Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh thái nguyên ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NH

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.

THÁI NGUYÊN - 2014



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do chính tôi thực hiện với đề tài
“ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Nguyên” dƣới sự hƣớng
dẫn khoa học của TS. Bạch Hồng Việt. Các số liệu đƣợc dựa trên nguồn tin
cậy và thực tế tiến hành khảo sát của tôi. kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc
công bố trong những công trình đƣợc nghiên cứu từ trƣớc đến nay.Tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2014

Tác giả luận văn

Trần Thanh Bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

iii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết bản luận văn này, tôi đã

nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám hiệu trƣờng Đại học
Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, các thầy cô giáo, khoa
sau Đại học.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu trƣờng Đại học
Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, quý thầy cô giáo, Khoa
sau Đại học, và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo -TS. Bạch Hồng Việt đã
dành nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo cùng các an h, chị đang
công tác tại các sở: Kế hoạch đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên, Lao động Thƣơng binh
và Xã hội tỉnh Thái Nguyên, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng đề hoàn thiện luận văn của mình, tuy nhiên
vẫn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận đƣợc sự đóng
góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn

Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2014

Tác giả luận văn

Trần Thanh Bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ ............................................................................. v
MỞ ÐẦU ......................................................................................................................... 1
1 Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. ......................................................................................... 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 3
4. Những đóng góp của đề tài ................................................................................................ 3
5. Kết cấu của luận văn ........................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA ................................................................................................................................ 5
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................................... 5
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ......................................... 5
1.1.2 Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................... 7
1.1.3 Tính tất yếu khách quan của sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp nhỏ và vừa................................................................................................... 7
1.1.4 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................. 9
1.2 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................................ 10
1.2.1 Về mặt kinh tế ............................................................................................. 10
1.2.2 Về mặt xã hội............................................................................................... 11
d. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ............................................................. 13
1.3 Những ƣu điểm và hạn chế của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ..................... 14
1.3.1 Những ƣu điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................ 14
1.3.2 Những hạn chế của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................. 15


1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa……..……….17
1.4.1 Quan hệ với các doanh nghiệp lớn .............................................................. 17
1.4.2 Sự can thiệp của chính phủ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .................... 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

iv

1.5 Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................ 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

iii
1.5.1 Kinh nghiệm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa từ các nƣớc và bài
học rút ra cho Việt Nam ........................................................................................21
1.5.2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài...................................................35
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................39
2.1 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................... 39
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................... 39
2.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận .................................................................39
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu ..........................................................................39
2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu .....................................................................41
2.2.4 Phƣơng pháp so sánh và phân tích hệ thống ................................................41
2.3 Tổng hợp các chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................. 42
2.3.1 Số doanh nghiệp...........................................................................................42
2.3.2 Số lao động của doanh nghiệp .....................................................................43
2.3.3 Nguồn vốn của doanh nghiệp .....................................................................43

2.3.4 Tổng sản phẩm địa phƣơng (GRDP) ...........................................................44
2.3.5 Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn ................................................................45
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN .............................................................................................47
3.1 Giới thiệu tổng quan chung về tình hình tự nhiên kinh tế xã hội của Thái Nguyên .. 47
3.1.1 Vị trí địa lý và phạm vi hành chính .............................................................47
3.1.2 Tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên ...........................................................47
3.1.3 Dân số, nguồn nhân lực, truyền thông văn hoá của dân cƣ ...............................48
3.1.4 kinh tế - xã hội ..............................................................................................49
3.2 Sự ra đời của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.................................................................. 50
3.3 Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .. 53
3.3.1 Số lƣợng doanh nghiệp và quy mô về vốn ..................................................53
3.3.2 Tình hình sử dụng và trả lƣơng lao động .....................................................58
3.3.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa .....................................60
3.3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa .........62
3.3.5 Một số nhóm ngành nghề kinh doanh cơ bản............................................................ 67

3.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển các DNN&V trên địa bàn ………..…......71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

iii
3.5 Thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa ................ 77
3.6 Thực trạng hỗ trợ từ tỉnh Thái Nguyên và những tồn tại ............................................. 81
CHƢƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN .............................................................................................87
4.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển của tỉnh Thái Nguyên.......................................... 87
4.1.1 Định hƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 ..............87
4.1.2 Định hƣớng và mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh

Thái Nguyên ............................................................................................... 89
4.2 Các nhóm giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................ 92
4.2.1 Hoàn thiện các chính sách, cơ chế hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp
nhỏ và vừa phát triển.............................................................................................92
4.2.2 Đổi mới công tác quản lý Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.............96
4.2.3 Nhóm giải pháp liên quan đến nội tại của các DNN&V ở tỉnh Thái nguyên .. 101
4.2.4 Một số giải pháp khác ................................................................................108
KẾT LUẬN .................................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................113
PHỤ LỤC ....................................................................................................................116

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
APEC: Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dƣơng
BQ: Bình quân
BOT: Xây dựng - vận hành - chuyển giao
CTTNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Cty CP: Công ty cổ phần
CNH-HĐH: Cộng nghiệp hóa hiện đại hóa
CN: Công nghiệp
DNN&V: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DN: Doanh nghiệp
DNNN: Doanh nghiệp Nhà nƣớc
DNNNH: Doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc

DNĐTNH: Doanh nghiệp đầu tƣ Nƣớc ngoài
DNDD: Doanh nghiệp dân doanh
DNTN: Doanh nghiệp tƣ nhân
DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
ĐKKD: Đăng ký kinh doanh
ĐTNN: Đầu tƣ nƣớc ngoài
ĐVT: Đơn vị tính
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
GTTSCĐCL/LĐ: Giá trị tài sản cố định còn lại/lao động
GTSLCNNQD: Giá trị sản lƣợng công nghiệp ngoài quốc doanh
GTTSL: Giá trị tổng sản lƣợng
GRDP: Tổng sản phẩm địa phƣơng
HTX: Hợp tác xã
HĐBT: Hội đồng bộ trƣởng
HĐND: Hội đồng nhân dân
ISO: Hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng
KH&ĐT: Kế hoạch và đầu tƣ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

v
NĐ-CP: Nghị định của Chính phủ
NN: Nhà nƣớc
PGS.TS : Phó giáo sƣ Tiến sĩ
PTNT: Phát triển nông thôn
SXKD: Sản xuất kinh doanh
SLDN: Số lƣợng doanh nghiệp
QĐ-TTg: Quyết định của Thủ Tƣớng
SXKD: Sản xuất kinh doanh

FDI: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ/DN: Tài sản cố định trên doanh nghiệp
TSCĐBQ/1LĐ: Tài sản cố định bình quân/ 1 lao động
TP :Thành phố
TW: Trung ƣơng
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
TT-LB: Thông tƣ liên bộ
USD: Đô la mỹ
UBND: Uỷ ban Nhân dân
VNĐ: Việt Nam đồng
VN: Việt Nam
VAT: Thuế giá trị gia tăng
WTO: Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
XHCN; Xã hội chủ nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

v
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam ......................................6
Bảng 1.2: Hệ thống các khoản vay của các doanh nghiệp nhỏ ở Anh ..........................25
Bảng 1.3: Các khoản hỗ trợ DNN&V ở Cộng Hòa Liên Bang Đức .............................27
Bảng 3.1: Số cơ sở sản xuất kinh doanh phân theo quy mô lao động và ngành kinh tế
năm 2013 .......................................................................................................................54
Bảng 3.2: Số lƣợng đăng ký kinh doanh qua các năm ..................................................55
Bảng 3.3: Số lƣợng và tỷ trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên ........56
Bảng 3.4: Quy mô vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2013 ...................57

Bảng 3.5: Số lao động trong DNN&V ở Thái Nguyên ( năm 2013) ...........................58
Bảng 3.6: Tình hình trả lƣơng lao động phân theo quy mô lao động 2013 ..................59
Bảng 3.7: Mức trang bị vốn và giá trị tài sản còn lại của DNN&V năm 2013 .............60
Bảng 3.8: Trang bị tài sản cố định bình quân trên 1 lao động.......................................61
Bảng 3.9 Giá trị sản xuất phân theo khu vực kinh tế ( theo giá so sánh 2010) .............63
Bảng 3.10 Giá trị sản xuất phân theo thành phần kinh tế (theo giá hiện hành) ...................63
Bảng 3.11 Tổng sản phẩm và chỉ số tăng trƣởng tổng sản phẩm theo loại hình kinh tế
(theo giá so sánh 2010) ..................................................................................................64
Bảng 3.12 Trị giá hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn .......................................................65
Bảng 3.13: Tổng mức bán lẻ hàng hóa phân theo loại hình kinh tế ..............................65
(theo giá hiện hành) .......................................................................................................65
Bảng 3.14: Phát triển nhóm ngành luyện kim đen, cơ khí của khu vực ngoài quốc
doanh .............................................................................................................................67
Bảng 3.15: Phát triển nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng khu vực ngoài quốc
doanh .............................................................................................................................69
Bảng 3.16: Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp và thủy sản khu vực
ngoài quốc doanh tỉnh Thái Nguyên .............................................................................70
Hình 3.1: Khả năng liên kết giữa DNN&V với các DN lớn năm 2013 qua 100 DN
khảo sát ..........................................................................................................................76

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

1
MỞ ÐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền
kinh tế Việt Nam. Với số lƣợng gần 97% tổng số doanh nghiệp trên cả nƣớc, các doanh
nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân, tạo công

ăn việc làm, huy động các nguồn vốn trong nƣớc cho hoạt động sản xuất kinh doanh,
giải quyết các vấn đề xã hội. Ngoài ra, trong quá trình vận hành, các doanh nghiệp nhỏ
và vừa đã tạo ra đội ngũ doanh nhân và công nhân, với kiến thức và tay nghề dần đƣợc
hoàn thiện, đáp ứng đƣợc các yêu cầu mới trong cạnh tranh.
Đảng và Nhà nƣớc ta đã coi phát triển các DNN&V là một nhiệm vụ quan
trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa của Việt Nam. Trong thời gian qua, với việc ra đời hàng loạt các Luật, Nghị
định, văn bản hƣớng dẫn… đặc biệt là Luật Doanh nghiệp 2005; Luật Doanh nghiệp
sửa đổi, bổ sung (đã đƣợc Quốc hội thông qua ngày 19/6/2013 tại kỳ họp thứ 5
Quốc hội khóa XIII, áp dụng từ ngày 01/8/2013) và Luật Đầu tƣ 2005 đã có tác
động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, tạo môi
trƣờng thông thoáng, bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp.
Hiện nay ở Thái Nguyên có hơn 2000 Doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh
với đủ các ngành nghề trong đó có hơn một nửa doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
trong các lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, nông sản. Hàng năm các doanh
nghiệp đã sản xuất đƣợc hàng vạn tấn thép, hàng triệu m3 đá và hàng nghìn tấn
thiếc thỏi các loại vừa phục vụ thị trƣờng trong nƣớc vừa xuất khẩu đi nƣớc ngoài.
Nhờ đó đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của tỉnh.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung
và các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng gặp phải không ít
những khó khăn: thiếu vốn, trình độ công nghệ còn yếu, khó khăn trong việc gia
nhập thị trƣờng, phân biệt đối xử, cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nƣớc
ngoài khi sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO)… Đặc
biệt là tác động không tốt của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến cho các
DNN&V càng gặp nhiều bất lợi trong hoạt động sản xuất. Yêu cầu đặt ra là cần có


2
một cơ chế chính sách cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, vƣợt
qua khủng hoảng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc

và quốc tế.
Từ đó đặt ra câu hỏi: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Nguyên phát
triển theo hƣớng nào? Chính sách hỗ trợ, phát triển ra sao? Lộ trình thế nào? Phát
triển theo hƣớng nào để phát huy đƣợc hết tiềm lực, tạo ƣu thế so với những địa
phƣơng khác? Các giải pháp đồng bộ của những vấn đề này nhƣ thế nào? Vì những
lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh
Thái Nguyên” làm luận văn thạc sĩ của mình. Thực hiện đề tài nhằm thúc đẩy việc
trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Nguyên một cách đồng bộ, thích ứng
với xu thế hội nhập, rút ngắn khoảng cách với các tỉnh phát triển, giữa các nƣớc
trong khu vực và trên thế giới.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Mục tiêu chung
Khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn quá trình hình thành và phát triển của
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, phân tích thực trạng doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Thái Nguyên, kết hợp với kinh nghiệm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa của một số nƣớc trên thế giới, qua đó đề xuất một số giải pháp phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Thái Nguyên trong giai đoạn từ nay tới năm 2020 nhằm phát
triển kinh tế của tỉnh.
- Mục tiêu cụ thể
Nội dụng của nghiên cứu nhƣ sau:
Thứ nhất, tìm hiểu vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế.
Phân tích kinh nghiệm hỗ trợ phát triển doanh nghiêp nhỏ và vừa trên thế giới. Trên
cơ sở đó xây dựng các chính sách trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thái Nguyên.
Thứ hai, phân tích thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thái Nguyên giai
đoạn 2008-2013 từ đó chỉ ra đƣợc những điểm còn vƣớng mắc cần giải quyết trong
thời gian tới.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thái
Nguyên để tăng cƣờng năng lực cạnh tranh, thích ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế
khu vực và trên thế giới.



3
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thái Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu các lĩnh vực, hoạt động liên
quan đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi về không gian: Do điều kiện về thời gian và không gian nên em
chọn phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên kết hợp phân tích với các số liệu thống kê từ cục Thống
kê tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi về thời gian: Lấy các số liệu thứ cấp của các năm 2008 – 2013, lấy
phiếu điều tra mẫu cuối 2013 và đầu 2014 để làm rõ thực trạng phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Nguyên.
4. Những đóng góp của đề tài
- Thứ nhất, góp phần hệ thống hóa để làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc điểm, nội dung, các nhân tố ảnh hƣởng và
những kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia trên thế
giới và một số địa địa phƣơng trong nƣớc,từ đó rút kinh nghiệm cho Việt Nam nói
chung và Thái Nguyên nói chung.
- Thứ hai, qua phân tích thấy đƣợc thực trạng, các hạn chế trong quá trình
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua; chỉ ra
các thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức đối với phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa của tỉnh; đƣa ra các cơ sở khai thác các tiềm năng to lớn của địa phƣơng; Giải
pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh
Thái Nguyên trong thời gian tới.
- Thứ ba, luận văn có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ trong
quá trình kinh doanh và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến
năm 2020.



4
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục
luận văn gồm 4 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Nguyên
Chƣơng 4: Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Nguyên


5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Cho đến nay, ở nƣớc ta vẫn còn nhiều khái niệm khác nhau về doanh nghiệp
nhỏ và vừa. Các khái niệm đƣợc sử dụng trên thực tế hiện nay chỉ là khái niệm của
các ngành, địa phƣơng, tổ chức đƣa ra nhằm phục vụ cho mục đích của mình.
Trong số các khái niệm về DNN&V hiện nay ở nƣớc ta tồn tại một số khái
niệm trong đó:
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ phát biểu nhƣ sau:
“Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam là các chủ thể sản xuất kinh doanh được
thành lập theo các qui định của pháp luật có qui mô về vốn và / hoặc số lao động
phù hợp với qui định của Chính phủ”
Theo khái niệm này thì DNN&V ở Việt Nam không phân biệt thành phần
kinh tế, bao gồm:
- Các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa đƣợc thành lập và đăng ký theo Luật
Doanh nghiệp.

- Các hợp tác xã có qui mô nhỏ và vừa đƣợc thành lập và đăng ký hoạt động
theo Luật Hợp tác xã.
Căn cứ, Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa”. Tại điều 3 của Nghị định đã định nghĩa: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là
cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện
hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm
không quá 300 người”. Cũng tại Nghị định này, đối tƣợng các DNN&V đƣợc cụ thể
hóa, bao gồm:
- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
- Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
- Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP
ngày 03/02/2000 của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh.
Khái niệm mới nhất về doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ sau:


6
Căn cứ Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của
Chính phủ về Định nghĩa Doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc hiểu nhƣ sau:
“Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo
quy định pháp luật, đƣợc chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng
nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân
đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là
tiêu chí ƣu tiên), cụ thể nhƣ sau:
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam

Từ khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa trên ta có phân tích cụ thể khái niệm
với các lĩnh vực nhƣ sau:
- Thứ nhất, lĩnh vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản; Công nghiệp và Xây dựng
“Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản;
Công nghiệp và Xây dựng là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo qui định

pháp luật hiện hành có vốn đăng ký không quá 20 tỷ đồng đối với doanh nghiệp
nhỏ và 100 tỷ đồng đối với doanh nghiệp vừa hoặc số lao động trung bình hàng
năm không quá 200 người đối với doanh nghiệp nhỏ và 300 người đối với doanh
nghiệp vừa”
- Thứ hai, lĩnh vực Thƣơng mại và Dịch vụ :
“Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực Thương mại và dịch vụ là cơ sở
kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo qui định pháp luật hiện hành có vốn đăng
ký không quá 10 tỷ đồng đối với doanh nghiệp nhỏ và 50 tỷ đồng đối với doanh


7
nghiệp vừa hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 50 người đối với
doanh nghiệp nhỏ và 100 người đối với doanh nghiệp vừa”
1.1.2 Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Do việc thành lập các doanh nghiệp nhỏ và vừa tƣơng đối dễ dàng cho nên
trong trong những năm gần đây đã ra đời rất nhiều loại hình doanh nghiệp này, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa với những ƣu thế về việc kinh doanh không đòi hỏi nhiều
vốn quá, lại thu hút đƣợc lƣợng lao động rất lớn. Hơn nữa việc các doanh nghiệp
này kinh doanh chủ yếu những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống cho nên không đòi
hỏi phải đầu tƣ công nghệ kỹ thuật máy móc nhiều mà thay vào đó là sử dụng lƣợng
lao động với giá rẻ càng làm cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp này tƣơng
đối dễ dàng và thông thoáng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất nhạy cảm với những
thay đổi trong kinh doanh nhanh chóng nắm bắt các cơ hội kinh doanh mỗi khi có
thể. Một yếu tố nữa là do bộ máy tổ chức của các doanh nghiệp này tƣơng đối gọn
nhẹ cho nên mỗi khi ra các quyết định kinh doanh thƣờng rất nhanh.
Tuy nhiên cũng do thiếu vốn cho nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng
thƣờng bị mất di các cơ hội kinh doanh. Các doanh nghiệp cũng nghĩ tới việc vay
ngân hàng nhƣng đợi cho tới khi ngân hàng cho vay vốn thì các cơ hội kinh doanh
cũng đã qua đi do các thủ tục ngân hàng còn phức tạp chƣa tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp. Trình độ lao động thấp, phƣơng tiện kỹ thuật lạc hậu, trình độ quản

lý chất lƣợng sản phẩm kinh doanh thấp cũng là những yếu tố làm cho sản phẩm
của các doanh nghiệp này thƣờng bị coi là kém chất lƣợng và làm ảnh hƣởng tới kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3 Tính tất yếu khách quan của sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp nhỏ và vừa
Lịch sử ra đời và phát triển nền sản xuất hàng hoá gắn liền với sự hình thành
và phát triển của các doanh nghiệp. Giai đoạn tiền sử (C. Mác gọi là sản xuất hàng
hoá giản đơn) không có sự phân biệt giữa giới chủ và ngƣời thợ. Ngƣời sản xuất
hàng hoá là ngƣời sở hữu các tƣ liệu sản xuất, vừa là ngƣời lao động trực tiếp, vừa
là ngƣời điều khiển (quản lý) công việc của mình (của gia đình), vừa là ngƣời trực
tiếp mang sản phẩm của mình ra trao đổi trên thị trƣờng. Đó là loại doanh nghiệp cá
thể, doanh nghiệp gia đình, còn gọi là doanh nghiệp cực nhỏ. Trong thời kì hiện đại,


8
thông thƣờng đại đa số những ngƣời khi mới trƣởng thành để làm việc đƣợc, đều
muốn thử sức mình trong nghề kinh doanh. Với số vốn ít trong tay, với một trình độ
tri thức nhất định lĩnh hội đƣợc trong các trƣờng chuyên nghiệp, bắt đầu khởi
nghiệp, phần lớn họ đều thành lập doanh nghiệp nhỏ chỉ của riêng mình, tự sản
xuất- kinh doanh.
Trong sản xuất kinh doanh có một số ngƣời gặp vận may và đặc biệt là
nhờ tài ba, biết chớp thời cơ, có sáng kiến cải tiến kĩ thuật, khéo điều hành và
tổ chức sắp xếp công việc, cần cù, chịu khó, tiết kiệm...đã thành đạt, ngày càng
giàu lên, tích luỹ đƣợc nhiều của cải, tiền vốn thƣờng xuyên mở rộng qui mô
sản xuất kinh doanh, đến một giai đoạn nào đó lực lƣợng lao động của gia đình
không đảm đƣơng hết công việc cần phải thuê ngƣời làm và trở thành ông chủ.
Ngƣợc lại, một bộ phận lớn ngƣời sản xuất hàng hoá khác, hoặc do không gặp
vận may, hoặc do kém cỏi không biết chớp thời cơ, không biết sáng kiến cải
tiến kĩ thuật hoặc thiếu cần cù chịu khó...đã dẫn đến thua lỗ triền miên, buộc
phải bán tƣ liệu sản xuất đi làm thuê cho ngƣời khác. Những giai đoạn đầu các

ông chủ và những ngƣời thợ cùng trực tiếp lao động với nhau và ngƣời thợ làm
thuê thƣờng là bà con họ hàng và láng giềng của ông chủ, về sau mở rộng ra
đến những ngƣời ở xa đến. Các nhà nghiên cứu thƣờng xếp những loại doanh
nghiệp này vào phạm trù doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, một số ngƣời thành đạt đã phát triển
doanh nghiệp của mình bằng cách mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, và nhƣ vậy
nhu cầu về vốn đòi hỏi nhiều hơn. Nhu cầu về vốn sẽ ngày càng tăng, nhằm nâng
cao công suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh đã thôi thúc các nhà doanh nghiệp
hoặc là một số ngƣời góp vốn thành lập xí nghiệp liên doanh (xí nghiệp chung vốn),
hoặc phát hành cổ phiếu thành lập công ty cổ phần. Bằng hình thức liên kết ngang,
dọc hoặc hỗn hợp nhiều tập đoàn kinh tế, nhiều doanh nghiệp lớn hình thành và
phát triển.
Nền kinh tế của một quốc gia là do tổng thể các doanh nghiệp lớn, bé tạo
thành. Phần đông các doanh nghiệp lớn trƣởng thành, phát triển từ các doanh nghiệp
nhỏ và vừa thông qua liên kết với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác. Qui luật đi từ
nhỏ đến lớn là con đƣờng tất yếu của sự phát triển bền vững mang tính phổ biến của


Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full







×