Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

BÙI VIẾT TRUY

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ TẠI
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN MƯỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

BÙI VIẾT TRUY

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ TẠI
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN MƯỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số: 60.62.02.11



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN NGỌC HẢI

HÀ NỘI, 2016


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kì công
trình nào, thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Đồng thời trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi luôn chấp hành đúng
mọi quy định của địa phƣơng nơi thực hiện đề tài.
Điện Biên, ngày 7 tháng 10 năm 2016
Tác giả

Bùi Viết Truy


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp,
tôi luôn nhận đƣợc sự quan tâm dạy dỗ và chỉ bảo ân cần của các thầy giáo, cô giáo,
sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự động viên kịp thời của
gia đình và ngƣời thân đã giúp tôi vƣợt qua những trở ngại và khó khăn để hoàn thành
chƣơng trình đào tạo Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp.

Nhân dịp này, tôi xin đƣợc bày tỏ sự chân thành cảm ơn tới PGS.TS. Trần
Ngọc Hải - Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã hƣớng dẫn khoa học và tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trƣờng, khoa Đào tạo Sau đại
học, khoa Quản lý tài nguyên rừng & Môi trƣờng, các Giáo sƣ, Tiến sĩ hợp tác
giảng dạy tại khoa Sau đại học, đặc biệt là các thầy cô công tác tại Trung tâm Đa
dạng sinh học và Bộ Môn Thực vật rừng Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Xin cảm ơn Ban quản lý và cán bộ công nhân viên và đặc biệt là ông Trần
Xuân Tâm, giám đốc khu Bảo tồn thiên nhiên Mƣờng Nhé, huyện Mƣờng Nhé, tỉnh
Điện Biên đã giúp đỡ tôi trong việc điều tra nghiên cứu thực tế để hoàn thành luận
văn này.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, do điều kiện hạn chế về thời
gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên không tránh khỏi những thiếu
sót. Tôi mong muốn nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô
giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Điện Biên, ngày 7 tháng 10 năm 2016
Tác giả

Bùi Viết Truy


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ..................................................................x
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................3
1.1. Các vấn đề về đa dạng sinh học .......................................................................3
1.1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học ................................................................3
1.1.2. Tầm quan trọng đa dạng sinh học ............................................................4
1.1.3. Các giải pháp bảo tồn ...............................................................................5
1.2. Tình hình nghiên cứu tính đa dạng thực vật .....................................................7
1.2.1. Trên thế giới .............................................................................................7
1.2.2. Ở Việt Nam..............................................................................................8
1.2.3. Nghiên cứu thực vật tại Khu BTTN Mƣờng Nhé ..................................10
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU...........................................................................................................................12
2.1. Mục tiêu ..........................................................................................................12
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................12
1.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................12
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. .................................................................12
2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................12


iv

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................13
2.4.1. Phƣơng pháp luận ...................................................................................13
2.4.2. Phƣơng pháp kế thừa ..............................................................................13
2.4.3. Phƣơng pháp phỏng vấn .........................................................................14
2.4.4. Phƣơng pháp nghiên cứu hệ thực vật .....................................................14

2.4.4.1. Nghiên cứu thực địa ........................................................................14
2.3.2.2. Xử lý trong phòng thí nghiệm ........................................................19
2.3.3.3. Xây dựng danh lục và đánh giá đa dạng hệ thực vật thân gỗ .........20
Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................25
3.1. Đặc điểm tự nhiên ..........................................................................................25
3.1.1. Vị trí địa lý..............................................................................................25
3.1.2. Địa hình, địa thế .....................................................................................25
3.1.2.1. Địa hình...........................................................................................25
3.1.2.2. Địa thế .............................................................................................26
3.1.3. Khí hậu, thủy văn ...................................................................................26
3.1.3.1. Khí hậu ............................................................................................26
3.1.3.2. Thủy văn .........................................................................................26
3.1.4. Đất đai, Thổ nhƣỡng...............................................................................27
3.1.4.1. Hiện trạng sử dụng đất ...................................................................27
3.1.4.2. Thổ nhƣỡng .....................................................................................28
3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội huyện Mƣờng Nhé .................................................29
3.2.2.2. Sản xuất lâm nghiệp........................................................................30
3.4. Vài nét về thực vật khu BTTN Mƣờng Nhé khi thành lập ............................32
3.4.1. Diện tích rừng khi xây dựng KBT ..........................................................32
3.4.2. Thảm thực vật rừng khi xây dựng KBT .................................................33
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................37
4.1. Đa dạng hệ thực vật thân gỗ ở khu BTTN Mƣờng Nhé .................................37


v

4.1.1. Xây dựng danh lục thực vật Mƣờng Nhé ...............................................37
4.1.2. Đánh giá đa dạng hệ thực vật .................................................................38
4.1.2.1. Mức độ đa dạng ngành ...................................................................38

4.1.2.3. Đa dạng ở bậc dƣới ngành ..............................................................39
4.2.2. Quy luật cấu trúc đƣờng kính và chiều cao trong các ô tiêu chuẩn .......50
4.2.1.3. Đặc điểm phân loại thực vật thân gỗ trong cấu trúc tầng thứ ở một
số kiểu thảm thực vật tại khu BTTN Mƣờng Nhé. .........................................58
4.2.1.4. Cấu trúc tổ thành thực vật theo đai cao và theo trạng thái rừng .....63
4.2.1.5. Tƣơng quan giữa đƣờng kính và chiều cao ....................................65
4.2.2. Đặc điểm phân bố của các loài ..............................................................66
4.2.2.1. Quy luật cấu trúc phân bố số loài cây theo cỡ đƣờng kính (N-D1.3)
trong các đai ....................................................................................................66
4.2.2.2. Đặc điểm phân bố số loài cây theo cỡ kính của toàn khu vực điều
tra ....................................................................................................................67
4.3. Nghiên cứu các tác động gây ảnh hƣởng thực vật thân gỗ tại ở KBTTN
Mƣờng Nhé. ...........................................................................................................68
4.3.1. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý và sử dụng tài nguyên rừng ........68
4.3.1.1. Hiện trạng công tác quản lý ............................................................68
4.3.1.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng.................................72
4.3.2. Đánh giá ảnh hƣởng của cộng đồng địa phƣơng đến tài nguyên rừng...74
4.3.2.1. Hiện trạng đời sống của cộng đồng địa phƣơng .............................74
4.3.2.2. Đánh giá ảnh hƣởng của cộng đồng địa phƣơng đến tài nguyên
rừng .................................................................................................................76
4.3.3 Đánh giá thuận lợi và khó khăn, tồn tại và thách thức đối với công tác
bảo tồn...................................................................................................................80
4.3.3.1. Những thuận lợi ..............................................................................80
4.3.3.2 Những khó khăn...............................................................................81
4.3.3.3. Những tồn tại ..................................................................................83
4.3.3.4. Những thách thức............................................................................83


vi


4.3.3.5 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ....................84
4.4. Một số giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật ở Khu BTTN
Mƣờng Nhé ............................................................................................................85
4.4.1. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cƣ hiện đang sinh sống xung
quanh khu BTTN Mƣờng Nhé về bảo vệ sự Đa dạng sinh học...........................86
4.4.2. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng .............................87
4.4.3. Tăng cƣờng công tác quản lý, bảo vệ rừng ............................................87
4.4.4. Tăng cƣờng chƣơng trình nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn ..........88
4.4.5. Giải pháp về ổn định dân số ...................................................................88
4.4.6. Giải pháp phục hồi bảo tồn rừng ............................................................89
4.4.7. Giải pháp xây dựng vƣờn cây mẫu và vƣờn sƣu tập .........................89
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................90
1. Kết luận .............................................................................................................90
2. Tồn tại ................................................................................................................91
3. Kiến nghị ...........................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
UBND:

Uỷ ban nhân dân

BTTN:

Bảo tồn thiên nhiên


BQL:

Ban quản lý

ĐDSH:

Đa dạng sinh học

ĐDTV:

Đa dạng thực vật

OTC:

Ô tiêu chuẩn

ODB:

Ô dạng bản

VQG:

Vƣờn quốc gia

NĐ 32:

Nghị định 32/2006/NĐ- CP ngày 30 tháng 3 năm 2006

Nxb:


Nhà xuất bản

SĐVN:

Sách Đỏ Việt Nam

Tiếng Anh
IUCN:

Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

UNEP:

Chƣơng trình Môi trƣờng của Liên hợp quốc

UNESCO: Tổ chức Văn hóa, Khoa học của Liên hợp quốc
MAB:

Chƣơng trình Con ngƣời và Sinh quyển

WWF:

Quỹ Bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc tế

PRA:

Phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân

WCMC:


Trung tâm giám sát Bảo tồn Thế giới

CITES:

Công ƣớc Quốc tế về buôn bán Động thực vật hoang dã nguy cấp


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

2.1.

Thang phân chia dạng sống theo Raunkiaer (1934)

21

2.2.

Giá trị sử dụng các loài trong hệ thực vật

22

3.1.


Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện

26

3.2.

Hiện trạng đất đai khu vực nghiên cứu

31

3.3.

Hiện trạng rừng khu vực nghiên cứu

31

3.4.

Phân loại thảm thực vật

32

3.5.

Thành phần thực vật rừng khu Mƣờng Nhé

34

4.1.


Các taxon của hệ thực vật thân gỗ tại khu BTTN Mƣờng Nhé

37

4.2.

Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật khu BTTN Mƣờng Nhé

37

4.3.

Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật thân gỗ khu BTTN Mƣờng
Nhé

38

4.4.

Các chi đa dạng nhất hệ thực vật thân gỗ khu BTTN Mƣờng Nhé

39

4.5.

Phổ dạng sống của hệ thực vật thân gỗ khu BTTN Mƣờng Nhé

40


4.6.

Tổng hợp các nhóm công dụng của cây gỗ ở khu BTTN Mƣờng
Nhé

41

4.7.

Danh mục các loài cây thân gỗ quí hiếm

43

4.8.

Số lƣợng các loài thực vật quý hiếm trên các tuyến điều tra

45

4.9.

Tình trạng phân bố một số loài thực vật cây gỗ quý hiếm gạp
trên các tuyến điều tra

4.10. Kết quả phân loại trạng thái rừng các ÔTC điều tra
Quy luật phân bố số cây theo đƣờng kính ở các đai cao (N4.11. D1.3) hàm Weibull
Phân bố số cây theo đƣờng kính (N-D1.3) ở các đai cao hàm
4.12. phân bố giảm
4.13.


Phân bố số cây theo đƣờng kính (N-D1.3) ở các đai cao hàm
khoảng cách

46
47
49

51

52


ix

4.14.

4.15.

4.16.

Phân bố số cây theo chiều cao (N-Hvn) hàm Weibull ở các đai
cao
Phân bố số cây theo chiều cao ở các đai cao (N-Hvn) hàm phân
bố giảm
Phân bố số cây theo chiều cao ở các đai (N-Hvn) hàm khoảng
cách

4.17. Cấu trúc tổ thành IV% của các ô tiêu chuẩn
4.18.


Quy luật tƣơng quan giữa đƣờng kính và chiều cao (H-D) trên
các đai cao

53

54

55
61
63

4.19. Quy luật phân bố số loài theo cỡ kính (N-D1.3) hàm Weibull

64

4.20. Phân bố số loài theo đƣờng kính (N-D1.3) hàm phân bố giảm

64

4.21. Phân bố số loài theo đƣờng kính (N-D1.3) hàm khoảng cách

64

4.22. Các đối tƣợng tham gia quản lý sử dụng tài nguyên rừng

67

4.23. Đánh giá mâu thuẫn, tranh chấp tài nguyên rừng tại hai xã NC

69


4.24. Diện tích canh tác các hộ điều tra tại 2 xã nghiên cứu

72

4.25. Kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

82


x

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
TT

Tên hình vẽ, biểu đồ

Trang

2.1

Sơ đồ các tuyến điều tra thực địa ở xã Nậm Kè và xã Mƣờng Nhé

15

khu BTTN mƣờng Nhé
3.1

Bản đồ hiện trạng thảm thực vật rừng khu BTTN Mƣờng Nhé


34

4.1

Biểu đồ phân bố số cây theo cỡ kính ở các đai cao trong các ô tiêu

52

chuẩn
4.2

Biểu đồ mô phỏng phân bố số cây theo đƣờng kính của toàn khu

68

vực nghiên cứu
4.3

Một số tác động tới tài nguyên thực vật thân gỗ ở khu BTTN
Mƣờng Nhé

80


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu Bảo tồn thiên nhiên Mƣờng Nhé đƣợc thành lập theo quyết định số:
593/QĐUB ngày 23 tháng 5 năm 2008 với tổng diện tích tự nhiên 45.581ha, nằm trọn
trong địa phận 5 xã biên giới: Sín Thầu, Leng Su Sìn, Chung Chải, Mƣờng Nhé và

xã Nậm Kè. trong đó đất rừng là 27.886 ha tƣơng đƣơng với 61% tổng diện tích
Khu bảo tồn (số liệu rà soát của Cục Lâm Nghiệp, 2007) đƣợc chia thành 3 phân
khu chức năng: Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt, có tổng diện tích 25.679,08 ha đƣợc
chia làm hai phân khu: Phân khu I có diện tích 16.111,08 ha, phân khu II có diện
tích 9.567,99 ha; Phân khu Phục hồi sinh thái: Có tổng diện tích là 19.888,42 ha,
đƣợc chia làm hai phân khu: Phân khu I có diện tích là 11.592,04 ha, phân khu II có
diện tích là 8.296,39 ha; Phân khu Hành chính - Dịch vụ: Đƣợc quy hoạch với diện
tích 13,5 ha.
Khu vực KBTTN Mƣờng Nhé mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa
với những nét đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới núi cao. Có 2 mùa rõ rệt (mùa mƣa từ
tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
Địa hình khu vực có dạng địa hình núi cao, bị chia cắt mạnh bởi các dông núi
có độ dốc lớn, thấp dần theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam.
Hệ thống sông suối của khu vực chảy trên địa hình tƣơng đối phức tạp và có
độ dốc lớn. Với 2 hệ thống sông suối chính (thủy hệ Nậm Ma và thủy hệ Nậm Nhé)
đầu nguồn Sông Đà.
Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, sự tác động của con ngƣời đã tạo nên sự đa
dạng về loài, sự phân bố, hệ sinh thái và loài cây quý hiếm cho hệ thực vật rừng
Mƣờng Nhé, đặc trƣng cho vùng núi Tây Bắc thông qua đó cũng tạo nên sự đa dạng
cho hệ động vật nơi đây.
Tính đa dạng các loài thực vật thân gỗ ở Khu bảo tồn thiên Mƣờng Nhé đƣợc
xem là một khu vực điển hình của hệ sinh thái rừng: kiểu rừng lá rộng thƣờng xanh
núi thấp, rừng thƣờng xanh á nhiệt đới trên núi cao và rừng tre nứa với nhiều loài
thực vật, động vật rừng qúi hiếm. Tuy nhiên, sự đa dạng này đang bị đe dọa bởi một


2

số tác động của con ngƣời nhƣ việc khai thác gỗ, sử dụng các loại lâm sản một cách
quá mức phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày của ngƣời dân; các tác động này đang

làm thay đổi tính đa dạng sinh học của hệ thực vật rừng trong đó có thực vật thân
gỗ. Thực tế cho thấy các loài xuất hiện trong Sách đỏ ngày càng nhiều, số lƣợng
loài ngày càng giảm. Trƣớc tình hình này, công tác bảo tồn đa dạng các loài thực
vật nói chung và cây gỗ nói riêng đang đƣợc quan tâm và đẩy mạnh.
Từ khi đƣợc thành lập Ban quản lý khu BTTN Mƣờng Nhé đã hoạt động
tích cực, đạt đƣợc nhiều thành tích trong công tác bảo vệ rừng diện tích rừng
đƣợc phục hồi nhiều. Tuy nhiên, đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt và sức ép
gia tăng dân số, nên việc lấn chiếm đất rừng làm ruộng, rẫy ở một vài điểm
trong Khu Bảo tồn thiên nhiên, tình trạng khai thác làm dƣợc liệu, gia dụng vẫn
xảy ra, nguy cơ rừng bị tàn phá là tiềm ẩn.
Để bảo vệ và phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên góp phần bảo vệ cảnh quan,
môi trƣờng sống cho hôm nay và mai sau, ngoài việc làm tốt công tác bảo vệ diện
tích rừng hiện còn. Khu Bảo tồn cần thiết phải xây dựng riêng cho mình một
chƣơng trình bảo tồn và phát triển tính đa dạng sinh học đang bị hủy hoại vì điều đó
không chỉ có ý nghĩa bảo tồn nguồn gen các loài thực vật quý hiếm cho Điện Biên,
cho đất nƣớc mà còn góp phần tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên môi
trƣờng cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Nhằm mục tiêu đánh giá tính đa dạng hiện trạng tài nguyên thực vật thân gỗ
làm cơ sở đề xuất cho công tác bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên trong Khu
Bảo tồn, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu tính đa dạng thực vật
thân gỗ tại khu Bảo tồn thiên nhiên Mƣờng Nhé, tỉnh Điện Biên".


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các vấn đề về đa dạng sinh học
1.1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học


Từ xa xƣa con ngƣời đã biết khai thác tài nguyên sinh vật để phục vụ
cuộc sống và sự phát triển của mình; Nhờ tiếp cận với tự nhiên họ đã biết
phân loại sinh vật để nhận biết và khai thác chúng một cách có hiệu quả.
Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, kinh tế và nhu
cầu mà con ngƣời càng ham hiểu biết về thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, càng
hiểu biết sâu về thế giới sinh vật con ngƣời càng khai thác tài nguyên sinh vật
một tận diệt, vì thế nguồn tài nguyên đa dạng sinh học ngày càng giảm sút.
Có thể nói, vấn đề nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học là một trong những
vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu trên thế giới. Tuy vậy những quan niệm về đa
dạng sinh học cũng có những điểm chƣa thống nhất, chƣa đầy đủ và chƣa rõ
ràng.
Trong chƣơng trình hành động đa dạng sinh học Việt Nam cũng nêu ra một
khái niệm về đa dạng sinh học: “Đa dạng sinh học là tập hợp tất cả các nguồn
sinh vật sống trên hành tinh gồm tổng số loài động vật và thực vật, tính đa dạng
và sự phong phú trong từng loài tính đa dạng hệ sinh thái của cộng đồng sinh
thái khác nhau, hoặc tập hợp các loài sống ở các vùng khác nhau trên thế giới
với các hoàn cảnh khác nhau”. Với định nghĩa này đã đề cập đến ba vấn đề về
đa dạng sinh học là đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái.
Trong tác phẩm “Đa dạng cho sự phát triển – Diversity for development”
của Viện tài nguyên gen thực vật quốc tế (IPGRI) đa dạng sinh học đƣợc định
nghĩa nhƣ sau: “Đa dạng sinh học là toàn bộ những biến dạng trong tất cả cơ
thể sống và các phức hệ sinh thái mà chúng sống. Đa dạng sinh học có ba mức
độ: Đa dạng hệ sinh thái, đa dạng loài và đa dạng di truyền”.


4

Hội nghị thƣợng đỉnh toàn cầu ở Rio de Janeiro (1992). Định nghĩa đó
nhƣ sau: “Đa dạng sinh học là sự biến đổi giữa các sinh vật ở tất cả mọi
nguồn, bao gồm hệ sinh thái trên đất liền, trên biển và các hệ sinh thái nƣớc

khác, sự đa dạng thể hiện trong từng loài, giữa các loài và các hệ sinh thái”.
Định nghĩa này tƣơng đối đầy đủ và rõ ràng. Từ định nghĩa trên ta có thể rút
ra đƣợc các nội dung của đa dạng sinh học là:
- Đa dạng di truyền - tức là sự đa dạng về gen và nhiễm sắc thể.
- Đa dạng về loài.
- Đa dạng về hệ sinh thái.
Bảo tồn đa dạng sinh học: là một vấn đề mang tính chiến lƣợc của các
nƣớc trên thế giới trong những năm gần đây. Hàng loạt các tổ chức trên thế
giới đã ra đời để hƣớng dẫn, giúp đỡ và tổ chức nghiên cứu đặc điểm, phân
loại nhằm bảo tồn các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Năm 1991 Wri,
Wcu, WB, WWF xuất bản cuốn “Bảo tồn đa dạng sinh học thế giới”
(Conserving the World’s biological diversity) hay IUCN, UNEP, WWF xuất
bản cuốn “Hãy cứu lấy trái đất” (Caring for the earth), cũng trong thời gian
đó Wri, IUCN, UNEP đã xây dựng chiến lƣợc đa dạng sinh học và chƣơng
trình hành động. Nhìn chung các cuốn sách đều hƣớng đến việc đề ra chiến
lƣợc, phƣơng pháp để bảo tồn.
1.1.2. Tầm quan trọng đa dạng sinh học

Giá trị của ĐDSH là không thể thay thế đối với sự tồn tại và phát triển
của thế giới sinh học trong đó có con ngƣời, với kinh tế, xã hội, văn hoá và
giáo dục, cụ thể:
- Giá trị sinh thái và môi trường
- Bảo vệ tài nguyên đất và nước
- Điều hòa khí hậu
- Phân hủy các chất thải


5

- Giá trị kinh tế

- Giá trị xã hội và nhân văn
1.1.3. Các giải pháp bảo tồn

Nghiên cứu của Berkmuller và các cộng sự năm 1992 (Berkmuller.,
1992) cho rằng việc nâng cao nhận thức và mối quan tâm của cộng đồng địa
phƣơng đối với bảo tồn thiên nhiên và các hoạt động có liên quan là rất quan
trọng. Tác giả cho rằng nếu không nâng cao nhận thức trong nhóm mục tiêu
về các giá trị sinh thái và giá trị vô hình của khu bảo tồn thiên nhiên thì rừng
sẽ tiếp tục bị xem nhƣ là một tài nguyên có thể khai thác. Để thực hiện thành
công những giải pháp dài hạn cho những vấn đề về môi trƣờng, cần đƣa các
giá trị của môi trƣờng vào trong các chƣơng trình giáo dục.
Việc xây dựng các qui tắc và qui định cho vùng đệm, vùng tái sinh và
vùng lõi của khu BTTN với sự tham gia của các cộng đồng và chính quyền
địa phƣơng đã đƣợc (Gilmour. et al., 1999), (Dang Dinh Tran., 1997),
(Mackinnoon., 1986), (Sayer., 1991) đề xuất một số hƣớng dẫn cho các vùng
quản lý khác nhau: cấm đốt thảm thực vật trong vùng đệm, tránh trồng những
loại cây dễ bắt lửa, cấm đƣa vào trong vùng đệm các loài thực vật có nhiều
khả năng xâm lấn hay đe doạ khu vực bảo tồn. Cấm bất kỳ một hành động
nào có khả năng đe doạ các loài có nguy cơ tuyệt chủng trong khu bảo tồn.
Về chính sách lâm nghiệp, Sheppherd G (1986) cho rằng đối với cộng
đồng dân cƣ sống trong và gần các khu bảo tồn thiên nhiên, một giải pháp đề
nghị là cho phép ngƣời dân địa phƣơng củng cố quyền lợi của họ theo cách
hiểu của các hệ quản lý nông nghiệp hiện đại, bằng cách trồng cây, cho và
nhận đất, Nhà nƣớc cần xác định rõ các quyền lợi chính trị của dân trên mảnh
đất mà họ nhận, với mục đích tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập và
giảm tác động đến tài nguyên rừng.


6


Ở Canada, trong bài viết của Sherry, E.E. (1999) về sự hợp tác quản lý
tại vƣờn quốc gia Vutut (vừa là một khu bảo tồn thiên nhiên vừa là khu di sản
văn hoá của ngƣời thổ dân vùng Bắc cực), liên minh giữa chính quyền và thổ
dân đã làm thay đổi chiều hƣớng bảo tồn tự nhiên hoang dã và tăng giá trị của
vƣờn quốc gia.
Chƣơng trình hỗ trợ đa dạng sinh học (The Biodiversity Support
Program, BSP) (2000) đã thực hiện nhiều dự án với mục tiêu nhằm đạt đƣợc
tác động thật sự đối với bảo tồn. Những nghiên cứu bƣớc đầu đã chỉ ra một số
điều kiện thành công của bảo tồn: Một là, mục tiêu bảo tồn phải đƣợc thảo
luận, đàm phán và nhất trí bởi tất cả các chủ thể hoặc đối tác có liên quan. Hai
là, các hoạt động bảo tồn phải xác định và hỗ trợ các lợi ích và nhu cầu địa
phƣơng. Ba là, nhận thức, kiến thức về bảo tồn đa dạng sinh học sẽ dẫn đến
động lực, nhƣng động lực không thì chƣa đủ. Để biến ý tƣởng thành hành
động thì con ngƣời phải có đầy đủ kỹ năng và năng lực cần thiết.
(Salafsky, 2000) trong Biodiversity Support Program, Washington, DC,
USA, 2000 cho rằng vào những năm 90 của thế kỷ trƣớc, các nhà bảo tồn bắt
đầu phát triển một cách tiếp cận mới nhằm đáp ứng nhu cầu về lợi ích kinh tế
và bảo tồn. Sinh kế sẽ giúp cho bảo tồn đa dạng sinh học chứ không phải cạnh
tranh với nhau. Hơn nữa chiến lƣợc này công nhận vai trò của ngƣời dân địa
phƣơng trong bảo tồn đa dạng sinh học. Cũng trong chiến lƣợc này, các nhà
bảo tồn có thể giúp cho ngƣời dân địa phƣơng khai thác, sử dụng lâm sản ngoài
gỗ (LSNG) hoặc phát triển du lịch sinh thái.
Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF and Macroeconomics
Program Office, 2001) đã đƣa ra một thông điệp chung rất đơn giản: “Hoạt
động bảo tồn phải đề cập đến vấn đề xoá đói giảm nghèo nhƣ là một phần
quan trọng của chính sách bảo tồn tài nguyên rừng”.


7


1.2. Tình hình nghiên cứu tính đa dạng thực vật
1.2.1. Trên thế giới

Bảo tồn và sử dụng hợp lý các tài nguyên sinh học đã trở thành một
chiến lƣợc chung trên toàn cầu. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hƣớng dẫn
việc đánh giá bảo tồn đa dạng sinh học nhƣ: Công ƣớc ĐDSH; Hiệp Hội bảo
tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Chƣơng trình môi trƣờng liên hợp quốc
(UNEP), Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), Viện Tài nguyên di truyền
quốc tế (IPGRI), ... Nhiều hội nghị và hội thảo đƣợc tổ chức và nhiều quốn
sách mang chỉ dẫn về công tác bảo tồn và phát triển ĐDSH đƣợc xuất bản
nhằm cung cấp những kiến thức rộng lớn về bảo tồn và phát triển ĐDSH và
rất nhiều công ƣớc Quốc tế đã đƣợc nhiều Quốc gia tham gia thực hiện.
Với tốc độ phát triển kinh tế xã hội và áp lực gia tăng dân số ngày càng
tăng, cùng với việc sử dụng không hợp lý và sự quản lý yếu kếm của tài
nguyên rừng, sự suy thoái, mất mát về ĐDSH hiện nay là đáng lo ngại mà
nguyên nhân chủ yếu là do con ngƣời khai thác và sử dụng thiên nhiên không
hợp lý đã làm cho nhiều loài đứng trƣớc nguy cơ bị tiêu diệt hoặc biến mất.
Để bảo tồn ĐDSH nói chung và bảo tồn loài nói riêng theo hƣớng phát
triển bền vững, những năm gần đây ở mỗi nƣớc, mỗi khu vực đều tìm tòi, thử
nghiệm và lựa chọn cho mình một chiến lƣợc và chính sách quản lý tài
nguyên hợp lý, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội, điều kiện tự
nhiên và tập quán canh tác của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia mà hình thành lên
một hệ thống quản lý tài nguyên khác nhau. Hiện nay trên thế giới đang sử
dụng hai phƣơng pháp bảo tồn ĐDSH, đó là:
+ Bảo tồn nguyên vị (in situ)
Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phƣơng pháp và công cụ nhằm mục đích
bảo vệ các loài, các chủng, các sinh cảnh và các hệ sinh thái trong điều kiện
tự nhiên. Tùy theo đối tƣợng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi.



8

Thông thƣờng bảo tồn nguyên vị thƣờng đƣợc thực hiện bằng cách thành lập
các khu bảo tồn và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp. Ngoài ra theo
Chƣơng trình phát triển Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (
UNESCO) còn có Khu Di sản thế giới, và theo Công ƣớc RAMSAR còn có
KBT Đất ngập nƣớc RAMSAR. Tuy nhiên bảo tồn nguyên vị còn bao gồm cả
các công việc quản lý các động thực vật hoang dã, các nguồn TNTN ngoài
các KBT. Trong nông nghiệp, lâm nghiệp bảo tồn nguyên vị đƣợc hiểu là bảo
tồn các loài giống, loài cây trồng và cây rừng đƣợc trồng tại vùng đồng ruộng
hoặc các khu rừng trồng.
+ Bảo tồn chuyển vị (es situ)
Bảo tồn chuyển vị bao gồm các biên pháp di dời các loài cây, con và các
vi sinh vật ra khỏi môi trƣờng sống thiên nhiên của chúng. Mục đích của việc
di dời này là để nhân giống, lƣu giữ nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong
trƣờng hợp: Nơi sinh sống bị suy thoái hay hủy hoại không thể lƣu giữ lâu
hơn các loài nói trên, dùng để làm vật liệu cho công tác nghiên cứu, thực
nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng.
Bảo tồn chuyển vị bao gồm các vƣờn thực vật, các bể nuôi thủy sản, các bộ
sƣu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hành hạt giống, bộ sƣu tập các chất
mầm, mô cấy, ... Do các sinh vật hay các phần của cơ thể sinh vật đƣợc lƣu
giữ trong môi trƣờng nhân tạo, nên chúng bị tách khỏi quá trình tiến hóa tự
nhiên. Vì thế mà mối liên hệ gắn bó giữa các bảo tồn chuyển vị với bảo tồn
nguyên vị rất bổ ích cho công tác bảo tồn và phát triển loài cũng nhƣ phát triển
đa dạng sinh học.
1.2.2. Ở Việt Nam
Thực vật thân gỗ là các loài thực vật có thể sản xuất ra gỗ bao gồm
những cây có thân chính phát triển cao rồi mới phân cành nhánh, đây là
những loài đóng vai trò “Lập quần” để kiến tạo ra các quần xã thực vật, đa



9

dạng về tổ thành và cấu trúc; Ngoài ra những loài cây bụi, cây leo, tre nứa,
cau dừa và dƣơng xỉ có thân hóa gỗ cũng tham gia tổ thành của các trạng thái
rừng, kiểu rừng khác nhau và có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng.
Việt Nam là nƣớc có đa dạng sinh học cao, là một trong 10 trung tâm đa
dạng sinh học quan trọng của thế giới và đƣợc thể hiện qua sự phong phú của
nguồn gen, số lƣợng loài, các kiểu cảnh quan, các hệ sinh thái và vùng địa lý
sinh học.
Ở nƣớc ta, trong “Thực vật chí đại cƣơng Đông Dƣơng” và các tập tài
liệu khoa học bổ sung tiếp theo đã mô tả và ghi nhận có khoảng 240 họ với
7.000 loài thực vật bậc cao có mạch. Những năm gần đây, nhiều nhà thực vật
dự đoán con số đó có thể lên tới 10.000 đến 12.000 loài.
Phan Kế Lộc (1998) đã xác định hệ thực vật Miền Bắc Việt Nam có
5.609 loài thuộc 1.660 chi và 240 họ.
Thái Văn Trừng (1978) thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài
thực vật bậc cao có mạch thuộc 1.850 chi, 289 họ.
Phạm Hoàng Hộ (1991 – 1992) trong công trình “Cây cỏ Việt Nam” đã
thống kê đƣợc số loài của hệ thực vật Việt Nam đạt 10.500 loài gần trùng với
số lƣợng 12.000 loài theo dự đoán của nhiều nhà thực vật học.
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã thống kê thành phần loài của Vƣờn quốc
gia Tam Đảo với 2.000 loài, trong đó có 904 loài cây có ích thuộc 478 chi,
213 họ thuộc 3 ngành: Dƣơng xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Các loài này đƣợc xếp
thành 8 nhóm có giá trị khác nhau. Năm 1998, khi nghiên cứu về họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae) ở Việt Nam, ông thu đƣợc 156 loài trong tổng số 425 loài
của họ Thầu dầu ở Việt Nam chia làm 7 nhóm theo cách sử dụng.
Thái Văn Trừng (1998) khi nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam đã có
nhận xét về tổ thành loài thực vật của tầng cây bụi nhƣ sau: trong các trạng
thái thảm khác nhau của rừng nhiệt đới Việt Nam, tổ thành loài của tầng cây



10

bụi chủ yếu có sự đóng góp của các chi Psychotria, Prismatomeris, Pavetta
(họ Cà phê – Rubiaceae); chi Tabernaemontana (họ Trúc đào –
Apocynaceae); chi Ardisia, Maesa (họ Đơn nem – Myrsinaceae).
Nguyễn Nghĩa Thìn (1998) khi tổng kết các công trình nghiên cứu về
khu hệ thực vật ở Việt Nam đã ghi nhận có 2.393 loài thực vật bậc thấp và
11.373 loài thực vật bậc cao thuộc 2.524 chi, 378 họ.
- Tổng kết các công bố về hệ thực vật Việt Nam (Bộ tài nguyên và Môi
trƣờng, 2009) đã ghi nhận có 13.766 loài thực vật trong đó, có 2.393 loài
thực vật bậc thấp và 11.373 loài thực vật bậc cao. Trong đó có 10% loài quý
hiếm và 3% loài đặc hữu.
- Hiện nay, ở Việt Nam, tình trạng suy giảm số lƣợng cá thể các loài, đặc
biệt là các loài quý hiếm, có giá trị khai thác ngày càng tăng, năm 2007, theo
tiêu chuẩn mới của IUCN, Sách đỏ Việt Nam đƣợc các nhà khoa học soạn
thảo lại. Trong đó, đáng chú ý là cứ mỗi lần ban hành Sách đỏ Việt Nam, số
lƣợng các loài động, thực vật đƣợc đƣa vào dang mục đều cao hơn lần trƣớc
(phần thực vật: 1996 là 356 loài; 2004 là 450 loài; 2007 là 464 loài). Nhƣ vậy,
chúng ta đã dần đánh mất một kho tàng nguồn gen động thực vật hoang dã
quý hiếm, đánh mất lá phổi xanh của nhân loại và đánh mất những cỗ máy
giúp điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trƣờng sống cho tất cả các loài sinh vật trên
trái đất.
1.2.3. Nghiên cứu thực vật tại Khu BTTN Mường Nhé

Năm 2008 Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên đã phối hợp với các
chuyên gia thực vật của trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Viện Điều tra Quy
hoạch rừng điều tra sơ bộ hiện trạng động, thực vật rừng trong khu vực 5 xã:
Sín Thầu, Leng Su Sìn, Chung Chải, Mƣờng Nhé và xã Nậm Kè. Hoàn thành

chuyên đề về thực vật tiến đến thành lập Khu Bảo tồn. Kết quả của đợt điều
tra này các chuyên gia đã tìm đƣợc 740 thực vật bậc cao có mạch, thuộc 500


11

chi của 156 họ, trong 5 ngành thực vật: Thông đất, Mộc tặc, Dƣơng xỉ, Hạt
trần và hạt kín.
Tại khu Bảo tồn thiên nhiên Mƣờng Nhé, hiện nay chƣa có một nghiên
cứu nào về dạng sống, công dụng, phân bố của hệ thực vật; qua các đợt điều
tra, tìm hiểu về khu hệ thực vật tại Khu Bảo tồn đã thực hiện trƣớc kia chỉ chú
ý đến số lƣợng loài và lập ra một bản danh lục thực vật sơ bộ chƣa đi sâu vào
nghiên cứu thảm thực vật.
Nghiên cứu này là đề tài góp phần phân tích về tính đa dạng về thành
phần loài, công dụng, dạng sống và phân bố một số cây gỗ quý hiếm trong
Sách Đỏ Việt Nam tại khu Bảo tồn thiên nhiên Mƣờng Nhé.


12

Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá đƣợc tính đa dạng loài cây gỗ tại Khu BTTN Mƣờng Nhé, từ
đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu vực nghiên cứu.
1.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Phản ánh đƣợc tính đa dạng thực vật thân gỗ, đặc điểm phân bố và

cấu trúc rừng tại khu BTTN Mƣờng Nhé.
- Đề xuất đƣợc một số giải pháp bảo tồn hiệu quả tài nguyên thực vật
thân gỗ tại khu BTTN Mƣờng Nhé.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

* Đối tượng nghiên cứu: Thực vật thân gỗ tại khu Bảo tồn thiên nhiên
Mƣờng Nhé, tỉnh Điện Biên.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: chỉ tập trung nghiên cứu thực vật thân gỗ.
- Về không gian: chọn 02 xã điển hình (Nậm Kè và Mƣờng Nhé) để tiến
hành điều tra, khảo sát và đánh giá.
- Về thời gian: đánh giá tại thời điểm điều tra năm 2016.
2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu đa dạng về thành phần loài, dạng sống và giá trị sử dụng
của hệ thực vật thân gỗ tại khu BTTN Mƣờng Nhé, tỉnh Điện Biên.
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố và cấu trúc rừng ở một số trạng thái.
- Đánh giá các tác động gây ảnh hƣởng thực vật thân gỗ tại ở KBTTN
Mƣờng Nhé.


13

- Đề xuất một số giải pháp cho công tác bảo tồn và quản lý tài nguyên
thực vật rừng ở KBTTN Mƣờng Nhé.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp luận

Hệ sinh thái đƣợc cấu tạo từ quần xã sinh vật và sinh cảnh hay cụ thể
hơn đó là các đơn vị của tự nhiên nhƣ ngoại mạo, thổ nhƣỡng, khí hậu… và

sự đa dạng của các hệ sinh thái mà trƣớc hết là sự đa dạng của lớp phủ thực
vật có vai trò quyết định. Thảm thực vật vừa là mái nhà chung, vừa là nơi
cung cấp nguồn thức ăn, dƣỡng khí cho tất cả các sinh vật khác do đó nó có
vai trò quyết định sự tồn tại, sinh sống và phát triển của cả hệ sinh thái. Vì
vậy, đối với công tác nghiên cứu đa dạng và cụ thể ở đây là đa dạng thực vật
thì bƣớc đầu tiên là sự đánh giá về thảm thực vật. Sự đa dạng của thảm thực
vật sẽ quyết định mức độ phong phú về thành phần loài và các dấu hiệu khác.
Đó cũng là cơ sở giúp định hƣớng trong công tác bảo tồn. Và vì vậy, việc
nghiên cứu các ô tiêu chuẩn theo từng đai cùng trên 1 đơn vị diện tích là hết
sức cần thiết, là cơ sở để xác định sự đa dạng về thảm thực vật, xác định sự đa
dạng về thành phần loài cũng nhƣ sự biến đổi và phụ thuộc của thực vật so
với sự biến đổi về độ cao của địa hình.
2.4.2. Phương pháp kế thừa

- Kế thừa các tài liệu và bản đồ hiện trạng về thảm thực vật rừng khu
BTTN Mƣờng Nhé.
- Kế thừa các công trình có liên quan của các nhà khoa học đã nghiên
cứu tại khu BTTN Mƣờng Nhé trong những năm trƣớc đây kể cả các văn bản,
các cuộc hội nghị, hội thảo, các chƣơng trình, kế hoạch hành động….
- Kế thừa báo cáo dự án xây dựng Khu BTTN Mƣờng Nhé, huyện
Mƣờng Nhé, Tỉnh Điện Biên (2008)
- Sử dụng tên cây rừng trong cuốn "Tên cây rừng Việt Nam" (2000) và
trong "Sách đỏ Việt Nam" 2007 (phần thực vật).


×