Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

BÁO CÁO TÓM TẮT RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.04 KB, 81 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------------------

BÁO CÁO TÓM TẮT
RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH HƯNG YÊN
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Hưng Yên, năm 2017


Báo cáo tóm tắt: “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp
nông thôn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................1
I. TÍNH CẤP THIẾT.....................................................................................................1
II. CĂN CỨ THỰC HIỆN DỰ ÁN..............................................................................2
1. Văn bản của Trung Ương..........................................................................................2
2. Văn bản của tỉnh........................................................................................................3
3. Các tài liệu cơ sở khác...............................................................................................4
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................4
PHẦN THỨ NHẤT...............................................................5
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN
TỈNH HƯNG YÊN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1349/QĐ-UBND NGÀY
25/07/2012.........................................................................5
I. VAI TRÒ, VỊ TRÍ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN.........................5
1. Vai trò, vị trí của ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên đối với nông nghiệp cả
nước và vùng ĐBSH.......................................................................................................5


2. Vai trò, vị trí và nhiệm vụ của ngành nông nghiệp đối với kinh tế - xã hội của
tỉnh Hưng Yên................................................................................................................ 6
II. TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GTSX NGÀNH NÔNG
NGHIỆP......................................................................................................................... 6
1. Tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản...............................................6
2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp và thuỷ sản..............................................6
III. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, THỦY SẢN................................7
1. Thực trạng ngành nông nghiệp.................................................................................7
2. Thực trạng sản xuất ngành thủy sản......................................................................12
IV. HỆ THỐNG DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ SẢN XUẤT.....................13
1. Hệ thống các cơ sở nghiên cứu, chọn tạo và nhân giống cây trồng, vật nuôi......13
2. Đầu tư, phát triển giống nuôi trồng thủy sản.........................................................13
3. Hệ thống chế biến và tiêu thụ nông sản..................................................................13
V. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT...............................................................14
1. Các doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn.............................................................14
2. Hợp tác xã nông nghiệp...........................................................................................14
3. Hệ thống trang trại nông nghiệp.............................................................................14
VI. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT........................................14
1. Đối với cây lúa..........................................................................................................14
2. Đối với cây rau màu.................................................................................................15
3. Đối với cây ăn quả....................................................................................................15
5. Đối với chăn nuôi.....................................................................................................15
6. Đối với thủy sản........................................................................................................15
7. Cơ khí hoá nông nghiệp - nông thôn.......................................................................15
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HƯNG YÊN

i


Báo cáo tóm tắt: “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp

nông thôn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

VII. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP...16
VIII. THỰC TRẠNG NÔNG THÔN THEO 19 TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI...16
IX. TTCN VÀ NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN..........................................................17
X. THỰC TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI...............................................17
1. Hiện trạng công trình..............................................................................................17
2. Hiện trạng phục vụ tưới, tiêu..................................................................................18
3. Công trình chống lũ.................................................................................................19
4. Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn..........................................................19
5. Nhận xét chung.........................................................................................................20
XI. RÀ SOÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH HƯNG YÊN
THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1349/QĐ-UBND NGÀY 25/07/2012................................22
1. Rà soát quan điểm phát triển..................................................................................22
2. Rà soát tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển..............................................22
3. Rà soát về thực hiện các mục tiêu khác..................................................................23
PHẦN THỨ HAI................................................................26
ĐIỀU CHỈNH, QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN
TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 .......26
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN..................................................................................26
II. MỤC TIÊU..............................................................................................................26
1. Mục tiêu tổng quát...................................................................................................26
2. Mục tiêu cụ thể.........................................................................................................26
III. QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN
TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030...........................................27
III.1. NGÀNH NÔNG NGHIỆP.................................................................................27
A. NGÀNH TRỒNG TRỌT........................................................................................27
1. Nhóm cây lương thực...............................................................................................27
2. Nhóm cây có lợi thế cạnh tranh và tăng giá trị gia tăng cao.................................30

3. Nhóm cây có tiềm năng............................................................................................36
3. Nhóm cây phục vụ thức ăn chăn nuôi....................................................................38
B. NGÀNH CHĂN NUÔI............................................................................................39
1. Quy mô đàn gia súc, gia cầm..................................................................................39
2. Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung.....................................................................40
3. Quy hoạch chăn nuôi ứng dụng CNC.....................................................................41
4. Giải pháp phát triển chăn nuôi..............................................................................42
III.2. NGÀNH THỦY SẢN..........................................................................................46
1. Định hướng phát triển nuôi trồng ngành thủy sản................................................46
2. Định hướng phát triển dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản..............................................48
3. Giải pháp.................................................................................................................49
III.3. NGÀNH THỦY LỢI..........................................................................................49
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HƯNG YÊN

ii


Báo cáo tóm tắt: “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp
nông thôn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

1. Định hướng phát triển.............................................................................................49
2. Quy hoạch tưới, tiêu.................................................................................................50
3. Quy hoạch các công trình phòng chống lũ.............................................................53
4. Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn...............................................................55
III.4. PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN................................................58
1. Định hướng phát triển.............................................................................................58
III.5. CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP......................................................................60
1. Định hướng phát triển.............................................................................................60
2. Giải pháp thực hiện..................................................................................................60
III.6. QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP VÙNG BÃI...................................................60

III.7. QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN THEO TIỂU VÙNG SINH
THÁI............................................................................................................................. 60
1. Vùng phía Bắc..........................................................................................................60
2. Vùng phía Nam........................................................................................................61
PHẦN THỨ BA.................................................................62
CÁC GIẢI PHÁP CHUNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH ......................62
I. GIẢI PHÁP VỀ ĐẤT ĐAI......................................................................................62
II. GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM.........................................62
III. GIẢI PHÁP VỀ NGHIÊN CỨU, CHUYỂN GIAO KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ, QUY TRÌNH KỸ THUẬT.............................................................................63
IV. NHÓM GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH....................................................................63
V. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT......................................................................63
VI. GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN...................................................................64
VII. TĂNG QUY MÔ VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG CHO NÔNG
NGHIỆP....................................................................................................................... 65
VIII. ĐỔI MỚI DỊCH VỤ CÔNG..............................................................................65
IX. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG......................................................................................65
X. VỐN ĐẦU TƯ........................................................................................................66
PHẦN THỨ TƯ.................................................................67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................67
I. KẾT LUẬN...............................................................................................................67
II. KIẾN NGHỊ............................................................................................................68

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HƯNG YÊN

iii


Báo cáo tóm tắt: “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

ĐẶT VẤN ĐỀ
I. TÍNH CẤP THIẾT
Tỉnh Hưng Yên được tái lập sau gần 30 năm sát nhập với Hải Dương. Tỉnh
có tổng diện tích tự nhiên 930,22km2, có 01 thành phố và 09 huyện. Hưng Yên có
vị trí ở trung tâm Đồng Bằng Sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ, liền kề thủ đô Hà Nội, gần một số tuyến trục kinh tế và đô thị lớn, có các
tuyến đường bộ quan trọng của Quốc gia chạy qua như: đường cao tốc Hà Nội Hải Phòng, quốc lộ 5A, quốc lộ 39A, quốc lộ 38 và đường sắt Hà Nội - Hải
Phòng … là điều kiện hết sức thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh.
Quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 1349/QĐ-UBND ngày 25
tháng 7 năm 2012 UBND tỉnh Hưng Yên về việc “Phê duyệt điều chỉnh quy
hoạch phát triển ngành nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 - 2015, định hướng
đến năm 2020 tỉnh Hưng Yên” đã đạt được những kết quả nhất định: cơ cấu
GTSX trong nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng giảm giá trị trồng trọt,
tăng giá trị chăn nuôi - thủy sản. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã từng
bước chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, phục vụ chế biến và xuất khẩu.
Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn khá phát triển. Nhiều chính sách hỗ
trợ nông nghiệp, nông thôn, nông dân được ban hành, phát huy hiệu quả. Đời
sống nông dân được cải thiện, nâng lên.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động, đặc biệt những biến động về tình hình
thế giới, trong nước đã tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung
và của ngành nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Do tác động của bối cảnh mới, sự
phát triển của ngành nông nghiệp, nông thôn ngày càng nảy sinh những yếu tố
mới năng động song thách thức và khó khăn cũng nhiều hơn mà những định
hướng trong Quy hoạch tổng thể phát triển Nông nghiệp nông thôn được xây
dựng từ năm 2011 chưa dự báo hết được. Mặt khác thời gian triển khai thực hiện
quy hoạch này đến nay là 5 năm, đã đủ thời hạn để xem xét, điều chỉnh theo quy
định hiện hành.

Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết 62/NQ-CP ngày 23/05/2013 về Quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh
Hưng Yên; Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành
nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tại Quyết
định 1854/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2014... các chủ trương, định hướng
này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn của tỉnh đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Do đó cần phải có những phương án,
giải pháp đồng bộ và lộ trình thích hợp cho phù hợp, sát với thực tế và có tính khả
thi cao nhằm thúc đẩy phát triển tiềm năng, thế mạnh của ngành nông nghiệp theo
hướng bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu và bối cảnh hội nhập. Vì vậy, việc
lập dự án quy hoạch “Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông
nghiệp tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, tầm nhìn 2030” là hết sức cần thiết.

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HƯNG YÊN

1


Báo cáo tóm tắt: “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

II. CĂN CỨ THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Văn bản của Trung Ương
- Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008.
- Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 20/11/2012
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về việc lập,
phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006.

- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Nghị quyết số 62/NQ-CP ngày 23/05/2013 về Quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) tỉnh Hưng Yên.
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi bổ
sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng chính phủ về
phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững.
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu
thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
- Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Quy định tiêu
chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao;
- Quyết định số 575/QĐ-TTg, ngày 04/06/2015 của Thủ tướng chính phủ
về việc Phê duyệt Quy hoạch Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm
2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 824/QĐ-BNN-TT ngày 16/04/2012 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về phê duyệt đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030.
- Quyết định số 01/2012/QĐ-BKH ngày 12/2/2012 của Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch
và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và
quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu.
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 về việc
hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ
yếu.
- Thông tư số 49/2013/TT-BNNPTNT ngày 19/11/2013 “Hướng dẫn tiêu

chí xác định vùng sản xuất trồng trọt tập trung đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HƯNG YÊN

2


Báo cáo tóm tắt: “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

2. Văn bản của tỉnh
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020.
- Nghị quyết số 49/2016/NQ-HĐND ngày 06/10/2016 của Hội đồng nhân
dân tỉnh về việc ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016-2020 trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên;
- Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về
Chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
giá trị gia tăng cao, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên
giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số số 1349/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2012 của UBND
tỉnh Hưng Yên về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn
tỉnh Hưng Yên.
- Quyết định 1350/QĐ-UBND tỉnh Hưng Yên ngày 25 tháng 7 năm 2012
về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 2015, định hướng đến năm 2020.
- Quyết định 2140/QĐ-UBND tỉnh Hưng Yên ngày 12 tháng 12 năm 2012
về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Hưng Yên giai
đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 1854/QĐ-UBND ngày 12/11/2014 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Quyết định số 438/QĐ-UBND ngày 30/02/2015 của UBND tỉnh về việc
phê duyệt kế hoạch khung về chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng
cây hàng năm, kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa đến
năm 2020;
- Công văn số 1018/UBND-KT2 ngày 17/6/2015 của UBND tỉnh Hưng
Yên về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ngành nông nghiệp và PTNT tỉnh
Hưng Yên giai đoạn 2015-2020, định hướng 2030;
- Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND, ngày 26/12/2016 của Ủy ban nhân
dân tỉnh về việc ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016-2020 trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên.
- Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ngày 07/7/2016 của HĐND tỉnh về
việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5
năm kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Hưng Yên.
- Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2016 về phê duyệt
đề án xây dựng nông thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 - 2020.
3. Các tài liệu cơ sở khác
- Quy hoạch phát triển các ngành của tỉnh đã, đang thực hiện trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HƯNG YÊN

3


Báo cáo tóm tắt: “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

- Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra, khảo sát, số liệu, tài liệu.
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Rà soát tình hình thực hiện quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp nông

thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2016. Xác định rõ các quan điểm, định
hướng mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên để xây dựng
phương án Quy hoạch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, các quy hoạch
ngành đã được phê duyệt phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, các đề án
phát triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt cũng như các định hướng phát triển
tỉnh Hưng Yên.
- Làm cơ sở cho việc bố trí, chỉ đạo sản xuất phù hợp với điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm khai thác có hiệu quả để phát triển sản xuất
hàng hóa gắn với những quá trình tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng và phát triển bền vững, cải thiện đời sống nông dân, gắn với xây dựng
nông thôn mới; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, hoàn thành mục tiêu
tái cơ cấu kinh tế gắn với mô hình chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HƯNG YÊN

4


Báo cáo tóm tắt: “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

PHẦN THỨ NHẤT
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN
TỈNH HƯNG YÊN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1349/QĐ-UBND NGÀY
25/07/2012
I. VAI TRÒ, VỊ TRÍ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN
1. Vai trò, vị trí của ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên đối với nông
nghiệp cả nước và vùng ĐBSH
Tỉnh Hưng Yên có diện tích tự nhiên là 930,22 km 2 (chiếm 4,42% diện tích
vùng ĐBSH), dân số chiếm 5,56% dân số vùng ĐBSH. So sánh một số chỉ tiêu

bình quân của tỉnh với cả nước và vùng ĐBSH cho thấy:
Bảng 1. Một số chỉ tiêu phát triển nông nghiệp tỉnh Hưng Yên
so với một số tỉnh vùng ĐBSH (năm 2015)
TT
1
2
3
4
5
6

Hạng mục
BQ đất SXNN/ đầu
người
GTSXNN (giá CĐ
2010)
Tỷ lệ giống lúa xác
nhận
Thu nhập/1 ha đất canh
tác
SLLT có hạt BQ/ người
Tỷ lệ DS NT/ tổng DS

Một số tỉnh vùng ĐBSH
Thái
Hải
Hải
Bình Phòng
Dương


Đơn vị

Cả
nước

Vùng
ĐBSH

Hưng
Yên

m2/ng

1.115

367

500

520

251

476

Tỷ.đ

858.400

95.826


9.984

11.129

10.002

11.547

%

70

80

100

85

90

80

75,3

73,4

162

120


110

135

550,6
66,1

342,8
65,7

433,20
87,0

629,7
89,5

246,6
53,3

429,1
75,9

Tr.đ/ha đất
canh tác
Kg/ng
%

Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên và các tỉnh vùng ĐBSH năm 2015.


Mức độ phát triển đô thị vẫn khá chậm, đến năm 2015 tỷ lệ dân số đang
sống ở vùng nông thôn tỉnh Hưng Yên là 87,0% (bình quân toàn quốc chỉ tiêu này
là 66,1%; Thái Bình 89,5%; Hải Phòng 53,3% và Hải Dương 75,9%.
Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người tỉnh Hưng Yên đạt là
433,20 kg/người/năm, bằng 82,4% sản lượng lương thực BQ đầu người cả nước;
lớn hơn sản lượng lương thực BQ đầu người vùng ĐBSH với 343 kg/người/năm.
Giá trị sản phẩm trên 1ha đất nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên là 150 triệu
đồng/ha (cao hơn giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp cả nước
khoảng 75,3 triệu đồng/ha; vùng ĐBSH 73,4 triệu đồng/ha).
Về sản xuất chăn nuôi: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tỉnh Hưng Yên năm
2015 đạt 132.081 tấn, chiếm 2,75% sản lượng thịt hơi xuất chuồng cả nước;
chiếm 9,33% sản lượng thịt hơi xuất chuồng cả vùng ĐBSH).
Bình quân đất sản xuất nông nghiệp/đầu người tỉnh Hưng Yên là 455
2
m /người; đứng thứ 6/11 vùng ĐBSH.

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HƯNG YÊN

5


Báo cáo tóm tắt: “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

2. Vai trò, vị trí và nhiệm vụ của ngành nông nghiệp đối với kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên
Giải quyết nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho dân cư trên địa bàn tỉnh,
phục vụ xuất ra ngoài tỉnh.
Đóng góp vào giá trị GDP tỉnh (giá HH) năm 2015 là 6.373 tỷ đồng (chiếm
13,54% GDP toàn tỉnh).
Tạo địa bàn và môi trường để phát triển bền vững các khu đô thị, khu công

nghiệp và các cơ sở thương mại, dịch vụ, văn hóa, thể dục thể thao và du lịch trên
địa bàn tỉnh.
Tỉnh đó có chủ trương, chính sách đầu tư phát triển các vùng sản xuất
hàng hóa nông nghiệp tập trung bảo đảm chất lượng, an toàn và không ảnh hưởng
đến môi trường sinh thái.
Bảng 2. Một số chỉ tiêu phản ánh vị trí của ngành nông nghiệp
tỉnh Hưng Yên
TT
2

Hạng mục
Giá trị GDP nông nghiệp
(theo giá HH)
Dân số nông thôn

3

Diện tích đất nông nghiệp

1

4

ĐV

Số lượng

Tỷ đồng

6.373


Người

1.012.418

Ha

60.696

Vốn đầu tư ngành nông nghiệp
Tr. đồng
964.177
(theo giá SS)
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên.

Ghi chú
Chiếm 13,5% so với GDP toàn
tỉnh
Chiếm 87,0% so với dân số toàn tỉnh
Chiếm 65,2% diện tích đất tự
nhiên
Chiếm 4,74% tổng vốn đầu tư toàn
tỉnh

II. TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GTSX NGÀNH
NÔNG NGHIỆP
1. Tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản
Trong giai đoạn 2010 - 2015, ngành nông nghiệp, thuỷ sản có tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt 1,9 %/năm , trong đó: Nông nghiệp đạt 1,4%/năm và thuỷ
sản 7,7%/năm.

Trong nội bộ ngành nông nghiệp, lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất là
lĩnh vực chăn nuôi (2,7%/năm), đây là thành tích đáng ghi nhận và trong những
năm gần đây chăn nuôi đang phát triển và chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng
hóa và phát triển kinh tế trang trại. Lĩnh vực trồng trọt có tốc độ tăng trưởng
chậm 0,34%/năm do trong những năm qua chịu ảnh hưởng nhiều nhất của quá
trình công nghiệp hóa và thiên tai dịch bệnh.
Lĩnh vực thuỷ sản đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất 7,7%/năm giai đoạn
2010 - 2015, trong đó tăng chủ yếu là lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản (8,0%/năm),
còn lại khai thác thuỷ sản có xu hướng giảm (giảm 1,4%/năm).
2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp và thuỷ sản
Cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi trong những năm qua đã có sự chuyển
dịch theo hướng tích cực, trồng trọt có xu hướng ngày càng giảm (từ 53,9% năm
2010 xuống còn 48,1% năm 2015). Tính chất chăn nuôi đã có sự thay đổi sang
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HƯNG YÊN

6


Báo cáo tóm tắt: “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, từ năm 2010 đến nay cơ cấu lĩnh vực chăn
nuôi có xu hướng tăng dần (từ 44,4% năm 2010 lên 49,7% năm 2015). Tuy nhiên
giai đoạn này đã ghi dấu sự phát triển của ngành dịch vụ khi cơ cấu từ 1,7% năm
2005 lên 2,2% năm 2015, đây là kết quả tổng hợp của các chương trình giống cây
trồng vật nuôi, khuyến nông, hợp tác xã, chương trình xây dựng nông thôn mới ...
Cơ cấu ngành thuỷ sản: Tăng tỷ trọng nuôi trồng thủy sản (từ 96,6% năm
2010 lên 97,5% năm 2015) và giảm tỷ trọng ngành khai thác thuỷ sản (từ 3,4%
năm 2010 xuống còn 2,5% năm 2015).
III. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, THỦY SẢN

1. Thực trạng ngành nông nghiệp
1.1. Thực trạng ngành trồng trọt: Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất
ngành trồng trọt giai đoạn 2010 - 2015 đạt 0,3%/năm. Diện tích gieo trồng cây
hàng năm năm 2015 đạt 106.240 ha (giảm so với năm 2011 là 3.769 ha). Hệ số sử
dụng đất cây hàng năm năm 2010 là 2,3 lần; năm 2015 đạt được 2,6 lần.
1.1.1. Cây lương thực có hạt: Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu
người năm 2010 là 497kg/người/năm; năm 2015 là 455kg/người/năm (cao hơn
bình quân chung của vùng ĐBSH 433,2kg/người/năm; thấp hơn so với mức bình
quân chung cả nước 550,6kg/người/năm).
- Cây lúa: Năm 2016 diện tích lúa cả năm đạt 74,16 nghìn ha (giảm so với
năm 2010 là 7,78 nghìn ha). Sản lượng đạt 457,38 nghìn tấn (giảm so với năm 2010
là 57,26 nghìn tấn); năng suất bình quân 62 tạ/ha (xếp đứng thứ 3 vùng ĐBSH sau
Thái Bình và Hải Phòng).
- Cây ngô: Diện tích gieo trồng ngô năm 2016 là 8,09 nghìn ha (giảm 515 ha
so với năm 2010). Năng suất ngô tăng đều qua các năm từ 56,57 tạ/ha năm 2010 lên
58,1 tạ/ha năm 2016 với một số giống ngô lai được đưa vào sản xuất như giống ngô
lai F1: NK4300, NK7328, NK6326, CP111, PAC 339, HN88... (năng suất ngô của
Hưng yên cao nhất vùng ĐBSH).
1.1.2. Cây công nghiệp hàng năm (CNHN)
- Cây đậu tương: Diện tích cây đậu tương giảm từ 3.905 ha (năm 2010) còn
2.187 ha (năm 2016); Do diện tích giảm nên sản lượng cũng giảm, sản lượng năm
2016 là 4.220 tấn (giảm so với năm 2010 là 3.120 tấn). Diện tích tập trung chủ
yếu ở các huyện Kim Động, Khoái Châu, Văn Giang, Yên Mỹ, Phù Cừ.
- Cây lạc: Diện tích cây lạc có xu hướng giảm (từ 1.022 ha năm 2010
xuống còn 936 ha năm 2016), năng suất có xu hướng tăng từ 31,35 tạ/ha (năm
2010) lên 33,17 tạ/ha (năm 2016).
1.1.3. Cây rau, đậu các loại
Diện tích trồng rau đậu các loại năm 2016 là 13.570 ha, tăng 1.542 ha so
với năm 2010; các vùng trồng rau cơ bản đã sử dụng các loại hạt giống lai F1 để
gieo, trồng; sản lượng năm 2016 tăng 62.054 tấn so với năm 2010. Hiện nay trên

địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng chuyên canh rau hiệu quả kinh tế cao như
vùng rau tập trung xã Vĩnh Xá (Kim Động); vùng rau xã Yên Phú, Việt Cường
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HƯNG YÊN

7


Báo cáo tóm tắt: “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

(Yên Mỹ); Vùng rau xã Đào Dương, Hồng Quang (Ân Thi); vùng rau xã Thuần
Hưng, xã Đông Tảo (Khoái Châu).
1.1.4. Cây ăn quả
Năm 2016 diện tích cây ăn quả đạt 8.974 ha (tăng so với năm 2010 là 1.101
ha), trong đó nhóm các cây ăn quả chính trên địa bàn tỉnh bao gồm: nhãn, chuối,
cây có múi, vải chiếm 90% diện tích cây ăn quả.
- Nhãn vẫn là cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp Hưng Yên. Năm
2016 diện tích nhãn toàn tỉnh Hưng Yên đạt 3.513 ha (chiếm 4,8% diện tích cây
ăn quả cả nước); sản lượng đạt 34.533 tấn (chiếm 7,2% sản lượng cây ăn quả cả
nước), trong đó 60% là bán quả tươi còn lại chế biến long nhãn khô. Tính bình
quân mỗi ha nhãn cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm. Diện tích trồng nhãn tập
trung được phân bố chủ yếu ở TP.Hưng Yên, Tiên Lữ, Khoái Châu và Kim Động.
- Diện tích cam, quýt giảm từ 2.063 ha năm 2010 xuống 1.506 ha năm
2016. Các loại cây có múi như cam Vinh, cam đường canh cho thu nhập cao hơn
với mức cho thu nhập trên dưới 300 triệu đồng/ha/năm. Vùng trồng cam của tỉnh
tập trung chủ yếu ở các xã Đông Tảo, Dạ Trạch (huyện Khoái Châu), Tân Tiến,
Liên Nghĩa, Mễ Sở (huyện Văn Giang), Hoàn Long, Việt Cường (H. Yên Mỹ).
- Diện tích chuối tăng từ 1.295 ha năm 2010 lên 1.987 ha năm 2016. Diện
tích chuối tập trung chủ yếu ở vùng bãi thuộc các xã ven đê huyện Khoái Châu,
Kim Động, TP. Hưng Yên. Cây chuối đã mang lại nguồn thu nhập lớn, đạt từ 250

triệu đồng đến 300 triệu đồng/ha/năm.
1.1.5. Hoa, cây cảnh: Hoa cây cảnh phát triển mạnh trong những năm gần
đây đáp ứng nhu cầu càng cao của thị trường. Hiện nay diện tích hoa, cây cảnh
tương đối ổn định khoảng 1.616 ha, trong đó tập trung chủ yếu Văn Giang; Văn
Lâm; Khoái Châu với nhiều loại hoa hiện nay đang được ưa chuộng như hoa
hồng, cúc, đồng tiền,....
1.1.6. Cây dược liệu: Khoảng 780 ha tập trung chủ yếu trên những địa bàn
truyền thống ở Văn Giang, Khoái Châu, Văn Lâm. Các sản phẩm chủ yếu là Bạch
Chỉ, Địa Liền, Bạc Hà, Tam Thất, Hoa cúc, gừng ...
1.1.7. Đánh giá chung về ngành trồng trọt
a. Những mặt đạt được
- Đã tích cực chuyển đổi cơ cấu thời vụ, giống cây trồng theo hướng tăng
năng suất, chất lượng, hiệu quả.
- Đã hình thành 92 vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung và nhiều
mô hình liên kết trong sản xuất, tiêu thụ, bước đầu đã đem lại lợi ích, hiệu quả
kinh tế rõ rệt, nâng cao thu nhập cho người nông dân, góp phần đưa giá trị thu
được trên 1 ha canh tác tăng từ 100 triệu đồng năm 2010 lên 162 triệu đồng năm
2016 (gấp 1,5 lần so với mức trung bình cả nước). Đã tập trung xây dựng thương
hiệu nhãn lồng Hưng Yên, chuối Tiêu hồng...
- Tỉnh Hưng Yên sử dụng 100% giống lúa các nhận (trung bình cả nước là
70%; vùng ĐBSH trung bình 80%).
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HƯNG YÊN

8


Báo cáo tóm tắt: “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

- Đến nay toàn tỉnh đã chuyển đổi được gần 7.659 ha từ trồng lúa hiệu quả

thấp sang trồng cây hàng năm kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trên đất
trồng lúa, cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3-5 lần so với trồng lúa.
- Toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành dồn điền đổi thửa (trong đó 60% số hộ chỉ
còn 1 thửa, còn lại không quá 2 thửa) nên số hộ trên 1 cánh đồng giảm, thuận lợi hơn
cho các hình thức góp ruộng, thuê ruộng để tổ chức lại sản xuất. Sau khi dồn điền
đổi thửa hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng đã được chỉnh trang, hoàn thiện lại,
đường giao thông trục chính được mở rộng, cơ bản thuận lợi cho phát triển các vùng
sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn.
- Nhiều mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân cho hiệu quả kinh tế
cao rõ rệt, khuyến khích nông dân tin tưởng hợp tác, giao ruộng đất, liên kết với
doanh nghiệp để sản xuất.
- Cây ăn quả chuyển đổi đúng hướng trên cơ sở phát huy lợi thế về điều kiện
tự nhiên sinh thái của từng cây trồng. Ngoài diện tích cây nhãn là cây trồng truyền
thống, diện tích cam, quýt, chuối trong những năm qua tăng nhanh đã mang lại thu
nhập đáng kể cho người dân.
- Trong sản xuất lúa nhiều khâu đã cơ bản được cơ giới hóa như: khâu làm đất
đạt 100%, khâu thu hoạch đạt khoảng 70%, một số địa phương đang mở rộng cơ giới
hóa khâu gieo cấy. Trong chế biến thóc, gạo được áp dụng cơ giới hóa 100%.
b. Những tồn tại
- Hệ số sử dụng đất cây hàng năm của tỉnh thấp so với các tỉnh vùng
ĐBSH, năm 2015 đạt 2,6 lần (hệ số sử dụng đất trung bình của vùng ĐBSH là
2,7 lần).
- Sản xuất nông nghiệp chưa bền vững; mô hình hợp tác, cánh đồng quy
mô lớn, liên kết trong sản xuất giữa nông dân và các doanh nghiệp chưa nhiều,
thiếu chặt chẽ; doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn hạn
chế; tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo còn thấp.
- Kết quả nghiên cứu công nghệ cao trong sản xuất trồng trọt vẫn còn
khiêm tốn, hầu hết tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất chủ yếu đang triển
khai dưới hình thức mô hình trình diễn, chưa nhân ra diện rộng.
- Các nông sản hàng hóa sản còn thiếu sự gắn kết giữa sản xuất - thu mua chế biến - bảo quản - tiêu thụ. Việc kết nối giữa người sản xuất với kênh phân phối

chưa hình thành một cách vững chắc và được quản lý thống nhất.
- Sản xuất nông nghiệp phát triển nhưng thiếu quy hoạch đồng bộ, quy mô sản
xuất hộ nhỏ lẻ, tích tụ ruộng đất gặp nhiều khó khăn, quá trình phát triển đô thị, phát
triển khu công nghiệp với tốc độ nhanh làm cho quỹ đất nông nghiệp giảm nhanh,
diện tích đất nông nghiệp bình quân/1 hộ là thấp, phân bố manh mún, nhỏ lẻ gây khó
khăn cho việc xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá tập trung.
c. Nguyên nhân yếu kém

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HƯNG YÊN

9


Báo cáo tóm tắt: “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

- Đất (nhất là đất tốt, thuận lợi cho giao thông, thủy lợi...) sử dụng cho
trồng trọt trong những năm qua liên tục bị thu hẹp và luôn đặt trong tình trạng bị
động trong sử dụng do phát sinh các dự án, khu công nghiệp, đô thị, đất ở, xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt tại các khu công nghiệp đã xảy ra tình trạng
ô nhiễm môi trường đất - nước do nước thải của các cơ sở công nghiệp xả trực
tiếp vào ruộng, vườn.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành trồng trọt đã được cải thiện song vẫn
còn bất cập. Trong đó đáng kể là giao thông nội đồng, thủy lợi, ... đồng thời tỷ lệ
các nguồn vốn đầu tư vào ngành trồng trọt còn chưa tương xứng.
- Tuy thời gian qua hoạt động chuyển giao khoa học - công nghệ và tiến bộ
kỹ thuật thông qua nhiều kênh, nhất là khuyến nông có những tiến bộ nhất định.
Song, nghiên cứu thực tế sản xuất ngành trồng trọt cho thấy lao động trực tiếp
trồng trọt vẫn thiếu thông tin có độ tin cậy cao nên nông dân còn lúng túng, bị
động trong sản xuất hàng hóa.

- Ngoài ra còn kể đến các nguyên nhân khách quan: giá phân bón, thuốc
BVTV, xăng dầu tăng cao, khí hậu thời tiết thất thường cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến ngành trồng trọt trong thời gian qua.
1.2. Ngành chăn nuôi
1.2.1. Quy mô đàn
Những năm gần đây quy mô chăn nuôi gia súc có xu hướng giảm (chăn
nuôi bò giảm 2,8%/năm; lợn giảm 0,1%/năm), tuy nhiên đàn trâu có xu hướng
tăng (chủ yếu là chăn nuôi trâu để lấy thịt (tăng 1,9%/năm), tăng cao nhất là đàn
gia cầm tăng 2,3%/năm giai đoạn 2010 - 2016.
Năm 2016, sản lượng thịt hơi các loại đạt 143.870 tấn, tăng so với năm
2010 khoảng 30.400 tấn (tốc độ tăng trưởng đạt 4,0%/năm), trong đó tăng nhanh
nhất là đàn trâu (6,6%/năm), gia cầm (4,3%/năm) do chất lượng đàn vật nuôi của
Hưng Yên ngày càng được nâng cao.
1.2.2. Các hình thức tổ chức sản xuất chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa
bàn và thực trạng chăn nuôi tập trung: Hiện ở Hưng Yên đang tồn tại 2 hình
thức chăn nuôi chủ yếu, đó là chăn nuôi trong nông hộ với quy mô nhỏ và chăn
nuôi trang trại tập trung.
a. Chăn nuôi thủ công quy mô hộ: Phương thức tổ chức sản xuất chăn
nuôi ở Hưng Yên nhìn chung vẫn chủ yếu ở quy mô nhỏ hộ gia đình chiếm >60%
(cả nước năm 2015 chăn nuôi trang trại chiếm 14,4%); Sản phẩm chăn nuôi theo
hình thức này chiếm từ 70-80% tổng sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, loại
vật nuôi theo phương thức này chủ yếu là trâu bò, gia cầm.

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HƯNG YÊN

10


Báo cáo tóm tắt: “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”


b. Thực trạng chăn nuôi gia súc gia cầm tập trung: Chăn nuôi theo
hướng trang trại tập trung tại các địa phương trên địa bàn tỉnh mới chỉ ở mức độ
vừa và nhỏ hộ gia đình. Loại vật nuôi phổ biến theo phương thúc này là lợn thịt
và gia cầm. Năm 2016, toàn tỉnh có 865 trang trại, trong đó có 756 trang trại chăn
nuôi (chiếm 87,4% so với tổng số các loại hình trang trại). Đàn lợn nuôi theo hình
thức trang trại, gia trại năm 2016 chiếm 40% tổng đàn (cả nước chiếm khoảng
32%); đàn gia cầm chiếm khoảng 30% tổng đàn.
1.2.3. Giết mổ tập trung
Tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết định số 1497/QĐ-UBND của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Hưng Yên việc việc tiếp tục triển khai Đề án Phát triển chăn nuôi
tập trung xa khu dân cư và quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn
2011-2015 và ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển chăn
nuôi tập trung xa dân cư và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn 20112015.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 1.000 cơ sở giết mổ gia súc, gia
cầm, tuy nhiên chủ yếu là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ của các hộ gia đình với công
suất giết mổ nhỏ.
1.2.4. Đánh giá chung
a. Những mặt đạt được
- Chăn nuôi nhỏ lẻ đã dần chuyển đổi sang chăn nuôi trang trại tập trung,
sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao, số lượng đầu con, quy mô đàn tăng,
nhất là đối với đàn gia cầm và đàn dê.
- Công tác truyền giống, dịch vụ thú y đã được xã hội hóa, tạo nguồn lực
hoạt động khá hiệu quả, nhất là các huyện có phong trào chăn nuôi phát triển.
- Các chính sách khuyến khích của Nhà nước thông qua các chương trình,
dự án bao gồm: Đề án phát triển giống vật nuôi chất lượng cao; Đề án chăn nuôi
lợn an toàn sinh học theo hướng VietGAP và chăn nuôi trâu, bò thịt cao sản; Dự
án Lifsan; Dự án phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học theo hướng
VietGAP; duy trì phát triển nhanh đàn bò lai Bratman đỏ,... đã góp phần cải tạo
chất lượng sản phẩm, cơ cấu con giống, đưa tỷ lệ đàn bò lai 3 máu lên 38%, tỷ lệ

nạc hóa đàn lợn đạt trên 85% (trung bình cả nước 56%), bò lai sind đạt gần 100%
(trung bình cả nước hiện nay 35 - 40%), tỷ lệ đàn gà lông màu đạt gần 90% (trong
đó gà Đông Tảo và Đông Tảo Lai đạt 20%).
b. Tồn tại hạn chế
- Chăn nuôi nông hộ vẫn là chủ yếu, quy mô nhỏ (chăn nuôi quy mô nhỏ
chiếm gần 60%, chăn nuôi tập trung: 40%), khó kiểm soát chất lượng chăn nuôi,
an toàn dịch và an toàn thực phẩm; chăn nuôi trang trại phát triển trong khu dân
cư, gây ô nhiễm môi trường.
- Chất lượng con giống tuy đã được cải tiến nhiều theo hướng nạc hoá ở
đàn lợn, sind hoá ở đàn bò; xong nhìn chung chất lượng chưa đáp ứng tất yêu cầu
của thị trường; năng suất, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu, giá thành sản phẩm
chăn nuôi còn cao, tính cạnh tranh thấp.

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HƯNG YÊN

11


Báo cáo tóm tắt: “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

- Tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ngày một diễn biến phức tạp,
kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ còn nhiều hạn chế bất cập, còn hiện tượng
giết mổ, kinh doanh sản phẩm động vật kém chất lượng( lợn chết, lợn bệnh) gây
bất ổn cho người tiêu dùng.
2. Thực trạng sản xuất ngành thủy sản
2.1. Thực trạng nuôi trồng thủy sản
- Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản: Năm 2015, diện tích nuôi trồng
thủy sản toàn tỉnh đạt 5.537 ha (đạt tốc độ tăng trưởng 4,8%/năm giai đoạn 2010 2015), sản lượng đạt 33.786 ngàn tấn (đạt tốc độ tăng trưởng 5,5%/năm). Năng
suất nuôi trung bình là 6,1 tấn/ha (cao hơn so với mức trung bình của vùng Đồng

Bằng Sông Hồng, xếp thứ 2/11 tỉnh vùng ĐBSH, sau tỉnh Thái bình).
- Tỷ lệ diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh đạt 68,5% diện tích
NTTS toàn tỉnh vào năm 2010; đạt 95% năm 2015 (diện tích nuôi thâm canh và
bán thâm canh của tỉnh cao nhất vùng ĐBSH). Diện tích nuôi thâm canh chủ yếu
tập trung ở TP. Hưng Yên, huyện Khoái Châu và Phù Cừ.
- Nhu cầu giống thủy sản hiện nay mới đáp ứng được 45 -50%, còn lại phải
đi nhập từ nơi khác về.
2.2. Khai thác thủy sản
Nguồn lợi cá tự nhiên trên các thuỷ vực sông, hồ trong tỉnh không nhiều
nên sản lượng khai thác thủy sản các loại từ năm 2010 đến nay luôn ổn định
khoảng 700 - 800 tấn. Ngư cụ khai thác chủ yếu là lưới rê mắt nhỏ, vó đèn và rọ
tôm. Sản phẩm khai thác tự nhiên chủ yếu là các đối tượng các loại cá tự nhiên,
tôm, cua và ốc, hến.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển thuỷ sản tỉnh Hưng Yên
2.3.1. Những mặt đạt được
- Diện tích NTTS tăng đều đặn qua các năm, nhiều loại hình mặt nước đã
được đưa vào nuôi. Diện tích thủy sản nuôi thâm canh và bán thâm canh của tỉnh
cao nhất vùng ĐBSH. Năng suất NTTS của tỉnh gấp 1,5 lần so với năng suất
trung bình của vùng ĐBSH.
- Nhận thức của nông dân về nuôi thủy sản có đầu tư ngày càng nâng lên,
các giống cá mới có năng suất cao và giá trị kinh tế cao được tỉnh nhập về ngày
càng được chú trọng nuôi như cá rô phi đơn tính, cá chép lai ...
- Trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều ao hồ có môi trường trong sạch cho nên
thuận lợi cho việc phát triển cá nước ngọt an toàn thực phẩm có giá trị kinh tế
cao.
2.3.2. Mặt hạn chế
- Diện tích ao nuôi trồng thủy sản trong tỉnh nhỏ lẻ, không tập trung, đầu tư
cơ sở hạ tầng khó khăn.
- Hiện nay các hộ nuôi vẫn chưa có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt do
sản xuất nhỏ, ao hồ manh mún, do vậy đầu tư thêm kênh là rất khó khăn dẫn đến

khó áp dụng các hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HƯNG YÊN

12


Báo cáo tóm tắt: “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

- Hệ thống xử lý nước cấp và nước thải vẫn chưa được đề cập đến trong khi
xây dựng ao nuôi và quá trình nuôi của người dân. Người dân vẫn thải nước trực
tiếp ra các kênh, mương, hoặc sông. Khi lấy nước vào ao, nguy cơ ô nhiễm thuốc
bảo vệ thực vật các diện tích đất canh tác nông nghiệp xung quanh là khá cao.
- Sản phẩm thủy sản thương phẩm có giá trị kinh tế thấp, tiêu thụ ở dạng
tươi sống, chưa qua chế biến, chủ yếu tiêu thụ trong thị trường nội tỉnh, chưa
hướng tới thị trường ngoài tỉnh và thị trường Hà Nội.
- Hình thức tổ chức sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán nên chưa có sản phẩm
hàng hóa tập trung, chất lượng sản phẩm còn thấp.
IV. HỆ THỐNG DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1. Hệ thống các cơ sở nghiên cứu, chọn tạo và nhân giống cây trồng,
vật nuôi
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 04 doanh nghiệp, HTX chuyên sản xuất, kinh
doanh giống lúa, mỗi năm sản xuất gần 2.000 tấn giống lúa các loại; 11 doanh
nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh cây ăn quả, công suất khoảng gần 2 triệu cây
giống/năm; 03 cơ sở sản xuất giống vật nuôi, cụ thể: Cơ sở giống lợn cấp ông bà
(thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT), quy mô 500 nái, hàng năm sản xuất 4.000 lợn
hậu bị; Trung tâm Truyền tinh nhân tạo lợn, quy mô 50 đực giống, hàng năm sản
xuất và tiêu thụ 70-80 ngàn liều tinh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hàng trăm
trang trại nuôi giữ trên 30.000 lợn nái ngoại đảm bảo đáp ứng trên 50% nhu cầu
lợn ngoại, lợn hướng nạc cho sản xuất tại tỉnh; một số trang trại nuôi lợn ông bà,

bảo tồn và phát triển giống gà Đông Tảo.
Trung tâm Giống Nông nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thực hiện chức năng nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa
học kỹ thuật về giống cây trồng nông nghiệp và vật nuôi.
2. Đầu tư, phát triển giống nuôi trồng thủy sản
Toàn tỉnh hiện có 06 trại sản xuất giống thủy sản, với tổng số 12.400 kg cá
bố mẹ các loại; có 05 cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản với công suất 5.000 - 6.000
tấn/năm, góp phần chủ động nguồn con giống và thức ăn tốt cho phong trào nuôi
thủy sản ở tỉnh.
3. Hệ thống chế biến và tiêu thụ nông sản
Trong những năm qua, công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh đã
có sự phát triển tích cực với trên 45 doanh nghiệp, đã đáp ứng cơ bản cho chế
biến và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.
V. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT
1. Các doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn
Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh có khoảng 130 doanh nghiệp hoạt động sản
xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp (trong tổng 6.655 doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh trên địa bàn tỉnh), trong đó có 35 doanh nghiệp đầu tư ngành chăn
nuôi (2 doanh nghiệp chăn nuôi và 33 doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi), 14 doanh
nghiệp đầu tư ngành trồng trọt (5 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa giống; 9
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HƯNG YÊN

13


Báo cáo tóm tắt: “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, kinh doanh cây ăn quả; gần 80 doanh nghiệp
đầu tư vào ngành bảo quản, chế biến nông sản như: Chế biến rau, củ, quả, thịt,

sản xuất kinh doanh gạo, chế biến thực phẩm…
Hiện nay ở Hưng Yên có 7 doanh nghiệp thuộc Sở NN và PTNT quản lý:
Công ty Cổ phần Giống cây trồng Hưng Yên, Công ty Cổ phần giống vật nuôi
Hưng Yên. Công ty cổ phần giống thuỷ sản. Công ty cổ phần xây dựng đê kè thuỷ
lợi. Công ty cổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp. Công ty TNHH 1 thành viên
khai thác các công trình thuỷ lợi. Công ty TNHH TP. Hưng Yên quản lý các công
trình thuỷ lợi).
2. Hợp tác xã nông nghiệp
Hiện có 173 HTX nông nghiệp (tăng 09 HTX so với thời điểm 01/7/2013);
bao gồm: 152 HTX hoạt động dịch vụ nông nghiệp, 21 HTX chuyên ngành, 15
HTX trồng trọt; 04 HTX thủy sản; 02 HTX chăn nuôi…Tuy nhiên, hiệu quả hoạt
động vẫn chưa cao, quy mô sản xuất vẫn mang tính nhỏ lẻ do từ khi Luật HTX
năm 2012 ra đời, công tác tuyên truyền, phổ biến còn yếu kém; Chính quyền địa
phương chưa có các chính sách hỗ trợ, cơ chế thúc đẩy sản xuất hay cải thiện các
thủ tục pháp lý phức tạp, rườm rà, từ đó dẫn đến người nông dân chưa nhận thức
được bản chất, giá trị của HTX kiểu mới, vai trò, trách nhiệm của các đoàn thể
nhân dân chưa được phát huy đúng mức.
3. Hệ thống trang trại nông nghiệp
Kinh tế trang trại có xu hướng phát triển về số lượng và quy mô sản xuất
kinh doanh. Toàn tỉnh có 865 mô hình kinh tế trang trại, trong đó: 27 trang trại
trồng trọt; 756 trang trại chăn nuôi; 16 trang trại nuôi trồng thủy sản; 66 trang trại
tổng hợp. Nhìn chung, kinh tế trang trại đã có những đóng góp tích cực vào sự
phát triển chung của ngành, tạo được nhiều việc làm, cải thiện, nâng cao đời sống
cho lao động ở khu vực nông thôn; góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn.
VI. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT
1. Đối với cây lúa
- Dự án “Duy trì hệ thống sản xuất giống lúa tỉnh Hưng Yên giai đoạn
2011-2015” mỗi năm cung cấp 2.000 - 3.000 tấn giống nguyên chủng phục vụ sản
xuất đại trà; đề xuất đưa vào cơ cấu nhiều giống lúa mới; chọn tạo thành công

giống lúa Nếp Thơm Hưng Yên đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là
giống quốc gia, là giống lúa chủ lực trong sản xuất đại trà trên địa bàn tỉnh.
- Trong sản xuất lúa nhiều khâu đã cơ bản được cơ giới hóa như: khâu làm
đất đạt 100%, khâu thu hoạch đạt khoảng 70%, một số địa phương đang mở rộng
cơ giới hóa khâu gieo cấy. Trong chế biến thóc, gạo được áp dụng cơ giới hóa
100% tuy nhiên vẫn là các loại máy say sát thủ công là chính.
- Việc sử dụng máy sấy, bảo quản hạt, chế biến gạo theo quy mô công
nghiệp được áp dụng không nhiều tập trung chủ yếu tại một số doanh nghiệp chế
biến sâu để xuất khẩu như: Công ty TNHH Tường Lân, Công ty TNHH An
Đình...
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HƯNG YÊN

14


Báo cáo tóm tắt: “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

2. Đối với cây rau màu
Trên địa bàn tỉnh hiện có 04 doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng
khoảng 9.000 m2 nhà lưới, 800 m2 nhà kính trong đó ứng dụng công nghệ tưới
phun tự động trong sản xuất một số loại rau quả có giá trị kinh tế cao (dưa lê, dưa
lưới, rau ăn lá...), sản xuất cây giống rau trong nhà lưới. Ngoài ra ở phạm vi nông
hộ còn có một số diện tích nhỏ, lẻ sản xuất cây giống, rau trái vụ làm nhà lưới
đơn giản, áp dụng kỹ thuật tưới phun mưa.
3. Đối với cây ăn quả
Dự án “Bảo tồn giống nhãn và nâng cao chất lượng sản phẩm vùng chuyên
canh nhãn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012-2015” đã tổ chức bình tuyển lựa chọn
được 28 cây nhãn đạt tiêu chuẩn cây đầu dòng, 21 cây nhãn đạt tiêu chuẩn cây
nhân giống cung cấp nguồn giống tốt để phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất nhãn

của nông dân trong và ngoài tỉnh; dự án đã xây dựng các mô hình ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật mới trong xử lý ra hoa, đậu quả. Ứng dụng thử nghiệm các loại phân
bón công nghệ Nano như: nano Bạc, nano Đồng để phun trên cây nhãn nhằm hạn
chế nấm bệnh, nâng cao mẫu mã chất lượng sản phẩm tại xã Hồng Nam, TP.
Hưng Yên.
5. Đối với chăn nuôi
Mặc dù chưa hình thành được các khu, vùng và doanh nghiệp chăn nuôi
công nghệ cao, nhưng trên thực tế, một số công nghệ cao trong chăn nuôi (con
giống, thiết bị, hình thức chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh và xử lý môi
trường…) đã được tiếp cận, chuyển giao và ứng dụng nhưng tỷ lệ ứng dụng công
nghệ cao còn ở mức thấp, rải rác.
6. Đối với thủy sản
Trên địa tỉnh đã có ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất một số
giống thuỷ sản, mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trong thâm canh, tuy nhiên
đang còn trong diện hẹp, chưa được nhân rộng.
7. Cơ khí hoá nông nghiệp - nông thôn
Tỷ lệ cơ giới hoá trong các khâu canh tác được nâng cao: 92% khâu làm
đất ở các địa phương được thực hiện bằng phương tiện cơ giới, 50-60% hoạt động
sản xuất nông nghiệp được ứng dụng công nghệ, thiết bị kỹ thuật, nhiều khâu
trong sản xuất nông nghiệp được giải phóng sức lao động. 100% khâu tuốt đập và
xay xát, trong đó 40% được xay xát đảm bảo chất lượng xuất khẩu.
VII. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP
- Về cơ chế, chính sách hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp: Thực hiện ý kiến
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 09/CT-TTG ngày 25/4/2014 về
việc triển khai thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, UBND
tỉnh đang xem xét, ban hành “Quy định một số chính sách khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên”.

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HƯNG YÊN

15


Báo cáo tóm tắt: “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

- Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất: Quyết định số 2162/QĐUBND ngày 30/10/2015 phê duyệt Đề án Xây dựng và khuyến khích phát triển
mô hình chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản (rau, quả, thịt, cá) đảm bảo an toàn thực
phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 2085/QĐUBND ngày 26/10/2015 phê duyệt Dự án phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn
sinh học theo hướng Vietgahp giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 2086/QĐUBND ngày 24/12/2014 phê duyệt Dự án đẩy mạnh phát triển cơ giới hóa nông
nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2015-2020; Kế hoạch số 200/KH-UBND ngày
07/9/2015 của UBND tỉnh về đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế
hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2015-2020;
Quyết định số 438/QĐ-UBND ngày 03/02/2015 phê duyệt Kế hoạch khung về
chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, kết hợp chăn nuôi
và nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa đến năm 2020; Quyết định số 2486/QĐUBND ngày 24/12/2015 về việc hỗ trợ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 20162020; Quyết định số 1918/QĐ-UBND ngày 06/9/2016 quy định về trình tự, thủ
tục và mức hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản bị thiệt hại do thiên tai
gây ra trên địa bàn tỉnh Hưng Yên,...
Ngoài ra, ngân sách tỉnh đã chi kinh phí khá lớn để thực hiện công tác
phòng chống và hỗ trợ các hộ dân khắc phục hậu quả dịch cúm gia cầm, bệnh lở
mồm long móng; rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa; phòng chống dịch
gia súc, gia cầm, hỗ trợ phát triển giống gia súc, bù thủy lợi phí,...
Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn được triển
khai thực hiện trong thời gian qua đã trở thành động lực thúc đẩy sản xuất phát
triển; từng bước thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp hàng hoá; tạo
thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân; góp phần xoá đói giảm nghèo; xây
dựng nông thôn mới, là cơ sở cho sự phát triển những năm tiếp theo.

VIII. THỰC TRẠNG NÔNG THÔN THEO 19 TIÊU CHÍ NÔNG
THÔN MỚI
Hiện nay bình quân toàn tỉnh đạt 15,9 tiêu chí/xã; trong đó: Đến nay, có 61
xã cơ bản đạt 19 tiêu chí, trong đó 44 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn
mới, đang trình UBND tỉnh xem xét quyết định công nhận 16 xã đạt chuẩn nông
thôn mới đợt II năm 2016, bình quân toàn tỉnh đạt 16,4 tiêu chí/xã, tăng 1,7 tiêu
chí/xã so với năm 2015, có 45 xã đạt 15 - 18 tiêu chí và 39 xã đạt từ 11 - 14 tiêu
chí. 100% số xã hoàn thành các tiêu chí như: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch,
điện nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên,
hình thức tổ chức sản xuất, an ninh trật tự xã hội được giữ vững; đến nay, 79,3%
số xã cơ bản đạt tiêu chí giao thông nông thôn, 71,7% số xã đạt và cơ bản đạt tiêu
chí thủy lợi, 81,3% số xã đạt tiêu chí chợ ... ; tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng
nước sạch đến năm 2016 đạt 91,6%; toàn tỉnh cơ bản hoàn thành công tác dồn
điền đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng...

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HƯNG YÊN

16


Báo cáo tóm tắt: “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

IX. TTCN VÀ NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN
Các làng nghề hoạt động ổn định, phát triển mạnh, tính đến 30/11/2016 trên
địa bàn tỉnh có 49 làng nghề (36 làng nghề được công nhận, trong đó có 8 làng
nghề truyền thống). Các làng nghề hoạt động theo từng nhóm nghề khác nhau,
trong đó:
- Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản: 15 làng.
- Sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, tái chế nhựa: 9 làng.

- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, gốm sứ, mây tre đan: 22 làng.
- Xây dựng, vận tải và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất và đời sống dân
cư nông thôn: 3 làng.
Hiện nay, số cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh là 8.918 cơ sở, chủ yếu là
hộ gia đình có 8.669 cơ sở chiếm 97,2%, có 198 doanh nghiệp chiếm 2,23%, có
51 HTX chiếm 0,27%; giải quyết việc làm cho khoảng 23.633 lao động, doanh
thu của các làng nghề đạt trên 6.760 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chất lượng, mẫu mã sản phẩm
hàng hóa đa dạng, cho nên sức cạnh tranh cao dẫn tới một số làng nghề đã dưng
hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng.
X. THỰC TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1. Hiện trạng công trình
Đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng đưa vào khai thác sử dụng 636 trạm
bơm, trong đó: Chuyên tưới 415 trạm, chuyên tiêu 65 trạm và tưới tiêu kết hợp
156 trạm. Hệ thống kênh nội đồng của tỉnh cơ bản hoàn thiện từ công trình đầu
mối đến mặt ruộng, với tổng chiều dài hơn 6.289km; trong đó: Sông trục hệ thống
Bắc Hưng Hải là 93,5km; kênh trục liên huyện và kênh dẫn nước tưới, tiêu chính
là 1.195km; kênh tiểu thủy lợi hơn 5.000km. Tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương đạt…
Hệ thống công trình thủy lợi trong đồng được phân thành 4 khu phục vụ
tưới tiêu cho dân sinh, nông nghiệp và các ngành kinh tế, cụ thể:
a. Khu Bắc Kim Sơn: Tổng diện tích tự nhiên 20.505ha, bao gồm: Huyện
Mỹ Hào, Văn Lâm, 10 xã phía Đông Bắc của huyện Yên Mỹ và xã Vĩnh Khúc
của huyện Văn Giang. Tổng số công trình phục vụ tưới, tiêu của khu 182 trạm
bơm, trong đó: Chuyên tưới 137 trạm, chuyên tiêu 13 trạm và tưới tiêu kết hợp 32
trạm. Các trục sông, kênh chính làm nhiệm vụ dẫn nước tưới tiêu của khu được
kết nối, liên thông với nhau như: Sông Lương Tài, Bà Sinh, Bần-Vũ Xá...
b. Khu Châu Giang: Tổng diện tích tự nhiên 24.418ha (trong đồng
20.751ha, ngoài bãi 3.667ha), bao gồm: Huyện Văn Giang, Khoái Châu và 5 xã
phía tây huyện Yên Mỹ, 2 xã phía bắc Kim Động. Tổng số công trình phục vụ
tưới tiêu của khu 165 trạm bơm, trong đó: Chuyên tưới 117 trạm, chuyên tiêu 10

trạm và tưới tiêu kết hợp 38 trạm. Các trục sông, kênh chính làm nhiệm vụ dẫn
nước tưới tiêu của khu được kết nối, liên thông với nhau như: Sông Thái Nội,
Tam Bá Hiển, sông Mười, sông Đồng Quê, Từ Hồ-Sài Thị…

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HƯNG YÊN

17


Báo cáo tóm tắt: “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

c. Khu Ân Thi-đường 39: Tổng diện tích tự nhiên 15.494 ha, bao gồm:
Huyện Ân Thi và xã Thường Kiệt, Tân Việt của huyện Yên Mỹ; xã Minh Tân
huyện Phù Cừ; xã Đồng Tiến huyện Khoái Châu; diện tích 5 xã phía đông của
huyện Kim Động. Tổng số công trình phục vụ tưới tiêu của khu 155 trạm bơm,
trong đó: Chuyên tưới 119 trạm, chuyên tiêu 3 trạm và tưới tiêu kết hợp 33trạm.
Các trục sông, kênh chính làm nhiệm vụ dẫn nước tưới tiêu của khu được kết nối,
liên thông với nhau như: Sông Bún, Quảng Lãng, ...
d. Khu Nam Cửu An: Tổng diện tích tự nhiên 31.892ha (trong đồng
26.054ha, ngoài bãi 5.838ha), bao gồm: Huyện Tiên Lữ, Phù Cừ, thành phố Hưng
Yên và 12 xã phía Nam huyện Kim Động, xã Thành Công, Nhuế Dương huyện
Khoái Châu; xã Hồng Quang, Hạ Lễ huyện Ân Thi. Tổng số công trình phục vụ
tưới tiêu của khu 160 trạm bơm, trong đó: Chuyên tưới 110 trạm, chuyên tiêu 9
trạm và tưới tiêu kết hợp 41trạm. Các trục sông, kênh chính làm nhiệm vụ dẫn
nước tưới tiêu của khu được kết nối, liên thông với nhau như: Sông Hòa Bình,
Bác Hồ, sậy-La Tiến, Lê Như Hổ, sông 61, sông Đống Lỗ, Cao xá-Phượng
Tường, ...
2. Hiện trạng phục vụ tưới, tiêu
a. Về cấp nước:

Tổng diện tích tưới ổn định là 43.189ha/46.990ha, đạt 91,9% tổng diện tích
cần tưới bằng động lực theo quy hoạch, trong đó:
- Khu Bắc Kim Sơn: DT tưới ổn định là 9.638 ha/ 9.638ha, đạt 100%.
- Khu Châu Giang: DT tưới ổn định là 9.193 ha/12.577 ha, đạt 73,1%.
- Khu Ân Thi-Đường 39: DT tưới ổn định là 9.210 ha/9.627ha, đạt 95,6%.
- Khu Tây Nam-Cửu An: DT tưới ổn định là 15.148ha/15.148ha, đạt 100%.
b. Về tiêu nước: Tổng diện tích được tiêu ổn định là 76.615 ha/80.728 ha,
đạt 94,9 % tổng diện tích cần tiêu bằng động lực theo quy hoạch, trong đó:
- Khu Bắc Kim Sơn: DT được tiêu ổn định 16.885ha/18.429ha, đạt 91,6%.
- Khu Châu Giang: DT được tiêu ổn định 20.211ha/20.751ha, đạt 97,4%.
- Khu Ân Thi-Đường 39: DT được tiêu ổn định 13.465ha/15.494ha, đạt
86,9 %.
- Khu Tây Nam-Cửu An: DT được tiêu ổn định 26.054ha/26.054ha, đạt
100%.
3. Công trình chống lũ
- Hệ thống đê: tổng chiều dài các tuyến đê của toàn tỉnh là 185,7 km.
Trong đó, có hai tuyến đê trung ương là đê Tả sông Hồng dài 59,0 km và đê Tả
sông Luộc dài 20,7 km. Đê Tả sông Hồng tồn tại chính là nền đê, nhất là khu vực
Phú Thịnh, Mai Động, Đực Hợp khi lũ cao sẽ xuất hiện hàng loạt mạch đùn, sủi,
bãi sủi, nứt đê. Những nơi có đầm ao gần và sát chân đê cũng là những vị trí xung
yếu hay sảy ra sự cố khi lũ cao; Đê sông Luộc tồn tại lớn nhất vẫn là khu vực đùn
sủi và thẩm lậu từ Ko đến K4. Sau đó là một số hồ ao gần chân đê nhất là ở xã
Thụy Lôi và Cương Chính.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HƯNG YÊN

18


Báo cáo tóm tắt: “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”


- Kè: Hưng Yên có 12 tuyến kè, trong đó có nhiều tuyến kè lớn xung yếu
như: Hàm Tử, Nghi Xuyên, Phú Hùng Cường, Mai Xá, La Tiến. Phần lớn các
tuyến kè này đều chưa ổn định, sạt lở chân, mái và các đoạn nối tiếp hạ lưu kè, ở
những đoạn sông cong, những sông có phương tiện giao thông thủy hoạt động
liên tục.
4. Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
4.1. Hiện trạng cấp nước sinh hoạt
Đến năm 2016, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh
đạt 82,3%, tăng 0,7%, số hộ nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn
QCVN02 là 12.000 hộ.
Giai đoạn 2011-2016, tổng nguồn vốn huy động thực hiện đạt 169,6 tỷ
đồng (trong đó, nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn: 40 tỷ đồng; vốn vay Ngân hàng Thế giới: 129,6 tỷ đồng);
đã triển khai đầu tư xây dựng và nâng cấp 16 công trình, trong đó có 6 công trình
đưa vào sử dụng, đấu nối được khoảng 15.000 đồng hồ cho các hộ nông dân trong
vùng dự án.
a. Công trình cấp nước nhỏ, lẻ
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có các loại hình công trình cấp nước
nhỏ lẻ như: giếng khoan, giếng đào, bể chứa nước mưa, bể lọc chậm và bể chứa
nước mặt hộ gia đình với số lượng như sau: Giếng khoan 236.895 giếng, giếng
đào 621 giếng; Bể chứa nước mưa 32.273 cái.
Theo số liệu điều tra, giám sát đánh giá bộ chỉ số năm 2015 của Trung tâm
nước sinh hoạt và VSMTNT, số dân sử dụng nước HVS từ công trình cấp nước
nhỏ lẻ chiếm 74,3%, cao nhất là huyện huyện Văn Lâm, khoảng 98,05%; thấp
nhất là Ân Thi, khoảng 81,59%. Số dân nông thôn sử dụng nước theo quy chuẩn
02/BYT từ các công trình cấp nước nhỏ lẻ chiếm 35,9%, cao nhất là huyện Văn
Giang, khoảng 46,1%, thấp nhất là huyện Ân Thi, khoảng 22,5%.
b. Công trình cấp nước tập trung
Toàn tỉnh Hưng Yên có 44 công trình cấp nước tập trung cấp nước cho 146

xã, phường, thị trấn. Trong đó có 12 công trình đang thi công và 32 công trình đã
đi vào hoạt động cung cấp nước cho 187.000 ha diện tích thực tế (diện tích thiết
kế đạt 238.832 ha tưới) đạt 78%, chiếm khoảng 16% tổng dân số.
Các công trình cấp nước tập trung được đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau,
trong đó: 17 dự án (25/31 xã, thị trấn đã hoàn thành) thuộc Chương trình mục tiêu
quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; 10 dự án (11/24 xã đã hoàn
thành) xây dựng bằng nguồn vay ngân hàng thế giới - WB; 4 dự án (13/15 xã,
phường, thị trấn đã hoàn thành) xây dựng bằng nguồn vốn vay ODA Phần Lan do
công ty cấp nước tỉnh đầu tư và còn lại 15 dự án (24/76 xã đã hoàn thành) do
doanh nghiệp đầu tư xây dựng.
Năm 2016, tỉnh đã hoàn thành 3 dự án cấp nước tập trung giai đoạn I sử
dụng nguồn vốn WB, đưa tổng số dự án hoàn thành lên 6/10 dự án; hoàn thành 1
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HƯNG YÊN

19


Báo cáo tóm tắt: “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

dự án cấp nước tập trung sử dụng nguồn vốn trong nước, đưa tổng số dự án hoàn
thành lên 16/17 dự án.
4.2. Vệ sinh môi trường nông thôn
Tỷ lệ số hộ dân nông thôn trên địa bàn tỉnh có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt
70% ; 62,25% số hộ dân nông thôn trên địa bàn tỉnh có chuồng trại chăn nuôi hợp
vệ sinh ; Về tỷ lệ trạm y tế xã ở nông thôn có đủ nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh
và được quản lý sử dụng tốt đạt 80,5%.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn, từ năm 2013 đến năm 2015, đã có 64 công trình nhà tiêu và
cấp nước ở các trường học được xây mới, cải tạo, nâng cấp. Năm 2016, hiện đang

triển khai xây dựng 17 công trình.
5. Nhận xét chung
Trong giai đoạn 2010-2016, hệ thống thuỷ lợi được quan tâm đầu tư nâng
cấp, cải tạo, nhiều dự án lớn, trọng điểm được tích cực triển khai thực hiện như:
Dự án Nâng cấp, mở rộng mặt tuyến đê tả sông Hồng đã hoàn thành trên 70% mặt
nền đê, đã trải nhựa 15 km, hoàn thành đổ bê tông mặt đường 21 km; dự án nạo
vét khẩn cấp sông Điện Biên và sông Cừu An - Đồng Quê đã hoàn thành nạo vét
trên 24 km sông tiêu thoát lũ; các dự án sông nhánh thuộc hệ thống Bắc Hưng
Hải, các trạm bơm lớn Nghi Xuyên, Liên Nghĩa, Chùa Tổng, Vinh Quang, Phan
Đình Phùng được xây mới...hoàn thành trên 10 công trình kiên cô hoá, nạo vét
kênh mương, sửa chữa, cải tạo và 15 dự án xây dựng mới các trạm bơm góp phần
tích cực trong công tác phòng, chống lụt bão và phục vụ sản xuất nông nghiệp của
tỉnh, góp phần chủ động và bảo đảm tưới tiêu trên 87,8% diện tích đất nông
nghiệp nội đồng. Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi nội đồng còn tồn tại, cụ thể:
- Mùa kiệt mực nước sông Hồng xuống thấp, thấp hơn rất nhiều so với mực
nước thiết kế, nhất là vào tháng 1, tháng 2 giai đoạn đổ ải, làm đất phục vụ gieo
cấy lúa Xuân hàng năm, rất khó khăn cho công tác phục vụ sản xuất và ảnh
hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân trong tỉnh.
- Năng lực lấy nước của cống Xuân Quan hạn chế, chưa khai thác triệt để,
kịp thời nguồn nước sông Hồng, nguồn nước xả của các hồ thủy điện vào mùa
kiệt để phục vụ dân sinh, nông nghiệp và các ngành kinh tế.
- Nhiều trạm bơm xây dựng từ lâu, đến nay chưa được đầu tư cải tạo, nâng
cấp, máy móc thiết bị đã xuống cấp; hệ thống kênh mương chủ yếu là kênh đất
thường xuyên bị sạt trượt, bồi lắng, mặt cắt dòng chảy thu hẹp, nên hiệu suất phục
vụ tưới tiêu không được cao.
- Những năm gần đây công nghiệp, đô thị và giao thông phát triển với tốc
độ nhanh, dẫn đến nhu cầu tiêu thoát nước ngày một tăng, tạo áp lực lớn cho hệ
thống công trình thuỷ lợi, nhiều công trình, hệ thống công trình thủy lợi không
đáp ứng kịp nhu cầu tiêu thoát nước trong giai đoạn hiện nay.
- Hệ thống kênh mương nội đồng (kênh mặt ruộng) chủ yếu là kênh đất,

nhất là vùng bãi, những vùng chuyển đổi trồng cây ăn quả (cây trồng cạn) bị bồi

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HƯNG YÊN

20


Báo cáo tóm tắt: “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

lắng, ách tắc rất khó khăn về cấp nước, tình trạng úng ngập thường xuyên xẩy ra
như: Vùng nhãn các xã Hồng Nam, Tân Hưng, …thành phố Hưng Yên.
- Nhiều khu vực còn thiếu công trình phục vụ tưới, tiêu; nhiều công trình
thủy lợi hiện có năng lực không đáp ứng được yêu cầu hiện tại, nên còn nhiều
diện tích tưới, tiêu bấp bênh, không đảm bảo chủ động, cụ thể:
+ Khu Bắc Kim Sơn: Khu vực ven Quốc lộ 5 hình thành nhiều khu công
nghiệp, đô thị nhu cầu tiêu thoát nước tăng, hiện nhiều hệ thống công trình thủy
lợi không đủ năng lực tiêu; các xã Việt Hưng, Đại Đồng của huyện Văn Lâm
phần lớn diện tích chưa chủ động được việc tiêu. Tổng diện tích khu Bắc Kim
Sơn còn 4.133ha tiêu bấp bênh, không chủ động.
+ Khu Châu Giang: Hiện toàn khu còn 3.668ha tiêu chưa chủ động, ổn
định, tập trung ở các xã khu vực trung tâm huyện Khoái Châu; 3.384 ha canh tác
tưới chưa chủ động.
+ Khu Ân Thi - đường 39: Tổng diện tích toàn khu tiêu chưa chủ động, ổn
định là 2.029ha tập trung ở các xã Chính Nghĩa, Lương Bằng, Vũ Xá của huyện
Kim Động; 417 ha tưới bấp bênh, không chủ động.
+ Khu Nam Cửu an: Khu vực này còn nhiều vùng úng cục bộ; toàn khu có
tổng diện tích 2.356ha tiêu bấp bênh, không chủ động.
+ Nhiều diện tích canh tác vùng bãi chưa có trạm bơm phục vụ tưới, tiêu
chủ động; canh tác chủ yếu nhờ nước trời và bơm bằng máy bơm di động công

suất nhỏ.
Nhìn chung việc cấp nước sạch mới chỉ thực hiện ở các đô thị và các trọng
điểm về kinh tế - xã hội như các khu công nghiệp, các tiểu khu thương mại dịch
vụ dọc các hành lang phát triển trong tỉnh. Nguồn nước hiện nay hoàn toàn vẫn sử
dụng nước ngầm với các trạm xử lý cục bộ theo từng đô thị hoặc khu vực phát
triển...
XI. RÀ SOÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH
HƯNG YÊN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1349/QĐ-UBND NGÀY 25/07/2012
1. Rà soát quan điểm phát triển
Quan điểm phát triển ngành nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên theo
quyết định 1349/QĐ-UBND ngày 25/07/2012 đã thể hiện rõ quan điểm phát triển
nông nghiệp toàn quốc theo Quyết định 124/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2012
của Thủ tướng Chính phủ và quan điểm của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và
XI. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện một số vấn đề vẫn chưa nhấn mạnh thể
hiện các nội dung sau:
- Phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên phải được thực hiện
trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; gắn
với xây dựng nông thôn mới bền vững; phù hợp với các chiến lược, quy hoạch
phát triển kinh tế xã - hội cả nước và các quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực
của tỉnh.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HƯNG YÊN

21


×