1
CƠ SỞ SINH LÍ CỦA CẢM GIÁC, TRI GIÁC, CHÚ Ý
I. Cơ sở sinh lý của cảm giác
1. Khái quát về cảm giác và cơ sở sinh lý của cảm giác
a. Cảm giác là gì?
“Cảm giác là quá trình tâm lý đơn giản nhất, phản ánh những đặc tính
riêng lẻ, bề ngoài của các vật thể và các trạng thái bên trong cơ thể được nảy
sinh do sự tác động trực tiếp của các tác nhân kích thích lên các cơ quan cảm
giác của con người”.
- Vai trò:
Cảm giác có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và trong hoạt động của
con người, là nguồn gốc của quá trình nhận thức thế giới khách quan. Nếu không
thông qua cảm giác thì chúng ta không thể nhận thức được một hình ảnh nào của
vật chất cũng như một hình ảnh nào của vận động. Không thể có sự phát triển đầy
đủ của các cá nhân nếu không có cảm giác - nguồn gốc của những kiến thức của
chúng ta về thế giới xung quanh và về chính bản thân con người.
b. Các loại cảm giác:
Có nhiều loại cảm giác. Căn cứ vào tính chất phản ánh và vị trí của bộ máy
thụ cảm, người ta có thể chia cảm giác thành hai hệ thống : cảm giác bên
ngoài và cảm giác bên trong.
+ Cảm giác bên ngoài: phản ánh những thuộc tính của sự vật, hiện tượng
bên ngoài cơ thể và do các bộ máy thụ cảm ở mặt ngoài cơ thể tiếp nhận tác
động. Cảm giác bên ngoài gồm : cảm giác nhìn, cảm giác nghe, cảm giác
ngửi, cảm giác nếm, cảm giác da.
+ Cảm giác bên trong: phản ánh trạng thái cơ thể do các bộ máy thụ cảm
ở trong cơ thể tiếp nhận tác động. Cảm giác bên trong gồm : cảm giác vận
động, cảm giác sờ mó, cảm giác thăng bằng, cảm giác rung, cảm giác cơ thể.
2
Thc ra, s phõn chia ra cm giỏc bờn ngoi v bờn trong ch l tng i.
Mt s cm giỏc va l bờn trong, va l bờn ngoi nh : cm giỏc nm, ngi,
au
c. C s sinh lý ca cm giỏc:
C s sinh lớ ca cm giỏc là quá trình hoạt động của cơ
quan phân tích. ú l h thng tip nhn v phõn tớch cỏc kớch thớch
khỏc nhau t bờn ngoi v bờn trong c th.
- Cỏc c quan phõn tớch bao gm:
+ Cỏc th cm th,
+ Cỏc ng thn kinh dn truyn hng tõm
+ Cỏc b phn v nóo trung ng ca c quan phõn tớch.
2. C ch hot ng ca h cm giỏc
Tuy mi loi cm giỏc khỏc nhau cú nhng c ch hot ng c th ca
nú, nhng c ch hot ng chung ca h cm giỏc l c ch thụng tin
gm 3 khõu c bn sau õy:
- Khõu nhn cm ca cỏc th cm th.
- Khõu dn truyn hng tõm ca cỏc si thn kinh,
- Khõu phõn tớch ca cỏc trung khu thn kinh trung ng.
Ba khõu ny nm trong mt th thng nht, trn vn. Mt mt trong ba
khõu u khụng cũn cm giỏc.
a. Khõu nhn cm
- Do cỏc th cm th thuc h thng cm giỏc, gi tt l cỏc th cm
th (receptor) ngoi vi m nhim.
- Chc nng: tip nhn tớn hiu v to ra in th receptor, bin thnh
in th hot ng truyn theo cỏc dõy thn kinh hng tõm.
Cỏc th cm th l mt phn ca neuron hoc l cỏc t bo c bit hoỏ
cú kh nng phỏt sinh ra in th hot ng trong cỏc neuron. Chỳng thng
3
được liên kết với các tế bào không phải thần kinh bao quanh nó để hình thành
cơ quan tiếp nhận kích thích, biến đổi năng lượng kích thích thành điện thế
gọi là điện thế receptor. Các điện thế receptor khi đạt mức ngưỡng sẽ chuyển
thành điện thế hoạt động hay xung động thần kinh để truyền đến các trung
khu thần kinh.
Các thụ cảm thể có nhiều loại khác nhau như thụ cảm thể về ánh sáng, âm
thanh, nóng, lạnh, đau…Kích thích khi tác động vào các thụ cảm thể đều được mã
hoá dưới dạng xung động thần kinh (mã hoá ngoại vi). Chẳng hạn, ánh sáng tác
động vào mắt; nóng, lạnh tác động vào da; âm thanh tác động vào tai…
b. Khâu dẫn truyền hướng tâm
- Do các sợi thần kinh cảm giác thực hiện
- Chức năng: truyền xung động thần kinh đến các trung khu cảm giác.
Sau khi nhận được các tín hiệu đã được mã hoá, các sợi thần kinh
chuyển các thông tin này vào các trung khu cảm giác của thần kinh trung
ương.
c. Khâu phân tích
- Do cơ quan phân tích đảm nhiệm,
- Chức năng: giãi mã (chế biến) thông tin.
- Nhiệm vụ: biến đổi các xung động thần kinh (sao mã) trong các trung
khu cảm giác ở các mức khác nhau; phân tích, phân loại và nhận biết (giải
mã) tín hiệu, ra quyết định; lưu giữ thông tin nhận được.
Hệ thống trên là một phần được chuyên môn hoá của hệ thần kinh trung
ương, được gọi là các trung khu thần kinh (trung khu cảm giác, hay trung khu
phân tích). Các trung khu thần kinh tiếp nhận một loại cảm giác nào đó được
phân bố ở nhiều mức khác nhau trong não bộ và mức cuối cùng nằm ở vỏ các
bán cầu đại não, nơi có các vùng chiếu sơ cấp của từng cơ quan phân tích và
được bao quanh bởi vùng cảm giác thứ cấp và vùng vỏ não liên hợp. Tại vùng
4
chiếu sơ cấp diễn ra quá trình giải mã các xung động thần kinh đã được mã
hoá ở ngoại vi. Sự giải mã được thực hiện trên cơ sở các mối liên hệ giữa các
trung khu cảm giác với các vùng vỏ não vận động và vỏ não liên hợp. Kết quả
của quá trình này là hành động (sự vận động) hay không hành động và sự lưu
giữ thông tin nhận được từ các kích thích.
Tóm lại: Toàn bộ cơ chế hoạt động của hệ cảm giác có thể tóm tắt theo sơ
đồ sau: (Sơ đồ)
- Khi các kích thích khác nhau (ánh sáng, âm thanh, va chạm…) tác
động vào các thụ cảm thể gây ra sự hưng phấn.
- Sự hưng phấn đó được truyền theo các đường hướng tâm đến bộ phận
trung ương của cơ quan phân tích, đến vỏ não.
- Võ não sẽ thực hiện phân tích và tổng hợp các tín hiệu từ ngoại vi đến
để ra quyết định và lưu giữ thông tin nhận được.
3. Đặc điểm hoạt động của hệ thống cảm giác
a. Các thụ cảm thể của con người là cơ quan rất nhạy cảm
- Các thụ cảm thể (cơ quan nhận cảm) có khả năng hưng phấn rất cao
khi tiếp nhận các kích thích thích đáng,
Tức là các kích thích đã được thích nghi trong quá trình tiến hoá (ánh
sáng, âm thanh, va chạm, vận động…). Để gây hưng phấn ở các thụ cảm
thể, các kích thích thích đáng chỉ cần một năng lượng rất nhỏ.
Ví dụ : năng lượng ánh sáng đủ gây hưng phấn các tế bào thụ cảm
quang học ở mắt chỉ tính bằng đơn vị lượng tử, năng lượng âm thanh đủ
gây hưng phấn các tế bào thụ cảm của cơ quan Corti chỉ bằng 1.109erg/cm2.sec.
- Mặc dù được chuyên môn hoá cao để tiếp nhận kích thích thích đáng,
song các thụ cảm thể cũng có khả năng hưng phấn khi tiếp nhận kích thích
không thích đáng. Với điều kiện: năng lượng của kích thích không thích đáng
phải lớn hơn gấp nhiều lần so với năng lượng của kích thích thích đáng.
5
- Ví dụ: kích thích cơ học vào mắt (ấn lên nhãn cầu) gây "nổ đom đóm
mắt", kích thích cơ học vào tai gây ù tai...
- Khả năng hưng phấn của các thụ cảm thể thay đổi tùy theo trạng thái
của bản thân thụ cảm thể, của hệ thần kinh và trạng thái chung của toàn
bộ cơ thể.
b. Tương quan giữa cường độ kích thích và mức cảm giác là 1 hằng số
Không phải bất kỳ tác nhân kích thích nào tác động lên các cơ quan cảm
giác của chúng ta cũng có thể gây nên cảm giác. Muốn có cảm giác, các tác
nhân kích thích cần phải có một cường độ nhất định (cường độ quá yếu hoặc
quá mạnh đều không có hoặc mất cảm giác). Điều này liên quan tới các
ngưỡng cảm giác.
Ngưỡng tuyệt đối (bao gồm ngưỡng tuyệt đối phía dưới và ngưỡng
tuyệt đối phía trên): được xác định bằng cường độ nhỏ nhất và cường độ lớn
nhất của kích thích để gây ra cảm giác.
Ngưỡng phân biệt: là độ chênh nhỏ nhất về cường độ của hai kích thích
cùng loại đủ để con người nhận biết được.
- Sự phụ thuộc của cảm giác vào cường độ kích thích được biểu diễn
bằng định luật Weber. Theo định luật này thì một kích thích đi sau muốn gây
được cảm giác phải có cường độ lớn hơn kích thích đi trước một giá trị nhất
định.
Từ các số liệu thực nghiệm Weber đã lập được công thức:
I
= K
I
Trong đó: I - Cường độ kích thích ban đầu.
I - Cường độ kích thích được tăng thêm.
K - Hằng số.
6
Định luật của Weber đã được chứng minh đối với cả những thụ cảm thể
khác. Nó chỉ không đúng khi kích thích có cường độ quá yếu hoặc quá mạnh
(ngoài giới hạn) hoặc do trạng thái chức năng của thụ cảm thể bị biến đổi (đã
thích nghi với kích thích).
- Fechner tiếp tục nghiên cứu mối tương quan giữa cường độ kích thích
và mức độ cảm giác và nhận thấy rằng, khi cường độ kích thích tăng lên theo
cấp số nhân, thì mức cảm giác chỉ tăng lên theo cấp số cộng. Do đó, ông đã
đưa ra một công thức khác:
R = a.logS + b
Trong đó:
R là trị số cảm giác.
S là cường độ kích thích.
a, b là hằng số đặc trưng cho từng loại thụ cảm thể.
Theo công thức này thì mức độ cảm giác tăng lên theo tỷ lệ thuận với
logarit của cường độ kích thích.
c. Khi kích thích tác động lên các thụ cảm thể thì năng lượng kích thích
thành điện thế receptor và xung động thần kinh
- Các kích thích tác động lên các thụ cảm thể tương ứng đều có tác dụng
làm thay đổi điện thế màng của receptor và tạo ra điện thế được gọi là điện
thế receptor.
- Cơ chế tạo ra điện thế receptor là sự thay đổi tính thấm của màng thụ
cảm thể đối với các ion.
Kích thích cơ học kéo căng màng, kích thích hoá học tác động lên các
receptor màng đều có tác dụng mở các kênh ion, đặc biệt là kênh Na+ và một
phần các kênh K+, Ca++ và Cl-. Dòng ion, chủ yếu là ion Na+ từ ngoài màng
đi vào trong tế bào thụ cảm làm thay đổi trạng thái phân cực màng (khử cực),
tạo ra điện thế receptor. Khi điện thế receptor đạt đến trị số ngưỡng, xung
động thần kinh sẽ xuất hiện.
7
Sự biến đổi năng lượng của kích thích thụ cảm thể cấp I và cấp II là khác
nhau. Ở các thụ cảm thể cấp I, xung động thần kinh xuất hiện ngay trong phần
nhạy cảm của màng tế bào thụ cảm và được lan truyền theo sợi trục của tế bào
cảm giác đến mức cảm giác thứ nhất trong hệ thần kinh trung ương, nên điện thế
receptor và xung động thần kinh xuất hiện tại thụ cảm thể cấp I là giống nhau.
Còn sự biến đổi năng lượng của kích thích thụ cảm thể cấp II và truyền kết quả
của sự biến đổi này đến trung khu thần kinh diễn ra theo hai quá trình khác nhau:
tạo ra điện thế receptor tại chỗ và điện thế hoạt động ở sợi cảm giác.
d. Các thụ cảm thể của con người đều có thể thích nghi
- Khả năng thích nghi với kích thích tác động liên tục và kéo dài, nghĩa
là giảm tính nhạy cảm đối với kích thích, hay mất cảm giác.
Sự thay đổi tính nhạy cảm là do tăng khả năng hưng phấn của vỏ não
dưới ảnh hưởng của hoạt động đồng thời của các cơ quan phân tích khác
nhau.
- Khả năng thích nghi tùy thuộc vào từng loại thụ cảm thể.
Chẳng hạn: có loại thích nghi nhanh (các thụ cảm thể xúc giác), có loại
thích nghi chậm (các thụ cảm thể ở cơ, khớp, các thụ cảm thể trong xoang
động mạch cảnh).
Ở các thụ cảm thể cấp II, hiện tượng thích nghi còn liên quan với các
quá trình diễn ra tại synap giữa màng tế bào thụ cảm với màng của sợi thần
kinh thuộc tế bào cảm giác.
4. Cơ sở sinh lý của một số loại cảm giác cơ bản ( Nói sơ lược)
* Cảm giác thị giác:
Cơ quan phân tích thị giác gồm : mắt, dây thần kinh thị giác và trung
khu thị giác ở vùng chẩm.
Mắt gồm : hệ thống quang học và võng mạc. ánh sáng tác động vào mắt
đi qua quang học sau đi vào võng mạc đến tận lớp ngoài cùng sau đó mới hất
8
ngược trở lại tác động vào các tế bào nhận cảm. Phần ngoài thụ cảm thể có
các sắc tố, dưới tác dụng của ánh sáng sẽ phân huỷ, trong quá trình phân huỷ
đã khử các tế bào tạo ra điện thế khử cực. ở đây, quang năng đã biến thành
hoá năng và điện năng. Điện thế này chuyển đến tế bào lưỡng cực, dây thần
kinh số 2 và vào thần kinh trung ương.
Dây thị giác tạo nên bởi 2 bó phía ngoài là thái dương đi thẳng và bó
mũi bắt chéo tạo thành chéo thị giác. Giải thị giác dẫn truyền xung thần kinh
đến nhân thể gối ngoài thuộc Thalamus. Từ thể gối ngoài có đường đi tiếp
theo lên vỏ não gọi là tia thị giác. Trên đường đi có các sợi dẫn truyền từ giải
thị giác này đến củ não sinh tư trước. Từ củ não sinh tư có đường đi xuống
tuỷ sống để thực hiện các phản xạ định hướng với ánh sáng, ngoài ra còn đi
đến các nhân vận động sọ não để tham gia phản xạ điều tiết đồng tử, điều tiết
lực khúc xạ.
Trung khu thị giác nằm ở vùng chẩm, ở đây có 3 diện nhận cảm là diện
17, 18. 19 (Brodman). Trong đó, diện 17 là khe cửa trung khu vỏ não cấp
1; diện 18, 19 ở xung quanh gọi là trung khu cấp 2. Diện 18 có nhiệm vụ phân
tích các hình ảnh tinh tế, diện 19 ức chế các xung động lan toả, giúp hình ảnh
được rõ nét.
* Cảm giác thính giác
Cơ quan phân tích thính giác gồm có phần ngoại biên và phần trung ương.
Phần ngoại biên gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Dao động âm thanh
được xương bàn đạp ở tai giữa truyền vào màng cửa sổ bầu dục và gây ra
những sóng dao động ở ngoại dịch. Thang tiền đình ở tai trong dao động qua
lỗ Helicotema, sau đó đẩy qua lỗ cửa sổ tròn vào tai trong. Màng tiền đình
dao động làm nội dịch dao động và cũng là màng nền dao động, làm tế bào
thụ cảm có lông dao động, màng mái dao động dẫn tới các lông biến dạng. Sự
biến dạng của các lông là nguyên nhân gây hưng phấn thụ cảm thể. Việc tiếp
9
nhận âm thanh cường độ khác nhau tuỳ thuộc vào cường độ kích thích mạnh
hay yếu (Tế bào nhận cảm trong khi âm thanh mạnh, tế bào nhận cảm ngoài
khi âm thanh yếu).
Phần trung ương gồm đường dẫn truyền hướng tâm và đường dẫn truyền
ly tâm.
Đường dẫn truyền hướng tâm có neuron ngoại vi đi đến tế bào thụ cảm,
đầu trong là dây thần kinh ốc tai nằm trong thành phần dây số 8, dây ốc tai đi
vào hành tuỷ, vào các nhân ốc sau ở hành não, vào nhân trán trên ở hành tuỷ.
Tiếp đó, từ nhân trán trên và nhân ốc đi lên củ não sinh tư dưới, lên thể gối
giữa của Thalamus, sau đó lên trạm cuối cùng là vỏ não thính giác nằm ở hồi
thái dương 1 theo diện 41, 42 của Broman. Hồi thái dương có nhiệm vụ giải
mã trung ương, ở người hồi thái dương 1 còn có trung khu hiểu lời nói. Tổn
thương vùng này chỉ nghe được lời nói mà không hiểu ý nghĩa của nó.
Trên đường dẫn truyền ly tâm, các neuron cảm giác âm thanh có phân
nhánh tới thể lưới thân não. Từ thể lưới có xung động hoạt hoá lên vỏ não,
đồng thời có các sợi ly tâm đi tới các tế bào thụ cảm âm thanh tại cơ quan
Croti. Ngoài ra, từ thể lưới còn có những liên hệ thần kinh đi tới các trung khu
thực vật nhằm điều tiết hoạt động của các cơ quan nội tạng (Tim, mạch, nội
tiết). Do đó, nếu có tác động liên tục của tiếng ồn dễ gây ra những biến đổi
bệnh lý về thần kinh. Từ củ não dưới có các sợi ly tâm tạo thành bó mái gai đi
xuống tuỷ sống tham gia vào các phản xạ định hướng với tiếng ồn.
Tai nghe rõ âm có tần số 16-20 000Hz, tốt nhất là khoảng 1000-2000Hz.
Cường độ tối đa của tiếng động tai tiếp thu được là 140dB.
* Cảm giác tiền đình
Cảm giác tiền đình được tiếp nhận bởi các thụ cảm thể của cơ quan tiền
đình thuộc tai trong. Cảm giác này tham gia vào cơ chế điều chỉnh lại trương
10
lực cơ, phối hợp động tác nhằm duy trì tư thế thăng bằng bình thường của cơ
thể trong không gian.
Bộ máy tiền đình ở phần ngoại vi gồm xoang nang, cầu nang và 3 vòng
bán khuyên. Xoang nang và cầu nang bên trong có thụ cảm thể nằm trên cơ
quan thụ cảm thể gọi là đá tai, gồm tế bào đế (màng đế) và tế bào thụ cảm thể
nằm ở trên. Phía trên cũng có lông và có màng đá phủ lên, trên đó có các đá
tai. Các tế bào thụ cảm có lông, hưng phấn khi thay đổi tốc độ chuyển động
thẳng hay rung lắc tròng trành. Các tế bào thụ cảm có lông ở 3 vòng bán
khuyên hưng phấn khi thay đổi tốc độ chuyển động vòng trong 3 bề mặt của
không gian.
Hạch Scopa ở phần trung ương một đầu đi ra thụ cảm thể, đầu thứ hai
tổng hợp lại thành dây tiền đình nằm trong dây số 8. Dây tiền đình đi vào
hành não và nhân tiền đình trong hành não. Từ nhân tiền đình liên hệ với tiểu
não cả hai bên và từ tiểu não có đường đi lại nhân tiền đình. Đường liên hệ từ
tiền đình đi xuống tuỷ sống gọi là đường tiền đình gai có nhiệm vụ làm tăng
trương lực cơ. Từ nhân tiền đình còn có liên hệ với cấu trúc lưới và đi lên các
nhân vận nhãn. Khi nhận cảm về sự thay đổi cơ thể trong không gian xung
động truyền về các trung khu (tiểu não, tuỷ sống, vận nhãn, thể lưới) tham gia
vào điều chỉnh trương lực cơ giữ thăng bằng cho cơ thể trong không gian. Do
mối liên hệ phức tạp trên nên khi bị tổn thương tiền đình sẽ gây ra các rối loạn
như rối loạn trương lực cơ và thăng bằng cơ thể, rối loạn thần kinh thực vật
(chóng mặt, buồn nôn, tim đập loạn), rối loạn nhãn cầu (long tròng mắt).
* Cảm giác xúc giác
Cảm giác xúc giác được chia thành hai loại là cảm giác xúc giác thô sơ
và cảm giác xúc giác tinh tế.
Cảm giác xúc giác thô sơ được dẫn truyền từ các thụ cảm thể, theo các
sợi thần kinh cảm giác về tới trung khu tuỷ sống rồi bắt chéo qua mép xám
11
trước để tới cột trắng trước bên của tuỷ sống ở phía đối diện tạo nên bó cung
trước. Từ đây lên đồi thị tận cùng của neuron của nhân bụng sau đồi thị rồi đi
lên vỏ não, tiếp xúc với neuron ở vùng sau trung tâm gọi là trung khu cảm
giác. Thụ cảm thể xúc giác có khả năng thích nghi cao (bản thân áp lực tác
động lên mặt da thì ta thường không nhận biết chỉ khi nào áp lực đó thay đổi
thì ta mới cảm giác được). Tốc độ thích nghi của những thụ cảm thể khác
nhau cũng không đồng bộ (tốc độ thích nghi cao nhất là những thụ cảm thể
phân bố dưới chân lông). Ngưỡng cảm giác xúc giác của các vùng là không
giống nhau (vùng da nhạy cảm nhất là 50mg) vùng có cảm giác xúc giác nhạy
cảm nhất là môi, mũi, lưỡi còn vùng có cảm giác xúc giác thấp nhất là lưng,
gót chân, bụng.
Cảm giác xúc giác tinh tế còn gọi là cảm giác nông có ý thức. Thụ cảm
thể vẫn nằm ở da, có nhận cảm các kích thích nhẹ nhàng như (lông gà quệt
nhè nhẹ lên da, viết nhẹ lên da…).
II. Cơ sở sinh lý của tri giác
1. Khái quát về tri giác và cơ sở sinh lý của tri giác
a. Tri giác là gì?
“Tri giác là sự phản ánh trong ý thức con người một cách trọn vẹn các
thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan khi chúng tác
động trực tiếp lên các giác quan”.
- Tri giác không phải là một tổng số cảm giác nhận được từ một vật thể
nào đó, mà là một trình độ mới về chất của sự nhận thức bằng cảm giác với
những đặc điểm tiêu biểu riêng của chúng. Chúng được nảy sinh do các kích
thích tổng hợp tác động đồng thời lên các cơ quan thụ cảm khác nhau.
- Quá trình tri giác được thực hiện bởi nhiều khí quan phân tích. Tuỳ
theo số lượng khí quan phân tích tham gia tri giác mà tri giác mang hình thức
giản đơn hay phức tạp.
12
+ Tri giác giản đơn được thực hiện chủ yếu bởi một khí quan phân tích.
+ Tri giác phức tạp do nhiều khí quan phân tích cùng hoạt động.
- Vai trò:
Tri giác giúp con người phản ánh được tính tổng thể, trọn vẹn các thuộc
tính của sự vật, hiện tượng để điều chỉnh hành động và hình ảnh tri giác là
nguồn tài liệu phong phú cho kinh nghiệm, hiểu biết, tạo cơ sở cho các hình
thức phản ánh cao hơn.
b. Cơ sở sinh lí của tri giác
“Cơ sở sinh lý của tri giác là các quá trình thần kinh phức tạp của vỏ
não. Tri giác xảy ra do sự phối hợp hoạt động của một số các cơ quan phân
tích và diễn ra với sự tham gia của các bộ phận liên tưởng của vỏ não và các
trung khu ngôn ngữ”.
Tức là, khi các sự vật, hiện tượng tác động vào các giác quan, cơ quan
trung ương thần kinh sẽ phân tích, tổng hợp những đường liên hệ tạm thời của
các phản xạ có ĐK làm cơ sở cho hình ảnh tri giác được phản ánh trong thể
thống nhất và trọn vẹn.
2. Cơ chế sinh lý của tri giác
Cơ chế sinh lý của tri giác diễn ra như sau:
- Hưng phấn sau khi xuất hiện (dưới sự tác động của một tác nhân kích
thích tổng hợp lên một số cơ quan thụ cảm) được truyền đến các trung khu ở
não của cơ quan phân tích.
- Hưng phấn đồng thời hay kế tiếp của các bộ phận nào đó dẫn tới sự
hình thành các mối liên hệ thần kinh tạm thời giữa chúng. Vì vậy, trong quá
trình tri giác chúng ta nhận thức thế giới sâu sắc hơn quá trình cảm giác.
So với cảm giác thì tri giác là một hình thức cao hơn của hoạt động phân
tích - tổng hợp của não. Sự phân tích của não bảo đảm cho việc tách riêng đối
tượng của tri giác và trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp tất cả các đặc tính của
đối tượng thành một hình ảnh trọn vẹn. Tri giác là sự phản ánh của một đối
tượng nguyên vẹn, bởi vì các bộ phận riêng lẻ của nó luôn luôn liên hệ với
nhau về một mặt nhất định.
13
Một trong những cơ chế sinh lý của tri giác được I.P.Pavlov đề ra là
“phản xạ về quan hệ”, trong đó cái có ý nghĩa tín hiệu không phải là chất
lượng của các kích thích mà là các đặc điểm quan hệ giữa các kích thích đó.
Đóng vai trò quan trọng trong các quá trình thần kinh tạo nên cơ sở sinh lý
của tri giác là hệ thống tín hiệu thứ hai, một hệ thống có liên hệ hữu cơ với
các kích thích tín hiệu thứ nhất nhưng không có ý nghĩa chủ đạo, định hướng.
3. Đặc điểm sinh lý của tri giác
a. Tri giác nảy sinh do có sự tham gia phối hợp của nhiều cơ quan phân
tích khác nhau nhưng luôn có một hoặc một tổ hợp cơ quan phân tích giữ vai
trò chủ đạo
- Nhờ sự tham gia phối hợp của nhiều cơ quan phân tích khác nhau để có
được những hình ảnh tri giác trọn vẹn và có ý nghĩa.
- Trong mỗi loại tri giác khác nhau đều có một hoặc một vài cơ quan
phân tích giữ vai trò chủ đạo.
Chẳng hạn:
+ Trong tri giác không gian: cơ quan phân tích vận động giữ vai trò chủ
đạo.
+ Trong tri giác thời gian: cơ quan phân tích vận động và phân tích thính
giác giữ vai trò chủ đạo.
Cụ thể là:
+ Trong tri giác không gian người ta phân biệt: tri giác về hình dáng, độ
lớn, khối lượng vật thể, khoảng cách giữa các vật thể, sự sắp xếp tương ứng
với nhau của chúng, độ xa và phương hướng, nơi mà các vật thể đó tồn tại.
Người ta đã xác định được rằng cơ sở của tri giác không gian là hoạt động
của nhiều cơ quan phân tích khác nhau. Nhưng trong phân tích các yếu tố
không gian của môi trường, cơ quan phân tích vận động cơ vẫn giữ một vai
trò nổi bật hơn cả. Nhờ cơ quan phân tích này nên mới có được sự tác động
lẫn nhau gữa các cơ quan phân tích khác nhau.
14
+ Tri giỏc thi gian: l s phn ỏnh di thi gian khỏch quan, tc
v tun t ca cỏc hin tng thc t. Trong tri giỏc thi gian khụng cú mt
c quan phõn tớch c lp, chuyờn bit v thi gian. Nú c tin hnh bng
tt c cỏc c quan phõn tớch. Cỏc c quan ny to thnh mt h thng hot
ng nh mt th thng nht hon chnh. C s ca tri giỏc thi gian l s
thay i nhp iu hng phn v c ch. S thay i mt cỏch linh hot cỏc
quỏ trỡnh hng phn v c ch trong h thn kinh trung ng to thnh c s
sinh lý ca tri giỏc thi gian.
+ Tri giỏc vn ng: l s phn ỏnh theo thi gian nhng thay i v trớ
ca i tng hoc bn thõn ngi quan sỏt trong khụng gian. Tri giỏc vn
ng c xỏc nh bi s tỏc ng ln nhau ca cỏc c quan phõn tớch khỏc
nhau: th giỏc, vn ng, tin ỡnh, thớnh giỏc
b. Hot ng ca cỏc c quan phõn tớch v nhng sai lch xut hin
trong tri giỏc khụng gian v thi gian ca con ngi.
- Khi tri giỏc nhng c tớnh
khụng gian ca vt th cú th xut
hin o giỏc th giỏc (tri giỏc khụng
ỳng hoc sai lch ln, hỡnh dỏng,
xa ca vt th).
+ ỏnh giỏ quỏ mc cỏc ng
thng ng: Trong hai on thng cú
kớch thc bng nhau thỡ on thng
ng bao gi cng c cm giỏc ln
hn nhiu so vi on thng nm
ngang (Hỡnh 4.1)
Hình 4.1: ảo giác đánh giá sai kích
thớc
thớc thắng đứng vật thể so với kích
thớc
thớc nằm ngang của nó (theo
X.V.Cravcôv)
o giỏc ỏnh giỏ quỏ mc cỏc ng thng ng c gii thớch bi
ng tỏc ca mt theo mt phng thng ng ũi hi nhiu cng thng c bp
hn ng tỏc theo mt phng ngang. Bi vỡ cng cng thng c bp cú
15
thể dùng làm thước đo đoạn đường đã vượt qua, do đó đối với chúng ta
khoảng cách thẳng đứng dường như lớn hơn khoảng cách nằm ngang.
+ Tri giác không đúng về độ lớn của vật thể: Một vật được tri giác là lớn
hơn hoặc bé hơn tuỳ thuộc vào độ lớn của các vật thể bao quanh nó. Các vật
thể như nhau nhưng nằm xa nhau một khoảng cách đáng kể thì khi tri giác vật
nằm gần dường như nhỏ hơn và ngược lại vật nằm xa hơn dường như lớn hơn
độ lớn thực tế.
Các loại ảo giác xuất hiện là do trong tri giác độ lớn các vật thể được
đánh giá không phải theo kích thước có thật của hình ảnh của chúng trên võng
mạc mắt, mà là tương ứng với sự đánh giá khoảng cách đến các vật thể đó.
Cần phải phân biệt các ảo giác với các ảo ảnh. Nếu ảo giác xuất hiện
khi tri giác trực tiếp các vật thể có thật và đang tác động lên các thụ cảm thể
của chúng ta, thì ảo ảnh xuất hiện khi không có những vật thể nào đó của hiện
thực bên ngoài và ảo ảnh liên quan đến sự rối loạn hoạt động của não.
- Tri giác sai lầm về thời gian (ảo giác thời gian):
+ Thông thường các quãng thời gian ngắn hay cảm thấy dài hơn, còn các
quãng thời gian dài hay cảm thấy ngắn hơn.
+ Quãng thời gian bận rộn công việc, nhiều điều thú vị xảy ra…được
cảm thấy ngắn hơn khi nhàn rỗi vô vị.
+ Các cảm xúc tốt gây nên ảo giác thời gian qua nhanh và ngược lại khi
buồn chán gây nên ảo giác thời gian qua chậm.
+ Hoạt động đóng một vai trò quan trọng trong đánh giá thời gian. Nếu
hoạt động phong phú, đa dạng thì thời gian được đánh giá không đủ mức,
ngược lại, hoạt động đơn điệu sẽ gây nên sự đánh giá quá mức thời gian. Điều
đó được giải thích bằng hoạt động tổng hợp của các cơ quan phân tích, liên
quan trực tiếp đến đặc trưng tiếp theo của tri giác.
c. Tri giác luôn được bổ sung ở một mức độ nhất định bởi những kiến
thức đã có sẵn, bởi kinh nghiệm từ trước đây
16
Cảm giác, tri giác của con người có vai trò đặc biệt quan trọng. Do đó,
việc nâng cao độ nhạy cảm của các giác quan và phát triển năng lực tri giác
của người quân nhân trong hoạt động quân sự có ý nghĩa rất lớn. Trong huấn
luyện, cần cho các chiến sĩ trực tiếp quan sát các tình huống cụ thể, trực tiếp
thao tác vũ khí, khí tài quân sự, đồng thời tạo điều kiện để họ tích luỹ được
một khối lượng lớn những biểu tượng và hình tượng đúng đắn khác nhau về
các hiện tượng của các trận đánh. Để phát triển tri giác và năng lực quan sát
quân sự, trong các bài học cần buộc người học phải tiến hành theo một trình
tự nhất định; các bài tập phải được tiến hành cả ban ngày và ban đêm, trên các
loại địa hình khác nhau; các dấu hiệu, quy ước, các chướng ngại vật quân sự...
cần được đặt trong một hệ thống màu sắc thống nhất.
III. Cơ sở sinh lý của chú ý
1. Khái quát về chú ý
a. Chú ý là gì?
“Chú ý là sự định hướng một cách tích cực vào một đối tượng, hiện
tượng hay sự kiện nào đó, mà đối tượng, hiện tượng ấy có một ý nghĩa nhất
định đối với cá nhân, nhằm làm cho đối tượng, hiện tượng đó phản ánh rõ rệt
và toàn vẹn nhất trong não”.
Vai trò:
- Chú ý đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, trong lao động và trong
học tập của cá nhân. Kết quả của hoạt động lao động, hoạt động học tập phụ
thuộc khá lớn vào năng lực chú ý của cá nhân. Thiếu sự chú ý thì mọi hoạt
động hàng ngày, đặc biệt là đối với những hoạt động ít hấp dẫn đều không đạt
kết quả tốt.
- Trong lĩnh vực quân sự, chú ý có vai trò đặc biệt quan trọng. Mỗi cán
bộ, chiến sĩ trong tất cả các quân, binh chủng, ở mọi thời điểm, ở mọi lĩnh vực
hoạt động cũng đều phải có sự tập trung chú ý cao thì mới hoàn thành được
nhiệm vụ, chức trách được giao, điều đó càng có ý nghĩa trong hoạt động
chiến đấu của người quân nhân.
b. Các loại chú ý
17
Căn cứ vào nguyên nhân cũng như tính mục đích của chú ý, mà người ta
chia chú ý thành ba loại: chú ý không chủ định, chú ý có chủ định, chú ý sau
chủ định.
+ Chú ý không chủ định: Là loại chú ý không nhằm mục đích đặt ra từ
trước, do đó nó không cần có sự tập trung, nỗ lực cố gắng của bản thân. Chú ý
không chủ định là do các nguyên nhân bên ngoài gây nên, do các đặc điểm
nào đó của đối tượng tác động vào con người một thời điểm nhất định. Các
đặc điểm đó có thể là cường độ của kích thích, tính chất mới mẻ, tính chất bất
thường, tính chất sinh động của đối tượng.
+ Chú ý có chủ định: Xuất hiện nhờ có sự nỗ lực có ý thức của con
người nhằm thực hiện tốt một hoạt động nào đó. Đặc điểm tiêu biểu của loại
chú ý này là mang tính mục đích, tính tổ chức, tính bền vững cao.
+ Chú ý sau chủ định: là chú ý dễ dàng và có cường độ cao ngay từ khi
bắt đầu làm việc và duy trì mãi suốt thời gian thực hiện công việc đó. Sự chú
ý này không đòi hỏi phải “theo đuổi” đặc biệt, tích luỹ từ đầu; ngay từ khi bắt
đầu làm việc nó đã có cường độ ở mức tối đa. Đây là loại chú ý giúp con
người dễ dàng chuyển sang các hình thức hoạt động mới.
2. Tổ chức não của chú ý
Tổ chức não của chú ý liên quan đến hệ thống các vùng não phía trước
như: Thân não, thể lưới, hệ limbic, vùng trán. Tuy nhiên, các thành phần trong
hệ thống này giữ các vai trò khác nhau trong việc tổ chức chú ý.
a. Vai trò của các tổ chức thân não và thể lưới của não giữa :
- Các tổ chức phía trên của thân não và thể lưới của não giữa là các cơ
quan điều khiển trạng thái thức tỉnh và đảm bảo cho các hình thức chú ý đơn
giản và lan toả.
+ Kết quả nghiên cứu trên động vật cho thấy: khi thể lưới thân não bị cắt
ngang thì con vật rơi vào trạng thái ngủ; còn khi kích thích vào cơ quan này
thì xuất hiện trạng thái thức tỉnh và tăng cường tính nhạy cảm.
18
+ Quan sát trên lâm sàng ở những người bệnh cho thấy: khi người bệnh
bị tổn thương phần trên của thân não hoặc bị u não thất ba thì thường rơi vào
trạng thái buồn ngủ, ý thức mù mờ, trương lực vỏ não giảm sút mạnh, khả
năng lựa chọn của ý thức và chú ý bị rối loạn.
Như vậy, có thể nói rằng hoạt động của các bộ phận thân não thuộc
đường hoạt hoá đi lên của thể lưới là điều kiện đảm bảo trạng thái thức tỉnh và
chú ý đơn giản, lan toả.
b. Vai trò của hệ Limbic:
- Hệ Limbic và tổ chức thuộc vỏ não cũ có vai trò điều khiển chú ý và
trạng thái thức tỉnh.
+ Các nghiên cứu ở cấp độ tế bào cho thấy: trong hệ Limbíc có rất
nhiều tế bào thần kinh không đáp ứng với các kích thích mô thức - chuyên
biệt nào, mà đảm trách việc so sánh các kích thích cũ - mới và dập tắt phản
ứng đó khi kích thích kéo dài hoặc lặp đi, lặp lại nhiều lần. Những phản xạ
đáp ứng do các tế bào trên điều khiển là thành tố cấu thành của phản xạ định
hướng bẩm sinh và hành vi bản năng. Chính vì thế, nhân đuôi của hệ Limbic
được coi là các tổ chức não điều khiển các hình thức hành vi bản năng. Khi
các tổ chức này bị tổn thương thì hành vi tương ứng cũng bị rối loạn hoàn
toàn.
+ Quan sát trên lâm sàng cũng cho thấy: ở những người bệnh bị u não,
không quan sát thấy rối loạn nhận thức vận động, ngôn ngữ hay các quá trình
tư duy lôgic hình thức nhưng ở họ bị rối loạn tính lựa chọn, so sánh các quá
trình tâm lý và đặc biệt người bệnh có biểu hiện tăng xao nhãng chú ý, nhanh
chóng ngừng hoạt động. Với các trường hợp nặng (khối u lan toả rộng hay u
não thất ba…) thì người bệnh thường rơi vào trạng thái buồn ngủ, ý thức mù
mờ, lẫn lộn hiện tại với quá khứ, hay quên và nhớ "phịa".
c. Vai trò của vùng trán
- Vùng trán có vai trò ức chế các kích thích phụ, ngoại lai và đảm bảo
cho hành vi có mục đích, theo chương trình.
19
Kết quả thực nghiệm cho thấy, ở những bệnh nhân bị tổn thương vùng
trán sẽ có biểu hiện rối loạn chú ý như:
+ Mất khả năng tập trung chú ý theo mệnh lệnh ngôn ngữ.
+ Dễ bị phân phối, di chuyển chú ý sang các kích thích phụ ngoại lai.
Chính sự sao nhãng chú ý cao đã dẫn đến rối loạn hành vi có chủ định
của người bệnh và vì vậy họ mất khả năng kiểm soát hành động.
Như vậy, các tổ chức não điều khiển các hình thức chú ý ở người rất khác
nhau. Tuỳ thuộc vào vị trí (vùng não bị tổn thương ) mà có thể quan sát thấy các
hình thức chú ý khác nhau (có chủ định hoặc không chủ định ) bị rối loạn.
3. Đặc điểm sinh lý của chú ý
a. Cơ sở sinh lý thần kinh của chú ý là phản xạ định hướng.
- Phản xạ định hướng phát sinh khi có cái mới lạ xuất hiện. Phản xạ này
được Pavlov gọi là phản xạ “cái gì đó”.
Ví dụ: học viên đang chăm chú nghe bài giảng bỗng xôn xao nhìn ra
ngoài khi nghe tiếng hét lớn. Biểu hiện bên ngoài của phản xạ định hướng là
sự thận trọng, chú ý lắng nghe một âm thanh mới, ngửi, quay đầu và mắt,
hoặc quay cả toàn thân về phía có kích thích mới lạ. Đồng thời, trong phản xạ
định hướng còn quan sát được các biến đổi khác trong hệ thống hô hấp, tuần
hoàn, điện thế da, điện não… Quá trình điện thế đồng bộ được thay bằng quá
trình mất đồng bộ trên điện não đồ các sóng nhanh (sóng nhịp bêta) chiếm ưu
thế. Điều này chứng tỏ não bộ ở trạng thái hưng phấn.
- Phản xạ định hướng có các đặc điểm sau :
+ Phản xạ định hướng là phản ứng bẩm sinh
+ Phản xạ định hướng thường tạo ra trong não các cứ điểm hưng phấn
mạnh.
b. Chú ý không có một trung khu thần kinh riêng
Chú ý khác với cảm giác, tri giác:
+ Cảm giác, tri giác có liên quan đến hoạt động của các trung khu nhất
định trong vỏ bán cầu đại não.
20
+ Chú ý là do hoạt động của chính bản thân của trung khu thần kinh và
nhờ đó các quá trình tâm lý được tiến hành có kèm theo sự chú ý.
Việc nghiên cứu hoạt động thần kinh cấp cao đã chỉ rõ rằng, không bao
giờ các trung khu thần kinh trong các trung khu khác nhau của vỏ các bán cầu
đại não lại hưng phấn hoặc ức chế đồng thời với nhau và ở mức độ như nhau.
Qui luật tập trung và lan tỏa giữa hưng phấn và ức chế đã chỉ rõ: nếu
hưng phấn lan tỏa thì ức chế sẽ tập trung. Vì thế, khi ta đang tập trung chú ý
vào một công việc nào đó thì hưng phấn sẽ xuất hiện ở những trung khu xác
định của võ não, đồng thời ở các trung khu khác của vỏ não thì hưng phấn sẽ
giảm.
Ví dụ: khi ta đang tập trung chú ý cao độ vào học tập, nghiên cứu thì sẽ
ức chế các tác động khác ử bên ngoài.
c. Trong các trung khu của vỏ não có hưng phấn tối ưu thì thường dễ
hình thành nên những mối liên hệ phản xạ có điều kiện mới lạ và sự phân biệt
cũng được tạo nên tốt hơn.
- Các trung khu tăng và giảm hưng phấn có liên hệ với nhau trong hoạt
động của mình theo quy luật cảm ứng âm.
Biểu hiện:
+ Khi có một trung khu nhất định nào đó của vỏ não bắt đầu hưng phấn
mạnh, thì đồng thời do cảm ứng ở các trung khu khác trong vỏ não không có
liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ đó sẽ xuất hiện sự ức chế. Nhờ vậy,
trong từng thời điểm nhất định chỉ có phản xạ định hướng có ý nghĩa sinh học
được thực hiện. Đó cũng chính là cơ sở thần kinh của sự chú ý.
+ Nhờ có hưng phấn mạnh mà ta tập trung vào một đối tượng cần thiết
và không bị phân tán sang các đối tượng và mục tiêu khác. Do đó, ta có thể
cắt nghĩa được hiện tượng vì sao khi cá nhân chú ý tới một đối tượng, hiện
tượng nào đó thì những sự vật, hiện tượng xung quanh (không phải là đối
tượng chú ý) mà chỉ là những hình ảnh lờ mờ yếu ớt trong não.
d. Chú ý được biểu hiện ra bằng những hình thức bên ngoài
21
- Các biểu hiện của chú ý như: nhìn không chớp mắt, vểnh tai nghe,
chau mày, nhăn trán để suy nghĩ… Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý là
không phải bao giờ hình thức bên ngoài này cũng phù hợp với đối tượng mà
cá nhân chú ý. Vì vậy, có hiện tượng giả vờ chú ý hay giả vờ không chú ý.
Tiếng nói cũng gây được cảm ứng âm tính và có khả năng kìm hãm các
trung khu hưng phấn do hệ tín hiệu cụ thể gây ra. Do đó, tiếng nói giúp ta chủ
động điều khiển được hoạt động của mình tập trung vào đối tượng mình cần
theo dõi, khỏi bị các mục tiêu khác chi phối. Trong hoạt động thần kinh, quá
trình chọn lọc thông tin, hay sự chú ý càng tốt bao nhiều thì việc hình thành
các phản xạ càng nhanh và bền vững bấy nhiêu.
e. Các loại chú ý khác nhau có cơ chế sinh lý khác nhau
- Cơ chế sinh lý của chú ý không chủ định là phản xạ định hướng dưới
các dạng khác nhau.
Trong mọi trường hợp, sự chú ý không chủ định đều nảy sinh do những
kích thích bên ngoài. Các kích thích này, dựa trên cơ sở các mối liên hệ có
điều kiện bẩm sinh cố định hoặc đã được sơ bộ hình thành, đều gây nên sự
hưng phấn tối ưu trong các trung khu nhất định của vỏ não và gây nên các
phản xạ định hướng.
Các dấu hiệu của chú ý không chủ định có thể quan sát thấy ở ngay
những tháng đầu tiên của đứa trẻ. Nó được biểu hiện:
+ Thay đổi hướng mắt, sau đó quay đầu về phía có kích thích, Bechêrev
gọi đây là phản xạ tập trung, còn Pavlov gọi là phản xạ định hướng.
+ Các phản xạ thực vật và điện sinh học của não như: phản xạ điện trở
da, thay đổi nhịp thở, co các mạch ngoại vi và dãn các mạch máu não.
Như vậy, phản xạ định hướng đã xuất hiện từ rất sớm trong quá trình cá
thể phát sinh
- Cơ chế sinh lý của chú ý có chủ định có liên quan đến các hưng phấn
thần kinh tối ưu của các trung khu nhất định trong vỏ bán cầu đại não.
22
+ Hưng phấn thần kinh tối ưu là những hưng phấn được tạo nên và duy
trì bởi các kích thích hệ thống tín hiệu thứ hai.
Sự chú ý có chủ định luôn luôn gắn với lời nói mà qua đó người ta biểu
hiện ý định hoặc tổ chức bên trong của mình như phải tiến hành như thế nào,
phải tập trung chú ý vào cái gì? Những lời đó được nhìn thấy, được nghe thấy
hoặc được phát âm ra (cho dù là bên trong) cũng chính là những tác nhân kích
thích gây nên sự hưng phấn hợp lý trong các bộ phận tương ứng của vỏ đại
não cần thiết cho sự chú ý có chủ định.
+ Vưgôtxki cho rằng, chú ý có chủ định không bắt đầu từ nguồn gốc
sinh học và được hình thành trong quá trình đứa trẻ giao tiếp với người lớn.
Ngay từ những ngày đầu tiên, đứa trẻ đã sống trong tập thể những người
lớn và khi mẹ nó gọi tên một đồ vật bất kỳ rồi chỉ tay vào đồ vật đó, thì sự
chú ý của đứa trẻ lập tức được hướng tới đồ vật và đồ vật cụ thể được gọi tên
đã tách ra khỏi các đồ vật khác (mà không quan trọng là nó có cường độ kích
thích mạnh hay không ).
Hướng chú ý của đứa trẻ gián tiếp qua giao tiếp bằng lời nói hoặc bằng
những âm tiết là một bước tiến quan trọng để phát triển một hình thức hoạt
động tổ chức xã hội, cơ sở để hình thành và phát triển chú ý có chủ định. Như
vậy chú ý có chủ định là một hình thức phản ánh tâm lý cấp cao có nguồn gốc
xã hội.
Việc chỉ ra nguồn gốc xã hội của chú ý có chủ định được Vưgôtxki đưa
ra có ý nghĩa quyết định; bởi nó là cầu nối giữa các hình thức đơn giản của
chú ý không chủ định với các hình thức chú ý có chủ định.
Tuy nhiên, sẽ không chính xác nếu cho rằng chú ý có chủ định của đứa
trẻ xuất hiện từ khi đứa trẻ mới chào đời. Chú ý có chủ định chỉ hình thành ở
đứa trẻ vào cuối tuổi mẫu giáo.
23
- Chú ý sau chủ định được nảy sinh trên cơ sở chú ý có chủ định, nó
không đòi hỏi sự tăng cường ý chí cũng hướng tới một cách có ý thức để đạt
mục tiêu.
Ví dụ: khi bắt đầu đọc sách cần phải có sự chú ý có chủ định nhưng dần
dần ta bị nội dung cuốn sách thu hút hấp dẫn mà không cần phải cố gắng của
bản thân nữa cũng chú ý lâu và tập trung. Đó là chú ý sau chủ định.
Ba loại chú ý trên có thể chuyển hoá cho nhau. Sự chuyển hoá giữa ba loại chủ
ý hoàn toàn không phải là sự đổi chỗ cho nhau, mà hình thức sau bao giờ cũng cao
hơn hình thức trước. Cả ba loại chú ý đều rất cần thiết đối với con người, vì:
+ Nếu chỉ có chú ý không chủ định thì không bao giờ đạt được sự phản ánh
toàn vẹn sâu sắc của đối tượng, hiện tượng trong thực tế khách quan.
+ Nếu chỉ có chú ý có chủ định thì sẽ mệt mỏi, hứng thú mất dần, không duy
trì được chú ý và đã bỏ qua đi một cách đáng tiếc cái thuận lợi trong những tác
động của ngẫu nhiên.
Trong bất cứ một hoạt động nào, nếu biết khéo léo vận dụng cả ba loại chú ý
trên thì người ta đều bớt mệt mỏi mà năng suất làm việc lại cao.
4. Các chỉ số sinh lý của chú ý
Chú ý đặc trưng bởi các chỉ số sinh lý . Các tác giả đã chỉ ra rằng, mỗi
hiện tượng hoạt hoá đều diễn ra đồng thời với các chỉ số sinh lý khác nhau
bao gồm:
- Những biến đổi hoạt động tim mạch và hô hấp
- Co mạch ngoại vi, điện trở da, dập tắt ...
Ngoài ra, còn có chỉ số về sự biến đổi trạng thái chức năng cơ thể và các
chỉ số khác trên sóng điện não, như:
- Sự xuất hiện của các sóng chậm và được gọi tên là "sóng đợi chờ" của
chú ý có chủ định.
- Chỉ số điện thế gợi.
24
Điện thế gợi là các phản ứng điện đối với các kích thích khác nhau ở
các vùng khác nhau (dưới vỏ và trên vỏ não). Các thông số của điện thế gợi
thay đổi phụ thuộc vào cường độ kích thích cũng như tính tích cực của chủ
thể nghiên cứu. Điện thế gợi có thể nghiên cứu theo 2 cách :
+ Thứ nhất, là nghiên cứu sự biến đổi của điện thế gợi khi trừu tượng hoá
chú ý bằng các kích thích phụ.
+ Thứ hai, nghiên cứu trong điều kiện tập trung chú ý và ở một loại kích
thích nhất định.
Theo cách thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy, điện thế âm thanh
trên vỏ não mèo bị ức chế rất mạnh khi cho con mèo nhìn hoặc ngửi thấy mùi
con chuột.
Theo cách thứ hai, tiến hành thực nghiệm đo điện thế gợi trả lời đáp ứng
với các kích thích cảm giác, rồi so sánh kết quả chờ đợi các tín hiệu đó. Số
liệu thu được cho thấy, chú ý trong những điều kiện có sự chờ đợi tích cực
thường dẫn đến tăng biên độ của điện thế gợi so với "phông". Vì vậy, việc
thay đổi các thông số của điện thế gợi có thể coi là dấu hiệu khách quan của
chú ý có lựa chọn.
Các nghiên cứu khách quan về điện sinh lý đã cho phép không chỉ
nghiên cứu cơ chế điện sinh lý của các dạng chú ý khác nhau mà còn tạo điều
kiện để phát hiện các dạng chú ý cơ bản hình thành. Những chỉ số sinh lý của
chú ý có chủ định xuất hiện không chỉ ở các vùng cảm giác mà cả ở vùng
trán của vỏ não.
Để nâng cao các phẩm chất của chú ý cần xây dựng ý thức trách nhiệm,
lòng say mê, hứng thú với công việc. Mặt khác, thông qua chính quá trình
hoạt động mà rèn luyện, phát triển các phẩm chất chú ý cho con người.
Câu hỏi ôn tập
1. So sánh cơ chế sinh lý của hiện tượng cảm giác, tri giác?
2. Phân tích đặc điểm sinh lý của tri giác?
3. Làm rõ những nét chủ yếu trong cơ sở sinh lý của chú ý?