Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

NGHIÊN cứu KHẢ NĂNG CHỐNG OXY hóa và KHÁNG VI SINH vật gây BỆNH của CAO CHIẾT lá lô hội (aloe vera l )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA HỌC

NGUYỄN THÀNH TÀI

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA VÀ
KHÁNG VI SINH VẬT GÂY BỆNH CỦA CAO
CHIẾT LÁ LÔ HỘI (Aloe vera L.)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH HÓA DƯỢC

Cần Thơ – 12/2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA HỌC

NGUYỄN THÀNH TÀI

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA VÀ
KHÁNG VI SINH VẬT GÂY BỆNH CỦA CAO
CHIẾT LÁ LÔ HỘI (Aloe vera L.)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH HÓA DƯỢC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS. TS. NGUYỄN MINH CHƠN



Cần Thơ – 12/2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Độc lập –Tự do – Hạnh phúc

BỘ MÔN HÓA HỌC

----------

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. Cán bộ hướng dẫn:

PGs. Ts. Nguyễn Minh Chơn

2. Đề tài: “Nghiên cứu khả năng chống oxy hóa và kháng vi sinh
vật gây bệnh của cao chiết lá Lô hội (Aloe vera L.)”.
3. Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THÀNH TÀI
MSSV: 2112086
Lớp: Hóa Dược – Khóa 37
4. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp:
.............................................................................................................
.............................................................................................................

b. Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp:
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
c. Nhận xét đối với sinh viên thực hiện đề tài:
.............................................................................................................
.............................................................................................................
d. Kết luận, đề nghị, điểm:
.............................................................................................................
.............................................................................................................
Cần Thơ, ngày.......tháng.......năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

Nguyễn Minh Chơn
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BỘ MÔN HÓA HỌC

----------

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN

1. Cán bộ phản biện:
2. Đề tài: “Nghiên cứu khả năng chống oxy hóa và kháng vi sinh vật
gây bệnh của cao chiết lá Lô hội (Aloe vera L.)”
3. Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thành Tài
MSSV: 2112186
Lớp: Hóa Dược – Khóa 37

4. Nội dung nhận xét:
e. Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp:
.............................................................................................................
.............................................................................................................
f. Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp:
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
g. Nhận xét đối với sinh viện thực hiện đề tài:
.............................................................................................................
.............................................................................................................
h. Kết luận, đề nghị, điểm:
.............................................................................................................
.............................................................................................................
Cần Thơ, ngày.......tháng.......năm 2014
Cán bộ phản biện

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BỘ MÔN HÓA HỌC

----------

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1. Cán bộ phản biện:
2. Đề tài: “Nghiên cứu khả năng chống oxy hóa và kháng vi sinh vật
gây bệnh của cao chiết lá Lô hội (Aloe vera L.)”
3. Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thành Tài
MSSV: 2112186
Lớp: Hóa Dược – Khóa 37

4. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp:
.............................................................................................................
.............................................................................................................
b. Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp:
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
c. Nhận xét đối với sinh viện thực hiện đề tài:

.............................................................................................................
.............................................................................................................
d. Kết luận, đề nghị, điểm:
.............................................................................................................
.............................................................................................................
Cần Thơ, ngày.......tháng.......năm 2014
Cán bộ phản biện

iii


LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, em đã học hỏi
được rất nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn rất bổ ích, thiết
thực từ quý Thầy, Cô và bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn đến:
Tất cả các Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là quý Thầy Cô
của Bộ môn Hóa – Khoa Khoa học Tự nhiên đã tận tình giảng dạy và truyền
đạt kiến thức cho chúng em trong suốt quá trình học tập ở giảng đường Đại
học.
PGs. Ts. Nguyễn Minh Chơn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và
luôn tạo điều kiện để em hoàn thành tốt luận văn trong thời gian quy định.
Cám ơn anh Nguyễn Phạm Tuấn, La Hoàng Châu phụ trách phòng thí
nghiệm Sinh hóa, Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, trường
Đại học Cần Thơ. Đã truyền đạt kinh nghiệm, lời khuyên quý giá và động viên
em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Kính dâng Cha, Mẹ suốt đời tận tụy không quản khó khăn chăm lo cho
tương lai chúng con. Cảm ơn Cha, Mẹ và những người thân yêu luôn bên cạnh
động viên, khích lệ và là chỗ dựa tinh thần, vật chất giúp con vượt qua khó
khăn trong suốt quá trình học tập.

Chân thành cảm ơn Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng - Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ đã cung cấp nguồn vi
sinh vật. Ông Nguyễn Văn Nhung và Bà Nguyễn Thị Tuyết đã tặng nguyên
liệu lá Lô hội.
Xin gửi lời cảm ơn những sẽ chia, những sự giúp đỡ, quan tâm từ các
bạn Hóa dược – K37 – những người đã đồng hành cùng mình trong suốt
khoảng thời gian bốn năm qua.
Xin kính chúc Quý Thầy Cô, Cha, Mẹ, anh chị và các bạn nhiều sức
khỏe và thành đạt trên con đường mình mà mình đã chọn.

CHÂN THÀNH CÁM ƠN
Cần Thơ, ngày 8 tháng 12 năm 2014

Nguyễn Thành Tài
iv


TÓM TẮT
Lô hội đã được sử dụng trên toàn thế giới đối với cả dược phẩm, thực
phẩm và các ngành công nghiệp mỹ phẩm do rất nhiều các hoạt động sinh học
của một số chất chuyển hóa của nó. Mục đích của nghiên cứu này là để đánh
giá các hoạt động chống oxy hóa và kháng khuẩn của cao chiết lá lô hội. Đánh
giá khả năng chống oxy hoá bằng phương pháp DPPH với giá trị IC50 là
137,49 µg/mL so với vitamin C là 7,29 µg/mL. Các hoạt tính kháng khuẩn
được xác định bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch. Cao chiết lá Lô hội
có khả năng kháng Vibro harveyi 51, ở mức nồng độ 100 mg/mL (5 mg/giếng)
với đường kính vòng vô khuẩn 11,40±1,00 mm. Nồng độ ức chế tối thiểu
(MIC) đối với Vibro harveyi 51 là 20 mg/mL (1 mg/giếng).
Từ khóa: Lô hội, kháng oxy hoá, kháng khuẩn, nồng độ ức chế tối thiểu
(MIC).


v


ASBTRACT

Aloe vera has been used worldwide both for pharmaceutical, food, and
cosmetic industries due to the plethora of biological activities of some of its
metabolites. The aim of this study was to evaluate antioxidant and
antibacterial activities of the leaf extract.
Assess the ability of antioxidants by DPPH method with IC50 value is
137.49 µg/mL compared with vitamin C is 7.29 µg/mL. Antibacterial
activities was determined by agar well diffusion method. Aloe vera L. extracts
showed antibacterial activity at concentrations of 100 mg/mL (5 mg/well late)
with round inhibitors 11,40±1,00 mm. Minimum inhibitory concentration
(MIC) for Vibro harveyi 51 is 20 mg/mL (1 mg/well late).
Keyword: Aloe vera L., antioxidant, antibacterial, minimum inhibitory
concentration (MIC).

vi


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Năm học 2014 – 2015

Đề tài: “NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA VÀ
KHÁNG VI SINH VẬT GÂY BỆNH CỦA CAO CHIẾT LÁ LÔ HỘI

(Aloe vera L.)”

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất
cứ luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 8 tháng 12 năm 2014

Nguyễn Thành Tài

vii


MỤC LỤC
TÓM TẮT ......................................................................................................... v
ASBTRACT ..................................................................................................... vi
MỤC LỤC ..................................................................................................... viii
DANH SÁCH BẢNG ...................................................................................... xi
DANH SÁCH HÌNH ...................................................................................... xii
Chương 1........................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 1
1.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 1
Chương 2........................................................................................................... 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................... 2
2.1 Giới thiệu chung về cây Lô hội ............................................................... 2
2.1.1 Nguồn gốc ........................................................................................ 2

2.1.2 Phân loại ........................................................................................... 3
2.1.3 Hình thái sinh học Lô hội ................................................................. 3
2.2 Một số đặc điểm, thành phần hóa học của Lô hội ................................... 4
2.2.1 Thành phần hóa học ......................................................................... 4
2.2.2 Một số hợp chất tiêu biểu từ cây Lô hội .......................................... 5
2.3 Tác dụng dược lý ..................................................................................... 9
2.3.1 Y học dân gian Việt Nam................................................................. 9
2.3.2 Y học hiện đại ................................................................................ 10
2.3.3 Hóa sinh học hiện đại ..................................................................... 12
2.4 Tổng quan về gốc tự do và chất chống oxy hóa .................................... 13
2.4.1 Gốc tự do ........................................................................................ 13
2.4.2 Các chất chống oxy hóa ................................................................. 15
2.5.3 Cơ chế hoạt động của chất chống oxy hóa tự nhiên ...................... 17
viii


2.5 Phương pháp thử tác dụng kháng khuẩn ............................................... 22
2.5.1 Phương pháp khuếch tán ................................................................ 22
2.5.2 Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) ...................................... 24
2.5.3 Phương pháp phát hiện các chất kháng khuẩn bay hơi .................. 27
2.5.4 Phương pháp kết hợp với sắc ký .................................................... 27
Chương 3......................................................................................................... 28
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 28
3.1 Phương tiện nghiên cứu ......................................................................... 28
3.1.1 Thời gian và địa điểm .................................................................... 28
3.1.2 Nguyên vật liệu .............................................................................. 28
3.1.3 Hóa chất ......................................................................................... 28
3.1.4 Dụng cụ và thiết bị ......................................................................... 28
3.1.5 Môi trường ..................................................................................... 29
3.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 29

3.2.1 Phương pháp trích cao lá Lô hội .................................................... 30
3.2.2 Đánh giá khả năng khử gốc tự do bằng phương pháp DPPH ........ 32
3.2.3 Đánh giá khả năng kháng vi sinh vật gây bệnh ............................. 35
3.2.4 Định tính một số hợp chất tự nhiên trong vỏ lá cây Lô hội ........... 36
Chương 4......................................................................................................... 42
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 42
4.1 Phương pháp trích cao Lá Lô hội .......................................................... 42
4.2 Khả năng khử gốc tự do bằng phương pháp DPPH .............................. 43
4.3 Khả năng kháng khuẩn .......................................................................... 48
4.3.1 Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn .................................................... 48
4.3.2 Xác định nồng độ ức chế tối thiểu – MIC ...................................... 50
4.4 Thành phần hoá học trong vỏ lá Lô hội ................................................ 51
Chương 5......................................................................................................... 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 54
5.1 Kết luận ................................................................................................. 54
ix


5.2 Kiến nghị ............................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 55
Phụ lục ............................................................................................................ 60

x


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng


Trang

2.1

Các ROS và RNS trong cơ thể sinh học

2.2

Cơ chế hoạt động của các chống oxy hóa

16

3.1

Thành phần môi trường NB cải tiến

29

3.2

Bố trí thí nghiệm khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa bằng
phương pháp DPPH

34

4.1

Kết quả trích cao lá Lô hội


43

4.2

Kết quả khảo sát khả năng khử gốc tự do của cao chiết bằng
phương pháp DPPH

44

4.3

Kết quả khảo sát khả năng khử gốc tự do của vitamin C bằng
phương pháp DPPH

46

4.4

Giá trị IC50 của cao chiết và vitamin C

47

4.5

Kết quả thử hoạt tính kháng Vibro harveyi 51 của cao chiết

49

4.6


Kết quả khảo sát MIC trên Vibro harveyi 51

40

4.7

Kết quả định tính thành phần hoá học

53

xi

`14


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

2.1

Hình thái sinh học cây Lô hội

3

2.2


Công thức cấu tạo Emodin

6

2.3

Công thức cấu tạo Aloe–emodin

6

2.4

Công thức cấu tạo Aloe barbendol

7

2.5

Công thức cấu tạo Aloin A

7

2.6

Công thức cấu tạo Aloin B

8

2.7


Công thức cấu tạo Apigenin

8

2.8

Cơ chế vô hoạt gốc tự do của flavonoid

2.9

Cơ chế phản ứng giữa các flavonoid và các ion kim loại

2.10

Sự giống nhau về cấu trúc của flavonoid và xanthine

19

2.11

Vùng cấu trúc đảm bảo chức năng chống oxy hóa của
polyphenol

19

2.12

Cơ chế khử các gốc tự do của vitamin C


20

2.13

Một số hợp chất carotenoid

22

2.14

Phương pháp MIC trong tube

25

2.15

Phương pháp pha loãng trong thạch (môi trường đặc)

25

2.16

Phương pháp thử nghiệm E-test dùng trong xác định MIC

26

3.1

Sơ đồ tổng quát thí nghiệm


30

3.2

Sơ đồ tóm tắt trích cao lá Lô hội

31

3.3

Cơ chế phản ứng trung hòa gốc tự do DPPH

33

3.4

Quy trình thử hoạt tính kháng oxy hóa bằng DPPH

34

3.5

Khung cyclopentanopentanoperhyrophenantren

38

3.6

Cách đánh số flavonoid có cấu trúc cơ bản là 1,3–
diphenylpropan


40

4.1

Các giai đoạn chính của quá trình trích cao lá Lô hội

42

4.2

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc phần trăm khử gốc tự do vào

45

xii

18
`18


nồng độ cao chiết
4.3

Đồ thị tương quan biểu diễn sự phụ thuộc phần trăm khử gốc
tự do vào nồng độ vitamin C

47

4.4


Hoạt tính kháng Vibro harveyi 51 của cao chiết

49

4.5

Kết quả khảo sát MIC trên Vibro harveyi 51

51

xiii


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

Car

Carotenoid

CFU

Colony-forming units

CLSI

Clinical and Laboratory Standards Institute

DCP


2,6-dichlorophenolindophenol

DMSO

Dimethyl sulphoxide

DNA

Deoxyribonucleic acid

FAD

flavin adenine dinucleotid

FMN

Flavinmononucleotid

GSH

Glutathione

GSSG

Glutathione disulfide

MEOH

Methanol


MIC

Minimum inhibitory concentration

NA

Nutrient Broth Agar

NB

Nutrient Broth

RNS

Reactive Nitrogen Species

ROS

Reactive Oxygen Species

TTC

2,3,5-triphenyl tetrazolium clorua

UV

Quang phổ tử ngoại

VIS


Quang phổ khả kiến

xiv


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Cần Thơ

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những thập kỹ qua, thuốc chữa bệnh có nguồn gốc tổng hợp tuy được
sử dụng nhiều, song người ta ngày càng nhận thấy mặt trái của nó như tác dụng
phụ, hiện tượng kháng thuốc,… Xu hướng hiện nay trên thế giới và cả Việt Nam
là trung nghiên cứu các loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên. Kết quả là những
năm gần dây có rất nhiều thuốc chữa bệnh có nguồn gốc thảo dược ra đời và thực
sự góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống con
người.
Từ lâu, cây Lô hội còn gọi là Nha đam, có tên khoa học là Aloe vera L. hay
Aloe barbadensis, thuộc họ Aloaceae. Lô hội có tác dụng nhuận tràng, kháng
khuẩn, giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, nhuận gan, lợi mật, giảm
loét dạ dày, tác nhân chống ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm [1, 2],… Trên thế
giới, nhiều công trình nghiên cứu gần đây cho thấy gel Lô hội khả năng kháng
oxy hóa và kháng một số loài vi sinh vật [3, 4]. Tuy nhiên nguồn phụ phế phẩm
từ vỏ lá Lô hội vẫn chưa được nghiên cứu. Để góp phần tận dụng nguồn phụ phế
phẩm từ quá trình chế biến các sản phẩm từ Lô hội. Đề tài: “Nghiên cứu khả năng
chống oxy hóa và kháng vi sinh vật gây bệnh của cao chiết lá Lô hội (Aloe vera
L.)” được tiến hành trên phần vỏ lá Lô hội nhằm tìm kiếm, bổ sung thêm nguồn
nguyên liệu cho quá trình ly trích các chất có hoạt tính sinh học. Góp phần quan

trọng trong việc khai thác có hiệu quả nguồn phụ phế phẩm vừa rẻ tiền vừa phong
phú này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu lực chống oxy hóa và kháng vi sinh vật gây bệnh từ dịch trích
vỏ lá Lô hội.
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Phương pháp chiết cao từ vỏ lá Lô hội.
- Đánh giá khả năng kháng oxy hóa và kháng một số vi sinh vật gây bệnh từ
cao chiết vỏ lá Lô hội.
- Định tính sơ bộ thành phần hóa học trong vỏ lá Lô hội.

Chuyên ngành Hóa dược

1

Khoa Khoa học Tự nhiên


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Cần Thơ

Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về cây Lô hội
2.1.1 Nguồn gốc
Cây Lô hội có nguồn gốc từ Châu Phi còn có tên gọi là Nha đam, Lưỡi hỗ,
Long tử, tên tiếng Anh là Aloe Vera L., Aloe Barbadebsis.
Ở vùng Lưỡng Hà, 1750 trước công nguyên cho thấy Lô hội đã được sử
dụng một cách dược phẩm. Cuốn sách Ai Cập từ 550 trước Công nguyên có viết

rằng nhiễm trùng da có thể được chữa khỏi bởi các ứng dụng của Lô hội. Trong
74 sau công nguyên, một bác sĩ Hy Lạp, Dioscorides, đã viết một cuốn sách mang
tên “De materia Media” trong đó ông viết rằng Lô hội có thể điều trị vết thương,
chữa lành nhiễm trùng da, chữa bệnh nức nẻ, giảm rụng tóc và loại trừ bệnh trĩ.
Lô hội đã được sử dụng chủ yếu cho bệnh chàm khoảng 1200 sau công nguyên.
Lô hội đã được sử dụng chủ yếu như một loại thuốc tẩy, bỏng nhiệt và cháy nắng,
mụn trứng cá, viêm loét dạ dày tá tràng, chữa vết thương, cảm lạnh, bệnh lao,
bệnh suyễn và nhức đầu. Nó cũng đã được sử dụng như một thuốc chống côn
trùng và như thuốc nhuận tràng.
Năm 1872, nhà học giả người Đức, Ebers đã tìm thấy văn tự có nội dung
liên quan đến Lô hội được phát hiện trong Kim tự tháp Ai cập. Quyển sách này là
một bộ sinh y dược lớn nhất của Ai Cập cổ, dài 20 cm, rộng 30 cm trong đó có
ghi 875 bài thuốc, giảng giải các công hiệu và ứng dụng của Lô hội, ghi lại cách
bào chế thuốc.
Vào thế kỷ 20, Lô hội được đưa vào “Dược điển nước Đức”, đó là lần đầu
tiên Lô hội được chính thức có tên trong một dược điển quốc gia. Từ đó giá trị
dược học của Lô hội đã được giới y học toàn thế giới khẳng định.
Ở Đông Nam Á và bán đảo Triều Tiên, Lô hội được dùng làm thuốc đã có
từ lâu. Từ Lô hội xuất hiện trong cuốn sách “Đông bảo y kim” (1610), có đề cập
về “dược tính mát, vị đắng, không độc, trị cam trẻ em,…”.
Lô hội đã được đưa vào “Từ điển bách khoa dược học Việt Nam” xuất bản
năm 1999.

Chuyên ngành Hóa dược

2

Khoa Khoa học Tự nhiên



Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Cần Thơ

2.1.2 Phân loại
Lô hội có tất cả trên 360 loại: Aloe ở đảo Socotra, Aloe ở Cape Town bên
Nam Phi, Aloe saponaria, Aloe sinensis của vùng Natale, Aloe forox, Aloe
barbadensis, Aloe perfoliata,… (ở nước ta thường gặp loài Aloa vera, miền Bắc
có Aloe Perfoliatab L). Theo Phạm Hoàng Hộ (2006), thì chi Aloe ở nước ta chỉ
có một loài là Aloe barbadensis Mill. var. sinensis Haw tức là cây Lô hội (có nơi
gọi là Lưu hội, Long thủ,...). Ở nước ta Lô hội mọc nhiều ở các vùng Phan Thiết,
Phan Rang thuộc các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận. Chúng có khả năng chịu hạn
hán và khô nóng rất tốt. Vì thế chúng được trồng rãi rác khắp nơi trên nước ta để
làm thuốc hoặc làm cây cảnh [1].
2.1.3 Hình thái sinh học Lô hội
Lô hội là dạng cây cỏ mập màu xanh lục nhạt, thân ngắn hóa gỗ mang một
bó lá dày mọng nước. Lá hình ba cạnh, mép dày, có răng cưa thô và cứng, dài 30
– 50 cm, rộng 5 – 10 cm, dày 1 – 2 cm. Lá Lô hội gồm hai phần: phần ngoài là
lớp vỏ xanh, khi cắt ngang chảy ra nhựa màu vàng có mùi hắc, để khô chuyển
thành màu đen. Lớp trong ruột của lá trong suốt như thạch, mềm, không đắng, gọi
là chất gel hoặc nhày, đây là thành phần quan trọng nhất của Lô hội. Trong lá có
chứa nhiều chất nhầy vì thế có thể giữ nhiều nước làm cho cây thích ứng được
nơi khô hạn (Hình 2.1) [1, 2].

(a)

(b)

(c)


Hình 2.1: Hình thái sinh học cây Lô hội.
(a) Cây Lô hội.

Chuyên ngành Hóa dược

(b) Hoa Lô hội.

3

(c) Mặt cắt lá Lô hội.

Khoa Khoa học Tự nhiên


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Cần Thơ

2.2 Một số đặc điểm, thành phần hóa học của Lô hội
2.2.1 Thành phần hóa học [2, 5–7]
Thành phần hóa học trong lá Lô hội rất đa dạng trong đó các thành phần hữu
hiệu có hàm lượng lớn nhất là Aloin, Aloetin, Aloe–emodin, Aloesin,
polysaccharide, alosesoponol glucoside. Ngoài ra còn có amino acid, vitamin, các
chất hoạt tính, enzyme, các nguyên tố vi lượng. Các chất dinh dưỡng (gồm
polysaccharide, amino acid), acid hữu cơ, khoáng chất, các loại enzyme,… Ngoài
ra hàm lượng nước trong lá Lô hội tươi chiếm từ khoảng 98,5%, hàm lượng nước
trong gel chiếm khoảng 99,5%.
* Hợp chất Anthraquinone: Đây là thành phần quan trọng của Lô hội bao
gồm:
- Aloe–modin (chất này không có trong dịch tươi Lô hội). Trong nhựa khô,

Aloe–emodin chiếm 0,05 – 0,5% chất này tan trong ether, chloroform, benzen.
- Barbaloin (Aloin): Chiếm 15 – 30% thành phần nhựa của Lô hội.
- Aloin là một hoạt chất chủ yếu, có vị đắng, có tác dụng tẩy xổ, giải độc
cho cơ thể, có màu vàng–nâu chiếm 0,1 – 6,6% trọng lượng lá.
Các chất trong nhóm này là thành phần có hoạt tính kháng khuẩn trong cây
Lô hội, trong đó Aloin là chất có hoạt tính chính [9 – 10].
* Amino acid
Kết quả phân tích các loại amino acid trong Lô hội gồm có: lysine,
isoleucin, phenylalanin, glutamic acid, asparagic acid, leucin, tryptophan,
phenylalanine, alanin, prolin, arginin cystin, histidin, methionin,… Trong đó, hàm
lượng arginin, glutamic acid và arparagine tương đối cao.
* Các acid hữu cơ
Các acid hữu cơ trong Lô hội gồm: succinic, malic, lactic, isocitric, oxalate
canxi, lactate magnesi, acetic, oleic, linoleic. Có một số loại acid hữu cơ còn liên
kết với một số thành phần khác thể hiện được hoạt tính sinh lý như lactat
magnesium, liên kết với aloenin có hoạt tính ức chế bài tiết dịch vị.
* Các loại đường
Trong lá Lô hội có loại đường đơn (monosaccharide) cấu tạo đơn giản và có
loại đường đa (polysaccharide) có cấu tạo phức tạp. Đường đơn: D–glucose,

Chuyên ngành Hóa dược

4

Khoa Khoa học Tự nhiên


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Cần Thơ


Glucose, mannitose, L–Rhamnose,… Đường đa: Polysaccharide trong nhựa
nguyên Lô hội đạt mức 348,2 mg/L. Có trong lớp chất nhầy của các tế bào xung
quanh lớp gel bên trong của lá.
* Các vitamin
Lô hội có rất nhiều vitamin với hàm lượng cao: Gồm B1, B2, B6 và folic
acid. Đặc biệt hàm luợng vitamin A (β–carotene), C và E đều cao. Một hàm
lượng nhỏ vitamin B3, B12. Lô hội là một loài đặc biệt có chứa rất nhiều vitamin
thích hợp cho người ăn chay.
* Các enzyme
Các loại enzyme chủ yếu trong Lô hội là oxidase, lipase, amylase, catalase,
allinase, cellulase, peroxidase,… Bản thân enzyme ở dạng đơn độc ngoài cơ thể
vẫn có tác dụng xúc tác. Bởi vậy enzyme có nhiều giá trị ứng dụng cần nghiên
cứu để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể người. Nhưng do hàm lượng
enzyme quá thấp, rất khó khăn phân lập và chiết xuất mà vẫn giữ nguyên được
hoạt tính làm cho việc phát huy giá trị của enzyme gặp nhiều khó khăn.
* Các loại muối vô cơ
Trong nhựa cây Lô hội có chứa 19 nguyên tố khoáng là: Al, Ba, Ca, Cu, Fe,
Mg, Na,… Trong đó các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể người là Zn, Ca,
Fe, Cu có hàm lượng khá cao.
2.2.2 Một số hợp chất tiêu biểu từ cây Lô hội
2.2.2.1 Các hợp chất Anthraquinone
* Emodin [11]
- Tên khác: 6–methyl–1,3,8–trihydroxyanthraquinone.
- Tinh thể hình kim màu nâu.
- Nhiệt độ nóng chảy: 266 – 2680C.
- Tìm thấy trong nhựa Lô hội.
- Công thức phân tử: C15H10O5.
- Khối lượng phân tử: 270 g/mol.
- Công thức cấu tạo (Hình 2.2).


Chuyên ngành Hóa dược

5

Khoa Khoa học Tự nhiên


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Cần Thơ

Hình 2.2: Công thức cấu tạo Emodin.
* Aloe–emodin [10, 11]
- Tinh thể hình kim.
- Nhiệt độ nóng chảy: 221 – 2230C.
- Tìm thấy trong nhựa lá Lô hội.
- Công thức phân tử C15H10O5.
- Khối lượng phân tử: 270 g/mol.
- Công thức cấu tạo (Hình 2.3).

Hình 2.3: Công thức cấu tạo Aloe–emodin.

* Aloe barbendol [12]
- Tìm thấy trong rễ Lô hội.
- Công thức phân tử: C15H14O4.
- Khối lượng phân tử: 258 g/mol.
- Công thức cấu tạo (Hình 2.4).

Chuyên ngành Hóa dược


6

Khoa Khoa học Tự nhiên


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Cần Thơ

Hình 2.4: Công thức cấu tạo Aloe barbendol.
2.2.2.2 Hợp chất Anthrone
Aloin A [10]
- Tên gọi khác: Barbaloin A.
(10S)–10–C–β–D–glucopyrannosyl–1,8–dihydroxy–3–(hydroxymethyl)–
9(10H) –anthracenone.
- Tinh thể màu vàng.
- Nhiệt độ nóng chảy: 147 – 1480C.
- Tìm thấy trong nhựa lá Lô hội.
- Công thức phân tử: C21H22O9.
- Khối lượng phân tử: 418 g/mol.
- Công thức cấu tạo (Hình 2.5).

Hình 2.5: Công thức cấu tạo Aloin A.
Aloin B [10]
- Tên gọi khác: Barbaloin B.
(10R)–10–C–β–D–glucopyrannosyl–1,8–dihydroxy–3–(hydroxymethyl)–
9(10H)–anthracenone.

Chuyên ngành Hóa dược


7

Khoa Khoa học Tự nhiên


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Cần Thơ

- Nhiệt độ nóng chảy: 138–1400C.
- Tìm thấy trong nhựa lá Lô hội.
- Công thức phân tử: C21H22O9.
- Khối lượng phân tử: 418 g/mol.
- Công thức cấu tạo (Hình 2.6)

Hình 2.6: Công thức cấu tạo Aloin B.
2.2.2.3 Hợp chất Flavonoid
* Apigenin
- Tên gọi: 5,7–Dihydroxy–2–(4–hydroxyphenyl) –4H–1–benzeopyran–4–
one.
- Chất bột màu vàng.
- Nhiệt độ nóng chảy: 3520C.
- Tìm thấy trong lá Lô hội.
- Công thức phân tử: C15H10O5.
- Khối lượng phân tử.
- Công thức cấu tạo (Hình 2.7).

Hình 2.7: Công thức cấu tạo Apigenin.
Chuyên ngành Hóa dược


8

Khoa Khoa học Tự nhiên


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Cần Thơ

2.3 Tác dụng dược lý
2.3.1 Y học dân gian Việt Nam
Lô hội có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết,
cầm máu, nhuận tràng, thường dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt,
đại tiện bí, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, viêm mũi, kinh bế, cam tích, co giật ở trẻ
em, đái tháo đường,…
 Một số bài thuốc dân gian dùng Lô hội [1, 8, 13]
- Tiểu đường: Lá Lô hội 20 g, sắc uống ngày một thang (có thể uống sống).
- Nôn ra máu: 20 g Lô hội, sắc với rượu.
- Ho đờm: Lô hội 20 g bỏ vỏ ngoài, lấy nước rửa sạch chất dính. Sắc uống
ngày một thang.
- Đau đầu, chóng mặt: Lô hội 20 g, hoa dại 12 g, lá dau 20 g. Sắc uống ngày
một thang, chia 2 – 3 lần.
- Viêm loét tá tràng: Lô hội 20 g, dạ cẩm 20 g, nghệ vàng 12 g (tán bột mịn),
cam thảo 6 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. Nếu ợ chua nhiều, thêm
mai mực tán bột 10 g, chiêu với nước thuốc trên, 15 – 20 ngày là một liệu trình.
- Bế kinh, đau bụng kinh: Lô hội 12 g, nghệ đen 12 g, rễ củ gai 20 g, tô mộc
12 g, cam thảo 4 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần.
- Bệnh chàm: Lá Lô hội xẻ mỏng, bôi nhựa vào như chữa bỏng. Hằng ngày
bôi phủ lên nhưng không được kỳ rửa, khi nhựa này khô đóng vảy bong ra thì có

thể đã lên da non. Nếu chàm chải nước nhiều, có thể cô nhựa Lô hội thành cao
đặc sệt mà phếch vào, phủ dày cho đến khi ra da non.
- Viêm da: Dùng nước sôi thấm ướt khăn đấp vào, nguội thì vắt kiệt rồi lại
thấm nước sôi đấp. Làm 5 – 7 lần cho đỡ ngứa, sau đó lau khô, lấy lá Lô hội xẻ
mỏng đấp lên tổn thương, ngày dắp 1 – 2 lần, làm liên tục trong nhiều ngày.
- Quai bị: Lá Lô hội giã nát, đấp lên chổ sưng đau. Đồng thời dùng lá Lô hội
20 g sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần.
- Viêm đại tràng mãng: Lô hội 5 lá tươi bóc bỏ vỏ ngoài, đem xây nhỏ cùng
với 500 mL mật ong. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 chén con (30 mL).

Chuyên ngành Hóa dược

9

Khoa Khoa học Tự nhiên


×