

Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo giới tính......................................................................................14
2.2.2. Định mức lao động........................................................................................................................14
2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động..........................................................................................15
2.2.5. Tuyển dụng và đào tạo lao động:..................................................................................................16

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quy trình tuyển dụng của công ty.......................................................................16
2.2.6. Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương.........................................................................................16

2.2.7. Trả lương cho các bộ phận và cá nhân........................................................................................17
2.2.8. Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của doanh nghiệp:................................................17
2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định...............................................................................18
2.3.1.Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp.......................................................................18
2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu.............................................................................18
2.3.3. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu..............................................................................................19
2.3.4. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu..............................................................20
2.3.5. Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định.........................................................................21
2.3.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định.................................................................................................21
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà

Lớp: QTKD –K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệp

Bảng 2.8. Thời gian khấu hao tài sản cố định................................................................................21
Bảng 2.9. Bảng tính khấu hao tài sản cố định của công ty năm 2014...........................................31
2.3.7. Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định................................................................32
2.4. Phân tích chi phí và giá thành..............................................................................................................32
2.4.1. Phân loại chi phí của công ty........................................................................................................32
2.4.2. Xây dựng giá thành kế hoạch......................................................................................................33
2.5.3.Phân tích một số tỷ số tài chính.....................................................................................................36
2.5.4. Nhận xét về tình hình tài chính của doanh nghiệp:......................................................................37
3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị doanh nghiệp..............................................................................38
3.1.1. Các ưu điểm..................................................................................................................................38
3.1.2. Những hạn chế:.............................................................................................................................38
3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp :.............................................................................................................39


Trong quá trình thực tập tại công ty và làm báo cáo tốt nghiệp, với những ưu và nhược điểm của
công ty. Em nhận thấy vấn đề về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty còn hạn chế.Do vậy e sẽ
chọn đề tài ’’phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng
Ngọc Minh’’ giải quyết vấn đề còn hạn chế của công ty ..............................................................39
.......................................................................................................................................................39

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
………………………………………………54

Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà

Lớp: QTKD –K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỐ PHẦN THIẾT BỊ........................................................2
CÔNG NGHIỆP HOÀNG NGỌC MINH.......................................................................................2
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ : Chậu rửa đôi inox.......................................................................4
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức......................................................................................................5
PHẦN 2...........................................................................................................................................8
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỐ PHẦN THIẾT BỊ CÔNG
NGHIỆP HOÀNG NGỌC MINH...................................................................................................8
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo giới tính......................................................................................14
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quy trình tuyển dụng của công ty.......................................................................16
Bảng 2.8. Thời gian khấu hao tài sản cố định................................................................................21

Bảng 2.9. Bảng tính khấu hao tài sản cố định của công ty năm 2014...........................................31
Trong quá trình thực tập tại công ty và làm báo cáo tốt nghiệp, với những ưu và nhược điểm của
công ty. Em nhận thấy vấn đề về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty còn hạn chế.Do vậy e sẽ
chọn đề tài ’’phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng
Ngọc Minh’’ giải quyết vấn đề còn hạn chế của công ty ..............................................................39
.......................................................................................................................................................39

Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ : Chậu rửa đôi inox,bàn inox.........Error: Reference
source not found
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức...............................Error: Reference source not found

Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà

Lớp: QTKD –K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệp

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế khá quan trong
tiến trình phát triển kinh tế thế giới. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
đã tạo ra những thời cơ thuận lợi cho các quốc gia, các doanh nghiệp có cơ hội phát
triển đồng thời nó cũng đem lại những thách thức lớn về sự cạnh tranh, khả năng thu
hút thị trường. Để đứng vững trên thương trường, đáp ứng được yêu cầu của người
tiêu dùng với sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý thì các doanh nghiệp phải
giám sát chặt chẽ các khâu từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng của quá trình sản
xuất, từ khi tìm được nguồn NVL cho đến khi tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm
để đảm bảo sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn

thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, cải thiện đời sống người lao động
đồng thời mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Để đảm bảo quá trình thực tập diễn ra thuận lợi nhất, em đã chọn Công ty cổ phần
thiết bị công nghiệp Hoàng Ngọc Minh làm địa điểm thực tập. Báo cáo thực tập của em
bao gồm 3 phần chính. Phần một là những giới thiệu sơ lược về công ty. Trong phần hai
của báo cáo, em tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của công ty. Cuối cùng, phần
ba là những đánh giá ưu, nhược điểm của công ty và định hướng đề tài tốt nghiệp sắp tới.
Để hoàn thành bản báo cáo này em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS.
Nguyễn Ngọc Diệp và những thầy, cô trong Viện Kinh tế và Quản lý cùng các cán bộ,
công nhân viên trong Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập vừa qua.
Mặc dù trong thời gian qua, em đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, tìm
hiểu. Nhưng do kinh nghiệm chưa nhiều cũng như trình độ và thời gian có hạn nên bài
báo cáo không khỏi còn sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo,
bạn bè và mọi người để bản báo cáo hoàn thiện hơn và phục vụ tốt cho đồ án tốt nghiệp
sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị thu Hà

Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà

1

Lớp: QTKD –K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệp


PHẦN 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỐ PHẦN THIẾT BỊ
CÔNG NGHIỆP HOÀNG NGỌC MINH
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1.Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp.
Tên: CÔNG TY CỐ PHẦN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HOÀNG NGỌC MINH
Địa chỉ : Số 11, Ngõ 59, Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 043 795 9169
Fax : 043 763 2701
Email:
Chi nhánh:
Địa chỉ : 76-79 Bạch Đằng – P24 – Quận Bình Thạnh - TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 086 671 7949
Fax: 083 351 3609
Email :
Quy mô doanh nghiệp: Công ty cổ phần thiết bị công nghiệp Hoàng Ngọc Minh là
công ty có quy mô vừa và nhỏ trong ngành cung cấp thiết bị bếp công nghiệp..
1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển.
• Ngày 06/04/2011: Công ty cổ phần thiết bị Công Nghiệp Hoàng Ngọc Minh được
thành lập. Những mặt hàng công ty chủ yếu kinh doanh cung cấp, lắp đặt thiết bị bếp
công nghiệp, dưới hình thức dịch vụ, đại lý ủy quyền cung cấp hàng hóa tại Việt Nam.
Sản phẩm của Công ty chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng, Khách sạn, khu du lịch,
trường học, bệnh viện, nhà máy, các cơ sở chế biến xuất ăn công nghiệp, siêu thị…
• Tháng 04 /2012: Công ty chính thức cung cấp thiết bị bếp hãng Berjaya - malaysia
tại thị trường Việt Nam, ủy quyền của hãng phân phối độc quyền tại thị trường Việt Nam.
• Tháng 9/2012: Công ty thực hiện dự án cung cấp thiết bị bếp tại trường mầm non
văn khê 2 – la kê – Hà Đông – HN.
• Tháng 3/2015: Cung cấp lắp đặt thiết bị bếp tại nhà hàng ven biển, dự án Vinpearl
Hạ Long và phân phối sản phẩm thiết bị vào các chuỗi siêu thị VinMart.

• Năm 2013 : Công ty mở rộng đầu tư xưởng sản xuất vật liệu inox với các linh
kiện nhập ngoại, mở ra một bước phát triển mới cho công ty, bước sang 1 giai đoạn đầu tư
và phát triển.
Sau gần 5 năm phấn đấu và phát triển cho đến nay, những sản phẩm của Công ty
Hoàng Ngọc Minh đang cung cấp ,thiết bị bếp công nghiệp đã chở nên rất quen thuộc với
các khách hàng uy tín trên thị trường, đã chọn thiết bị sản phẩm côngg ty sử dụng yêu
thích an toàn và đảm bảo .
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà

2

Lớp: QTKD –K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệp

1.2.Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp:
1.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
*Chức

năng:
- Cung cấp, nhập khẩu, phân phối thiết bị bếp công nghiệp, bàn inox có giá dưới
- Sản xuất gia công, lắp đặt thiết bị bếp công nghiệp, và bàn inox có giá dưới
- Tư vấn, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điều hòa không khí, tháp giải nhiệt
- Tư vấn, sản xuất, nhập khẩu, cung cấp, lắp ráp, lắp đặt, chuyển giao công nghệ, bảo
hành, bảo trì trong lĩnh vực: thiết bị áp lực, máy nén khí, gas hóa lỏng, các hệ thống cơ
điện, điện tự động hóa, các hệ thống máy lạnh, máy điện, máy xây dựng, các sản phẩm
phục

*Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ của công ty cũng như đội ngũ quản lý lãnh đạo của công ty đang nỗ lực
tìm kiếm những giải pháp hoàn thiện, kiện toàn nhằm mục đích giải quyết những bất hợp
lý mà công ty đang mắc phải. Đây là một chiến lược lâu dài của công ty phục vụ cho mục
đích sản xuất và mở rộng sản xuất của công ty trong tương lai.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh theo đúng ngành nghề
được ghi trong giấy chứng nhận kinh doanh.
- Tổ chức nghiên cứu sản xuất, nâng cao năng suất lao động áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng cho phù hợp
với thị trường.
- Xây dựng các phương án kinh doanh, phát triển kế hoạch và mục tiêu chiến lược
của công ty.
- Thực hiện chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật
chất tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động.
1.2.2. Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại.
- Hàng hóa: Chậu rửa đôi inox, bàn inox có giá dưới
- Dịch vụ: Nhập khẩu thiết bị bếp công nghiệp: Bếp á đôi, bếp á đơn, lò nướng bánh
2 tầng điện.
1.3. Công nghệ sản xuất gia công của một số hàng hóa hoặc dịch vụ chủ yếu:
1.3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gia công

Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà

3

Lớp: QTKD –K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệp

Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ : Chậu rửa đôi inox
Nhập nguyên vật liệu

Thiết kế-kỹ thuật

Cắt

Gấp

Hàn, gá

Mài – vệ sinh

Thành phẩm

1.3.2. Nội dung cơ bản của các bước công việc trong quy trình gia công
Chậu rửa inox, bàn inox.


Lên danh sách nhập nguyên vật liệu: gồm tấm inox, hộp, thanh, cuộn, ống,
bu lông,vít…

Thiết kế kỹ thuật: Phòng thiết kế các tỷ lệ và thông số từ pòng kỹ thuật phù
hợp với tấm, phôi, bản thiết kế khách hàng đang cần mua, lấy dấu chuyển sang cắt.

Cắt: Theo tỷ lệ và thông số kỹ thuật đã đưa ra trong bản thiết kế sản phẩm,
cắt tất cả tấm, ống, cuộn, thanh, tỷ lệ đã được phê duyệ như bản vẽ mà phòng kỹ thuật
đưa ra có xác nhận của Giám Đốc.


Gấp: Thanh,tấm,hộp đưa vào máy gấp thành hình và được máy gấp và các
công nhaangia công theo thông số kỹ thuật đã đưa ra trong bản thiết kế.

Hàn Gá: Thanh,tấm,hộp được hàn đưa máy gá vào thành hình như bản vẽ
thiết kế có sẵn thông số và tỷ lệ đã có dấu xác nhận của giám đốc và phòng kỹ thuật.

Mài -vệ sinh: Mài chỗ gá, hàn, cắt của tấm, hộp, thanh chưa được phẳng
theo yêu cầu kỹ thuật đưa ra, tiến hành mài cho phẳng những chỗ chưa đạt yêu cầu. Xong
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà

4

Lớp: QTKD –K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệp

mài sản phẩm đưa ra rửa cọ vệ sinh sạch sẽ và kiểm tra xem có đạt tiêu chuẩn như thông
số và như bản vẽ của phòng kỹ thuật đưa ra chưa, nếu đạt rồi chuyển sang thành phẩm
đạt.

Thành phẩm: Đã được xác nhận đạt sản phẩm gia công như bản vẽ thiết kế
đã đưa ra hoàn thiện xong, nhập kho thành phẩm và đưa ra thị trường tới tay người tiêu
dùng.
1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp.
1.4.1. Hình thức tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp.
Công ty sử dụng hình thức tổ chức chuyên môn hóa kết hợp, tức là kết hợp linh hoạt

giữa chuyên môn hóa sản xuất gia công và chuyên môn hóa công nghệ gia công.
1.4.2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp:
Sơ đồ 1.2 sơ đồ kết cấu sản xuất
Bộ phận: kinh doanh
:
Bộ phận: Sản
xuất gia công

Ghi chú:

Bộ phận: Thiết kế và
kỹ thuật
Bộ phận kế toán:
Kho: nguyên vật
liệu và thành phẩm

Bộ phận sản xuất chính
Bộ phận sản xuất phụ

Các bộ phận sản xuất gia công chính: Là các bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm
Bộ phận sản xuất phụ: Là các bộ phận hỗ trợ cho bộ phận sản xuất gia công được
tiến hành theo đúng kế hoạch
1.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
HĐQT

Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà

GIÁM ĐỐC

5

Lớp: QTKD –K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệp

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng hành
chính tổ chức

Phòng kế toán

Phòng kinh
doanh

Phòng kỹ thuật

Xưởng sản xuất
gia công

1.5.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý:
- Hội Đồng Quản Trị: Quyết định chiến lược phát triển, kế hoạch phát triển trung hạn và
kế hoạc kinh doanh hàng năm,giải pháp và những chiến lược thị trường, công nghệ sản
xuất của công ty, phê chuẩn các hợp đồng, vay cho vay và các hợp đồng có giá trị lớn hơn
hoặc bằng vốn điều lệ của công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quyết
định mức lương của giám đốc, kế toán trưởng.

Phê duyệt các nội quy, quy chế và những vấn đề khác theo đề nghị của Giám đốc công ty.
- Giám Đốc: Điều hành hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước ban quản trị về
việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao, quản lý điều hành mọi hoạt động kinh
doanh của công ty theo đúng nghị quyết và quyết định của ban quản trị, quản lý và khai
thác mọi nguồn lực của công ty như thị trường, lao động, vốn, tài sản, đất đai theo phương
án đã được phê duyệt để đạt được hiệu quả cao.
- Phó Giám Đốc: Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của
công ty theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả
các hoạt động.
- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc và tổ chức thực hiện các công tác
tổ chức quản trị nhân sự, hoạch định, tuyển dụng và sử dụng nhân lực hiệu quả, đảm bảo
quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động.
- Phòng hành chính kế toán: Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vự, công tác tài
chính, kiểm toán nội bộ, quản lý tài sản, kiểm soát các chi phí hoạt động của công ty .
- Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc, xây dựng kế hoạch, chiến lược, thống kê
tổng hợp sản xuất, điều độ sản xuất kinh doanh, tìm kiếm hợp đồng. công tác đấu thầu.
- Phòng Kỹ Thuật:
Hỗ trợ các công việc liên quan đến thiết kế các thiết bị sản phẩm, hỗ trợ các phòng
ban khác các vấn đề kĩ thuật chuyên môn, lập kế hoạch nâng cấp các sản phẩm kinh
doanh của công ty.
- Xưởng sản xuất: Trực tiếp gia công các sản phẩm nguyên vật liệu phục vụ một số phần
việc tại các công trình, và yêu cầu khách hàng đặt mua sản phẩm mà công ty ký kết thực
hiện.Các đội trực tiếp quản lý, chỉ đạo thực hiện thi công lắp đặt, các công trình mà công
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà

6

Lớp: QTKD –K1



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệp

ty giao cho, theo đúng hồ sơ thiết kế, và hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký kết với chủ
đầu tư, hoặc các đối tác khách hàng,phải thực hiện theo đúng tiến độ thi công lắp đặt gia
công sản xuất, chất lượng công trình, mỹ thuật thiết bị sản phẩm.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà

7

Lớp: QTKD –K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệp

PHẦN 2
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỐ PHẦN
THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HOÀNG NGỌC MINH
2.1.Phân tich tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing
2.1.1.Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong những năm gần
đây
Bảng 2.1. Thống kê tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2012 – 2013 – 2014
ĐVT: Chiếc

So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2012
Chênh

Mặt hàng
%
Chênh lệch
%
lệch
Bếp Á đôi
89.824 97.482 107.687
7.658
8,5
17.863
19,9
Bếp Á đơn
75.413 81.351 89.782
5.938
7,9
14.369
19,1
Bàn Inox
62.516 68.529 72.892
6.013
9,6
10.376
16,6
Chậu rửa Inox đôi
57.623 73.516 75.432
15.893
27,6
17.809
30,9
Chậu rửa Inox đơn

28.632
42.113 53.421
13.481
47,1
24.789
86,6
Các sản phẩm khác 12.826
13.511 14.531
685
5,3
1.705
13,3
Tổng
326.834 376.502 413.745 49.668
15,2
86.911
26,6
( Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2013 so với năm 2012 thì tình hình tiêu thụ sản phẩm
từ tăng 49.788 chiếc đạt 15,2 %. Trong đó sản phẩm chậu rửa Inox đơn tăng cao
nhất so với các sản phẩm khác từ 47,1 % năm 2013 so với 2012 lên 86,6 % năm
2014 so với năm 2012. Ngoài ra các sản phẩm đều tăng, như bếp đơn tăng từ 7,9%
lên 19,1% năm 2014 so với năm 2012.
2.1.2. Chính sách sản phẩm - thị trường

Bếp á đôi: Là một sản phẩm truyền thống và mang lại doanh thu nhiều nhất
của doanh nghiệp, bản chất là một sản phẩm thiết bị để sử dụng làm nóng đun nấu , nhằm
phục vụ đời sống con người nhu cầu ăn uống, đáp ứng cuộc sống hàng ngày .
- Loại bếp á đôi không có quạt thổi chất liệu inox


Chậu rửa inox đôi: Là một dòng sản phẩm chủ yếu của công ty, là loại chậu
rửa dùng cho các đối tượng nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện và các khu công
nghiệp,dùng để rửa rau, rửa thức ăn... và tất cả những nhu cầu của con người dùng như
vật dụng hàng ngày phục vụ cuộc sống, được gia công sản xuất tại xưởng, được gia công
bằng nguyên vật liệu ionx 304 được đóng trong bao bì bằng giấy caton.

Thị trường mục tiêu: - Củng cố hệ thống tiêu thụ phân phối qua kênh dự án
- Mở rộng thị trường từ Bắc đến Nam thông qua các nhà phân phối
Năm
2012

Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà

Năm
2013

Năm
2014

8

Lớp: QTKD –K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệp

- Hướng tới mở rộng thị trường từ nhà hàng, khách sạn,bệnh viện, trường học,khu
công nghiệp....các dự án.


Khách hàng mục tiêu: Sản phẩm của công ty là các sản phẩm thiết bị bếp
công nghiệp phục vụ cho nhu cầu nấu ăn hàng ngày, và sản phẩm chậu rửa inox đôi, đơn,
phục vụ cho cuộc sông cũng như nhu cầu sử dụng, đáp ứng của con người hàng ngày, đối
tượng khách hàng là các nhà hàng, đơn vị, siêu thị, khách sạn, bệnh viện, trường học, khu
công nghiệp, các dự án khách sạn. Công tác truyền thông, giới thiệu sản phẩm và các
chương trình xúc tiến bán hàng đều hướng vào các đối tượng này.
2.1.3. Chính sách giá
Với uy tín và chất lượng sản phẩm của mình, các sản phẩm của Công ty là là
sản phẩm có chất lượng, đạt tiêu chuẩn.
Công thức tính giá bán:
Giá bán = Chi phí + Lợi nhuận - % triết khấu
Hiện nay công ty xác định giá dựa trên chi phí sản xuất để đưa giá của mình
ra thị trường người tiêu dùng. Giá bán của công ty được xác như sau :
Mức chiết khấu mà công ty chiết khấu cho các mặt hàng và hệ thống phân phối là từ 310 % trên giá bán quy định.
Một số sản phẩm chủ yếu của công ty
Bảng 2.2. Bảng giá các sản phẩm của Công ty - cập nhật tháng 12 năm 2014

Stt

Tên sản phẩm

ĐVT

Số lượng

Giá
Bán(VNĐ)

1

2

Bếp á đôi 304
Chậu rửa inox đôi
304
Bàn inox dài 1.5
mét inox 304
Tủ nấu cơm 12
khay inox 304

cái
cái

10
10

cái
cái

3
4

Tỷ lệ triết
khấu

10.000.000
5.200.000

Giá triết
khấu

(VNĐ)
9.000.000
4.9.40.000

10

3.200.000

3.0.40.000

5%

10

15.000.000

13.500.000

10%

10%
5%

2.1.4. Chính sách phân phối

Sơ đồ 2.1 chính sách phân phối giá
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà

9


Lớp: QTKD –K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệp

Công Ty Hoàng Ngọc Minh

Hệthống phân
phối và bán lẻ

Các dự án cung
cấp thiết bị sản
phẩm

Đối tượng sử dụng con người: ( Khách sạn,
nhà hàng, bệnh viện, trường học, khu công
nghiệp…)
 Hệ thống phân phối và bán lẻ: Các công ty phân phối và khách hàng mua lẻ. Đây
là khúc thị trường cần quan tâm xúc tiến, để đẩy mạnh tốc độ mở rộng thị trường ,
tuy nhiên cần tập trung quảng bá quảng cáo thương hiệu trên các thông tin, tạo
điều kiện cho khách hàng `biết đến sản phẩm đang cung cáp bán trên thị trường.
 Các dự án cung cấp theo hợp đồng: Về lĩnh vực thiết bị bếp công nghiệp cung cấp
sản phẩm, và chậu rửa đôi inox , bàn inox có giá dưới phụ vụ cho các dự án khách
sạn, khu đảo phú quốc Vinper, khu công nghệp. Đây là thị trường hết sức tiềm
năng và có thể khai thác nhờ thế mạnh hợp tác và các mối q uan hệ khách hàng
lâu năm của công ty. Lợi thế của việc khai thác thị trường này hết sức hữu ích và
ổn định về sản lượng.
2.1.5. Chính sách xúc tiến bán hàng

- Kết hợp với các bộ phận công nghệ thông tin, phòng kinh doanh bán hàng, phòng
kỹ thuật, xưởng sản xuất, xây dựng trang web giới thiệu sản phẩm , tư vấn khách hàng,
thực hiện các dịch vụ mua hàng.
- Quảng cáo trên west, trang 24h, vật giá, mua bán trực tuyến, công ty chi phí mỗi
năm khoảng 25 triệu đồng /nă
- Sử dụng các hình thức triết khấu thương mại linh hoạt cho các đối tượng khách
hàng khác nhau.Triết khấu 5% cho đơn hàng từ 20 triệu trở lên, và 10% cho khách hàng
ký hợp đồng giá trị 100 triệu trở lên.
-Tổ chức các đợt hàng triển lãm thương mại, tham gia các hội trợ giới thiệu sản phẩm.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà

10

Lớp: QTKD –K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệp

2.1.6. Công tác thu thập thông tin marketing:
Công ty thu thập thông tin về khách hàng, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh,công ty luôn
cố gắng làm hài lòng khách hàng và mục tiêu hàng đầu của công ty là chiếm lĩnh thị
trường phân phối sản phẩm Inox cho toàn miền Bắc, Trung, Nam và các nước khu vực lân
cận.
Để đạt được mục tiêu đó, công tác marketing được lập kế hoạch rất cụ thể, nhắm vào
từng đối tượng, nhu cầu khách hàng, nắm bắt thông tin về các đối thủ cạnh tranh để đưa ra
giá thành hợp lý nhất cho khách hàng.
Marketing trực tiếp hoặc dán tiếp thông qua các kênh bán hàng, bán lẻ của công ty.

2.1.7. Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường đều không thể
tránh khỏi những đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành, cùng lĩnh vực thậm chí những sản
phẩm có thể thay thế của đối thủ cũng gây ra cho công ty rất nhiều khó khăn, trở ngại.
Muốn hiểu được khách hàng của mình không thôi thì chưa đủ, trên thị trường không chỉ
một mình công ty cung cấp sản phẩm cho khách hàng, mà còn có rất nhiều công ty khác
cũng cung cấp các sản phẩm đó. Hiểu được các đối thủ cạnh tranh của mình là điều kiện
hết sức quan trọng trong việc mở rộng thị trường. Bởi chỉ có hiểu rõ đối thủ cạnh tranh,
nhận thức được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ thì mới có khả năng giành thắng
lợi trên thị trường của đối thủ cạnh tranh.
Công ty cần biết các chiến lược của từng đối thủ cạnh tranh để phát hiện ra
những đối thủ cạnh tranh gần nhất và có những bước đi phù hợp. Công ty cần phải biết
những mục tiêu của đối thủ cạnh tranh để dự đoán những biện pháp và những phản ứng
sắp tới. Khi biết được những mặt mạnh và mặt yếu của đối thủ cạnh tranh, công ty có thể
hoàn thiện chiến lược của mình để giành ưu thế trước những hạn chế của đối thủ cạnh
tranh, xâm nhập vào những thị trường mà đối thủ cạnh tranh còn kém lợi thế và tránh xâm
nhập vào những thị trường mà đối thủ cạnh tranh có thế mạnh hơn. Biết được các phản
ứng điển hình của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp công ty lựa chọn định thời gian thực hiện các
biện pháp phù hợp.
• Một số đối thủ cạnh tranh của công ty hiện nay như:
- Công ty TNHH Mỹ Á –Hà Nội
- Công ty TNHH Đai Dương – Đồng Nai
- Công ty Inox Gia Anh – Hưng Yên.
- Công ty cơ khí Hưng Yên.
- Công ty TNHH Mai Văn Đáng – Nam Định.
Thị trường thiết bị bếp, chậu rửa Inox đôi, bàn inox, tại Việt Nam là sự cạnh tranh
gay gắt giữa gần 30 Công ty sản xuất và cung ứng sản phẩm trên thị trường, trong đó có
Công ty cổ phần thiết bị Hoàng Ngọc Minh. Mỗi Công ty lại có một thế mạnh về sản
phẩm cũng như công nghệ của mình, do vậy nếu Công ty tận dụng tốt lợi thế của mình thì
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà


11

Lớp: QTKD –K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệp

sẽ có cơ hội phát triển dài hạn.
Một số ưu nhược điểm của đối thủ cạnh tranh:
- Nhược điểm:
Giá mà công ty đưa ra đối với một số đối thủ cạnh tranh như hàng của Trung Quốc,
Đài Loan…vẫn ở mức cao, khó đáp ứng được nhu cầu rẻ, chất lượng, một phần cũng vì
giá nguyên vật liệu cao, khó cạnh tranh được với hàng nhập lậu, trốn thuế của Trung
Quốc, dẫn đến tình trạng khách hàng nhỏ lẻ vẫn sử dụng những sản phẩm có xuất xứ từ
Trung Quốc do giá thành rẻ.
Các đối thủ cạnh tranh thường là những doanh nghiệp đã có chỗ đứng trên thị
trường từ rất lâu, có một hệ thống khách hàng vững mạnh,khi mà các mặt hàng Trung
Quốc tràn lan trên thị trường.
- Ưu điểm:
Về chất lượng: Là sản phẩm sản xuất trong nước, xét về chất lượng thì sản phẩm
của vẫn đạt điều kiện tốt hơn, bền hơn, giá thành hợp lý.
Khả năng xúc tiến bán hàng và marketing: Công ty luôn đáp ứng thời gian giao
hàng cho khách nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh, công tác marketing cũng được nâng
cao nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty, cung cấp đầy đủ bảng giá, tiêu
chuẩn nguyên vật liệu cho khách hàng nếu có yêu cầu
2.1.8. Nhận xết về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của doanh nghiệp
Những điểm mạnh điểm yếu, cơ hội thách thức đối với công ty bao gồm:

Điểm mạnh:
- Các sản phẩm của công ty gắn liền với nhu cầu phục vụ cuộc sống hàng ngày của
khách hàng, đã tạo được uy tín trên thị trường về sản phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng.
khách hàng rất tin tưởng vào sản phẩm của công ty.
- Công ty đã có thời gian dài làm việc với các dự án hệ thống khách sạn quốc tế về
sản phẩm thiết bị bếp công nghiệp, đã thiết lập được mối quan hệ rất tốt với các đối tác
trong nước thông qua chất lượng sản phẩm. Do đó công ty có rất nhiều lợi thế trong việc
mở rộng thị trường, thông qua các dự án về khách sạn và khu du lịch các nhà hàng trong
nước vùng ven biển, các khu công nghiệp, trường học, bệnh viện.
Điểm yếu:
- Cơ sở, trang thiết bị sản xuất của công ty còn nhiều hạn chế. Hiện nay các mặt hàng
chủ lực của Công ty như bếp á đôi không có quạt thổi, chậu rửa đôi inox có thành chắn
sau, bàn inox, tủ nấu cơm 12 khai, vẫn phải đi gia công bên ngoài một số phần của thiết
bị. Do công ty chưa có đủ điều kiện, trang thiết bị để sản xuất gia công khép kín. Như
vây, một thực tế đặt ra là: Công ty sẽ phụ thuộc rất nhiều vào đối tác, thiếu tính chủ động
trong quá trình gia công sản xuất. Mặt khác, công nghệ sản xuất của các sản phẩm sẽ
thiếu tính bảo mật. Các công ty gia công sẽ nhanh chóng nắm bắt được công thức sản xuất
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà

12

Lớp: QTKD –K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệp

và tự cho ra đời những sản phẩm mang thương hiệu của chính họ, cạnh tranh trực tiếp với
sản phẩm công ty. Đây là một bài toán khó khăn đòi hỏi phải có biện pháp và hàng rào để

bảo hộ thương hiệu của sản phẩm cũng như định hướng đầu tư và pháp triển cho công ty
.- Các sản phẩm của công ty chưa được đầu tư đúng mức về bao bì, mẫu mã, nên
chưa thực sự hấp dẫn người tiêu dùng.
Cơ hội:
- Định hướng phát triển của công ty hoạt động trong thời gian tới có nhiều thay
đổi, tăng thêm tính chủ động cho công ty để mở rộng, phát triển, mảng thị trường tự do,
tạo cơ hội cho công ty mở rộng sản xuất kinh doanh.
Thách thức:
- Trước tình hình bùng phát các sản phẩm thiết bị bếp công nghiệp, bàn inox, ,
chậu rửa inox, tủ nấu cơm….trên thị trường bao gồm các nhà sản xuất trong nước và nước
ngoài. Công ty đang đứng trước một thách thức mới trong công cuộc củng cố và phát triển
vị trí của mình trên thị trường.
Trong những năm gần đây, hàng loạt các sản phẩm thiết bị bếp công nghiệp, tủ
nấu cơm, bàn inox, chậu rửa inox ra đời, đã chở thành một lĩnh vực phát triển được rất
nhiều doanh nghiệp sản xuất và quan tâm và tập trung đầu tư phát triển.
2.2. Phân tích công tác lao động, tiền lương
2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Đối với Công ty Cổ phần Thiết bị Hoàng Ngọc Minh là một công ty có quy mô
vừa và nhỏ về quản lý và sản xuất vì vậy các hoạt động quản trị nhân lực ở công ty cũng
có phần hạn chế. Công ty không có phòng quản trị nhân lực riêng song cũng có một cán
bộ chuyên trách về nhân sự của công ty. Dưới đây là một số hoạt động cơ bản về quản trị
nhân lực ở công ty. Các hoạt động chủ yếu bao gồm:
- Tuyển chọn nhân lực.
- Đánh giá thực hiện công việc.
- Định mức lao động nguồn nhân lực.
- Quản trị tiền công và tiền lương.
- Quản trị lao động và bảo hộ lao động.
Việc phân rõ các hoạt động này nhằm cho việc quản trị nhân lực được tốt hơn;
Giúp cho việc chọn lọc con người cũng như xây dựng tính chuyên nghiệp hóa và ý thức
tự lập cao, phát huy tính sáng tạo trong lao động sản xuất và kinh doanh giúp cho doanh

nghiệp ngày càng vững mạnh. Công nhân viên gắn bó lâu dài với công ty.
Sử dụng tốt yếu tố lao động sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty. Bởi vậy việc phân tích tình hình sử dụng số lượng và chất lượng
lao động là điều vô cùng cần thiết.
Do nhu cầu phát triển của Công ty, ngoài việc xây dựng cơ sở vật
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà

13

Lớp: QTKD –K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệp

chất và kỹ thuật, Công ty còn phải phát triển tất cả các nguồn lực khác, mà trong đó
nguồn lực nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng của công ty.
Để hoàn thành mục tiêu cũng như muốn có được số lao động như ý thì công
ty đã hoạch định nguồn nhân sự nhằm xác định số lượng và cơ cấu lao động cần thiết.
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo giới tính
2012
2013
2014
STT
1
2

Nam
Nữ

Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ
lượng % lượng lệ
%

3
144
92,9
11
7,1
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Nam
Nữ
Nam
Nữ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ
Số
Tỷ
Số
Tỷ
lượng
%
lượng lệ lượng lệ lượng lệ
%

%
%
155

91,2

15

8,8

165

90,1

18

9,8

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số lượng lao động Nam năm 2012 chiếm 92,9% , nữ chiếm
7,1% so với năm 2013 tỷ lệ Nam chiếm 91,2%, Nữ từ 11 nhân viên tăng lên 15 nhân viên
nữ tỷ lệ nữ tăng 8,8%, năm 2014 nam chiếm tỷ lệ 90,1% trong đó nhân viên nữ từ 15
nân viên tăng lên 18 nhân viên nữ tỷ lệ nữ tăng 9,8%.
Bảng 2.4, Bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi
Tổng
Dưới 30
Từ 30 đến 50
Trên 50 - 60
Số
Số
Số

STT
Năm
số
%
%
%
lượng
lượng
lượng
1
2012
155
43
27,7
70
45,1
42
27,1
2
2013
170
45
26,4
79
46,4
46
27,0
3
2014
183

50
27,3
89
48,6
44
24,0
(Theo: Phòng tổ chức hành chính)

Qua bảng trên ta thấy, Công ty Hoàng Ngọc Minh có lực lượng lao động trẻ tương đối
đông chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động.Lượng lao động trên 50 – 60 chiếm tỷ
trọng nhỏ chỉ 24%, lực lượng lao động từ 30 – 50 chiếm tỷ trọng lớn nhất 48,6%, lực
lượng dưới 30 chiếm tỷ trọng 27,3%.Lượng lao động trẻ đảm bảo có sức khỏe, năng
động, nhiệt tình trong công tác và đáp ứng đủ nhu cầu làm việc cho công ty .
2.2.2. Định mức lao động
Định mức lao động là việc xác định số lượng công việc hay số sản phẩm làm ra
trong một đơn vị thời gian nhất định hoặc lượng thời gian hao phí để hoàn thành một đơn
vị công việc hay sản phẩm.
Định mức lao động là:
- Điều kiện để tăng năng suất lao động
- Là cơ sở để lập kế hoạch lao động và tổ chức lao động hàng ngày
- Là cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất kỹ thuật hàng năm
- Là căn cứ trả công cho người lao động
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà

14

Lớp: QTKD –K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệp

Hiện nay, công ty chưa có định mức lao động và vẫn đang trong quá trình xây dựng.
Do chưa có định mức cụ thể nên các kế hoạch lao động, trả công cho người lao động vẫn
theo phương pháp định tính, cảm quan và theo thỏa thuận trực tiếp giữa công ty và người
lao động. Điều này không đánh giá chính xác năng lực cũng như năng suất lao động của
từng cá nhân, chưa tạo ra được sự công bằng và bình đẳng thật sự trong quy chế trả công
cho người lao động trong công ty.
2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động
Thời gian làm viêc: Mỗi ngày làm việc 8 giờ.
Đối với công nhân trực tiếp sản xuất gia công: 800 – 16h30.
Thời gian được tính vào giờ làm việc:
Đối với khối văn phòng: sáng từ 8:00 – 12:00, nghỉ trưa: 12:00 – 13:00, Chiều từ
13:00 – 17:00.
Công nhân làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ giữ trưa ca ít nhất một giờ.
- Thời gian nghỉ giải lao: theo tính chất công việc
-Thời gian nghỉ cần thiết trong quá trình lao động được tính trong định mức lao động
cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
Thời gian làm thêm: Không quá 4 giờ trong một ngày , 200 giờ trong một năm ,
trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ một năm.
Nghỉ phép hàng năm: 12 ngày phép/năm đói với nhân viên, 14 ngày phép/năm đối
với trưởng /phó phòng, sau mỗi 5 năm cống hiến được nghỉ thêm 01 ngày phép/năm.
Nghỉ lễ,Tết: Được nghỉ 09 ngày theo quy định của Bộ luật lao động. Tết dương lịch:
01 ngày, Tết nguyên đán: 04 ngày, Ngày chiến thắng: 01 ngày, Ngày Quốc tế lao động: 01
ngày, ngày quốc khánh: 01 ngày và ngày giỗ tổ Hùng Vương: 01 ngày.
2.2.4. Năng suất lao động
Năng suất lao động là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng lao động, đặc trưng bởi
quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) với lao động để sản xuất ra nó.
Năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sức cạnh tranh, đặc

biệt, năng suất lao động lại phản ánh yếu tố chất lượng người lao động - yếu tố cốt lõi của
sự phát triển trong sự cạnh tranh toàn cầu, sự phát triển của khoa học công nghệ và nền
kinh tế tri thức hiện nay.
Năng suất lao động được tính theo công thức sau:
Năng suất lao động = Doanh thu thuần /Tổng số lượng lao động bình quân
Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hay hiệu suất của lao động cụ
thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm, lượng giá trị sử dụng (hay lượng giá
trị) được tạo ra trong một đơn vị thời gian, hay đo bằng lượng thời gian lao động hao phí
để sản xuất ra một đơn vị thành phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất thể
hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ chức, một đơn vị sản xuất, hay của một
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà

15

Lớp: QTKD –K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệp

phương thức sản xuất. Năng suất lao động được quyết định bởi nhiều nhân tố, như trình
độ thành thạo của người lao động, trình độ phát triển khoa học và áp dụng công nghệ, sự
kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và tính hiệu quả của các tư liệu sản xuất,
các điều kiện tự nhiên.
2.2.5. Tuyển dụng và đào tạo lao động:
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quy trình tuyển dụng của công ty
Xác định nhu cầu tuyển
Thông báo tuyển dụng
Thu hồ sơ và thi tuyển

Phỏng vấn
Quyết định tuyển dụng

Theo sơ đồ tuyển dụng trên ta thấy, công ty hướng tới tuyển dụng nguồn lao động
bên ngoài. Với cách tuyển dụng như vậy, công ty tuyển được những người lao động thật
sự có năng lực, có nhiểu sự lựa chọn hơn trong tuyển dụng lao động. Tuy nhiên, chi phí
cho hình thức tuyển dụng này sẽ cao, thời gian tuyển dụng kéo dài, đồng thời người được
tuyển dụng là những người mới do đó họ cần có thời gian để làm quen với môi trường
làm việc tại công ty.
2.2.6. Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương
Để tính được quỹ lương năm của công ty, cần áp dụng công thức:
Vc = Vkh + Vpc + Vbs + Vtg
Trong đó:
Vc: tổng quỹ lương chung theo kế hoạch
Vkh: Tổng quỹ lương theo kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương
Vpc: Quỹ kế hoạc các khoản phụ cấp lương và chế độ khác(nếu có)
Vbs: Quỹ lương bổ sung theo kế hoạch(phép năm,ngjir việc riêng,nghỉ lễ
tết, nghỉ theo chế độ…)
Vtg: Quỹ lương làm thêm giờ theo kế hoạch
Bảng 2.5. Quỹ tiền lương kế hoạch 3 năm của công ty ( 2012 – 2014)
ĐVT: Triệu đồng
Năm Năm
Năm
2013/2012
2014/2012
TT
CHỈ TIÊU
%
+/%
2012 2013

2014 +/1
Quỹ lương đơn giá
3.833 4.322 5.892
0.489 12,76 1.57
3,63
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà

16

Lớp: QTKD –K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2
3
4

Quỹ lương ngoài đơn giá
Quỹ tiền lương dự phòng
Tổng

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệp

0.450
0.388
5.28

0.483
0.405

5.72

0.522
0.486
6.9

0.033
0.017
0.44

7,33
4,38
8,33

0.039
0.081
1.18

8,07
20
20,63

(Nguồn: phòng tổ chứ hành chính)

Từ bảng qũy lương kế hoạch trên ta thấy được quỹ lương được hình thành từ 3 quỹ
đó là: quỹ lương theo đơn giá, quỹ lương ngoài đơn giá, quỹ lương dự phòng. Nhận thấy
tổng quỹ lương gia tăng theo các năm, năm 2012 quỹ lương kế hoạch mới chỉ đạt 5,28 tỷ
đồng thì năm 2014 quỹ lương kế hoạch đã tăng lên 6,9 tỷ đồng. Quỹ lương đơn giá chiếm
tỷ trọng cao trong tổng quỹ lương kế hoạch. Quỹ lương theo đơn giá bao gồm qũy lương
cho bộ phận lao động trực tiếp và bộ phận lao động gián tiếp nhân viên văn phòng và tổ

bảo vệ. Hai quỹ lương còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng mang một ý nghĩa kinh tế lớn,
nguồn lương này giúp công ty chi trả cho những khoản lương phát sinh như thuê thêm lao
động thời vụ, tuyển dụng thêm lao động ngắn hạn… Quỹ tiền lương ngoài đơn giá năm
2014 đạt 522 triệu đồng chiếm 7,56% trong tổng quỹ lương, quỹ lương ngoài đơn giá tăng
lên qua các năm cho biết khoản trả ngoài đơn giá ngày càng nhiều và ngày càng cho thấy
tầm quan trọng của quỹ lương này.
2.2.7. Trả lương cho các bộ phận và cá nhân
Công ty áp dụng phương pháp chia lương theo thời gian.
Lương thực lĩnh = đơn giá ngày công x số ngày công x hệ số + phụ cấp, trợ cấp
Trả lương cho các bộ phận/ phòng ban thông qua quỹ tiền thưởng vào cuối mỗi
năm, tùy vào kết quả kinh doanh của công ty và hiệu suất làm việc của mỗi phòng ban.
Công ty trả lương theo thời gian như vậy là hợp lý vì để hoàn thành 1 sản phẩm
bán ra cho khách hàng, cần sự kết hợp của tất cả các bộ phận trong công ty. Mỗi bộ
phận thực hiện 1 hoặc 1 phần công việc trong toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh
của công ty.
Việc sử dụng một hình thức trả lương chưa thực sự hợp lý vì nó tạo ra sự ì chệ
trong công việc đối với nhân viên, không đánh giá và đo lương được chính xách hiệu suất
làm việc của mỗi nhân viên/ phòng ban. Cách trả lương theo thời gian chỉ kiểm soát được
thời gian làm việc, mà không kiểm soát được hiệu suất và chất lượng của công việc.
2.2.8. Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của doanh nghiệp:
Chất lượng lao động: Đối với khối sản xuất gia công trực tiếp công ty luôn tuyển dụng
những nhân viên phù hợp với yêu cầu của công việc do vậy tránh được những lãng phí.
Đội ngũ nhân viên kỹ thuật và bán hàng kinh doanh là các cán bộ trẻ, được đào tạo,
gắn bó với công ty. Đây là một đặc điểm nổi bật trong công tác lao động của công ty.Tổ
chức không chịu nhiều tổn thất về chi phí đào tạo do tình trạng nhảy việc của nhân viên
trẻ như các doanh nghiệp khác.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà

17


Lớp: QTKD –K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệp

Đội ngũ quản lý có trình độ, nhưng trình độ quản lý còn nhiều hạn chế, thiếu kinh
nghiệm về quản lý kinh doanh, marketing và phân tích tài chính, nên việc quản lý điều
hành chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân, không được đào tạo bài bản.
Công tác tiền lương: Công tác tiền lương của công ty nói chung vẫn dựa trên các quy
định của Nhà nước trong công tác tiền lương đối với cán bộ công nhân viên
2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định
2.3.1.Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp
Các nguyên vật liệu chính sử dụng trong công ty:
1, Các loại inox: Tấm inox
2, Vít inox,cuộn
3, Hộp inox
4, Ống inox,…
5, Thanh inox
2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu
lớn nhất, cho phép để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc hoàn thành một công việc
nào đó trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Một số nguyên vật liệu được tính dựa
trên quá trình thực tế kết thúc bao nhiêu vòng đời thì sẽ thay thế căn cứ vào đó để đưa ra
bảng tính toán hao phí cho từng loại sản phẩm

Bảng 2.6. Bảng tổng hợp cấp phát vật tư theo định mức

Sản phẩm: Bàn Inox có giá đỡ
TT
1
2
3
4
5

Tên vật tư

ĐVT

Tấm inox
Hộp inox
Ống inox
Thanh inox
Bulon M8*15

Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà

kg
kg
bộ
bộ
bộ

Định
Thực xuất
15/2
17/2

22/2 28/2
mức
4.700 2.000 2.000
692
1.200
300
700
203
400
200
220
800
400
405
400
100
200
110
18

Tổng
4.692
1.203
420
805
410

Chênh
lệch
-8

+3
+20
+5
+10

Lớp: QTKD –K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệp

6
Vít Inox
kg
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

63

30

30

60

-3

Định mức nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất tại Công ty luôn diễn ra
một cách chính xác và kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất gia công hoàn thành
kế hoạch sản xuất của mình, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong toàn công

ty.
2.3.3. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một khoản mục chi phí trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá
thành của sản phẩm. Hiện nay, công ty đã có những quy định và quy tắc sử dụng tiết kiệm
và có hiệu quả nguyên vật liệu.
Trong tháng khi phát sinh một đơn đặt hàng, xưởng sản xuất đề xuất với phòng để
xin cấp nguyên liệu. Dựa trên phiếu đề xuất đã được phê duyệt, thủ kho xuất nguyên liệu
cho sản xuất. Khi nhập hàng, có phiếu nhập kho. Khi xuất, phải có phiếu xuất kho. Hàng
tháng, thủ kho lập bảng tổng hợp xuất nhập tồn của nguyên vật liệu sử dụng gửi lên.
Bộ phận vật tư - thủ kho sau khi cấp phát vật tư cho các phân xưởng để tiến hành
sản xuất sản phẩm thường cho cán bộ vật tư đi kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng vật tư
ở từng phân xưởng, từ đó đưa ra được các quyết định quản lý và cung ứng nguyên vật liệu
hợp lý hơn. Nếu các phân xưởng sử dụng vật tư sản xuất sản phẩm vượt quá định mức đặt
ra quá nhiều (tỷ lệ sai hỏng so với định mức cho phép là 0,5%) thì cán bộ kỹ thuật cùng
phối hợp với cán bộ vật tư, thủ kho và quản đốc phân xưởng tìm nguyên nhân giải quyết,
nếu cần thì phải đề ra một hệ thống định mức khác phù hợp hơn.

Bảng 2.7. Bảng kế hoạch định mức nguyên vật liệu cho một số loại sản
phẩm chính tháng 06 năm 2014
Tên sản phẩm
Bàn Inox có giá đỡ
Chậu rửa Inox đôi
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà

STT
1
2
3
4
1


Tên nguyên vật liệu

Tấm inox
Hộp inox
Ống inox
Thanh inox
Thép tấm 1,4
19

ĐVT
mét
Kg
Cái
Kg
Kg

Số lượng
75
70
45
30
72

Lớp: QTKD –K1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chậu rửa Inox đơn


GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệp
2
3
4
1
2
3

Tnox tấm 4mm
Inox hộp 50*50*2
Cao su tấm
Inox tấm 1,4
Inox hộp 50*50*2
Imox tấm 4mm

Kg
Kg
Mét
Kg
Kg
Kg

90
30
30
82
35
45


(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính)

2.3.4. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu
Ngày xuất kho và ngày nhập kho dựa vào đươn hàng khi có đơn hàng thì tiến hành
các bước nhập và tồn kho
Sau khi có đơn hàng công ty lập kế hoạch gia công sản xuất sản phẩm, công ty tiến
hành hoạch toán nguyên vật liệu mỗi loại theo kế hoạch sản xuất từng kì, từng bộ phận để
cung ứng vật tư và có kế hoạch dự trữ và cấp phát. Nhằm đảm bảo việc cấp phát nguyên
vật liệu kịp thời, nhịp nhàng theo yêu cầu của quá trình sản xuất. Hệ thống kho nguyên
vật liệu luôn có người trực để cấp phát nguyên vật liệu ngay khi bộ phận sản xuất.
Nếu nguyên vật liệu cấp phát không kịp thời, sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
gia công chung của công ty. Vì vậy để quá trình sản xuất liên tục và hiệu quả thì công ty
cần phải có chính sách dự trữ nguyên vật liệu một cách tối ưu.Nếu quá trình dự trữ
nguyên vật liệu quá nhiều gây ra tình trạng ứ đọng vốn, tăng tổng chi phí, lưu kho. Vì vậy
bộ phận vật tư luôn theo dõi và kiểm tra quá trình nhập và xuất nguyên vật liệu cho theo
từng đơn hàng.
Hiện tại do quy mô sản xuất của công ty chưa lớn, nên quy trình quản lý nguyên
vật liệu được sủ dụng chung .Từ các bản đặt hàng thực tế, bộ phận bán hàng và kế toán
cân đối lượng hàng tồn kho, rồi lập lện sản xuất gia công. Bộ phận kế hoạc sản xuất lập
kế hoạch về sản xuất gia công, và căn cứ vào định mức nguyên liệu cho từng loại sản
phẩm quản lý sản xuất sẽ tính ra lượng nguyên liệu cần thiết cho sản xuất gia công, sau đó
cân đối với lượng tồn kho hiện tại để đưa ra các yêu cầu nguyên liệu cho bộ phận tiếp
liệu đặt hàng với các nhà cung ứng.
Tuy nhiên do tính đặc thù của các sản phẩm, nên có một số nguyên vật liệu (cuộn
inox, thanh inox, U ,V, ống inox....) thường phải đặt hàng trước 12 - 14 tuần. Các loại
nguyên vật liệu khác phải đặt hàng trước 2 đến 4 tuần. Chính vì lý do này mà đôi khi công
ty gặp tình trạng thụ động trong sản xuất.
Hóa đơn xuất kho nguyên vật liệu bao gồm 3 liên, trong đó:
*1 liên kho giữ
*1 liên phân xưởng giữ

*1 liên chuyển sang phòng tài chính

Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà

20

Lớp: QTKD –K1


×