Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

PHÒNG NGỪA QUẤY rối TÌNH dục học ĐƯỜNG TRÊN các TRƯỜNG THPT tại đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.31 KB, 24 trang )

HOẠT ĐỘNG
PHÒNG NGỪA QUẤY RỐI TÌNH DỤC HỌC ĐƯỜNG
TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Người thực hiện: Nhóm 2 – Lớp: 14CTXH

A. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
I. Phân tích vấn đề:
1. Thực trạng
-

Trên thế giới, khoảng 36% phụ nữ trên toàn cầu đã từng là nạn nhân của những
hành vi bạo lực về tình dục và thể xác. Có một điều đáng ngạc nhiên, không phải
Ấn Độ - nước bị tai tiếng nhất về tội phạm tình dục - mà các nước phát triển như
Mỹ, Canada, Thụy Điển và Vương quốc Anh lại là những nước chìm khá sâu vào

-

tội ác này.
Theo thống kê của Hiệp hội Quốc gia Phòng chống Bạo hành trẻ em (NSPCC), cứ
4 bé gái thì có 1 bé bị xâm hại tình dục, 6 bé trai thì có 1 bé bị xâm hại tình dục.

-

Vấn nạn này có xu hướng gia tăng đối với trẻ em nam.
Đáng chú ý, 93% thủ phạm có mối quan hệ quen biết với nạn nhân, trong đó 47%
kẻ xâm hại là họ hàng, người trong gia đình nạn nhân.
-

Theo số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong 5 năm từ 2011


đến 2015, cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em và gia tăng xâm hại tình
dục nam. Tính trung bình, cứ 8 giờ trôi qua lại có một trẻ em Việt Nam bị xâm hại.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng con số này chỉ là những vụ việc được báo cáo,

1


còn rất nhiều vụ nạn nhân bị chính kẻ xâm hại dọa dẫm hoặc vì lý do nào đó đã
không được thống kê.
- Nghiên cứu mới đây của tổ chức phi chính phủ đưa ra những số liệu mới về tình
trạng quấy rối tình dục.
19% trong tổng số các học sinh bị bạo lực học đường trên cả nước bị quấy rối
tình dục và xâm hại tình dục ít nhất một lần.
10% số học sinh bị bạo lực tình dục, trong đó có 81% trẻ em gái và 19% trẻ trai.
17% số học sinh từng bị cưỡng hôn.
20% số học sinh từng bị đụng chạm không mong muốn.
Qua khảo sát và nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức phi chính phủ,
bạo lực trên cơ sở giới (Bạo lực giới) tại trường học gây tổn hại về thể chất và tinh
thần cho cả trẻ trai và trẻ gái.”
-

Thời gian gần đây xuất hiện ngày càng nhiều học sinh nữ bị quấy rối tình

dục tại trường học. Ngày 1/3, thầy giáo D.A.T dạy môn Vật lý của trường THCS
Nguyễn Trãi (Châu Đốc, An Giang) bị học sinh tố có hành động dâm ô ngay trong
lớp học.
-

Ít lâu sau đó, dư luận lại chấn động bởi nhiều học sinh nữ ở Trường tiểu học


bán trú La Pán Tẩn (xã La Pán Tẩn, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) có biểu
hiện lạ. Một số học sinh nghỉ học và không chịu đến trường. Sau khi tìm hiểu các
em đã tiết lộ sự việc là bị bảo vệ trường, ông Đỗ Văn Nam, liên tục có các hành vi
quấy rối. Điều đáng nói, một số em đã bị đối tượng này lạm dụng suốt 3 năm.
-

Mới đây, trong Hội thảo quốc tế “Hướng tới một ASEAN không còn bạo lực

trên cơ sở giới – kinh nghiệm của các tổ chức phi chính phủ về xây dựng và thực
hiện chính sách”, diễn ra từ 10- 11.5 tại Hà Nội, Giám đốc Trung tâm CSAGA còn
2


cho biết thêm: Theo nghiên cứu của các tổ chức phi chính phủ tại 30 trường phổ
thông ở Hà Nội, có tới 11% số học sinh bị xâm hại tình dục ít nhất 1 lần.
-

“Bạo lực trên cơ sở giới (bạo lực giới) tại trường học gây tổn hại về tình dục, thể

-

chất hoặc tinh thần cho em gái và em trai”.
Hình thức phổ biến nhất trong quấy rối và xâm hại tình dục mà các em học sinh đã
từng bị là bị huýt sáo hoặc có những cử chỉ tục tĩu, chiếm đến 13%. Nhiều học sinh
nữ (15%) bị loại hình bạo lực này hơn so với học sinh nam (10%). Số học sinh bị
quấy rối và xâm hại tình dục ở khu vực thành thị (21%) nhiều hơn số học sinh này
ở khu vực nông thôn (15%). Tương tự, nhiều học sinh THPT (23%) bị quấy rối và

-


xâm hại tình dục hơn học sinh THCS (16%).
Tại Việt Nam, 19% số học sinh từng bị quấy rối tình dục, 10% số học sinh từng bị
bạo lực tình dục trong đó 81% là trẻ em gái; 17% số học sinh từng bị cưỡng hôn,
20% số học sinh từng bị động chạm không mong muốn”.

2. Phạm vi của vấn đề và đối tượng bị ảnh hưởng
- Vấn đề có phạm vi ảnh hưởng ở cấp vi mô – từng cá nhân học sinh, gia đình nạn
nhân, nhưng hiện nay với số lượng gia tăng vấn đề hiện đang ảnh hưởng đến cả xã
hội.
- Đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp ở đây là tinh thần và thể chất của đối tượng bị
quấy rối tình dục ở tất cả các giới.
3. Nhu cầu của 2 giới đối với vấn đề
- Được học tập, rèn luyện và vui chơi trong môi trường an toàn .
- Được đảm bảo về quyền và nghĩa vụ của mình.
- Lên tiếng tố cáo khi bị xâm hại với bất kì ai và được bảo vệ.

3


- Có một môi trường học tập lành mạnh, không bạo lực, không có xâm hại
tình dục.
- Cả nam và nữ đều bình đẳng như nhau, không chỉ nữ giới mà nam giới
cũng cần được tôn trọng và bảo vệ.
- Được giáo dục về các kĩ năng: cách phòng tránh bị xâm hại tình dục, cách
bảo vệ chính mình trước sự xâm hại tình dục, được trang bị đầy đủ kiến thức về
giới tính, …
4. Bối cảnh kinh tế - xã hội
- Ảnh hưởng của xã hội đến vấn đề
+ Kể từ khi đất nước chuyển hướng theo cơ chế kinh tế thị trường, cùng với
đó là xu thế toàn cầu hóa, đất nước mở cửa hội nhập thì những nét văn hóa

truyền thống đã dần thay đổi. Những chuẩn mực đạo đức quý giá đã dần bị phai
nhạt, thay vào đó là những nét văn hóa hiện đại, nhiều nét văn hóa không lành
mạnh theo đó du nhập vào Việt Nam.
+ Sự phát triển của công nghệ thông tin, internet kích thích sự tò mò của giới
trẻ và người lớn. Nhiều video đồi trụy bị đưa lên mạng và chưa được kiểm soát
chặt chẽ.
+ Nhiều bộ phim tình cảm, phim người lớn làm ảnh hưởng đến tâm lí tuổi
mới lớn.
- Ảnh hưởng của kinh tế đến vấn đề
+ Rất nhiều gia đình có trẻ tham gia vào hành vi bạo lực tình dục học đường
là những gia đình có điều kiện kinh tế không tốt. Kinh tế gia đình không đầy đủ
cùng với việc giáo dục của gia đình không chu đáo cũng làm ảnh hưởng đến trẻ.
+ Một số trẻ có gia đình kinh tế khá giả nhưng thiếu sự quan tâm của cha mẹ
thường đua đòi, ăn chơi, thích mua vui hưởng lạc nên dễ xa vào vấn đề này.
II. Phân tích phản ứng hiện hành với vấn đề
1. Các chính sách và pháp luật hiện hành
4


Chế tài xử lý hành vi xâm hại tình dục trẻ em quy định rất cụ thể trong Bộ
luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2015 (có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/7/2016), trong đó có quy định cụ thể về các tội xâm hại tình dục với
người chưa thành niên với các nhóm độ tuổi cụ thể (từ đủ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi; từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; dưới 13 tuổi) gồm: tội hiếp dâm, tội cưỡng
dâm, tội dâm ô, tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, tội
sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm. Đây là các tội phạm có
tính nguy hiểm trong xã hội, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm của các em (không phân biệt nam hay nữ), khung hình phạt đối với các tội
này rất nghiêm khắc
Trong Luật trẻ em mới được thông qua trong kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa

XIII cũng có quy định nghiêm cấm hành vi xâm hại tình dục trẻ em (Điều 6),
quyền của trẻ em được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục (Điều 25) và các
biện pháp can thiệp, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó đã bao gồm cả
trẻ em bị xâm hại tình dục.
Những hành vi quấy rối tình dục bị phạt tù theo quy định của bộ luật
Hình sự 2015:
1. tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi
2. tội Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
3. tội Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ
đủ 13 đến dưới 16 tuổi
4. tội Dâm ô với người dưới 16 tuổi
5. tội Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
2. Các chương trình, kế hoạch hành động
- Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 (Quyết định số
267/QĐ-TTg ngày 22/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ).
- Trong giai đoạn 2013 – 2014, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai thí điểm dự án Phòng ngừa xâm hại
tình dục trẻ em trong hoạt động du lịch tại một số địa phương.

5


- Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 – 2020 (Quyết định số 2361/QĐTTg ngày 22/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ).
- Chương trình “Hãy lên tiếng” phòng chống xâm hại tình dục trẻ em năm 2017
của Hội đồng Đội Trung ương.
- Các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về quấy rối tình dục tại các địa phương,
thành phố.
3. Cơ quan thực hiện
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Hội Liên hiệp Phụ nữ

- Sở Lao động Thương binh & Xã hội
- Sở Giáo dục & Đào tạo
- Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp
- Các Sở: Văn hóa & Thể thao, Du lịch, Thông tin & Truyền thông
- Sở Tư pháp
- Công an
- Liên Hiệp Quốc
- Các tổ chức Phi chính phủ
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể khác,...

B. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH
I. Sự cần thiết và tính hợp lý của kế hoạch hành động
1. Sự cần thiết của kế hoạch hoạt động
6


Xã hội ngày càng phát triển và hội nhập, cùng với sự phát triển ngày càng nhanh
chóng của các phương tiện công nghệ thông tin, truyền thông, internet,... nhiều văn
hóa phẩm đồi trụy xuất hiện ngày càng nhiều. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến
nhận thức và hành vi một số lượng người không nhỏ. Từ đó gây ra không ít tệ nạn xã
hội nghiêm trọng cũng như khá nhiều tệ nạn khác. Trong đó có vấn nạn quấy rối tình
dục. Đặc biệt là quấy rối tình dục với trẻ em.
Trước tình hình vấn nạn quấy rối tình dục diễn ra ngày càng nhiều và nghiêm
trọng, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức một hoạt động để tuyên truyền và nâng cao
kiến thức, kỹ năng ứng phó cho các em học sinh trước các hành vi quấy rối tình dục
là vô cùng cần thiết.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện hoạt động “Phòng ngừa quấy rối tình dục học đường”.
2. Tính hợp lý của kế hoạch hoạt động
- Đây là hoạt động vô cùng thiết thực và cần thiết cho trẻ em trong bối cảnh xã
hội hiện nay.

- Quấy rối tình dục đang là vấn đề được hầu hết phụ huynh quan tâm.
- Các hoạt động hấp dẫn, thu hút học sinh tham gia.
- Không tốn quá nhiều kinh phí.
II. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Học sinh nắm được khái niệm về quấy rối tình dục.
- Học sinh có khả năng nhận biết các hành vi quấy rối tình dục.
2. Về kỹ năng
- Học sinh có khả năng giải quyết các tình huống quấy rối tình dục.
7


- Học sinh có khả năng phát hiện và lên án các hành vi quấy rối tình dục.
- Học sinh có khả năng tự phòng vệ cho bản thân.
III. Kết quả dự kiến
100% học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được tham
gia các hoạt động và đạt được các mục tiêu đề ra trong năm học 2018-2019.
IV. Các hoạt động
1. Hoạt động 1: Trò chơi “Chanh chua, cua kẹp”
a. Mục tiêu:
- Khởi động đầu giờ: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho học sinh trước khi vào
bài học
- Giới thiệu vào chủ đề.
b. Phương tiện:
- Khu vực đủ diện tích để các học sinh xếp vòng tròn
c. Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi “Chanh chua, cua kẹp”.
+ Học sinh đứng thành vòng tròn.
+ Ngón tay học sinh này lần lượt để lên lòng bàn tay bạn đứng cạnh.
+ Giáo viên sẽ kể câu chuyện bất kì, khi nhắc đến cụm từ “chanh chua, cua

kẹp” các bạn để tay ở tay bạn bên phải rút tay ra, còn tay trái của các bạn được
để thì phải nắm lại.
+ Bạn nào bị “cua cắp” thì coi như thua cuộc và sẽ bị phạt.
+ Giáo viên cho học sinh chơi thử.
- Giáo viên tổ chức chơi trò chơi.
- Giáo viên hỏi học sinh:
+ Các em cảm thấy thế nào khi tham gia trò chơi?
+ Qua trò chơi này, các em rút ra được bài học gì?

8


- Học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận:
“Để chơi tốt trò chơi này thì các em cần phải tập trung chú ý và phản xạ
nhanh.
Trong cuộc sống hàng ngày của các em, kể cả trong môi trường được coi là
an toàn nhất thì vẫn có thể có những mối đe dọa, mối nguy hiểm xảy ra. Trò chơi
này nhắc nhở chúng ta phải biết bảo vệ bản thân mình và có những phản ứng hợp
lý trước các nguy cơ có thể gây tổn thương cho bản thân mình.
Hiện nay, một trong những vấn nạn của xã hội là tệ nạn quấy rối tình dục ở
trẻ em. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này và có thể bảo vệ bản thân trước những
nguy cơ của quấy rối tình dục, chúng ta hãy tiếp tục với chương trình.” Nên sau
đây sẽ chubgs ta cùng xem một video để hiểu thêm về vấn đề này:
/>d. Kết luận:
- Hoạt động này giúp các em nhận ra trong cuộc sống có những nguy hiểm luôn
rình rập chúng ta, vì thế mỗi người cần phải biết bảo vệ bản thân.
- Hoạt động giúp giáo viên dẫn dắt vào bài học.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu về quấy rối tình dục
1.

2.

3.

Mục tiêu:
Cho các em hiểu như thế nào là quấy rối tình dục.
Phương pháp:
- Cho xem video
- Thảo luận tập thể
- Chơi trò chơi
- Thuyết trình
Phương tiện:
- Slide, máy chiếu
9


Giấy A0, Bút màu,…
Cách tiến hành:
a) Cho các em xem video giới thiệu về quấy rối tình dục
/>Sau đó cho các em đưa ra các ý kiến sau khi xem video
Tiếp theo sẽ tổng kết lại các ý kiến và trình bày Khái niệm về quấy rối
tình dục :
Quấy rối tình dục là một hình thức quấy nhiễu mà đặc biệt là hướng
về giới tính của người có liên can. Quấy rối tình dục là những hành
động và nhận xét làm hổ thẹn hay làm nhục về tình dục và có liên
quan đến giới tính, tiếp cận cơ thể không được sự mong muốn, tiếp
cận trong quan hệ hứa hẹn ban thưởng và/hay trấn áp.
b) Cho các em chơi trò chơi nhận biết các hành vi quấy rối
Đưa ra các hành vi quấy rối và không quấy rối ( được viết trên mẫu
giấy A4) sau đó yêu cầu các em thực hiện chia ra hành vi nào là hành

vi quấy rối hành vi nào là không phải quấy rối.
Bình phầm về hình thức bên ngoài hoặc cơ thể
Gợi ý quan hệ tình dục
Ép nghe chuyện liên quan đến tình dục
Chụp, phát tán ảnh cá nhân mà không có sự cho phép
Tán tỉnh, quấy rối liên tục bằng tin nhắn, email
Ép xem tranh khiêu dâm
Sờ mó đụng chạm một cách cố ý
Phô bày bộ phận sinh dục
Cưỡng hiếp
Nhìn chằm chằm vào cơ thể
Huýt sáo trêu ghẹo
Liếc mắt đưa tình
Chào hỏi lịch sự ( không phải)
-

4.

-

c)

Hỏi chỉ đường (không phải)
Đánh đập (không phải)
Không cho ăn cơm (không phải)

Sau đó giải thích từng hành vi và gợi ý cho các em cách ứng xử cho
từng trường hợp.
- Tổ chức trò chơi: Đồng ý – Không đồng ý


10


+ Anh/chị phát cho mỗi em 3 biểu tượng cảm xúc (cười, khóc, đang
suy nghĩ)
+ Hướng dẫn luật chơi: Anh/chị đọc câu hỏi sau đó cho thời gian 30s
suy nghĩ rồi sau đó đưa phương án trả lời bằng các biểu tượng cảm
xúc. Mặt cười biểu hiện sự đồng ý, mặt khóc biểu hiện sự không đồng
ý, biểu tượng đang suy nghĩ biểu hiện các em chưa có câu trả lời.
Anh/chị nhận xét, đánh giá và khen ngợi học sinh.
*Bộ câu hỏi :
1. Chỉ co buổi tối mới bị quấy rối tình dục?
Anh/chị giải thích: Câu này không đúng vì quấy rối tình dục xảy ra ở
bất kỳ thời gian nào trong ngày, tất cả các buổi không riêng gì buổi
tối. Chính vì vậy khi ra ngoài các em phải đề cao cảnh giác và chú ý
an toàn. Các em đồng ý không nào?
2. Những nơi đông người vẫn có thể bị quấy rối tình dục?
Anh/chị giải thích: Thông thường mọi người hay cho rằng nơi vắng vẻ
mới bị quấy rối tình dục nhưng thực tế QRTD vấn có thể xảy ra nơi
đông người như bến xe,trên xe bus, công viên…. Chính vì vậy khi đi
tới những nơi đông người các em cần đi theo nhóm, có người lớn đi
cùng để đảm bảo an toàn nha.
3.Nhà là nơi an toàn nên sẽ không bị quấy rối tình dục?
Chúng ta đều cảm thấy nhà là nơi an toàn, bình yên nhất đúng không
nào? Tuy nhiên, 1 số trường hợp như ngườ đổi nước, sửa điện, bán
hàng… vô nhà thì sao nhỉ? Chúng ta cần đề cao cảnh giác vì mọi
trường hợp có thể xảy ra. Vậy nên khi ở nhà 1 mình các em tuyệt đối
không mở cửa cho người khác nhé.
4. Chỉ có người lạ mới có những hành vi quấy rối tình dục?
Anh/chị giải thích: À các em có biết là có tới 60% các vụ xâm haị là

do người quen gây ra không nhỉ? Có thể là bác bảo vệ, hàng xóm hay
họ hàng xa chẳng hạn. Nếu như có bất kỳ điều gì các em came thấy
không bình thường khi giao tiếp thì các em cần lập tức báo cho bố mẹ
để xử lý kịp thời nhé.
5. Chỉ có bé gái mới có nguy cơ bị quấy rối tình dục,còn bé trai
thì không?
Anh/chị giải thích: Thông thường người ta hay nghĩ rằng chỉ có bé
gái mới bị quấy rối tình dục, thực tế cả bé trai cũng là những người có
thể bị QRTD. Theo thống kê cho thấy ở nữ giới, cứ 10 trẻ gái thì có
11


tới 6 trẻ bị quấy rối, còn ở nam thì thấp hơn là 4/10. Chính vì vậy, tất
cả các em đều có nguy cơ bị quấy rối tình dục. Các em nhớ chú ý an
toàn, tự bảo vệ bản thân nhé.
6.
Bất kì độ tuổi nào cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân của
QRTD?
Anh/chị giải thích: Như các em thấy trên các bản tin, các bài báo, đối
tượng bị quấy rối tình dục có thể là các em nhỏ ở độ tuổi mẫu giáo,
thậm chí là những người lớn. Trong số các đối tượng bị QRTD cũng
có rất nhiều trường hợp ở độ tuổi của các em. Vì vậy dù ở độ tuổi nào
cũng phải luôn đề cao cảnh giác để tránh bị QRTD nhé.
7.
Hành vi nhìm chằm chằm vào bộ phận nhạy cảm của cơ thể là
hành vi QRTD ?
Anh/chị giải thích: Vào buổi trước các em đã biết các hành vi QRTD
có thể là việc cố ý để lộ bộ phận sinh dục, huýt sáo trêu ghẹo, bình
phẩm về hình thức bên ngoài hay ve vãn hay tán tỉnh bằng tin nhắn
gợi dục. Và việc nhìn chằm chằm vào bộ phận nhạy cảm của cơ thể

người khác cũng là một hành vi QRTD đấy.
8.
Khi bị QRTD chúng ta nên im lặng để không phải xấu hổ với
mọi người?
Anh/chị giải thích: Nhiều em khi bị QRTD thường im lặng vì sợ khi
nói ra sẽ bị bố mẹ la mắng, không tin tưởng hoặc sẽ bị bạn bè, mọi
người xung quanh cười chê vì bị người khác có thể hiện những hành
vi như vậy. Đó là những suy nghĩ không đúng. Khi các em im lặng thì
đối tượng sẽ vẫn tiếp tục thực hiện hành vi QRTD với các em. Các em
có thể tâm sự với bố mẹ, người thân hay người lớn mà em tin tưởng
để tìm kiếm sự giúp đỡ. Khi mọi người đã hiểu sẽ không ai chê cười
em cả. Vì thế khi bị QRTD các em phải nói ra với người lớn, không
được giữ im lặng.
9.
Chỉ có hành vi đụng chạm vào bộ phận sinh dục mới gọi là
hành vi QRTD?
Anh/chị giải thích: Không chỉ các hành động đụng chạm vào cơ thể,
hay đã gây ra tổn hại về mặt sức khỏe cho các em thì mới là hành vi
QRTD. Như các em đã được học khái niệm về QRTD trong buổi
trước, QRTD bao gồm cả những cử chỉ, hành vi mang tính gợi dục
khiến đối phương cảm thấy khó chịu.
12


d)

10. Khi bị QRTD trẻ em là người có lỗi cho nên không được nói
cho người lớn biết ?
Giải thích: Như các anh/chị đã chia sẻ với các em, khi bị QRTD cần
phải nói cho người lớn biết để nhận được sự giúp đỡ. Khi bị QRTD

chúng ta là người bị hại nên các em không nên nghĩ rằng mình có lỗi.
Các em phải nhớ không được im lặng nhé.
Tổng kết: QRTD có thể xảy ra ở mọi nơi, mọi thời điểm và có thể xảy
ra với mọi đối tượng. Vì vậy các em luôn phải đề phòng để phòng
tránh QRTD.
Cho các em nêu hiểu biết của mình về quấy rối tình dục, sau đó tổng
kết và đưa ra hậu quả.
Những hậu quả về mặt cơ thể có thể thấy được ngay ở trẻ em nhỏ như
rách âm đạo-trực tràng gây chảy máu nặng nề, các tổn thương khác
của bộ phận sinh dục, nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Với trẻ lớn hơn, nguy cơ có thai được phát hiện muộn không phải là
hiếm gặp. Với những trường hợp này, sức khỏe và tương lai của bà mẹ
lẫn trẻ em thường ở trong tình trạng rất mong manh, khó khăn.
Trẻ em bị quấy rối tình dục có thể biểu hiện những rối loạn về hành
vi cũng như tâm thần từ nhẹ đến nặng, ngắn hạn cũng như dài hạn.
Tùy thuộc vào mức độ của lạm dụng tình dục mà trẻ có thể biểu hiện
sợ hãi và lo lắng trước người khác giới hoặc trước những vấn đề liên
quan đến tình dục và có thể biểu hiện những hành vi tình dục không
đúng mực.
Những ảnh hưởng ban đầu hay ảnh hưởng ngắn hạn thường xuất hiện
trong khoảng 2 năm đầu tiên. Những biểu hiện này tùy thuộc vào mức
độ, hoàn cảnh cũng như tuổi của trẻ lúc bị lạm dụng tình dục. Tuy
nhiên những biểu hiện thường gặp bao gồm những biểu hiện thơ ấu
hóa (ví dụ trẻ có thể mút tay mặc dù đã lớn hoặc đái dầm), rối loạn
giấc ngủ, chán ăn, xấu hổ, mặc cảm tội lỗi, rối loạn về ứng xử cũng
như khả năng học tập ở trường, biểu hiện co mình lại không tham gia
vào các hoạt động đoàn thể hay xã hội, tính cách dễ bùng nổ...

13



Những hậu quả xấu của quấy rối tình dục có thể để kéo dài nhiều năm
sau này cũng như đến tuổi trưởng thành. Những người này thường có
biểu hiện trầm cảm. Nếu tình trạng lo lắng ở mức độ cao có thể dẫn
đến những hành vi tự hủy hoại cơ thể như nghiện rượu, nghiện ma túy,
có những cơn hốt hoảng, những rối loạn lo âu ở một tình huống đặc
trưng nào đó, mất ngủ. Và rất nhiều người gặp rất nhiều khó khăn
trong đời sống tình dục sau này.
Một số trẻ bị quấy rối tình dục có thể có hiệu ứng người ngủ (sleeper
effects), tức là ngay sau khi bị lạm dụng tình dục, trẻ không có biểu
hiện rối loạn gì. Nhiều năm sau đó những biểu hiện này mới bộc phát
trầm trọng.
3. Hoạt động 3: Sắm vai xử lý tình huống
a. Mục tiêu:
- Học sinh được trải nghiệm những tình huống giả định.
- Học sinh rèn luyện khả năng suy nghĩ, giải quyết tình huống, sắm vai.
- Học sinh có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề quấy rối tình dục và cách giải quyết.
b. Phương tiện:
- Các tình huống
- Quà
c. Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm. Phổ biến hoạt động, thời gian thảo luận và thời
gian tối đa cho mỗi tình huống.
- Giáo viên phát tình huống cho các nhóm.
- Các nhóm thảo luận và thực hiện sắm vai.

14


- Sau khi mỗi nhóm hoàn thành, giáo viên cho từng học sinh nêu cảm nghĩ và tự

nhận xét. Sau đó giáo viên nhận xét và góp ý.
- Giáo viên tổng kết.
* Các tình huống:
TH1:
A và B năm nay 18 tuổi, 2 người là bạn thân của nhau nên A hay đến nhà B chơi.
Dạo gần đây ba của B hay để ý, bình phẩm A về cơ thể, cách ăn mặc của cô và có
nhiều hành vi muốn gợi tình với A. A đã sớm nhận ra được ý đồ của ba B. Nếu là A
bạn sẽ làm gì trong trường hợp này?
TH2:
H là học sinh nữ lớp 10, H hay đi vệ sinh một mình và gần đây cô phát hiện thấy
có 1 bạn nam khóa trên hay đi theo bạn đến nhà vệ sinh nữ. 1 lần nhà vệ sinh vắng
người bạn nam này đã theo bạn H vào nhà vệ sinh nữ và có hành vi xâm hại đến H,
cũng may H chạy thoát được. Theo bạn H phải làm gì để bảo vệ chình mình và các
bạn nữ khác.
TH3:
K là một học sinh nữ lớp 10. K sống cùng bố, mẹ và một người chú (30 tuổi) đang
thất nghiệp. Bố mẹ K làm công nhân nên thường về nhà trễ. Khi bố mẹ không có
nhà, chú của K thường có những hành động đụng chạm vào bộ phận nhạy cảm của
em. K rất hoảng sợ và kể cho mẹ nghe nhưng mẹ em không tin và bảo chắc chú chỉ
vô ý. Biết việc chú của K dọa sẽ đánh em. K buồn rầu và lo lắng, việc học của em
cũng vì thế mà ngày càng giảm sút. Nếu là K bạn sẽ làm gì?
TH4:

15


Thầy H là cán bộ y tế của trường, N là học sinh nữ lớp 11, sức khỏe N không tốt
nên cô hay nằm ở phòng y tế. Nhiều lần thầy H lợi dụng lúc N hôn mê mà chục
ảnh gợi cảm với N và uy hiếp N đòi phải đáp ứng ham muốn tình dục của thầy H
nếu không thầy H sẽ tung ảnh gọi cảm của N lên mạng. Và N đã phải chấp nhận

quan hệ tình dục với thầy K 1 tuần 1 lần và cũng đã hơn 2 tháng rồi. N càng ngày
càng suy sụp. Trong một lần vì quá chán nản, vô tình em đã kể với bạn của mình.
Nếu bạn là bạn của N khi biết chuyện thì bạn sẽ làm gì để giúp N vượt qua.
d. Kết luận:
- Các em học sinh cần chú ý phòng tránh, bảo vệ an toàn cho bản thân để tránh
trở thành nạn nhân của quấy rối tình dục.
- Không đồng tình với các hành vi quấy rối tình dục.
- Khi phát hiện các hành vi quấy rối tình dục cần nói cho người lớn, người đáng
tin để tìm cách giải quyết.
4. Hoạt động 4: Dạy các thế võ tự vệ cơ bản
a. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được tầm quan trọng của các thế võ tự vệ bản thân.
- Học sinh có khả năng bảo vệ bản thân khi bị quấy rối, xâm hại tình dục.
- Học sinh thực hiện được một số thế võ tự vệ cơ bản.
b. Phương tiện:
- Slide
- Loa
- Hình ảnh
- Thảm tập
16


c. Cách tiến hành:
- Đầu tiên giáo viên thực hiện tất cả các thế võ cho các em một lần để các em có
thể hình dung. (Gồm 10 thế võ)
- Tiếp đến giáo viên sẽ hướng dẫn từ từ từng thế võ một. (1 thế võ sẽ mời 2 em
lên thực hành)
- Giáo viên sẽ quan sát và hướng dẫ những em làm chưa đúng, khen khuyến
khích những em đã làm chính xác các động tác.
- Cuối cùng giáo viên sẽ mời từng em lên thực hiện lại các thế võ vừa học được

để các em có thể một lần nữa hình dung và thực hành lại các thế võ tự vệ vừa
được học.
d. Kết luận:
- Chỉ có kiến thức không là chưa đủ, các em phải cần trang bị cho mình những kỹ
năng ngoài thực tế để có thể thoát khỏi những kẻ quấy rối tình dục. Đây là một số
thế võ cơ bản giúp các em có thể thoát khỏi những kẻ quấy rối tình dục. Và còn
rất nhiều kỹ năng và thế võ khác nữa, vì thế các em phải rèn luyên và tìm hiểu để
có thể bảo vệ bản thân một cách tốt nhất.
5. Hoạt động 5: Trò chơi “Rung chuông vàng”
a. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã học.
- Giải tỏa căng thẳng sau giờ học.
b. Phương tiện:
- Loa
- Máy tính
17


- Chuông
- Các phần quà
c. Cách tiến hành:
- Phát cho mỗi học sinh một bảng con, phấn, khăn lau để viết câu trả lời.
- Sắp xếp và ổn định chỗ ngồi để học sinh thực hiện phần thi tốt nhất.
- Giáo viên lần lượt đưa ra các câu hỏi. Học sinh trả lời vào bảng. Hết thời gian
quy định, học sinh nào trả lời đúng thì được tiếp tục tham gia trò chơi, nếu sai
sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Học sinh còn lại cuối cùng là người chiến thắng. Nếu
kết thúc câu hỏi cuối cùng, số lượng học sinh còn lại lớn hơn 1 thì tất cả những
học sinh đó cùng chiến thắng. Người chiến thắng được rung chuông vàng.
- Bộ câu hỏi Rung chuông vàng:
1/ Ai là người có nguy cơ bị xâm hại tình dục trong trường học?

A: Những bạn nữ xinh đẹp
B: Lớp trưởng
C: Tất cả các đối tượng có trong trường
D: Hót boy
2/ Đâu là ảnh hưởng của xã hội đến bạo lưc tình dục học đường?
A: Sự phát triển của công nghệ thông tin,các trang mạng xã hội, internet kích thích
sự tò mò của giới trẻ và người lớn, Nhiều bộ phim tình cảm, phim người lớn làm
ảnh hưởng đến tâm lí tuổi mới lớn.
B: Một số trẻ có gia đình kinh tế khá giả, thiếu sự quan tâm của cha mẹ thường đua
đòi, ăn chơi, thích mua vui hưởng lạc nên dễ xa vào vấn đề này.
C: Việc kiểm soát chưa toàn diện của hệ thống nhà trường.
D: Ảnh hưởng từ bố mẹ khi còn nhỏ.
18


3/ Đâu là giải pháp để hạn chế tình trạng xâm hại tình dục ở trường học hiện nay?
A: Tăng cường xử lý, răn đe, quản lý chặc chẽ, có những mức xử phạt nghiêm
khắc.
B: Tuyên truyền, truyền thông giáo dục, tập huấn, dạy kỹ năng ở các trường học.
C: A & B đều đúng
D: A & B đều sai
4) Nơi có thể xảy ra quấy rối tình dục là:
A. xe buýt
B. trường học
C. nhà
D. tất cả các đáp án trên
5) Người bị quấy rối tình dục là người có lỗi, đáng xấu hổ
A. sai
B. đúng
6) Quấy rối tình dục là gì?

A. Là việc dùng vũ lực, đe dọa để ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào
các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô
B. Là hành vi dùng vũ lực, đe doạ hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được
của nạn nhân để thực hiện thủ đoạn giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ
C. Là các cử chỉ, hành vi khiến đối phương cảm thấy khó chịu về mặt tâm lý
và tình dục như việc nam giới nhìn chằm chằm, cố ý để lộ các bộ phận sinh
dục, huýt sáo trêu ghẹo, bình phẩm về hình thức bên ngoài hay ve vãn, tán
tỉnh bằng tin nhắn gợi dục.
D. Là dạng hành vi gây khó chịu, thường mang mục đích gây ảnh hưởng bất lợi
đối với một người hoặc nhóm người, nhằm đe dọa, gây phiền toái
7) Quấy rối tình dục có thể xảy ra vào:
19


a. ban ngày
b. ban đêm
c. không xảy ra
d. bất cứ lúc nào
8) Sau khi bị quấy rối tình dục nên làm gì?
a. giữ bí mật
b. chia sẻ cho người thân, người mình tin tưởng,
c. tìm sự giúp đỡ của những người xung quanh
d. B&C
9) Số điện thoại đường dây nóng trung tâm Công tác xã hội Đà Nẵng là?
A. 18001036
B. 18001046
C. 18000236
D. 18001045

10) Một người đã đủ 18 tuổi có hành vi khiêu dâm trẻ em dưới 16 tuổi thể hiện ở

các dấu hiệu: lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc các em trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp
chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức. Người đó sẽ bị xử phạt
như thế nào?
A. Chỉ phạt tiền vì không xâm hại đến trẻ.
B. Phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
C. Phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
D. Bồi thường và xin lỗi nạn nhân.

20


11) Hành vi quấy rối tình dục không gây hại nhiều đến cơ thể mọi người nên không
bị pháp luật xử lý?
A. Đúng. Vì nó chỉ làm người khác khó chịu nên không vi phạm pháp luật
B. Sai. Quấy rối tình dục không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo
đức. Tùy theo mức độ hậu quả mà hành vi quấy rối tình dục gây ra sẽ có mức
độ xử phạt khác nhau.
12) Tỉ lệ bé trai và bé gái dưới 18 tuổi bị lạm dụng tình dục trên thế giới là bao
nhiêu?
A. 4 trong 10 bé gái và 4 trong 10 bé trai
B. 2 trong 5 bé gái và 2 trong 7 bé trai
C. 1 trong 4 bé gái và 1 trong 6 bé trai
D. 3 trong 4 bé gái và 4 trong 6 bé trai
13) A năm nay 20 tuổi, đã có hành vi quan hệ tình dục với bé T năm nay 17 tuổi
(mà không được sự cho phép của bé). Vậy A có thể bị xử phạt tội gì và bị xử phạt
như thế nào?
A. Tội cưỡng hiếp. Phạt tù từ 20 năm đến chung thân.
B. Tội hiếp dâm. Phạt tù từ 5 năm đến chung thân, hoặc tử hình.
C. Tội hiếp dâm. Phạt tù từ 7 năm đến chung thân, hoặc tử hình.
D. Tội hiếp dâm. Phạt tù từ 5 năm đến 25 năm.

- Giáo viên trao thưởng và tổng kết.
d. Kết luận:
- Thông qua trò chơi, các học sinh được tổng kết lại kiến thức đã học và có những
giây phút thư giản.
6. Hoạt động 6: Vẽ pano tuyên truyền
a. Mục tiêu:
21


- Có được các tác phẩm pano tuyên truyền treo trong trường.
b. Phương tiện:
- Giấy
- Bút chì, màu vẽ
c. Cách tiến hành:
- Giáo viên phổ biến hoạt động.
- Yêu cầu mỗi nhóm từ 5-7 thành viên hoàn thành một tác phẩm.
- Học sinh lên ý tưởng và thực hiện.
- Chấm thi các tác phẩm.
- Giáo viên nhận xét và trao giải.
d. Kết luận:
- Học sinh thể hiện được khả năng sáng tạo của bản thân và thể hiện ý thức, suy
nghĩ đối với vấn đề quấy rối tình dục.
- Các tác phẩm hỗ trợ cho hoạt động tuyên truyền phòng ngừa quấy rối tình dục
trong học đường.
7. Hoạt động 7: Đánh giá
a. Mục tiêu:
- Lượng giá từng hoạt động.
b. Phương tiện:
- Phiếu đánh giá
- Bút

c. Cách tiến hành:
22


- Giáo viên phát phiếu đánh giá cho từng học sinh.
- Học sinh hoàn thành phiếu đánh giá.
- Giáo viên thu phiếu đánh giá.
- Giáo viên phản hồi và giải thích.
- Giáo viên rút kinh nghiệm cho những hoạt động sau.
d. Kết luận:
- Qua phiếu đánh giá, học sinh thể hiện quan điểm và nhận xét của mình về hoạt
động.
- Giáo viên tự đánh giá được hoạt động của mình, rút kinh nghiệm.
V. Nguồn lực
1. Con người
- Giáo viên các trường THPT
- Đội ngũ hướng dẫn, tập huấn
2. Kinh phí
- Sở GD&ĐT Tp. Đà Nẵng
- Sở LĐTBXH
- Các tổ chức phi chính phủ
VI. Các chỉ tiêu cụ thể cho các hoạt động
STT

Hoạt động

Chỉ tiêu
Kiến thức Kỹ năng

1


Hoạt động 1: Trò chơi “Chanh chua, cua cắp” 100%

100%

2

Hoạt động 2: Giới thiệu về quấy rối tình dục

100%

23

100%


3

Hoạt động 3: Sắm vai xử lý tình huống

100%

90%

4

Hoạt động 4: Dạy thế võ tự vệ

100%


80%

5

Hoạt động 5: Rung chuông vàng

100%

100%

6

Hoạt động 6: Vẽ pano tuyên truyền

100%

100%

VII. Khung theo dõi và đánh giá thực hiện
STT

Hoạt động

Thời gian

Người thực hiện Mức độ
hoàn thành

1


Hoạt động 1

7 phút

- Giáo viên
- Học sinh

2

Hoạt động 2

25 phút

- Giáo viên
- Học sinh

3

Hoạt động 3

30 phút

- Giáo viên
- Học sinh

4

Hoạt động 4

30 phút


- Giáo viên
- Học sinh

5

Hoạt động 5

10 phút

- Giáo viên
- Học sinh

6

Hoạt động 6

120 phút

- Giáo viên
- Học sinh
- Ban giám hiệu nhà
trường

7

Hoạt động 7

8 phút


- Giáo viên
- Học sinh

24



×