Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Cty dệt may Đà Nẵng - 4 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.05 KB, 8 trang )

dự trữ nên làm cho khả năng hoán chuyển thành tiền của vốn lưu động thấp, làm
giảm hiệu suất sử dụng vốn lưu động.
b) Số ngày của 1 vòng quay hàng tồn kho :
N (số ngày của 1 vòng quay HTK) = x 360
Chỉ tiêu này cũng thể hiện khả năng luân chuyển của hàng tồn kho nhanh hay
chậm. Nó cho biết là để hàng tồn kho quay được 1 vòng thì mất bao nhiêu ngày.
Khác với chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho, chỉ tiêu số vòng quay của hàng tồn
kho càng nhỏ thì tốt chứng tỏ hàng tồn kho quay nhanh, ngược lại càng lớn thì
hàng tồn kho quay chậm.
4.3. Phân tích hiệu quả quản lý, sử dụng khoản phải thu :
Chỉ tiêu phân tích :
- Số vòng quay của khoản phải thu khách hàng (H phải thu)
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền, trị giá chỉ
tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi khoản phải thu càng nhanh. Điều này
được đánh giá là tốt vì khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh, do vậy đáp ứng
được nhu cầu thanh toán nợ. Tuy nhiên nếu hệ số này cao quá có thể không tốt vì
có thể doanh nghiệp thắt tín dụng bán hàng, do vậy dẫn tới có thể ánh hưởng đến
doanh nghiệp của doanh nghiệp. Vì vậy khi đánh giá khả năng chuyển đổi các
khoản phải thu thành tiền cần xem xét đến chính sách tíndụng bán hàng của
doanh nghiệp:
Số ngày của một chu kỳ nợ (Nn) :
Nn = x 360
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân của 1 chu kỳ nợ, từ khi bán hàng đến
khi thu tiền. Chỉ tiêu này nếu so sánh với kỳ hạn tín dụng của doanh nghiệp áp
dụng cho từng khách hàng thì sẽ đánh giá được tình hình thu hồi nợ và khả năng
hoán chuyển thành tiền nhanh hay chậm.
PHẦN II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY
A. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CỦA CÔNG TY:
I- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ


CỦA CÔNG TY:
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
- Sau ngày miền Nam giải phóng, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước
để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống mới, 38 nhà công thương, tiểu thương ở
Đà Nẵng đã cùng nhau góp hơn 200 lạng vàng để thành lập “Tổ hợp Dệt khăn ”.
Ngày 29/3/1976 Tổ hợp đã chính thức đi vào hoạt động với số công nhân ban đầu
là 58 người.
- Từ năm 1976 đến năm 1978 là giai đoạn làm quen với công nghệ Dệt, sản phẩm
trong giai đoạn này chỉ là khăn mặt và chủ yếu là phục vụ nhu cầu trong nước.
Để có điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất. Ngày 28/11/1978 UBND Tỉnh
QNĐN (cũ) cho phép Tổ hợp chuyển thành “Xí nghiệp Công ty hợp doanh 29-
3”.
- Từ năm 1979 - 1984: Xí nghiệp từng bước phát triển sản xuất với những bước
đi vững chắc, mặt bằng xí nghiệp được mở rộng lên 10.000m2 trong đó có
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
3.000m2 nhà xưởng được xây dựng. Ngày 29/3/1984 Xí nghiệp được phép
chuyển thành Đơn vị quốc doanh có tên gọi là “Nhà máy Dệt 29/3”.
- Từ năm 1984 - 1989: Nhà máy liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch với sản
lượng năm sau cao hơn năm trước trên 20%. Trong thời gian này nhà máy được
Tỉnh bầu là lá cờ đầu và được Hội đồng Nhà nước tặng Huân chương lao động
hạng III.
- Từ năm 1989 - 1992: Nhà máy gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ chính là
Liên Xô (cũ) và Đức bị mất. Trong tình hình đó Nhà máy cố gắng mở rộng thị
trường đa dạng hoá sản phẩm và thành lập một xưởng may mặc xuất nhập khẩu.
- Ngày 3/11/1992 theo quyết định số 3156/QĐ-UB của UBND Tỉnh QNĐN (cũ)
Nhà máy Dệt 29/3 đổi tên thành Công ty Dệt may 29-3 với tên giao dịch
HACHIBA với tổng kinh doanh trên 7 tỷ đồng Việt Nam.
- Từ năm 1992 đến nay Công ty không ngừng mở rộng sản xuất, trang bị thêm
nhiều máy móc thiết bị mới với năng suất và chất lượng cao, đào tạo tay nghề
cho công nhân Từ đó tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã ổn định trở

lại và từng bước phát triển.
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Công ty Dệt may 29-3 là một doanh nghiệp quốc doanh hoạt động dưới sự quản
lý của Sở Công nghiệp Thành phố Đà Nẵng, Công ty Dệt 29-3 có nhiệm vụ chức
năng chủ yếu như:
+ Sản xuất và kinh doanh mặt hàng kinh doanh gồm: khăn mặt, khăn tay, khăn
tắm, khăn trải giường phục vụ sản xuất và tiêu dùng nội địa.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Gia công các mặt hàng may mặc như: áo Jacket, áo sơ mi, quần Short và các
mặt hàng dệt kim.
+ Góp phần thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Nhà nước đề ra.
+ Duy trì và phát triển sản xuất ổn định.
II- ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
DỆT MAY 29-3:
Công ty Dệt may 29-3 là một đơn vị quốc doanh trực thuộc Sở Công nghiệp
Thành phố Đà Nẵng thực hiện những chức năng của mình là sản xuất kinh doanh
mặt hàng khăn bông các loại phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu,
đồng thời công ty nhận thực hiện gia công các mặt hàng may mặc theo đơn đặt
hàng của mọi khách hàng trong và ngoài nước. Vì vậy hoạt động kinh doanh của
công ty được phân định rõ ràng với 2 ngành chính là ngành dệt may và may mặc.
1. Ngành dệt:
Dệt khăn bông là ngành truyền thống của Công ty Dệt may 29-3. Hoạt động này
đã đưa công ty từng bước khởi đầu (1976 - 1978) đến lúc hưng thịnh (1984 -
1989), rồi gặp khó khăn trong những năm (1990 - 1992). Sau đó ổn định và phát
triển như ngày nay.
Sản phẩm ngành dệt của công ty gồm nhiều loại từ khăn mặt, khăn tắm đến áo
choàng tắm với các kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Với nguyên vật liệu
dùng cho sản xuất khăn bao gồm: sợi, hoá chất, màu in lấy từ một số nhà cung
cấp trong nước như Công ty Dệt Hoà Thọ, Công ty Dệt Huế , Công ty Sợi Nha
Trang và ngoài ra công ty còn nhập sợi từ một số nước khác như Ấn Độ,

Pakistan bằng đường biển qua Cảng Đà Nẵng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt của công ty bao gồm cả trong lẫn ngoài nước,
trong đó thị trường nước ngoài là chủ yếu, bao gồm các nước như: Nhật Bản,
EU, Nga Đây là thị trường đòi hỏi tương đối khắc khe và chất lượng song lại
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty. Chứng tỏ công ty đã không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ vững và phát triển thị trường này.
SƠ ĐỒ THỊ TRƯỜNG VÀ THỊ HIẾU TIÊU THỤ KHĂN BÔNG
Mặc dù thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty khá rộng nhưng trong tình hình
cạnh tranh hiện nay, để giữ vững và mở rộng thị trường là điều hết sức khó khăn.
Do ngày càng xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh lớn với quy trình công
nghệ mới, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm với mẫu mã đa dạng phong phú, chất
lượng cao. Một số đối thủ cạnh tranh chính của công ty như: Công ty Dệt Khai
Minh Hà Nội (Miền Bắc), Công ty Dệt Phong Phú và Công ty Dệt Sài Gòn (Miền
Nam) là 2 đối thủ mạnh với Công ty Dệt Phong Phú lớn mạnh về mọi mặt với
thiết bị hiện đại, nhiều bộ phận công nghệ dệt điều khiển bằng điện tử nên mẫu
mã đẹp, chất lượng sản phẩm cao, thích hợp với nhu cầu trong và ngoài nước,
còn ở Miền Trung, là Công ty Dệt Hải Vân cũng là một đối thủ lớn. Còn trên thị
trường Châu Á phải kể đến những công ty dệt lâu đời của Trung Quốc. Do đó,
đòi hỏi công ty phải nổ lực hết mình để cho ra đời những sản phẩm có chất lượng
cao, đa dạng phong phú về mẫu mã, chủng loại, thay đổi công nghệ sản xuất tiên
tiến để có thể duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ.
2. Ngành may mặc:
Nhành này ở công ty được bắt đầu hình thành từ năm 1992 với hình thức gia
công hành xuất khẩu cho các đơn vị trong và ngoài nước. Doanh thu ngành may
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
mặc chỉ chiếm 20% trong tổng doanh thu nhưng lợi nhuận chiếm 25% trong lợi
nhuận toàn công ty. Sản phẩm của ngành may mặc của công ty bao gồm áo
Jacket các loại, áo sơ mi, quần thể thao, bộ đồ thể thao
Hầu hết toàn bộ sản phẩm của ngành may mặc của công ty đều được tiêu thụ ở

thị trường nước ngoài, trong đó chủ yếu là ở các nước như: Đài Loan, Nhật Bản
và EU. Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế nước ta đang có xu hướng phát
triển tốt, việc giao lưu quốc tế được mở rộng trên mọi lĩnh vực tạo điều kiện
thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá. Bên cạnh đó nước ta có những chính sách
tích cực đối với việc sản xuất hàng xuất khẩu (áp dụng thuế suất 0% thuế GTGT
cho hàng xuất khẩu) nên tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may nói chung và
Công ty Dệt may 29-3 nói riêng những cơ hội tốt để phát triển.
III- TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY DỆT MAY 29-3:
1. Cơ cấu tổ chức sản xuất:
Bộ máy tổ chức sản xuất của công ty được biểu hiện qua sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ SẢN XUẤT CÔNG TY
Công ty Dệt may 29-3 thực hiện chức năng chính là sản xuất mặt hàng khăn
bông các loại phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, đồng thời công ty nhận
ký hợp đồng gia công nhiều loại mặt hàng may mặc, sản phẩm sản xuất ra theo
yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Song với chức năng của công ty,
nhiệm vụ của bộ phận sản xuất là tiến hành chỉ đạo và giám sát chặt chẽ các hoạt
động của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức sản xuất của mình, thực hiện hoàn
thành kế hoạch sản xuất theo mục tiêu của công ty đề ra.
Bộ phận sản xuất của công ty là xưởng dệt và xưởng may:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Xưởng dệt: trực tiếp chế biến sợi (nguyên vật liệu chính) thành sản phẩm khăn
thôgn qua việc nấu, tẩy, nhuộm và dệt để tạo ra thành phẩm khăn.
- Xưởng may: phần lớn nhận nguyên vật liệu của khách hàng, bộ phận này sẽ tiến
hành gia công theo yêu cầu của khách hàng để tạo ra thành phẩm theo đúng quy
định của đơn đặt hàng, hợp đồng đã ký kết giữa công ty với khách hàng.
2. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Dệt may 29-3:
Khái quát chung sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty như sau:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY
Tại mỗi phòng ban của công ty đều có những chức năng, nhiệm vụ tương đối độc
lập.

- Giám đốc: là người quản lý điều hành tất cả các hoạt động của công ty.
+ Phó Giám đốc I: (Phụ trách kinh doanh)
Trợ lý cho Giám đốc về kinh tế và chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất thống kê
lao động.
+ Phó Giám đốc II: (Phụ trách công tác nội chính)
Thay mặt Giám đốc ký phát các văn bản, chứng từ thông báo, phụ trách về mặt
đời sống đối với cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
+ Phó Giám đốc III: (Phụ trách về mặt kỹ thuật)
Chuyên kỹ thuật, tổ chức sản xuất đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật.
- Phòng tổ chức hành chính (TC-HC): Tổ chức dân sự, giải quyết chính sách.
- Phòng kế toán: lập kế hoạch tài chính, tính giá thành sản phẩm và lập báo cáo
tài chính, tổ chức bảo quản và lưu trữ dữ liệu kế toán.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu (KD-XNK): xây dựng kế hoạch sản xuất,
tham mưu cho Giám đốc, ký kết hợp đồng kinh tế, quản lý kho, mua vật tư.
- Ban quản lý công trình (phòng điều hành sửa chữa): đầu tư xây dựng, sửa chữa
và nâng cao dự án.
- Phòng kỹ thuật: lập kế hoạch khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất sản phẩm,
thiết kế mẫu mã, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm.
- Phòng cơ nhiệt điện: đảm bảo hệ thống mạng lưới điện các phòng ban trong
công ty đều vận hành tốt.
- Phòng quản trị đời sống: chịu trách nhiệm về giữ phúc lợi, khen thưởng và các
chính sách khác cho cán bộ công nhân viên.
Ngoài ra công ty còn có 2 Xí nghiệp may và dệt đứng đầu là Giám đốc xí nghiệp,
dưới 2 Giám đốc là các xưởng, bộ phận phụ thuộc có chức năng và nhiệm vụ cụ
thể tương đương với tên gọi.
IV- TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29-3:
Để thực hiện tốt công tác kế toán với đầy đủ các chức năng về thông tin kiểm tra
và giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, mô hình tổ chức hạch
toán kế toán được áp dụng là mô hình kế toán tập trung. Mọi công tác kế toán

đều tập trung ở phòng tài vụ, các phân xưởng chỉ có nhiệm vụ ghi chép tổng hợp
các số liệu nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đưa vào sản xuất, tính ngày công
và định kỳ chuyển sốliệu đó cho phòng kế toán giúp việc xử lý thông tin một
cách kịp thời cũng như bộ máy kế toán gọn nhẹ.
1. Tổ chức bộ máy kế toán:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×