Tải bản đầy đủ (.pptx) (31 trang)

Môi trường và kinh tế đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 31 trang )

Chủ đề: Môi trường
và kinh tế đô thị
Nhóm 15 - l01


Văn bản pháp luật mới nhất đến vấn đề quy hoạch đô thị
 Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12;
 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
 Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây
dựng,
 Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm  2010 Quy định hồ
sơ của từng loại quy hoạch đô thị
 Nghị định 38/2010/NĐ-CP về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh
quan đô thị - kèm theo Thông tư 19/2010/TT-BXD hướng dẫn lập
quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị do Bộ Xây dựng ban
hành.
 Nghị định 39/2010/NĐ-CP về quản lý không gian xây dựng ngầm
đô thị - kèm theo Thông tư 11/2010/TT-BXD hướng dẫn về quản lý
cơ sở dữ liệu công trình ngầm đô thị do Bộ Xây dựng ban hành.


Tính cấp thiết và lí do nghiên cứu


Việt
  Nam hiện đang sắp bước sang giai
đoạn tăng trưởng phát triển tiếp theo. Dự báo
dân số thành thị của Việt Nam sẽ tăng trưởng
khoảng một triệu người mỗi năm trong thập


kỷ tới. Sự gia tăng đáng kể dân số thành thị ở
Việt Nam sẽ tạo ra những thách thức lớn về
cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, nhà ở, các
vấn đề về kinh tế,môi trường và thể chế. Để
đối mặt với các đòi hỏi do những thách thức
mới tạo ra, thì cần có cách tiếp cận mới thay
thế các chiến lược phát triển thông thường
hiện đang áp dụng để mở rộng đô thị Việt
Nam nhằm mục đích dung hòa giữa phát
triển kinh tế - xã hội - và bảo vệ môi trường.


Bảng 1: DÂN SỐ 03 ĐÔ THỊ TRUNG TÂM QUA CÁC NĂM
Đơn vị tính: Nghìn người
Khu vực
2000
2005
2012
Tăng trong 12
năm
Tổng dân số 3,718
4,844
6,179
2,461
đô thị toàn
vùng
Dân số 3 đô 1,825
thị trung tâm

2,606


3,662

1,837

Tỷ trọng đô 49,1
thị trung tâm
so với toàn
vùng

53,8

59,3

74,6

Nguồn: Xử lý theo niên giám thống kê các năm 2000, 2005, 2012
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương


Nội dung
1. kinh tế đô thị
1.1. khái niệm kinh tế đô thị
1.2. các vấn đề liên quan đến kinh tế đô thị
2. môi trường đô thị
2.1. khái niệm về môi trường đô thị
2.2. các vấn đề liên quan đến môi trường ĐT
3. Liên hệ với thực tế đô thị Việt Nam và giải
pháp
3.1.Những bất cập của kinh tế đô thị Việt Nam

3.2.Những bất cập của môi trường Việt Nam


1.1. Khái niệm về kinh tế đô thị
Là công tác xây dựng kế hoạch và chính sách,
biện pháp phát triển kinh tế khai thác hết tiềm
năng về lao động, lợi thế về kinh tế - chính trị của
đô thị. Quản lý đô thị gắn liền với quản lý lao
động và việc làm, cung cấp hàng hóa,dịch vụ cho
nền kinh tế và xuất khẩu


vốn
thể chế chính trị +
vai trò của Nhà
Nước

cơ cấu kinh
tế
Kinh tế

con người

Khoa học
công nghệ

các vấn đề về kinh tế đô thị


*vốn:

- vốn là toàn bộ tài sản được sử dụng để sản xuất, kinh
doanh.
- Vốn tồn tại dưới hai hình thức: vốn tài chính và vốn
hiện vật
*con người: - là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh
tế bền vững.
- trong các yếu tố hợp thành quá trình lao động sản
xuất, sức lao động là yếu tố quyết định, mang tính sáng
tạo, là nguồn lực không cạn kiệt. Có thể nói: "nguồn
lực con người là nguồn lực của mọi nguồn lực", là "tài
nguyên của mọi tài nguyên".
Vì vậy, nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách thích
hợp nhằm kết hợp sự nỗ lực của mỗi người với sự hỗ
trợ của cộng đồng xã hội.


*Khoa học công nghệ:

khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng để
tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học và công
nghệ đã làm cho chi phí về lao động, vốn, tài nguyên
trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống, hay nói cách
khác, hiệu quả sử dụng của các yếu tố này tăng lên.
- cho phép tăng trưởng và tái sản xuất mở rộng theo
chiều sâu, làm xuất hiện những ngành kinh tế có hàm
lượng khoa học cao như: công nghệ điện tử, công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học



* Cơ cấu kinh tế :
- Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ hữu cơ, phụ thuộc và quy định
lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành, các thành
phần, các vùng, các lĩnh vực của nền kinh tế.
- Việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại để phát huy mọi
tiềm năng, nội lực, phù hợp với sự phát triển của khoa học và
công nghệ tiên tiến, - cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động
và hợp tác quốc tế là yếu tố tạo tiền đề, cơ sở cho sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế.
• Thể chế chính trị và vai trò của nhà nước:
- ổn định về chính trị - xã hội là điều kiện cho sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
- hệ thống chính sách đúng đắn sẽ hạn chế được tác động tiêu
cực của cơ chế thị trường, khuyến khích tích luỹ, tiết kiệm, kích
cầu... làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đúng hướng.


2.1. Khái niệm về môi trường đô thị

Theo Bách khoa toàn thư, môi trường là một
tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh một
hệ thống nào đó, tác động lên hệ thống(tác động
tiêu cực), xác định xu hướng và sự tồn tại của hệ
thống đó. Như vậy môi trường đô thị là tất cả các
yếu tố tác động lên cuộc sống của con người trong
đô thị. Các yếu tố đó bao gồm yếu tố tự nhiên và
yếu tố xã hội.


2.2. Các vấn đề liên quan đến môi trường đô thị

2.2.1. Môi trường xã hội
Tinh trạng phân bố dân cư và sử dụng đất nông
nghiệp vào mục đích xây dựng đô thị đang là một
nguy cơ lớn đối với vấn đề an toàn lương thực và
thực phẩm

Cơ sở hạ tầng đô thị nhìn chung còn yếu kém, không
đảm bảo tiêu chuẩn phát triển trong diều kiện công
nghiệp hoá và hiện đại hoá.

sự cách biệt giữa đô thị – nông thôn, giữa vùng
phát triển và kém phát triển còn là những khoảng
cách lớn.


2.2.2. Môi trường tự nhiên


ô nhiễm môi trường
nước 
ô nhiễm không
khí

ô nhiễm môi
trường đất

môi trường tự
nhiên
Những vấn đề liên quan đến môi trường



Ô nhiễm không khí
 Nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt
động công nghiệp
Công nghiệp cũ (được xây dựng
trước năm 1975) đều là công nghiệp
vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất lạc
hậu, một số cơ sở sản xuất có thiết bị
lọc bụi, hầu như chưa có thiết bị xử
lý khí thải độc hại. Nói chung, công
nghiệp cũ không đạt tiêu chuẩn về
chất lượng môi trường. Công nghiệp
cũ lại rất phân tán, do quá trình đô
thị hoá, phạm vi thành phố ngày
càng mở rộng nên hiện nay phần lớn
công nghiệp cũ này nằm trong nội
thành của nhiều thành phố.


 Nguồn ô nhiễm không khí do
hoạt động giao thông vận tải
Cùng với quá trình công nghiệp hoá
và đô thị hoá, phương tiện giao thông
cơ giới ở nước ta tăng lên rất nhanh,
đặc biệt là ở các đô thị. Trước năm
1980 khoảng 80 - 90% dân đô thị đi
lại bằng xe đạp, ngày nay, ngược lại
khoảng 80% dân đô thị đi lại bằng xe
máy, xe ôtô con. Nguồn thải từ giao
thông vận tải đã trở thành một nguồn

gây ô nhiễm chính đối với môi
trường không khí ở đô thị, nhất là ở
các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng.


 Nguồn ô nhiễm không khí
do hoạt động xây dựng
Ở nước ta hiện nay hoạt động
xây dựng nhà cửa, đường sá,
cầu cống,... rất mạnh và diễn
ra ở khắp nơi, đặc biệt là ở các
đô thị. Các hoạt động xây
dựng như đào lấp đất, đập phá
công trình cũ, vật liệu xây
dựng bị rơi vãi trong quá trình
vận chuyển, thường gây ô
nhiễm bụi rất trầm trọng đối
với môi trường không khí
xung quanh, đặc biệt là ô
nhiễm bụi, nồng độ bụi trong
không khí ở các nơi có hoạt
động xây dựng vượt trị số tiêu
chuẩn cho phép tới 10 - 20 lần.


 Nguồn ô nhiễm không khí từ
sinh hoạt đun nấu của nhân
dân
Nhân dân ở thành phố thường đun

nấu bằng than, dầu hoả, củi, điện
và khí tự nhiên (gas). Đun nấu
bằng than và dầu hoả sẽ thải ra
một lượng chất thải ô nhiễm đáng
kể, đặc biệt nó là nguồn gây ô
nhiễm chính đối với môi trường
không khí trong nhà, ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khoẻ của người
dân. Trong những năm gần đây
nhiều gia đình trong đô thị đã sử
dụng bếp gas thay cho bếp đun
bằng than hay dầu hoả.


Ô nhiễm môi trường nước
* Ô nhiễm tự nhiên
 Ô nhiễm nước do mưa, lũ
lụt, gió bão… hoặc do các
sản phẩm hoạt động sống
của sinh vật, kể cả xác
chết của chúng. 


 Ô nhiễm do các chất thải từ sinh
hoạt, y tế
 Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải
sinh hoạt thải ra môi trường mà
không qua xử lý bên cạnh đó dân số
ngày càng gia tăng dẫn đến lượng
rác thải sinh hoạt cũng tăng theo

 Nước thải sinh hoạt: là nước thải
phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh
viện, khách sạn, cơ quan trường
học, chứa các chất thải trong quá
trình sinh hoạt, vệ sinh của con
người.


 Ô nhiễm do chất thải, nước thải từ
hoạt động sản xuất công nghiệp
- Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp
hóa ngày càng phát triển kéo theo
các khu công nghiệp được thành
lập. Do đó lượng rác thải do các
hoạt động công nghiệp ngày càng
nhiều và chưa được xử lý triệt để
thải trực tiếp ra môi trường hay các
con sông gây ảnh hưởng tới chất
lượng nước.


Ô nhiễm môi trường đất
* Do chất thải công nghiệp không qua xử
lí:
- Thải trực tiếp vào môi trường đất
- Thải vào môi trường nước, môi trường
không khí nhưng do quá trình vận
chuyển, lắng đọng chúng di chuyển đến
đất và gây ô nhiễm đất.
* Do thải trực thiếp lên mặt đất hoặc

chôn lấp rác thải sinh hoạt 
* Do việc đẩy mạnh đô thị hóa, công
nghiệp hóa và mạng lưới giao thông
Việc sử dụng một phần đất để xây
dựng đường xá và các khu đô thị các khu
công nghiệp…. làm thay đổi kết cấu của
đất.


3. Liên hệ kinh tế và môi trường ở Việt Nam
3.1. Bất cập của nền kinh tế đô thị ở Việt Nam
 Tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, chủ yếu là sử dụng
tài nguyên nên ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền
vững,
 Năng suất lao động còn thấp, công nghệ sản xuất, mô hình
tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và
xả nhiều chất thải ra môi trường…
 Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho tăng trưởng kinh
tế còn thấp; chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, thể
hiện ở cả yếu tố đầu ra; đặc biệt là hạn chế trong thực hiện
“tăng trưởng công bằng” - tăng trưởng trên diện rộng
mang lại lợi ích cho nhiều người hưởng lợi nhất, đặc biệt
là người nghèo.


 
 GDP bình quân đầu người còn thấp, mức sống của
người dân chưa cao, các dịch vụ cơ bản về giáo dục
và y tế còn bất cập, các loại tệ nạn xã hội chưa được
ngăn chặn triệt để, tiềm ẩn những xung đột xã hội

trong quá trình tăng trưởng kinh tế, nhất là trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa
nông nghiệp, nông thôn.


×