Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Vai trò của giáo dục với việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.83 KB, 21 trang )

BÀI THẢO LUẬN BỘ MÔN
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

NHÓM 10


Đề tài: Vai trò của giáo dục với việc hình
thành và phát triển nhân cách con người
Việt Nam

Mục lục
Lời mở đầu …………......................................................................................4
I: Khái niêm về nhân cách ……………………………………….................5
I.1: Một số khái niêm liên quan …………………………………….............5
I.2: Khái niệm nhân cách ……………………………………......................6
II: Một số lý luận về xã hội hóa và mối quan hệ giữa giáo dục với xã hội
hóa.....................................................................................................................8
II.1: Khái niệm và vai trò của xã hội hóa, môi trường xã hội hóa………..8
II.2: Mối quan hệ giữa giáo dục với xã hội hóa……………………………10


III: Vai trò của giáo dục đối với việc hình thành và phát triển nhân cách
con người Việt Nam .......................................................................................11
III.1: Vai trò di truyền, hoàn cảnh sống, nhân tố hoạt động………….....11
III.2:Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách……….15
III.3: Liên hệ bản thân…………...................................................................16
IV:Kết luận…………………………………………………………………..17


Bảng phân công công việc
STT


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Họ Tên
Lê Hồng Thái (nhóm trưởng)
Dương Mạnh Thành
Cao Thị Phương Thảo
Cao Thị Thơm
Nguyễn Hoài Thương
Phạm Thị Thương
Nguyễn Thị Thúy
Trần Thị Minh Thúy(thư ký)
Phùng Thị Thùy
Phạm Thị Nguyệt

Lớp
K51K2
K51A4
K51K2
K51A1
K51A5
K51A4

K51K4
K51K2
K51K4
K49C3

Nhiệm vụ
Kết luận
I.1
II.1
III.2
I.2
III.1
III.3
Lời mở đầu
II.2
Slide



LỜI MỞ ĐẦU
Nhân cách là thuộc tính tâm lý của một cá nhân, biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã
hội của nó. Nói đến nhân cách, chúng ta thường băn khoăn nhân cách thực chất là
gì? Tại sao con người lại có nhân cách? Nhân cách được hình thành và phát triển
như thế nào? Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển đó? Vai trò của
nhân tố đó ra sao? Chúng ta sẽ lien hệ gì đối với riêng mình… hàng loạt các câu
hỏi đặt ra về nhân cách, và để giải quyết những thắc mắc nêu trên, nhóm chúng
tôi đã cùng nhau phân tích nhân tố giáo dục đã có ảnh hưởng gì đối với sự hình
thành và nhân cách của con người Việt Nam? Qua đó chúng tôi đã thấy được rằng
giáo dục chỉ vạch đường, vạch hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách
của con người Việt Nam chứ con người có hình thành và phát triển theo hướng đó

hay không thì giáo dục không quyết định trược tiếp được. Như vậy, giáo dục một
mặt cung cấp cho con người những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, mặt khác hình thành
trong họ những phẩm chất tâm lý cần thiết theo yêu cầu của sự phát triển xã hội.
Và chúng tôi đã lien hệ thực tế để rút ra bài kinh riêng cho mình và mọi người
cùng tham khảo.


I: Khái niệm về nhân cách
I.1.Một số khái niêm liên quan
Con người là một thực thể sinh học – xã hội. Dưới góc độ con người thuộc
tự nhiên, con người là một tồn tại sinh vật ở bậc thang cao nhất của sự tiến hóa
vật chất. Đồng thời, nhờ có đời sống xã hội lao động và ngôn ngữ, con người có
khả năng ý thức và tự ý thức, đó là hình thức cao nhất của sự phản ánh hiện thực.
Mặt sinh vật trong con người không thể tách khỏi mặt xã hội và ngược lại song
bản thân cái tính đặc thù ở con người không phải do bẩm sinh, không phải do bản
chất sinh vật của mình mà là ở quá trình sống, trong quá trình hoạt động, lao
động, học tập đã cải tạo bởi nhiều thế hệ.
Cá nhân là thuật ngữ được dùng để chỉ một con người cụ thể của một thành
viên của xã hội. Cá nhân cũng là một thực thể sinh vật – xã hội, nhưng được xem
xét cụ thể riêng từng người, với những đặc điểm về sinh lý, tâm lý và xã hội để
phan biệt cá nhân này với cá nhân khác trong cộng đồng.
Chủ thể là thuật ngữ được sử dụng khi cá nhân thực hiện một hoạt động nhất
định một cách có ý thức và có mục đích (hoạt động trí óc hay hoạt động chân tay,
hoạt động lý luận hay thực hành), nhận thức và cải tạo thế giới xung quanh trong
quá trình hoạt động đó.
Cá tính của con người là sự độc đáo của mỗi con người về thể chất và tâm lý
(thể tạng, kiểu tinh thần, tính cách, khí chất, nhu cầu, năng lực,…). Cá tính của
mỗi người được hình thành trên cơ sở của những tố chất di truyền, bằng hoạt
động xã hội và giáo dục, dưới ảnh hưởng của những điều kiện xã hội và của môi
trường xã hội mà trong đó con người sống được dưới giáo dục và làm việc, cũng

như bằng hoạt động tự giáo dục của bản thân họ.

I.2. Khái niệm nhân cách
1. Khái niệm:


Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý của cá nhân thể hiện bản sắc và
giá trị xã hội của cá nhân. Nhân cách là tổ hợp, là hệ thống các thuộc tính tâm
sinh lý chứ không phải là một vài thuộc tính. Hệ thống các đặc điểm tâm-sinh lý
của một cá nhân được thể hiện qua hành vi của cá nhân khi hoạt động và giao tiếp
với người khác. Những hành vi đó được xã hội nhận xét, đánh giá so với chuẩn
mực giá trị của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử.
Nhân cách của một người là “độc nhất vô nhị”. Không thể có trường hợp nhân
cách của hai người hoàn toàn giống nhau ngay cả là hai anh/chị em sinh đôi. Tính
chủ thể thể hiện ở chỗ con người có khả năng tiếp nhận và chọn lọc những gì phù
hợp với mình. Cá nhân sống trong xã hội nào thì lĩnh hội nền văn hóa xã hội của
xã hội ấy. Con người sinh sống trong những hoàn cảnh, môi trường gia đình và
môi trường xã hội khác nhau nên có những bản sắc độc đáo, riêng biệt.
Hệ thống các đặc điểm tâm-sinh lý của cá nhân phù hợp với ở mức độ nào so
với chuẩn mực xã hội sẽ quy định mức độ giá trị xã hội của cá nhân đó. Vì vậy,
nhân cách là những gì tinh túy nhất mà cá nhân đó đã lĩnh hội, tích lũy được
thông qua quá trình sống.
Những thuộc tính tâm sinh lý của nhân cách thường biểu hiện qua 3 cấp độ: cá
nhân, liên cá nhân và siêu cá nhân.
Với cấp độ cá nhân, nhân cách được xem xét trong một con người cụ thể, thể
hiện bản sắc đặc trưng, cái riêng so với những người khác. Nhân cách ở cấp độ cá
nhân chủ yếu phản ánh cái tôi của cá nhân đó.
Nhân cách cũng tồn tại ở cấp độ liên cá nhân khi chúng ta đóng vai trò là chủ
thể tác động đến các khách thể thông qua hoạt động giao tiếp. Trong quá trình
giao tiếp, nhân cách của cá nhân ảnh hưởng đến những người khác, đồng thời cá

nhân cũng điều chỉnh nhân cách của bản thân khi lĩnh hội được những cái mới từ
người khác. Nhân cách của một người sẽ được xem xét, đánh giá trong mối liên
hệ với các cá nhân khác.


Nhân cách tồn tại ở cấp độ siêu cá nhân khi những tư tưởng, quan điểm của cá
nhân ấy ảnh hưởng rất lớn đến rất nhiều thế hệ mặc dầu cá nhân đó không còn tồn
tại.

2. Những đặc điểm cơ bản của nhân cách
2.1. Tính thống nhất
Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý, các thuộc tính này được sắp
xếp có hệ thống, có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau khi thể hiện qua
hành vi.

2.2. Tính ổn định
Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý. Thuộc tính tâm sinh lý mang
tính ổn định, bền vững, khó hình thành và khó mất đi. Trong thực tế, để hình
thành một thuộc tính không phải là hình thành được ngay mà phải cần có một
khoảng thời gian nhất định và ngược lại muốn loại bỏ thuộc tính đã xác lập cũng
phải thế. Vì thế, nhân cách mang tính ổn định.

2.3. Tính tích cực
Nhân cách của cá nhân thể hiện tính tích cực khi: chủ động xác định mục đích,
thực hiện các hoạt động và giao tiếp; khả năng tự điều chỉnh và chịu sự điều
chỉnh của xã hội; vươn tới những giá trị cao đẹp hơn trong quá trình sống và làm
việc trong xã hội.

2.4. Tính giao tiếp



Nhân cách được hình thành và phát triển trong hoạt động và giao tiếp với các
nhân cách khác. Giao tiếp giúp con người tham gia vào các quan hệ xã hội, lĩnh
hội nền văn hóa, kinh nghiệm, tri thức, chuẩn mực đạo đức của xã hội đồng thời
tác động đến các nhân cách khác.

II, Một số lý luận về xã hội hóa và mối quan hệ giữa giáo
dục với xã hội hóa
II.1: Khái niệm và vai trò của xã hội hóa, môi trường xã
hội hóa
1. khái niệm xã hội hóa
Xã hội hóa là quá trình mà qua đó cá nhân học hỏi ,lĩnh hội nền văn hóa của xã
hội như các khuôn mẫu xã hội ,quá trình mà nhờ nó cá nhân đạt được những đặc
trưng xã hội của bản thân ,học được cách suy nghĩ và ứng xử phù hợp với vai trò
xã hội của bản thân ,hòa nhập vào xã hội.

2. Vai trò xã hội hóa .


+,Xã hội hóa là nền tảng quan trọng của loài người, không như các sinh vật khác,
con người cần phải có hiểu biết xã hội để sống. Ngoài sự tồn tại có tính chất sinh
học đơn thuần, kinh nghiệm xã hội tạo ra nhân cách của mỗi con người. Theo
nghĩa đơn giản, nhân cách chính là hệ thống tư duy, cảm xúc và hành vi có tổ
chức trong đó con người suy nghĩ, nhận thức về thế giới, về bản thân mình cũng
như phản ứng, hành động trong tương tác xã hội. Chỉ có thông qua sự hình thành
và phát triển của nhân cách, loài người mới trở nên khác biệt với tất cả các loài
động vật khác, chỉ có loài người mới tạo ra được văn hóa và mỗi con người, với
tư cách là một thành viên của xã hội tiếp thu văn hóa vào nhân cách của mình.
Những trường hợp bị cách ly hoàn toàn với đời sống xã hội cho thấy cá thể rơi
vào hoàn cảnh đó hầu như chỉ tồn tại sinh học, hoàn toàn vô cảm và không có

biểu hiện phẩm chất xã hội nào thường gặp ở con người. Đã từng có những tranh
biện và bất đồng về tầm quan trọng tương đối của yếu tố sinh học và yếu tố xã
hội trong sự phát triển của con người hay nói ngắn gọn là cái gì hình thành nên
nhân cách,hay dưỡng dục. Ngày nay, hầu hết các nhà khoa học xã hội đều vượt
khỏi chuyện tranh biện đó, bởi hiểu rõ sự tương tác của các biến ấy trong việc
định hình sự phát triển của con người. Các yếu tố sinh học,di truyền có ảnh
hưởng đến đời sống con người chẳng hạn trong việc di truyền trí thông minh, một
số đặc điểm nhân cách (như phản ứng khi bị kích thích), khả năng thiên bẩm
trong một số hoạt động (như nghệ thuật,âm nhạc ,....) nhưng sự phát triển nhân
cách chịu ảnh hưởng của yếu tố dưỡng dục nhiều hơn là sinh học tự nhiên. Bản
tính con người là sáng tạo, học hỏi và bổ sung văn hóa. Vì thế, đúng ra đang ở vị
thế đối lập, bản tính con người và giáo dục thực ra không thể chia cắt.
+,Xã hội hóa không chỉ quan trọng đối với đời sống của cá nhân, nó giúp cho xã
hội phát triển được liên tục, có lịch sử, có hiện tại và có tương lai. Kinh nghiệm
xã hội luôn tồn tại trong xã hội, mọi xã hội đều dạy cho các thành viên mới về nó
và quá trình diễn ra liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác, vượt qua đời sống của
một cá nhân.

3.Môi trường xã hội hóa
3. 1.Khái niệm


Môi trường xã hội hóa là nơi cư trú các cá nhân thực hiện các tương tác xã hội
của mình nhằm mục đích thu nhận ,tái tạo kinh nghiệm và những giá trị chuẩn
mực trong xã hội.

3.2.Vai trò của môi trường xã hội hóa.
Gồm 3 yếu tố chính:
a,Gia đình
Mỗi gia đình cần xem xét đến xã hội học trong gia đình có 3 khía cạnh sau:

+,Thiết chế gia đình là những quy định trong hành vi và lối sống nhằm tạo ra sự
thống nhất các hành động trong xã hội .
+,Giáo dục gia đình là sự truyền lại những cái đúng,cái sai và tri thức nhằm tạo ra
sự thống nhất các hành vi đúng cho mỗi cá nhân .
+,Người lớn trong gia đình phải là tấm gương mẫu mực.
b,Nhà trường
+,Giáo dục tri thức: là trang bị cho người học các tri thức của nhân loại về tự
nhiên,xã hội con người và những kĩ năng khác trong hoạt động nhận thức ,lao
động của mỗi cá nhân.
+,Giáo dục nhân cách :là các giá trị chuẩn mực ,các khuôn mẫu xã hội thừa nhận
được nhà trường giảng dạy cho mỗi người học .
+,Rèn luyện ý thức trách nhiệm với tập thể và cộng đồng .
+,Hành vi của thầy cô giáo ảnh hưởng đến hành vi của học sinh.
c,Các nhóm xã hội
+,Quan hệ bạn bè:Gồm những người có quan hệ bình đẳng,cùng vị thế xã hội nên
các cá nhân thường chia sẻ thái độ ,tâm tư và cảm xúc với nhau.
+,Quan hệ đồng nghiệp:Là quan hệ của những người cùng hoạt động chung trong
một nhóm lao động nào đó.


+,Quan hệ đồng sở thích :Là quan hệ của những người theo một sở thích hoặc
đồng suy nghĩ ,quan điểm nào đó.
d,Thông tin đại chúng và dư luận xã hội
+,Các phương tiện thông tin đại chúng như:sách,báo chí ,truyền hình,truyền
thanh,quảng cáo,....
+Trong xã hội hóa thông tin đại chúng có 2 mặt :
Một mặt nó tăng cường ý nghĩa của các giá trị ,các chuẩn mực văn học cũng như
các tri thức khoa học.
Mặt khác nó có thể làm méo mó ,lệch lạc việc tiếp nhận các giá trị thông tin.


II.2.Mối quan hệ giữa giáo dục với xã hội hóa
Giáo dục và xã hội hóa có mối quan hệ gắn bó mật thiết và tác động qua lại lẫn
nhau
-Giáo dục hiểu theo 2 nghĩa:
+Nghĩa rộng:là quá trình đào tạo và tự đào tạo của cá nhân,được thực hiện rộng
rãi dưới nhiều hình thức,cách thức khác nhau
+Nghĩa hẹp:là quá trình tổ chức để dạy học cho con người qua đó tranh bị kiến
thức tự nhiên,có sẵn cho con người thông qua hệ thống giáo dục có tổ chức.
=>Như vậy,giáo dục theo nghĩa rộng chính là quá trình xã hội hóa


-Xã hội hóa là nền tảng quan trọng của loài người,không như các sinh vật
khác,con người cần phải có hiểu biết xã hội để sống.Ngoài sự tồn tại có tính chất
sinh học đơn thuần,kinh nghiệm xã hội tạo ra nhân cách của mỗi con người trong
xã hội.Hiểu theo nghĩa đơn giản,nhân cách chính là hệ thống tư duy,cảm xúc và
hành vi có tổ chức trong đó con người suy nghĩ.nhận thức về thế giới,về bản thân
mình cũng như phản ứng,hành động trong tương tác xã hội.Chỉ có thông qua sự
hình thành và phát triển nhân cách loài người mới trở nên khác biệt với tất cả loài
động vật khác,chỉ có loài người mới tạo ra được văn hóa và mỗi con người với tư
cách là một thành viên của xã hội tiếp thu văn hóa vào nhân cách của mình.Bản
tính con người là sáng tạo,học hỏi,bổ sung văn hóa.Vì thế.,đúng ra đang ở vị thế
đối lập,bản tính con người và giáo dục thực ra không thể chia cắt.
Xã hội hóa không chỉ quan trọng đối với đời sống của cá nhân,nó giúp cho xã hội
phát triển được liên tục,có lịch sử,có hiện tại và có tương lai.Kinh nghiệm xã hội
luôn tồn tại trong xã hội,mọi xã hội đều dạy cho các thành viên mới về nó và quá
trình diễn ra liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác,vượt qua đời sống của một cá
nhân.
=>thực chất quá trình xã hội hóa là quá trình tạo ra nhân cách của mỗi con người
trong xã hội. Thông qua quá trình xã hội hóa,mỗi cá nhân dần dần nhập tâm
những giá trị và chuẩn mực xã hội và dần dần biến chúng thành những giá trị

chuẩn mực của riêng mình.

III, Vai trò của giáo dục đối với việc hình thành và phát
triển nhân cách con người Việt Nam
III.1.Vai trò di truyền, hoàn cảnh sống, nhân tố hoạt động
1. Yếu tố di truyền


Không thể có nhân cách trừu tượng ở bên ngoài một con người bằng xương bằng
thịt mà là nhân cách của một con người cụ thể sống trong một xã hội cụ thể. Ngay
từ lúc trẻ em ra đời đều có những đặc điểm hình thái- sinh lí của con người bao
gồm các đặc điểm bẩm sinh và di truyền. Những thuộc tính sinh học có ngay từ
lúc đứa trẻ mới sinh gọi là những thuộc tính bẩm sinh. Những đặc điểm, những
thuộc tính sinh học của cha mẹ ghi lại trong hệ thống gen truyền lại cho con cái
được gọi là di truyền. Một cá thể luôn có cả những đặc điểm giải phẫu sinh lý của
cha mẹ vừa có những cái gì đó của riêng nó.
Bẩm sinh - di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh và các
cơ quan cảm giác, vận động. Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số
đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường
di truyền, trong đó có những đặc điểm về cấu tạo và các chức năng của các giác
quan và não. Những đặc điểm của hoạt động thần kinh cấp cao được biểu hiện
ngay từ những ngày đầu của cá thể. Tuy nhiên không thể kết luận về vai trò quyết
định của di truyền trong sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách. Bất cứ một
chức năng tâm lý nào mang bản chất con người của nhân cách chỉ có thể được
phát triển trong hoạt động của bản thân cá nhân đó và trong điều kiện của xã hội
loài người. Cùng một kiểu hệ thần kinh nhiều loại năng lực, nhiều loại tính cách
khác nhau có thể được hình thành và ngược lại.
Một điểm nữa là, sự tác động của yếu tố di truyền đối với từng giai đoạn phát
triển lứa tuổi và đối với từng hoạt động cụ thể là khác nhau. Ví dụ như tiềm năng
hội họa cần phải được phát triển và bồi dưỡng từ thời thơ ấu.

Tóm lại, di truyền đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành và phát triển nhân
cách. Chính nó tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm
lý – những đặc điểm giải phẫu và sinh lý của cơ thể, trong đó có hệ thần kinh. Từ
đó có thể khẳng định vai trò tiền đề vật chất của yếu tố di truyền đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách con người.

2. Yếu tố hoàn cảnh sống
Hoàn cảnh sống ở đây bao gồm cả hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội.
a. Hoàn cảnh tự nhiên.


Hoàn cảnh tự nhiên hay còn gọi là các điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, địa
hình ( núi, sông, biển..), khoáng sản, khí hậu ( nóng, lạnh, mưa, gió..), hoa cỏ, âm
thanh..Những điều kiện ấy quy định đặc điểm của phương thức hoạt động của con
người trong tự nhiên và một số nét riêng trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật. Qua
đó quy định các giá trị vật chất và tinh thần ở một mức độ nhất định. Hay có thể
nói tâm lý dân tộc mang dấu ấn của hoàn cảnh tự nhiên thông qua khâu trung
gian là phương thức sống. Ngay cả nhiều phong tục tập quán suy cho cùng cũng
đều có nguồn gốc từ điều kiện và hoàn cảnh sống tự nhiên. Nhân cách như là một
thành viên xã hội chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị
vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương, của
nghề nghiệp- những cái vốn có liên hệ với điều kiện tự nhiên ấy và qua phương
thức sống của chính bản thân nó.
Ví dụ: con người Việt Nam, sinh ra trong một đất nước đã từng trải qua các cuộc
chiến tranh gian khổ để giành được độc lập, một đất nước đi lên từ nền kinh tế
nông nghiệp lạc hậu, nên con người Việt Nam là những con người kiên cường,
cần cù, chịu khó và chính những điều đó đã ảnh hưởng đến nhân cách con người
Việt Nam.
Tuy nhiên hoàn cảnh tự nhiên không giữ vai trò quan trọng và quyết định trong
sự phát triển tâm lý nhân cách. Những hoàn cảnh tự nhiên hoàn toàn có thể điều

chỉnh, khắc phục được.
b. Hoàn cảnh xã hội
Hoàn cảnh xã hội bao gồm cả một hệ thống quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội –
lịch sử, văn hóa, giáo dục được thiết lập. Con người hòa nhập được với xã hội
thông qua môi trường này
Hoàn cảnh xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành và phát triển nhân
cách. Rõ ràng là không có sự tiếp xúc với con người thì cá thể lớn lên và phát
triển trong trạng thái động vật, nó không thể trở thành một con người, một nhân
cách. Nhân cách đó là một sản phẩm của xã hội, như thế có nghĩa là đứa trẻ muốn
trở thành một nhân cách thì phải có sự tiếp xúc với người lớn để nắm vững tri
thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội, để được chuẩn bị bước vào cuộc sống và lao
động trong văn hóa của thời đại.


- Quan hệ sản xuất: quy định nội dung của nhiều nét tâm lí cơ bản của nhân cách.
- Quan hệ chính trị và pháp luật: chi phối tâm lí nhân cách. Vị trí giai cấp cuả cá
nhân sự kích thích tính tích cực của nó ở mức độ này mức độ khác trong vai trò
xã hội. Nhu cầu, hứng thú, lí tưởng phụ thuộc không ít vào vai trò ấy.
Đặc tính của quan hệ sản xuất, quan hệ chính trị pháp luật biểu hiện qua hệ tư
tưởng đạo đức và ở những mức độ khác nhau qua phong tục tập quán. Trong tất
cả những mối quan hệ xã hội được nêu ở trên, nhân cách không chỉ là một khách
thể mà còn là một chủ thể. Cá nhân là một tồn tại có ý thức, nó có thể lựa chọn
phương thức sống của mình và do đó nó lựa chọn những phản ứng khác nhau
trước tác động của hoàn cảnh xã hội.

3. Nhân tố hoạt động
Mọi tác động có mục đích tự giác của giáo dục sẽ không có hiệu quả, nếu cá nhân
con người không tiếp nhận tác động đó nếu họ không trực tiếp tham gia vào hoạt
động để hình thành nhân cách của mình. Do đó hoạt động của cá nhân mới là yếu
tố quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người.

Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng,
được thực hiện bằng những thao tác nhất định, với những công cụ nhất định.
Thông qua hai quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân
cách được bộc lộ và hình thành. Con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử
bằng những tri thức, kinh nghiệm lịch sử của hoạt đông bản thân để hình thành và
phát triển nhân cách. Mặt khác cũng thông qua hoạt động, con người đóng góp
lực lượng bản chất của mình vào việc cải tạo thế giới khách quan.
Ví dụ: với học sinh – sinh viên hoạt động chủ đạo là học tập.
Hoạt động có vai trò trực tiếp tới sự hình thành và phát triển nhân cách con
người. Nên trong công tác giáo dục cần có sự phong phú về nội dung, hình thức,
cách thức tổ chức hoạt động sao cho lôi cuốn sự tham gia của cá nhân một cách
tích cực nhất và tự giác nhất vào hoạt động đó. Mỗi hoạt động của con người luôn
luôn mang tính cộng đồng và luôn đi kèm với giao tiếp.


III.2.Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân
cách
Giáo dục có sự tác động to lớn tới sự phát triển nhân cách. Giáo dục giúp hình
thành, định hình nhân cách con người, giúp cải thiện , phát triển , sửa chữa những
sai lệch trong nhận thức hành vi ... vai trò của giáo dục đc thể hiện qua các điểm
sau:
Giáo dục mang lại những cái mà yếu tố bẩm sinh không có được. Con
người sinh ra mang trong mình 1 bộ gen, giáo dục sẽ thúc đấy các “chương trình’’
có trong bộ gen.
Ví dụ: một đứa bé đc sinh ra có cấu tạo cột sống, xương bàn tay... Thuân theo tự
nó sẽ biết đi, thê nhưng là đi bằng 4 chi. Nhưng có sự can thiệp của giáo dục, đứa
trẻ đó sẽ có thể đi đứng bằng 2 chân. Hay như nó có thể la hét, cầm nắm...nhưng
nó không thể thực hiện đc hành vi đọc,cầm bút viết, vì vậy giáo dục sẽ giúp đứa
trẻ đó hình thành ngôn ngữ, sau đó là đọc, cầm bút viết.
Giáo dục bù đắp những thiếu hụt mà bệnh tật đem lại cho con người, hay

bồi dững những gì tiềm năng trong con người.
Ví dụ : một đứa bé bị khuyết tật chân, k thể đi đứng đc bình thường nhưng nhờ
giáo dục đứa bé đó có thể phục hồi đc nhờ các bài tập luyện cải thiện.
Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự phát triển và hình thành nhân cách
của con người
Ví dụ: từ nhỏ, trẻ em đã được dạy phải yêu thương bố mẹ ông bà, anh chị em...
kính trên nhường dưới.
Giáo dục tổ chức những hoạt động bổ ích nhằm tạo tác động tích cực phát
huy những phẩm chất năng lực cá nhân
Ví dụ: một ngôi trường tổ chương trình học ngoại khóa, giúp các học sinh
giao lưu, vui vẻ hòa đồng vs nhau, cũng như phát triển khả năng ngoại giao của
mỗi sinh viên.

Giáo dục uốn nắn những phẩm chất, tâm lí xấu của con người do tác động
tự phát của môi trường xã hội gây nên, và làm nó phát triển theo chiều hướng
mong muốn của con nguời
Ví dụ: chương trình cải tạo những người phạm pháp.


Giáo dục đi trước hiện thực
Ví dụ mục tiêu giáo dục của chúng ta là xây dựng con người mới, xã hội mới. Đó
là mục tiêu tương lai và công cụ giúp ta tiến tới mục tiêu đó chính là giáo dục

Tuy nhiên giáo dục chỉ định hướng, và thúc đẩy cho sựu phát triển nhân
cách, còn việc cá nhân có đi theo định hướng đó hay theo định hướng đó với mực
độ nào lại là 1 chuyện khác.
Ví dụ: trong cùng một lớp học thì có học sinh học rất giỏi, nhưng cũng lại có học
sinh học kém.
Như vậy có thể kết luận: giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển hình
thành nhân cách


III.3.Liên hệ bản thân
Việc nhận thức được vai trò của giáo dục với sự hình thành và phát triển nhân
cách là vô cùng cần thiết đặc biệt là thế hệ trẻ, những con người mong muốn
vươn tới sự hoàn thiện của nhân cách. Chúng ta hôm nay phải sống trong một
môi trường xã hội vô cùng năng động, trong một nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN. Muốn đạt được thành công ta phải là người vừa có đức có tài vì
vậy việc rèn luyện nhân cách là việc vô cùng quan trọng.


Là sinh viên – những chủ nhân tương lai của đất nước, ngay từ khi còn ngồi trên
ghế nhà trường chúng ta hãy tích cực học tập rèn luyện những phẩm chất cần
có. Ta cần học tập một cách linh hoạt và vận dụng sáng tạo những kiến thức, kỹ
năng được học vào thực tiễn, khắc phục những khó khăn của hoàn cảnh thực tế,
chọn lựa giáo dục phù hợp, năng động tăng cường giao tiếp…. Để bạn có thể
đem sức trẻ của mình cho các phong trào tình nguyện, đem sức sáng tạo của
mình để nghiên cứu khoa học, sáng tạo trong học tập. Biết phát huy những năng
lực vốn có của bản thân...Để chúng ta là nhưng người đi đầu trong phong trào
“học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

IV.Kết luận
Để phát huy vai trò chủ đạo của mình, GD cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Kết hợp chặt chẽ giữa GD và tự GD. GD không chỉ là sự tác động 1 chiều của
những người làm công tác GD tới thế hệ trẻ mà nó còn bao gồm cả hoạt động tích
cực, đa dạng của người được GD trong mối quan hệ 2 chiều giữa nhà GD và HS.
- GD chỉ có thể đảm bảo sự phát triển nhân cách nếu có được chỗ dựa là
· Tư chất vốn có ở mỗi người.
· Hoạt động tích cực (tự vận động) của mỗi người trước tác động bên ngoài (GD)
và điều kiện bên trong (tư chất-hoạt động tích cực cá nhân)
- Dạy học và GD phải được xây dựng theo nguyên tắc phát triển và đón trước

được sự phát triển tâm lý
- GD không phải là vạn năng, nó cũng không hạ thấp, thủ tiêu các yếu tố khác
- Công tác GD sẽ thành công khi người được GD ý thức được, chấp nhận các yêu
cầu của nhà GD, biến chúng thành của bản thân, làm cho họ tự đề ra mục đích
phấn đấu, rèn luyện,… Điều đó có nghĩa là người được GD phải tích cực hoạt
động.


- Hoạt động cá nhân giữ vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển
nhân cách. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tự thân vận động, về động
lực của sự phát triển nhân cách. Trong quá trình GD, nhà trường cần tổ chức các
hoạt động phong phú, đa dạng để thu hút học sinh tham gia.



×