Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG tại xã hòa VANG đà NẴNG (4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 99 trang )

LỜI CẢM ƠN
Mới năm nào còn bỡ ngỡ vào trường mà giờ đây chúng em đã trở thành sinh viên
năm 3 dưới mái trường Sư Phạm này rồi. Trên thực tế không có sự thành công nào mà
không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp
của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay,chúng em
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với
lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Tâm Lý – Giáo
Dục đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho
chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Với thời gian gần 5 tuần thực hành tại thôn Dương Sơn, Xã Hòa Tiến, Huyện Hòa
Vang, Tp Đà Nẵng dưới sự dẫn dắt của Ts Nguyễn Thị Hằng Phương chúng em đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo chính quyền thôn cùng với sự yêu mến của người dân
nơi đây đã góp phần giúp nhóm chúng em hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thực hành lần này.
Để có được thành quả ngày hôm nay chúng em xin cảm ơn các thầy các cô đã
truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm, những kỹ năng cần thiết để nhóm chúng em có
thể học tập và thực hành tốt tại cơ sở. Chúng em 1 lần nữa xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
thầy cô khoa Tâm Lý – Giáo dục, đặc biệt là thầy cô trong tổ Công Tác Xã Hội cùng với
giáo viên kiểm huấn Nguyễn Thị Hằng Phương đã luôn đồng hành và giúp đỡ chúng em
trong quá trình học tập cũng như thực hành.
Nhóm chúng em cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ chính quyền Xã Hòa
Tiến nói chung và thôn Dương Sơn nói riêng đã tạo mọi điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ
chúng em trong thời gian thực hành tại thôn và ngay cả khi nhóm rời thôn thì các cô các
chú vẫn rất tận tình chỉ bảo nhóm. Cám ơn những người dân tuyệt vời thôn Dương Sơn
đã dành những tình cảm tốt đẹp cho nhóm để rồi khi xa vẫn nhớ đến nhau thật nhiều.
Mặc dù có nhiều cố gắng song do đây là đợt thực hành với nhiều nội dung mới và
khó khăn, bên cạnh đó lại phải tiếp cận, làm việc với một cộng đồng dân cư có nhiều vấn
đề, nhiều nhu cầu, nhiều đặc trưng, nhiều trình độ khác nhau nên không thể tránh khỏi
thiếu sót cả về nội dung lẫn hình thức. Kính mong các thầy cô giáo chỉ bảo, đóng góp ý
kiến để những bản báo cáo thực tập sau của chúng em được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
1




LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, có rất nhiều định nghia khác nhau về CTXH. Nhưng theo liên đoàn
CTXH chuyên nghiệp quốc tế( họp ở Canada_2007) cho rằng: CTXH là một hạt
động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự thay đổi của xã hội, bằng sự tham gia vào quá
trình giải quyết các vấn đề xã hội ( Vấn đề nảy sinh trong các mối quân hệ xã hội),
vào quá trìn tang cường năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, nhóm
và cộng đồng. CTXH đã giúp cho con người phát triển đầy đủ và hài hòa hơn đem
lại cuộc song tốt đẹp hơn cho mọi người dân.
Như vậy, theo định nghĩa trên thì ngoài cá nhân một con người ra thì CTXH luôn
phải coi nhóm và cộng đồng như một phương pháp hoạt động. Và tất yếu, chương
trình đào tạo nhan viên công tác xã hội chuyên nghiệp ngoài lý thuyết, kĩ năng
được giảng dạy trên giảng đường thì cần được trải qua quá trình thực tế, thực tập
những phương pháp ấy.
Sau đượt thực hành lần thứ nhất và thứ hai tại trường học và trung tâm bảo trợ trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng về nội dung CTXH với cá nhân và CTXH với nhóm thì
lần này 69 sinh viên lớp 14CTXH – Khoa Tâm lí Giáo dục bước vào đợt thực hành
thứ ba với nội dung phát triển cộng đồng. Sinh viên lớp được chia thành 3 nhóm
lớn phân về 3 xã khác nhau. Nhóm I chúng em gồm có 23 thành viên dưới sự
hướng dẫn của cô TS. Nguyễn Thị Hằng Phương chia thành 2 nhóm nhỏ về xã Hòa
Tiến, huyện Hòa Vang. Trong đó nhóm em gồm 12 thành viên được phân về thôn
Dương Sơn – xã Hòa Tiến – huện Hòa Vang – TP Đà Nẵng. Thực chất của đợt thực
hành này không phải làm CTXH với nhóm mà chỉ là tổ chức theo nhóm để làm
việc và hoạt đọng tại một cộng đồng nhất định.
Trong chuyến thực tế lần này, nhóm chúng em – những nhân viên công tác xã hội
của tương lai lại được thể hiện năng lực của mình trong việc khai thác tiềm năng và tăng
năng lực cho cộng đồng thôn Dương Sơn, khác với lần thực tế trước, lần này nhóm chúng
em sẽ được làm việc với cả một cộng đồng người bao gồm trẻ nhỏ, thanh niên, người lớn,
người già. Đây là cơ hội tốt để nhóm chúng em được cọ xát, trau dồi với thực tế, củng cố

những gì mà chúng em học được bao gồm kiến thức – kĩ năng – phương pháp và năng
2


lực thực hành, đồng thời bù đắp kịp thời lỗ hỏng một cách tốt nhất. Tuy nhiên đây cũng là
một thách thức.Do vậy, mỗi thành viên nhóm chúng em phải nỗ lực, cố gắng thật nhiều,
biết phối hợp với nhau trong quá trình làm việc để đem lại kết quả tốt nhất. Chuyến thực
tế này tuy còn nhiều ngỡ ngàng nhưng đã giúp mỗi thành viên chúng em có được những
trải nghiệm mới, cảm xúc mới, cái nhìn mới, và để lại trong chúng em rất nhiều ý nghĩa
và bài học đắt giá về mặt “chuyên môn” cũng như là “ đối nhân xử thế”.
Trong quá trình thực tế, ngoài một số thuận lợi nhóm chúng em đã gặp không ít
khó khăn và thách thức. Nhưng dưới sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của cô giáo Nguyễn
Thị Hằng Phương, thầy Bùi Đình Tuân, ban lãnh đạo thôn đặc biệt là bác Tiến – Trưởng
thôn,cùng với người dân nhóm chúng em cũng đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Bài
báo cáo của nhóm chúng em đã hoàn thành bằng sự nổ lực, cố gắng, nghiêm túc trong
công việc và bằng “ tình yêu nghề” của tất cả các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên vẫn
không thể tránh khỏi những sai sót, nhóm chúng em cũng thiết tha mong được sự đóng
góp ý kiến của quý thầy cô để bài báo cáo của nhóm chúng em được hoàn thiện và sâu
sắc hơn.
Nhóm sinh viên chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!
Đà Nẵng, ngày tháng năm 20
Nhóm sinhviên gồm:
Đoàn Văn Trung
Phạm Thị Thu Hiền
Lê Thị Hồng Linh
Trương Thanh Thúy
Cao Thị Hòa
Nguyễn Mỹ Hoa
Nguyễn Thị Kim Phụng
Nguyễn Thị Mỹ Phúc

Nguyễn Thị Thịnh Tâm
Phan Thị Như Lý
3


Nguyễn Thị Mỹ Duyên
Lê Thị Thùy Trinh

4


PHẦN I: KẾT QUẢ THỰC HÀNH CỦA NHÓM
A –HỒ SƠ CỘNG ĐỒNG
1. Khía cạnh địa lý – môi trường

 Khía cạnh địa lý
Xã Hòa Tiến nằm về phía Đông Nam huyện Hòa Vang, cách trung tâm thành phố Đà
Nẵng khoảng 15km và trung tâm hành chính huyện Hòa Vang khoảng 5,6km


Phía Đông giáp với xã Hoà Châu



Phía Tây giáp với xã Hoà Phong và Hoà Khương



Phía Nam giáp với xã Điện Tiến ( Tỉnh Quảng Nam)




Phía Bắc giáp với xã Hoà Thọ Tây (quận Cẩm Lệ)
Với tổng diện tích 1.394 ha, trong đó đất nông nghiệp 807 ha. Hòa Tiến bao gồm hầu

như tất cả các loại hình: núi, đồi, sông lạch, đồng quê, nỗng cát....Hiện xã có 12 thôn,
Thôn Dương Sơn là một trong các thôn đó.
Dương Sơn là thôn nằm ở vị trí đầu ở xã Hoà Tiến, dù là ở ngoại thành nhưng đời
sống người dân vẫn còn đậm nét thôn quê với những cánh đồng lúa có bay thẳng cánh.
Thôn Dương Sơn nằm giáp ranh giới xã Hòa Châu, có đường ĐT 605 và đường sắt Bắc
Nam đi ngang. Vào năm 2000, từ khi con đường DT605 được khánh thành người dân
trong thôn ở tuyến đường này có vị trí địa lý khá thuận lợi để làm ăn buôn bán, kinh
doanh các dịch vụ, thương mại… Khu dân cư ở đây khá đông đúc, nhà cửa san sát nhau.
Ngoài đường lộ có các nhà cao tầng để kinh doanh các dịch vụ gồm tổ dân phố 3 và 4.
Trong đường làng, các ngôi nhà, mái đình với những bụi tre cùng ruộng lúa mênh mông
tạo nên vùng quê yên ả là tổ dân phố 1 và 2. Thôn Dương Sơn cũng là quê hương của bác
Nguyễn Bá Thanh – người có công rất lớn trong việc xây dựng và phát triển thành phố
Đà Nẵng của chúng ta, nơi đây đã sản sinh ra nhiều con ưu tú cuả đất nước.

 Khía cạnh môi trường
Từ ngày đầu tiên được tiếp cận với thôn Dương Sơn nhóm đã nhận thấy được môi
trường ở đây rất sạch sẽ, người dân rất có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống của
mình. Là thôn nhiều năm liên tiếp đạt được danh hiệu “thôn văn hoá”, thôn Dương Sơn
5


đáp ứng đủ tiêu chí về đảm bảo vệ sinh môi trường. Ban lãnh đạo thôn, các đoàn thể
thành viên vận động nhân dân nêu cao ý thức về vệ sinh môi trường. Duy trì tốt phong
trào “ Ngày chủ nhật xanh, sạch, đẹp” trên địa bàn. Hiện nay ở thôn đã thành lập được
câu lạc bộ môi trường do chi hội cựu chiến binh đảm nhận và đã tổ chức thu gom rác đến

tận nhà, phần nào giải quyết được việc đổ rác sinh hoạt ở thôn. Hiện chi hội nông dân và
chi hội cựu chiến binh đã đảm nhận 02 đoạn đường “An toàn, xanh, sạch, đẹp”. Trong
thôn hiện nay có 95% số hộ được sử dụng nước sạch. Tóm lại cảnh quang môi trường ở
thôn ngày càng được khang trang sạch đẹp. Từ những kết quả đạt được trong quá trình
thực hiện Chỉ thị 43-CT/TU của Thành ủy Đà Nẵng về việc “Năm văn hóa, văn minh Đô
thị 2015” . Theo chỉ đạo của cấp xã, ban lãnh đạo thôn tiếp tục kêu gọi người dân thực
hiện “Năm văn hóa , văn minh Đô thị 2016”. Nhìn chung nhiều người dân thực hiện khá
tốt, nhưng vẫn còn một số hộ chưa đảm bảo các tiêu chí như : chưa treo cờ trong các dịp
lễ lớn, chưa có thùng rác trước nhà và đúng nơi quy định, còn các bảng quảng cáo rao vặt
dán lên các cột điện, bồn hoa chưa được chăm sóc tốt, phơi quần áo ngoài đường lộ…
Ban lãnh đạo thôn luôn quan tâm và luôn nhắc nhở người dân thực hiện những việc này.
Vừa qua, lãnh đạo thôn còn đăng kí với xã xây dựng tuyến đường DT605 là tuyến đường
kiểu mẫu. Để hoàn thành được tiêu chí này, đòi hỏi mọi người trong thôn phải góp phần
chung tay và ý thức hơn nữa.
2. Khía cạnh dân cư
-

Thôn Dương Sơn là 1 trong 12 thôn thuộc ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, nằm

giáp ranh giới xã Hòa Châu, có đường ĐT 605 và đường sắt Bắc Nam đi ngang, có 9
Chư Phái Tộc.Là thôn có địa bàn và dân cư khá phức tạp, dân cư ở các nơi về mua
đất sống lẫn nhau, sống xen lẫn cùng thôn bạn Yến Nê 1.
-

Thôn Dương Sơn có diện tích tự nhiên là 252,8 ha, nhìn theo sơ đồ ta có thể thấy thôn

được chia thành 4 tổ dân cư, có tổng số hộ sống trên địa bàn thôn có 263 hộ, có 1029
nhân khẩu, trong đó số hộ đăng ký thường trú là 251 hộ, có 939 khẩu, số hộ tạm trú là 31 hộ,
có 70 khẩu.Tính theo tuổi có quyền được bầu cử trong năm 2016 thì có 415 nữ và 428 nam.
-


Độ tuổi từ 0 đến 17 chiếm 18,07% dân số của thôn với tổng số là 186 người.

-

Độ tuổi từ 18 đến 55 chiếm 62,98% tổng dân số với 648 người.

-

Độ tuổi từ 55 trở lên chiếm tỉ lệ với 18,95% tương đương với 195người

6


Đại bộ phận nông dân sản xuất nông nghiệp của thôn chỉ có 30%, 70% lao động tự
do, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán, dịch..v.v.Thông qua sơ đồ thôn chúng ta có thể nhận
thấy dân cư đang tập trung ở khu vực trên trục đường DT 605 tức là ở tổ 3, tổ 4 và dường
như người dân ở đây họ cũng tập trung vào kinh doanh dịch vụ, buôn bán nhỏ….còn dân
cư sống thưa thớt ở khu vực tổ 1, tổ 2 người dân khu vực này thì vẫn còn chú trọng phát
triển nông nghiệp vì phần lớn người dân ở đây còn trồng lúa và chăn nuôi gia súc, gia
cầm. Chúng ta cũng có thể nhận thấy diện tích trồng lúa ở đây còn ít
-

Năm năm qua số hộ nghèo ở thôn đã giảm đáng kể, hiện nay còn 4 hộ nghèo, 7 hộ cận

nghèo, không có hộ đặc biệt nghèo, hộ ở nhà tạm.
-

Cánh Nam có dường ĐT 605 đi qua nên có nhiều Internet điện tử, quán cafe, quán


nhậu, quán ăn uống….nên tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội có nhiều diễn
biến phức tạp, trộm cắp, rượu chè, cờ bạc, đánh nhau gây rối trật tự thường xảy ra.
-

Từ những gì chúng tôi tìm hiểu thì biết được dân số của thôn thuộc diện trẻ hóa. Số

lượng người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao nhất, số lượng trẻ em trong thôn cũng
chiếm tương đối nhiều, người già có số lượng ít. Được biết từ năm 2000 đến năm 2005,
trẻ em ít vì tỉ lệ sinh thấp. Tuy nhiên, từ năm 2006 trở về sau, tình hình sinh sản ở thôn
bắt đầu có sự chuyển biến theo chiều hướng tăng dần, nhiều nhà sinh ba con. Phối hợp
với cán bộ dân số thôn vận động nhân dân không sinh con thứ 3. Thực hiện các biện pháp
tránh thai đôi với các đối tượng sinh đẻ. Hàng năm đối tuợng sinh con thứ 3 ngày mỗi
giảm dần, chất lượng dân số ngày một nâng cao. Tỉ lệ nam nữ ở thôn sắp sỉ tương đương
nhau, nam nhiều hơn một chút. Đa số người dân thôn Dương Sơn đều ở nhà kiên cố.
-

Nhìn chung đời sống nhân dân trong thôn những năm qua cơ bản ổn định, có phần

được nâng cao hơn. Luôn tin tưởng và chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng
chính sách pháp luật nhà nước, tham gia tích cực các phong trào do chính quyền, mặt trận
tổ quốc phát động. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, bộ mặt
nông thôn ngày càng đổi mới. Mặt trận đoàn thể luôn phát huy vai trò, trách nhiệm của
mình trong việc đoàn kết tập hợp, tuyên truyền vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào
thi đua. Phát triển kinh tế xã hội- an ninh- quốc phòng và hưởng ứng phong trào xây
dựng nông thôn mới.

7


Hình 1: Sơ đồ dân cư thôn Dương Sơn

3. Khía cạnh kinh tế
Trong năm qua Hội Nông dân đã khẳng định vị trí vai trò cùa mình trong nhiệm
8


vụ phát triển kinh tế hộ gia đinh là hàng đầu, đã vận động bà con nông dân tham gia các
lớp tập huấn các lớp như chăn nuôi, làm nấm, nuôi heo nái sinh sản sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật, trồng rau an toàn, tham gia các buổi Hội thao đầu bờ về các loại lúa giống
thuần theo địa phương như Xi 23, NX 30 khang dân đột biến và các loại giống khác do
BND thôn đề ra, nên trong năm vừa qua đã chuyển đối một số giống phù hợp với thổ
nhưỡng cho năng suất cao, đời sống bà con nông dân được nâng lên.
Tranh thủ sự chỉ đao của trạm thú y huyện Hòa Vang chỉ đạo trực tiếp của UBND
xã Hòa Tiến và họp cấp trên, trong công tác tiêm phòng và bơm thuốc khử trùng trong
chăn nuôi, chi hội đã đảm nhận chủ động dẫn thú y huyện xuống thôn tiêm vacxin lở
mồm long móng và tụ huyết trùng cho trâu bò, heo nái sinh sản tiêm vacxin dịch cúm
gia cầm cho gà, vịt, ngang ngỗng đủ 2 đợt trong năm, công tác phòng chống dịch bệnh
chi hội đã thực hiện kịp thời nên trong năm không xảy ra dịch bệnh trên địa bàn thôn.
 Đời sống kinh tế
-

Đại bộ phận nông dân sản xuất nông nghiệp của thôn chỉ có 30%, 70% lao động tự

do, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán, dịch..v.v.
-

Thôn có gần 96% số hộ có đời sống kinh tế ổn dịnh, các năm qua đã xóa hộ nghèo và

cận nghèo, hộ nghèo còn 4 hộ.
-


Trong năm 2015 trong thôn có được 13 hộ sản xuất kinh doanh giỏi, trong đó cấp

huyện 5 hộ, cấp xã 8 hộ.
-

Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thôn, nhờ sự quan tâm của trạm thú

ý huyện Hòa Vang, trực tiếp chỉ đạo của UBND xã Hòa Tiến, tiêm vắc xin định kỳ và
bơm thuốc khử trùng thường xuyên nên bà con nông dân duy trì nuôi được đàn heo 240
con, trâu 3 con, bò 14 con, về gia cầm gà 2563 con, vịt 28 con, ngan co 168 con.

 Về mặt nông nghiệp:
Theo như thống kê ở trên có khoảng 30% hộ gia đình làm nghề nông nghiệp. Như
nhóm chúng tôi tìm hiểu và khảo sát thì được biết với nghề nông nghiệp trồng lúa nước,
hằng năm người nông dân sản xuất lúa theo hai vụ là: Vụ hè thu và thu đông. Thường thì
vụ hè thu đạt năng suất và cho lãi suất cao hơn so với vụ thu đông. Trung bình khoảng 33.5 tạ/ sào với lúc được mùa; còn khi bị chuột phá, lúa bị nhiễm độc, bị sâu bọ và bị lũ lụt
mất muà là khoảng 1.5 -2 tạ/sào. Bên cạnh đó,theo như quan sát, hệ thống thủy lợi cũng
9


chưa được đảm bảo. Các kênh mương - hệ thống cung cấp nước đảm bảo cho việc lúa
phát triển chưa được chú trọng. Và cũng đã áp dụng các khoa học kĩ thuật tiên tiến như:
máy phân tổng hợp ( vừa gặt, vừa tuốt). Nhìn chung thì nghề nông nghiệp chủ yếu phục
vụ cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày theo nghĩa “ tự cung tự cấp”.

 Về công nghiệp dịch vụ:
Trong những năm gần đây nghành công nghiệp dịch vụ tại thôn phát triển mạnh,
đặc biệt là dọc theo trục đường DT 605. Các dịch vụ về mặt ăn uống như: Quán cà phê,
quán karaoke, quán bún phở,…Nỗi bật hơn là có một số hộ kinh doanh vật liệu xây dựng,
cho thuê dịch vụ đám cưới hỏi và sản xuất bia mộ với quy mô khá lớn đã đem lại lợi

nhuận cao cũng naang cao đời sống của người dân ở đây, đồng thời góp phần phát triển
kinh tế chung cho cả xã Hòa Tiến. Và ở dọc trục đường DT 605 tình hình kinh tế, đời
sống của người dân phát triển hơn ở khu vực trong thôn.
Nhìn chung, nền kinh tế của thôn ổn định và trên đà phát triển theo hướng đô thị hóa.
Tháng
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Loại

cây
Lúa nước
Đậu
phộng
Khoai
loang
Ngô
Bí đao

 Phân tích:
Từ những thông tin đã thể hiện trong bảng trên cho ta thấy được toàn bộ của thôn kể
gieo, trồng, chăm sóc cho đến khi thu hoạch các loại cây trồng.
Công việc gieo hạt, trồng cây, thu hoạch sản phẩm diễn ra chủ yếu từ tháng 1 đến tháng 7
hàng năm qua 2 vụ Đông Xuân và Hè thu, đây là thời gian hoạt động mùa vụ chính của
thôn. Những loại cây này thường được trồng vào mùa gần mùa mưa và đầu mùa xuân vì
10


thời gian này mưa làm cho đất mềm và tơi xốp dễ canh tác. Đất của thôn chủ yếu là đất
thịt, vào mùa khô tình trạng thiếu nước vẫn xảy ra, người dân trồng cây đậu vào tháng 12
và đến tháng 3 thì thu hoạch, bên cạnh đó khi trồng lúa năng suất mỗi năm đều có sự tăng
giảm do bị
4. Khía cạnh xã hội (văn hóa – giáo dục –y tế)

 Khía cạnh xã hội:
Nhìn chung đời sống nhân dân trong thôn những năm qua cơ bản ổn định, có phần
được nâng cao hơn. Luôn tin tưởng và chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng
chính sách pháp luật nhà nước, tham gia tích cực các phong trào do chính quyền, mặt
trận tổ quốc phát động. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, bộ
mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Mặt trận đoàn thể luôn phát huy vai trò, trách nhiệm

của mình trong việc đoàn kết tập hợp, tuyên truyền vận động nhân dân đẩy mạnh phong
trào thi đua. Phát triển kinh tế xã hội- an ninh- quốc phòng và hưởng ứng phong trào xây
dựng nông thôn mới.

 Về Văn hóa:
Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia xây dựng thôn văn hóa - văn minh,
nông thôn mới, đồng thời nâng cao tỷ lệ, chất lượng gia đinh văn hóa, không để phát
sinh các tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự. Tiếp tục thực hiện chủ trương “5 không – 3
có” của thành phố, chăm lo các đối tượng chính sách, người có công, làm tốt công tác
đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ tạo điều kiện cho các hộ nghèo thoát nghèo bền vững, phối
hợp với trên thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Đẩy mạnh công tác truyền thông
dân số - kế hoạch hóa gia đình, phấn đấu hoàn thành các biện pháp tránh thai và hạn chế
các trường hợp sinh con thứ 3 trở lên, không để trẻ em suy dinh dưỡng, không có bạo
lực gia đình. Thực hiện tốt nếp sống văn hóa, văn minh trong việc cưới, việc tang giữ vệ
sinh môi trường ở nơi công cộng và từng hộ gia đình, thực hiện thu gom rác thải đều
đặn. Vận động nhân dân tham gia thực hiện ngày chủ nhật xanh - sạch - đẹp, làm tốt
công tác phòng chống dịch bệnh.Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng nếp sông văn hóa, văn minh đô thị.
-

Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 33 - NQ/TW của BCH trung ương (Khóa

XI) về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững đất nước ” coi trọng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng con
11


người có nhân cách, có lối sống đẹp, văn hóa vì con người, con người để phát triển văn
hóa. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh các phong trào thi đua,
thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, nhằm xây dựng quê hương ngày càng giàu

đẹp, văn minh.
-

Người dân trong thôn có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái rất là cao, tiêu biểu

họ sống hòa đồng, không phân biệt đối xử với những người bị bệnh hiểm nghèo như
HIV/AIDS.Tinh thần tương thân tương ái còn thể hiện ở việc thực hiện các chương trình
quyên góp như hũ gạo tình thương, nuôi heo đất, ống tre tiếp sức để gây quỹ giúp đỡ
những người nghèo trong thôn cùng tiến.
-

Trong thông người dân chủ yếu là theo đạo phật, ngoài ra con có các miếu như Miếu
Bà, các Miếu, đền thờ họ, thờ dòng tộc.

-

Chính quyền địa phương cũng như các các bộ, ban lãnh đạo của thôn luôn tạo điều

kiện để tổ chức các hoạt động, chương trình khuyến khích người dân tham gia như câu
lạc bộ tập dưỡng sinh cho người cao tuổi, các cuộc thi thể thao như bóng chuyền, ….đặc
biệt thôn có một thế mạnh đó là hoạt động văn nghệ, người dân luôn tích cực tham gia
các hoạt động văn nghệ do thôn, do xã tổ chức, tham gia thi và đạt các kết quả cao.

 Giáo dục:
Trong thôn không có trường nào từ mầm non đến cấp 3, thế nên các em trong thôn
đến tuổi đi học thì sẽ đến trường thuộc các thôn khác để học. Nhìn chung tình hình kinh
tế của người dân ở đây tương đối ổn định nên vấn đề giáo dục của các em trong độ tuổi
đến trường đều được đảm bảo. 100% các em trong độ tuổi đi học đều được đến trường
đầy đủ.Không có tỉ lệ trẻ em bỏ học hàng năm.Đối với các em học sinh nghèo, có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn thì các em cũng được chính quyền địa phương quan tâm, giúp đỡ

tạo điều kiện để các em có cơ hội đến trường đầy đủ.Mặc khác, đối với con em thuộc các
gia đình mắc bệnh hiểm nghèo như HIV/AIDS thì cũng được chính quyền địa phương tạo
điều kiện để các em được đến trường, cũng như các bạn trong lớp và các phụ huyng khác
cùng hiểu từ đó hòa đồng, giúp đỡ các em cùng nhau học tập tốt.

 Y tế:
Do vị trí địa lý, thôn Dương Sơn nằm gần trung tâm xã Hòa tiến nên mọi hoạt
động chăm sóc y té cho người dân trong thôn đều được đưa đến trạm y tế xã Hòa Tiến.
12


Trạm Y tế có tổng số cán bộ: 7 nhân viên, trong đó có: 01 Bác sĩ chuyên khoa 1,
02 Y sĩ đa khoa, 02 Nữ hộ sinh trung học, 01 Điều dưỡng trung học, 01 Dược sĩ trung
học, Trạm đã phân công sắp xếp phụ trách quán lý các Chương trình Y tế cho từng nhân
viên và trạm đã hoạt động có hiệu qua, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ bệnh
nhân trong công tác khám, chữa bệnh và cấp cứu ban đầu cho nhân dân trong và ngoài
địa phương. Tuy còn nhiều khó khăn song, nhờ sự chỉ đạo lãnh đạo của Trung tâm Y tế
Hoà Vang, sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng ủy, HĐND, UBND xã và
sự giúp đỡ của các ngành chức năng, sự đoàn kết và quyết tâm của cán bộ, nhân viên Y tế
từ xã đến thôn, tập thể trạm Y tế đã hoàn thành tiến độ chỉ tiêu kế hoạch trên giao, triển
khai và thực hiện có hiệu quả các Chương trình y tế tại địa phương
5. Khía cạnh tổ chức, thể chế và các mối quan hệ

 Sơ đồ Vent

Hội Phụ nữ
Hội Nông dân
Mặt trận thôn

UBND xã


Đoàn Thanh niên

THÔN DƯƠNG SƠN
Y tế

Hội Người cao
tuổi

Chi bộ thôn

-

Hội Cựu chiến
binh

Trường học

Phần lớn các Đoàn, Hội đều có sự tương tác với thôn Dương Sơn. UBND xã phối hợp

rất chặt chẽ với thôn, các Dự án, chương trình, nhiệm vụ… được phổ biến về thôn bà con
triển khai rất nhanh chóng và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong các cuộc họp quan trọng
13


các Cán bộ xã đều có mặt để lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân và giải đáp những
thắc mắc của người dân. Bên cạnh đó Chi bộ thôn và Mặt trận thôn cũng luôn quan tâm
đến các Đảng viên, người dân địa phương, thực hiện hiệu quả các phong trào do địa
phương phát động, vận động người dân tích cực hưởng ứng thực hiện tốt các tiêu chí đã
đề ra. Chi bộ cũng kịp thời quán triệt, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng Đảng viên,

phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể cùng thực hiện việc xây dựng các công trình như
nhà văn hóa, đường giao thông, vệ sinh môi trường…
-

Mọi công việc của thôn đều được đưa ra họp bàn, lấy ý kiến công khai, do vậy, người
dân luôn thực hiện nghiêm túc. Hội nông dân luôn kịp thời đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân về chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phổ
biến các chương trình vay vốn để người dân nắm rõ hơn Hội cũng khuyến khích người
dân tăng gia sản xuất, trồng trọt nhằm tăng thêm thu nhập, đời sống được ổn định. Đoàn
thanh niên hưởng ứng rất sôi nổi các phong trào tình nguyện, các hoạt động gây quỹ cho trẻ
em khó khăn, luôn thi đua học tập làm theo tấm gương đạo đức và vận động các thanh niên
trong thôn tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới…

-

Các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ được thôn tổ chức, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ

nữ, Hội người đều tham gia rất nhiệt tình, sôi nổi đặc biệt là các hoạt động văn nghệ, thể
thao, chính tinh thần đó làm cho cộng đồng thôn ngày càng xích lại gân hơn. Tuy nhiên
vẫn còn cs sự tương tác chưa thường xuyên giữa dịch vụ Y tế với người dân của thôn bởi
vẫn chưa thường xuyên có các buổi tuyên truyền và phòng chống bệnh cho bà con, một
số người dân trong thôn vẫn chưa biết rõ các lợi ích của việc sử dụng BHYT. Trường học
vẫn chưa có những hoạt động tiếp xúc với người dân.

14


 Sơ đồ cơ cấu tổ chức thôn Dương Sơn:


Đảng bộ thôn

Ủy ban Nhân dân thôn

Trưởng
thôn

Phó thôn
về kinh tế

Ban Mặt
trận Tổ
quốc

Phó thôn
về y tế

Hội Phụ
nữ

Phó thôn về
văn hóa- xã
hội

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể

Hội Nông
dân


Tổ 1

Đoàn
Thanh
Niên

Tổ 2

Hội Người
cao tuổi

Tổ 3

Hội Cựu
chiến binh

Tổ 4

Hệ thống chính trị của cộng đồng bao gồm: Đảng bộ thôn, Ủy ban Nhân dân thôn,
Ủy ban Mặt trận thôn và các đoàn thể (hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên, hội
người cao tuổi, hội cựu chiến binh).
Thôn Dương Sơn là một cộng đồng ổn định về mặt chính trị, bên cạnh đó các mặt
về trật tự an ninh, tệ nạn xã hội cũng rất được coi trọng. Người dân trong thôn đoàn kết,
tương thân tương ái, giúp đỡ và yêu thương lẫn nhau, luôn chấp hành nghiêm chỉnh mọi
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bộ máy tổ chức chấp hành chính trị của
thôn hoạt động rất hiệu quả, các chủ trương, chính sách, điều luật của Đảng và Nhà nước
hay do huyện, xã đưa xuống đều được các cán bộ tuyên truyền, phổ biến đến tận mỗi
người dân.
Thể chế hoạt động của bộ máy chính trị thôn Dương Sơn:
15



-

Đảng bộ thôn: luôn thực hiện tốt vai trò trong việc chấp hành các chính sách, đường

lối và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính
trị của thôn hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, đoàn thể của mình, thực
hiện hiệu quả các phong trào do địa phương phát động. Đảng bộ thôn luôn quan tâm đến
các Đảng viên, người dân địa phương, vận động người dân tích cực hưởng ứng thực hiện
tốt các tiêu chí đã đề ra. Chi bộ thôn cũng kịp thời quán triệt, phân công nhiệm vụ cụ thể
cho từng Đảng viên, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể cùng thực hiện.
-

Ủy ban Nhân dân thôn: luôn theo sát từng hoạt động mà địa phương đề ra, thường
xuyên tổ chức các buổi họp dân, lấy ý kiến công khai của mọi người về các chính sách,
chủ trương từ địa phương, đồng thời triển khai kịp thời và nhanh chóng những chính
sách, chủ trương đó đến từng người dân, do vậy người dân luôn thực hiện nghiêm túc.
Ủy ban nhân dân thôn đã lãnh đạo, chỉ đạo các tổ hoạt động có nề nếp, an ninh trật tự
được duy trì.

-

Ủy ban Mặt trận tổ quốc thôn: Luôn quan tâm đến người dân trong thôn, phát động

người dân thực hiên các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phát động toàn
dân đoàn kết xây dựng khu dân cư, tích cực trong việc hỗ trợ quỹ vì người nghèo, vận
động người Việt dùng hàng việt, thường xuyên phổ biến xây dựng gia đình văn hóa, có
vai trò quan trọng trong việc quản lý các mặt hàng khi xảy ra bão hay các thiên tai, vấn
đề khác có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng.

-

Các tổ chức đoàn thể trong thôn: Hội nông dân luôn kịp thời đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân về chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phổ
biến các chương trình vay vốn để người dân nắm rõ hơn Hội cũng khuyến khích người
dân tăng gia sản xuất, trồng trọt nhằm tăng thêm thu nhập, đời sống được ổn định.

-

Đoàn thanh niên hưởng ứng rất sôi nổi các phong trào tình nguyện, các hoạt động gây
quỹ cho trẻ em khó khăn, luôn thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, vận động các thanh niên trong thôn tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường,
xây dựng nông thôn mới…Trong quá trình phát triển thôn Dương Sơn, đoàn thanh niên
là một bộ phận không thể thiếu và rất quan trọng, tích cực thúc đẩy các hoạt động và
phong trào của thôn đi lên dưới sự chỉ đạo của chi bộ thôn.

16


-

Hội phụ nữ của thôn là đoàn thể hoạt động rất mạnh, tham gia đầy đủ và nhiệt tình các
hoạt động của thôn, phong trào văn hóa văn nghệ cũng như thể dục thể thao rất phát
triển, hội có những hoạt động thường xuyên để giúp đỡ hội viên. Hội người cao tuổi và
hội cựu chiến binh đều tham gia rất nhiệt tình các hoạt động của thôn, bên cạnh đó hội
người cao tuổi phát động rất tốt phong trào tập dưỡng sinh vào mỗi buổi sáng và đội
dưỡng sinh của thôn là đội đi đầu trong toàn xã

6. Sự thay đổi của cộng đồng


 DÒNG THỜI GIAN
Thời gian
1965 - 1968

Sự kiện chính
- Thôn Dương Sơn có tên là Xóm Xính, thời Pháp thuộc thôn có khoảng

1968 - 1973

21 hộ
- Việt Nam hóa chiến tranh, thời kì đóng cửa nên nhân dân trong thôn

1973 - 1985

cũng như cả nước thiếu gạo, lương thực trầm trọng
- Giặc tới đốt phá làng, bắt dồn dân thôn Dương Sơ và Yến Nê, lập ấp. Có
2 chiến sĩ du kích đã hy sinh.
Mỹ rút quân khỏi Đà Nẵng
- Những người tản cư bắt đầu quay lại nơi đây để sinh sống, cũng trong
thời gian này những ngôi mộ trong thôn được bà con quy tụ về một nơi để

1985 - 1986

thuận lời cho công việc chăm om và thờ phụng..
- Đường sắt được thi công và cắt ngang làng Dương Sơn chia làng thành 3

1986 - 1995
1995 - 2000


thôn riêng biệt..
- Bắt đầu dân cư ở các nới khác bắt đầu quy tụ tại đây để lập nghiệp
- Dân dân bắt đầu khai hoang đất, làm nông nghiệp, trồng lúa, các lại cây

2000 - 2002

nông nghiệp ngắn ngày….
- Chính quyền vận động người dân làm nhà, sinh sống dọc tuyến đường

2002 - 2016

bằng cách hỗ trợ lúa gạo
- Tuyến đường DT605 phát triển, việc trồng lúa gặp nhiều khó khăn do
chuột cắn phá và thiên tai…người dân không còn làm nông nghiệp, họ bắt
đầu chuyển nhà ra dọc tuyến đường để phát triển công – thương làm ăn
buôn bán…
- Ngày nay, thôn Dương Sơn ngày càng phát triển, hiện thôn có trên 300
hộ dân sinh sống với các ngành nghề đa dạng…

Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, trên mảnh đất xã Hòa Tiến, thành
phố Đà Nẵng, thôn Dương Sơn ngày nay đã trở thành một nơi yên bình, người dân sống
ấm no hạnh phúc. Để có được như vậy, biết bao mồ hôi, sương máu đã đổ xuống mảnh
đất này. Hình thành từ thời Pháp thuộc, với tên Xóm Xính, chỉ có 21 hộ dân, ngày nay đã
17


có trên 300 hộ dân sinh sống và làm việc trên địa bàn thôn Dương Sơn. Kinh tế phát triển
đa dạng, đời sống nhân dân ổn định, tích cực hưởng ứng văn minh văn hóa đô thị, Dương
Sơn ngày nay đã chuyển mình từ một vùng đất hoang sơ, ít người sinh sống.
Thôn Dương Sơn ngày nay được tách ra từ làng Dương Sơn xưa, nằm trên trục

đường quốc lộ, có đường sắt đi qua. Những năm đầu sau giải phóng, nơi đây đã thu hút
người dân ở nhiều nơi quy tụ về lập nghiệp. Họ khai hoang đất, trồng trọt, chăn nuôi.
Bước đầu gặp rất nhiều khó khăn vì giao thông đi lại khó khăn, đất canh tác còn mới,
nguồn nước chưa ổn định, thiên tai, sâu bọ phá hoại, và kỹ thuật cũng như kinh nghiệm
còn hạn chế, nguồn nhân lực chưa đủ mạnh, dân cư thưa thớt. Nhận thấy điều đó, Chính
quyền địa phương đã tạo điều kiện cho người dân đến sinh sống và làm nhà dọc theo
tuyến đường quốc lộ bằng việc hỗ trợ lúa gạo, vận động tinh thần trong dân. Nông nghiệp
dần phát triển với trồng lúa và các loại cây ngắn ngày. Chăn nuôi cũng được hình thành
với một số loại gia súc, gia cầm. Người dân hình thành các chi hội, đoàn thể hỗ trợ nhau
trong lao động và sinh hoạt. Và sự phát triển ấy càng mạnh mẽ hơn khi tuyến đường quốc
lộ DT605 được đầu tư xây dựng và nâng cấp dưới sự chỉ đạo của bác Nguyễn Bá Thanh –
một người con của mảnh đất Dương Sơn. Tuyến đường DT605 nối Dương Sơn với các
vùng phát triển, cùng với đường liên thôn liên xã, đã mang một làn gió mới cho người
dân nơi đây. Công – thương nghiệp phát triển, đặc biệt là về dịch vụ. Các quán cafe,
karaoke, ăn uống hình thành và phát triển mạnh. Người dân dần chuyển đổi từ nông
nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, với thu nhập cao hơn. Đời sống ổn định và đi lên,
nhiều con em các hộ dân được đi học và học lên cao. Trong thôn hình thành các chi hội,
đoàn thể, hoạt động hỗ trợ người dân trong lao động và sinh hoạt, đồng thời phát huy các
thế mạnh, tiềm năng của thôn. Nhà nước và chính quyền cũng đầu tư, hỗ trợ thôn xây nhà
văn hóa, trạm bơm, nhà tình nghĩa. Nhờ vậy, đời sống tinh thần được nâng cao, kinh tế
phát triển. Người dân có nơi hội họp, không còn lo lắng về hạn hán, con em được đi lại
học tập thuận tiện, thu nhập ổn định, tình làng nghĩa xóm sâu sắc.
Ngày nay, Dương Sơn đã phát triển thành một thôn văn minh văn hóa, luôn chú
trọng vào đời sống người dân. Sự quan tâm, chỉ đạo và đóng góp của các cấp lãnh đạo
cùng với lòng nhiệt huyết, chịu thương chịu khó, cần cù sáng tạo của người dân nơi đây
đã góp phần xây dựng một Dương Sơn yên bình, ấm no, hạnh phúc và ngày càng phát
triển.
B - Kế hoạch PTCĐ (nhiệm vụ 3) ( Phúc - 1 )
18



1. Các vấn đề của cộng đồng
-

Qua quá trình tìm hiểu, phân tích và đánh giá những vấn đề của cộng đồng thì nhóm

cũng nhận thấy các vấn đề tồn tại như: Một số đoạn đường chưa được bê tông hóa còn bị
các cây cối mọc phủ chen lấn đường đi, hệ thống thủy lợi phục vụ cho nông nghiệp chưa
đảm bảo, …Tất cả các vấn đề đều quan trọng và cẩn thiết để cho đời sống của người dân
được cải thiện và tốt hơn. Song để phù hợp với khả năng của nhóm, đáp ứng nhu cầu
trước mắt của người dân cũng như mang tính thực thi hơn cho việc tổ chức hoạt động,
cùng với sự hỗ trợ của các ban lãnh đạo thôn thì nhóm đã thống nhất chọn vấn đề: “ Xây
dựng năm văn minh – văn hóa đô thị chưa được người dân quan tâm”.
-

Thôn triển khai phấn đấu, thực hiện tốt “Năm văn minh – văn hóa đô thị” mà một số

mặt chưa thực hiện tốt như: Mỹ quan thôn đặc biệt là đoạn đưuòng DT 605 và các đoạn
đường khu vực thôn còn quá nhiều biển quảng cáo chưa được tháo gỡ rồi người dân buôn
bán ở ngay mặt đường DT 605 cũng còn phơi quần áo không đẹp mắt, xả đồ cúng xuống
lòng đường, các biển buôn bán để chưa đúng, bồn hoa trước nhà vẫn chưa được ý thức
bảo quản và dọn dẹp , môi trường ở một số địa điểm còn bị bẩn nặng, đồng thời mỗi nhà
dân cũng chưa có thùng rác riêng…
-

Do 4 nguyên nhân sau:
Thứ nhất: “Ý thức của người dân chưa được cao”. Vì đây là vấn đề mang tính chất

cộng đồng chung nên người dân vẫn còn có tính ỷ lại.
Thứ hai: “Người dân chưa biết cách phân loại và xử lý rác”. Ở những khu vực và

đoạn đường công cộng như: Miếu, khu vực trung tâm thể thao xã Hòa Tiến, đoạn đường
trước khu vực nghĩa trang liệt sĩ,.., chưa được dọn dẹp và hiện tượng vứt các chai lư
hương nhiều.
Thứ ba: “Công tác tuyên truyền chưa được quan tâm” cho tới lúc này thì việc tổ
chức hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân cùng nhau chung tay bảo vệ
môi trường xanh - sạch - đẹp chưa thường xuyên và hiệu quả thấp.
Thứ tư: “Hệ thống quản lý môi trường chưa được chặt chẽ” theo như nhóm được biết
thì thường xuyên mỗi tháng có các nhân viên môi trường của Thành phố về kiểm tra
nhưng chỉ với các biện pháp nhắc nhở chứ chưa có các biện pháp khắt khe mang tính chặt
chẽ.
19


-

Vấn đề này đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đên đời

sống của nhân dân, sự phát triển của thôn nói riêng và của cả Xã Hào Tiến, Thành phố Đà
Nẵng nói chung.
Về mặt sức khỏe: Môi trường bị ô nhiếm dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm
không khí làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người với các dịch bệnh.
Về môi trường: Ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí.
Về nông nghiệp: làm chết các vi sinh vật có lợi cho cây trồng
-

Vấn đề này vẫn cử tiếp tục kéo dài, không giải quyết triệt để sẽ đem lại những nguy

cơ và thách thức cho thôn và xã hội. Nó làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thôn nói
riêng và Thành phố nói chung.
2. Các nhu cầu của cộng đồng

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, đời sống của con người cũng
ngày một tăng lên, con người ngày càng có nhiều nhu cầu và những tiêu chuẩn cao
hơn cho một cuộc sống được đánh giá là đảm bảo đòi hỏi cần phải được đáp ứng.
Cũng chính vì lẽ đó phát triển cộng đồng được đánh giá là một trong những hoạt động
có khả năng giải quyết được những vấn đề của sự phát triển xã hội và những thách
thức mà các cộng đồng gặp phải khá hiệu quả, bởi hơn ai hết nó nhấn mạnh đến sự
tham gia của chính người dân - những người trong cuộc vào quá trình cải thiện đời
sống cho chính cộng đồng mình. Hiệu quả thiết thực của hoạt động phát triển cộng
đồng ngày càng được khẳng định, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Cộng đồng
muốn phát triển phải đáp ứng những nhu cầu cơ bản.Trong một tháng qua khi nhóm
chúng tôi được đưa về thực hành tại thôn dương sơn xã hòa tiến ,qua một tháng được
tiếp xúc và tìm hiểu bằng nhiều phương pháp khác nhau như quan sát, điều tra…Nhóm
đã xác định được một số vấn đề , nhu cầu cần được giải quyết. Kết quả cho thấy trong
cộng đồng tồn tại nhiều vấn đề , nhu cầu khác nhau như hỗ trợ vay vốn để phát triển
nông nghiệp, nhu cầu về y tế, nhu cầu giải quyết việc làm , xây dựng năm văn minh
văn hóa đô thị ở địa phương…..
 Về nhu cầu được vay vốn thì trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn thôn có những chuyển biến tích cực, bước đầu hình thành các vùng chuyên
canh lúa, màu theo hướng hàng hoá cho hiệu quả kinh tế cao. Thu nhập từ sản xuất
20


nông nghiệp của người dân còn thấp nên khả năng đầu tư máy móc, thiết bị cơ giới
hóa gặp nhiều khó khăn; đa số lao động ở nông thôn chưa qua đào tạo nghề; dịch vụ
sửa chữa máy nông nghiệp kém phát triển, ứng dụng cơ giới hóa tại một số vùng chưa
hiệu quả, chưa phát huy hết công năng, tác dụng của máy dẫn tới năng suất lao động
đạt thấp, chi phí đầu tư cao, thu hồi vốn chậm đã ảnh hưởng đến việc ứng dụng cơ giới
hóa vào sản xuất nông nghiệp. Người dân khó tiếp cân với các chính sách vay vốn của
nhà nước nên khó có thể đưa các thiêt bị máy móc hiện đại vào trong sản xuất.
 Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng cả về số lượng và chất

lượng. Mô hình bệnh tật thay đổi, các bệnh truyền nhiễm đang diễn biến vô cùng
phức tạp. Bên cạnh đó, các bệnh không truyền nhiễm, bệnh lạ, bệnh mới cũng diễn
biến rất khó lường trước. nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong thôn ngày
càng tăng cả về số lượng và chất lượng dịch vụ làm cho chi phí y tế gia tăng rất nhanh
chóng trong khi đó nguồn ngân sách cho y tế có tăng nhưng mức tăng còn thấp.
 Vấn đề giải quyết việc ở thôn thì hiện nay còn hạn chế.Tình trạng thiếu việc làm ở
thanh niên trong thôn là một trong những nguyên nhân nảy sinh các tệ nạn xã hội, gây
mất an ninh , trật tự và an toàn xã hội. Số lượng thanh niên ở thôn ra các đô thị và khu
vực tập trung công nghiệp tìm việc làm tăng lên sẽ dẫn đến tình trạng dân cơ học tăng
nhanh và tăng cao. Mặt khác do lực lượng lao động đi nơi khác tìm việc làm dẫn đến
khó khăn trong việc quản lý và thực hiện các kế hoạch đố với lực lượng dân quân, dân
phòng và kể cả thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự..

 Ngoài ra trong buổi họp ( Phúc – 1) đoạn này mình ghi ý của mình nêu ra vấn đề
về thời gian quan tâm đến việc học tập của con em hs còn ít,..... vấn đề quấy rồi tình
duc, phụ huynh ngại chia sẽ,.....dân gần đây, qua nhiều ý kiến của các cô chú trong
thôn họ cũng đã nêu ra một vài vấn đề vẫn tồn tại trong việc thực hiện” năm văn minh
văn hóa đô thị” mà họ nhận thấy được. Chính quyền địa phương chưa kiên quyết đối
với việc cắt bỏ số điện thoại của các tổ chức, các cá nhân vi phạm quảng cáo rao vặt,
có giải pháp xử lý môi trường tại tuyến đường DT605 và các ngõ ngách trong thôn
cũng như thự hiện tốt các qui định nhằm tạo nên tuyến đường xanh sạch đẹp. Rất
nhiều ý kiến cho rằngý thức của các hộ dân chưa cao, vấn đề xử lý rác còn xem nhẹ
và bãi tập kết rác chưa xử lý đúng quy định và người dân chưa quan tâm đến nó có ảnh
21


hưởng nghiêm trọng đến việc ô nhiễm môi trường. Tất cả đều nghĩ đến quyền lợi của
bản thân và gia đình nên các rác thải đều tập trung ra đường nhưng không thu gom cho
gọn gàng gây ảnh hưởng đến mọi người. Vì thế nhu cầu được sống trong môi trường
lành mạnh, đem lại cảnh quan môi trường cho người dân là vấn đề cần thiết . Cuộc

sống không lành mạnh sẽ làm cho nền kinh tế kém phát triển, ý thức người dân bị đẩy
lùi. Chính vì lẽ đó giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường , xây dựng nếp sống
văn minh là nhằm góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho con người và xã hội.
Qua những nhu cầu mà nhóm tim hiểu được và qua ý kiến đóng góp của người dân
chúng tôi đã chọn vấn đề bảo vệ môi trường, việc thực hiện và xây dựng năm văn
minh văn hóa đô thị là một nhu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay ở thôn.
3. Kế hoạch giải quyết vấn đề
Bước 1 : Chọn Cộng Đồng
Nhóm sinh viên chúng em dưới sự dẫn dắt của cô Nguyễn Thị Hằng Phương đã
được đến thực tập tại xã Hòa Tiến, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng. Cùng với sự chỉ đạo
của UBND xã Hòa Tiến thì nhóm em được phân về thực tập tại thôn Dương Sơn. Đây là
mở đầu thuận lợi cho nhóm khi mà quá trình chọn cộng đồng không phải đắn đo suy nghĩ
tuy nhiên cũng là thử thách cho nhóm khi mà chưa biết cộng đồng mà mình sắp tiếp cận
có những vấn đề gì? Có vượt tầm giải quyết của mình không ? Có thể nói đây vừa là cơ
hội, vừa là thách thức đối với nhóm sinh viên.
Bước 2: Tìm hiểu và thu thập thông tin
Tìm hiểu thông tin, các vấn đề từ người dân và cán bộ địa phương, qua các hình
thức quan sát và đánh giá; sau đó nhóm sinh viên tổng hợp lại các vấn đề và cùng với cán
cán bộ địa phương và người dân ưu tú trong thôn đưa ra vấn đề và nhu cầu cần thiết cho
cộng đồng. Nhóm sinh viên sử dụng các biện pháp tiếp cận với người dân trong cộng
đồng; tiến hành điều tra thực địa; phỏng vấn lãnh đạo cộng đồng cũng như lân la trò
chuyện với một số người dân trong cộng đồng; lắng nghe và quan sát sinh hoạt của người
dân trong cộng đồng; dự các cuộc họp của các tổ chức đoàn thể trong cộng đồng; từ đó
đưa ra được vấn đề và nhu cầu cần thiết của địa phương là nhu cầu xây dựng nếp sống
văn minh, văn hóa đô thị.
Địa bàn thôn Dương Sơn có 2 tổ nằm dọc theo tuyến đường DT605 nên theo chỉ
đạo của Xã Hòa Tiến là xây dựng tuyến đường kiểu mẫu nên vấn đề văn minh văn hóa đô
22



thi được nhân dân và cán bộ thôn Dương Sơn rất chú trọng. Là cửa ngõ vào trung tâm
hành chính của xã nên thôn Dương Sơn được xem như bộ mặt của Xã , chính vì thế mà
vấn đề văn minh văn hóa đô thị lại càng được chú trọng hơn khi mang trong mình trọng
trách to lớn như vậy.
a. Bảng SWOT
-

Điểm mạnh
Mật độ dân cư đông đúc, cơ cấu dân số

-

trẻ
Đời sống dân cư ổn định
Dân cư tập trung, dễ quản lý
Đời sống kinh tế của người dân khá, thu

-

nhập ổn định
Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, tâm huyết

-

yếu đang trong độ tuổi đi học, đi
làm, hoạt động phong trào kém sôi

-

nổi.

Người dân chưa quan tâm đến các

-

vấn đề chung của thôn
Tỉ lệ thanh niên tham gia học sau

-

phổ thông còn thấp.
Là thôn có số dân ít nhất trong xã.
Thách thức
Khó khăn trong việc tập hợp và

-

thực hiện kế hoạch
Khó khăn trong việc sinh hoạt

-

Cơ hội
Cung cấp lực lượng lao động dồi dào
Dễ huy động nguồn lực
Dễ huy động kinh phí
Thuận lợi trong việc quản lý

Điểm yếu
Đoàn thanh niên đông nhưng chủ


thường niên của tổ dân phố.

Bước 3 : Hội nhập Cộng Đồng
Trong vòng 2 tuần “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với dân thì nhóm sinh viên cũng
đã xâm nhập được cộng đồng. Biết được các thông tin cũng như xây dựng được mối quan
hệ chặt chẽ với người dân nơi đây. Đặc biệt là nhóm đã chiếm được tình cảm của đại đa
số bà con ở thôn. Với tiêu chí “ đi dân nhớ, ở dân thương” và sống bằng tình cảm chân
thành nhất nên chỉ trong vòng 2 tuần nhóm đã hội nhập cộng đồng thành công và trên
mức mong đợi. Không những người dân đồng tình mà còn rất yêu mến nhóm, thường
xuyên được người dân cho bánh, kẹo, rau củ quả, mời cả nhóm cùng nấu ăn tại nhà…Quá
trình hội nhập cộng đồng là 1 trong những bước quan trọng nhất để kế hoạch có thể diễn
ra thuận lợi cần có sự tham gia của của người dân. Vì thế nên nhóm sinh viên rất chú
trọng tới việc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với dân, làm tiền đề để các hoạt động tiếp
theo được thuận lợi.
Bước 4 : Thành lập nhóm nồng cốt trong cộng đồng

23


Trong buổi họp dân, nhóm sinh viên đã trình bày về những gì đã thu thập được
trong thời gian thực tập bao gồm thông tin về : kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo
dục, y tế… của thôn Dương Sơn đòng thời cũng nêu rõ các vấn đề mà nhóm nhận thấy
đang còn tồn tại như :
+ Vấn đề 1: Vấn đề vệ sinh môi trường tại các khu vực trong thôn ( khu tập kết rác, dọc
tuyến đường DT605, dọc đường ray,…)
+ Vấn đề 2: Vấn đề về nhận thức, hiểu biết của trẻ em về vấn đề quấy rối và xâm hại
tình dục còn thấp.
+ Vấn đề 3 : Phụ huynh con em trong thôn không có nhiều thời gian để hướng dẫn cho
các em trong học tập.
Thông qua đó nhóm cũng xin ý kiến đóng góp của các cô chú trong thôn xem vấn

đề đó đã hợp lý chưa và chỗ nào cần thay đổi chỉnh sửa. Nhóm cũng ghi nhận ý kiến
đóng góp của các cô chú để có thể thay đổi, hoàn thiện bản kế hoạch của mình hơn nữa.
Từ đây, nhóm sinh viên xây dựng nhóm nòng cốt có 8 thành viên, là các cán bộ ban
ngành, đoàn thể trong thôn và hai người dân tiêu biểu, nhóm nòng cốt gồm:
-

Trưởng nhóm : Bác Ngô Ngọc Tiến – thôn trưởng thôn Dương Sơn

-

Phó nhóm : Bác Lê Văn Ngà – bí thư chi bộ thôn Dương Sơn

-

Phó nhóm : Cô Nguyễn Thị Mỹ - chi hội trưởng hội Phụ nữ thôn Dương Sơn

-

Phó nhóm : Anh Ngô Ngọc Thạnh – bí thư chi đoàn thôn Dương Sơn

-

Thành viên : Cô Nguyễn Thị Liễu – chi hội trưởng hội người cao tuổi

-

Thành viên: Anh Nguyễn Văn Cảnh

-


Thành viên : Cô Nguyễn Thị Hương

-

Thành viên : cô Châu – cựu thôn trưởng thôn Dương Sơn.
Việc thành lập nhóm nồng cốt đã được các thành viên tự nguyện tham gia trên cơ
sở bình đẳng .

THÔN TRƯỞNG

b. Sơ đồ nhóm nồng cốt :
Bí thư chi bộ

Hội trưởng
hội người
cao tuổi

Hội trưởng
hội phụ nữ

Trưởng ban
công tác mặt
trận

Bí thư chi
đoàn

24

Người dân


Người dân

Người dân

Người dân


Bước 5 : Lập ban phát triển
Để thuận lợi cho công tác vận động, phản hồi lại ý kiến của người dân cũng như
đề bạt ý kiến lên cấp trên nên nhóm sinh viên quyết định thành lập 1 ban phát triển có
nhiệm vụ điều hành – quản lý và giám sát thực hiện kế hoạch. Với các tiêu chí lựa chọn
khắt khe thì nhóm cũng tìm ra được 4 người đại diện nằm trong ban phát triển, bao gồm :
-

Trưởng ban : Ngô Ngọc Tiến – thôn trưởng thôn Dương Sơn

-

Phó ban : Lê Văn Ngà – bí thư chi bộ thôn Dương Sơn

-

Thành viên :
+ Đoàn Văn Trung – trưởng nhóm sinh viên
+ Anh Nguyễn Văn Cảnh

Bước 6 : Lập kế hoạch phát triển
A. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN
 Tên dự án : Giáo dục kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ em tại thôn

Dương Sơn, Xã Hòa Tiến, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
 Địa điểm tổ chức hoạt động : Thôn Dương Sơn, Xã Hòa Tiến, Huyện Hòa Vang,
TP Đà Nẵng
 Thời gian tổ chức hoạt động : Từ ngày 25/4 đến 29/4.
 Thành phần tham gia :
-

Cán bộ lãnh đạo chính quyền thôn Dương Sơn : Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, phụ

nữ, đoàn thanh niên, người dân trong thôn.
-

Nhóm sinh viên thực hành tại thôn

-

Phụ huynh, học sinh
25


×