Tải bản đầy đủ (.pptx) (70 trang)

Slide bài giảng doanh nghiệp tài chính doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.87 KB, 70 trang )

Các nội dung chính cần tìm hiểu
1. Buổi 1: Chương 1: Tổng quan Pháp luật về tài chính DN
2. Buổi 2,3: Chương 2 Tạo lập vốn
4, 5, 6,7. Buổi 3,4,5,6, 7: Chương 3: quản lý các loại quỹ
- Buổi 3,5: Doanh thu (Luật kế toán)
- Buổi 6,7: Chi phí
+ Buổi 6: Chi phí lương nhân viên (Luật thuế TNCN, Luật thuế TNDN, Luật BHXH, Bộ luật lao động)
+ Buổi 7: Chi phí lương của chủ sở hữu, quản ký doanh nghiệp và một số lưu ý về chi phí lương
8. Buổi 8: Chương 4: Lợi nhuận (Luật kế toán, Luật thuế TNDN, Luật DN)
9. Buổi 9: Kiểm tra giữa kỳ
10. Ôn tập.


Chương 1:
Tổng quan Pháp luật về tài chính DN
Một số câu hỏi cần trả lời

1.

Tài chính là gì?

2.

Tài chính doanh nghiệp (TCDN) là gì?

3.

Pháp luật về TCDN?


1. Tài chính là gì?



• Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá
trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở
mỗi điều kiện nhất định. 


Hệ thống tài chính
Hệ thống tài chính bao gồm:

• Tài chính Nhà nước
• Tài chính doanh nghiệp 
• Tài chính hộ gia đình, cá nhân 
• Tài chính trung gian bao gồm các tổ chức tín dụng


2. Tài chính doanh nghiệp

• Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử
dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất
định.


3. Pháp luật về tài chính doanh nghiệp

• Tài chính doanh nghiệp gắn liền với quá trình tạo lập, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp nhằm đạt được
mục tiêu nhất định. Tài chính doanh nghiệp là đối tượng điều chỉnh của các Luật doanh nghiệp, các luật thuế, Luật chứng
khoán, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm và một số luật chuyên ngành khác.


Chương 2: Pháp luật về vốn DN

Cần nắm

1.

Phân biệt vốn và tài sản?

2.

Phân loại các loại vốn? Phân biệt vốn và nguồn vốn? Phân loại tài sản?

3.

Quy định về vốn thành lập DN? huy định vốn?

4.

Một số lưu ý.


1. Phân biệt vốn và tài sản?

• Vốn là biểu hiện bằng tiền, là giá trị của tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ.
• Vốn và tài sản là hai mặt hiện vật và giá trị của môt bộ phận nguồn lực mà doanh nghiệp huy động vào quá trình sản xuất
kinh doanh của mình.


2. Phân loại các loại vốn?
2.1. Xét về vai trò và tính chất luân chuyển vốn khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh có thể phân thành
hai loại:
Vốn cố định và vốn lưu động

2.1.1. Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh vì tài sản cố định của doanh nghiệp có thời gian luân
chuyển dài. Tuỳ theo hình thái biểu hiện và kết hợp tính chất đầu tư thì vốn cố định dưới dạng tài sản cố định của doanh
nghiệp được chia làm ba loại: tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định tài chính.


2.1.2. Vốn lưu động

• Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn lưu động chịu sự chi phối bởi những đặc
điểm của tài sản lưu động. Trong các doanh nghiệp người ta thường chia tài sản lưu động thành hai loại: tài sản lưu động
sản xuất và tài sản lưu động lưu thông.


2.2. Căn cứ vào nguồn hình thành thì vốn được chia làm hai loại: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
2.2.1. Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, chi phối
và định đoạt. Số vốn này không phải là một khoản nợ và doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Tuỳ theo loại hình
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: vốn đầu tư từ ngân
sách Nhà nước, vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra, vốn góp cổ phần... Vốn chủ sở hữu được xác định là phần vốn còn lại trong
tài sản của doanh nghiệp sau khi trừ đi toàn bộ nợ phải trả.


2.2. Căn cứ vào nguồn hình thành thì vốn được chia làm hai loại: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
2.2.1. Nợ phải trả
Là khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế.
Đó là số tiền vốn mà doanh nghiệp đi vay, chiếm dụng của các đơn vị, tổ chức, cá nhân như: vốn vay của ngân hàng thương
mại, các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán.


3. Quy định về vốn thành lập DN? huy định vốn?


Trả lời 3 câu hỏi:
1. Có quy định mức tối thiểu?
2. Hồồ̀ sơ đăng ký?
3. Hồ sơ tại doanh nghiệp


1. Có quy định mức tối thiểu

1.1. Vốn pháp định
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Vốn pháp định 1 số ngành nghề cụ thể


• Theo pháp luật hiện hành, cụ thể là theo Luật doanh nghiệp 2014 đã bỏ việc xác định vốn pháp định với mục đích hiện
thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại Hiến pháp 2013. Tuy
nhiên, đối với từng ngành nghề cụ thể vẫn quy định rõ về vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp.

• điểm 7 điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Vốn pháp định là số vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật
để thành lập doanh nghiệp”


• Trước đây, vốn pháp định của bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải do Cơ quan có thẩm quyền quyết định. Tùy từng lĩnh
vực, ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp sẽ có vốn pháp định khác nhau. Được cơ quan Nhà nước ấn định, vốn pháp
định mới được đem vào thực hiện dự án khi thành lập doanh nghiệp.

• Bắt đầu từ ngày 01/07/2015, hồ sơ của doanh nghiệp sẽ không cần văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền. Đây được coi là một bước nhằm đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp.


• Vốn góp vốn = tài sản ( xe ô tô-1 người khác mới mua mới 100% ) vào Công Ty TNHH 1 Thành

viên có giống góp vào doanh nghiệp tư nhân không? (đang hoạt động bình thường ) thì có được không,

thủ tục thế nào, có được tính khấu hao hay không?


• A và một vài người bạn tham gia thành lập 1 công ty TNHH.A có góp vốn bằng quyền sử dụng đất một mảnh đất cùng
ngôi nhà trên mảnh đất. Giá trị vốn góp của A được tất cả mọi người thỏa thuận nhất trí là 3 tỷ đồng. Sau khi thành lập
công ty đi vào hoạt động một thời gian, do cần vốn mở rộng kinh doanh, công ty đã kêu gọi đầu tư. Trong đó có một nhà
đầu tư B muốn định giá lại toàn bộ tài sản vốn góp của các thành viên trước khi quyết định đầu tư một số tiền lớn. Khi
tiến hành định giá lại, ngôi nhà cùng mảnh đất của A được định giá 2,5 tỷ đồng. B yêu cầu công ty sửa chữa lại vốn hoặc
cùng góp thêm 1 tỷ chênh lệch mới đầu tư. Công ty họp rồi đưa ra quyết định là chấp nhận yêu cầu. Tuy nhiên, công ty lại
yêu cầu A phải đóng 1 tỷ chênh lệch với lý do đó là tài sản của A khi góp vốn. Yêu cầu của công ty là đúng hay sai?


• Năm 2015 gia đình A cùng bác trai B có đầu tư 1 số vốn để kinh doanh xăng dầu. Vốn ban đầu để mua mặt bằng xây

dựng do B đầu tư là 164 triệu, nhưng sổ đỏ lại do bố của A đứng tên. Phần vốn dùng để xây dựng và hoàn thành các thủ
tục doanh nghiệp là 550 triệu có từ các nguồn : dùng sổ đỏ (của mặt bằng xây dựng) để thế chấp vay vốn ngân hàng + bác
trai B 90tr + phần còn lại của gia đình A. Tổng số tiền mà bác B đầu tư đều không có giấy tờ. Doanh nghiệp đi vào hoạt
động lấy tên của bác B, còn trên mọi giấy tờ, chứng từ đều đứng tên bố A. A có vấn đề thắc mắc muốn hỏi như sau: Bác
trai A có những quyền lợi gì ở cây xăng? bác B yêu cầu gia đình A chuyển tên sổ đỏ sang cho bác B, vậy yêu cầu đó có
hợp lý không. Tổng số tiền từ khi bắt đầu đến khi cây xăng đi vào hoạt động là 700tr (bác trai 253tr). Cho tôi hỏi cách
phân chia lợi nhuận giữa gia đình A và bác trai? ( trong quá trình kinh doanh bác tôi đều không tham gia, bố mẹ A là 2
người trực tiếp bán hàng.) 


• Công ty TNHH Thích Bán Lỗ, mua chiếc xe 7 chổ vào ngày 01/01/2014 trị giá 1.000.000.000đ thuế VAT 100.000.000đ để
phục vụ đưa đón Giám Đốc Thích Đủ Thứ đi công tác.

• Sau khi sử dụng 1 năm, đã khấu hao 166.666.667đ giá trị còn lại là : 833.333.333đ

• Ngày 01/01/2015, Công ty TNHH Thích Bán Lỗ bán chiếc xe này cho Ông Nguyễn Văn A với giá 100.000.000đ thuế VAT
10.000.000đ

• Khi vào quyết toán thuế nắm 2014, 2015, cơ quan thuế yêu cầu giá bán phải ít nhất bằng Giá trị còn lại. khoản chênh
lệch kia sẽ tính thuế và truy thu.

• Theo anh chị em? cán bộ thuế nói đúng hay là sai? vì sao?


Chương 3: Quản lý các loại quỹ trong DN

1.
2.

Doanh thu
Chi phí

2.1. Chi phí lương nhân viên
2.2. Chi phí lương của chủ DN
2.3. Một số chi phí khác


1. Doanh thu
Doanh thu là 1 chỉ tiêu quan trọng khi xác định thuế TNDN

Thu nhập tính thuế

Thu nhập chịu thuế

=


=

Thu nhập chịu thuế

Doanh thu

-

-

Thu nhập được miễn thuế

Chi phí được trừ

+

+

Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy
định

Các khoản thu nhập khác


• Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản
trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.


• a) Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị

gia tăng.

• Ví dụ 4: Doanh nghiệp A là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế. Hóa đơn giá trị gia tăng
gồm các chỉ tiêu như sau:

• Giá bán: 100.000 đồng.
• Thuế GTGT (10%): 10.000 đồng.
• Giá thanh toán: 110.000 đồng.
• Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 100.000 đồng.


• b) Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả
thuế giá trị gia tăng.

• Ví dụ 5: Doanh nghiệp B là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng. Hóa đơn
bán hàng chỉ ghi giá bán là 110.000 đồng (giá đã có thuế GTGT).

• Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 110.000 đồng.


×