Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

MÔ PHỎNG KẾ HOẠCH KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.65 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH VIỆT
---   ---

TIỂU LUẬN
MÔN: MÔ PHỎNG KẾ HOẠCH KINH DOANH
DỰ ÁN KINH DOANH TIỆM BÁNH MÌ BÒ LÁ LỐT
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Tiến Huy
Lớp: C115QT01
Khóa: 10
Nhóm sinh viên thực hiện:
Đoàn Thị Thúy Nhi – 21150823
Nguyễn Hoàng Minh Phương – 21150769
Trầm Ngọc Phương Quyên – 21159385
Phạm Ngọc Tuyết Nhi – 21150494
Nguyễn Thị Hồng Anh - 21150066
Nguyễn Thị Vân Hường - 21150574
Nguyễn Thị Phương Nhi - 21150392
Trần Nữ Ý Nhi- 21150364

TPHCM, Ngày tháng 03 năm 2018

0


MỤC LỤC
Lời mở đầu........................................................................................................................ 2
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU...................................................................................................3
1.1 Hình thành ý tưởng....................................................................................................3
1.2 Mục tiêu......................................................................................................................3
PHẦN HAI: NỘI DUNG.................................................................................................4


2.1 Phân tích thị trường...................................................................................................4
2.1.1Thị trường tổng thể..................................................................................................4
2.1.2 Nhu cầu thị trường..................................................................................................4
2.1.3 Khách hàng mục tiêu..............................................................................................5
2.1.4 Phân tích cạnh tranh...............................................................................................5
2.1.5 Đối thủ cạnh tranh..................................................................................................5
2.2 Phân tích SWOT của Cửa hàng................................................................................6
2.3 Chiến lược Marketing................................................................................................7
2.3.1 Chiến lược tổng thể.................................................................................................7
2.3.2 Sản phẩm..................................................................................................................7
2.3.3 Giá............................................................................................................................ 9
2.3.4 Phân phối.................................................................................................................9
2.3.5 Xúc tiến....................................................................................................................9
2.4 Kế hoạch hoạt động..................................................................................................10
2.4.1 Quy trình bán hàng...............................................................................................10
2.4.1.1 Phục vụ tại quán.................................................................................................10
2.4.1.2 Phục vụ mang đi.................................................................................................10
2.5 Kế hoạch lao động....................................................................................................10
2.6 Chi phí của Cửa hàng...............................................................................................11
2.7 Hiệu quả về mặt kinh tế xã hội................................................................................12
2.8 Phân tích rủi ro.........................................................................................................12
PHẦN BA: KẾT LUẬN.................................................................................................13

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt và gay
gắt thì doanh nghiệp càng khó khăn hơn trong việc giữ vững và nâng cao vị thế của mình
trong thị trường. Điều này khiến doanh nghiệp cần phải có một biện pháp tiếp cận thị trường

một cách chủ động và sẵn sàng đối phó với mội nguy cơ đe dọa, cũng như áp lực cạnh tranh
từ phía thị trường. Doanh nghiệp không những sản xuất kinh doanh hướng theo thị trường,
theo khách hàng mà còn phải xây dựng chiến lược Marketing phù hợp
Ở Sài Gòn có nhiều loại ẩm thực ngon bổ rẻ, nhưng thứ gần gũi và tạo cảm xúc hơn cả đó
chính là bánh mì. Không biết từ bao giờ bánh mì đã trở thành một món ăn hết sức quen thuộc
với người Việt nói chung và người Sài Gòn nói riêng, họ ăn bánh mì bất kì lúc nào trong
ngày từ món điểm tâm sáng, bữa trưa cho đến lót dạ lúc đêm khuya. Cùng với đó, các hàng
bánh mì mọc lên khắp nơi từ trong hẻm nhỏ đến ra ngoài phố lớn, từ tủ bánh mì ven đường
đến những nhà hàng sang trọng. Bánh mì đã gắn chặt với đời sống thường nhật của người Sài
Gòn hơn trăm năm nay. Ngày xưa, bánh mì được dùng với patê, ốp la, xúc xích, thịt hoặc dân
dã hơn người ta thường dùng với một ít nước tương, một vài lát ớt. Dù ăn theo cách nào thì
bánh mì đối với người Sài Gòn ngày xưa ấy đều ngon theo cách cảm nhận của riêng họ.
Trong nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại như ngày nay, nền kinh tế đang phát triển với
tốc độ cao, thu nhập của người dân cũng ngày càng tăng lên, nhu cầu của mỗi người cũng trở
nên đa dạng và phong phú hơn, đặc biệt là trong vấn đề thực phẩm không chỉ có chất lượng
sản phẩm tốt còn mang lại cho người dùng một phong cách tiêu dùng độc đáo và mới lạ.
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh một nhóm sinh viên cùng nhau ăn bánh mì và trò
chuyện, người công nhân ăn vội chiếc bánh mì để kịp làm việc, thậm chí những người nghệ
sĩ nổi tiếng cũng chọn bánh mì là món ăn lót dạ trong hậu trường và còn rất nhiều hình ảnh
mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy. Chính lẽ đó, đã hình thành trong tôi một ý tưởng kinh
doanh về “Bánh mì”. Để tạo sự độc đáo, hấp dẫn, mới lạ và khác biệt. Tôi kết hợp bánh mì
với món ăn đặc trưng của Vùng Nam Bộ đó là “Bò lá lốt”, đây cũng xem như một làn gió
mới với ẩm thực “Bánh mì”.

2


PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1.1 Hình thành ý tưởng
Ăn uống có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người. Lợi ích mà ăn uống đem lại

thì ai cũng có thể nhận thấy, ăn uống là cách cung cấp năng lượng cho cơ thể mà chúng ta đã
hao tốn khi vận động hay lao động. Do cuộc sống gắn với lao động nên con người rất quan
tâm đến ăn uống. khi xã hội ngày càng phát triển, con người không chỉ mong được “Ăn no,
mặc ấm” mà chuyển sang “Ăn ngon, mặc đẹp”. Món ăn không chỉ đầy đủ chất dinh dưỡng
mà còn phải hợp khẩu vị, nhìn phải ngon mắt và hợp với túi tiền.
Cũng vì vậy mà con người ngày càng tìm tòi và sáng tạo ra nhiều món ăn ngon và xét đến
cùng xu hướng chung của mọi người dù lao động hay không lao động cũng hướng tơi sự ăn
ngon và sung sướng.
Trong điều kiện nghèo đói, con người sáng tạo ra những món ăn ngon từ những nguyên liệu
bình thường nhất. khi có điều kiện thuận lợi, con người càng có thời gian và nguyên liệu để
làm các món ăn mà mình yêu thích. Dù là những món phức tạp hay khó tìm con người vẫn
muốn “Ăn cho biết”, ăn để thưởng thức. với mong muốn đư ẩ những món ăn ngon, hợp túi
tiền mà bổ dưỡng đến mọi người, chúng tôi đã quyết định chọn kinh doanh tiệm Bánh mì bò
lá lốt, nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi người
1.2 Mục tiêu
Môi trường kinh tế ngày càng nhiều biến động, hội nhập mang lại nhiều n=cơ hội kinh doanh
mới, những luồng văn hóa mới. nhu cầu của con người ngày càng tăng cao, họ không chỉ
mong muốn được ăn những món ăn ngon mà song song với đó họ đòi hỏi sự an toàn, sự tiện
lợi và được tôn trọng.
Đến với “Bánh mì bò lá lốt Cô Nhi” khách hàng không chỉ thưởng thức được món ăn ngon
mà thực phẩm cũng rất an toàn, rõ nguồn gốc xuất sứ, không gian sạch sẽ, thoáng đãng, sự
phục vụ chu đáo, nhiệt tình. Vì vậy, mục tiêu của Cửa hàng hướng đến đó là, sản phẩm chất
lượng, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, luôn nở nụ cười với khách hàng, cùng phong cách
phục vụ chuyên nghiệp mang lại cho khách hàng sự gần gũi, thân thiện và ấm cũng. Cửa
hàng cũng là nơi ăn uống, nơi gặp gỡ giao lưu bạn bè trong giờ nghỉ trưa, hoặc cùng nhau trò
chuyện và dùng bữa tối. tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng.
Về mục tiêu lợi nhuận, Cửa hàng phấn đấu đạt lợi nhuận trong năm đầu hoạt động.
Về Cửa hàng thì màu sắc chủ đạo của Cửa hàng chúng tôi là màu vàng nâu, là màu của bánh
mì, tông màu trầm đơn giản tạo sự gần gũi với khách hàng. Cây xanh sẽ được đặt trong và
ngoài quán, để tạo sự mát mẻ, dịu nhẹ. Đèn trang trí trong Cửa hàng là màu vàng, đây là màu

giúp tôn lên màu sắc của món ăn, tạo sự sang trọng. Đèn led tròn lắp bên ngoài cửa hàng có
tác dụng quảng cáo và làm nổi bật bảng hiệu của Cửa hàng. Cửa hàng được trang bị 1 quạt
trần, 2 quạt treo tường và 1 quạt làm mát, tạo sự thoáng đãng và mát mẻ. Quầy hàng được
trang bị bằng tủ kính inox, với các khuôn đựng và bảo quản đồ ăn riêng biệt, tạo sự tin tưởng
của khách hàng. Trong Cửa hàng sẽ đặt 6 bộ bàn ghế gỗ màu trắng, giúp tôn lên màu chủ đạo
của Cửa hàng.

3


PHẦN HAI: NỘI DUNG
2.1 Phân tích thị trường
2.1.1 Thị trường tổng thể
Khu vực Quận Gò Vấp
Tình hình dân cư: đông đúc
Thành phần dân cư chủ yếu: học sinh, sinh viên, công nhân, nhan viên văn phòng
Về mạng lưới kinh doanh tại Quận Gò Vấp: Cửa hàng tiện lợi, Siêu thị, Nhà hàng, Quán ăn
uống, Trung tâm thương mại, Shop thời trang, Nhà sách, …
Đánh giá về vị trí: đây là vị trí vốn có sẵn và đầy đủ các loại hình, phương thức kinh doanh
đa lĩnh vực phục vụ mọi đối tượng và mọi nhu cầu giải trí cho con người. Như vậy sẽ dễ
dàng lôi kéo sự chú ý của khách hàng đối với một cửa tiệm mới mở.
2.1.2 Nhu cầu thị trường
Trước hết để ý tưởng kinh doanh này được thực hiên một cách hoàn hảo nhất, điều đầu tiên
chúng tôi làm là tìm hiểu thị trường và tìm kiếm khách hàng mục tiêu cho mình.
Với nền kinh tế đang ngày càng phát triển, thì nhu cầu của con người cũng theo đó ngày càng
tăng. Họ không chỉ mong được “Ăn no, mặc ấm” mà còn “Ăn ngon, mặc đẹp”, món ăn phải
đầy đủ chất dinh dưỡng, hợp khẩu vị, trông bắt mắt, hợp túi tiền và đặc biệt là phải đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm. Với cuộc sống hối hả, tất bật thì con người cũng mong muốn sự
tiện lợi, nhanh chóng và nhận được sự ân cần, chu đáo, nhiệt tình. Nắm bắt được tâm lý của
khách hàng, chính vì thế chúng tôi muốn mở một tiệm bánh mì đáp ứng nhu cầu này của

khách hàng bằng cách làm ra những chiếc bánh mì thơm ngon, bổ dưỡng, sử dụng nguyên
vật liệu tươi ngon và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách
hàng mà giá cả thì vô cùng hợp lý.
2.1.3 Khách hàng mục tiêu
Khách hàng tiềm năng: những khách hàng ưa chuộng bánh mì.
Khách hàng mục tiêu: là nhóm khách hàng trẻ, học sinh sinh viên, lực lượng lao động và cán
bộ công nhân viên từ các cơ sở làm việc trong khu vực.
Đặc điểm: tuy là nhóm khách hàng thuộc độ tuổi, vị trí công việc khác nhau nhưng họ đều có
chung đặc điểm là nhu cầu thưởng thức một bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cho một ngày
dài học tập và làm việc. Nhưng khi đến quán, điều mà họ quan tâm nhất là hình thức phục vụ
và không gian có thoải mái hay không... Ngoài ra, theo tìm hiểu qua các cuộc nói chuyện với
khách hàng chúng tôi được biết khi đến đây họ còn cân nhắc những điều sau:
Không gian thoải mái không?
Bánh mì của cửa hàng có ngon và bắt mắt không?
Mức giá có phù hợp không?
Có phục vụ nhanh không?
Người phục vụ có nhiệt tình vui vẻ không?
Khách hàng có rất nhiều nhu cầu khác nhau, vì vậy đáp ứng được tất cả nhu cầu của họ sẽ
mang lại cho quán một lợi thế cạnh tranh lớn trong môi trường kinh doanh.

4


2.1.4 Phân tích cạnh tranh
Cấu trúc và đặc trưng của ngành (Kinh doanh đồ ăn)
Cơ bản giống như những ngành nghề và các lĩnh vực kinh doanh khác đều có hệ thống vfa
cách thức vận hành, phát triển lĩnh vực kinh doanh phải có người góp vốn, người lên ý
tưởng, người hỗ trợ.
Đặc trưng: yêu cầu trong lĩnh vực kinh doanh có những đặc trưng nhất định, yêu cầu về sự
nhanh chóng trong việc nắm bắt thông tin thị trường và các lĩnh vực khác có liên quan, cập

nhật nhanh về tin tức giá cả
Mức độ cạnh tranh: khá cao, do tính chất đa như cầu và hay thay đổi của khách hàng cho nên
nếu sơ hở có thể mất khách hàng vào tay các doanh nghiệp khác.
Ngoài ra ngành ăn uống cũng ngày càng phát triển và được mọi người quan tâm nhiều hơn
trước nên thu hút số lượng lớn các nhà hàng, quán ăn mở lên hàng tháng, hàng năm
2.1.5 Đối thủ cạnh tranh

Đặc tính và sự khác biệt

Bánh mì bò lá lốt Cô Nhi
- Giá cả: 15.000 – 20.000
- Thương hiệu mới
- Phong cách phục vụ
chuyên nghiệp
- Vị trí thuận lợi.
- Cam kết về chất lượng.
- Phục vụ mang đi và tại
quán.
- Nhân bánh mì: Bò lá lốt.

Bánh mì cóc Cô Bích
- Giá cả: 13.000 – 20.000
- Thương hiệu lâu năm
- Cửa hàng chính hiệu,
không có chi nhánh.
- Phục vụ mang đi.
- Phong cách phục vụ vui
vẻ, thân thiện.
- Vị trí thuận lợi.
- Bánh mì tự sản xuất.

- Nhân bánh mì: gà xé,
xúc xích, jambong.

5


2.2 Phân tích SWOT của Cửa hàng
Điểm mạnh:
Điểm yếu:
- Giá cả hợp lý
- Cửa hàng còn mới
- Vị trí cửa hàng thuận
- Chưa có chiến lược
lợi
quảng bá thương hiệu
- Đảm bảo vệ sinh an
- Chưa có nhiều mối
toàn thực phẩm
quan hệ với nhà cung
- Nguyên liệu từ thịt bò
cấp
100%
- Chưa tự sản xuất ra
- Đội ngũ nhân viên
bánh mì
chuyên nghiệp, chu
- Chưa áp dụng được
đáo, nhiệt tình, vui vẻ
công nghệ (chưa có
giao hàng tận nơi, app

đặt hàng trên điện
thoại)
Cơ hội:
Điểm mạnh – Cơ hội:
Điểm yếu – Cơ hội:
- Món ăn nổi tiếng của
- Được nhiều người biết
- Tự sản xuất ra bánh
đến

Ẩm Thực Việt.
- Cửa hàng phát triển
- Có giao hàng tận nơi
- Nhu cầu về ăn uống
thêm
chi
nhánh
- Đưa ra chiến lược
ngày càng tăng.
- Training nhân viên
quảng bá thương hiệu
- Sự phát triển ngành
liên tục
Ẩm Thực.
- Nhu cầu về sự tiện lợi
và nhanh chóng của
khách hàng ngày càng
tăng.
Thách thức:
Điểm mạnh – Thách thức:

Điểm yếu – thách thức:
- Nhiều đối thủ cạnh
- Tạo sự khác biệt với
- Chiến lược marketing
đói thủ cạnh tranh
truyền thông
tranh
- Ngày càng nâng cao
- Luôn cam kết về chất
- Đòi hỏi về chất lượng
chất lượng sản phẩm
lượng sản phẩm
vệ sinh an toàn của
hơn
nữa
Thiết lập mối quan hệ
con người ngày càng
- Cập nhật thị trường
với các nhà cung cấp
cao
liên tục
- Món ăn còn mới lạ
- Thị trường biến động,
khó dự đoán.

6


2.3 Chiến lược Marketing
2.3.1 Chiến lược tổng thể

Đối với bất kì một doanh nghiệp nào nói chung và một dự án kinh nói riêng thì marketing
đóng vai trò vô cùng quan trọng để doanh nghiệp cũng như một dự án có thể thành công.
Hoạt động Marketing là việc chúng ta bỏ ra chi phí về tài chính cũng như nguồn lực để mang
lại hiệu quả tốt hơn trong việc kinh doanh, hiệu quả đó được thể hiện như là sức cầu của
người tiêu dùng sẽ tăng lên, khách hàng sẽ biết đến sản phẩm dịch vụ của ta nhiều hơn, để từ
đó tạo ra một hình ảnh về doanh nghiệp trong bộ nhớ của khách hàng. Khách hàng sẽ nghĩ
đến sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mình khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của
ta. Như vậy chiến lược chung Marketing là một hệ thống những chính sách và các biện pháp
nhằm triển khai và phối hợp những mũi nhọn marketing để đạt được mục tiêu của doanh
nghiệp một cách hiệu quả nhất. Để có một chiến lược marketing đạt hiệu quả cao thì việc đầu
tiên ta phải hoạch định chiến lược marketing một cách cụ thể rõ ràng và khoa học phù hợp
với mục tiêu của dự án cũng như mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp hay cửa hàng đã đề
ra. Và đây là chiến lược được đề ra cho cửa hàng:
Liên tục training nhân viên.
Liên kết các nhà cung cấp lớn để tạo ưu thế về nguồn nguyên liệu.
Đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng.
Luôn sáng tạo nhiều hình dạng bánh mì ngộ nghính nhằm thu hút khách hàng.
2.3.2 Sản phẩm
Sản phẩm của Cửa hàng là Bánh mì bò lá lốt, sản phẩm đảm bảo về sinh an toàn thực phẩm,
có chất lượng cao, mẫu mã bao bì đẹp, giá cả hợp lý
Về sản phẩm: sản phẩm mới được tung ra thị trường dưới nhãn hiệu “Bánh mì bò lá lốt Cô
Nhi”. Thành phần nguyên liệu: Bánh mì ( được lấy tại Như Lan ), thịt bò: dẻ sườn bò ( nhập
Visan ), lá lốt, rau răm, : Tự trồng, đồ chua ăn kèm: Tự làm ( Cà rốt, củ cải được mua tại siêu
thị ), nước sốt: được chế biến theo công thức riêng của tiệm có hương vị đậm đà khác biệt.
Về chủng loại: sản phẩm được sản xuất là bánh mì nhân bò lá lốt nướng, thực phẩm cung cấp
nhiều năng lượng giúp cơ thể khỏe mạnh.
Về chất lượng: đây là loại thực phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn. Chất lượng bột mì
được cải tiến tốt hơn khiến ruột bánh xốp mềm và dễ tiêu hóa. Vỏ bánh có màu nâu nhạt
khoogn gây cảm giác thô cứng. Nguyên liệu làm bò lá lốt sẽ được chọn và kiểm tra kỹ càng.
Về nhãn hiệu: nhãn hiệu mang tên: BÁNH MÌ BÒ LÁ LỐT CÔ NHI. Logo được thiết kế với

hình ảnh chiếc bánh mì bò lá lốt nằm dưới tên nhãn hiệu để khách hàng có thể dễ dàng nhận
ra sản chính của Cửa hàng. Dưới hình ảnh thương hiệu là Slogan của Cửa hàng “Bánh mì
CÔ NHI, Ăn là MÊ LY!”. Bên góc phải là biểu tượng của chất lượng và sự cam kết về
nguyên liệu được dùng là Thịt Bò 100%. Phông nền Logo là màu vàng tươi sáng, tạo sự bắt
mắt, thu hút ánh nhìn của khách hàng. Chữ trên Logo là màu xanh lá cây, thể hiện cho màu
xanh của lá lốt.
Về bao bì: bao bì được tập trung thiết kế sao cho bắt mắt, chất liệu của bao bì là túi giấy bên
trong là 1 lớp mỏng nilon chống thấm. Ngoài việc thiết kế sao cho bắt mắt, bao bì được in
logo, địa chỉ và số điện thoại của Cửa hàng ở mặt trước của bao bì. Bao bì đựng bánh mì của
Cửa hàng màu chủ đạo là màu trắng và Cửa hàng sử dụng túi giấy để bào vệ môi trường.
Về thiết kế dinh dưỡng cho sản phẩm: sản phẩm sẽ được phân bổ dinh dưỡng sao cho phù
hợp nhất với mọi đối tượng lao động. Chính vì vậy năng lượng, protein được tập trung bổ
sung nhiều nhất.
7


Về dịch vụ: phục vụ mang đi hoặc tại quán. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình,
vui vẻ và chu đáo. Trong thời gian sắp tới Cửa hàng chúng tôi sẽ thêm dịch vụ giao hàng tận
nơi và đặt hàng qua điện thoại.
Cách chế biến Bò lá lốt:
Nguyên liệu gồm có:
- 400g thịt bò (chọn loại dẻ sườn lẫn mỡ)
- Lá lốt
- 4 củ hành tím
- Hành lá
- 1 thìa cà phê hạt tiêu xay
- 2 thìa canh dầu ăn
- Gia vị
Cách làm:
Bước 1: Thịt bò chọn loại dẻ sườn lẫn mỡ,

nếu
không mua được loại thịt lẫn mỡ bạn có thể thay bằng 300g thịt bò thăn và 100g mỡ lợn. Thịt
bò rửa sạch, thái mỏng sau đó băm nhỏ.
Bước 2: Hành tím bóc vỏ, đập dập và băm nhỏ.
Lá lốt rửa sạch, cắt 2 bên viền lá để có tấm lá vuông thành bằng nhau. Phần 2 bên đầu lá đã
cắt ra đem thái nhỏ.

Bước 3: Cho thịt bò băm, hành tím, lá lốt, gia vị, hạt tiêu vào âu, trộn đều.
Hành lá chần qua nước sôi cho mềm.
Bước 4: Dùng lá lốt, cuốn thịt bò dưới dạng viên chả, sau khi cuốn xong, lấy hành lá buộc cố
định lại.

Tiến hành quạt than đỏ, rồi xếp bò nướng lá lốt lên vỉ nướng, dùng cọ quét một lớp mỏng dầu
và cho lên bếp than nướng, nên giữ than ở nhiệt độ vừa phải, trở đều tay khi nướng để
món bò cuốn lá lốt chín đều mà không bị cháy. Nướng khoảng 20 phút và thấy dậy mùi thơm
hấp dẫn thì gắp xuống.
8


Khác với món chả lá lốt thông thường hay được làm từ thịt lợn, sau khi được cuốn trong lá
lốt sẽ đem rán, món bò nướng lá lốt sử dụng thịt bò lẫn mỡ, làm chín bằng cách nướng, tạo
cho món ăn mùi thơm quyến rũ. Bò nướng lá lốt thơm lừng, ngọt thịt, nhờ có phần mỡ bò mà
thịt mềm, ngậy chứ không bị khô. Món này có thể dùng để ăn với cơm hoặc làm món nhậu
cho ông xã cũng rất hợp lý.
2.3.3 Giá
Cửa hàng chúng tôi sẽ cung cấp sản phẩm chất lượng, đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ chất
dinh dưỡng với mức giá bình dân dành cho mọi đối tượng khách hàng, từ công nhân, học
sinh, sinh viên đến các doanh nhân, công nhân viên… phù hợp với mọi lứa tuổi. Cửa hàng
chúng tối xác định lấy nguyên liệu từ các nhà cung cấp lớn, uy tín chứ không mua thông qua
đại lý hay trung gian nào cả nên giá mua các nguyên liệu đều được mua với giá gốc, nên Cửa

hàng dễ dàng xác định và đưa ra một mức giá hợp lý cho sản phẩm, đây là mức giá phù hợp
với mọi tầng lớp trong xã hội (mức giá từ 15.000 - 20.000 VNĐ), mức giá này có cao hơn so
với đối thủ cạnh tranh lớn ở khu vực 5% và bằng so với đối thủ cạnh tranh tầm cỡ. Nhưng dù
vậy, chất lượng sản phẩm của chúng tôi rất tốt và an toàn vệ sinh thực phẩm nên tôi tin rằng
khách hàng sẽ chấp nhận mức giá này vì giá trị mà họ đặt lên hàng đầu là sức khỏe của họ.
2.3.4 Phân phối
Đối với kinh doanh ngành hàng ăn uống thì địa điểm đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó
phải thỏa mãn một số yêu cầu: ở vị trí đông người qua lại, có vị trí vỉa hè thuận tiện cho việc
để xe của khách hàng, có mức độ an toàn và an ninh cao, không nằm trong vùng sắp quy
hoạch của thành phố,... tiệm bánh mì bò lá lốt Cô Nhi tọa lạc ngay mặt tiền đường Nguyễn
Thái Sơn, gần với chợ Gò Vấp, trường Đại Học Công Nghiệp Tp.HCM, các trụ sở văn phòng
công ty,...vì thế mật độ giao thông qua lại cả ban ngày và buổi tối trên khu vực tương đối
đông. Hơn nữa đa số các cửa hàng trên đường Nguyễn Thái Sơn đều kinh doanh các mặt
hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu của mọi người. Tuy nhiên không tránh khỏi sự cạnh tranh của
các đối thủ, trên cung đường này gần 10 cửa hàng bánh mì, chưa kể các xe đẩy và trong chợ
bán. Vì thế, để cạnh tranh chúng tôi sẽ bao phủ sản phẩm trên diện rộng. Cho nhân viên cửa
hàng đi chào bán và giới thiệu sản phẩm tại các canteen trường học tại khu vực Quận Gò
Vấp, đảm bảo bao phủ 20 ổ bánh mì/trường học, sau đó sẽ ngày một tăng thêm số lượng sản
phẩm cho một trường học. Quan trọng nhất là Cửa hàng phải duy trì truyền thông và quảng
bá cho sản phẩm của Cửa hàng cho đến khi Cửa hàng có được lợi nhuận ổn định.
Vì vậy, khi đi vào hoạt động ổn định và có lợi nhuận, Cửa hàng sẽ mở rộng thêm nhiều chi
nhánh mới trên địa bàn Tp.HCM để phục vụ thực khách yêu thích món ăn này.
2.3.5 Xúc tiến
Qua tìm hiểu các cửa hàng bán bánh mì, đa số họ đều không chú trọng nhiều cho việc hỗ trợ
bán hàng và quảng cáo, vì hầu hết chủ các cửa hàng ở đây đều không qua đào tạo trong kinh
doanh mà hầu hết là người có kinh nghiệm trong làm ăn và buôn bán, họ tích vốn rồi mở cửa
hàng. Nhưng đối với một cửa hàng kinh doanh bán lẻ, bán trực tiếp tới tay người tiêu dùng
thì việc chú trọng quảng cáo và xúc tiến bán hàng là rất cần thiết. nhằm thâm nhập được
khách hàng mục tiêu của Cửa hàng một cách hiệu quả, thì các chương trình xúc tiến cần được
tập trung mạnh về các đối tượng này. Vì thế chúng tôi đưa ra loạt chương trình như sau:

Trước ngày khai trương chúng tôi sẽ cho phát 500 tờ rơi tại các ngã tư lân cận cũng như
trường Đại Học Công Nghiệp Tp.HCM, chiết khấu 20% trên hóa đơn trong 3 ngày đầu tiên
khai trương đối với khách hàng có tờ rơi đến mua hàng. Sau đó là hoạt động đi xe đạp diễu
hành vòng quanh quận Gò Vấp để gây sự chú ý cũng như tò mò với khách hàng.

9


Trong ngày khai trương chúng tôi sẽ cho nhân viên mang bảng hiệu, cosplay nhân vật bánh
mì đứng trước cửa hàng để tạo sự chú ý với mọi người.
Song song với đó là các hoạt động Marketing online: chúng tôi sẽ liên hệ với trang web
“foody.com”, và “ Diadiemanuong.com” đăng bài giới thiệu về cửa hàng. Đây là hai trang
web giới thiệu về món ăn có lượng truy cập cao và uy tín. Chúng tôi sẽ tạo một Fanfage để
quảng bá hình ảnh thương hiệu rộng rãi hơn. Chiến lược này sẽ được duy trì liên tục.
Khách hàng mua thường xuyên sẽ được cấp thẻ thành viên, họ sẽ nhận được ưu đãi hoặc quà
tặng khi sinh nhật. Hoặc tích lũy điểm để được chiết khấu từ 5 – 10%.
Tham gia các chương trình tiếp sức mùa thi tại một số trường học ở Thành phố Hồ Chí Minh
và khu vực Quận Gò Vấp. Tổ chức các hoạt động tình nguyện nhằm giúp đỡ, hỗ trợ các thí
sinh từ các địa phương đến Thành phố tham dự kỳ thi tuyển sinh, gây ấn tượng với các sinh
viên tương lai ngay từ những ngày đầu tiên thi Đại học, tạo điều kiện để mọi người dùng,
cảm nhận và biết đến sản phẩm của Cửa hàng.
Quảng cáo ngoài trời, dán poster khổ A4 tại các địa điểm công cộng hợp pháp.
Quảng cáo trên xe bus, tạo sự ấn tượng đối với khách hàng bởi sự xuất hiện và lặp lại rất lớn.
Với việc áp dụng chiến lược Marketing mix – 4P này cho một Cửa hàng, chúng tôi tin rằng
sẽ thu hút được một lượng khách đông đảo, duy trì và phát triển thêm cho Cửa hàng.
2.4 Kế hoạch hoạt động
2.4.1Quy trình bán hàng
2.4.1.1 Phục vụ tại quán
Bước 1: Khi khách đến quán, bảo vệ đưa thẻ xe và mời khách vào quán
Bước 2: Khi vào quán nhân viên phục vụ ra chào và order

Bước 3: Sau 3p nhân viên phục vụ sẽ mang món ra bàn cho khách và nói “Chúc quý khách
ngon miệng”
Bước 4: Khi khách muốn thanh toán nhân viên phục vụ sẽ mang hóa đơn đến cho khách, sau
khi thanh toán xong, nhân viên phục vụ sẽ nói “Cảm ơn và hẹn gặp lại”
2.4.1.2 Phục vụ mang đi
Bước 1: Khi khách đến trước quán, nhân viên phục vụ sẽ chạy ra chào và order
Bước 2: Sau 3p nhân viên phục vụ sẽ đem đồ ăn và hóa đơn cho khách hàng thanh toán và
nói “Cảm ơn và hẹn gặp lại”
2.5 Kế hoạch lao động
Kế hoạch lao động thể hiện số lượng lao động cần sử dụng và từng loại lao động phù hợp với
kế hoạch kinh doanh. Cửa hàng chia ca làm theo đúng giờ lao động của mỗi người:8
tiếng/ngày. Cửa hàng sẽ mở cửa từ 5 giờ 30 sáng đến 22 giờ tối, nên chúng ta sẽ chia làm 2
ca: Ca 1: từ 5 giờ 30 sáng đến 13 giờ 30 chiều, Ca 2: từ 14 giờ 30 chiều đến 22 giờ 30 tối.

10


Bảng lương nhân viên hàng tháng
Chức vụ
NV đứng quầy
NV phục vụ
NV thu ngân
Bảo vệ
Tổng

Số lượng
2
2
2
2

8

Lương (triệu đồng/ tháng)
3
3
3
3
12

Thành tiền (triệu đồng)
6
6
6
6
24

2.6 Chi phí của Cửa hàng
BẢNG TÍNH CHI PHÍ ĐẦU TƯ BAN ĐẦU
Đvt: vnd

Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17

Chỉ tiêu
Tủ trưng bày đồ ăn
Tủ mát
Tủ lạnh
Quạt làm mát
Quạt treo tường
Quạt hút
Quầy thu ngân
Máy tính
Đèn, điện,..
Ly
Đĩa
Muỗng
Chén nước chấm
Chén
Bàn ghế ăn
Cây xanh
Dự trù chi phí phát
sinh khác

Số lượng

1
1
1
1
2
2
1
1
1
50
50
50
50
30
8
4
Tổng

Đvt
cái
cái
cái
cái
cái
cái
cái
Bộ
Bộ
Cái
Cái

Cái
Cái
cái
Bộ
Chậu

Giá
7.000.000
11.400.000
6.900.000
10.490.000
690.000
1.890.000
1.500.000
7.000.000
10.000.000
25.000
12.000
3500
7.000
15.000
1.400.000
330.000
3.000.000

Thành tiền
7.000.000
11.400.000
6.900.000
10.490.000

1.380.000
3.780.000
1.500.000
7.000.000
10.000.000
1.250.000
600.000
175.000
210.000
450.000
11.200.000
1.320.000
3.000.000
77.655.000

11


BẢNG CHÍ PHÍ HÀNG THÁNG
Đvt: vnd

Stt
1
2
3
4
5

Chi phí
Chi phí mua nguyên vật liệu trong tháng

Khấu hao TSCĐ
Tiền điện, nước, wifi, cab,..
Nhân công
Chi phí khác
Tổng

Thành tiền
90.000.000
2.000.000
2.500.000
24.000.000
1.500.000
120.000.000

BẢNG GIÁ NGUYÊN LIỆU

Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Tên nguyên liệu

Bánh mì
Thịt bò
Lá lốt
Rau dăm
Dưa leo
Rau thơm
Ngò
Cà rốt
Củ cải trắng
Đậu tương
Đậu phộng

Giá
2000/ổ
180.000/kg
22.000/kg
12.000/kg
13.000/kg
15.000/kg
25.000/kg
12.000/kg
8.000/kg
25.000/kg
65.000/kg

2.7 Hiệu quả về mặt kinh tế xã hội
Đây là một của hàng kinh doanh với quy mô nhỏ vì vậy ảnh hưởng của nó tới mặt kinh tế xã
hội là rất nhỏ, tuy nhiên cũng có thể kể ra một số hiệu quả mà nó mang lại như sau:
– Tăng thu nhập cho quốc dân
– Đóng góp vào việc gia tăng ngân sách

– Một cửa hàng đẹp sẽ góp phần tôn lên vẻ đẹp chung của phố phường
2.8 Phân tích rủi ro
Rủi ro là yếu tố luôn tồn tại trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, và trong quá trình thực
hiện dự án xây dựng của Cửa hàng “Bánh mì bò lá lốt” cũng không ngoại lệ.Những rủi ro có
thể xảy ra trong quá trình xây dựng và triển khai dự án:
- Cạnh tranh trong lĩnh vực này là rất cao, đòi hỏi chủ quán phải năng động, thích nghi
kịp thời với mọi nhu cầu thay đổi của khách hàng, đưa ra chiến lược canh trạnh thích
hợp.
- Giá cả thị trường luôn biến động, cần đề xuát các biện pháp đối phó kịp thời.

12


PHẦN BA: KẾT LUẬN
Khi thực hiện đề án, hình thành tên gọi, thương hiệu cho cửa hàng bánh, thông qua cái tên
“Bánh mì bò lá lốt Cô Nhi”, chúng tôi mong muốn ngay từ thương hiệu của cửa tiệm đã là lời
giải thích tốt nhất cho sự độc đáo của tiệm bánh: nguyên liệu thực phẩm an toàn và tốt cho
sức khỏe. Khách hàng khi đến tiệm sẽ có những trải nghiệm không chỉ về sản phẩm bánh mì
vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe mà hơn thế nữa là trải nghiệm về một dịch vụ tốt nhất, thái
độ phục vụ tận tình, thân thiện, không gian thư giãn thoải mái, ấm cúng.
Bánh mì bò lá lốt không những đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hiện nay mà còn có cơ
hội tạo nên trào lưu mới. Với một chiến lược Marketing được xây dựng từng bước cơ bản
dựa trên những phân tích về môi trường Marketing, thị trường mục tiêu, nhu cầu thị trường,
sẽ giúp được Tiệm Bánh mì bò lá lốt Cô Nhi có được chỗ đứng trên thị trường. Tuy những
chiến lược Marketing trong bài chưa khẳng đinh sẽ có hiệu quả nhưng cũng đã phần nào thể
hiện được cụ thể các cách thức đạt được mục tiêu kinh doanh giúp sản phẩm triển khai được
các chiến lược Marketing thích hợp với sản phẩm.
Mặc dù, trên thị trường hiện nay có rất nhiều cửa hàng bánh mì nổi tiếng và ra đời lâu như:
Bánh mì Cóc Cô Bích, Bánh mì 24/24, Bánh mì Sinh viên…nhưng mô hình ý tưởng kinh
doanh Tiệm Bánh mì bò lá lốt Cô Nhi có thể trong tương lai sẽ được thực hiện và nhất định

sẽ được nhiều người biết đến, sẽ phát triển hơn các cửa hàng bánh mì khác.

13



×